2024.4.27, Từ đầu năm 2020 đến nay, Trần Hữu Minh thường xuyên có mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bịa đặt mình là cán bộ Nhà nước cấp cao với mục đích “đánh bóng” tên tuổi để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
(2020年初至今,陈友明经常出现在谅山省,冒充国家高级官员,目的是“美化”自己的名誉,实施诈骗和侵占资产的行为。4月26日,谅山省警察安全调查局以“伪造职务、军衔”罪对1970年出生、居住在河南省清廉县廉山乡的陈友明发出紧急逮捕令。)
Giả danh cán bộ Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Từ đầu năm 2020 đến nay, Trần Hữu Minh thường xuyên có mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bịa đặt mình là cán bộ Nhà nước cấp cao với mục đích “đánh bóng” tên tuổi để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Ngày 26/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn đã thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp đối với Trần Hữu Minh, SN 1970, trú tại xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam về hành vi “Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác” theo quy định tại Điều 339 Bộ luật hình sự.
Theo kết quả điều tra, từ đầu năm 2020 đến nay, Trần Hữu Minh thường xuyên có mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và trong quá trình gặp gỡ tiếp xúc với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, đã tự bịa đặt thông tin không đúng sự thật, giới thiệu bản thân đang công tác tại các cơ quan của Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, lực lượng vũ trang với các chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác khác nhau như: trợ lý Tổng Bí thư; trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ; cán bộ Bộ Quốc phòng với cấp bậc Đại tá, hưởng lương Thiếu tướng và là Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Ban Bí thư Trung ương Đảng; cán bộ Văn phòng Chính phủ; cán bộ Thanh tra Chính phủ… với mục đích “đánh bóng” tên tuổi; tạo niềm tin, uy tín với các cá nhân, tổ chức mà Minh tiếp xúc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và hành vi khác có dấu hiệu của tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, Trần Hữu Minh còn bịa đặt các thông tin sai sự thật về chính quyền tỉnh Lạng Sơn, lực lượng CAND và một số đồng chí lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn… gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; uy tín và sự điều hành, đoàn kết nội bộ của chính quyền các cấp thuộc tỉnh Lạng Sơn; uy tín của lực lượng CAND; uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của một số đồng chí lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn; gây dư luận, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, Công an tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục tiến hành điều tra, xác minh, củng cố tài liệu, chứng cứ làm rõ hành vi phạm tội của đối tượng Trần Hữu Minh để xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.
Qua phương thức, thủ đoạn phạm tội của Trần Hữu Minh như trên, cán bộ, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không để các đối tượng xấu lợi dụng danh nghĩa cán bộ đang công tác trong các cơ quan Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Đề nghị cá nhân, tổ chức nếu có thông tin, tài liệu phản ánh sai phạm của đối tượng Trần Hữu Minh thì phối hợp cung cấp cho Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn; địa chỉ thôn Khòn Khuyên, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn hoặc liên hệ Thiếu tá Ngô Minh Đức – Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, SĐT: 0977.868.070 hoặc Trung tá Nguyễn Hoàng Minh – điều tra viên Cơ quan An ninh điều tra, số ĐT: 0983.348.368 để được hướng dẫn tiếp nhận, giải quyết.
—
Lạng Sơn bắt giữ kẻ giả danh trợ lý lãnh đạo cao cấp để lừa đảo
Trần Hữu Minh thường xuyên có mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bịa đặt mình là cán bộ cấp cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Ngày 27/4, theo thông tin từ Công an tỉnh Lạng Sơn, cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh này đã bắt khẩn cấp Trần Hữu Minh (54 tuổi, trú tại xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) để điều tra, làm rõ về hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác.
Điều tra ban đầu xác định, từ đầu năm 2020 đến nay Minh thường xuyên có mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và trong quá trình gặp gỡ tiếp xúc với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đã tự bịa đặt thông tin không đúng sự thật.
Hữu Minh giới thiệu bản thân đang công tác tại các cơ quan của Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, lực lượng vũ trang với các chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác khác nhau,… với mục đích “đánh bóng”, tạo niềm tin, uy tín với các cá nhân, tổ chức mà y tiếp xúc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và hành vi khác có dấu hiệu của tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra Trần Hữu Minh còn bịa đặt các thông tin sai sự thật về chính quyền tỉnh Lạng Sơn, lực lượng công an nhân dân và một số lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn… gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; uy tín và sự điều hành, đoàn kết nội bộ của chính quyền các cấp thuộc tỉnh Lạng Sơn…
Công an tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục tiến hành điều tra, xác minh, củng cố tài liệu, chứng cứ làm rõ hành vi phạm tội của Trần Hữu Minh để xử lý theo quy định của pháp luật.
Công an tỉnh Lạng Sơn đề nghị cá nhân, tổ chức nếu có thông tin, tài liệu phản ánh sai phạm của Trần Hữu Minh liên hệ Thiếu tá Ngô Minh Đức, Phó thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra SĐT 0977.868.070 hoặc Trung tá Nguyễn Hoàng Minh, điều tra viên cơ quan An ninh điều tra SĐT 0983.348.368.
2024.4.24, Tuyên án 3 đối tượng người Trung Quốc cùng đồng phạm trong đường dây tín dụng đen hơn 20.000 tỷ
广南省人民法院刚刚对一群中国人及共犯价值超过20万亿越南盾的“黑信用”团伙进行一审判决
起诉书称,2018年,Lu Wang(卢旺,1987年)、Li Xiao Hu(李晓虎,1983)、Wu Jian Chao(吴建超,1982)等多名中国公民(现已离开越南)来到越南,通过手机上的非法商业应用程序(应用程序)组织高息借贷活动。
广南省人民法院决定以“在民间交易中放贷高利罪”判处被告人卢旺有期徒刑21个月,并以“洗钱罪”判处有期徒刑11年。被告人吴建超因“民间交易高息放贷”罪被判处有期徒刑15个月,因“洗钱”罪被判处有期徒刑10年。被告人李小虎因“民间交易高息放贷罪”被判处有期徒刑十八个月。
Tuyên án 3 “ông trùm” cho vay nặng lãi người Trung Quốc
25/04/2024
Sau 2 ngày xét xử, tối 24/4, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tuyên án đường dây cho vay lãi nặng do 3 “ông trùm” người Trung Quốc cầm đầu với số tiền giao dịch lên đến 20.000 tỷ đồng.
Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Lu Wang (SN 1987) 21 tháng tù giam về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và 11 năm tù giam về tội Rửa tiền.
Bị cáo Wu Jian Chao (SN 1982) lĩnh 15 tháng tù giam về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và 10 năm tù giam về tội Rửa tiền.
Bị cáo Li Xiao Hu (SN 1983) lĩnh 18 tháng tù giam về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Đây là đường dây cho vay lãi nặng lớn nhất tỉnh Quảng Nam từ trước đến nay với tổng số tiền lên đến hơn 20.000 tỷ đồng.
Ngoài 3 bị cáo người Trung Quốc cầm đầu còn có 37 bị cáo người Việt Nam với vai trò đồng phạm, giúp sức.
Theo cáo trạng, năm 2018, Lu Wang, Li Xiao Hu, Wu Jian Chao và nhiều đối tượng quốc tịch Trung Quốc khác (đã xuất cảnh khỏi Việt Nam) đến Việt Nam để tổ chức hoạt động cho vay lãi nặng thông qua các ứng dụng trên điện thoại di động hoặc các trang mạng do bọn chúng tạo ra.
Để điều hành đường dây, nhóm đối tượng chủ mưu người Trung Quốc thuê và chỉ đạo Nguyễn Chánh Thiên (SN 1993, trú TPHCM) thu mua nhiều công ty hoạt động trên lĩnh vực cầm đồ, sau đó nhờ Lý Xương Bành (SN 1995), Phạm Xuân Trường (SN 1995), Lý Ngọc Ngân (SN 1999, cùng trú TPHCM) đứng tên hoạt động tín dụng đen.
Nhóm người Trung Quốc chỉ đạo nhóm người Việt tuyển nhiều nhân viên cho các công ty “ma” và lập nhóm Zalo để tiến hành công việc nhắc nợ, thu hồi nợ cho các công ty cho vay thông qua các ứng dụng.
Chu kỳ áp dụng cho mỗi gói vay là 7 ngày với lãi suất 38-45% (tương ứng lãi suất 1.981-2.346%/năm). Đến kỳ hạn con nợ phải trả đủ số tiền vay, nếu trễ hạn mỗi ngày sẽ tính lãi thêm 8-10%.
Trong quá trình thu hồi nợ, nhân viên có lời lẽ đe dọa, vu khống, xúc phạm, bôi nhọ danh dự của các khách hàng vay tiền và sử dụng hình ảnh cắt ghép; hình ảnh căn cước công dân mặt trước của khách hàng; hình ảnh có nội dung đồi trụy… để khách hàng vay tiền lo sợ và thanh toán các khoản vay.
Ngoài ra, Thiên câu kết với Cao Văn Trung (SN 1987, trú thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam), Trần Văn Lượng (SN 1988, trú TPHCM) làm việc trong các công ty trung gian để ký kết các hợp đồng thu hộ, chi hộ tiền vay trái với quy định của pháp luật nhằm che giấu hành vi phạm tội.
Các đối tượng sử dụng hàng ngàn tài khoản ngân hàng để luân chuyển dòng tiền qua lại nhằm mục đích rửa tiền, sau đó chuyển tiền trái phép ra khỏi lãnh thổ Việt Nam bằng “tiền ảo” trên sàn giao dịch Binance và kênh chuyển tiền bất hợp pháp.
Qua điều tra xác định, từ năm 2018 đến tháng 7/2023, các đối tượng đã cho vay lãi nặng với tổng số tiền lên đến hơn 20.000 tỷ đồng, tổ chức rửa tiền và chuyển tiền thu lợi bất chính trái phép ra khỏi Việt Nam với số tiền hơn 5.000 tỷ đồng.
Ngoài tuyên án 3 “ông trùm” người Trung Quốc, đối với các bị cáo còn lại là nhân viên của các công ty “ma”, Hội đồng xét xử xem xét hành vi phạm tội, tuyên từ 9 tháng đến 18 tháng tù giam, 1 bị cáo được hưởng 9 tháng tù treo.
Trong giai đoạn 2, các cơ quan tố tụng đang hoàn tất hồ sơ đưa ra xét xử vụ án này với 70 bị cáo liên quan.
—
Tuyên án 3 đối tượng người Trung Quốc cùng đồng phạm trong đường dây tín dụng đen hơn 20.000 tỷ
25/04/2024
TAND tỉnh Quảng Nam vừa mở phiên xét xử sơ thẩm (giai đoạn 1) nhóm người Trung Quốc cùng đồng phạm trong đường dây “tín dụng đen” hơn 20.000 tỷ đồng
Ba bị cáo quốc tịch Trung Quốc gồm: Lu Wang (SN 1987), Li Xiao Hu (SN 1983), Wu Jian Chao (SN 1982) cầm đầu đường dây cho vay lãi nặng với tổng số tiền hơn 20.000 tỷ đồng và 37 bị cáo người Việt với vai trò đồng phạm, giúp sức.
Theo cáo trạng, năm 2018, Lu Wang, Li Xiao Hu, Wu Jian Chao và nhiều đối tượng quốc tịch Trung Quốc khác (hiện đã xuất cảnh khỏi Việt Nam) đến Việt Nam để tổ chức hoạt động cho vay lãi nặng thông qua các app (ứng dụng) trên điện thoại di động hoặc các đường link website do chúng tạo ra.
Để điều hành đường dây, nhóm đối tượng chủ mưu người Trung Quốc thuê và chỉ đạo Nguyễn Chánh Thiên (SN 1993, trú TP. Hồ Chí Minh) thu mua nhiều công ty hoạt động trên lĩnh vực cầm đồ, sau đó nhờ Lý Xương Bành (SN 1995), Phạm Xuân Trường (SN 1995), Lý Ngọc Ngân (SN 1999, cùng trú TP. Hồ Chí Minh) đứng tên hoạt động “tín dụng đen”.
Nhóm người Trung Quốc chỉ đạo nhóm người Việt tuyển nhiều nhân viên cho các công ty “ma” và lập nhóm Zalo để tiến hành công việc nhắc nợ, thu hồi nợ cho các công ty cho vay thông qua các ứng dụng. Chu kỳ áp dụng cho mỗi gói vay là 7 ngày với lãi suất từ 38% đến 45% (tương ứng lãi suất từ 1.981% đến 2.346%/năm). Đến kỳ hạn thì phải trả đủ số tiền vay, nếu trễ hạn mỗi ngày sẽ tính lãi thêm từ 8% đến 10%.
Trong quá trình thu hồi nợ, nhân viên có lời lẽ đe dọa, vu khống, xúc phạm, bôi nhọ danh dự của các khách hàng vay tiền và sử dụng hình ảnh cắt ghép bao gồm hình ảnh khách hàng (hình chân dung); hình ảnh CCCD mặt trước của khách hàng; hình ảnh có nội dung đồi trụy… để khách hàng vay tiền lo sợ và thanh toán các khoản vay trên các app vay tiền.
Ngoài ra, Thiên câu kết với Cao Văn Trung (SN 1987, trú TP. Tam Kỳ, Quảng Nam), Trần Văn Lượng (SN 1988, trú TP. Hồ Chí Minh) làm việc trong các công ty trung gian để ký kết các hợp đồng thu hộ, chi hộ tiền vay trái với quy định của pháp luật nhằm che giấu hành vi phạm tội.
Các đối tượng sử dụng hàng ngàn tài khoản ngân hàng để luân chuyển dòng tiền qua lại nhằm mục đích rửa tiền, sau đó chuyển tiền trái phép ra khỏi lãnh thổ Việt Nam bằng “tiền ảo” mua USDT trên sàn giao dịch Binance và kênh chuyển tiền bất hợp pháp.
Qua điều tra xác định, từ năm 2018 đến tháng 7/2023, các đối tượng đã cho vay lãi nặng với tổng số tiền lên đến hơn 20.000 tỷ đồng, tổ chức rửa tiền và chuyển tiền thu lợi bất chính trái phép ra khỏi Việt Nam với số tiền hơn 5.000 tỷ đồng.
HĐXX TAND tỉnh Quảng Nam quyết định tuyên bị cáo Lu Wang 21 tháng tù về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” và 11 năm tù về tội “Rửa tiền”. Bị cáo Wu Jian Chao lãnh án 15 tháng tù về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” và 10 năm tù về tội “Rửa tiền”’.
Bị cáo Li Xiao Hu bị tuyên 18 tháng tù tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Các bị cáo Lý Xương Bành, Phạm Xuân Trường, Cao Văn Trung, Trần Văn Lượng bị tuyên 11 tháng tù, bị cáo Nguyễn Chánh Thiên, Lý Ngọc Ngân 12 tháng tù về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Đối với các bị cáo còn lại là nhân viên của các công ty “ma”, HĐXX xem xét hành vi phạm tội tuyên từ 9 tháng đến 18 tháng tù, 1 bị cáo được hưởng 9 tháng tù treo. Các cơ quan tố tụng đang hoàn tất hồ sơ đưa ra xét xử vụ án này giai đoạn 2 với 70 bị cáo liên quan.
—
Xét xử đường dây cho vay lãi nặng do “ông trùm” người Trung Quốc cầm đầu
20/03/2024 – 13:38
Các đối tượng người Trung Quốc đến Việt Nam tổ chức hoạt động cho vay lãi nặng thông qua ứng dụng (app). Năm 2018-2023, các đối tượng đã cho vay lãi nặng với tổng số tiền lên đến hơn 20.000 tỷ đồng.
Ngày 20/3, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm xét xử 3 bị cáo mang quốc tịch Trung Quốc cầm đầu, gồm: Lu Wang (SN 1987), Li Xiao Hu (SN 1983), Wu Jian Chao (SN 1982).
Đây là đường dây cho vay lãi nặng lớn nhất tỉnh Quảng Nam từ trước đến nay với tổng số tiền lên đến hơn 20.000 tỷ đồng.
Ngoài 3 bị cáo người Trung Quốc cầm đầu còn có 37 bị cáo người Việt Nam với vai trò đồng phạm, giúp sức.
Theo cáo trạng, năm 2018, Lu Wang, Li Xiao Hu, Wu Jian Chao và nhiều đối tượng quốc tịch Trung Quốc khác (đã xuất cảnh khỏi Việt Nam) đến Việt Nam để tổ chức hoạt động cho vay lãi nặng thông qua các ứng dụng (app) trên điện thoại di động hoặc các đường link website do chúng tạo ra.
Để che giấu hành vi cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn, các đối tượng người Trung Quốc thuê nhiều người Việt Nam đứng tên thành lập hàng chục “công ty ma” tuyển dụng nhân sự và tổ chức cho hơn 1 triệu người trên toàn quốc vay tiền.
Chu kỳ áp dụng cho mỗi gói vay trong 7 ngày với lãi suất 38-45%, tương ứng lãi suất 1.981-2.346%/năm.
Các đối tượng sử dụng hàng ngàn tài khoản ngân hàng để luân chuyển dòng tiền qua lại nhằm mục đích rửa tiền, sau đó chuyển tiền trái phép ra khỏi lãnh thổ Việt Nam bằng “tiền ảo” mua USD trên sàn giao dịch Binance và kênh chuyển tiền bất hợp pháp.
Qua điều tra xác định, từ năm 2018 đến tháng 7/2023, các đối tượng đã cho vay lãi nặng với tổng số tiền lên đến hơn 20.000 tỷ đồng, tổ chức rửa tiền và chuyển tiền thu lợi bất chính trái phép ra khỏi Việt Nam với số tiền hơn 5.000 tỷ đồng.
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam đưa ra xét xử vụ án giai đoạn 1 gồm 40 bị cáo trong 3 ngày (từ ngày 20 đến ngày 22/3) và chuẩn bị đưa ra xét xử giai đoạn 2 với 70 bị cáo liên quan.
2024.4.24, 公安部侦查局正在整理文件证据,扩大对发生在福山集团股份公司及相关单位的“违反会计规定造成严重后果;收受贿赂;违反招标规定造成严重后果以及利用职权人员影响力牟取暴利”案件的调查范围,决定对6名犯罪嫌疑人逮捕、拘留、搜查令,查清福山集团在有关地方和单位的其他违法行为,采取法律措施,彻底追回资产。
Khởi tố thêm 6 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn
Mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị, địa phương liên quan, ngày 20 và 23/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 6 đối tượng:
Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với: Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc; Chu Quốc Hải, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc và Hoàng Văn Nhiệm, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc về tội “Nhận hối lộ”, quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự; Cao Đại Nghĩa, Phó Trưởng phòng Giá, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên & Môi trường về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Quyết định Khởi tố bị can, ra Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, Lệnh khám xét đối với: Đinh Thị Thu Hương, Trưởng phòng giá đất bồi thường tái định cư, Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên & Môi trường thành viên Tổ giúp việc cho Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc và Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Thẩm định giá Nam Hà về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định: Trong quá trình Công ty Bất động sản Thăng Long của Nguyễn Văn Hậu thực hiện Dự án Chợ đầu mối và Khu đô thị Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, Nguyễn Văn Hậu đã nhiều lần trực tiếp gặp, đưa tiền và đặt vấn đề nhờ tạo điều kiện tính giá tiền sử dụng đất có lợi cho Công ty Bất động sản Thăng Long. Các ông Nguyễn Văn Khước, ông Chu Quốc Hải, ông Hoàng Văn Nhiệm, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã nhận tiền của Nguyễn Văn Hậu để chỉ đạo bà Đinh Thị Thu Hương, thông qua ông Cao Đại Nghĩa, Phó Trưởng phòng Giá, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên & Môi trường và ông Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Thẩm định giá Nam Hà để tư vấn, thẩm định giá đất tạo điều kiện cho Công ty Bất động sản Thăng Long gây thiệt hại tài sản Nhà nước 200,9 tỷ đồng.
Ngày 22 và 23/4, sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tổ chức thi hành theo đúng quy định pháp luật.
Hiện, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ, mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn Phúc Sơn tại các địa phương và các đơn vị có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để triệt để thu hồi tài sản cho nhà nước.
2024.4.19, 河内:起诉Tam Loc Phat公司发生的特大财产挪用欺诈案(Hà Nội: Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đặc biệt lớn xảy ra tại Công ty Tâm Lộc Phát)
河内市警方发现了通过投资、与 Tam Loc Phat 公司签订商业出资合同和股东出资合同等方式进行欺诈和挪用财产的迹象。
Hà Nội: Khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đặc biệt lớn xảy ra tại Công ty Tâm Lộc Phát
Công an thành phố Hà Nội phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức đầu tư, ký kết Hợp đồng góp vốn kinh doanh, Hợp đồng góp vốn cổ đông với Công ty Tâm Lộc Phát.
TTXVN – Ngày 19/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở làm việc của Công ty Cổ phần tập đoàn Tâm Lộc Phát, địa chỉ: số 27 – V5A, khu đô thị mới Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông (Hà Nội); ra Quyết định tạm giữ, Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Khuyên (sinh năm 1983, trú tại: CT5 Khu nhà ở và Trung tâm thương mại Hà Đông, phường Hà Cầu (Hà Đông), là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn Tâm Lộc Phát), Văn Đình Toàn (sinh năm 1982, trú tại Khu chức năng đô thị Đại Mỗ, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn Tâm Lộc Phát, để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, tháng 3/2024, qua công tác nắm tình hình trên lĩnh vực tài chính và huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố phát hiện thông tin về vụ việc có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức đầu tư, ký kết Hợp đồng góp vốn kinh doanh, Hợp đồng góp vốn cổ đông với Công ty Tâm Lộc Phát.
Ngay sau khi phát hiện, Phòng Cảnh sát kinh tế đã báo cáo lãnh đạo Công an thành phố và khẩn trương làm việc với một số nhà đầu tư để thu thập, xác minh thông tin, tổ chức các biện pháp điều tra, làm rõ vụ việc.
Đến nay, căn cứ tài liệu, chứng cứ, thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố xác định: tháng 6/2019, Nguyễn Thị Khuyên và Văn Đình Toàn cùng 1 người khác thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Tâm Lộc Phát (sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần tập đoàn Tâm Lộc Phát). Các đối tượng đã dựng lên mô hình công ty kinh doanh siêu thị tiện ích, công ty sản xuất, kinh doanh quần áo thời trang, đầu tư bất động sản…, sử dụng pháp nhân Công ty Tâm Lộc Phát để huy động tiền của các nhà đầu tư dưới dạng hợp đồng kinh doanh, hợp đồng góp vốn.
Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Theo đó, khoảng 50 văn phòng đại diện Công ty cấp 1 được hưởng 15% giá trị hợp đồng ngay khi nhà đầu tư ký hợp đồng, nộp tiền tại văn phòng. Văn phòng nào giới thiệu mở thêm được văn phòng khác thì được hưởng thêm 2% từ các hợp đồng của văn phòng mới được thành lập. Các văn phòng cấp 2, cấp 3, cấp 4 đều được chia lợi nhuận từ 15% giá trị hợp đồng từ văn phòng cấp 1. Các văn phòng cấp 1 tại miền Nam được hưởng 25% giá trị hợp đồng từ các khách hàng.
Khuyên tự đứng ra điều hành hoạt động chung của Công ty, Toàn phụ trách chiến lược tập trung phát triển thị trường, tổ chức sự kiện quảng cáo tại nhiều địa phương để thu hút nhà đầu tư. Ngoài ra, các đối tượng còn mua một số mặt hàng như quần áo, dầu ăn, mỳ chính… để thể hiện hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tiền thu được từ các hợp đồng đầu tư, sau khi trích lại phần trăm cho các văn phòng sẽ được chuyển vào tài khoản của Công ty Tâm Lộc Phát, tài khoản cá nhân của Khuyên để Khuyên căn cứ theo bảng kê lãi suất của các hợp đồng, tiến hành thanh toán tiền lãi cho các nhà đầu tư theo ngày. Số tiền còn lại, Khuyên sử dụng cá nhân, mua xe ô tô, bất động sản và trả lương cho bản thân Khuyên, Toàn và nhân viên Công ty.
Tính từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư. Từ tháng 9/2023 đến nay, Khuyên không trả được lãi như cam kết, mất khả năng chi trả và chiếm đoạt trên 1.000 tỷ đồng của các nhà đầu tư. Trong đó xác định Nguyễn Thị Khuyên, Văn Đình Toàn đã chiếm đoạt hơn 61 tỷ đồng của 18 nhà đầu tư đã có đơn tố giác.
Hiện, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố tiếp tục củng cố tài liệu chứng cứ, điều tra, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Thị Khuyên, Văn Đình Toàn và các đối tượng liên quan khác để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật./.
2024.4.16, 顺安集团董事长因赢得多项“巨额”投标而被捕(Tập đoàn Thuận An có chủ tịch vừa bị bắt trúng nhiều gói thầu ‘khủng’)
近年来,顺安集团(董事长、总经理刚刚因“违反招投标规定,造成严重后果”和“行贿罪”被起诉和拘留调查)连续赢得了许多建筑安装合同,其中大型合同总价值超过22万亿越南盾。
Tập đoàn Thuận An có chủ tịch vừa bị bắt trúng nhiều gói thầu ‘khủng’
Trong những năm gần đây, Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn có Chủ tịch và Tổng giám đốc vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”) liên tục trúng nhiều gói thầu xây lắp, bao gồm cả những gói thầu quy mô lớn, với tổng trị giá lên tới hơn 22 nghìn tỷ đồng.
2 tập thể và 32 cá nhân bị đề nghị kiểm điểm
Như Tiền Phong đã đưa tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan. Căn cứ kết quả điều tra, CQĐT đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 3 Điều 222 và khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ông Hưng, CQĐT cũng đã khởi tố, bắt tạm giam 5 bị can khác, trong số này có 3 cán bộ của tỉnh Bắc Giang, gồm: Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc và Đàm Văn Cường, Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”; Hoàng Thế Du, Trưởng phòng Ban QLDA tỉnh Bắc Giang về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Sai phạm cụ thể của các bị can chưa được CQĐT Bộ Công an công bố, song theo tìm hiểu của PV, tại Bắc Giang, Tập đoàn Thuận An đảm nhận gói thầu số 7 của Dự án xây dựng cầu dây văng Đồng Việt và đường dẫn lên cầu. Tại công trình cầu dây văng Đồng Việt nối tỉnh Bắc Giang với Hải Dương, tập đoàn này là nhà thầu đảm nhận khối lượng công việc lớn nhất dự án với giá trị thi công gần 800 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, là người ký quyết định phê duyệt trúng thầu cho gói thầu nêu trên.
Đầu tháng 4 vừa qua, cơ quan thanh tra đã đề nghị kiểm điểm 2 tập thể và 32 cá nhân thuộc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang vì để xảy ra vi phạm tại 8 dự án, trong đó có dự án cầu Đồng Việt.
Được biết, ông Nguyễn Văn Thạo, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh từ ngày 1/1/2022.
Hiện cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản.
Trúng 39 gói thầu với giá trị hơn 22 nghìn tỷ đồng
Được biết, không chỉ trúng thầu tại Bắc Giang, trong những năm gần đây, Tập đoàn Thuận An liên tục trúng nhiều gói thầu xây lắp, bao gồm cả những gói thầu quy mô lớn, trị giá hàng trăm tỷ đồng. Tập đoàn này tham gia dưới nhiều hình thức như nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong các liên danh, và hiện đang thi công hàng loạt các dự án tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.
Tập đoàn Thuận An, trước đây là Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An, được thành lập từ năm 2004. Tập đoàn này nổi tiếng trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh mua bán điện và năng lượng tái tạo, cũng như đầu tư vào bất động sản.
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, được biết, vào tháng 7/2020, liên danh gồm Công ty CP thương mại, tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng, Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Thành Hưng, Công ty CP đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành, và Công ty CP phát triển xây dựng và thương mại Thuận An là nhà thầu duy nhất tham gia và trúng gói thầu số 5 của dự án sửa chữa cầu Thăng Long. Giá trúng thầu đạt 242,8 tỷ đồng, giảm 0,2% so với giá gói thầu ban đầu là 243,4 tỷ đồng.
Đến năm 2023, Công ty CP phát triển xây dựng và thương mại Thuận An đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An, đại diện pháp luật khi này là ông Trần Anh Quang, Tổng giám đốc (SN 1985) và ông Nguyễn Duy Hưng (SN 1974) là Chủ tịch HĐQT.
Theo tư liệu PV thu thập được, Tập đoàn Thuận An đã tham gia tổng cộng 51 gói thầu và đã trúng 39 gói thầu, trượt 8 gói, và 4 gói vẫn chưa có kết quả. Tổng giá trị của các gói trúng thầu là hơn 22,6 nghìn tỷ đồng. Trong số này, có hơn 8,2 nghìn tỷ đồng thuộc về các gói chỉ định thầu. Tổng giá trị trúng thầu với vai trò độc lập là hơn 144,3 tỷ đồng.
Cụ thể, Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An đã tham gia đấu thầu ở nhiều tỉnh thành khác nhau, như Hà Nội; Ninh Thuận; TP Hồ Chí Minh; Quảng Nam; Bắc Giang; Cần Thơ; Bình Dương; An Giang; Đồng Tháp; Bến Tre; Hà Giang; Tuyên Quang; Trà Vinh; Sóc Trăng; Kiên Giang; Lạng Sơn và 28 gói thầu không xác định địa điểm cụ thể.
Một số gói thầu giao thông mà Tập đoàn Thuận An đã trúng gần đây bao gồm:
Tại tỉnh Lạng Sơn, liên danh Thuận An – Công ty CP Tập đoàn Xuân Quang và Công ty CP Vinadelta chiến thắng gói thầu số 7 với giá trị 878,3 tỷ đồng, thực hiện trong 370 ngày. Gó thầu thi công nâng cấp QL4B do Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn làm chủ đầu tư.
Tại TP Hà Nội, Tập đoàn Thuận An đã góp mặt ở các gói thầu dự án giao thông trọng điểm do Ban QLDA ĐTXD công trình Giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư. Các gói thầu bao gồm: Gói số 40 Thi công cầu vượt nút An Dương Vương – đường Thanh Niên với giá trị trúng thầu hơn 191 tỷ đồng, vai trò là Liên danh cùng với Công ty CP QLĐTXD Hồng Hà; Gói 02 thi công cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 với giá trị trúng thầu hơn 289 tỷ đồng, vai trò liên danh cùng Công ty CP cầu 7 Thăng Long.
Tại Quảng Ninh, Tập đoàn Thuận An là công ty đứng đầu trong liên danh 4 doanh nghiệp trúng gói thầu số 13 thi công xây dựng cầu Lạch Gạc 1, Lạch Gạc 2…đường ven sông nối cao tốc Hạ Long – Hải Phòng do Ban QLDA ĐTXD Công trình giao thông Quảng Ninh làm chủ đầu tư với giá trị hơn 706 tỷ đồng.
Gói thầu ở Hà Giang: Liên danh Thuận An trúng gói thầu số 04-XL thi công dự án cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang do Ban QLDA ĐTXD Công trình giao thông Hà Giang làm chủ đầu tư, với giá trị 815 tỷ đồng.
Tại Đắk Lắk: Tập đoàn Thuận An trúng gói thầu 03 thi công dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh TP Buôn Ma Thuột do Ban QLDA ĐTXD CT giao thông và NNPTNT làm chủ đầu tư, giá trị hơn 514 tỷ đồng.
Tại Nghệ An: Tập đoàn này thực hiện gói thầu 14 thi công nâng cấp QL15A đoạn Km301+500 – Km333+200 do Sở GTVT Nghệ An làm chủ đầu tư, giá trị hơn 60 tỷ đồng.
Tại tỉnh Tây Ninh, Liên danh Công ty CP Hải Đăng và Tập đoàn Thuận An trúng thầu gói thi công xây dựng công trình ĐT.793 đoạn từ Km0+00 đến Km24+00 và các cầu: Suối Núc, Kênh Tân Hưng, Suối Ky. Tại thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu ngày 31/7/2019, Chủ đầu tư là Ban QLDA ĐTXD ngành Giao thông tỉnh Tây Ninh công bố giá trúng thầu là 300 tỷ đồng đồng, giảm 22,2 tỷ đồng, đây là gói thầu hiếm hoi của Thuận An đạt tỷ lệ tiết kiệm tới 6,9%.
Tại tỉnh Phú Yên, doanh nghiệp này trúng gói thầu 01 thi công nút giao khác mức đường số 2 KĐT Nam TP.Tuy Hoà do Ban QLDA ĐTXD tỉnh Phú Yên làm chủ đầu tư, trị giá hơn 496 tỷ đồng. Ngoài ra, Thuận An cũng từng trúng gói thầu số 01EC thuộc dự án nút giao thông khác mức đường số 2 khu đô thị Nam TP Tuy Hòa – đường Nguyễn Văn Linh (tỉnh Phú Yên), trúng thầu tháng 3/2019 với giá hơn 496 tỷ đồng.
Tại TP HCM, Tập đoàn Thuận An đã trúng các gói thầu “khủng” giá trị lớn tới hơn 3.584 tỷ đồng, gồm: các gói thầu do Ban QLDA ĐTXD Công trình giao thông làm chủ đầu tư (Gói XL05 thi công đường vành đai 3 qua TP.Thủ Đức với giá trị 2.303 tỷ đồng; Gói thầu XL02 thi công xây dựng hầm chui HC2 và trạm bơm dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ với giá trị 262 tỷ đồng); các gói thầu do Ban QLDA ĐTXD Hạ tầng đô thị TP HCM làm chủ đầu tư (Gói XL04 và gói XL05 dự án Cầu Bưng đến cầu Tham Lương thuộc cải tạo kênh Tham Lương với giá trị 2 gói thầu hơn 1.000 tỷ đồng)…
Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Thương mại Thuận An (Tập đoàn Thuận An) ra đời từ tháng 8/2004 với ngành nghề hoạt động chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Tại thời điểm tháng 10/2021, doanh nghiệp này thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng và cơ cấu cổ đông không công bố. Tới tháng 12/2021, Thuận An tiếp tục tăng vốn lên 800 tỷ đồng.
2024.4.16, Anh em ruột ‘dắt nhau’ vào tù vì mua bán người
Lo Thi My 与家乡(义安省 Ky Son 区)的兄弟勾结,将越南人卖到外国结婚以获取“佣金”。
义安省是全国面积最大的省份,有6个边境山区。由于该地区人们的经济生活和意识还较低,而当地生活困难,找工作的需求量大,使得妇女和女童很容易成为人口犯罪的目标。
许多妇女儿童被坏人欺骗、引诱被卖到中国结婚,被迫做苦役。一些受害者在国外呆了一段时间后,找到了逃回家乡的方法,并谴责欺骗和出售他们的人。但是在有些情况下,她们被欺骗、出卖后,又回来勾引、欺骗其他女性。
义安省人民法院对两兄妹罗氏美(1990年出生,家住义安省昆江区郎溪公社)和罗文马(1988年出生,家住胡县)被指控“贩卖人口”进行一审刑事审判。
Anh em ruột ‘dắt nhau’ vào tù vì mua bán người
Lô Thị My cấu kết với anh trai ở quê (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) đưa người Việt bán sang nước ngoài lấy chồng để hưởng ‘hoa hồng’.
“Sập bẫy” lấy chồng ngoại
Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng nhất cả nước, với 6 huyện miền núi biên giới. Do đời sống kinh tế và nhận thức của người dân ở khu vực này còn thấp, trong khi đó sinh hoạt tại chỗ khó khăn, nhu cầu tìm việc làm cao khiến phụ nữ và trẻ em gái dễ trở thành đối tượng của tội phạm mua bán người.
Nhiều người phụ nữ, trẻ em bị người xấu lừa gạt, dụ dỗ bán sang Trung Quốc lấy chồng, phải lao động cực khổ. Trải qua quãng thời gian ở xứ người, một số nạn nhân mới tìm đường trốn về quê và tố cáo kẻ lừa bán mình. Cá biệt, một số trường hợp sau khi bị lừa bán đã quay lại dụ dỗ, lừa bán những phụ nữ khác.
Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét xử 2 anh em ruột là Lô Thị My (SN 1990, trú tại xã Lạng Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An) và Lô Bún Ma (SN 1988, trú tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) cùng về tội danh “Mua bán người”.
Theo hồ sơ vụ án, vụ việc xảy ra vào năm 2014, thời điểm đó My lấy chồng, sinh sống ở Trung Quốc. Biết được đàn ông tại nơi mình đang sống có nhu cầu tìm phụ nữ Việt Nam làm vợ, My đã nảy sinh ý định tìm người đưa sang bên kia biên giới.
Nghĩ là làm, My gọi điện về cho anh trai (Lô Bún Ma) ở quê tìm phụ nữ mang bán. Nếu phi vụ “trót lọt” Ma sẽ được trả tiền “hoa hồng”. Ngày 14/6/2014, Lô Bún Ma quen biết với chị V.H.Y. (SN 1994, trú xã Hữu Lập, Kỳ Sơn), biết cô gái này có ý định đi Trung Quốc nên giới thiệu, kết nối cho em gái.
Sau khi My trao đổi trực tiếp với Y., hứa hẹn nếu đồng ý đi sẽ được 60 triệu đồng. My nói với anh trai đưa Y. sang Trung Quốc sẽ được nhận 5 triệu đồng tiền công, Ma đồng ý.
Không lâu sau, Lô Bún Ma đưa chị Y. ra TP Móng Cái (Quảng Ninh) bằng xe khách, rồi được em gái hướng dẫn vượt biên bằng đường tiểu ngạch. Sang bên kia biên giới, Ma và chị Y. được dẫn về nhà chồng My tá túc. Bún Ma lưu lại đây 2 ngày, trước lúc về Việt Nam được em gái đưa cho 3,5 triệu đồng tiền xe.
Nạn nhân V.H.Y. sau đó được vợ chồng My bán cho người đàn ông Trung Quốc với giá 6,5 vạn Nhân dân tệ (khoảng 200 triệu đồng).
My nói chồng gửi số tiền 35 triệu đồng về Việt Nam, trong đó 30 triệu đồng gửi cho gia đình nạn nhân, còn 5 triệu đồng là tiền công của anh trai. Khoản còn lại 165 triệu đồng, My nói chồng Trung Quốc cầm chi tiêu sinh hoạt và hàng tháng đưa một ít tiền để My tiêu vặt.
Sau 9 năm sống ở xứ người, tháng 10/2023, chị V.H.Y. được gia đình chồng cho về Việt Nam thăm gia đình. Khi về nước, người phụ nữ này đã làm đơn tố cáo Lô Thị My và Lô Bún Ma lên cơ quan công an. Biết bản thân không thể thoát tội, 2 anh em My đã ra đầu thú.
Bản án nghiêm khắc
Nghệ An từng là một trong những địa phương nhức nhối về nạn mua bán người. Trong giai đoạn 2020 – 2023, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã đấu tranh và bắt giữ 31 vụ, khởi tố 36 đối tượng phạm tội mua bán người, mua bán trẻ em; tiếp nhận, xác minh 307 nạn nhân của việc mua bán người.
Tại phiên tòa sơ thẩm, 2 bị cáo Lô Thị My và Lô Bún Ma đều thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố. Bị cáo My cho biết, sinh sống ở Trung Quốc từ năm 2013 – 2019. Quá trình này, bị cáo có về thăm quê một lần. Sau khi biết được tại nơi mình đang sống có nhu cầu tìm phụ nữ làm vợ nên My đã nảy sinh ý định tìm người đưa sang bên kia biên giới.
Cả 2 bị cáo Bún Ma và My đều cho rằng, vì nạn nhân H.Y. muốn đi Trung Quốc lấy chồng nên đã “giúp đỡ”. Biết được hành vi sai trái của mình, 2 anh em ruột xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về với gia đình, làm lại cuộc đời.
Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định, hành vi của Lô Thị My và Lô Bún Ma là vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người được pháp luật bảo vệ. Hai bị cáo đã lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của bị hại, đưa người sang Trung Quốc bán để hưởng lợi.
Trong vụ án này, bị cáo My là người khởi xướng, nhưng Bún Ma là người trực tiếp đưa nạn nhân đi sang Trung Quốc nên có vai trò ngang nhau. Tuy nhiên, do các bị cáo là người dân tộc thiểu số nên nhận thức về pháp luật còn hạn chế.
Xem xét toàn diện vụ án, HĐXX tuyên phạt bị cáo Lô Thị My và Lô Bún Ma cùng mức án 5 năm tù về tội Mua bán người. Về dân sự, tòa buộc bị cáo My bồi thường 20 triệu đồng theo yêu cầu của bị hại. Tòa cũng tuyên truy thu toàn bộ số tiền mà 2 bị cáo phạm tội mà có.
Bản án là sự trừng phạt thích đáng của pháp luật đối với hành vi phạm tội mà 2 bị cáo đã thực hiện. Đồng thời, cũng là “hồi chuông” cảnh tỉnh đối với những kẻ coi thường pháp luật, coi con người như một thứ hàng hóa để trục lợi.
2024.4.7,Quảng Bình: Bắt giữ 2 phụ nữ lừa tiền đáo hạn ngân hàng trên 110 tỷ đồng
Tung tin có các mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo của nhiều ngân hàng, hai đối tượng Thúy và Thủy đã huy động tiền đáo hạn ngân hàng, lợi nhuận cao với nhiều người, chiếm đoạt hơn 110 tỷ đồng.
Ngày 7/4, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, đã đấu tranh thành công chuyên án liên quan đến lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bằng hình thức huy động tiền đáo hạn ngân hàng với số tiền chiếm đoạt lên tới hơn 110 tỷ đồng, tạm giữ hình sự 2 đối tượng liên quan.
Hai đối tượng bị tạm giữ để điều tra hành vi chiếm đoạt tài sản là Hoàng Thị Ngọc Thúy (sinh năm 1988) và Lê Thị Thanh Thủy (sinh năm 1987), cùng trú tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Qua đấu tranh và tài liệu, chứng cứ thu thập, 2 đối tượng khai nhận từ đầu năm 2023 đến nay, lợi dụng các mối quan hệ bạn bè, quen biết và công việc làm ăn đã tung tin có nhiều mối quan hệ thân thiết với cán bộ, lãnh đạo của nhiều ngân hàng.
Hoàng Thị Ngọc Thúy và Lê Thị Thanh Thủy đều nhận có nhiều thông tin về khách hàng vay cần đáo hạn ngân hàng, lợi nhuận thu được cao trong thời gian ngắn.
Với thủ đoạn này, hai đối tượng nhận tiền của 6 bị hại ở thành phố Đồng Hới với số tiền gần 53 tỷ đồng.
Mở rộng điều tra, lực lượng chức năng xác định 2 đối tượng còn nhận tiền của nhiều người khác với tổng số tiền trên 110 tỷ đồng. Số tiền này được dùng vào mục đích cá nhân và cho nhiều người khác vay.
Lực lượng chức năng đã ra lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở, ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và tạm giữ hai đối tượng trên về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vụ án đang được mở rộng điều tra, Công an tỉnh Quảng Bình cũng ra thông báo ai là bị hại của 2 đối tượng trên cần liên hệ trực tiếp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Bình để được giải quyết./.
2024.4.6,河内市警方正在寻找冒充警察、检察院和法院拨打诈骗电话和挪用财产案件的受害者。
河内市警察网络安全和高科技犯罪预防和控制部门正在协调审查该市欺诈和财产挪用案件的受害者。
对象的手段和伎俩是冒充警察、检察院、法院等,通过电话、社交网络联系,威胁他人涉嫌涉毒案件、绑架、洗钱或通知受害人的移动订阅涉及利用其发布反对国家信息的主体,其订阅将被切断……
Tìm bị hại trong các vụ giả danh Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, có người mất 10 tỷ đồng
Công an thành phố Hà Nội tìm bị hại trong các vụ giả danh Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố (TP) Hà Nội đang phối hợp rà soát bị hại trong các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên địa bàn TP.
Phương thức, thủ đoạn của các đối tượng là giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án,…liên lạc qua điện thoại, mạng xã hội đe dọa người dân rằng họ có liên quan đến vụ án ma túy; bắt cóc trẻ em; rửa tiền hoặc thông báo thuê bao di động của bị hại liên quan đến việc các đối tượng lợi dụng để đăng tải các thông tin chống phá Đảng, Nhà nước và sẽ bị cắt thuê bao…
Đồng thời, các đối tượng thông báo bị hại sẽ có lệnh bắt tạm giam, phong tỏa tài sản, cắt thuê bao di động (có trường hợp các đối tượng làm giả các lệnh bắt gửi qua mạng xã hội cho bị hại để đe dọa).
Khi bị hại lo sợ thì chúng yêu cầu phải hợp tác với cơ quan chức năng để chứng minh tiền trong sạch, không liên quan đến tội phạm bằng cách đi đến ngân hàng đăng ký tài khoản và dịch vụ ngân hàng điện tử, cung cấp các thông tin đăng nhập, mã OTP cho đối tượng, rút sổ tiết kiệm, vay tiền gửi vào tài khoản mới mở.
Khi bị hại gửi hết tiền vào tài khoản mới mở mang tên mình, đối tượng sẽ chiếm quyền sử dụng và chuyển hết tiền đến các tài khoản khác của chúng để chiếm đoạt.
Quá trình điều tra, cơ quan Công an xác định có 28 bị hại trên địa bàn TP Hà Nội và các đối tượng đã sử dụng 18 tài khoản ngân hàng để nhận tiền từ bị hại.
Để phục vụ công tác điều tra, Công an TP Hà Nội đề nghị ai là bị hại có thông tin theo Danh sách số 1 (kèm theo) hoặc đã chuyển tiền vào 18 tài khoản ngân hàng của các đối tượng theo Danh sách số 2 (kèm theo) thì liên hệ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội (địa chỉ: 55 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội; đồng chí Nguyễn Hùng Sơn, cán bộ thụ lý SĐT: 0986.753.333) hoặc cơ quan Công an quận, huyện, thị xã nơi gần nhất để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.
(1) Danh sách thông tin 28 người bị hại trên địa bàn TP Hà Nội
1.Nam giới, sinh năm 1952, trú tại: huyện Ba Vì, TP Hà Nội.Số tiền bị chiếm đoạt: 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) vào thời gian đầu năm 2023.
2.Nữ giới, sinh năm 1961, trú tại: quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.Số tiền bị chiếm đoạt: 600.000.000 đồng (sáu trăm triệu đồng) vào thời gian giữa năm 2023.
3.Nữ giới, sinh năm 1954, trú tại: huyện Thạch Thất, TP Hà Nội.Số tiền bị chiếm đoạt: 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng) vào thời gian: tháng 6 hoặc tháng 7/2023.
4.Hai vợ chồng, sinh năm 1952 hoặc 1953, trú tại: quận Đống Đa, TP Hà Nội.Số tiền bị chiếm đoạt khoảng hơn 1.100.000.000 đồng (một tỷ một trăm triệu đồng) vào khoảng thời gian cuối năm 2023.Các đối tượng gọi điện thoại ban đầu là người chồng nghe máy, sau đó người chồng bị ốm nên người vợ nghe máy nên tiếp tục lừa đảo đối với người vợ.
5.Nữ giới, sinh năm 1949 hoặc 1950, trú tại: quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.Số tiền bị chiếm đoạt khoảng hơn 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng) vào khoảng thời gian tháng 10/2023.
6.Hai vợ chồng, nghề nghiệp: giáo viên về hưu, số tiền bị chiếm đoạt: 2.300.000.000 đồng (hai tỷ ba trăm triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 9/2023.
7.Nữ giới, sinh năm 1962, có ba người con gái làm nhân viên ngân hàng, số tiền bị chiếm đoạt là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 8/2023.
8.Chưa xác định được giới tính, số tiền bị chiếm đoạt: 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 8/2023.
9.Nữ giới, tên là Ngữ, có con gái làm nhân viên ngân hàng, số tiền bị chiếm đoạt là 690.000.000 đồng (sáu trăm chín mươi triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 12/2023.
10.Nữ giới, tên là Lan, nghề nghiệp: giáo viên về hưu, sống một mình, số tiền bị chiếm đoạt là 170.000.000 đồng (một trăm bảy mươi triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 12/2023.
11.Chưa xác định được giới tính, số tiền bị chiếm đoạt là 80.000.000 đồng (tám mươi triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 12/2023.
12.Hai vợ chồng, nghề nghiệp: hưu trí, có con làm trong ngành Công an, số tiền bị chiếm đoạt hơn 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng) vào khoảng thời gian tháng 01/2024.
13.Nữ giới, khoảng 50 tuổi, số tiền bị chiếm đoạt là 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 9/2023.
14.Nam giới, tên là Vương Văn Vượng, sinh năm 1966, số tiền bị chiếm đoạt là 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 9/2023.
15.Nữ giới, khoảng 60 tuổi, trú tại: thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội.Số tiền bị chiếm đoạt là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 9/2023.
16.Nữ giới, tên là Lê Thị Hiền, sinh năm 1957, trú tại: huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.Số tiền bị chiếm đoạt là 400.000.000 đồng (bốn trăm triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 01/2024.
17.Nam giới, khoảng hơn 50 tuổi, nghề nghiệp: làm ruộng, con làm công nhân tại TP.Hồ Chí Minh, số tiền bị chiếm đoạt là 70.000.000 đồng (bảy mươi triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 01/2024.
18.Nữ giới, tên là Lê Thị Ơn, nghề nghiệp: bán hàng mã, số tiền bị chiếm đoạt là 87.000.000 đồng (tám mươi bảy triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 7/2023.
19.Hai vợ chồng, lớn tuổi, số tiền bị chiếm đoạt là 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng) vào khoảng thời gian tháng 01/2024.
20.Nữ giới, khoảng 65 tuổi, số tiền bị chiếm đoạt là 150.000.000 (một trăm năm mươi triệu đồng) là tiền gửi một sổ tiết kiệm, vào khoảng thời gian tháng 11/2023.
21.Nữ giới, sinh năm 1963, trú tại: huyện Ba Vì, TP Hà Nội.Số tiền bị chiếm đoạt là 500.000.000 (năm trăm triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 5/2023.
22.Nam giới, sinh năm 1954, trú tại: thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội.Số tiền bị chiếm đoạt là 1.900.000.000 đồng (một tỷ chín trăm triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 11/2023.
23.Nam giới, sinh khoảng năm 1966 đến 1968, số tiền bị chiếm đoạt là 58.000.000 đồng (năm mươi tám triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 10/2023.
24.Nữ giới, sinh năm 1958 hoặc 1960, nghề nghiệp: bán đồ ăn sáng, có con làm nghề chạy xe ôm công nghệ “Grab”, số tiền bị chiếm đoạt là 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng) vào khoảng tháng 11/2023.
25.Nữ giới, tên là Lan, sinh năm 1966, nghề nghiệp: giáo viên về hưu, hiện ở cùng chồng, con cái đã lập gia đình ở riêng, trú tại: xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.Số tiền bị chiếm đoạt là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 11/2023.
26.Nữ giới, sinh năm 1960, chồng đã chết, hiện ở cùng con, trú tại huyện Đông Anh hoặc huyện Thạch Thất, TP Hà Nội.Số tiền bị chiếm đoạt là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) đồng là tiền gửi tiết kiệm vào khoảng thời gian tháng 5 hoặc tháng 6/2023.
27.Nữ giới, sinh năm 1952 hoặc 1953, nghề nghiệp: giáo viên về hưu, số tiền bị chiếm đoạt là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) vào khoảng thời gian tháng 10/2023.
28.Nam giới, sinh năm 1960, nghề nghiệp: hưu trí, hai vợ chồng ở với nhau, con ra ở riêng, trú tại huyện Thạch Thất hoặc huyện Ba Vì hoặc thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội.Số tiền bị chiếm đoạt là 1.900.000.000 (một tỷ chín trăm triệu đồng) (tiền gửi tiết kiệm và bán khoảng 20 cây vàng) vào khoảng thời gian cuối tháng 11 đến đầu tháng 12/2023.
(2) Danh sách 18 tài khoản Ngân hàng có liên quan
1.Tài khoản số: 0902584210 mở tại Ngân hàng VIB;
2.Tài khoản số 902547184 mở tại Ngân hàng VIB mang tên LE VAN THUAN;
3.Tài khoản số 0799081343 mở tại Ngân hàng MBBank mang tên BUI DAC THINH;
4.Tài khoản số 0387894234 mở tại Ngân hàng ABBank mang tên NGUYEN QUANG HUY;
5.Tài khoản số 19039637287014 mở tại Ngân hàng Techcombank mang tên NGUYEN QUOC TUOI;
6.Tài khoản số 101877219605 mở tại Ngân hàng Vietinbank mang tên HO VAN KHANG;
7.Tài khoản số 00001120473 mở tại Ngân hàng TPBank mang tên PHAM QUOC HUNG;
8.Tài khoản số 00001763199 mở tại Ngân hàng TPBank mang tên VU THI HONG VY;
9.Tài khoản số 2300105460008 mở tại Ngân hàng MBBank mang tên DINH NHU Y;
10.Tài khoản số 0387894234 mở tại Ngân hàng ABBank mang tên NGUYEN QUANG HUY;
11.Tài khoản số 000003482456 mở tại Ngân hàng VietBank mang tên LE VAN TRUNG;
12.Tài khoản số 0026H590511 mở tại Ngân hàng VPBank mang tên NGUYEN QUOC TUOI;
13.Tài khoản số 3490868686 mở tại Ngân hàng Techcombank mang tên NGUYEN HONG MINH;
14.Tài khoản số 33008597 mở tại Ngân hàng ACB mang tên NGUYEN VAN TRUONG;
15.Tài khoản số 0585635837 mở tại Ngân hàng SHB mang tên VU HONG TUYEN;
16.Tài khoản số 0026H366071 mở tại Ngân hàng VPBank mang tên NGUYEN DUC TRUNG;
17.Tài khoản số 06630934523 mở tại Ngân hàng VPBank mang tên DUONG VAN TAN;
18.Tài khoản số 9934692873 mở tại Ngân hàng Vietcombank mang tên NGUYEN HUU QUOC HIEU
2024.4.6,在等待服刑 10 年徒刑期间,Dang Thi Kim Dung 继续欺诈侵占许多其他人的财产。
2021年,Dang Thi Kim Dung因诈骗财产罪被河内南慈廉县人民法院判处10年有期徒刑,但由于她正在抚养一个36个月以下的孩子,Dang Thi Kim Dung的刑期被推迟执行。在此期间,Dung继续实施财产诈骗行为。
根据调查机构的文件,Dang Thi Kim Dung没有稳定的职业,没有技能,也没有能力办理输出劳务到澳大利亚的手续。
Đang chờ thi hành án, nữ quái tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo
Trong khi chờ thi hành bản án 10 năm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Đặng Thị Kim Dung lại tiếp tục đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người khác.
Năm 2021, Đặng Thị Kim Dung bị Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm, Hà Nội tuyên bản án 10 năm tù giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng nên Dung được tạm hoãn thi hành án. Trong thời gian này, Dung lại tiếp tục hành nghề lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, Đặng Thị Kim Dung không có nghề nghiệp ổn định, không có chức năng, không có khả năng để làm thủ tục đưa người đi xuất khẩu lao động tại Australia.
Khoảng tháng 10/2023, chị Bùi Thị Tâm (Thanh Hóa) nhờ Dung lo thủ tục đi xuất khẩu lao động tại Australia cho vợ chồng anh Vũ Văn T. và chị Bùi Thị Đ. cùng ở Thanh Hóa. Lúc này Dung đã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của vợ chồng anh T.
Dung nói bản thân vẫn làm về xuất khẩu lao động và lo được hồ sơ cho lao động đi nước ngoài và thông báo vợ chồng anh T. có thể đi Australia với chi phí 280 triệu đồng/người.
Ngày 16/11/2023, Dung bảo chị Đ. chuyển khoản đặt cọc trước số tiền 30 triệu đồng. Dung nói khi sang Australia làm nông nghiệp được hưởng mức lương tương đương 80-100 triệu đồng/tháng.
Sáng 22/11/2023, anh T. hẹn gặp Dung tại tòa nhà chung cư trên địa bàn phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội và yêu cầu Dung viết giấy cam kết nhận số tiền là 300 triệu đồng.
Trong các ngày 28 và 30/11/2023, chị Đ. đã tiếp tục chuyển vào tài khoản của Dung tổng số tiền 44 triệu đồng.
Ngày 6/12/2023, Dung tiếp tục yêu cầu chị Đ. chuyển số tiền 188 triệu đồng.
Ngày 14/12/2023, anh T. lại tiếp tục chuyển khoản cho Dung 16 triệu đồng mà không hề nghi ngờ. Tổng số tiền mà Dung nhận của vợ chồng anh T. là 590 triệu đồng.
Dung hứa hẹn cam kết với vợ chồng anh T. đến ngày 30/12/2023 sẽ xong thủ tục xuất cảnh, nếu không xuất cảnh được thì Dung cam kết hoàn trả lại tiền. Toàn bộ số tiền trên Dung đã chiếm đoạt sử dụng vào mục đích trả nợ và chi tiêu cá nhân hết.
Đến ngày 21/1, anh Vũ Văn T. đã đến Công an phường Mỹ Đình 2 trình bảo sự việc. Công an phường Mỹ Đình 2 đã tiến hành triệu tập Đặng Thị Kim Dung đến làm việc.
Tại trụ sở cơ quan công an, Dung khai nhận hành vi phạm tội của mình. Mở rộng điều tra, người phụ nữ này khai nhận cũng với thủ đoạn trên đã chiếm đoạt tiền của nhiều người khác.
Vụ việc vẫn đang tiếp tục được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
2024.3.28,越南摧毁特大蛇头团伙!海防市人民法院刚刚对11名被告人组织他人非法出境或入境越南的罪名进行一审。值得注意的是,一年之内,这些人员组织近500名中国人非法入境越南数百次,从这一活动中非法获利近100亿越南盾。
11名被告包括:Nguyễn Xuân Tiến(1983年生)、Nguyễn Văn Tường (1986年生)、 Nguyễn Văn Đoàn(1983年生)、Bùi Văn Sơn(1992年生)、Lê Quang Quân(1995年生)、 Vũ Tiến Thuật(1982年生)、Trần Trung Nghĩa(1991年生)、Phạm Văn Thủy(2000年生)、Nguyễn Văn Độ(1986年生)、 Nguyễn Tiến Cường(1996年生)和Đỗ Hồng Quân(1977年生)。
案卷显示,2023年4月22日,海防市警方与越南公安部专业单位协调,发现Phạm Văn Thủy驾驶一辆车牌号为14A-496.41的汽车,正在运送3名非法入境越南的中国人进入海防市。Nguyễn Văn Độ和Nguyễn Tiến Cường驾驶着车牌号为23A-110.38的汽车随行。
同日(4月22日),在海防-广宁高速公路一收费站,海防市警方发现Trần Trung Nghĩa驾驶一辆车牌号为14A-227.25的汽车,载着2名非法入境越南的中国人,准备交给Nguyễn Văn Đoàn。
因为涉案人员多,海防市警方将上述问题提请警察局总部协调核实和澄清。
在案件扩大调查过程中,越南当局认定,自2022年8月起,一名名叫Bi(背景不明)的女子通过社交软件联系和雇佣 Nguyễn Xuân Tiến和Nguyễn Văn Tường协助和接收非法入境越南的中国人,然后想办法将这些中国人通过偷渡的方式转移到柬埔寨。
在约一年的时间里,上述团伙以同样的方式组织了数百次偷渡事件,将通过广宁省芒街市边境地区非法入境越南的近500名中国人转移到柬埔寨,从这些不法活动中,一伙人非法获利近100亿越南盾。
庭审中,被告人如实供述了自己的犯罪事实。审查案卷后,根据被告的证词和诉讼结果,因触犯越南《刑法》第348条组织他人非法出境、入境越南罪,海防市人民法院判处Nguyễn Xuân Tiến有期徒刑13年;Nguyễn Văn Tường有期徒刑10年;Nguyễn Văn Đoàn有期徒刑12年;Vũ Tiến Thuậtt、Phạm Văn Thủy和Nguyễn Văn Độ均被判处有期徒刑8 年 6 个月;Trần Trung Nghĩa、Nguyễn Tiến Cường 和Bùi Văn Sơn均被判处有期徒刑7年6个月;Đỗ Hồng Quân和Lê Quang Quân 被判处有期徒刑7年。
Tổ chức hàng trăm chuyến cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, nhóm đối tượng nhận kết đắng
Trong khoảng một năm, các đối tượng đã tổ chức hàng trăm chuyến nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, thu lợi bất chính hàng tỉ đồng.
Tòa án nhân dân TP. Hải Phòng vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 11 bị cáo về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép. Đáng chú ý, trong vòng 1 năm những đối tượng này đã tổ chức hàng trăm chuyến nhập cảnh trái phép vào Việt Nam cho gần 500 người Trung Quốc.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Xuân Tiến (SN 1983, trú tại Quận 12, TP HCM); Nguyễn Văn Tường (SN 1986; ở quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh); Nguyễn Văn Đoàn (SN 1983); Bùi Văn Sơn (SN 1992); Lê Quang Quân (SN 1995) cùng trú huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng); Vũ Tiến Thuật (SN 1982); Trần Trung Nghĩa (SN 1991); Phạm Văn Thủy (SN 2000); Nguyễn Văn Độ (SN 1986) cùng trú TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh); Nguyễn Tiến Cường (SN 1996, ở huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) và Đỗ Hồng Quân (SN 1977, trú TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái).
Theo hồ sơ vụ án, ngày 22/4/2023, Công an TP. Hải Phòng phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an phát hiện Phạm Văn Thủy lái xe ô tô BKS 14A-496.41 đang giao 3 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép cho Nguyễn Văn Đoàn và Nguyễn Tiến Cường tại tuyến đường Đặng Kinh (phường Nam Hải, quận Hải An, TP. Hải Phòng).
Cùng thời điểm này, tại Trạm thu phí Việt Hưng, thuộc cao tốc Hải Phòng- Quảng Ninh, lực lượng công an phát hiện Trần Trung Nghĩa đang lái xe ô tô BKS 14A-227.25 chở 2 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép để giao cho Nguyễn Văn Đoàn. Sau đó, lực lượng chức năng đã đưa các đối tượng trên về trụ sở để phối hợp xác minh làm rõ.
Trong quá trình mở rộng vụ án, cơ quan điều tra xác định, từ tháng 8/2022, một phụ nữ tên Bi (không rõ lai lịch) liên lạc qua mạng xã hội Wechat và Telegram để thuê Tiến, Tường tổ chức cho một số người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, sau đó đưa họ xuất cảnh trái phép sang Campuchia.
Với phương thức trên, trong thời gian khoảng một năm, các đối tượng này đã tổ chức hàng trăm chuyến nhập cảnh trái phép vào Việt Nam cho gần 500 người Trung Quốc, theo các tuyến qua khu vực biên giới TP. Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), sau đó xuất cảnh sang Campuchia, thu lợi bất chính từ hoạt động này gần 10 tỉ đồng.
Đáng chú ý, trong nhóm bị can này có nhiều đối tượng đã có tiền án gồm: Nguyễn Xuân Tiến có 3 tiền án về các tội đưa hối lộ, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và trộm cắp tài sản; Nguyễn Văn Đoàn và Nguyễn Văn Độ đều có 1 tiền án về tội cướp tài sản; Đỗ Hồng Quân có 1 tiền án về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Kết thúc phiên tòa, Hội xét xử tuyên phạt Nguyễn Xuân Tiến 13 năm tù, Nguyễn Văn Tường 10 năm tù, Nguyễn Văn Đoàn 12 năm tù; Vũ Tiến Thuật, Phạm Văn Thủy và Nguyễn Văn Độ cùng 8 năm 6 tháng tù; Trần Trung Nghĩa, Nguyễn Tiến Cường và Bùi Văn Sơn cùng 7 năm 6 tháng tù; Đỗ Hồng Quân và Lê Quang Quân cùng 7 năm tù.
—
Tổ chức cho hơn nghìn người xuất nhập cảnh trái phép, 11 bị cáo lĩnh gần 60 năm tù
11 bị cáo đã phải lĩnh tổng mức án gần 60 năm tù về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép.
HĐXX Tòa án nhân dân TP Hải Phòng vừa tuyên phạt 11 bị cáo tổng mức án gần 60 năm tù về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép.
Cụ thể, bị cáo Nguyễn Xuân Tiến bị tuyên mức án 13 năm tù; Nguyễn Văn Tường 10 năm tù, Nguyễn Văn Đoàn 12 năm tù; Vũ Tiến Thuật, Phạm Văn Thủy, Nguyễn Văn Độ cùng 8 năm 6 tháng tù.
Bị cáo Trần Trung Nghĩa, Nguyễn Tiến Cường, Bùi Văn Sơn cùng nhận mức án 7 năm 6 tháng tù; Đỗ Hồng Quân, Lê Quang Quân cùng 7 năm tù.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 22/4/2023, Bộ Công an phối hợp với Công an TP Hải Phòng phát hiện Phạm Văn Thủy lái xe ô tô biển số14A-496.41 đang bàn giao 3 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép cho Nguyễn Văn Đoàn và Nguyễn Tiến Cường đi xe ô tô biển số 23A-110.38 tại tuyến đường Đặng Kinh (nút giao Đình Vũ), phường Nam Hải, quận Hải An.
Cùng lúc đó, phát hiện Trần Trung Nghĩa đang lái xe ô tô biển số 14A-227.25 chở 2 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép tại trạm thu phí Việt Hưng thuộc cao tốc Hải Phòng – Móng Cái để bàn giao cho Nguyễn Văn Đoàn.
Lực lượng chức năng đã đưa các đối tượng trên về cơ quan công an để phối hợp xác minh làm rõ. Trong quá trình mở rộng vụ án, cơ quan điều tra đã xác định được hành vi phạm tội của nhóm đối tượng trên.
Cụ thể, tháng 8/2022, Tiến được người phụ nữ tên Bi (không rõ lai lịch) thuê tổ chức cho một số người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam rồi đưa họ xuất cảnh trái phép sang Campuchia với giá 6.000 USD/người, Tiến đồng ý và móc nối với các đối tượng trên.
Từ ngày 27/8/2022-4/2023, Nguyễn Xuân Tiến đã tổ chức 114 lần cho 294 người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam trái phép và xuất cảnh trái phép sang Campuchia, thu lợi bất chính hơn 3 tỷ đồng.
Từ ngày 14/10/2022-4/2023, Nguyễn Văn Tường đã tổ chức 74 lần cho 189 người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam trái phép và xuất cảnh trái phép sang Campuchia, thu lợi bất chính được số tiền gần 660 triệu đồng.
Trong thời gian từ 8/2022-4/2023, Nguyễn Văn Đoàn đã 139 lần đón dẫn, vận chuyển 359 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, thu lợi bất chính hơn 1,5 tỷ đồng.
Từ ngày 24/9/2022-27/3/2023, Vũ Tiến Thuật đã vận chuyển 46 lần 96 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, thu lợi bất chính 144.904.000 đồng.
Từ 8/2022-4/2023, Trần Trung Nghĩa đã vận chuyển trái phép 30 lần 87 người, ngoài ra Nghĩa còn 5 lần cảnh giới cho Thủy vận chuyển 10 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Nghĩa đã thu lợi bất chính hơn 51 triệu đồng.
Từ 25/2-22/4/2023, Phạm Văn Thủy đã vận chuyển trái phép 26 lần 78 người, ngoài ra Thủy còn 4 lần cảnh giới cho Nghĩa với khoảng 8 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, thu lợi bất chính hơn 61 triệu đồng.
Từ 13/2-22/4/2023, Nguyễn Tiến Cường đã tham gia vận chuyển trái phép 11 lần với 20 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, thu lợi bất chính gần 120 triệu đồng.
Từ 14/2-21/4/2023, Nguyễn Văn Độ tham gia vận chuyển 8 lần với 18 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, thu lợi bất chính 51 triệu đồng.
Từ 28/2-21/4/2023, Bùi Văn Sơn đã tham gia vận chuyển 8 lần với 25 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, thu lợi bất chính 25.700.000 đồng.
Từ 6/3-4/2023, Lê Quang Quân đã tham gia vận chuyển trái phép 4 lần với 10 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép thu lợi bất chính 23 triệu đồng.
Tháng 2-3/2023, Đỗ Hồng Quân đã tham gia vận chuyển trái phép 3 lần với 7 người Trung Quốc, thu lợi bất chính 16 triệu đồng.
Tại phiên tòa, các bị cáo thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình.
2024.3.24,诈骗留美富豪的陷阱
胡志明市36岁的Nguyen Phuong Thanh被指控炫耀与美国总领事的亲密关系,承诺带河内富豪出国留学,诈骗超过80亿越南盾。
3月24日,Thanh因涉嫌挪用财产罪被胡志明市警方逮捕。一些涉案人员也正在被警方澄清他们在协助和帮助嫌疑人过程中所扮演的角色。
警方认定Thanh与美国总领事馆没有任何关系,无法按照承诺完成留学手续。犯罪嫌疑人将受害人的钱全部用于个人用途。
Bẫy lừa đại gia du học Mỹ
Nguyễn Phương Thanh, 36 tuổi, bị cáo buộc khoe quen thân Tổng lãnh sự Mỹ, hứa đưa đại gia ở Hà Nội đi du học để lừa hơn 8 tỷ đồng.
Ngày 24/3, Thanh bị Công an TP HCM bắt về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Một số người liên quan cũng đang bị cảnh sát làm rõ vai trò tiếp tay, giúp sức cho nghi can.
Theo điều tra, Thanh quen biết anh Ngọc, ngụ Hà Nội, nhiều năm trước. Đến năm 2017, biết anh này giàu có, muốn đi du học Mỹ, nên người phụ nữ tiếp cận, khoe có mối quan hệ với Tổng lãnh sự Mỹ, hứa giúp duyệt hồ sơ.
Tin lời Thanh, gia đình anh Ngọc nhiều lần chuyển tiền hơn 4,5 tỷ và 153.000 USD (khoảng 8 tỷ đồng) để lo chi phí. Tuy nhiên, sau thời gian dài chờ đợi không lấy được visa du học, anh gặng hỏi thì Thanh luôn đưa ra nhiều lý do rồi lánh mặt.
Cảnh sát xác định, Thanh không có mối quan hệ với Tổng lãnh sự Mỹ, không có khả năng làm các thủ tục du học như đã hứa. Nghi can sử dụng toàn bộ tiền của nạn nhân vào việc cá nhân. Khi cơ quan điều tra mời làm việc, Thanh không hợp tác, đồng thời có dấu hiệu định bỏ trốn.
—
Khởi tố đối tượng lừa đảo làm thủ tục đi du học, chiếm đoạt hơn 4,5 tỷ đồng
Ngày 24/3, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Phương Thanh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Anh N.Đ.G (ngụ tại Quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) có quen biết với Nguyễn Phương Thanh (Sinh năm: 1988, ngụ quận 10, TP. Hồ Chí Minh) từ năm 2011. Vào năm 2017, Anh N.Đ.G có nhu cầu du học Mỹ. Khi biết việc này, Thanh nói cho anh N.Đ.G biết là Thanh có mối quan hệ quen biết tại Tổng lãnh sự quán Mỹ, có khả năng giúp cho anh N.Đ.G được duyệt thủ tục đi du học. Thanh hứa giúp và yêu cầu anh N.Đ.G nhiều lần đưa tiền cho Thanh để lo thủ tục.
Anh N.Đ.G tin tưởng vào lời của Thanh nên đã báo cho mẹ là bà T.T.T.B biết. Sau đó anh N.Đ.G và bà T.T.T.B đã chuyển tiền cho Thanh nhiều lần với tổng cộng là 4.566.000.000 đồng và 153.000 USD. Sau khi nhận được tiền, Thanh không sử dụng gì vào việc làm thủ tục du học cho anh N.Đ.G mà đã sử dụng hết vào mục đích cá nhân. Kết quả xác minh, Nguyễn Phương Thanh không có mối quan hệ với Tổng Lãnh sự quán Mỹ, hoàn toàn không có chức năng, thẩm quyền, khả năng làm các thủ tục du học như đã hứa với anh N.Đ.G.
Khi chuyển tiền cho Nguyễn Phương Thanh đã lâu nhưng anh N.Đ.G vẫn không được cấp VISA đi du học nên anh N.Đ.G và bà T.T.T.B viết đơn tố cáo gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh (PC01). Sau khi biết bị tố cáo, Nguyễn Phương Thanh không hợp tác khi làm việc, quanh co đối phó với Cơ quan điều tra sau đó thì lẫn trốn. Cơ quan Cảnh sát điều tra tập trung xác minh, điều tra, triệu tập, ghi lời khai những người có liên quan, trưng cầu giám định tài liệu thu giữ…
Căn cứ kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh (PC01) đã ra Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Phương Thanh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự. Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh trên.
Ngày 23/3/2024, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh đã thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Phương Thanh để tiếp tục điều tra, tiến hành khám xét nhà của bị can, tập trung điều tra làm rõ toàn bộ bản chất của vụ án; điều tra làm rõ, xử lý nghiêm hành vi của người thân, đối tượng có liên quan, tiếp tay, giúp sức cho Nguyễn Phương Thanh thực hiện, che dấu, tiêu thụ số tiền do phạm tội mà có, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.
2024.3.9,逮捕一名被国际刑警组织通缉的经营“大型”赌博团伙的外国人
3月9日上午,岘港市警察局出入境管理部门表示,刚刚与公安部外交部协调,将犯罪嫌疑人Im Ju Seob(53岁,韩国籍)移交给公安部。韩国当局将根据当地法律进行遣返和处理。Im Ju Seob 是国际刑警组织因经营非法赌博网站而发出的红色通缉令的对象。据现有消息,从2024年2月中旬开始,岘港市警察局出入境管理部门发现Im Ju Seob藏身于该地区,躲藏在五行山区一家酒店内,2月25日,根据市警察局长的指示,警察部队逮捕了Im Ju Seob。在警察局,Im Ju Seob 承认他因在菲律宾运营非法赌博网站服务器而受到韩国当局的调查。
Bắt đối tượng người nước ngoài điều hành đường dây đánh bạc “khủng” bị Interpol truy nã đỏ
Im Ju Seob là đối tượng bị Interpol phát lệnh truy nã đỏ về hành vi điều hành trang web đánh bạc bất hợp pháp trước đó đã bị Công an thành phố Đà Nẵng phát hiện, bắt giữ.
Sáng 9/3, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết vừa phối hợp Cục Đối ngoại Bộ Công an tiến hành bàn giao đối tượng Im Ju Seob (53 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) cho cơ quan chức năng Hàn Quốc để di lý về nước, xử lý theo quy định của pháp luật sở tại. Im Ju Seob là đối tượng bị Interpol phát lệnh truy nã đỏ về hành vi điều hành trang web đánh bạc bất hợp pháp trước đó đã bị Công an thành phố Đà Nẵng phát hiện, bắt giữ.
Theo thông tin có được, từ giữa tháng 2/2024, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an thành phố Đà Nẵng phát hiện Im Ju Seob có lệnh truy nã quốc tế đang lẩn trốn trên địa bàn. Trước khi đến Đà Nẵng, đối tượng nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, lẩn trốn một thời gian tại TP Hồ Chí Minh. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an thành phố Đà Nẵng phát hiện Im Ju Seob lẩn trốn tại một khách sạn ở quận Ngũ Hành Sơn nên đã tổ chức lực lượng theo dõi.
Ngày 25/2, thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an thành phố, lực lượng Công an tiến hành bắt giữ Im Ju Seob. Tại cơ quan Công an, Im Ju Seob thừa nhận mình bị cơ quan chức năng Hàn Quốc điều tra về hành vi điều hành trang web đánh bạc bất hợp pháp có máy chủ tại Philippines. Đường dây này hoạt động từ đầu năm 2017 đến cuối năm 2019 thì bị phát hiện, Im Ju Seob sau đó bỏ trốn và bị Interpool phát lệnh truy nã đỏ.
Được biết, trang web này đã thu hút lượng lớn người chơi, đặt cược, rút tiền qua nhiều tài khoản ngân hàng với tổng số tiền đặt cược online lên đến 44 tỷ Won (tương đương 822 tỷ Việt Nam đồng). Hiện đối tượng đã được bàn giao cho phía chức trách Hàn Quốc theo đúng quy định.
2024.3.6,万盛发集团(Vạn Thịnh Phát)、张美兰(Trương Mỹ Lan)。3月5日下午,检察官代表在法庭上开始宣读长达160页的起诉书。下午5点30分,检察官办公室宣读了起诉书前43页的全部内容,随后陪审团宣布休庭。今天,3月6日,Van Thinh Phat案审理的第二天,起诉书仍在继续。因此,检察官代表将宣读起诉书剩余的 117/160 页。
Hôm nay 6-3, ngày thứ 2 phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát tiếp tục phần công bố cáo trạng. Theo đó, đại diện viện kiểm sát sẽ đọc phần còn lại gồm 117/160 trang của bản cáo trạng.
Viện kiểm sát công bố cáo trạng vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm
Chiều 5/3, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm đã tiến hành công bố nội dung cáo trạng.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, TAND TP.HCM đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan.
Trong phiên khai mạc sáng nay, Trương Mỹ Lan và 78 bị cáo có mặt tại phiên tòa. 5 bị cáo khác đang bị truy nã và xét xử vắng mặt.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), Trương Mỹ Lan là Chủ tịch của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bao gồm một tập hợp các công ty con, công ty liên kết.
Để có nguồn vốn lớn phục vụ hoạt động của hệ thống công ty trên cũng như việc liên tục đầu tư, mua các dự án bất động sản, Trương Mỹ Lan đã tìm cách thâu tóm, chi phối, điều hành toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng SCB, trong đó có hoạt động cho vay.
Từ trước thời điểm hợp nhất, Trương Mỹ Lan đã sở hữu phần lớn cổ phần của 3 ngân hàng. Sau khi hợp nhất, Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu 85,606% cổ phần của Ngân hàng SCB.
Đồng thời, tiếp tục mua và sử dụng cá nhân đứng tên cổ phần Ngân hàng SCB để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên 91,545% vào ngày 1/1/2018.
Trương Mỹ Lan cùng nhiều đồng phạm đã thực hiện một chuỗi hành vi như “tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại Ngân hàng SCB; thành lập một số đơn vị thuộc Ngân hàng SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan; thành lập, sử dụng hàng ngàn công ty “ma”, thuê nhiều cá nhân; cấu kết với các cá nhân đứng đầu nhiều doanh nghiệp liên quan để thực hiện tội phạm; thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm.
Đồng thời tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ Ngân hàng SCB; lập phương án rút tiền, “cắt đứt” dòng tiền sau giải ngân; bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu, để che giấu sai phạm; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước làm trái công vụ.
Trương Mỹ Lan và đồng phạm, với những vị trí, vai trò khác nha đã thực hiện nhiều tội phạm xâm phạm về sở hữu, xâm phạm hoạt động của ngân hàng, hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, trong đó nhiều tội phạm được thực hiện dưới dạng đồng phạm có tổ chức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn.
Trong vụ án, có 5 bị cáo bỏ trốn, đây là những người nắm giữ vai trò chủ chốt tại Ngân hàng SCB, tham gia tích cực giúp cho Trương Mỹ Lan thực hiện việc rút tiền khỏi Ngân hàng SCB.
Cụ thể, bị cáo Đinh Văn Thành, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB, từ ngày 28/6/2012 – 19/10/2017 đã ký hợp thức hồ sơ 174 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 42.770 tỷ đồng.
Từ ngày 9/2/2018 – 6/12/2020, đã ký hợp thức hồ sơ 305 khoản vay, giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền hơn 189.103 tỉ đồng, gây thiệt hại số tiền hơn 99.677 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Thị Thu Sương, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB, từ ngày 25/7/2012 – 30/7/2013 đã ký hợp thức 79 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 6.989 tỷ đồng.
Bị cáo Chiêm Minh Dũng, cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt lớn.
Từ ngày 20/11/2012 – 4/4/2019, Chiêm Minh Dũng đã ký hợp thức 362 khoản vay, gây thiệt hại hơn 140.713 tỷ đồng.
Bị cáo Trầm Thích Tồn, cựu Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt lớn.
Từ ngày 25/7/2012 – 24/5/2013, Trầm Thích Tồn đã ký hợp thức 80 khoản vay, gây thiệt hại số tiền hơn 7.176 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Lâm Anh Vũ với vai trò Phó Giám đốc Ngân hàng SCB – chi nhánh Bến Thành, từ ngày 13/8/2014 – 31/8/2015 đã ký hợp thức hồ sơ 112 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 3.762 tỉ đồng. Từ đó, giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn.
Trong 80 bị cáo còn lại có 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị VKSNDTC truy tố về các tội “Tham ô tài sản”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng”.
Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Capella bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Phiên toà Trương Mỹ Lan và đồng phạm được xét xử công khai, dự kiến kéo dài đến 29/4.
Các bị cáo bị VKSNDTC truy tố như sau:
Bị cáo Trương Mỹ Lan bị truy tố về các tội: “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”, quy định tại khoản 4 Điều 353; khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, quy định tại khoản 3 Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Các bị cáo Đinh Văn Thành, Võ Tấn Hoàng Văn, Tạ Chiêu Trung bị truy tố về các tội: “Tham ô tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, quy định tại khoản 3 Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 1999.
Bị cáo Bùi Anh Dũng bị truy tố về các tội: “Tham ô tài sản”; “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, quy định tại khoản 4 Điều 353; khoản 4 Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Các bị cáo Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung, Hồ Bửu Phương, Nguyễn Phương Anh, Đặng Phương Hoài Tâm, Trương Huệ Vân, Dương Tấn Trước bị truy tố về tội “Tham ô tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Các bị cáo Nguyễn Thị Thu Sương, Uông Văn Ngọc Ẩn, Võ Thành Hùng, Trầm Thích Tồn, Trần Thuận Hòa, Lê Khánh Hiền, Phạm Văn Phi, Võ Văn Tường, Phạm Mạnh Cường, Võ Triệu Lân, Nguyễn Lâm Anh Vũ, Chu Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ), Nguyễn Anh Phước, Nguyễn Huỳnh Lan Chi, Nguyễn Thị Phương Loan bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, quy định tại khoản 3 Điều 179 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Các bị cáo Chiêm Minh Dũng, Nguyễn Văn Thanh Hải, Hoàng Minh Hoàn, Bùi Nhân, Diệp Bảo Châu, Nguyễn Cửu Tỉnh, Đỗ Phú Huy, Khổng Minh Thế, Trần Hoàng Giang, Từ Văn Tuấn, Mai Hồng Chín, Mai Văn Sâu Nhở, Lương Thị Hồng Quế, Lê Anh Phương, Phan Tấn Khôi, Lưu Chấn Nguyên, Hồ Bảo Ngọc, Nguyễn Anh Thép, Nguyễn Ngọc Tủ, Phạm Thế Quảng, Huỳnh Thiên Văn, Bùi Đức Khoa, Nguyễn Thị Khánh Vân, Trần Thị Kim Chi, Nguyễn Phi Long, Đặng Quang Nguyên, Cao Việt Dũng, Nguyễn Thanh Tùng, Đào Chí Kiên, Lê Văn Chánh, Bùi Ngọc Sơn, Lê Huy Khánh, Hồ Bình Minh, Trần Thị Kim Ngân, Trần Tuấn Hải, Trần Văn Nhị, Đỗ Xuân Nam, Lê Kiều Trang bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, quy định tại khoản 4 Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn bị truy tố về tội “Nhận hối lộ “quy định tại khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Các bị cáo Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Thị Phụng, Bùi Tuấn Khoa, Vương Đỗ Anh Tuấn, Trần Văn Tuấn, Lê Thanh Hà, Nguyễn Văn Thùy, Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Khánh Linh, Trương Việt Hưng, Nguyễn Duy Phương, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thị Phi Loan, Võ Văn Thuần, Phan Tấn Trung, Nguyễn Tín bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Các bị cáo Phạm Thu Phong, Lưu Quốc Thắng, Nguyễn Văn Du bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Bị cáo Nguyễn Cao Trí bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
2024.3.5, 3月5日早上6时55分,载有万盛发集团和西贡商业股份银行(SCB)案被告的车队被交警从拘留所开往南纪起义街,前往胡志明市人民法院法庭。对张美兰女士及其同伙的审判开始,审判被告人张美兰(68岁,万盛发集团董事局主席)及85名同谋,涉及万盛发集团、西贡商业股份银行(SCB)和其他申请中发生的违法行为。审判预计将于今日开始持续至4月29日。
Xét xử vụ án Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát: Bị cáo Trương Mỹ Lan ‘tinh thần ổn định’
Vụ án Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát được xác định gây thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay, với số tiền 498.000 tỉ đồng. Số tiền đưa nhận hối lộ 5,2 triệu USD cũng được xác định là ‘khủng’ nhất.
Sáng nay 5.3, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) 3 tội danh: tham ô tài sản, đưa hối lộ và tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, với khung hình phạt cao nhất là tử hình.
8 giờ 22 phút, Hội đồng xét xử bắt đầu xét xử vụ án.
Trước đó, an ninh khu vực TAND TP.HCM (P.Bến Nghé, Q.1) được siết chặt với nhiều lực lượng phối hợp bảo vệ. Có đến hàng chục xe đặc chủng chở bị cáo từ trại tạm giam đến tòa trong sáng 5.3.
Phiên tòa xét xử vụ án Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát có khoảng 3.000 người, gồm hơn 200 luật sư và người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan trong vụ án.
Khoảng 8 giờ 30 phút, chủ tọa đang công bố danh sách 86 bị cáo bị truy tố ra tòa. Bị cáo Trương Mỹ Lan cho hay “tinh thần ổn định”.
Bị cáo Chu Lập Cơ cũng nói hôm nay sức khỏe ổn. Bị cáo Chu Lập Cơ đang được phiên dịch dịch lại, khi vị chủ tọa hỏi bị cáo Chu Lập Cơ có nghe rõ quyết định mà người phiên dịch vừa đọc không, thì bị cáo Chu Lập Cơ nói: “Bị cáo không nghe rõ lắm”.
Chủ tọa hỏi: “Bị cáo nghe không rõ chỗ nào?”, thì bị cáo Chu Lập Cơ nói rằng không nghe rõ tội danh mà Chu Lập Cơ bị truy tố nên chủ tọa đề nghị người phiên dịch dịch lại. Sau đó, bị cáo này mới nói đã nghe rõ.
Đến phần kiểm tra lý lịch bị cáo Trương Mỹ Lan nói đã nhận được quyết định xét xử của tòa án. Tại phiên toà hôm nay có một số bị cáo bị xét xử vắng mặt.
Trong 84 bị cáo khác bị xét xử, có 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB); 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước, 7 bị cáo thuộc công ty thẩm định giá, bị Viện KSND tối cao truy tố về các tội: tham ô tài sản, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.
Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) bị xét xử về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khi tìm cách chiếm đoạt của bị cáo Lan 1.000 tỉ đồng.
Đây là vụ án được xác định có thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay với tổng thiệt hại của SCB khoảng 498.000 tỉ đồng.
Đồng thời, để gây thiệt hại trên, bị cáo Trương Mỹ Lan cũng chi một số tiền khá lớn cho quan chức để che giấu sai phạm tại SCB, trong đó bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II – Cục II thuộc Ngân hàng Nhà nước) được xác định đã nhận hối lộ 5,2 triệu USD. 16 quan chức khác tại Ngân hàng Nhà nước cũng được xác định nhận của bà Lan từ 100 triệu đồng đến gần 10 tỉ đồng.
Người bị hại trong vụ án là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và bà Trương Mỹ Lan.
Vụ án liên quan đến Trương Mỹ Lan và đồng phạm có gần 2.500 tập tài liệu, đóng trong 104 thùng hồ sơ (nặng khoảng 6 tấn), với khoảng 1 triệu bút lục.
Phiên tòa dự kiến kéo dài gần 2 tháng, kết thúc ngày 29.4.
2024.2.25 冒充军人“给部队买货”的诈骗伎俩。北宁省一家香肠店的老板Thanh Huyen女士还没有来得及庆幸,因为年底她收到了数千万的“军营”节订单,这时她意识到自己被困住了。
Thủ đoạn giả danh quân nhân để lừa đảo ‘mua hàng cho đơn vị’
Chị Thanh Huyền, chủ cửa hàng giò chả ở Bắc Ninh, chưa kịp mừng vì cuối năm nhận đơn hàng chục triệu liên hoan “doanh trại” thì nhận ra mình bị những kẻ giả danh quân nhân gài bẫy.
Đầu tháng 2, chị Huyền, 34 tuổi, nhận được cuộc gọi từ một điện thoại lạ tự xưng là cán bộ hậu cần của đơn vị quân đội trên địa bàn, đặt giò chả cho dịp liên hoan cuối năm. Người này nhờ chị tư vấn với lượng khách khoảng “300 người, ngồi mâm sáu” nên cân đối số lượng thế nào và còn đặt thêm 20 chiếc “thượng hạng” để biếu.
Được khen “biết nhà chị nổi tiếng làm giò chả ngon nên mới đặt”, chị Huyền dù mới làm nghề hai năm nghe vậy rất phấn khởi. Đơn hàng gần 8 triệu đồng, được “quân nhân” này hẹn sẽ thanh toán ngay khi nhận hàng.
Chị cho biết, với khách hàng quen, lấy số lượng ít không cần đặt cọc, nhưng khách hàng này chị chưa từng gặp mặt, lại đơn hàng giá trị cao nên chị đề nghị đặt cọc một triệu đồng. “Quân nhân” này cho biết doanh trại không có cơ chế đặt cọc trước, giờ chị yêu cầu vậy sẽ phải giải trình làm sổ sách rất mất thời gian mà chỉ còn hai ngày nữa là liên hoan.
Anh ta cung cấp tên, cho biết là thiếu tá, “dùng duy nhất số điện thoại này”, và dặn chị chỉ cần mang hàng đến cổng, gọi điện sẽ có người ra nhận và xuất tiền trả ngay. Không đợi chị phân vân, vị khách nói “nếu chị không tin tưởng thì để đặt hàng chỗ khác” vì đang gấp. Chị Huyền tin tưởng, nhận lời.
Sáng sớm hai ngày sau, khi 30 chiếc giò lụa đang sắp ra lò, chị Huyền lại nhận được điện thoại của “thiếu tá hậu cần”. Lần này, anh ta nói tiệc phát sinh đột xuất vài món liên quan thịt bò nên đã đặt thêm, nhờ chị nhận hộ để sáng hôm đó mang cùng giò giao cho đơn vị. “Em ứng trước 5 triệu đồng trả tiền thịt hộ anh, nhớ cầm hóa đơn, khi nào lấy giò, anh thanh toán cho em cả thể”, người này dặn rồi lập tức cúp máy.
“Lúc ấy bận tối mắt làm nốt mẻ giò nên mình cũng không để ý, sau đấy mới ngồi nghĩ thấy nó cứ không ổn”, chị Huyền cho biết. Em gái Huyền nghe chuyện vội can “thôi chết, khéo bị lừa đấy, không có trả hộ cái gì hết”.
Người em gái kể vài hôm trước đã xem video cảnh báo trên mạng xã hội thủ đoạn y hệt, giả mạo quân nhân mua hàng để lừa đảo. “Nếu chị nhận lời trả tiền thịt bò hộ, nó sẽ giao một đống bèo nhèo linh tinh đến và bắt trả 5 triệu. Khi chị đến đúng doanh trại, sẽ không có cái ông thiếu tá nào ra nhận giờ nhận thịt của chị đâu. Họ thông đồng lừa chị đấy thôi”.
Huyền nghe em gái can, nửa tin nửa ngờ gọi điện lại cho vị khách kia chối “chỉ giao giò, không nhận thịt hộ”, liền bị anh ta bực dọc đáp lại “hỏng hết cả việc”. Ngay sau cuộc gọi này, chị không thể liên hệ với “vị thiếu tá”. Lúc đó, Huyền mới tin đã bị lừa. Đơn vị quân đội cho biết không có cán bộ hậu cần nào tên như trên và không có nhu cầu đặt giò chả cho tiệc tất niên.
30 cái giò hôm đó vừa bán, vừa cho người nhà, nhưng chị Huyền bảo “bị bom hàng vẫn đỡ hơn là vừa bị bom, vừa mất tiền oan”.
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ thông tin Truyền thông), mạo danh quân nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những thủ đoạn mới xuất hiện thời gian gần đây, đặc biệt được áp dụng vào dịp cận Tết.
Thống kê của Cục Chính trị Quân khu 7 cho thấy, sáu tháng cuối năm 2023, trên địa bàn đã phát hiện 75 vụ việc mạo danh, giả danh cán bộ, nhân viên quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đơn cử, một chủ cửa hàng phân bón ở huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, trong một tháng có đến ba lần bị kẻ mạo danh sĩ quan quân đội gọi điện thoại đặt mua gần 10 tấn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho đơn vị.
Ngoài chiêu lừa gọi điện thoại, Cục An toàn thông chỉ ra “kẻ gian còn mặc quân phục để gọi video khiến nạn nhân tin tưởng, mất cảnh giác”. Bên cạnh đó, kẻ lừa đảo còn gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn cho người dân, tự xưng là “chỉ huy, quản lý” của con em đang công tác trong quân đội để thông báo liên quan đến hành vi vi phạm kỷ luật và đề nghị người dân chuyển tiền đền bù thiệt hại, khắc phục hậu quả do con em mình gây ra…
2024.2.24 会安市警察局(广南省)宣布,刚刚对武春芳(Võ Xuân Phương,1979年出生)执行逮捕令,罪名是诈骗资产。此前,市警察局共收到5起市民举报的关于Phuong诈骗财产的犯罪报告。会安市警方调查显示,2020年11月至2022年期间,Phuong以Vo Thanh Thao房地产公司(新安区)法定代表人的名义,签署了多份有关转让或出资以证明土地用途的合同,未按照合同约定正确进行交易。由此,Phuong诈骗并挪用受害人共计6亿多越南盾。
Khởi tố kẻ lừa đảo mua bán bất động sản, chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng
(CAO) Ngày 24/2, Cơ quan CSĐT Công an TP.Hội An (Quảng Nam) cho biết vừa thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Võ Xuân Phương (SN 1979, ngụ phường Cẩm Phô) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an thành phố tiếp nhận 5 tin tố giác tội phạm của công dân về việc bị Phương lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra của Công an TP.Hội An, từ tháng 11/2020 đến năm 2022, với danh nghĩa là đại diện pháp luật của Công ty Bất động sản Võ Thanh Thảo (phường Tân An), Phươg đã ký kết nhiều hợp đồng liên quan đến việc chuyển nhượng, góp vốn chứng nhận quyền sử dụng đất cho người khác nhưng không thực hiện đúng giao dịch theo hợp đồng.
Qua đó, Phương đã lừa đảo, chiếm đoạt của các bị hại với tổng số tiền hơn 600 triệu đồng.
Cơ quan CSĐT Công an TP.Hội An đã tiến hành khám xét nơi ở của Phương, thu giữ hàng chục hợp đồng liên quan đến đất đai do Phương đứng tên; 1 bộ máy tính bàn và 1 con dấu tròn mang tên “Cty bất động sản Võ Thanh Thảo”. Hiện Phương đang bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra, mở rộng.
*Cùng ngày, Công an huyện Núi thành (Quảng Nam) cho hay vừa triệt phá thành công chuyên án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, bắt giữ đối tượng Trần Thị Trang (SN 1999, ngụ xã Tam Hiệp).
Kết quả điều tra xác định, từ đầu năm 2023, Trang sử dụng các tài khoản facebook, zalo tìm kiếm khách có nhu cầu chạy quảng cáo facebook, google rồi nhắn tin chào mời chạy quảng cáo. Khi khách liên hệ trao đổi, thoả thuận thuê chạy quảng cáo thì Trang yêu cầu chuyển khoản vào các tài khoản ngân hàng của cô ta. Nhận được tiền, Trang liền cắt đứt liên lạc với khách.
Với thủ đoạn trên, Trang đã lừa đảo chiếm đoạt gần 80 triệu đồng của nhiều bị hại ở các tỉnh, thành khác nhau. Đến nay, Cơ quan CSĐT Công an huyện Núi Thành đã xác minh và làm việc được với 4 bị hại.
2024.2.17 岘港市公安局刑侦办公室警告民众和游客不要利用信仰和宗教活动进行诈骗。据调查机构称,2024年武盛农历新年期间,民众和游客参观礼拜和精神设施、参加活动和宗教活动的需求增加。这是人们祈求健康、吉祥的宗教活动。不过,调查机构建议人们提高警惕,谨防诈骗。尤其要警惕冒充僧人布施、募捐,利用人们的迷信和无知,编造神话的情况。具体来说,编造人们中了邪术或者有健康问题的事实,引诱人们祭祀解旱、施展魔法……进行诈骗。当您出现健康问题时,应到医疗检查和治疗机构接受治疗,避免成为财产挪用诈骗的受害者。
Đà Nẵng: Cảnh báo lừa đảo lợi dụng mê tín, cúng giải hạn, kêu gọi từ thiện
Ngày 17.2, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Đà Nẵng cảnh báo người dân, khách du xuân về tình trạng lợi dụng các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để lừa đảo.
Theo cơ quan điều tra, dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhu cầu đi thăm viếng cơ sở thờ tự, tâm linh, tham gia các sự kiện, hoạt động tôn giáo của người dân, du khách tăng cao. Đây là các hoạt động tín ngưỡng của người dân nhằm cầu xin sức khỏe, tài lộc.
Tuy nhiên cơ quan điều tra khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác trước các vụ lừa đảo. Nhất là cần tỉnh táo trước những trường hợp giả danh người tu hành kêu gọi từ thiện, cúng dường, lợi dụng mê tín dị đoan và thiếu hiểu biết của người dân để thêu dệt các câu chuyện hoang đường.
Cụ thể như dựng lên việc dính bùa ngải, có vấn đề về sức khỏe để lôi kéo cúng giải hạn, làm phép… để lừa đảo.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Đà Nẵng đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác, không tin, không nghe theo lời những người hành nghề mê tín dị đoan. Khi có các vấn đề về sức khỏe nên đến các cơ sở khám, chữa bệnh để điều trị, tránh trở thành nạn nhân cho các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong năm 2023, Công an TP.Đà Nẵng khởi tố 2 vụ án, 2 nữ bị can lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn cúng giải hạn. Theo đó, bị can Đinh Thị Hoa Hồng (31 tuổi, tạm trú tại Kim Liên 3, P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu), thấy một phụ nữ thường xuyên đau ốm nên dụ cúng giải hạn, lừa đảo gần 1,5 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra khởi tố, tạm giam bị can Nguyễn Thị Liễu (35 tuổi, ngụ xã Hòa Phước, H.Hòa Vang) cùng hành vi lừa đảo. Liễu tổ chức lên đồng, hầu đồng, tự dựng chuyện nhập hồn, đe dọa nạn nhân phải dâng lễ cúng, qua đó lừa đảo 320 triệu đồng.
2024.2.17 团伙女老板因诈骗、挪用财产罪被逮捕并暂扣,女子称被捕时她心碎并泪流满面
Bắt tạm giam nữ chủ hụi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Một phụ nữ ở Trà Vinh bị khởi tố, bắt tạm giam vì tổ chức chơi hụi để lừa đảo chiếm đoạt gần nửa tỉ đồng.
Ngày 17.2, tin từ Cơ quan CSĐT Công an H.Càng Long (Trà Vinh) cho biết, đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với Nguyễn Thị Hồng Tươi (53 tuổi, ngụ xã Mỹ Cẩm, H.Càng Long) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo kết quả điều tra ban đầu, năm 2002, Tươi bắt đầu mở hụi và làm đầu thảo, bao gồm hụi mùa, hụi tháng và hụi nửa tháng. Đến ngày 8.2.2024, Tươi tuyên bố vỡ hụi
Tại thời điểm vỡ hụi, còn 66 dây hụi chưa kết thúc, mỗi dây từ 1 đến 5 triệu đồng. Trong đó, bước đầu cơ quan điều tra chứng minh có 1 dây hụi giá trị 5 triệu đồng Tươi đã hốt 15 phần hụi khống với số tiền hơn 660 triệu đồng. Số tiền này Tươi choàng vào phần hụi các hụi viên đã hốt và chiếm đoạt số tiền hơn 480 triệu đồng.
Tiến hành khám xét nơi ở của Tươi, lực lượng chức năng thu giữ nhiều tài liệu, tang vật có liên quan.
Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên đang được Cơ quan CSĐT Công an H.Càng Long tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
2024.2.16 河内市公安局经济警察发布通知,寻找阮文勇(Nguyễn Văn Dũng,1984年出生,河东富罗区)担任董事长兼总经理的嘉原集团远景股份公司发生的“诈骗财产”案受害人。
Thủ đoạn lừa đảo của ông chủ Công ty ‘Gia Nguyễn Group’
Sau khi vay của nhiều người số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng, Dũng đã “vẽ” ra dự án không có thật để tiếp tục huy động vốn lừa đảo.
Ngày 16/2, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an TP. Hà Nội đã phát thông báo truy tìm bị hại trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP tầm nhìn Gia Nguyễn Group do đối tượng Nguyễn Văn Dũng (SN 1984, trú phường Phú La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.
Theo tài liệu điều tra, năm 2008, Dũng thành lập Công ty CP tầm nhìn Gia Nguyễn Group, có địa chỉ tại Khu đô thị mới Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông. Trong quá trình hoạt động, Dũng đã vay của nhiều người với số tiền khoảng trên 70 tỷ đồng.
Từ tháng 6/2021 đến tháng 4/2022, Dũng đã đưa ra các thông tin gian dối về việc công ty phát triển dự án “Nền kinh tế chia sẻ GNG Media”, lắp đặt màn hình quảng cáo LCD thương hiệu GNG tại các địa điểm trên toàn quốc; sử dụng ứng dụng chạy quảng cáo trên các màn hình nêu trên để ký kết hợp đồng quảng cáo thu tiền của các đơn vị có nhu cầu đăng quảng cáo sản phẩm…
Thực tế, đây là dự án do Dũng tự “vẽ” ra để lừa đảo. Để phát triển dự án, Dũng nói với nhà đầu tư cần huy động vốn lớn, mỗi người tham gia góp vốn đầu tư sẽ được nhận 5%/giá trị LCD/tháng. Số tiền này sẽ chi trả liên tục trong 24 tháng, sau khi hết 24 tháng, nhà đầu tư sẽ nhận lại số tiền gốc đã góp vốn ban đầu.
Sau đó, Dũng đã tổ chức nhiều hội thảo, lớp học ngay tại trụ sở Công ty CP tầm nhìn Gia Nguyễn Group, lôi kéo nhiều người dân; đồng thời thông qua mạng lưới những người đã tham gia trước đó để tuyên truyền cho người dân về nội dung hoạt động kinh doanh của Công ty Gia Nguyễn. Dũng trả công cho mỗi người môi giới được 1 người mới góp vốn vào công ty của Dũng từ 5% đến 12% số tiền góp vốn của người đó, tương tự hình thức đa cấp.
Căn cứ kết quả điều tra, PC03 xác định, từ ngày 1/10/2021 đến ngày 23/4/2022, Dũng đã huy động được 400 cá nhân, ký 504 hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án nền kinh tế chia sẻ GNG Media với Công ty CP tầm nhìn Gia Nguyễn do Dũng làm Tổng Giám đốc để tham gia góp vốn số tiền hơn 78 tỷ đồng.
Toàn bộ số tiền huy động được, Dũng không sử dụng tiền do người bị hại góp vốn để phát trên sản xuất kinh doanh quảng cáo như hứa hẹn với người bị hại mà sử dụng để trả nợ, trả lợi nhuận cho chính nhà đầu tư và sử dụng vào mục đích cá nhân khác.
Căn cứ tài liệu điều tra thu thập được đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội xác định Dũng đã huy động được hơn 400 người ký 504 hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty CP tầm nhìn Gia Nguyễn để tham gia góp vốn hơn 78 tỷ đồng và toàn bộ số tiền trên đều được chuyển vào tài khoản cá nhân của Dũng.
Để phục vụ công tác điều tra, PC03 đề nghị ai là bị hại của vụ án đến Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Hà Nội, địa chỉ số 40 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc liên hệ với điều tra viên Nguyễn Hùng Cường, cán bộ Đội 6, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP. Hà Nội theo số điện thoại 098.286.3333 để làm việc.
2024.2.16 万盛发集团董事长贪污数百万亿越南盾案;陈黄明集团董事长诈骗超过8.6万亿元;FLC集团董事长Trinh Van Quyet挪用超过3.6万亿越南盾的重大案件将于2024年审理
Những đại án sẽ xét xử trong năm 2024
Vụ án Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tham ô hàng trăm nghìn tỷ đồng; Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh lừa đảo hơn 8.600 tỷ; Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng… sẽ được đưa ra xét xử trong năm nay.
Chủ tịch Vạn Thịnh Phát gây thiệt hại hàng trăm nghìn tỷ đồng
Trong năm 2023, Viện KSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trương Mỹ Lan và 85 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan, ra trước TAND TP HCM để xét xử. Dự kiến phiên toàn sẽ mở trong năm 2024.
Cơ quan tố tụng quy kết, từ năm 2012 – 10/2022, Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của Ngân hàng SCB (từ 85% đến 91,5% cổ phần), qua đó trở thành cổ đông có “quyền lực” để chỉ đạo, điều hành, thực chất là thao túng toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB, phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình.
Cụ thể, bà Lan cùng đồng phạm đã thực hiện một chuỗi hành vi như: tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại Ngân hàng SCB; thành lập một số đơn vị thuộc Ngân hàng SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan; tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ Ngân hàng SCB; lập phương án rút tiền, cắt đứt dòng tiền sau giải ngân; bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu, để che giấu sai phạm; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong Cơ quan Nhà nước làm trái công vụ… Sau đó, Trương Mỹ Lan chỉ đạo nhân viên rút tiền.
Từ ngày 1/1/2012 – 31/12/2017, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 368 hồ sơ vay vốn để rút tiền của Ngân hàng SCB, đến thời điểm bà Lan bị khởi tố còn dư nợ 132.247 tỷ đồng không có khả năng thu hồi. Giai đoạn này, cơ quan truy tố đánh giá hành vi của Trương Mỹ Lan đã gây hậu quả thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 64.621 tỷ đồng.
Giai đoạn thứ hai từ 9/2/2018 – 7/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt của Ngân hàng SCB số tiền 304.096 tỷ đồng, gây thiệt hại 129.372 nghìn tỷ đồng.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỷ đồng
Hiện cáo trạng, hồ sơ vụ án Tân Hoàng Minh đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển sang TAND TP Hà Nội để đưa ra xét xử trong năm nay.
Hồ sơ vụ án thể hiện, tháng 6/2021, Tập đoàn Tân Hoàng Minh có vay nợ lớn, các dự án chưa thể triển khai song do ảnh hưởng của Covid-19, khiến doanh nghiệp lâm cảnh khó khăn về tài chính, có dư nợ tín dụng hơn 18.500 tỷ đồng. Đến tháng 1/2022, Tân Hoàng Minh tăng dư nợ lên gần 20.000 tỷ đồng, chưa kể các khoản nợ đến từ 8 gói trái phiếu đã phát hành năm 2021.
Để có tiền thanh toán nợ, bị can Đỗ Anh Dũng chỉ đạo cấp dưới tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh triển khai phát hành các gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm huy động vốn.
Theo đó, các bị can thống nhất Tân Hoàng Minh sẽ không trực tiếp đứng ra phát hành trái phiếu do có nhiều công ty con, không thể kiểm toán kịp thời. Thay vào đó, 3 công ty con thuộc tập đoàn sẽ tiến hành bán trái phiếu riêng lẻ gồm Công ty Ngôi Sao Việt; Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông.
Cáo buộc cho rằng, các công ty con này sau đó mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổng trị giá hơn 10.000 tỷ đồng. Qua đó, bị can Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được gần 14.000 tỷ đồng.
Số tiền huy động được, ông Dũng và đồng phạm chi tiêu vào việc khác nhau, không đúng mục đích phát hành trái phiếu.
Theo cơ quan tố tụng, ông Dũng và 15 bị can trong vụ án đã chiếm đoạt 8.643 tỷ đồng, số tiền này hiện đã giao nộp để hoàn trả cho các bị hại.
Cựu Chủ tịch FLC thao túng chứng khoán
Vụ án chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cũng dự kiến được đưa ra xét xử trong năm 2024.
Trước đó, hồi tháng 10/2023, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành kết luận đề nghị truy tố ông Trịnh Văn Quyết và 20 người về tội thao túng thị trường chứng khoán và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên mới đây Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung vụ án này.
Theo kết luận, từ tháng 6/2017 – 1/2022, ông Quyết đã chỉ đạo em gái là Trịnh Thị Minh Huế mượn chứng minh nhân dân của 45 người, thành lập và đứng tên 20 doanh nghiệp để mở 500 tài khoản chứng khoán nhằm thao túng, “thổi giá” cổ phiếu.
Sau khi giá cổ phiếu FLC được “thổi” lên cao ngất ngưởng, ông Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo người thân bán ra 175 triệu cổ phiếu. Tổng số tiền ông Trịnh Văn Quyết thu về sau khi bán “chui” cổ phiếu là gần 1.700 tỷ đồng, mục đích hưởng lợi bất chính hơn 530 tỷ đồng.
Ngoài ra ông Quyết còn bị cáo buộc chỉ đạo một số người thân và thuộc cấp thực hiện việc góp vốn khống vào Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros (mã cổ phiếu ROS) bằng cách ký khống các chứng từ.
Theo cơ quan tố tụng, khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, ông Quyết đã bán, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng là tiền của các nhà đầu tư.
Tiếp tục xét xử các vụ án liên quan Công ty Việt Á
Đầu tháng 1/2024, hai cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng KH&CN Chu Ngọc Anh, cùng 36 bị cáo, có sai phạm trong việc đưa, nhận hối lộ, cấp phép sản xuất thương mại Kit Test cho Công ty Việt Á đã được TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm.
Sau gần 20 ngày làm việc, tòa tuyên ông Long án 18 năm tù tội “Nhận hối lộ”; ông Chu Ngọc Anh 3 năm tù tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”. Các bị cáo còn lại nhận từ 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 30 năm tù giam.
Hồ sơ vụ án xác định, đầu năm 2020, Công ty CP Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) muốn được tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu, chế tạo kit xét nghiệm do Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, Phan Quốc Việt do đó thông đồng với Trịnh Thanh Hùng (Phó vụ trưởng Vụ KH&CN các ngành kinh tế, kỹ thuật là đơn vị đầu mối quản lý nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) để công ty này được Bộ phê duyệt tham gia phối hợp với Học viện Quân y thực hiện đề tài.
Cáo trạng cho rằng, quá trình Việt Á sản xuất, tiêu thụ test xét nghiệm, ông Nguyễn Thanh Long đã thông qua thư ký Nguyễn Huỳnh để gợi ý và được Phan Quốc Việt đưa hối lộ tổng số tiền 2,25 triệu USD (tương đương hơn 51,1 tỷ đồng). Trong đó, ông Long thông qua Nguyễn Huỳnh nhận 2,2 triệu USD và nhận trực tiếp từ Phan Quốc Việt 50.000 USD.
Đối với ông Nguyễn Huỳnh, cơ quan truy tố quy kết ông này được hưởng lợi 4 tỷ đồng.
Ngoài ra, các ông Trịnh Thanh Hùng bị cáo buộc nhận 350.000 USD; ông Nguyễn Minh Tuấn nhận 300.000 USD. Ông Nguyễn Nam Liên nhận 100.000 USD.
Ngoài hành vi đưa hối lộ nêu trên, Viện kiểm sát xác định Phan Quốc Việt còn chi tiền cảm ơn ông Nguyễn Văn Trịnh (cựu trợ lý nguyên Phó Thủ tướng) 200.000 USD; chi cho ông Chu Ngọc Anh 200.000 USD và ông Phạm Công Tạc 50.000 USD.
Tại tỉnh Hải Dương, Việt hối lộ cựu Giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến nhận 27 tỷ đồng. Ông Phạm Xuân Thăng cũng nhận của bị can 100.000 USD.
Dù vụ án Việt Á đến nay đã xét xử xong, tuy nhiên có gần 40 địa phương với 68 vụ việc liên quan đến Công ty Việt Á vẫn đang được cơ quan tố tụng điều tra, làm rõ và xét xử trong năm 2024.
Cùng với xét xử 4 đại án lớn nêu trên, trong năm 2024, cơ quan tiến hành tố tụng cũng đang tích cực đấu tranh, làm rõ một số vi phạm xảy ra tại trong “Vụ án xăng dầu xuyên việt oil”; “Vụ đưa nhận hối lộ xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam cùng các đơn vị liên quan….
2024.2.3 黎氏怀(Lê Thị Hoài)由于生意亏损和债务,谎称其生父是警察少将,然后她冒充父亲,诈骗N.T.K.N.女士数十亿盾,一审被判处有期徒刑12年零6个月
Mạo danh bố đẻ là Thiếu tướng Công an để lừa đảo hàng tỷ đồng
Do làm ăn thua lỗ, nợ nần, Hoài đã đưa ra thông tin gian dối có bố đẻ là Thiếu tướng, Cục trưởng ở Bộ Công an; sau đó giả danh là bố mình nhắn tin lấy lòng một phụ nữ để vay hàng tỷ đồng rồi chiếm đoạt.
TAND tỉnh Hải Dương vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Lê Thị Hoài (SN 1982, trú tại xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, Nam Định) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo hồ sơ vụ án, tháng 1/2020, Hoài mở cửa hàng kinh doanh điện tử. Tuy nhiên, do làm ăn thua lỗ, không có tiền trả nợ, tiền chi tiêu cá nhân nên Hoài nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của chị N.T.K.N. (SN 1976, trú tại xã Văn Tố, Tứ Kỳ, Hải Dương) là bạn quen biết của Hoài. Sau đó, Hoài đưa ra nhiều lý do để vay của chị N. số tiền 45 triệu đồng.
Không dừng lại ở đó, biết chị N. đang sống một mình, Hoài còn đưa thông tin giả dối là mẹ mình đã mất và muốn giới thiệu bố đẻ là Nguyễn Hùng Lĩnh, Thiếu tướng, Cục trưởng ở Bộ Công an để kết bạn với chị N. Sau đó, Hoài lập tài khoản zalo “Nguyễn Hùng Lĩnh” và facebook “Huy Thành”, giả là bố đẻ mình rồi kết bạn, nhắn tin tâm sự với chị N.
Sau một thời gian nhắn tin, khi thấy chị N. có tình cảm, Hoài tiếp lại giả danh là bố để mình đưa ra nhiều lý do để hỏi vay tiền chị N. Quá tin tưởng nên từ tháng 10/2021 đến 9/2022, chị N. chuyển cho bố Hoài (thực tế là Hoài) vay tổng số tiền hơn 3,2 tỷ đồng.
Chị N. sau đó nghi ngờ, phát hiện người sử dụng zalo, facebook trên kết bạn, nhắn tin tâm sự với chị không phải là bố của Hoài. Để che dấu thủ đoạn, Hoài tiếp tục mạo danh là bố mình nhắn tin cho chị N. rằng tên thật là Nguyễn Tài Ba (không phải Nguyễn Hùng Lĩnh), đồng thời đổi zalo thành “N Tài Ba” nhằm để chị N. tin tưởng. Tuy nhiên, chị N. đã yêu cầu Hoài và bố của Hoài (thực tế là Hoài) trả tiền nhưng đối tượng không trả.
Sau đó, Hoài tiếp tục mạo danh, dùng zalo “N Tài Ba” nhắn bắn tin rằng Hoài làm ăn thua lỗ, nợ nhiều người nên đã bỏ đi, không rõ đi đâu.
Với chiêu thức lừa đảo trên, từ đầu năm 2020 đến tháng 9/2022, Hoài đã chiếm đoạt của chị N. số tiền là 3.312.350.000 đồng.
Tháng 1/2023, sau khi chị N. đòi nợ nhiều lần thì Hoài lấy danh nghĩa bố mình chuyển cho chị N. số tiền 25 triệu đồng (3 lần); số còn lại Hoài sử dụng chi tiêu cá nhân, trả các khoản nợ khác.
Sau khi vào cuộc điều tra, ngày 16/2/2023, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an tỉnh Hải Dương quyết định khởi tố vụ án hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản và chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Ngày 20/3/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Lê Thị Hoài về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại phiên tòa, căn cứ hồ sơ vụ án, lời khai của bị cáo và kết quả tranh tụng, HĐXX tuyên phạt Lê Thị Hoài 12 năm 6 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
2024.1.31 调查机构已起诉发生在FLC集团股份公司、BOS证券股份公司、FLC Faros建筑股份公司等关联公司的“诈骗财产”案中的22名被告人
Khởi tố nguyên TGĐ Tập đoàn FLC giúp sức cho Trịnh Văn Quyết
Cơ quan điều tra đã khởi tố 22 bị can, trong đó có nguyên Tổng giám đốc FLC đã giúp sức cho hành vi phạm tội của Trịnh Văn Quyết.
Ngày 31/1, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú; khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 22 bị can trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS, Công ty CP Xây dựng FLC Faros và các công ty liên quan.
Theo Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiến hành điều tra vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS, Công ty CP Xây dựng FLC Faros và các công ty liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ- VPCQCSĐT ngày 29/3/2022; Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự số 11/QĐ-VPCQCSĐT ngày 23/8/2022 của Cơ quan CSĐT Bộ Công an và Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung số 433/QĐ-VKSTC-V5 ngày 26/12/2023 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5).
Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã điều tra làm rõ sai phạm của 22 đối tượng nguyên là lãnh đạo Công ty CP Xây dựng Faros, các công ty thuộc Tập đoàn FLC, Công ty kiểm toán và người thân của Trịnh Văn Quyết có hành vi đồng phạm, có hành vi giúp sức tích cực cho Trịnh Văn Quyết – nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thông qua việc nâng khống vốn điều lệ của Công ty CP Xây dựng FLC Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng tương ứng với 430 triệu cổ phần, niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE, bán chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Ngày 28/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú; khám xét chỗ ở, nơi làm việc của 22 bị can cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, đồng phạm với vai trò giúp sức, gồm:
- Doãn Văn Phương, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros;
- Trịnh Văn Đại, nguyên Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng giám đốc Công ty CP xây dựng Faros;
- Đỗ Như Tuấn, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros;
- Nguyễn Văn Mạnh, nguyên Thành viên HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros (em rể Trịnh Văn Quyết);
- Đàm Mai Hương, nguyên Kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng Faros;
- Nguyễn Văn Thanh, nguyên Trưởng Ban kiểm soát Công ty CP Xây dụng Faros;
- Hoàng Thị Thu Hà, Kế toán Công ty TNHH MTV FLC Land;
- Trần Thế Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC;
- Đỗ Quang Lâm, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros;
- Nguyễn Thanh Bình, nguyên Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty RTS;
- Lê Thành Vinh, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros;
- Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros;
- Lê Tân Sơn, nguyên Phó Chánh Văn phòng, Thư ký Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC;
- Trịnh Tuân, nguyên Trưởng phòng Vật tư Công ty TNHH MTV FLC Land;
- Đặng Thị Hồng, nguyên Phó trưởng Ban Pháp chế, Công ty CP Tập đoàn FLC;
- Lê Văn Sắc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Địa ốc Alaska kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV FLC Land;
- Trương Văn Tài, Nhân viên Văn phòng Công ty CP Tập đoàn FLC (lái xe cho Trịnh Văn Quyết);
- Nguyễn Bình Phương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng FLC Faros;
- Nguyễn Minh Điểm, nguyên nhân viên hành chính nhân sự Công ty CP Chứng khoán BOS;
- Nguyễn Thị Hồng Dung (chị gái Nguyễn Văn Mạnh, là em rể Trịnh Văn Quyết);
- Nguyễn Ngọc Tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội;
- Lê Văn Tuấn, Kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội.
Các quyết định, lệnh tố tụng của Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) phê chuẩn theo quy định pháp luật.
2024.1.25 合作社原主任骗取群众甘蔗钱。2024年1月25日中午,警方以“诈骗财产”罪名指控并暂时拘留了清竹农业商业服务合作社(位于清化)前主任陈巴南(Trần Bá Nam)先生。据2020年统计,Trần Bá Nam先生仍欠人民7.44亿越南盾以上的甘蔗钱。
Nguyên Giám đốc HTX lừa đảo tiền mía của người dân
Cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Trần Bá Nam, nguyên Giám đốc HTX dịch vụ kinh doanh nông nghiệp Thành Trực (Thanh Hóa) vì tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo nguồn tin riêng của PV Báo Công lý, trưa ngày 25/1/2024, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thạch Thành tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trần Bá Nam, nguyên Giám đốc HTX dịch vụ kinh doanh nông nghiệp Thành Trực (HTX Thành Trực, có địa chỉ tại xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa).
Cũng theo nguồn tin, ông Nam bị khởi tố, bắt tạm giam vì đã lừa đảo chiếm đoạt gần 300 triệu đồng của hàng chục người dân.
Trước đó, Báo Công lý đã có nhiều bài viết phản ánh về việc ông Trần Bá Nam, nguyên Giám đốc HTX Thành Trực đã chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng tiền mía vụ ép 2017-2018 của người dân xã Thành Trực, huyện Thạch Thành. Người dân nhiều lần đi gõ cửa, cầu cứu các cơ quan chức năng nhờ “đòi nợ” nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Theo phản ánh của người dân xã Thành Trực, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), trong vụ ép 2017-2018, người dân ký kết với HTX Thành Trực do ông Trần Bá Nam – Giám đốc HTX làm chủ hợp đồng, thu mua mía để nhập cho nhà máy Mía đường Việt Nam – Đài Loan.
Sau khi vụ ép kết thúc, nhà máy đã thanh toán tiền cho HTX Thành Trực để đơn vị này thanh toán lại cho người dân. Tuy nhiên, tiền mía của dân lại bị ông Trần Bá Nam “vay nợ” để chi tiêu việc cá nhân.
Ngày 9/5/2022, TAND huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đã có Công văn số 10/CV-TA về việc đề nghị Cơ quan CSĐT Công an huyện Thạch Thành điều tra vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
2024.1.24 按照计划,1月24日,河内高级人民法院将开庭审理“超级骗子”阮氏河成(Nguyễn Thị Hà Thành)的上诉案。此前,在2023年3月的一审审理中,一审陪审团以“骗取财产”罪判处被告人阮氏河成(1984年出生)无期徒刑,并判该被告必须归还其骗取的款项。
Sắp xét xử phúc thẩm “siêu lừa” Hà Thành
Theo kế hoạch, ngày 24/1 tới, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành. Đây là vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” và “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Đại chúng (PVCombank), Ngân hàng Quốc dân (NCB) và Ngân hàng Việt Á (VAB).
Phiên tòa được mở ra để xem xét kháng cáo của các bị cáo, bị hại, người có quyền lợi liên quan trong vụ án.
Trong đó, phía bị hại là Ngân hàng Pvcombank, Ngân hàng NCB, Ngân hàng Việt Á và một số cá nhân đã kháng cáo bản án sơ thẩm. Bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành và 12 bị cáo khác cũng có đơn kháng cáo.
Được biết, trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành bị cáo buộc đã dùng thủ đoạn vay tiền của nhiều người dưới hình thức gửi sổ tiết kiệm đồng sở hữu, sau đó cầm cố sổ tiết kiệm, lừa đảo chiếm đoạt của NCB 47,5 tỷ đồng, của PVComBank 49,4 tỷ đồng, VAB 273,9 tỷ đồng, của nhiều cá nhân khác là 63 tỷ đồng.
Quá trình làm thủ tục vay tiền, bị cáo Thành và đồng phạm đã giả chữ ký, chữ viết của những người đồng sở hữu sổ tiết kiệm. Trong khi đó, các cán bộ ngân hàng đã bỏ qua quy trình, quy định của ngân hàng, tiếp tay cho hành vi lừa dối, chiếm đoạt của bị cáo Thành.
Nhiều đại gia liên quan đến vụ án này đã đứng tên đồng sở hữu các quyển sổ tiết kiệm có giá trị lớn với bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành. Cho đến nay, tiền của họ gửi tiết kiệm ở ngân hàng vẫn đang bị “nhốt”.
Trước đó, ngày 24/3/2023, trong phần tuyên án, HĐXX sơ thẩm cho rằng, mối quan hệ giữa bị cáo Hà Thành và các đồng sở hữu là vay mượn riêng biệt. Mục đích bị cáo Thành vay tiền của ngân hàng để rút số tiền đã vay của các đồng sở hữu. Ngân hàng chấp nhận số tiền gửi là tài sản đảm bảo nên việc gửi tiền của Nguyễn Thị Hà Thành là đúng quy định.
Theo HĐXX, số tiền chiếm đoạt được “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành đã dùng để sử dụng cá nhân nên bị cáo phải trả lại 3 ngân hàng số tiền mà bị cáo đã chiếm đoạt. Tòa cũng tuyên để phía ngân hàng tạm giữ các sổ tiết kiệm đồng sở hữu nhằm đảm bảo thi hành án, cho đến khi cơ quan thi hành án thực hiện việc thi hành án.
Liên quan đến vụ án, trong số những người bị Thành giả chữ ký, rút tiền trong sổ tiết kiệm đồng sở hữu có ông Đặng Nghĩa T.
Cáo trạng xác định, tổng số tiền bị cáo Thành vay của ông T., sau đó chỉ định ông này gửi tiết kiệm tại 3 ngân hàng PVCombank, NCB và VAB là 122 tỷ đồng.
HĐXX cho rằng, tài liệu trong vụ án thể hiện, bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành trực tiếp vay tiền của ông T., gửi sổ tiết kiệm đồng sở hữu vào ngân hàng để đảm bảo nếu Thành không trả tiền thì đã có ngân hàng trả.
Thỏa thuận này không đảm bảo ý chí của 2 bên, là hợp đồng giả cách, thể hiện việc vay nợ của “siêu lừa” Hà Thành với ông T. Vì vậy, tòa tuyên giành quyền khởi kiện cho ông T. với bị cáo Hà Thành bằng vụ kiện dân sự khác.
Một số đại gia khác cũng đứng tên đồng sở hữu các quyển sổ tiết kiệm có giá trị lớn với bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành tòa cũng có phán quyết tương tự.
Ông Đặng Nghĩa T. và vợ là bà Tạ Thị Thu T. cùng một số cá nhân đã làm đơn kháng cáo. Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, ông T. luôn cho rằng, mình gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng đúng quy trình, thực hiện giao dịch trực tiếp với ngân hàng theo sự hướng dẫn của cán bộ, nhân viên ngân hàng.
Toàn bộ số tiền vợ chồng ông gửi vào ngân hàng đều có giấy tờ nộp tiền đầy đủ chữ ký của các cán bộ có thẩm quyền và được đóng dấu pháp nhân của ngân hàng nên phía ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Trong khi đó, các ngân hàng cho rằng bị cáo Hà Thành có trách nhiệm trực tiếp trả tiền cho các chủ sổ tiết kiệm theo quan hệ vay mượn.
Trước đó, trong phiên toà xét xử sơ thẩm tháng 3/2023, HĐXX sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành (SN 1984) mức án tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, và tuyên buộc bị cáo này phải trả lại số tiền đã lừa đảo chiếm đoạt của các bị hại.
2024.1.15 “Nổ” quen người của Bộ Công an, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng 尽管价值千亿的地块被查封,Mai和丈夫却“爆料”自己与公安部人员有关系、熟人,有能力打理,从而诈骗数百亿盾。1月15日,岘港市人民法院以“诈骗罪”对Mai Nu Lan Ngoc(1981年出生,居住在岘港市五行山区)和Huynh Phuoc Tuan(1982年出生)进行一审审理。岘港市以“诈骗财产”罪判处被告人Mai Nu Lan Ngoc 19年监禁和Huynh Phuoc Tuan 14年监禁。
“Nổ” quen người của Bộ Công an, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng
15/01/2024 – 16:45
Mặc dù lô đất hàng trăm tỷ đang bị phong tỏa nhưng vợ chồng Mai Nữ Lan Ngọc “nổ” là có mối quan hệ, quen biết với người của Bộ Công an, có khả năng lo được, qua đó lừa đảo hàng chục tỷ đồng.
Ngày 15/1, TAND TP Đà Nẵng xét xử sơ thẩm đối với Mai Nữ Lan Ngọc (SN 1981, trú quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) và Huỳnh Phước Tuấn (SN 1982) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, cuối năm 2019, bà Nguyễn Thị Bích Chi (SN 1974, trú quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) mua lô đất A2.1 khu đầu cầu Tuyên Sơn, có diện tích gần 4.000m2, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông Đào Duy Phương với giá 280 tỷ đồng. Ông Phương là em ruột của bà Đào Thị Như Lệ – thời điểm đó đang bị khởi tố điều tra.
Bà Chi đã đặt cọc cho ông Đào Duy Phương 135 tỷ đồng và lập hợp đồng đặt cọc có công chứng. Do bà Lệ bị bắt, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Đà Nẵng có văn bản gửi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng về việc tạm dừng giao dịch lô đất trên nên không thực hiện tiếp quá trình mua bán.
Cuối năm 2020, thông qua Trương Thị Huyền (trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng), vợ chồng Ngọc đến nhà bà Chi đặt vấn đề mua lô đất trên. Bà Chi nói đất đã bị phong tỏa, không cho mua bán nhưng vợ chồng Ngọc nói dối và cam kết là có quan hệ, có khả năng lo pháp lý lô đất trên được mua bán với chi phí 20 tỷ đồng.
Tại nhà bà Chi, Ngọc viết giấy xác nhận số tiền 20 tỷ đồng để lo thủ tục pháp lý của lô đất trong vòng 15 ngày được thực hiện mua bán công chứng, nếu không được sẽ trả lại tiền cho bà Chi.
Thậm chí, sau khi lô đất trên được chuyển nhượng, vợ chồng Ngọc sẽ mua lại với giá 400 tỷ đồng. Tin lời vợ chồng Ngọc, bà Chi đã chuyển khoản 20 tỷ đồng.
Sau khi nhận được tiền, Ngọc không sử dụng để lo thủ tục cho lô đất như cam kết mà mang đầu tư kinh doanh, trả nợ, tiêu xài. Sau khi trả cho bà Chi 11,2 tỷ đồng, vợ chồng Ngọc còn chiếm đoạt của bà Chi 8,8 tỷ đồng.
Ngoài ra, bà Bùi Thị Ái Liên (trú quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) tố cáo vợ chồng Ngọc chiếm đoạt 4,5 tỷ đồng. Cụ thể, do cần tiền để kinh doanh, thông qua Nguyễn Đức Phú Cường (trú Đà Nẵng) và Trương Thị Huyền, Ngọc đã gặp bà Liên và nói dối là cần số tiền trên để trả nợ cho Công ty Thái Linh Châu (do Tuấn làm giám đốc) vay tại Ngân hàng Bản Việt.
Bà Liên đồng ý cho vợ chồng Ngọc vay tiền, có hợp đồng, công chứng. Sau khi nhận tiền, Ngọc đi mua bán đất dẫn đến thua lỗ hết.
Cáo trạng của VKS cáo buộc, Ngọc và Tuấn đã có hành vi gian đối để chiếm đoạt của bà Chi và bà Liên tổng số tiền 24,5 tỷ đồng. Trong đó, đã trả cho bà Chi 11,2 tỷ đồng, hiện còn chiếm đoạt 13,3 tỷ đồng (bà Chi 8,8 tỷ đồng và bà Liên 4,5 tỷ đồng).
Ngọc khai, để bà Chi tin tưởng, Ngọc yêu cầu Tuấn thống nhất đưa ra thông tin có quen biết với lãnh đạo lớn ở Bộ Công an nên có khả năng “biến” đất không thể giao dịch thành có thể. Đồng thời hứa, sau khi hoàn tất thủ tục, sẽ mua lại mảnh đất trên với giá cao. Nói đến số tiền chiếm đoạt của bà Chi, Ngọc thừa nhận một mình bị cáo biết và sử dụng, Tuấn không hay biết gì.
HĐXX TAND TP. Đà Nẵng đã tuyên phạt bị cáo Mai Nữ Lan Ngọc mức án 19 năm tù và Huỳnh Phước Tuấn 14 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
2024.1.14 Mạo danh công an tỉnh để đe dọa lãnh đạo các cơ quan, đơn vị 宣光省警方消息称,该省出现新情况,多人使用陌生电话号码冒充宣光省警方领导,对省内机关单位领导进行恐吓、威胁和施压。
Mạo danh công an tỉnh để đe dọa lãnh đạo các cơ quan, đơn vị
14/01/2024 – 22:02
Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều kẻ tự xưng là lãnh đạo Công an tỉnh Tuyên Quang gọi điện đến lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để đe dọa nhằm thực hiện mục đích xấu.
Thông tin từ Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, trên địa bàn tỉnh mới xuất hiện tình trạng nhiều đối tượng sử dụng số điện thoại lạ (0946.021.834; 0889.612.549…) để giả danh lãnh đạo Công an tỉnh Tuyên Quang gọi điện thoại đến một số lãnh đạo, cán bộ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Thủ đoạn của những đối tượng này là thông báo nội dung người nghe điện thoại có liên quan đến vụ án, vụ việc cơ quan Công an đang điều tra để uy hiếp, đe dọa, gây áp lực can thiệp vào công việc nội bộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tiếp đó, những kẻ mạo nhận yêu cầu nếu muốn được xem xét, tạo điều kiện, giúp đỡ thì phải làm theo hướng dẫn của chúng. Nếu không được đáp ứng theo yêu cầu, chúng thậm chí còn lăng mạ, xúc phạm người nghe điện thoại. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của lãnh đạo Công an tỉnh nói riêng và lực lượng Công an Tuyên Quang nói chung.
Nhằm chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với hoạt động nêu trên, Công an Tuyên Quang đề nghị các sở, ngành, địa phương tuyên truyền, phổ biến phương thức, thủ đoạn của các đối tượng để nâng cao tinh thần cảnh giác.
Nếu xuất hiện cuộc điện thoại gọi đến tự nhận là cán bộ, lãnh đạo Công an tỉnh Tuyên Quang, đề nghị không làm theo hướng dẫn, không cung cấp thông tin cá nhân, không chuyển tiền vào tài khoản được yêu cầu…
Đồng thời, thông báo đến cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn, xử lý theo quy định.
2024.1.13 Khởi tố đối tượng lừa đảo trên mạng 1月12日,谅山省北山县警察局发布立案决定,对2001年出生、家住连乐公社的阮文凯(Nguyen Van Khai)以欺诈性侵占财产提起公诉。
Khởi tố đối tượng lừa đảo trên mạng
13/01/2024 – 13:13
Ngày 12/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Khải, sinh năm 2001, trú tại thôn Liên Lạc, xã Vũ Lăng (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bắc Sơn cho biết, vào khoảng tháng 11/2023, Nguyễn Văn Khải đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân với tên “Nguyễn Khải” để đăng bài bán các loại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc (thực tế đối tượng không có các mặt hàng để bán).
Ngày 18/11/2023, đối tượng được tài khoản Facebook “Ngọc Hoa” nhắn tin, liên hệ đặt hàng quần áo, giày dép, Khải yêu cầu tài khoản Facebook “Ngọc Hoa” chuyển khoản đặt cọc với tổng số tiền là 2,7 triệu đồng. Sau khi nhận được tiền chuyển khoản, Khải đã dùng để chi tiêu cá nhân và không lấy hàng theo đơn “Ngọc Hoa” đặt.
Sau thời gian chuyển tiền mà vẫn không nhận được hàng, Facebook có tên “Ngọc Hoa” đã liên hệ với Nguyễn Văn Khải yêu cầu trả lại số tiền đã đặt cọc. Do đã sử dụng số tiền đặt cọc vào mục đích cá nhân và không có tiền để trả lại nên đối tượng đã chỉnh sửa, cắt ghép hình ảnh làm giả giao dịch chuyển tiền từ 270 đồng (hai trăm bảy mươi đồng) thành 2.700.000 đồng (hai triệu bảy trăm nghìn đồng) rồi gửi ảnh và thông báo đã chuyển tiền thành công đến tài khoản “Ngoc Hoa”.
Nhận được thông tin tố giác tội phạm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bắc Sơn đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Khải về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, xác minh để xử lý theo quy định của pháp luật.
发表回复