『Vietnam,Việt Nam,越南』 Vụ Tân Hoàng Minh, bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh), con trai của bị cáo Đỗ Anh Dũng là bị cáo Đỗ Hoàng Việt (Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh), tân hoàng minh, xét xử Chủ tịch Tân Hoàng Minh, chủ đầu tư là bị hại, Đại án Tân Hoàng Minh, Đỗ Anh Dũng, Đỗ Hoàng Việt, 新黄明集团, 杜英勇 2024.3.19-5.2

2024.5.2, 5月2日下午,河内人民法院表示,已收到新黄明集团董事长Do Anh Dung(杜英勇)要求减轻刑罚的上诉,被告杜英勇是本案15名被告中唯一提出上诉的人。
在上诉中,被告Do Anh Dung提出了减轻处罚的情节,即案件的后果已完全克服,并且被告已试图退还从受害者那里收取的所有钱款。被告人本人也如实认罪、悔罪、悔罪,希望得到法律的宽大处理。
此外,法院还收到多名受害人的上诉,要求加大对被告的处罚力度,并要求对他们被挪用的购买债券资金收取利息。

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng kháng cáo

Sau khoảng hơn 1 tháng xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh

Ngày 2-5, TAND TP Hà Nội cho biết đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Bị cáo Đỗ Anh Dũng là người duy nhất trong số 15 bị cáo trong vụ án này kháng cáo.

Trong đơn kháng cáo, bị cáo Đỗ Anh Dũng trình bày các tình tiết giảm nhẹ cho mình về việc hậu quả vụ án đã được khắc phục hoàn toàn, bị cáo đã nỗ lực nộp lại toàn bộ số tiền đã thu của các bị hại. Bản thân bị cáo cũng đã khai báo thành khẩn, ăn năn, hối hận và mong được hưởng khoan hồng của pháp luật.

Bên cạnh đó, tòa án cũng nhận được đơn kháng cáo của một số bị hại yêu cầu tăng hình phạt đối với các bị cáo và yêu cầu được tính lãi suất trên số tiền mà họ bị chiếm đoạt.

Trước đó, sau gần 10 ngày xét xử, ngày 27-3, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng mức án 8 năm tù; Đỗ Hoàng Việt (con trai bị cáo Dũng), Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, bị phạt 3 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các bị cáo khác bị phạt từ án treo đến 30 tháng tù.

Theo bản án sơ thẩm, tháng 6-2021, Tân Hoàng Minh có vay nợ lớn, các dự án chưa thể triển khai và thêm ảnh hưởng của COVID-19 nên “khó khăn về tài chính”, bị cáo Đỗ Anh Dũng chỉ đạo cấp dưới tại Tân Hoàng Minh triển khai phát hành các gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm huy động vốn.

Để phát hành được trái phiếu, ngoài việc các bị cáo đã thông đồng thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật, ký các hợp đồng “giả cách” chuyển nhượng trái phiếu, chạy dòng tiền “khống”, để chuyển 9 lô trái phiếu của 3 công ty Cung Điện Mùa Đông, Soleil và Ngôi Sao Việt (công ty con của Tân Hoàng Minh) sang Tập đoàn Tân Hoàng Minh để tạo giá trị “ảo” các gói trái phiếu. Từ đó, tạo niềm tin, sử dụng pháp nhân, thương hiệu Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã huy động, chiếm đoạt của 6.630 nhà đầu tư tổng số hơn 8.643 tỉ đồng.

Hội đồng xét xử đánh giá hành vi của các bị cáo là nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Trong đó, bị cáo Đỗ Anh Dũng có vai trò cao nhất, chỉ đạo xuyên suốt trong việc tạo dựng hồ sơ phát hành trái phiếu, hợp thức trái chủ sơ cấp, bán cho nhà đầu tư rồi sử dụng tiền không đúng mục đích phát hành.

Tất cả các bị cáo cũng được ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ như khắc phục hoàn toàn hậu quả; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; hợp tác với cơ quan điều tra; nhân thân tốt… Một số bị cáo đủ điều kiện để hưởng án treo.

Về dân sự, Hội đồng xét xử cho hay có một số bị hại yêu cầu Đỗ Anh Dũng phải trả tiền lãi hoặc chi phí khác; chính bị cáo Dũng cũng đồng ý trả tiền lãi cho người mua trái phiếu trước thời điểm ông ta bị khởi tố.

Tuy nhiên, đây là vụ án hình sự nên Hội đồng xét xử không có căn cứ xem xét tính lãi hoặc thiệt hại khác không liên quan. Việc bị cáo Dũng nói sẽ trả lãi là việc tự nguyện của bị cáo, không thuộc thẩm quyền giải quyết trong vụ án này, nếu có yêu cầu sẽ được giải quyết trong vụ án khác.

Tòa sơ thẩm phân tích thêm, đáng lẽ phải buộc tất cả các bị cáo trong vụ liên đới bồi thường nhưng thực tế, số tiền thu được đều đưa về Tân Hoàng Minh, do Đỗ Anh Dũng chỉ đạo sử dụng. Các bị cáo khác không liên quan.

Do vậy, tòa buộc Đỗ Anh Dũng phải bồi thường toàn bộ 8.643 tỉ đồng cho 6.630 bị hại. Số tiền 900 triệu đồng các bị cáo khác đã nộp là tình tiết giảm nhẹ cho họ nên tòa tuyên tịch thu xung công.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng xin giảm án

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, con trai ông không kháng cáo.

Ông Dũng là người duy nhất trong 15 bị cáo kháng cáo.

Ngoài kháng cáo của ông Dũng, một số bị hại cũng kháng cáo đề nghị tăng hình phạt với các bị cáo, yêu cầu được trả lãi cho số tiền mua trái phiếu tại vụ án này.

Cha con ông Đỗ Anh Dũng cùng 13 đồng phạm, bị TAND Hà Nội xét xử và tuyên án sơ thẩm hồi cuối tháng 3. Bản án đánh giá ông Dũng là chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt do đó cần bị phạt mức án cao nhất. Con trai ông, Đỗ Hoàng Việt, thực hiện theo lệnh cấp trên cũng là cha ruột, đóng vai trò giúp sức tích cực.

Gia đình ông Dũng đã nộp hơn 5.600 tỷ đồng, 13 bị cáo còn lại hơn 900 triệu đồng. Cùng với số tiền đã bị cơ quan điều tra thu giữ trước đó của Tân Hoàng Minh, tòa kết luận “toàn bộ thiệt hại đã được khắc phục đầy đủ”. Đây là một trong các tình tiết giảm nhẹ để HĐXX quyết định tuyên án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

Riêng với ý kiến của các bị hại về việc trả lãi, tòa sơ thẩm cho hay đây là vụ án hình sự, chỉ quyết định trách nhiệm bồi thường dân sự liên quan số tiền chiếm đoạn nên không có căn cứ tính các loại lãi như bị hại yêu cầu.

Theo cáo buộc của toà sơ thẩm, năm 2022 trước khó khăn tài chính của Tân Hoàng Minh, ông Dũng chỉ đạo con trai tìm cách huy động vốn. Việt đề xuất và được cha chấp thuận phương án phát hành trái phiếu thông qua các công ty thuộc “hệ sinh thái” Tân Hoàng Minh.

Các báo cáo tài chính được Việt chỉ đạo cấp dưới chỉnh sửa để các công ty đủ điều kiện phát hành, sau đó ký các hợp đồng thực hiện dự án hợp tác không có thật để lấy lòng tin của nhà đầu tư.

Hơn 90 triệu trái phiếu trị giá hơn 10.000 tỷ đồng, được bán lại cho Tân Hoàng Minh bằng cách “chạy dòng tiền khống”, để tập đoàn này sau đó chia nhỏ kỳ hạn, bán lại cho dân, thu 14.000 tỷ đồng.

Trong số này, hơn 5.000 tỷ đồng được Tân Hoàng Minh lấy người mua sau trả cho người mua trước. Do đó, tòa xác định các bị cáo đã chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng.

Kháng cáo của ông Dũng và các bị hại sẽ được xem xét trong phiên tòa phúc thẩm, do TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử.

Cựu Chủ tịch HĐQT Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng kháng cáo

Bị cáo Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh, có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Chiều 2/5, Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Ngoài ra, TAND TP Hà Nội cũng nhận được đơn kháng cáo của một số người bị hại, yêu cầu được tính lãi suất trên số tiền bị chiếm đoạt.

Như đã đưa tin trước đó, ngày 27/3, TAND TP Hà Nội đã đưa ra phán quyết sơ thẩm đối với bị cáo Đỗ Anh Dũng cùng 14 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tân Hoàng Minh.

Hội đồng xét xử nhận định, các bị cáo đã gian dối bán trái phiếu cho các nhà đầu tư nhằm huy động vốn lấy tiền và chiếm đoạt của 6.630 nhà đầu tư số tiền 8.643 tỷ đồng.

Đây là hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi được hoàn thành kể từ khi các bị cáo lấy được tiền của nhà đầu tư, phát hành nhiều gói trái phiếu, nhiều lần hợp thức trái chủ.

Hội đồng xét xử đánh giá hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, với số tiền đặc biệt lớn của rất nhiều người.

Tuy nhiên, các bị cáo cũng được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ. Theo tòa, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, khắc phục hết hậu quả của vụ án là hơn 8.600 tỷ đồng cho hơn 6.600 nhà đầu tư.

Sau khi xem xét toàn bộ tình tiết vụ án cùng những diễn biến trên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng mức án 8 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; bị cáo Đỗ Hoàng Việt (Phó Tổng Giám đốc Tân Hoàng Minh, con trai ông Dũng) 36 tháng tù.

13 bị cáo còn lại, gồm lãnh đạo, nhân viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh và 2 công ty kiểm toán bị tuyên phạt các mức án từ 18 tháng tù treo đến 30 tháng tù.

Về yêu cầu tính lãi suất của một số bị hại, Hội đồng xét xử cho rằng không có căn cứ để tính các loại lãi từ trái phiếu theo yêu cầu của một số bị hại và luật sư. Nhà đầu tư có nhu cầu đòi hỏi mức lãi sẽ được giải quyết ở vụ án dân sự khác.

2024.4.16, SCB银行案(Van Thinh Phat,万盛发集团)和新黄明(Tan Hoang Minh)案的审理导致投诉和谴责增多
3月份,公民投诉、谴责、请愿和举报有所增加,原因有很多,其中包括与SCB银行和Tan Hoang Minh案件有关的案件。
根据政府监察局和公安部的报告,3月份,群众投诉、控告、请愿、举报数量呈增加趋势。与2月份相比,增加62人、62起事件,但减少3大群。大型团体数量有所减少,但仍有许多团体前往河内和胡志明市的中央机构投诉,导致安全和秩序复杂化。

Khiếu nại, tố cáo tăng do xét xử vụ Ngân hàng SCB, Tân Hoàng Minh

Trong tháng 3, công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó có liên quan tới vụ việc Ngân hàng SCB, Tân Hoàng Minh.

Sáng 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 3.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ và Bộ Công an, trong tháng 3, tình hình người dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có chiều hướng tăng.

Tại trụ sở tiếp công dân Trung ương ở Hà Nội và TP.HCM, các cơ quan chức năng đã tiếp 246 lượt với 475 người dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về 246 vụ việc và có 3 đoàn khiếu kiện đông người. So với tháng 2, tăng 62 lượt người dân và 62 vụ việc nhưng lại giảm 3 lượt đoàn đông người. Số lượt đoàn đông người giảm, nhưng vẫn còn tình trạng nhiều đoàn di chuyển đến các cơ quan trung ương ở Hà Nội và TP.HCM để khiếu kiện, gây phức tạp về an ninh trật tự.

Có 5 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người cần được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết dứt điểm trong thời gian tới.

Báo cáo tổng hợp từ các địa phương cho biết, trong tháng 3, các vụ việc liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhất là tình trạng chậm tiến độ của các dự án đầu tư, xây dựng khu du lịch sinh thái, khu dân cư; vi phạm trong lĩnh vực môi trường, xây dựng, giao thông, đô thị, lao động – việc làm… vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Trưởng Ban Dân nguyện cho biết trong các vụ việc này, nổi lên 15 vụ việc khiếu kiện có dấu hiệu phức tạp về an ninh, trật tự.

Phó Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương Trần Quốc Dũng báo cáo thêm, trong tháng 3 tình hình người dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng so với tháng 2 có nhiều nguyên nhân, trong đó có liên quan vụ ngân hàng SCB (Vạn Thịnh Phát), Tân Hoàng Minh.

Ông Dũng cho biết: “Vụ Ngân hàng SCB, Tân Hoàng Minh đưa ra xét xử nên người dân có chiều hướng khiếu nại, tố cáo tăng hơn”.

Còn số đoàn đông người giảm, theo Phó Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương là do có sự chuẩn bị, phối hợp tốt của các cơ quan chức năng với địa phương.

Thời gian qua, Thanh tra Chính phủ và Ban Tiếp công dân Trung ương thường xuyên nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tại trụ sở tiếp công dân trung ương, đặc biệt, Bộ Công an, Hà Nội, Ban Dân nguyện. Từ đó, góp phần làm tốt công tác tiếp công dân, bảo đảm an ninh trật tự.

Thời gian tới, Ban Tiếp công dân Trung ương, Thanh tra Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân để đảm bảo việc tiếp công dân, xử lý đơn thư diễn ra đúng quy định.

Nêu ý kiến kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý về tình hình công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có chiều hướng tăng. Ông cho biết, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với báo cáo của Ban Dân nguyện và phát biểu của các cơ quan tại phiên họp về công tác dân nguyện tháng 3.

Trên cơ sở tình hình công tác dân nguyện, trong báo cáo cũng đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị một số nội dung thuộc trách nhiệm của các cơ quan Quốc hội, chủ yếu là những kiến nghị với Chính phủ trong chỉ đạo các bộ, ngành giải quyết những lo lắng, bức xúc của người dân xung quanh điều kiện sản xuất kinh doanh, tình trạng nắng nóng, hạn mặn, sụt lở đất…

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Dân nguyện hoàn chỉnh báo cáo và ra thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để gửi cho các cơ quan chức năng theo quy định.

2024.4.3,法院判决被告新黄明集团董事长杜英勇赔偿所有 6,630 名受害者,赔偿金额超过 8.6 万亿越南盾。执行民事判决并偿还这笔钱的过程是什么?
河内民事判决执行部一位高管告诉记者,在3月27日下午的量刑听证会上,陪审团表示,检察机关暂时扣押了超过8.6万亿越南盾的资金。陪审团决定继续临时扣押,以确保履行判决的义务。
根据刑事诉讼法第九十条第一款的规定,物证是警察机关扣押的金钱,并存入国库。调查和起诉阶段结束后,资金将转交给民事执行机构。民事判决执行机构负责保存审判和执行阶段的物证。
“根据该规定,自起诉结束并将案卷移交给法院进行审判阶段以来,民事判决执行机构,特别是河内民事判决,目前扣押的金额超过8.6万亿越南盾。执法部门负责在国库保存、保管。”该人士分析道。
对于6630名受害者获得赔偿的民事判决执行程序,适用2008年《民事判决执行法》并于2014年、2020年和2022年修订和补充的规定。
根据该法第二条的规定,对于一审判决中被告人杜英勇赔偿被害人的判决,如果不按照上诉程序提出上诉或者抗诉的,民事判决将予执行。
如果对该赔偿提出上诉或抗议,受害者必须等到上诉判决或决定(立即生效)后才能执行。
“判决生效后,胜诉债权人有权请求执行判决,并根据民事判决执行法第七条的规定,授权他人行使权利和义务。”执行分析员说。
《民事判决执行法》第三十条明确规定,自判决、决定发生法律效力之日起五年内,胜诉债权人有权请求有管辖权的民事判决执行机构作出执行判决的决定。
在新黄明案件中,当款项已收齐并暂时扣押在判决执行机构时,如果受害人提出执行判决的请求,将立即支付款项。
事实上,民事判决执行机构可以在判决执行决定之日起10天内或根据记录、程序、法律文件、判决执行机构的通知以及判决债权人的配合向这些人支付。
胜诉债权人未按通知领取款项的,按照民事判决执行法第一百二十六条的规定存入国库。
可以向受害人支付利息吗?
3月27日下午,法院一审判决,没有采纳受害人要求被告人杜英勇支付利息的请求。
然而,在审判过程中,新黄明集团董事长“承诺”支付在他被起诉和拘留之前到期的债券合同利息。陪审团表示,这是被告自愿,不属于办案范围。
《民事判决执行法》第六条明确规定,当事人有同意执行判决的权利。因此,执行人表示,如果被判定债务人——被告杜英勇自愿支付利息,被判定债权人可以根据被判定债务人的意愿,按照协议获得利息。

Quy trình thi hành án 8.600 tỷ đồng trong vụ Tân Hoàng Minh

Tòa án buộc bị cáo Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 8.600 tỷ đồng cho 6.630 bị hại. Quy trình thi hành án dân sự, hoàn trả số tiền này sẽ như thế nào?

Thông tin với phóng viên Dân trí, một chấp hành viên thuộc Cục Thi hành án dân sự Hà Nội cho biết, tại buổi tuyên án chiều 27/3, HĐXX nói cơ quan tố tụng đang tạm giữ hơn 8.600 tỷ đồng. HĐXX tuyên tiếp tục tạm giữ để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 của Bộ luật Tố tụng hình sự, vật chứng là tiền được cơ quan công an thu giữ sẽ được gửi tại Kho bạc Nhà nước. Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra, truy tố, tiền được chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự. Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

“Theo quy định đó, kể từ khi kết thúc truy tố, chuyển hồ sơ sang cho tòa án thực hiện giai đoạn xét xử, số tiền hơn 8.600 tỷ đồng hiện nay đang được cơ quan thi hành án dân sự, mà cụ thể là Cục Thi hành án dân sự Hà Nội, có trách nhiệm bảo quản, và lưu giữ tại Kho bạc Nhà nước”, vị này phân tích.

Về thủ tục thi hành án dân sự để 6.630 bị hại được nhận lại tiền bồi thường được áp dụng quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, đã sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2020 và năm 2022.

Theo điều 2 luật này, nếu phần án tuyên bị cáo Đỗ Anh Dũng bồi thường cho các bị hại trong bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, sẽ được thi hành án dân sự.

Trường hợp phần bồi thường này bị kháng cáo, kháng nghị thì các bị hại sẽ phải đợi đến khi có bản án, quyết định cấp phúc thẩm (có hiệu lực ngay) mới được thi hành.

“Sau khi bản án có hiệu lực thi hành, người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án, ủy quyền cho người khác thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 7 Luật Thi hành án dân sự”, chấp hành viên phân tích.

Điều 30 Luật Thi hành án dân sự nêu rõ, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trong trường hợp vụ Tân Hoàng Minh, khi tiền đã được thu, tạm giữ tại cơ quan thi hành án, nếu bị hại có đơn yêu cầu thi hành án thì sẽ sớm được thanh toán ngay.

Trên thực tế, những người này có thể được cơ quan thi hành án dân sự thanh toán, chi trả trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định thi hành án hoặc phụ thuộc hồ sơ, thủ tục, giấy tờ pháp lý, thông báo của cơ quan thi hành án và sự hợp tác của người được thi hành án.

Trường hợp người được thi hành án không đến nhận tiền theo thông báo, tiền sẽ được gửi tiết kiệm theo quy định tại Điều 126 Luật Thi hành án dân sự.

Như Dân trí thông tin, chiều 27/3 vừa qua, TAND TP Hà Nội tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Bị cáo Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, là người lĩnh mức án cao nhất, 8 năm tù.

Bản án xác định, để giải quyết khó khăn về tài chính, Đỗ Anh Dũng ra chủ trương phát hành 9 lô trái phiếu của 3 công ty thuộc tập đoàn. Hồ sơ phát hành trái phiếu được xây dựng trên các báo cáo tài chính đã “làm đẹp” số liệu, với sự tiếp tay của công ty kiểm toán.

Các bị cáo tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh lập hợp đồng giả cách, “chạy” dòng tiền khống, hợp thức cho tập đoàn này trở thành trái chủ sơ cấp của các lô trái phiếu, sau đó bán cho nhà đầu tư để thu về hơn 14.000 tỷ đồng.

Phần lớn số tiền được bị cáo Dũng chỉ đạo chi tiêu không đúng phương án phát hành, gây thiệt hại trên 8.600 tỷ đồng của 6.630 nhà đầu tư.

Bị cáo Đỗ Anh Dũng cùng gia đình đã nộp hơn 5.600 tỷ đồng, cùng với gần 3.000 tỷ đồng thu hồi được trong quá trình điều tra vụ án, đủ để khắc phục toàn bộ hậu quả.

Tòa sơ thẩm buộc bị cáo Đỗ Anh Dũng bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 8.600 tỷ đồng cho 6.630 bị hại.

Bị hại có được trả tiền lãi?

Tại bản án sơ thẩm chiều 27/3 vừa qua, tòa không chấp nhận yêu cầu của các bị hại về việc bị cáo Đỗ Anh Dũng phải trả tiền lãi .

Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh có “hứa” trả lãi cho các hợp đồng trái phiếu đến hạn tính tới thời điểm trước khi mình bị khởi tố, bắt tạm giam. HĐXX cho hay đây là sự tự nguyện của bị cáo, không thuộc phạm vi xử lý vụ án.

Điều 6 của Luật Thi hành án dân sự nêu rõ, đương sự có quyền thỏa thuận thi hành án. Do đó, theo chấp hành viên, nếu người phải thi hành án – bị cáo Đỗ Anh Dũng, tự nguyện trả lãi thì người được thi hành án có thể được nhận lãi theo thỏa thuận, theo sự tự nguyện của người phải thi hành án.

2024.4.2,著名案例:大亨的陷阱
新黄明集团董事长杜英勇(Do Anh Dung)先生是越南房地产市场上的知名人物,拥有数万亿美元的项目和专为上层阶级打造的“镀金”公寓。谈论Do Anh Dung就是在谈论一个成功的商人,总是以大胆的想法引领潮流,从V20出租车系统业务,到主导市场和收入的出口手工艺品工厂。
自2006年以来,Tan Hoang Minh(新黄明)这个名字因在黄金和钻石土地上投资和销售超级豪华公寓而被曝光。他甚至因著名的土地拍卖“交易”而被媒体和报纸提及。
新黄明集团旗下的公司以其漂亮的财务数据、盈利的业务以及高达数十万亿盾的资产而闻名。 2022年4月,“诈骗挪用财产”案被起诉时,杜英勇先生及一系列同伙被起诉并拘留,此时,帝国的“冰山”被起诉。
案卷显示,2021年,由于COVID-19疫情和房地产市场冻结的影响,新黄明集团遇到了诸多财务困难。 Tan Hoang Minh的信贷余额超过18.5万亿越南盾,到2022年初增加到近20万亿越南盾。为了解决这个问题,Dung先生指示他的儿子Do Hoang Viet寻找一项为集团筹集资金的计划。
Do Anh Dung先生及其儿子同意利用新黄明集团法人实体发行个人债券,然后使债券持有人合法化,并向投资者出售。入选的 3 家公司包括 Viet Star、Soleil 和 Winter Palace Joint Stock Company。然而,这三个法人实体的经营成果不符合资格。被告Do Hoang Viet指示其下属编辑财务报告,以不真实的信息使公司获得发行资格。
Do Hoang Viet在庭审中作证说,当Tan Hoang Minh集团从其子公司购买债券时,该集团账户中的资金只有40至2000亿越南盾。为了用这笔钱购买债券,被告将资金从该集团流转至3家债券发行公司,然后再返回该集团的账户,直至金额达到预期价值。
被告串通实施多项违法行为,如:签订“虚假”债券转让合同、运行“虚假”现金流将Winter Palace、Soleil、Vietnam Star等3家公司的9手债券转让给新黄明。由此,3家公司发行了9个债券包,总价值达10.3万亿越南盾。从2021年中到2022年初,新黄明发行了9批债券,价值超过10万亿越南盾,利率从11.5%到12%/年。当时银行储蓄利率最高为8.2%/年,大部分都在6%以下。这是吸引“债券持有人”投资新黄明债券的利率。
在审判中,Dung 先生承认,他制定了发行债券的政策,并指派他的儿子 Do Hoang Viet 执行这些政策。据Dung先生介绍,被告拥有30年的经营经验,清楚地了解债券是有效的资金动员渠道,许多其他公司和企业已发行了数百万和数十亿盾。 Dung先生还承认了“运行”虚拟现金流将Winter Palace、Soleil和Vietnam Star 3家公司的9手债券转让给Tan Hoang Minh集团的行为,因为根据Dung先生的说法,看流量就可见,这些钱是虚拟的,实际上该集团和这三个公司都是Do Anh Dung拥有的。
继9次单独发行债券后,已有6600多家客户签署了债券投资合同和转让合同。新黄明集团创收近14万亿越南盾。杜英勇先生指示这笔钱用于偿还债务、购买股票、个人开支……不符合发行债券的目的和计划。其中,超过5.1万亿越南盾是后来投资者用来支付先到期投资者的资金。检察机关确定6,630名投资者为受害者,被挪用总额超过86,430亿越南盾。法庭发出传票,在庭审期间,据记录有数千人到场。一些受害者从清化、义安、河静等偏远省份过来……一些受害者抱着一个小孩出现在庭院里……
据当局称,个人持有的新黄明债券数量高达32.6%,这意味着每发行10张债券,就有3张是由个人购买。此案共有6,630名受害者。最高人民检察院的起诉书称,受害人均为“业余投资者”。他们是从未学过金融的人,也只是因为“公司名称”以及11.5-12%/年的诱人利率而购买债券。根据名单,受害者来自不同的年龄和地区。受害人的投资金额从1亿越南盾到近200亿越南盾不等。
另据不少投资者透露,他们通过多种渠道了解到并投资了新黄明债券,有的是银行工作人员的建议,有的是为了帮助亲戚实现发行目标而购买的。然而,大多数受害者表示,他们收到的建议因利润而有吸引力,因此他们将积蓄用于投资,目的是获取利息。部分原因在于相信债券包是按照规定发行的,新黄明集团是一家大型知名企业。甚至有人在案件起诉几天前购买了新黄明的债券。
在审问过程中,不少受害者站起来沮丧发言,有人用全部家产购买新黄明债券,他们表示,新黄明不是唯一伤害他们的一方,国家证券管理机构和银行必须也分担责任。请陪审团注意国家管理机构在本案中的责任。大多数投资者只是想拿回自己的财产,因此当他们得知Dung先生已追回全部被挪用的资金时,他们为被告申请减刑。
在这种情况下,Dung先生全额收回了超过8.6万亿越南盾,以最大程度地减少投资者的损失。据称,这一和解金额是与诈骗财产犯罪相关的“有史以来最大的案件”。

Vụ án nổi tiếng
Cạm bẫy của… nhà tài phiệt

Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tân Hoàng Minh) cùng 14 bị cáo đã vẽ ra những dự án trên giấy, làm ảo thuật với số liệu tài chính khống, để thiết kế cạm bẫy huy động vốn núp dưới kênh đầu tư trái phiếu, lãi suất hấp dẫn. Cạm bẫy được giăng ra, trong thời gian ngắn, nhóm tội phạm đã lừa được 6.630 bị hại, huy động được trên 10 nghìn tỉ đồng, chiếm đoạt trên 8.600 tỉ đồng.

Miếng phô mai trong… bẫy chuột

Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh là cái tên khá quen thuộc trên thị trường bất động sản Việt Nam với những dự án nghìn tỉ, những căn hộ “dát vàng” dành cho giới thượng lưu. Nhắc đến Đỗ Anh Dũng là nhắc đến một doanh nhân thành đạt, luôn dẫn đầu với những ý tưởng táo bạo, từ lĩnh vực kinh doanh hệ thống Taxi V20, đến nhà máy thủ công mỹ nghệ xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường, doanh thu khủng.

Từ năm 2006, cái tên Tân Hoàng Minh vụt sáng khi đầu tư và bán những căn hộ siêu sang ở những khu đất vàng, đất kim cương. Thậm chí ông này còn được truyền thông và báo giới nhắc đến với những “thương vụ” đấu giá đất đình đám. Tân Hoàng Minh có các công ty con Công ty Cổ phần Thời Đại Mới T&T; Công ty Cổ phần Cung điện mùa đông; Công ty CPDT&DV khách sạn Soleil.

Các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh được biết đến với số liệu tài chính đẹp, kinh doanh có lãi, tài sản lên đến hàng chục nghìn tỉ đồng. Tại thời điểm tháng 4/2022, khi vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được khởi tố, ông Đỗ Anh Dũng cùng hàng loạt đồng phạm bị khởi tố, bắt tạm giam, lúc này, “tảng băng chìm” của đế chế Tân Hoàng Minh mới dần được hé lộ, thủ thuật thổi phồng hoạt động doanh nghiệp với những số liệu “siêu đẹp” làm khống được đưa ra ánh sáng. Một “đế chế” hùng mạnh được đồn thổi thực chất chỉ là cái vỏ… rỗng!

Theo hồ sơ vụ án, năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thị trường bất động sản đóng băng, Tập đoàn Tân Hoàng Minh gặp nhiều khó khăn về tài chính. Tân Hoàng Minh bị dư nợ tín dụng hơn 18.500 tỉ rồi tăng thành gần 20.000 tỉ đồng tại thời điểm đầu năm 2022. Để giải quyết vấn đề, ông Dũng chỉ đạo con trai Đỗ Hoàng Việt tìm phương án huy động vốn cho tập đoàn.

Hai cha con ông Dũng thống nhất chủ trương sử dụng các pháp nhân thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu riêng lẻ, sau đó hợp thức trái chủ, sử dụng pháp nhân của Tập đoàn, bán cho nhà đầu tư. 3 công ty được lựa chọn gồm Ngôi Sao Việt, Soleil và Công ty CP Cung Điện Mùa Đông. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của 3 pháp nhân này đều không đủ điều kiện. Bị cáo Việt chỉ đạo cấp dưới chỉnh sửa thông tin trong các báo cáo tài chính không đúng với thực tế.

Đỗ Hoàng Việt khai tại phiên xét xử, thời điểm Tập đoàn Tân Hoàng Minh mua các lô trái phiếu từ công ty con, tiền trong tài khoản của tập đoàn này chỉ có từ 40 -200 tỉ đồng. Để mua được trái phiếu với số tiền này, các bị cáo cho chạy số tiền vòng vèo từ Tập đoàn sang 3 công ty phát hành trái phiếu rồi quay lại tài khoản tập đoàn cho đến khi đủ số tiền theo giá trị mong muốn.

Về quy trình nhận lại tiền, theo các chuyên gia pháp luật, sau khi nhận được bản án có hiệu lực pháp luật, các nhà đầu tư cần liên hệ với Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội để làm thủ tục yêu cầu thi hành án. Việc xác định tư cách bị hại trong vụ án được căn cứ thông tin nhà đầu tư đã đăng ký mua trái phiếu với Tân Hoàng Minh. Vụ án có hơn 6.000 bị hại, do vậy, để đảm bảo việc thi hành án được tiến hành nhanh chóng, bị hại cần cẩn thận rà soát, đối chiếu thông tin cá nhân của mình trong hồ sơ vụ án, có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung đến thư ký phiên tòa để chỉnh sửa, điều chỉnh kịp thời.

Ngay sau khi bản án hình sự xét xử vụ án nêu trên có hiệu lực pháp luật, nhà đầu tư là bị hại trong vụ án cần chuẩn bị hồ sơ gồm: Đơn yêu cầu thi hành án dân sự, giấy tờ tùy thân của người yêu cầu, bản án có hiệu lực pháp luật gửi đến Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội.

Các bị cáo thông đồng thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật như: ký hợp đồng “giả cách” chuyển nhượng trái phiếu, chạy dòng tiền “khống” để chuyển 9 lô trái phiếu của 3 công ty Cung Điện Mùa Đông, Soleil và Ngôi Sao Việt sang Tân Hoàng Minh. Nhờ vậy, 3 công ty phát hành 9 gói trái phiếu, với tổng trị giá 10.300 tỉ đồng. Từ giữa năm 2021 đến đầu 2022, Tân Hoàng Minh tung ra thị trường 9 lô trái phiếu trị giá hơn 10.000 tỉ đồng, lãi suất từ 11,5% đến 12%/ năm. Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng khi đó cao nhất 8,2%/năm, còn đa số dưới 6%. Đây chính là mức lãi suất đã hấp dẫn “trái chủ” đầu tư vào trái phiếu Tân Hoàng Minh.

Tại phiên xét xử, ông Dũng thừa nhận đã ra chủ trương phát hành các lô trái phiếu và giao cho con trai Đỗ Hoàng Việt thực hiện. Theo lời ông Dũng, với kinh nghiệm 30 năm điều hành doanh nghiệp, bị cáo hiểu rõ trái phiếu là một kênh huy động vốn hiệu quả, nhiều các công ty, tập đoàn khác đã phát hành hàng triệu tỉ đồng. Ông Dũng cũng thừa nhận hành vi “chạy” dòng tiền ảo để chuyển 9 lô trái phiếu của 3 công ty Cung Điện Mùa Đông, Soleil và Ngôi Sao Việt sang Tập đoàn Tân Hoàng Minh, bởi theo ông Dũng, nhìn dưới góc độ dòng tiền có thể thấy đó là ảo, nhưng thực tế cả Tập đoàn và 3 công ty đều thuộc sở hữu của ông Dũng.

Tuy ông Dũng khẳng định huy động vốn sai, phần lớn số tiền huy động từ trái phiếu đều sử dụng không đúng mục đích, không có những nhà đầu tư chiến lược này thì phương án kinh doanh khó có thể thành công, nhưng vẫn “phân bua” ngay từ khi phát hành trái phiếu, chưa bao giờ có ý nghĩ chiếm đoạt tiền của người mua trái phiếu? Ông ta chỉ ý thức rằng đây là việc huy động tiền để phục vụ kinh doanh, đầu tư.

Mua trái phiếu vì nghe danh doanh nghiệp… lớn

Sau khi mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng. Tập đoàn Tân Hoàng Minh thu về gần 14.000 tỉ đồng. Ông Đỗ Anh Dũng chỉ đạo sử dụng số tiền này để trả nợ, mua cổ phần, chi tiêu cá nhân… không đúng mục đích, phương án phát hành trái phiếu. Trong đó, hơn 5.100 tỉ đồng là tiền của nhà đầu tư sau được dùng để trả cho nhà đầu tư đến hạn trước. Cơ quan tố tụng xác định có 6.630 nhà đầu tư là bị hại, họ bị chiếm đoạt tổng số tiền hơn 8.643 tỉ đồng. Tòa có đơn triệu tập, trong những ngày diễn ra phiên xét xử, ghi nhận có hàng nghìn người có mặt. Có bị hại di chuyển từ các tỉnh xa xôi như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… có bị hại xuất hiện tại sân tòa trên tay bồng con nhỏ…

Theo cơ quan chức năng, số lượng trái phiếu Tân Hoàng Minh được nắm giữ bởi các cá nhân lên tới 32,6%, tức cứ 10 trái phiếu được phát hành thì có 3 được mua bởi người dân. Trong vụ án này có 6.630 bị hại. Cáo trạng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhận định, các bị hại đều là “nhà đầu tư không chuyên”. Họ là người chưa từng tìm hiểu về tài chính hoặc mua trái phiếu chỉ vì “cái tên của doanh nghiệp” và hơn nữa vì mức lãi suất hấp dẫn 11,5-12%/năm. Theo danh sách, bị hại đa dạng các lứa tuổi, vùng miền. Số tiền đầu tư của bị hại từ 100 triệu đồng, đến gần 20 tỉ đồng.

Cũng theo chia sẻ của nhiều nhà đầu tư, họ biết đến và đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh từ nhiều kênh, có người từ sự tư vấn của nhân viên ngân hàng, có người mua để giúp người thân đủ chỉ tiêu phát hành. Tuy nhiên, phần nhiều bị hại cho rằng, được tư vấn thấy hấp dẫn vì lợi nhuận nên dồn tiền tiết kiệm để đầu tư, mục đích để nhận lãi. Một phần cũng do tin tưởng các gói trái phiếu được phát hành đúng quy định, Tập đoàn Tân Hoàng Minh lại là doanh nghiệp lớn và có thương hiệu. Thậm chí, có người vừa mua trái phiếu của Tân Hoàng Minh được vài ngày thì vụ án được khởi tố.

Khi xét hỏi, nhiều bị hại đứng lên phát biểu với thái độ bức xúc, có người đã dùng toàn bộ tài sản gia đình mua trái phiếu Tân Hoàng Minh, họ cho rằng, Tân Hoàng Minh không phải là bên duy nhất hại họ, mà cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán, các ngân hàng cũng phải cùng có trách nhiệm. Đề nghị HĐXX lưu ý cho trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong vụ việc này. Phần lớn nhà đầu tư chỉ mong lấy lại được tài sản, nên khi được thông báo ông Dũng đã khắc phục toàn bộ số tiền chiếm đoạt, họ đã có đơn xin giảm án cho các bị cáo.

Trong vụ án này, ông Dũng đã khắc phục đầy đủ hơn 8.600 tỉ đồng để giảm thiệt hại đến mức tối đa cho các nhà đầu tư. Số tiền khắc phục này được cho rằng “lớn nhất từ trước đến nay trong các vụ án” liên quan tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là niềm vui lớn đối với nhà đầu tư, bởi họ có cơ hội lấy lại được khoản tiền mình đã bỏ ra. Đối với yêu cầu tính các loại lãi của những người bị hại, phán quyết của HĐXX cho rằng, tại tòa, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh đồng ý trả một phần lãi. Tuy nhiên, đây là vụ án hình sự nên HĐXX khẳng định, không có căn cứ tính lãi theo yêu cầu của các bị hại.

Vụ án được khép lại một giai đoạn tố tụng, hậu quả vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh không chỉ là thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng lòng tin và uy tín của thị trường tài chính. Hành vi lừa đảo nhà đầu tư trong giao dịch trái phiếu của Tân Hoàng Minh là một ví dụ về việc cần thiết phải tăng cường giám sát và kiểm soát trong thị trường tài chính để ngăn chặn những doanh nghiệp “đánh bóng” thực lực nhằm huy động vốn để lừa đảo.Vụ án cũng để lại bài học về đầu tư trái phiếu với nhiều người trong giai đoạn hiện nay. Thông qua vụ án này, với những người có ý định đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp phát hành, xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp, hiệu quả dự án dự kiến đầu tư, khả năng thanh toán, tài sản bảo đảm có thực chất không, bên bảo lãnh thanh toán có uy tín hay không… thay vì chỉ tập trung vào mức lãi suất hoặc thông tin do chính doanh nghiệp quảng cáo kẻo… mắc bẫy.

Hội đồng xét xử đã đưa ra mức án đối với 15 bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh. Trong đó, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, bị tuyên phạt 8 năm, Đỗ Hoàng Việt, Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, bị tuyên phạt 36 tháng tù. Các bị cáo khác bị tuyên phạt mức án từ 18 tháng tù treo đến 30 tháng tù giam.

2024.4.1,新黄明案:应优先考虑受害者权利的早日解决(作者:越南国立大学经济与法律博士)
对于本案,最高人民法院审判员会议是否应作出决议,规定被告人全额缴纳救济费后允许受害人取回款项的问题
3月27日下午,河内人民法院以诈骗财产罪判处被告人杜英勇(新黄明公司董事长兼总经理)有期徒刑八年。因同一罪行,其他 14 名被告分别被判处 18 个月有期徒刑、缓刑至 3 年有期徒刑。
据统计,该案共有受害人6630人。这是一起受害人数非常多的重大犯罪。
起诉书称,2021年,Do Anh Dung先生及其同伙通过发行私人公司债券筹集资金。调查期间,Dung先生将被挪用的款项全部上缴国库。
庭审期间,有1200多名受害者请求对被告人减刑。不少投资者在一审后表示希望立即拿回资金。有些人希望收回债券购买资金和利息、滞纳金利息和损害赔偿。对于他们来说,主谋及其同伙被判多少年徒刑并不重要,重要的是尽快拿回钱。
法律问题是,本案中的受害者何时能收到退款?
在《刑法典》中,“损害赔偿”被视为一种司法措施(第46条);在刑事诉讼法中,“损害赔偿”有时是刑事案件中的民事事项,有时是单独处理并单独解决(第30条)。
依据刑事诉讼法第一百零六条关于处理物证、刑事诉讼法第三十条关于解决刑事案件民事问题等条款,在刑事诉讼过程中,如果被告人或者被告人亲属自愿赔偿损失和救济后果,受害人将在诉讼期间立即收到财产。被告不直接赔偿被害人,而是存入检察机关保管账户的,须待判决发生法律效力后,判决执行机关才能据此判决执行民事诉讼。

Vụ Tân Hoàng Minh: Nên ưu tiên giải quyết sớm quyền lợi cho bị hại

Đối với vụ án này, nên chăng Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có thể ban hành một nghị quyết quy định về vấn đề giải quyết cho bị hại nhận lại tiền khi bị cáo đã nộp đầy đủ tiền khắc phục hậu quả vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tố tụng.

Chiều 27-3, TAND TP Hà Nội đã tuyên án tám năm tù đối với bị cáo Đỗ Anh Dũng (chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng về tội danh này, 14 bị cáo khác lãnh các mức án từ 18 tháng tù cho hưởng án treo đến ba năm tù.

Theo số lượng thống kê, vụ án có 6.630 bị hại. Có lẽ đây là một đại án với số lượng bị hại rất lớn.

Theo cáo trạng, năm 2021, ông Đỗ Anh Dũng cùng các đồng phạm đã huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Tại thời điểm khởi tố vụ án, tháng 4-2022, Tân Hoàng Minh dùng hơn 5.000 tỉ đồng của người mua trái phiếu sau để trả cho người mua trái phiếu đến hạn trước. Số tiền còn lại hơn 8.643 tỉ đồng của 6.630 khách hàng đã bị Tân Hoàng Minh chiếm đoạt. Trong giai đoạn điều tra, ông Dũng đã nộp lại toàn bộ số tiền chiếm đoạt vào kho bạc nhà nước.

Trong những ngày tòa xét xử, hơn 1.200 bị hại đã xin giảm án cho các bị cáo. Nhiều nhà đầu tư bày tỏ mong muốn được nhận lại tiền ngay sau phiên tòa sơ thẩm. Một số người muốn được nhận lại cả tiền mua trái phiếu và tiền lãi, lãi chậm trả, tiền bồi thường thiệt hại. Đối với họ, việc chủ mưu và đồng phạm nhận bao nhiêu năm tù không quan trọng bằng việc họ được nhận lại tiền càng sớm càng tốt.

Vấn đề pháp lý đặt ra là khi nào thì các bị hại trong vụ án này mới nhận lại được tiền của mình?

Trong BLHS, “bồi thường thiệt hại” được xem là biện pháp tư pháp (Điều 46); còn trong BLTTHS thì “bồi thường thiệt hại” có khi là vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, có khi tách ra để giải quyết riêng (Điều 30).

Căn cứ các điều như Điều 106 BLTTHS về xử lý vật chứng, Điều 30 BLTTHS về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự thì trong quá trình tố tụng hình sự, nếu bị cáo hoặc người thân thích của bị cáo tự nguyện bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả thì bị hại được nhận tài sản ngay trong quá trình tố tụng. Trường hợp bị cáo không bồi thường trực tiếp cho bị hại mà lại nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tố tụng thì phải chờ đến khi bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án mới căn cứ vào bản án đó để thi hành đối với phần dân sự.

Có thể suy luận rằng số tiền khắc phục hậu quả đang được tạm giữ tại kho bạc nhà nước chắc chắn sẽ được dùng để khắc phục hậu quả, tức là trả lại cho bị hại. Tuy nhiên, phải chờ đến khi bản án có hiệu lực pháp luật thì việc nhận lại tiền mới có thể được thực hiện, thông qua cơ quan thi hành án. Và như vậy, bị hại vẫn phải tiếp tục chờ đợi và nguyện cầu cho hoạt động xét xử được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng để sớm nhận lại tiền.

Nhà nước pháp quyền không chỉ là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật mà quan trọng hơn là các quy định pháp luật phải hợp lý, mang tính nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó, hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước cũng phải thấu tình, đạt lý nhằm bảo vệ người yếu thế.

Trong vụ án Tân Hoàng Minh, rõ ràng những người mua trái phiếu là những người cần được bảo vệ đầu tiên. Trái phiếu của Tân Hoàng Minh phát hành trái pháp luật nên bị hủy. Thế nhưng khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định 181 hủy trái phiếu Tân Hoàng Minh vào ngày 3-4-2022 lại chưa đề cập đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người mua trái phiếu.

Kết quả xét xử sơ thẩm, tòa cũng không tuyên cho các bị cáo được nhận lại tiền sau khi kết thúc phiên tòa. Về ý kiến của các bị hại yêu cầu được trả lãi, HĐXX xét thấy không có căn cứ tính lãi; yêu cầu này chỉ được xem xét giải quyết sau khi bản án xác định trách nhiệm bồi thường của các bị cáo có hiệu lực pháp luật.

Hiện nay, mặc dù việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được quy định trong BLHS, BLTTHS và hướng dẫn trong nhiều công văn của TAND Tối cao (như Công văn 121/2003/KHXX ngày 19-9-2003, Công văn 233/TANDTC-PC ngày 1-10-2019) nhưng vẫn cần nhiều bổ sung để kịp thời giải quyết các vấn đề có tính cấp bách.

Điểm b khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức TAND cho phép Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao “ban hành nghị quyết hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật”.

Do đó, đối với vụ án này, nên chăng Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có thể ban hành một nghị quyết quy định: Trong trường hợp bị cáo đã nộp đủ tiền khắc phục hậu quả vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tố tụng, tại phiên tòa sơ thẩm mà bị cáo đồng ý bồi thường thiệt hại thì sau khi có phán quyết của tòa sơ thẩm, dù bản án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng cơ quan thi hành án vẫn được căn cứ vào bản án đó tiến hành giải quyết cho bị hại nhận tiền bồi thường.

Có như vậy, tòa án mới được xem là thành trì của công lý và hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được Luật Tổ chức TAND quy định.

Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM

2024.3.29,新黄明案审判回顾
新黄明案一审结束,15名被告人犯“诈骗财产罪”,分别判处有期徒刑18个月、缓刑至8年有期徒刑。
专家评价,庭审充分展现了案件内容,综合考虑了犯罪行为,考虑了当事人的整体要求。诉讼各方均充分陈述了自己的意见,其中大部分被告人和辩护律师并未对检方的指控进行辩论,只是分析了案件行为的程度、实施违法行为的目的以及诉讼中出现的民事问题。

Nhìn lại phiên tòa xét xử vụ án Tân Hoàng Minh

Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Tân Hoàng Minh đã khép lại với bản án dành cho 15 bị cáo về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với các mức án từ 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 8 năm tù.

Phiên tòa được giới chuyên môn đánh giá là đã thể hiện được đầy đủ nội dung vụ án, xem xét toàn diện các hành vi phạm tội cũng như cân nhắc tổng thể yêu cầu của các bên liên quan. Tất cả các bên tham gia tố tụng đã được trình bày đầy đủ ý kiến của mình, trong đó, hầu hết các bị cáo, luật sư bào chữa đều không tranh luận về tội danh truy tố mà chỉ phân tích về mức độ hành vi, mục đích thực hiện hành vi vi phạm và các vấn đề dân sự phát sinh trong vụ án.

*Mục đích phạm tội

Trong cáo trạng cũng như trong bản luận tội, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đều nêu rõ: Do khó khăn về tài chính, để có tiền chi phí duy trì bộ máy làm việc, hoạt động kinh doanh, đầu tư, thanh toán các khoản nợ phải trả của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, từ tháng 6/2021- 3/2022, bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh) đã thống nhất chủ trương và thông qua con trai Đỗ Hoàng Việt chỉ đạo, ủy quyền cho các bị cáo đồng phạm dưới quyền sử dụng pháp nhân 3 công ty (Công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty cổ phần Cung điện Mùa đông) phát hành 9 gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị phát hành 10.030 tỷ đồng để huy động tiền cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Công tố viên đánh giá, để phát hành được trái phiếu, các bị cáo thông đồng thực hiện nhiều hành vi, thủ đoạn gian dối, hợp thức điều kiện, hồ sơ phát hành, thủ tục chào bán, giao dịch trái phiếu: ngụy tạo hoạt động kinh doanh bằng hình thức ký hợp thức các hợp đồng hợp tác đầu tư, đặt cọc, mua bán cổ phần… không có thật giữa nội bộ các công ty thuộc Tập đoàn.

Phân tích về động cơ thực hiện hành vi gian dối hợp thức hóa các thủ tục, hồ sơ phát hành trái phiếu… nhiều luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo trong vụ án không chủ trương chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Luật sư Nguyễn Văn Tú (Công ty Luật FANCI) bào chữa cho Đỗ Hoàng Việt (Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh) cho rằng bị cáo Đỗ Anh Dũng và con trai Đỗ Hoàng Việt đều không có ý thức chiếm đoạt tiền của bị hại, song do nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, trong bối cảnh khó khăn nên cả hai đã vi phạm. Theo luật sư, xét theo quy định pháp luật, hành vi của họ tuy vi phạm pháp luật nhưng không có ý thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chung quan điểm với luật sư Nguyễn Văn Tú, luật sư Hoàng Văn Hướng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Khoa Đức (Trợ lý Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh, Giám đốc Công ty Cổ phần Cung điện Mùa đông) nêu ý kiến cần tách bạch giữa hành vi gian dối và chiếm đoạt tài sản. Luật sư Hướng phân tích, dấu hiệu của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.

Hành vi gian dối để tạo dựng các hồ sơ thì có, nhưng tại thời điểm đó chưa có ý định chiếm đoạt tài sản mà chỉ nhằm mục đích phát hành trái phiếu, có thêm tiền của các nhà đầu tư để tăng nguồn vốn cho các dự án lớn đang triển khai của Tân Hoàng Minh. Vì vậy, luật sư đề nghị Hội đồng xét xử cân nhắc động cơ, mức độ thực hiện hành vi phạm tội của thân chủ cũng như các bị cáo khác trong vụ án.

*Phân hóa vai trò phạm tội

Căn cứ diễn biến phiên tòa, lời khai của các bị cáo, của người liên quan cũng như các tài liệu, chứng cứ thu thập được… đại diện Viện Kiểm sát và Hội đồng xét xử đã có sự phân hóa vai trò phạm tội của từng bị cáo một cách đúng mức, phù hợp với hành vi phạm tội.

Trong đó, bị cáo Đỗ Anh Dũng bị đánh giá là người giữ vai trò chỉ đạo toàn bộ hoạt động phát hành 9 gói trái phiếu để huy động tiền trái pháp luật cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Đỗ Hoàng Việt có vai trò tham mưu, đề xuất, thực hành theo chỉ đạo, giúp sức tích cực cho bị cáo Đỗ Anh Dũng.

Cụ thể, bị cáo Dũng thông qua Việt là cấp dưới và là con đẻ của mình đã chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hoạt động lừa đảo dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, nhằm huy động vốn lấy tiền. Bị cáo sử dụng tiền mà các nhà đầu tư nộp để mua trái phiếu không đúng mục đích phát hành trái phiếu, chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng. Vì vậy, Dũng bị xác định có vai trò cao nhất trong vụ án, cần áp dụng hình phạt cao hơn các bị cáo khác.

Theo Hội đồng xét xử, Việt có vai trò là người giúp sức tích cực nhưng bị cáo có thái độ thành khẩn, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra. Việt hoàn toàn làm theo sự chỉ đạo của Đỗ Anh Dũng nên cần giảm nhẹ tội cho bị cáo.

Đại diện Viện Kiểm sát đã phân hóa vai trò của các bị cáo theo từng nhóm hành vi, gồm: Nhóm giúp sức của Tập đoàn Tân Hoàng Minh giúp sức cho Đỗ Anh Dũng chiếm đoạt tiền của các bị hại thông qua việc phát hành các gói trái phiếu, làm việc theo chỉ đạo của Dũng, Việt; Nhóm giúp sức Ban Tài chính – Kế toán; Nhóm giúp sức phòng ban chuyên môn của Ban Tài chính – Kế toán; Nhóm giúp sức của các công ty phát hành trái phiếu; Nhóm giúp sức kiểm toán… Từ đó, cân nhắc mức độ, hành vi phạm tội của từng bị cáo để đề nghị mức án tương xứng, phù hợp theo hướng thấp hơn vai trò của bị cáo Dũng và Việt.

Cùng nhận định phân hóa này, Hội đồng xét xử xác định, sau bị cáo Dũng, bị cáo Việt, các bị cáo còn lại đóng vai trò đồng phạm giúp sức, thực hiện theo sự chỉ đạo của Dũng và Việt, làm công hưởng lương, không được hưởng lợi từ hành vi chiếm đoạt tiền của các bị hại, nhóm đồng phạm giúp sức này được chia thành các nhóm với tính chất, mức độ hành vi phạm tội giảm dần.

*Những kỷ lục của vụ án

Theo kế hoạch ban đầu, phiên tòa dự kiến diễn ra trong 20 ngày, tuy nhiên, thời gian diễn ra phiên xử chỉ kéo dài gần 4 ngày. Sau hơn 1 tuần xét xử và nghị án, Hội đồng xét xử đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án. Tuy thời gian xét xử được rút ngắn, song các bị cáo, luật sư bào chữa và nhiều bị hại đều đánh giá, Hội đồng xét xử đã điều hành phiên tòa một cách khách quan, công tâm và khoa học. Tòa xem xét và lắng nghe đầy đủ ý kiến của các bên tham gia tố tụng để cân nhắc, đưa ra phán quyết sơ thẩm.

Mặc dù đây là một trong số vụ án có số lượng bị hại lớn nhất, ngay trong ngày khai mạc phiên tòa có tới gần 1.500 bị hại đến phiên xử. Theo luật định, tất cả các bị hại đều được quyền phát biểu, nêu ý kiến, kiến nghị của mình tại phiên tòa. Tuy nhiên, để tránh mất thời gian, Hội đồng xét xử đã điều hành phiên tòa rất hợp lý khi tổng hợp ý kiến chung của các bị hại, yêu cầu các ý kiến phát biểu sau đó phải có nội dung khác với những ý kiến trước đó để tránh trùng lặp nội dung kiến nghị.

Trong số các vụ đại án kinh tế, đây là vụ án lớn thứ hai được bị cáo khắc phục hoàn toàn hậu quả thiệt hại (hơn 8.600 tỷ đồng). Trước đó, tháng 12/2019, trong vụ án MobiFone mua AVG, bị cáo khi đó là Phạm Nhật Vũ (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu – AVG) khắc phục bồi thường 8.845 tỷ đồng, vượt số tiền gây thiệt hại trong vụ án là gần 6.600 tỷ đồng.

*Trách nhiệm bồi thường dân sự

Nêu quan điểm tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát xác định số tiền gốc theo hợp đồng mua bán trái phiếu của các bị hại với Công ty Tân Hoàng Minh là số tiền chiếm đoạt do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị cáo, nên có căn cứ để chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường số tiền này của các bị hại.

Đối với yêu cầu của một số bị hại liên quan đến khoản lãi theo hợp đồng mua bán trái phiếu, tiền lãi phạt chậm trả, Viện Kiểm sát xét thấy việc phát hành 9 gói trái phiếu của Tân Hoàng Minh và bán ra cho các nhà đầu tư được xác định là vi phạm pháp luật nên 9 gói trái phiếu này đã bị hủy theo quy định của pháp luật. Do vậy, hợp đồng mua bán trái phiếu giữa các bị hại với Tân Hoàng Minh là vô hiệu nên cần giải quyết theo quy định của đối với giao dịch dân sự vô hiệu.

Theo quan điểm của Viện Kiểm sát, các bị cáo có trách nhiệm bồi thường số tiền 8.643 tỷ đồng chiếm đoạt của các bị hại theo quy định của pháp luật. Số tiền này đã được Đỗ Anh Dũng, Đỗ Hoàng Việt nộp lại toàn bộ để khắc phục toàn bộ hậu quả trong vụ án.

Trong bản án sơ thẩm, Hội đồng xét xử cũng xác định đối với ý kiến của các bị hại về việc yêu cầu các bị cáo thuộc Tân Hoàng Minh trả lãi cho họ, Hội đồng xét xử nhận thấy, đây là vụ án hình sự, nên trách nhiệm bồi thường dân sự liên quan đến số tiền chiếm đoạt là không có căn cứ để tính lãi như các bị hại yêu cầu.

Yêu cầu này chỉ được xem xét giải quyết sau khi bản án xác định trách nhiệm bồi thường của các bị cáo có hiệu lực pháp luật. Các thiệt hại khác không liên quan số tiền chiếm đoạt của các bị cáo cũng không có cơ sở xem xét.

*Bài học thượng tôn pháp luật

Quá trình xét xử, đại diện Viện Kiểm sát xác định đây là vụ án đầu tiên xử lý hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thông qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ có gian dối, với giá trị phát hành đặc biệt lớn. Động cơ, mục đích phạm tội xuất phát từ nhu cầu huy động vốn để trả nợ đến hạn, trong điều kiện doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, có phần nguyên nhân từ COVID-19.

Hai bị cáo đầu vụ (Đỗ Anh Dũng và Đỗ Hoàng Việt) đã tích cực, nỗ lực phối hợp với Cơ quan điều tra và gia đình khắc phục toàn bộ số tiền chiếm đoạt, bảo đảm hoàn trả cho các bị hại. Với số lượng bị hại và giá trị chiếm đoạt đặc biệt lớn thì việc khắc phục toàn bộ hậu quả ngay từ giai đoạn điều tra kịp thời giải tỏa được bức xúc, lo lắng của các bị hại đã mua trái phiếu, đã giảm đi tính chất nguy hiểm cho xã hội.

Vụ án tạm khép lại với một bản án hợp tình, hợp lý, song vẫn để lại nỗi băn khoăn, day dứt cho những người trong cuộc. Bởi lẽ, với ý thức khắc phục hậu quả ngay từ khi vụ án được khởi tố, điều tra, những bị cáo trong vụ án này hoàn toàn có thể tránh được rủi ro cho bản thân nếu như ngay từ đầu, khi lập kế hoạch kinh doanh, khi lên phương án phát hành trái phiếu… có sự cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng các văn bản pháp luật có liên quan, chấp hành tốt quy định hiện hành.

Nếu làm được điều đó, nhận thức pháp luật được chú trọng, ý thức thượng tôn pháp luật được đề cao, các hoạt động kinh doanh được minh bạch và doanh nghiệp được bảo vệ an toàn trong hành lang pháp lý.

2024.3.28, 根据河内人民法院2024年3月27日第177/2024/HS-ST号一审刑事判决获得赔偿的6,630名受害者名单(新黄明案)
在河内人民法院2024年3月27日第177/2024/HS-ST号一审刑事判决中,关于民事责任,被告Do Anh Dung被判为6,630名受害者赔偿8,643,757,095 .520越南盾(详细名单附后) 。
继续暂时扣押8,646,116,595,520越南盾,以履行被告Do Anh Dung对6,630名受害者的赔偿义务。
受害人有权在2024年3月29日起15天内提出上诉。根据上述判决获得赔偿的 6,630 名受害者名单已公开发布在 2024 年 3 月 29 日的 Cong Ly 报纸第 26 期和 Cong Ly 电子报纸上。同时在河内人民法院总部公开挂牌。

Danh sách 6.630 bị hại được bồi thường theo Bản án hình sự sơ thẩm số 177/2024/HS-ST ngày 27/3/2024 của TAND TP Hà Nội (Vụ án Tân Hoàng Minh)
Tòa án nhân dân TP Hà Nội • 28/03/2024 10:57

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 177/2024/HS-ST ngày 27/3/2024 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, về trách nhiệm dân sự đã tuyên buộc bị cáo Đỗ Anh Dũng phải bồi thường 8.643.757.095.520 đồng cho 6.630 bị hại (có danh sách chi tiết kèm theo).

Tiếp tục tạm giữ số tiền 8.646.116.595.520 đồng để thi hành phần nghĩa vụ bồi thường của bị cáo Đỗ Anh Dũng đối với 6.630 bị hại.

Bị hại có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày 29/3/2024. Danh sách 6.630 bị hại được bồi thường theo Bản án trên được đăng công khai trên Báo Công lý in số 26 ra ngày 29/03/2024 và trên Báo điện tử Công lý tại địa chỉ www.congly.vn. Đồng thời được niêm yết công khai tại Trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội.

(https://congly.vn/danh-sach-6-630-bi-hai-duoc-boi-thuong-theo-ban-an-hinh-su-so-tham-so-177-2024-hs-st-ngay-27-3-2024-cua-tand-tp-ha-noi-vu-an-tan-hoang-minh-423541.html)

2024.3.27,3月27日下午,河内人民法院对新黄明集团债券操纵案15名被告作出一审判决。
以诈骗财产罪判处 Do Anh Dung 先生(杜英勇,新黄明集团董事长)8年有期徒刑。
Dung 先生的儿子 Do Hoang Viet(Tan Hoang Minh 副总经理)因同样的罪行被判处 36 个月监禁。
其余13名被告,包括新黄明集团和2家审计公司的领导和员工,被判处最低18个月监禁但缓刑,最高30个月监禁。
法院评估认为,被告人的犯罪行为特别严重,直接侵犯他人财产所有权,涉案金额特别大,涉及多人。新黄明集团董事长杜英勇在该案中扮演着最高角色,被告杜英勇通过其下属、亲生儿子被告杜黄越,自始至终指挥了欺诈性债券发行活动,从6,630名客户手中挪用了超过8.6万亿越南盾。
法院称:“被告人Dung被认定在本案中发挥着最高作用,因此应判处比其他被告人更高的刑罚。”
对于被告Do​​ Hoang Viet(杜黄越),一审法院认定,被告听从被告Dung的指示,要求其下属以发行私人公司债券的形式实施欺诈行为。在收到总额超过8.6万亿越南盾的资金后,Viet和Dung先生将这笔钱用于错误的目的,并且没有按照债券发行计划进行。 判决书称:“因此,被告人Viet是一名积极共犯,在被告Dung之后发挥作用,必须比其他共犯受到更高的刑罚。”然而,陪审团发现,在调查过程中,Viet是一个积极配合承认被告所有行为的人,包括其亲生父亲Dung先生的行为。因此,法院认为有必要考虑对Do Hoang Viet适用人道主义政策。
所有被告均被评估为真诚且悔罪,Dung先生的家人已支付超过5.6亿越南盾,其余13名被告则支付超过9亿越南盾。连同调查机构先前从新黄明集团扣押的钱,法院得出结论:“所有损失均已完全修复”。这些都是陪审团决定对 15 名被告判处低于刑罚幅度最低水平的减刑情节。
对于受害人提出的赔偿和利息要求,陪审团认为,双方签订的合同无效,因此律师和受害人要求的计算利息没有依据。被告人杜英勇自签订合同至起诉时对受害人的赔偿是自愿的,不属于本案内容。

Tuyên án vụ Tân Hoàng Minh: Đỗ Anh Dũng lĩnh án 8 năm tù

Chiều ngày 27/3, HĐXX chính thức tuyên án với 15 bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Chiều ngày 27/3, sau thời gian nghị án, HĐXX chính thức tuyên án với 15 bị cáo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

HĐXX đánh giá, các bị cáo phạm tội nhiều lần với hành vi phát hành nhiều gói trái phiếu, với số lượng bị hại lớn hơn 6.600 người cùng số tiền chiếm đoạt lớn lên tới hơn 8.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình điều tra đến xét xử, các bị cáo đều tỏ thái độ thành khẩn ăn năn, nhiều bị hại có đơn giảm án cho các bị cáo.

Đặc biệt, ghi nhận khắc phục hậu quả số tiền lớn trong vụ án. Về phía Tân Hoàng Minh, cha con Đỗ Anh Dũng đã khắc phục toàn bộ hậu quả hơn 8.600 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 13 bị cáo liên quan cũng khắc phục tổng số 936 triệu đồng, đây là cơ sở để HĐXX xem xét giảm án cho các bị cáo.

HĐXX cho biết, bị cáo Đỗ Anh Dũng nắm vai trò chủ mưu, thông qua con trai Đỗ Hoàng Việt chỉ đạo xuyên suốt quá trình phạm tội, do đó phản nhận mức án cao nhất. Tiếp đó, trong số các đồng phạm thì Đỗ Hoàng Việt có vai trò giúp sức nhiều nhất nên phải chịu mức án cao hơn đồng phạm khác.

Về yêu cầu bồi thường, tính lãi của các bị hại, HĐXX nhận thấy, hợp đồng ký kết giữa các bên là vô hiệu, vì vậy không có cơ sở tính lãi như yêu cầu của luật sư và các bị hại. Bị cáo Đỗ Anh Dũng tự nguyện bồi thường cho bị hại từ khi ký hợp đồng đến khi khởi tố là tự nguyện, không nằm trong nội dung vụ án này.

Cụ thể mức án được tuyên với các bị cáo như sau:

1.Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tân Hoàng Minh) tuyên 8 năm tù, trước đó VKS đề nghị 8 – 9 năm tù.

2.Đỗ Hoàng Việt, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, tuyên 36 tháng tù, trước đó VKS đề nghị 4 – 5 năm.

3.Phùng Thế Tính, cựu Giám đốc Trung tâm Tài chính – Kế toán, 30 tháng tù, kiêm Kế toán trưởng Tân Hoàng Minh, Kế toán trưởng Công ty Soleil, trước đó VKS đề nghị 42 đến 48 tháng.

4.Hoàng Quyết Chiến, quyền Phó Giám đốc Trung Tâm Tài chính – Kế toán, kiêm Giám đốc Ban Tài chính – Kế toán Công ty Tân Hoàng Minh, tuyên 30 tháng tù, trước đó VKS đề nghị 42 – 48 tháng.

5.Lê Thị Mai, nguyên Phó Ban Nguồn vốn Công ty Tân Hoàng Minh, tuyên 30 tháng tù cho hưởng án treo, trước đó VKS đề nghị 30 – 36 tháng tù.

6.Vũ Lê Vân Anh, Phó Giám đốc Ban Nguồn vốn Công ty Tân Hoàng Minh, 30 tháng tù cho hưởng án treo, trước đó VKS đề nghị 30 – 36 tháng tù.

7.Nguyễn Văn Khẩn, Phó Trưởng phòng Ngân sách Trung tâm Tài chính – Kế toán Công ty Tân Hoàng Minh, 30 tháng tù treo, trước đó VKS đề nghị 24 -30 tháng tù.

8.Lê Văn Thịnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh, tuyên 24 tháng tù, trước đó VKS đề nghị 24 – 30 tháng tù.

9.Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, tuyên 24 tháng tù, trước đó VKS đề nghị 24 – 30.

10.Trần Hồng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh, tuyên 24 tháng tù, trước đó VKS đề nghị 24 – 30 tháng tù.

11.Nguyễn Khoa Đức, Trợ lý Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh, Giám đốc Công ty Cổ phần Cung điện mùa đông, tuyên 24 tháng tù, trước đó VKS đề nghị 24 – 30 tháng tù.

12.Bùi Thị Ngọc Lân, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán Nam Việt Chi nhánh phía Bắc, tuyên 24 tháng tù treo, trước đó VKS đề nghị 20 – 30 tháng, án treo.

13.Lê Văn Dò, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội, tuyên 24 tháng tù treo, trước đó VKS đề nghị 24 – 30 tháng án treo.

14.Phan Anh Hùng, nguyên Phó Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội, chi nhánh Sài Gòn, tuyên 18 tháng tù treo, trước đó VKS đề nghị 18 – 20 tháng tù.

15.Nguyễn Thị Hải, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty CPA Hà Nội, tuyên 18 tháng tù treo, trước đó VKS đề nghị 18 – 24 tháng án treo.

Tòa tuyên án bị cáo Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các đồng phạm

Sau nhiều ngày xét xử, chiều 27/3/2024, Hội đồng xét xử TAND TP. Hà Nội đã tuyên án đối với bị cáo Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh và 14 đồng phạm trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đánh giá, hành vi phạm tội của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, được pháp luật và Nhà nước bảo vệ. Các bị cáo đã chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của nhiều người nên cần cách ly khỏi xã hội một thời gian.

Trong vụ án này, bị cáo Đỗ Anh Dũng là người đề ra chủ trương phát hành trái phiếu. Thông qua con trai là bị cáo Đỗ Hoàng Việt, bị cáo Dũng chỉ đạo các bị cáo khác lập khống, ký các hợp đồng giả cách chuyển nhượng trái phiếu, chiếm đoạt số tiền hơn 8.643 tỷ đồng. Bị cáo Đỗ Hoàng Việt trực tiếp điều hành, thống nhất với các công ty kiểm toán, chỉ đạo các bị cáo khác ký các hợp đồng giả cách chuyển nhượng trái phiếu. Các bị cáo khác thực hiện theo chỉ đạo, không tuân thủ quy định của pháp luật trong việc thẩm định giá.

Theo Hội đồng xét xử, bị cáo Đỗ Anh Dũng có vai trò cao nhất trong vụ án, tuy nhiên, bị cáo cũng có nhiều thành tích, được tặng nhiều bằng khen, bản thân bị cáo là doanh nhân xuất sắc, có nhiều đóng góp cho xã hội. Còn bị cáo Đỗ Hoàng Việt tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo, thực hiện theo chỉ đạo của bố nên được giảm nhẹ tối đa. Các bị cáo còn lại ở Tân Hoàng Minh làm thuê cho công ty, không có quyền hành, không được hưởng lợi nên mức án sẽ thấp hơn bị cáo Dũng. Các bị cáo thuộc công ty kiểm toán, thực hiện tội phạm có vai trò giúp sức, nên sẽ thấp hơn các bị cáo khác.

Hội đồng xét xử đánh giá, việc khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án hơn 8.600 tỉ đồng là cố gắng rất lớn của gia đình bị cáo Đỗ Anh Dũng, 15 bị cáo đều thành khẩn khai báo, tích cực phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ vụ án, tích cực khắc phục hậu quả, chưa có tiền án tiền sự, các bị cáo được nhiều bị hại có đơn xin giảm nhẹ hình phạt nên Hội đồng xét xử quyết định tuyên phạt 15 bị cáo mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

Cụ thể như sau:

1.Bị cáo Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (Tân Hoàng Minh), bị tuyên phạt 8 năm tù.

2.Bị cáo Đỗ Hoàng Việt, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, bị tuyên phạt 36 tháng tù.

3.Bị cáo Phùng Thế Tính, cựu Giám đốc Trung tâm Tài chính – Kế toán kiêm Kế toán trưởng Tân Hoàng Minh, Kế toán trưởng Công ty Soleil, bị tuyên phạt 30 tháng tù.

4.Bị cáo Hoàng Quyết Chiến, quyền Phó Giám đốc Trung Tâm Tài chính – Kế toán, kiêm Giám đốc Ban Tài chính – Kế toán Công ty Tân Hoàng Minh, bị tuyên phạt 30 tháng tù.

5.Bị cáo Lê Thị Mai, nguyên Phó Ban Nguồn vốn Công ty Tân Hoàng Minh, bị tuyên phạt 30 tháng tù, cho hưởng án treo.

6.Bị cáo Vũ Lê Vân Anh, Phó Giám đốc Ban Nguồn vốn Công ty Tân Hoàng Minh, bị tuyên phạt 30 tháng tù, cho hưởng án treo.

7.Bị cáo Nguyễn Văn Khẩn, Phó Trưởng phòng Ngân sách Trung tâm Tài chính – Kế toán Công ty Tân Hoàng Minh, bị tuyên phạt 30 tháng tù, cho hưởng án treo.

8.Bị cáo Lê Văn Thịnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh, bị tuyên phạt 24 tháng tù.

9.Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, bị tuyên phạt 24 tháng tù.

10.Bị cáo Trần Hồng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh, bị tuyên phạt 24 tháng tù.

11.Bị cáo Nguyễn Khoa Đức, Trợ lý Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh, Giám đốc Công ty Cổ phần Cung điện mùa đông, bị tuyên phạt 24 tháng tù.

12.Bị cáo Bùi Thị Ngọc Lân, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán Nam Việt Chi nhánh phía Bắc, bị tuyên phạt 24 tháng tù, cho hưởng án treo.

13.Bị cáo Lê Văn Dò, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội, bị tuyên phạt 24 tháng tù, cho hưởng án treo.

14.Bị cáo Phan Anh Hùng, nguyên Phó Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội, chi nhánh Sài Gòn, bị tuyên phạt 18 tháng tù, cho hưởng án treo.

15.Bị cáo Nguyễn Thị Hải, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty CPA Hà Nội, bị tuyên phạt 18 tháng tù, cho hưởng án treo.

Về trách nhiệm dân sự, buộc bị cáo Đỗ Anh Dũng phải bồi thường hơn 8.643 tỉ đồng cho 6.630 bị hại. Tiếp tục tạm giữ số tiền hơn 8.646 tỉ đồng để thi hành phần nghĩa vụ bồi thường của bị cáo Đỗ Anh Dũng với các bị hại.

Vì sao Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng lĩnh 8 năm tù, con trai mức 3 năm?

Theo hội đồng xét xử, trong vụ án, bị cáo Đỗ Anh Dũng có vai trò cao nhất, cần áp dụng hình phạt ở mức cao hơn 14 bị cáo còn lại.
Chiều 27/3, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng (SN 1961, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ án xảy ra tại doanh nghiệp này.

Cùng tội danh, Đỗ Hoàng Việt (con trai ông Dũng, Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh) bị phạt 36 tháng tù.

Hai phó giám đốc Trung tâm Tài chính kế toán Tân Hoàng Minh gồm Phùng Thế Tính và Hoàng Quyết Chiến cùng lĩnh 30 tháng tù về tội danh nêu trên.

Theo bản án, ông Đỗ Anh Dũng đã thông qua Đỗ Hoàng Việt và cấp dưới để chỉ đạo xuyên suốt hoạt động lừa đảo dưới hình thức phát hành trái phiếu riêng lẻ. Vai trò của ông Dũng thể hiện từ khâu hợp thức, điều kiện, thủ tục, phương án đến thẩm định giá để xác định giá tài sản đảm bảo.

Tiếp đó, ông Dũng chỉ đạo phát hành các gói trái phiếu, lập hợp đồng giả cách mua lại trái phiếu bằng dòng tiền khống. Từ đó tạo lập giá trị ảo cho các gói trái phiếu và trái chủ để Tân Hoàng Minh bán rộng rãi ra công chúng nhằm huy động vốn.

Khi lấy tiền của nhà đầu tư, bị cáo Dũng sử dụng tiền không đúng mục đích, qua đó chiếm đoạt của hơn 6.600 nhà đầu tư với tổng số tiền hơn 8.600 tỷ đồng.

“Trong vụ án, bị cáo Dũng có vai trò cao nhất, cần áp dụng hình phạt ở mức cao hơn các bị cáo khác”, chủ tọa công bố.

Đối với bị cáo Đỗ Hoàng Việt, cấp sơ thẩm kết luận bị cáo tuân theo sự chỉ đạo của bị cáo Dũng, yêu cầu cấp dưới thực hiện hành vi lừa đảo dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Đến khi lấy được tổng số tiền hơn 8.600 tỷ đồng, Việt cùng ông Dũng sử dụng số tiền không đúng mục đích, không đúng phương án phát hành trái phiếu.

“Vì vậy, bị cáo Việt là người giúp sức tích cực, có vai trò sau bị cáo Dũng và phải chịu mức án cao hơn các bị cáo đồng phạm giúp sức khác”, bản án nêu.

Tuy nhiên, hội đồng xét xử nhận thấy trong quá trình điều tra, Việt là người có thái độ tích cực hợp tác để khai nhận tất cả các hành vi của bị cáo, kể cả với hành vi của cha đẻ là ông Dũng. Do đó, tòa cho rằng cần xem xét áp dụng chính sách nhân đạo đối với Đỗ Hoàng Việt.

Cũng theo cấp sơ thẩm, sau khi mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng với Tân Hoàng Minh. Thông qua đó, Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được tổng số tiền gần 14.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau khi huy động tiền, các bị cáo chiếm đoạt 8.600 tỷ đồng của nhà đầu tư. Sau đó, Tân Hoàng Minh chi hơn 5.000 tỷ của người mua trái phiếu sau để trả cho người mua trái phiếu đến hạn trước.

Ông Dũng và đồng phạm còn dùng gần 2.000 tỷ để trả nợ ngân hàng và chi tiêu cá nhân khoảng 800 tỷ đồng.

Như vậy, hành vi nêu trên của ông Đỗ Anh Dũng và đồng phạm là đặc biệt nghiêm trọng, trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, với số tiền đặc biệt lớn của rất nhiều người. Đó là những lý do mà tòa sơ thẩm đưa ra mức án như trên với từng bị cáo.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị tuyên 8 năm tù

Tòa ghi nhận toàn bộ thiệt hại hơn 8.600 tỷ đồng của 6.630 bị hại đã được Tân Hoàng Minh nộp khắc phục đầy đủ nên cho ông Dũng và 14 bị cáo hưởng mức án thấp nhất.

Mức phạt được TAND Hà Nội công bố chiều 27/3, sau 5 ngày nghị án. Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị tuyên 8 năm tù, con trai ông Dũng là Đỗ Hoàng Việt nhận 3 năm tù, cùng tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bản án đánh giá ông Dũng là chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt do đó cần bị phạt mức án cao nhất. Con trai ông, Đỗ Hoàng Việt, thực hiện theo lệnh cấp trên cũng là cha ruột, đóng vai trò giúp sức tích cực.

Theo tòa sơ thẩm, Tân Hoàng Minh là công ty gia đình, 9 cán bộ còn lại của tập đoàn chỉ là người làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo của cha con ông Dũng nên được xét là đồng phạm giúp sức, có vai trò sau Việt.

Các bị cáo thuộc hai công ty kiểm toán đã thông đồng cùng Tân Hoàng Minh, chấp nhận toàn phần báo cáo kiểm toán đã được chỉnh sửa, là đồng phạm giúp sức nhưng chỉ đóng vai trò trong khâu điều kiện, vai trò thấp nhất, bản án phân tích.

Các bị cáo đều được đánh giá thành khẩn, ăn năn, được nhiều bị hại xin giảm nhẹ. Gia đình ông Dũng đã nộp hơn 5.600 tỷ đồng, 13 bị cáo còn lại hơn 900 triệu đồng.

Cùng với số tiền đã bị cơ quan điều tra thu giữ trước đó của Tân Hoàng Minh, tòa kết luận “toàn bộ thiệt hại đã được khắc phục đầy đủ”. Đây là những tình tiết giảm nhẹ để HĐXX quyết định tuyên 15 bị cáo mức án dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.

Bị hại không được trả lãi

Trước ý kiến của các bị hại về việc trả lãi, tòa sơ thẩm thấy đây là vụ án hình sự, chỉ quyết định trách nhiệm bồi thường dân sự liên quan số tiền chiếm đoạn nên không có căn cứ tính các loại lãi như bị hại yêu cầu.

Yêu cầu này chỉ được xem xét giải quyết sau khi bản án xác định trách nhiệm bồi thường của các bị cáo có hiệu lực pháp luật. Thiệt hại khác không liên quan số tiền chiếm đoạt cũng không có cơ sở xem xét.

Theo tòa, quan điểm của bị cáo Dũng về việc đồng ý trả lãi các trái phiếu mua trước thời điểm bị khởi tố là sự tự nguyện của bị cáo, không thuộc phạm vi xử lý vụ án này. Theo nguyên tắc bồi thường cần yêu cầu các bị cáo liên đới bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại. Nhưng số tiền các bị hại đã nộp đầy đủ cho Tân Hoàng Minh và thực tế việc sử dụng tiền này do ông Dũng quyết định, các bị cáo khác không được hưởng lợi và cũng không có vai trò quyết định. Do vậy, để đảm bảo sự công bằng cho các bị cáo, tòa cho rằng cần buộc bị cáo Dũng bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 8.600 tỷ đồng cho 6.630 bị hại.

Với hơn 900 triệu đồng do 13 bị cáo khác nộp, dù không có nghĩa vụ bồi thường nhưng được xét là yếu tố giảm nhẹ, tòa quyết định sung công quỹ.

Với những cá nhân tổ chức khác, từ khi cơ quan điều tra công khai kết luận điều tra đến khi xét xử, nếu không có tên trong danh sách bị hại nhưng cũng không khai báo xuất trình, sau này nếu có yêu cầu sẽ được giải quyết trong vụ án khác.

Bản án nêu khó khăn tài chính của Tân Hoàng Minh bộc lộ từ đầu năm 2022, ông Dũng chỉ đạo con trai tìm cách huy động vốn. Việt đề xuất và được cha chấp thuận phương án phát hành trái phiếu thông qua các công ty thuộc “hệ sinh thái” Tân Hoàng Minh.

Các báo cáo tài chính được Việt chỉ đạo cấp dưới chỉnh sửa để các công ty đủ điều kiện phát hành, sau đó ký các hợp đồng thực hiện dự án hợp tác không có thật để lấy lòng tin của nhà đầu tư.

Hơn 90 triệu trái phiếu trị giá hơn 10.000 tỷ đồng, được bán lại cho Tân Hoàng Minh bằng cách “chạy dòng tiền khống”, để tập đoàn này sau đó chia nhỏ kỳ hạn, bán lại cho dân, thu 14.000 tỷ đồng.

Trong số này, hơn 5.000 tỷ đồng được Tân Hoàng Minh lấy người mua sau trả cho người mua trước. Do đó, tòa xác định các bị cáo đã chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng, đã được nộp khắc phục toàn bộ trong quá trình truy tố.

Qua 4 ngày tòa làm việc, các bị cáo đều thừa nhận hành vi, cho rằng động cơ phạm tội là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, không cố ý lừa đảo người mua trái phiếu, không ngờ hậu quả lớn đến vậy. Các cán bộ thuộc Tân Hoàng Minh thừa nhận làm theo chỉ đạo, không được hưởng lợi.

Hơn 1.000 bị hại có mặt trong ngày khai mạc phiên tòa, giảm dần trong các ngày tiếp theo. Theo màn hình điện tử TAND Hà Nội hiển thị danh sách bị hại ngoài khu vực phòng xử, số tiền các cá nhân đầu tư dao động 100 triệu đến gần 20 tỷ đồng.

Họ nói đầu tư do tin tưởng tập đoàn lớn, làm ăn minh bạch, nay đều có nguyện vọng được trả lại tiền, song chia hai luồng ý kiến, cần nhận lãi hoặc không.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh do đó hứa trả lãi với các trái phiếu mua trước khi ông bị bắt, số còn lại, ông sẽ tuân theo phán quyết của tòa.

VKS cho rằng, việc mua trái phiếu với Tân Hoàng Minh là giao dịch dân sự, song việc phát hành trái phiếu là trái phép, do đó cần tuyên vô hiệu. Theo quy định xử lý hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu, các điều khoản trong hợp đồng không có giá trị, không có hiệu lực. Do đó, về việc các bị hại các yêu cầu trả lãi, VKS cho rằng không có cơ sở để chấp nhận.

Bào chữa cho cha con ông Dũng, các luật sư đánh giá việc Tân Hoàng Minh khắc phục đủ hơn 8.600 tỷ đồng trong giai đoạn truy tố là nỗ lực lớn, đây là số tiền khắc phục hậu quả “lớn nhất từ trước đến nay trong các vụ án” liên quan tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Do có nhiều tình tiết giảm nhẹ mới, sau một ngày tranh tụng, VKS điều chỉnh lại mức án đề nghị, giảm cho cha con ông Dũng mỗi người một năm tù; giảm cho 10 bị cáo mỗi người 6 tháng; ba người còn lại được VKS đề nghị chuyển từ án tù có thời hạn thành án treo.

Trong lời sau cùng, ông Dũng nói đây là sự việc đau đớn trong đời khiến ông ăn năn sâu sắc. Chủ tịch Tân Hoàng Minh cảm ơn và xin lỗi các nhà đầu tư, hy vọng được sớm trở về tiếp tục kinh doanh.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng lãnh 8 năm tù

Tòa đánh giá ông Đỗ Anh Dũng, chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, có vai trò cao nhất trong vụ án, chỉ đạo xuyên suốt hoạt động lừa đảo phát hành trái phiếu, chiếm đoạt hơn 8.600 tỉ đồng của 6.630 khách hàng.

Chiều 27-3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã đưa ra phán quyết với 15 bị cáo trong vụ án thao túng trái phiếu xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh đã chỉ đạo việc lừa đảo

Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Đỗ Anh Dũng (chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Con trai ông Dũng là Đỗ Hoàng Việt (phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh) bị tuyên phạt 36 tháng tù cùng tội danh trên.

13 bị cáo còn lại, gồm lãnh đạo, nhân viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh và 2 công ty kiểm toán bị tuyên phạt thấp nhất 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, cao nhất 30 tháng tù

Cảnh sát dẫn giải bị cáo Đỗ Anh Dũng tới phiên tòa

Hội đồng xét xử đánh giá hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, với số tiền đặc biệt lớn của rất nhiều người.

Trong vụ án này, bị cáo Đỗ Anh Dũng thông qua bị cáo Việt là cấp dưới và là con ruột của mình, đã chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hoạt động lừa đảo dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Từ đó nhằm huy động vốn lấy tiền, sử dụng tiền lấy được không đúng mục đích phát hành trái phiếu, chiếm đoạt hơn 8.600 tỉ đồng của 6.630 khách hàng.

“Bị cáo Dũng được xác định có vai trò cao nhất trong vụ án, vì vậy cần áp dụng hình phạt cao hơn các bị cáo khác”, tòa nhận định.

Ngụy tạo nhiều hợp đồng kinh tế khống để tạo niềm tin cho người dân

Bản án xác định đầu năm 2021, tài chính của Tập đoàn Tân Hoàng Minh gặp nhiều khó khăn, nợ ngân hàng gần 20.000 tỉ đồng, chưa kể 8 gói trái phiếu mà công ty đã phát hành.

Để tháo gỡ khó khăn, ông Dũng chỉ đạo con trai mình tìm cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để huy động vốn.

Ba công ty con được Tân Hoàng Minh dùng để phát hành trái phiếu là Công ty bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty CP đầu tư dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty CP Cung Điện Mùa Đông.

Do kết quả hoạt động của cả ba công ty không đủ điều kiện phát hành, chào bán trái phiếu nên Đỗ Hoàng Việt chỉ đạo thuộc cấp nghiên cứu chỉnh sửa báo cáo tài chính theo hướng không đúng với thực tế.

Từ đó, các báo cáo tài chính được “đánh bóng” tạo lãi “khống” để đủ điều kiện phát hành trái phiếu.

Để “tạo niềm tin cho người dân”, ông Dũng chỉ đạo thuộc cấp sử dụng pháp nhân của ba công ty con ngụy tạo ra các hợp đồng kinh tế khống như mua bán cổ phần, hợp tác đầu tư.

Nhóm cũng liên hệ với một số công ty kiểm toán để “đánh bóng báo cáo tài chính” từ tình trạng làm ăn bết bát thua lỗ sang có lãi để đủ điều kiện phát hành trái phiếu.

Với những tài sản đảm bảo chưa đủ điều kiện pháp lý cũng được nhóm công ty thẩm định ban hành chứng thư thẩm định khi không kiểm tra…

Tân Hoàng Minh sau đó bán trái phiếu để huy động lấy tiền trả nợ, tiêu xài gần hết. Số dư trên tài khoản của Tân Hoàng Minh tại thời điểm cơ quan điều tra khởi tố vụ án chỉ là hơn 214 tỉ đồng.

Ông Dũng và các đồng phạm bị cơ quan truy tố cáo buộc thông qua phát hành trái phiếu đã chiếm đoạt hơn 8.600 tỉ đồng của 6.630 khách hàng.

Bị hại không được trả lãi mua trái phiếu của Tân Hoàng Minh

Về trách nhiệm dân sự, xét ý kiến của các bị hại về việc trả lãi, HĐXX thấy đây là vụ án hình sự, nên trách nhiệm bồi thường dân sự liên quan số tiền chiếm đoạn là không có căn cứ tính lãi như các bị hại yêu cầu.

Yêu cầu này chỉ được xem xét giải quyết sau khi bản án xác định trách nhiệm bồi thường của các bị cáo có hiệu lực pháp luật, các thiệt hại khác không liên quan số tiền chiếm đoạtcủa các bị cáo cũng không có cơ sở xem xét.

Ý kiến của bị cáo Dũng về việc đồng ý trả lãi các trái phiếu mua trước thời điểm bị khởi tố là sự tự nguyện của bị cáo, không thuộc phạm vi xử lý của vụ án này.

Toà cho rằng theo nguyên tắc bồi thường, cần yêu cầu các bị cáo liên đới bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho các bị hại.

Nhưng trong vụ án này đã chứng minh được số tiền các bị hại đã nộp đầy đủ cho Tân Hoàng Minh. Thực tế việc sử dụng số tiền này là do ông Dũng quyết định, các bị cáo khác không được hưởng lợi gì, cũng không có vai trò gì trong việc quyết định sử dụng số tiền này.

Do vậy, để đảm bảo sự công bằng cho các bị cáo, cần buộc bị cáo Dũng bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 8.600 tỉ đồng cho 6.630 bị hại.

Với hơn 900 triệu đồng mà 13 bị cáo khác nộp, dù không có nghĩa vụ bồi thường nhưng được xét yếu tố giảm nhẹ, tòa quyết định sung công quỹ.

Với những cá nhân tổ chức khác, từ khi cơ quan điều tra công khai kết luận điều tra đến khi xét xử, nếu không có tên trong danh sách bị hại nhưng cũng không khai báo xuất trình, sau này nếu có yêu cầu, sẽ được giải quyết trong vụ án khác.

2024.3.24,新黄明案“史无前例”的审判进展
该案的金额创历史新高,超过8.6万亿越南盾,受害者超过6600人。在庭审前短时间内修复所有损害,是检察机关对被告人适用从轻情节的非常重要的依据。
“在疫情背景下,新黄明为受害者追回了特别多的钱。这有助于受害人减少担忧,减轻案件后果……因此,检察院认定有依据考虑对被告人减轻处罚。”检察院表示。
进入审理前,河内人民法院预计审理时间为20天。但由于事态进展较快,审判时间将持续不到10天。具体审理时间为3月19日至3月27日。
尽管受害人多达6600人,但检察机关已经全面、科学地整理了受害人的信息。在完成程序和查看信息时,受害者可以轻松快速地查找。陪审团要求不要询问有关受害人的意愿和论点的问题。辩护律师部分也建议开门见山,限制对法律条款的解释。
庭审过程中,被告人新黄明集团董事长杜英勇态度平静,对陪审团和受害人提出的问题作出了清晰、简洁的回答。即使在辩护中,Dung先生也只说了30秒的简短讲话。
然而,有两次,Dung先生在法庭上谈到儿子时无法掩饰自己的情绪而哭泣。具体来说,当辩护律师第一次开始谈论杜黄越优秀的学术成就并得到美国总统的颁奖。这时,Dung低下头,摘下眼镜,不断地擦眼泪。“被告中有我的儿子。我要求陪审团给他最轻的刑罚,……”说到这里,Dung先生的声音哽咽了,他大声喊道,“我在这个世界上最疼爱的儿子”。
庭审过程中,最受关注的问题是偿还本金和利息。
其中 6,630 名投资者受到伤害。根据法庭的进展,约有 1,500 人写请愿书要求减刑,只想拿回本金。然而,许多受害者在无法提取资金期间要求支付利息。
受害者的辩护律师表示,该案的受害者大部分是老年人。他们用积蓄购买债券,希望能增加一点收入。这两年,很多人拿不到钱,不得不为生活而奋斗。
物质和精神损失难以估量。

Diễn biến nổi bật của phiên toà “chưa từng có tiền lệ” Tân Hoàng Minh

Tuần qua, vụ án Tân Hoàng Minh đã được đưa ra xét xử, cùng Người Đưa Tin điểm lại những diễn biến nổi bật của phiên toà “chưa từng có tiền lệ” này.

Dạng án đầu tiên được xét xử

Đại diện VKS Nhân dân Tp. Hà Nội cho biết vụ án xảu ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đầu tiên dưới hình thức phát hành trái phiếu được đưa ra xét xử.

Vụ án ghi nhận số tiền khắc phục hậu quả kỷ lục lên tới hơn 8.600 tỷ đồng cùng hơn 6.600 bị hại. Việc khắc phục toàn bộ thiệt hại, trong thời gian ngắn, trước khi phiên tòa diễn ra là cơ sở rất quan trọng để cơ quan tố tụng áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.

“Trong bối cảnh dịch bệnh, Tân Hoàng Minh đã khắc phục hậu quả số tiền đặc biệt lớn cho các bị hại. Điều này giúp bị hại bớt lo lắng, giảm bớt hậu quả của vụ án… Do đó, VKS xác định có cơ sở xem xét giảm nhẹ mức hình phạt cho các bị cáo”, đại viện VKS nêu quan điểm.

Phiên tòa diễn biến nhanh chóng

Trước khi bước vào xét xử, TAND Tp.Hà Nội dự thời gian phiên toà là 20 ngày. Tuy nhiên, trước những diễn biến nhanh chóng, phiên toà sẽ thúc chưa đến 10 ngày. Cụ thể, thời gian bắt đầu từ 19/3 đến ngày 27/3 sẽ tuyên án (thời gian nghị án tính cả ngày nghỉ thứ 7, Chủ nhật).

Mặc dù có tới 6.600 bị hại, nhưng thông tin về các bị hại đã được cơ quan tố tụng lập danh sách đầy đủ, khoa học. Khi làm thủ tục, rà soát lại thông tin, các bị hại dễ dàng tra cứu nhanh chóng. Phần hỏi về nguyện vọng, tranh luận của các bị hại cũng được HĐXX đề nghị không hỏi trùng lặp. Phần luật sư bào chữa, cũng được đề nghị trình bày thẳng vào trọng tâm, hạn chế dẫn giải các điều luật.

Ngoài ra, trong quá trình tố tụng, các bị cáo đều thừa nhận hành vi, tỏ thái độ ăn năn hối cải. Tại phần tranh tụng của VKS, đơn vị này cũng chỉ hỏi đúng 1 bị cáo là Lê Văn Dò – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội, câu hỏi cũng chỉ xác nhận lại một số nội dung trong cáo trạng.

Vì vậy, thời gian của phiên toà được rút ngắn rất nhiều.

Hai lần rơi nước mắt của Chủ tịch Tân Hoàng Minh

Trong phiên tòa, bị cáo Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh đều tỏ thái độ khá bình thản, ông Dũng trả lời dứt khoát, ngắn gọn những vấn đề được HĐXX cũng như bị hại chất vấn. Thậm chí, tại phần bào chữa cho bản thân, ông Dũng cũng chỉ nói rất ngắn trong 30 giây.

Thế nhưng, có 2 lần ông Dũng không giấu được cảm xúc và khóc tại tòa. Đó đều là 2 lần đề cập đến con trai Đỗ Hoàng Việt.

Cụ thể, lần đầu, khi luật sư bào chữa bắt đầu nói đến thành tích học tập xuất sắc của Việt và từng được Tổng thống Mỹ. B.Obama tặng bằng khen. Lúc này, ông Dũng đã gục đầu xuống, tháo kính và liên tục lấy tay gạt nước mắt.

Lần hai, tại phần nói lời sau cùng vào chiều 22/3, ông Dũng cũng nghẹn giọng, khóc thành tiếng khi tự nhắc về con trai.

“Trong số các bị cáo có cả con trai tôi. Tôi xin HĐXX cho họ mức án nhẹ nhất, tôi không biết thế nào là nhẹ nhất. Đó là do quý toà…”, nói đến đây giọng ông Dũng nghẹn lại, khóc thành tiếng rồi nói tiếp “đứa con trai tôi yêu quý nhất trên đời này”.

Ngoài ra, trong phần đối đáp với luật sư của của các bị hại vào chiều 20/3, ông Dũng cũng cho biết đã có lúc rơi nước mắt khi nghe mọi người kể về khó khăn trong thời gian qua. Tuy nhiên, lần thể hiện cảm xúc này không được thể hiện, ghi nhận rõ ràng do ông Dũng ngồi sâu ở hàng ghế dưới.

Tranh cãi lấy tiền gốc, đòi tiền lãi

Trong thời gian diễn ra phiên toà, vấn đề được đề cập nhiều nhất là các bị hại buộc Tân Hoàng Minh phải trả gốc và lãi suất.

Trong số 6.630 nhà đầu tư là bị hại. Theo diễn biến tại tòa, có khoảng 1.500 người viết đơn xin giảm án và chỉmong muốn nhận lại tiền gốc. Tuy nhiên nhiều bị hại yêu cầu trả tiền lãi trong suốt thời gian số tiền của họ không thể rút ra.

Luật sư bào chữa cho các bị hại cho rằng, hầu hết bị hại trong vụ án là người cao tuổi. Họ đã dành tiền tiết kiệm mua trái phiếu với hi vọng tăng thêm chút thu nhập. Trong 2 năm qua, nhiều người không lấy được tiền và phải chật vật với cuộc sống.

Những tổn thất về vật chất, tinh thần khó mà đong đếm. Các luật sư bào chữa cho rằng có thể lấy lãi suất ngân hàng để tính.

Đối đáp về vấn đề trên, VKS cũng chia sẻ khó khăn mà các bị hại gánh chịu. Song, cơ quan công tố nhậnthấy, đây là giao dịch dân sự nên mục đích của giao dịch dân sự phải không vi phạm quy định pháp luật. Thực tế, 9 gói trái phiếu Tân Hoàng Minh phát hành là vi phạm quy định pháp luật, do đó hợp đồng ký kết là vô hiệu.

Về phía Tân Hoàng Minh, bị cáo Đỗ Anh Dũng cho biết trả trả lãi cho những hợp đồng trước khi vụ án khởi tố, sau khi vụ án khởi tố sẽ tuân thủ theo phán quyết của tòa.

2024.3.22,3月22日下午,新黄明案审理结束。在审判委员会审议之前,被告在法庭上拥有最后发言权。
作为第一个作最后陈述的人,被告人杜英勇(新黄明公司董事长兼总经理)对审判委员会和检察院代表为被告人创造条件充分陈述意见、客观公正地进行审判表示感谢。
站在证言台前,新黄明集团董事长、被告人杜英勇在三天的庭审中感慨万千,此时,被告心中留下的,是对自己过去所做的一切的悔恨。
在法庭上,新黄明主席转身面对受害者并低头道歉。“我明白那些存下闲钱的合伙人相信新黄明,所以才购买债券。站在这次审判前,我再次真诚地向所有投资者道歉并分担,理解受害者的困难、艰辛和损失。”
在被捕后的两年里,被告Dung及其家人和朋友非常努力地安排并收回超过86,450亿越南盾的金额,以克服案件的后果。
“在这次审判中,我不会讲述这个故事,但投资者和法院都明白,这笔钱非常大、非常大。我是决定使用所有这些钱的人,现在是时候了。” “我使用它,必须有义务和责任支付,”
Dung先生解释说,他的一生很辛苦,总是想把最好的东西给家人,抚养孩子长大成人,为社会做出贡献。
但今天,面对判决,被告人感到非常难过。
被告Dung表示,他身患重病,75%的胃被切除,但仍然努力工作,为新黄明集团的发展做出贡献,为工人创造就业机会,提供产品,建筑对社会具有价值的产品。
被告人Dung说:“这不是说,但实际上我的生活也很坎坷,今天我要面对我一生中最严酷的事情,就是面临判刑。”
作为 Tan Hoang Minh 的领导人,Dung 先生承担所有责任。被告人Dung承认自己的不当行为并承担本案的最高责任,请求审判委员会将被告人的下属雇员,特别是被告人的儿子Do Hoang Viet减刑至最低。这些员工都是领薪员工,没有任何福利,工作非常勤奋。
作为一名商人,新黄明主席表示,自己在工作中取得了很多成就,获得了很多奖状。此外,新黄明集团还为社会做出了许多贡献,在Covid-19疫情期间,该集团向胡志明市和河内贡献了1500亿越南盾。
Dung的儿子、被告人新黄明公司副总经理杜黄越表示,今天他出庭,对自己的所作所为感到非常后悔。
杜黄越表示,由于自己年轻,出国留学早,对法律的了解有限。
被告在发行债券时明知情况不对,但并不知道自己的行为已造成如此严重的违法行为。
杜黄越解释说,从入狱第一天起,他就向当局提议让被告与家人见面,并想办法尽快、最彻底地追回案件中的这笔钱。
杜黄越说:“一年多的时间里,全部款项已被追回,这是最正确的事情,也是被告向投资者的道歉。”

Vụ Tân Hoàng Minh: Bị cáo Đỗ Anh Dũng nhận trách nhiệm, xin giảm án cho cấp dưới
Bị cáo Đỗ Anh Dũng xin Hội đồng xét xử giảm án đến mức thấp nhất cho các bị cáo là nhân viên cấp dưới của bị cáo, đặc biệt là con trai của bị cáo là Đỗ Hoàng Việt.

Chiều 22/3, phiên tòa xét xử vụ án Tân Hoàng Minh đã kết thúc phần tranh luận. Trước khi Hội đồng xét xử nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng tại tòa.

Là người đầu tiên trình bày lời nói sau cùng, bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh) bày tỏ cảm ơn Hội đồng xét xử, đại diện Viện Kiểm sát đã tạo điều kiện cho bị cáo được trình bày đầy đủ các ý kiến, điều hành phiên tòa một cách khách quan, công tâm.

Bị cáo Đỗ Anh Dũng bộc bạch trong suốt những ngày diễn ra phiên tòa, bị cáo có rất nhiều cảm xúc, cảm thấy ân hận và tiếc nuối vì tất cả những gì mình đã làm trong thời gian qua.

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh gửi lời xin lỗi các nhà đầu tư đã tin tưởng Tân Hoàng Minh mà mua trái phiếu bằng những khoản tiền tiết kiệm của mình; chia sẻ và thấu hiểu những khó khăn, những vất vả của các bị hại. Do vậy, ngay khi vụ án bị khởi tố, bị cáo bị bắt tạm giam, bị cáo đã mong muốn và quyết tâm phải thu xếp nộp lại càng sớm càng tốt số tiền hơn 8.600 tỷ đồng. Để có được sớm số tiền nộp lại, bị cáo Dũng đã nỗ lực cố gắng để trả lại cho các bị hại.

Bị cáo Dũng trình bày bản thân bị cáo bị mắc bệnh hiểm nghèo, đã cắt 75% dạ dày nhưng vẫn cố gắng làm việc, cống hiến phát triển Tập đoàn Tân Hoàng Minh, tạo việc làm cho người lao động, cung cấp các sản phẩm xây dựng có giá trị cho xã hội.

Thừa nhận sai phạm và chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ án này, bị cáo Dũng xin Hội đồng xét xử giảm án đến mức thấp nhất cho các bị cáo là nhân viên cấp dưới của bị cáo, đặc biệt là con trai của bị cáo là Đỗ Hoàng Việt. Những nhân viên này là người làm công ăn lương, không được hưởng lợi và rất mẫn cán làm việc.

Với suy nghĩ biết sai rồi thì phải sửa, bị cáo Dũng mong được Hội đồng xét xử ghi nhận và cho bị cáo được hưởng sự khoan hồng của pháp luật với người biết ăn năn, hối hận.

Tiếp sau đó, con trai của bị cáo Đỗ Anh Dũng là bị cáo Đỗ Hoàng Việt (Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh) cũng bày tỏ ân hận về những sai phạm của mình, về nhận thức pháp luật “non trẻ” khi không ý thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật.

Trong 19 tháng bị tạm giam, bị cáo đã đề xuất và tìm biện pháp cùng gia đình nộp lại càng sớm càng tốt số tiền hơn 8.600 tỷ đồng để khắc phục triệt để hậu quả.

Bị cáo cảm ơn các cán bộ C03 Bộ Công an và Viện Kiểm sát đã giúp đỡ bị cáo cùng gia đình sớm bàn bạc, hoàn tất phần việc này. Đây là lời xin lỗi đúng đắn nhất mà bị cáo có thể dành cho các nhà đầu tư, mà ở đây là các bị hại.

Lời cuối cùng tại tòa, bị cáo Việt xin Hội đồng xét xử “giơ cao, đánh khẽ” cho các bị cáo là nhân viên cấp dưới, đặc biệt là người cha của bị cáo là Đỗ Anh Dũng được hưởng mức án nhẹ nhất, nhân văn nhất.

Nguyên Giám đốc Trung tâm Tài chính-Kế toán, kiêm Giám đốc Ban Tài chính-Kế toán Công ty Tân Hoàng Minh Phùng Thế Tính trình bày về quá trình công tác của bị cáo luôn ý thức và hướng mình trở thành công dân tốt.

Phải đứng trước tòa với tư cách là bị cáo, Phùng Thế Tính rất ân hận về sự thiếu hiểu biết của mình. Bị cáo xin nhận trách nhiệm về mình, mong muốn cho Chủ tịch Tân Hoàng Minh được giảm nhẹ tối đa hình phạt, sớm trở về chèo lái “con thuyền” Tập đoàn Tân Hoàng Minh, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên Tập đoàn và xây dựng các công trình lớn cho đất nước.

Bị cáo Tính cũng xin được giảm nhẹ hình phạt cho mình và cho các cán bộ khác thuộc Tân Hoàng Minh, mong được sớm trở về xã hội để sửa lỗi lầm, đóng góp công tác chuyên môn, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Là bị cáo nữ đầu tiên trình bày lời nói sau cùng, Lê Thị Mai (nguyên Phó Giám đốc Ban Nguồn vốn) cho biết bị cáo bị mắc nhiều bệnh nền và bị u não. Trong công việc ở Tân Hoàng Minh, ngoài lương ra, bị cáo không được hưởng bất cứ khoản lợi ích nào khác.

Với độ tuổi 62 của mình, bị cáo Mai cảm thấy rất xấu hổ với các bạn đồng nghiệp, các bạn cùng trang lứa. Bị cáo mong được Hội đồng xét xử xem xét cho hưởng mức án nhẹ hơn mức đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát, cho bị cáo được ở bên ngoài xã hội để chữa bệnh.

Các bị cáo còn lại đều thừa nhận sai phạm, bày tỏ sự ăn năn hối hận và mong muốn Hội đồng xét xử cân nhắc mức độ hành vi phạm tội của họ là thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên, thực tế không được hưởng lợi ích vật chất nào…, cho họ được hưởng khoan hồng của pháp luật, sớm trở lại với gia đình và xã hội, làm lại cuộc đời.

Hầu hết các bị cáo thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh đều xin được giảm án cho Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng, để bị cáo Dũng có cơ hội được tiếp tục đóng góp cho Tân Hoàng Minh và cho xã hội.

Chiều 27/3, Hội đồng xét xử sẽ tuyên án./.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh: Bản án là sự khắc nghiệt nhất cuộc đời

Trước bục khai báo nói lời sau cùng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh nói cuộc sống rất thăng trầm và ngày hôm nay phải đối diện với sự khắc nghiệt nhất trong cuộc đời, đó là bản án.
Chiều 22/3, phiên tòa sơ thẩm xét xử 15 bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại tập đoàn Tân Hoàng Minh bước sang phần nghị án. Các bị cáo nói lời sau cùng trước khi hội đồng xét xử tuyên án.

Đứng trước bục khai báo, bị cáo Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh, bày tỏ qua ba ngày xét xử với rất nhiều cảm xúc, đến lúc này đọng lại trong bị cáo là sự nuối tiếc vì tất cả những gì đã làm trong thời gian qua.

Tại tòa, Chủ tịch Tân Hoàng Minh quay mặt về phía những bị hại, cúi đầu gửi lời xin lỗi.

“Tôi hiểu rằng những đối tác đã tiết kiệm đồng tiền nhàn rỗi tin tưởng vào Tân Hoàng Minh nên đã mua trái phiếu. Đứng trước phiên tòa này, một lần nữa tôi thành thật xin lỗi tất cả các nhà đầu tư và chia sẻ, thấu hiểu những nỗi khó khăn, nhọc nhằn, vất vả, thiệt hại của bị hại”, ông Dũng bày tỏ.

Trong 2 năm sau khi bị bắt, bị cáo Dũng và gia đình, bạn bè đã có gắng rất nhiều để thu xếp, thu hồi được số tiền hơn 8.645 tỷ đồng nộp khắc phục hậu quả vụ án.

“Trong phiên tòa này tôi không kể lại nhưng các nhà đầu tư cũng như quý tòa hiểu rằng số tiền đó là rất lớn, vô cùng lớn. Tất cả số tiền này chính tôi là người quyết định sử dụng và bây giờ đến lúc tôi phải có nghĩa vụ, trách nhiệm thanh toán”, Chủ tịch Tân Hoàng Minh nói và cho biết để thu hồi, nộp khắc phục số tiền hơn 8.600 tỷ đồng, bị cáo đã phải “chịu nhiều thiệt thòi”.

Ông Dũng trình bày, cả cuộc đời rất vất vả, luôn cố gắng để đem lại những điều tốt đẹp nhất cho gia đình, nuôi những đứa con trưởng thành để có đóng góp xã hội.

Song ngày hôm nay, kết quả phải đối diện với bản án là điều bị cáo cảm thấy rất đau buồn.

Ông Dũng cho biết, bản thân mang bệnh ung thư và đã phải cắt một phần dạ dày. Song kể cả lúc có bệnh, bị cáo vẫn lao động.

“Nói không phải để kể nhưng thực tế cuộc sống của tôi cũng rất thăng trầm và ngày hôm nay tôi phải đối diện với sự khắc nghiệt nhất trong cuộc đời, đó là đối diện với bản án”, bị cáo Dũng nói và xin giảm án cho 14 bị cáo còn lại, đặc biệt là con trai.

Là người đứng đầu Tân Hoàng Minh, ông Dũng xin nhận mọi trách nhiệm.

Bản thân là một doanh nhân, quá trình công tác, Chủ tịch Tân Hoàng Minh cho biết đã đạt được nhiều thành tựu, nhận nhiều bằng khen, giấy khen. Bên cạnh đó, tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng có nhiều đóng góp cho xã hội. Trong đó, thời điểm xảy ra dịch Covid-19, tập đoàn này đã đóng góp 150 tỷ đồng cho TPHCM và Hà Nội.

Bị cáo Đỗ Hoàng Việt, Phó tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, trình bày, hôm nay phải đứng trước tòa cảm thấy vô cùng ân hận về những việc mình đã làm.

Việt nói vì tuổi đời còn trẻ, đi du học từ sớm nên việc hiểu biết về pháp luật còn hạn chế.

Khi phát hành trái phiếu, bị cáo biết đâu đó có sai nhưng không nhận thức được những hành vi của mình đã gây ra vi phạm pháp luật nặng đến vậy.

Việt trình bày, từ những ngày đầu vào trại giam đã đề xuất với cơ quan chức năng để cho bị cáo được gặp gỡ gia đình, tìm cách khắc phục số tiền sớm nhất, triệt để nhất trong vụ án.

“Trong hơn một năm, toàn bộ số tiền đã được khắc phục, đấy là điều đúng đắn nhất cũng như lời xin lỗi mà bị cáo dành cho các nhà đầu tư”, Việt nói.

Cuối phần trình bày, Việt xin Hội đồng xét xử “giơ cao đánh khẽ”, tuyên mức án khoan hồng, nhân văn nhất với các đồng nghiệp, thuộc cấp cũng như cha mình.

Nói lời sau cùng, 13 bị cáo còn lại gửi lời xin lỗi bị hại và mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ dành cho họ mức án nhẹ nhất.

HĐXX cho biết sẽ nghị án kéo dài, tuyên án vào 15h ngày 27/3.

2024.3.22,诉讼程序结束后,检察院对新黄明集团案被告人进行了评估并提出新的量刑建议。
3月22日,河内人民法院在新黄明酒店服务贸易有限公司(新黄明集团)继续审理此案。
本案共15名被告人以“诈骗罪”罪受审。
诉讼程序结束后,拥有当庭起诉权的检察院又提出了一些补充意见。
据此,检察院代表根据被告人、辩护律师、相关权利义务人、被害人等的意见,认定本案系首例涉及私募债券发行诈骗罪的案件。
检察机关查明,两名被告人杜英勇、杜黄越在其他被告人的帮助、串通下,实施多次诈骗手段,发行非法债券9个;以新黄明集团名义,让受害者相信他们购买债券,然后挪用了超过8.6万亿越南盾的巨额资金。
检察机关表示,被告人的行为具有社会危害性,侵犯了公民受法律和国家保护的合法财产所有权。
对于被告人的违法行为,检察机关认为,在侦查、起诉过程中以及庭审中,被告人态度诚恳,对起诉书指控的全部犯罪事实供认不讳。
此外,被告Do Anh Dung和Do Hoang Viet积极协调,克服了调查过程中的所有后果。检察院评估认为,这减轻了社会负担,减少了社会危险。
因此,检察院请求陪审团以“诈骗财产罪”将被告人杜英勇的刑期从9年至10年减至8至9年。
针对同一罪行,检察院代表建议将新黄明集团副总经理杜黄越的刑期从5至6年有期徒刑减至4至5年有期徒刑。
其余13名被告人也被检察院依法减刑。

Xét xử vụ án Tân Hoàng Minh: Chủ tịch Đỗ Anh Dũng được đề nghị mức án thấp hơn trước đó

Sau quá trình tranh tụng, VKS đã có những đánh giá và đề nghị mức án mới đối với các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Ngày 22/3, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh).

Liên quan đến vụ án này, 15 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Sau quá trình tranh tụng, VKS giữ quyền công tố tại tòa đã nêu thêm một số quan điểm.

Theo đó, trên cơ sở ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người có quyền lợi nghĩa vụ liên qua, bị hại…, đại diện VKS xác định, đây là vụ án đầu tiên xử lý về hành vi lừa đảo liên quan đến phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Theo VKS, hai bị cáo Đỗ Anh Dũng, Đỗ Hoàng Việt cùng với sự giúp sức, thông đồng của các bị cáo khác đã thực hiện nhiều thủ đoạn gian dối để phát hành 9 gói trái phiếu trái phép; lấy danh nghĩa Tập đoàn Tân Hoàng Minh để khiến các bị hại tin tưởng tham gia mua trái phiếu rồi bị chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn là hơn 8.600 tỷ đồng.

VKS cho rằng, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được pháp luật và Nhà nước bảo vệ.

Đối với hành vi sai phạm của các bị cáo, VKS xét thấy quá trình điều tra, truy tố cũng như tại phiên tòa, các bị cáo đã thành khẩn, khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố.

Bên cạnh đó, các bị cáo Đỗ Anh Dũng, Đỗ Hoàng Việt tích cực phối hợp khắc phục toàn bộ hậu quả ngay từ quá trình điều tra. VKS đánh giá, việc này đã giảm bớt gánh nặng xã hội, giảm bớt tính nguy hiểm cho xã hội.

Vì vậy, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Đỗ Anh Dũng giảm từ 9-10 năm tù xuống còn 8-9 năm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Cùng tội danh, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt Đỗ Hoàng Việt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh giảm từ 5-6 năm tù xuống còn 4-5 năm tù.

Còn lại 13 bị cáo khác cũng được VKS đề nghị mức án giảm so với trước đó. Cụ thể:

Phùng Thế Tính, cựu Giám đốc Trung tâm Tài chính – Kế toán, kiêm Kế toán trưởng Tân Hoàng Minh, Kế toán trưởng Công ty Soleil, bị đề nghị 42 đến 48 tháng (hôm 21/3, VKS đề nghị 4 – 5 năm tù).

Hoàng Quyết Chiến, quyền Phó Giám đốc Trung Tâm Tài chính – Kế toán, kiêm Giám đốc Ban Tài chính – Kế toán Công ty Tân Hoàng Minh, bị đề nghị 42 – 48 tháng (hôm 21/3, VKS đề nghị 4 – 5 năm tù).

Lê Thị Mai, nguyên Phó Ban Nguồn vốn Công ty Tân Hoàng Minh, bị đề nghị 30 – 36 tháng tù (hôm 21/3, VKS đề nghị 36 – 42 tháng tù).

Vũ Lê Vân Anh, Phó Giám đốc Ban Nguồn vốn Công ty Tân Hoàng Minh, bị đề nghị 30 – 36 tháng tù (hôm 21/3, bị đề nghị 36 – 42 tháng).

Nguyễn Văn Khẩn, Phó Trưởng phòng Ngân sách Trung tâm Tài chính – Kế toán Công ty Tân Hoàng Minh, bị đề nghị 24 – 30 tháng tù (hôm 21/3, VKS đề nghị 30 – 36 tháng tù).

Lê Văn Thịnh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh, bị đề nghị 24 – 30 tháng tù (hôm 21/3, VKS đề nghị 30 – 36 tháng tù).

Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, bị đề nghị 24 – 30 tháng tù (hôm 21/3, VKS đề nghị 30 – 36 tháng tù).

Trần Hồng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh, bị đề nghị 24 – 30 tháng tù (hôm 21/3, VKS đề nghị 30 – 36 tháng tù).

Nguyễn Khoa Đức, Trợ lý Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh, Giám đốc Công ty Cổ phần Cung điện mùa đông, bị đề nghị 24 – 30 tháng tù (hôm 21/3, VKS đề nghị 30 – 36 tháng tù).

Bùi Thị Ngọc Lân, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán Nam Việt Chi nhánh phía Bắc, bị đề nghị 20 – 30 tháng án treo (hôm 21/3, VKS đề nghị 30 – 36 tháng tù).

Lê Văn Dò, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội, bị đề nghị 24 – 30 tháng án treo (hôm 21/3, VKS đề nghị 30 – 36 tháng tù).

Phan Anh Hùng, nguyên Phó Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội, chi nhánh Sài Gòn, bị đề nghị 18 – 20 tháng tù (hôm 21/3, VKS đề nghị 24 – 30 tháng tù).

Nguyễn Thị Hải, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty CPA Hà Nội, bị đề nghị 18 – 24 tháng án treo (hôm 21/3, VKS đề nghị 24 – 30 tháng tù).

2024.3.21,检察机关建议判处新黄明集团原董事局主席杜英勇有期徒刑9年以上10年以下
对于被告人杜英勇,检察院评估认为,他负责指挥通过被告人杜黄越为新黄明集团非法发行9个债券包的整个行动,作为顾问,杜黄越听从指挥并积极协助杜英勇从受害者那里挪用了特别大笔的钱。因此,检察院认为,与其他被告人相比,有必要对杜英勇判处最高刑罚;对 Do Hoang Viet(杜黄越) 的刑期比被告 杜英勇 的刑期要轻,以确保区分被告的罪行。
其余被告作为共犯,在 Do Anh Dung 和 Do Hoang Viet 的指导下行事。他们是受薪雇员,不会从挪用受害者金钱的行为中受益。该共犯团伙按照犯罪性质和犯罪程度依次递减。

Viện kiểm sát đề nghị mức án 9-10 năm tù đối với bị cáo Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh

Chiều 21/3/2024, TAND TP. Hà Nội tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh và đồng phạm. Trước khi bắt đầu tranh luận, đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo từ 24 tháng đến cao nhất 10 năm tù.

Theo đại diện Viện kiểm sát, quá trình điều tra, truy tố cũng như tại phiên tòa, các bị cáo đã thành khẩn, khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội: Bị cáo Đỗ Anh Dũng, Đỗ Hoàng Việt cùng với sự giúp sức, thông đồng của các bị cáo khác đã thực hiện nhiều thủ đoạn gian dối để phát hành 9 gói trái phiếu trái phép rồi lấy danh nghĩa Tập đoàn Tân Hoàng Minh để khiến các bị hại tin tưởng tham gia mua trái phiếu rồi bị chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn là 8.643 tỷ đồng.

Bản luận tội của Viện kiểm sát xác định, do gặp khó khăn về tài chính, để có tiền chi phí duy trì bộ máy làm việc, hoạt động kinh doanh, đầu tư, thanh toán các khoản nợ phải trả của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, trong thời gian từ tháng 6/2021 đến tháng 3/2022, bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh) đã thống nhất chủ trương và thông qua con trai là Đỗ Hoàng Việt chỉ đạo, ủy quyền cho các bị can đồng phạm dưới quyền sử dụng pháp nhân 3 công ty (Ngôi Sao Việt, Soleil, Cung điện Mùa Đông) ngụy tạo các hoạt động kinh doanh bằng các hợp đồng “khống”, không có thật giữa nội bộ các công ty nêu trên để làm phương án phát hành 9 gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, với tổng giá trị phát hành 10.030 tỷ đồng để huy động tiền cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Để phát hành được trái phiếu, các bị cáo đã thông đồng thực hiện nhiều hành vi, thủ đoạn gian dối, hợp thức điều kiện, hồ sơ phát hành, thủ tục chào bán, giao dịch trái phiếu như: Ngụy tạo các hoạt động kinh doanh bằng cách ký hợp thức các hợp đồng hợp tác đầu tư, đặt cọc, mua bán cổ phần… không có thật giữa nội bộ các công ty thuộc Tập đoàn; thông đồng với các bị can thuộc các đơn vị kiểm toán, hợp thức số liệu Báo cáo tài chính của 3 công ty phát hành, đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần để hợp thức các công ty này có đủ điều kiện phát hành trái phiếu; ký các hợp đồng “giả cách” chuyển nhượng trái phiếu, chạy dòng tiền “khống” thể hiện việc Công ty Tân Hoàng Minh thanh toán tiền mua trái phiếu và dòng tiền từ 3 công ty phát hành theo các hợp đồng hợp tác đầu tư; tạo lập giá trị “ảo” các gói trái phiếu, hợp thức trái chủ cho Công ty Tân Hoàng Minh.

Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được pháp luật và Nhà nước bảo vệ. Các bị cáo là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, có chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật nhưng do động cơ tư lợi vẫn cố ý thực hiện, để chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.

Đối với bị cáo Đỗ Anh Dũng, Viện kiểm sát đánh giá là người giữ vai trò chỉ đạo toàn bộ hoạt động phát hành 9 gói trái phiếu để huy động tiền trái pháp luật cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh thông qua bị cáo Đỗ Hoàng Việt với vai trò người tham mưu đề xuất, thực hành theo chỉ đạo, giúp sức tích cực cho Đỗ Anh Dũng để chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của các bị hại. Do vậy, Viện kiểm sát cho rằng cần thiết áp dụng hình phạt tù ở mức cao nhất đối với Đỗ Anh Dũng so với các bị cáo khác; áp dụng mức hình phạt tù đối với Đỗ Hoàng Việt ở mức thấp hơn bị cáo Dũng để đảm bảo phân hóa hành vi phạm tội của các bị cáo.

Các bị cáo còn lại giữ vai trò đồng phạm giúp sức và thực hiện theo sự chỉ đạo của Đỗ Anh Dũng, Đỗ Hoàng Việt. Họ là những người làm công hưởng lương, không được hưởng lợi từ hành vi chiếm đoạt tiền của các bị hại. Nhóm đồng phạm giúp sức này được chia thành các nhóm với tính chất, mức độ hành vi phạm tội giảm dần.

Đại diện Viện kiểm sát khẳng định, việc Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 15 bị cáo trong vụ án này về tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, khi cân nhắc mức hình phạt áp dụng với các bị cáo, Viện kiểm sát đã đánh giá thêm tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo, từ đó, cân nhắc mức độ, hành vi phạm tội của từng bị cáo để đề nghị mức án tương xứng, phù hợp.

Với quan điểm như trên, Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt cựu Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng mức án từ 9 – 10 năm tù; bị cáo Đỗ Hoàng Việt (Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh) từ 5 – 6 năm tù; bị cáo Phùng Thế Tính (cựu giám đốc tài chính kế toán của Tân Hoàng Minh); Hoàng Quyết Chiến (Quyền Phó Giám đốc Trung Tâm Tài chính – Kế toán, kiêm Giám đốc Ban Tài chính – Kế toán Công ty Tân Hoàng Minh) cùng bị đề nghị từ 4 – 5 năm tù.

Viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo còn lại như sau:
Bị cáo Lê Thị Mai (Nguyên Phó Ban Nguồn vốn, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh) và Vũ Lê Vân Anh (Phó Giám đốc Ban Nguồn vốn, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh) bị đề nghị từ 36-42 tháng tù.
Bị cáo: Nguyễn Văn Khẩn (Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh); Lê Văn Thịnh (Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh); Nguyễn Mạnh Hùng (Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh; Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt); Trần Hồng Sơn (Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh; Chủ tịch HĐQT Công ty Soleil); Nguyễn Khoa Đức (Trợ lý Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh, Giám đốc Công ty CP Cung điện Mùa đông) bị đề nghị từ 30-36 tháng tù.
Bị cáo: Bùi Thị Ngọc Lân (Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ tư vẫn tài chính kế toán và Kiểm toán Nam Việt Chi nhánh phía Bắc); Lê Văn Dò (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội) bị đề nghị 30-36 tháng tù.
Bị cáo: Phan Anh Hùng (Nguyên Phó Giám đốc Công ty CPAH Nội Chi nhánh Sài Gòn); Nguyễn Thị Hải (Nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty CPA Hà Nội) bị đề nghị 24-30 tháng tù.

2024.3.19, 3月19日上午,河内人民法院对发生在新黄明酒店贸易和服务有限公司(简称“新黄明公司”)案件中的15名被告人进行一审审理。
上午9:00左右,陪审团开始审理。陪审团核对了15名被告的身份。
关于受害者,主审法官阮春文法官(河内人民法院刑事法庭院长)宣布,法院已传唤6,630名受害者,目前有987名受害者出庭。
其中,61名受害人已聘请律师维护自己的合法权益,律师将在庭审中行使权利和义务。
法院还传唤了相关权利义务人90人,目前到场20人。
此前,河内人民法院设立了一个剧院,并准备了数千个座位,以便新黄明案中被认定为受害者的投资者能够有座位。

Gần 1.000 chủ đầu tư là bị hại có mặt tại phiên tòa xử vụ Tân Hoàng Minh

Theo Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Xuân Văn, tòa triệu tập 6.630 bị hại, hiện có 987 bị hại có mặt, trong đó nhiều bị hại mời luật sư bảo vệ quyền lợi.

Sáng 19/3, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 15 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (gọi tắt là Công ty Tân Hoàng Minh).

Khoảng 9h, HĐXX bắt đầu phiên tòa. HĐXX kiểm tra căn cước đối với 15 bị cáo.

Với bị hại, Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Nguyễn Xuân Văn (Chánh Tòa Hình sự, TAND TP Hà Nội) thông báo tòa án đã triệu tập 6.630 bị hại, hiện có 987 bị hại có mặt.

Trong đó, có 61 bị hại có mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, các luật sư sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ tại phiên tòa.

Toà án cũng triệu tập 90 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, hiện 20 người có mặt.

Đại diện Viện kiểm sát (VKS) cho rằng, những người vắng mặt có lý do đã có lời khai trong hồ sơ vụ án, sự vắng mặt của họ không ảnh hưởng đến quá trình xét xử.

Còn những người vắng mặt không lý do, do phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tiến hành các biện pháp tố tụng để đảm bảo những người này có mặt khi thấy cần thiết.

Trước đó, TAND TP Hà Nội đã dựng rạp và chuẩn bị hàng nghìn ghế để các nhà đầu tư được xác định là bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh có chỗ ngồi.

Tại toà, đại diện VKS công bố bản cáo trạng.

Theo cáo trạng, do khó khăn về tài chính và để có tiền chi phí duy trì bộ máy làm việc, hoạt động kinh doanh, đầu tư, thanh toán các khoản nợ phải trả của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, từ tháng 6/2021 đến 3/2022, các bị cáo đã vi phạm pháp luật trong khi thực hiện huy động vốn bằng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Bị cáo Đỗ Anh Dũng đã thống nhất chủ trương và thông qua con trai Đỗ Hoàng Việt chỉ đạo, ủy quyền cho các bị cáo đồng phạm dưới quyền sử dụng pháp nhân 3 công ty (Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty Cổ phần đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil, Công ty Cổ phần Cung điện Mùa Đông) phát hành 9 gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị phát hành 10.030 tỷ đồng để huy động tiền cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Để phát hành được trái phiếu, các bị cáo đã thông đồng thực hiện nhiều hành vi, thủ đoạn gian dối, hợp thức điều kiện, hồ sơ phát hành, thủ tục chào bán, giao dịch trái phiếu như ngụy tạo hoạt động kinh doanh bằng hình thức ký hợp thức các hợp đồng hợp tác đầu tư, đặt cọc, mua bán cổ phần… không có thật giữa nội bộ các công ty thuộc tập đoàn.

Các bị cáo đã thông đồng với đơn vị kiểm toán, hợp thức số liệu báo cáo tài chính của 3 công ty phát hành, đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần để đủ điều kiện phát hành trái phiếu.

Các bị cáo còn ký các hợp đồng “giả cách” chuyển nhượng trái phiếu, chạy dòng tiền “khống” thể hiện việc Công ty Tân Hoàng Minh thanh toán tiền mua trái phiếu và dòng tiền từ 3 công ty phát hành theo các hợp đồng hợp tác đầu tư, tạo lập giá trị “ảo” các gói trái phiếu.

VKS xác định, các bị cáo đã sử dụng tài sản của chính những hợp đồng hợp tác đầu tư “khống” làm tài sản bảo đảm cho trái phiếu.

Kết quả điều tra xác định có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỷ đồng.

Quá trình điều tra đến nay, Cơ quan điều tra đã thu hồi toàn bộ thiệt hại của vụ án.

Phiên toà dự kiến diễn ra trong 20 ngày.

2024.3.19,尽管下着倾盆大雨,许多受害者仍撑着雨伞和雨衣在河内人民法院总部门前排队,旁听新黄明集团主席杜英勇及其同伙的审判。
3月19日上午,河内人民法院以“诈骗财产”罪对新黄明酒店服务贸易有限公司(新黄明集团)董事长杜英勇(1961年出生)及14名同谋提起诉讼。审判由法官 Nguyen Xu Van 主持,预计将在 20 天内进行。
在今天开庭的一审中,河内人民法院传唤了购买并出资投资本案债券的投资受害人,共6,630人。由于出席人数较多,河内人民法院安排了露天剧场、大屏幕、扬声器和数千个座位。
从一早起,尽管下着倾盆大雨,许多受害者打着雨伞,穿着雨衣,在河内人民法院总部门前排队。受害人必须有传票才能参加审判。
被告 Do Anh Dung(杜英勇) 的犯罪行为通过其子公司发行 9 个单独的债券包,从 6,600 名投资者那里挪用超过 8.6 万亿越南盾
根据最高人民检察院起诉书,被告人杜英勇于1993年创立了新黄明酒店服务贸易有限公司(简称新黄明集团),注册资本为10万亿越南盾。
为了以公司模式运作,Do Anh Dung 设立或收购了 45 家公司的股份和出资,然后指定了一个法人实体。这些公司均在 Do Anh Dung 的指导下运营。
2021年,由于巨额债务、新项目无法实施以及COVID-19疫情的影响,新黄明集团面临诸多财务困难,债务近20万亿越南盾。
在许多到期和逾期债务的背景下,Do Anh Dung 指示他的儿子 Do Hoang Viet 研究为公司筹集资金的计划和方法。
并形成了利用欺诈子公司发行债券为新黄明集团筹集资金的计划,选择的政策是单独发行公司债券。
Do Anh Dung同意Do Hoang Viet利用3家公司的法人实体,以投资合作、存款、股票交易等虚假合同来掩盖商业活动,发行债券包,单独筹集资金。
根据计划,新黄明集团与南越审计公司(北方分公司)和河内会计师事务所团队合谋,对企业2020-2021年财务报告数据进行审计验证,公司具备发行债券的资格。
检方称,新黄明集团的目的是“动员和挪用二级投资者的资金”,主要是个人和非专业投资者。
凭借上述伎俩,新黄明集团通过发行和购买9个非法债券包,筹集了近14万亿越南盾。
截至目前的调查过程中,被告Do Anh Dung已自首,公安部调查机构共追回超过8.6万亿越南盾,克服了案件的所有后果。
被告人杜英勇还因在管理新黄明集团运营过程中取得诸多成就、为社会做出贡献、参加多项社会慈善活动而受到表彰等减轻处罚情节。

Nhiều bị hại xếp hàng che ô tới tòa xử Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng và đồng phạm

Dù trời mưa rào, nhiều bị hại đã xếp hàng che ô, mặc áo mưa đứng trước cổng trụ sở TAND Hà Nội để tham dự phiên toà Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng cùng các đồng phạm

Sáng nay 19-3, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Đỗ Anh Dũng (SN 1961), Chủ tịch Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh), và 14 đồng phạm cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Phiên tòa do Thẩm phán Nguyễn Xuân Văn làm chủ tọa dự kiến diễn ra trong 20 ngày.

14 đồng phạm của bị cáo Dũng, gồm: Đỗ Hoàng Việt, phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh (con trai bị can Đỗ Anh Dũng); Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh; Trần Hồng Sơn, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil, phó tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh; Nguyễn Khoa Đức, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc Công ty cổ phần Cung Điện Mùa Đông; Lê Văn Thịnh, phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh; Trần Hồng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh; Nguyễn Khoa Đức, trợ lý Phó Tổng Giám đốc Tân Hoàng Minh, Giám đốc Công ty Cung điện Mùa Đông; Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Ngôi Sao Việt; Bùi Thị Ngọc Lân, cựu giám đốc Công ty kiểm toán Nam Việt Chi nhánh phía Bắc; Lê Văn Dò, Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội; Phan Anh Hùng, cựu phó giám đốc Công ty CPA Hà Nội Chi nhánh Sài Gòn, và Nguyễn Thị Hải, cựu phó tổng giám đốc Công ty CPA Hà Nội.

Trong phiên sơ thẩm mở hôm nay, TAND Hà Nội triệu tập bị hại là các nhà đầu tư đã mua, góp vốn đầu tư trái phiếu trong vụ án, xác định được 6.630 người. Do lượng người tham dự lớn, TAND Hà Nội bố trí rạp ngoài trời, màn hình lớn, loa và hàng ngàn ghế ngồi.

Ngay từ sáng sớm, dù trời mưa rào, nhiều bị hại đã xếp hàng che ô, mặc áo mưa đứng trước cổng trụ sở TAND Hà Nội. Những người bị hại phải có giấy triệu tập mới được vào tham dự phiên toà.

Theo cáo buộc, tháng 6-2021, Tân Hoàng Minh có vay nợ lớn, các dự án chưa thể triển khai và thêm ảnh hưởng của COVID-19 nên “khó khăn về tài chính”. Tập đoàn này có dư nợ tín dụng hơn 18.500 tỉ đồng.

Vào tháng 1-2022, Tân Hoàng Minh tăng dư nợ lên gần 20.000 tỉ đồng, chưa kể các khoản nợ đến từ 8 gói trái phiếu đã phát hành năm 2021.

Trước nhu cầu thanh toán nhiều khoản nợ và có tiền chi tiêu, Đỗ Anh Dũng chỉ đạo cấp dưới tại Tân Hoàng Minh triển khai phát hành các gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm huy động vốn.

Các bị cáo thống nhất Tân Hoàng Minh sẽ không trực tiếp đứng ra phát hành trái phiếu do có nhiều công ty con, không thể kiểm toán kịp thời. Thay vào đó, 3 công ty con thuộc tập đoàn sẽ tiến hành bán trái phiếu riêng lẻ gồm Công ty Ngôi Sao Việt; Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông.

Sau đó, các công ty con này mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổng trị giá hơn 10.000 tỉ đồng. Qua đây, Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được gần 14.000 tỉ đồng.

Số tiền huy động được bị cáo Dũng và đồng phạm chi tiêu vào việc khác nhau, không đúng mục đích phát hành trái phiếu. Cơ quan tố tụng cáo buộc 15 bị cáo trong vụ chiếm đoạt 8.643 tỉ đồng và hiện số tiền này đã giao nộp để hoàn trả cho các bị hại.

Đáng chú ý, trước phiên xử diễn ra, hơn 1.200 nhà đầu tư đã có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Đỗ Anh Dũng và nhóm đồng phạm với lý do toàn bộ các bị cáo đều đã hợp tác tích cực với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, thừa nhận hành vi sai phạm, có nhân thân tốt. Đặc biệt với hai bị cáo Đỗ Anh Dũng, Đỗ Hoàng Việt, chỉ trong thời gian ngắn họ đã nỗ lực khắc phục hoàn toàn 100% số tiền của người mua trái phiếu vào Kho bạc Nhà nước.

Xét xử Chủ tịch HĐQT Tân Hoàng Minh cùng một loạt Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Giám đốc

Ngày 19/3, TAND TP Hà Nội xét xử bị cáo Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh và con trai là Đỗ Hoàng Việt, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Xét xử Đỗ Anh Dũng cùng con trai và lãnh đạo nhiều doanh nghiệp bất động sản
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 20 ngày do Thẩm phán Nguyễn Xuân Văn làm chủ tọa phiên tòa.

Luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng luật sư Giang Thanh) bào chữa cho bị cáo Đỗ Anh Dũng. Luật sư Nguyễn Văn Tú (Công ty Luật Fansi) bào chữa cho bị cáo Đỗ Hoàng Việt.

Hành vi phạm tội của bị cáo Đỗ Anh Dũng thể hiện qua việc, thông qua các công ty con phát hành 9 gói trái phiếu riêng lẻ để chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng của 6.600 nhà đầu tư.

Cùng bị xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trong vụ án này là 13 bị cáo khác trong đó có: Nguyễn Mạnh Hùng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt), Trần Hồng Sơn (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil), Nguyễn Khoa Đức (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cung điện Mùa Đông), Lê Văn Thịnh (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) và Phùng Thế Tính (cựu Giám đốc Tài chính kế toán của Tập đoàn Tân Hoàng Minh)…

Tân Hoàng Minh huy động gần 14000 tỷ đồng qua việc phát hành, mua bán trái phiếu trái pháp luật

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (viết tắt là Tập đoàn Tân Hoàng Minh) có vốn điều lệ 10.000 tỷ đồng được bị can Đỗ Anh Dũng sáng lập từ năm 1993.

Để hoạt động theo mô hình tập đoàn, Đỗ Anh Dũng cho thành lập hoặc mua lại cổ phần, vốn góp của 45 công ty rồi chỉ định người đứng tên pháp nhân. Các công ty này đều hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đỗ Anh Dũng.

Năm 2021, do vay nợ lớn, các dự án mới chưa thể triển khai và ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên Tập đoàn Tân Hoàng Minh gặp nhiều khó khăn về tài chính, nợ vay gần 20.000 tỷ đồng.

Trước bối cảnh nhiều khoản nợ đến hạn và quá hạn, Đỗ Anh Dũng đã chỉ đạo con trai là Đỗ Hoàng Việt nghiên cứu phương án, cách thức huy động vốn cho công ty.

Và kế hoạch sử dụng các công ty con gian dối phát hành trái phiếu nhằm huy động tiền cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh được hình thành. Chủ trương được chọn là phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Đỗ Anh Dũng thống nhất chủ trương cùng Đỗ Hoàng Việt sử dụng pháp nhân ba công ty ngụy tạo các hoạt động kinh doanh bằng các hợp đồng khống như hợp tác đầu tư, đặt cọc, mua bán cổ phần để phát hành các gói trái phiếu riêng lẻ huy động vốn.

Theo kế hoạch, Tập đoàn Tân Hoàng Minh thông đồng với nhóm tại Công ty Kiểm toán Nam Việt (chi nhánh phía Bắc) và Công ty CPA Hà Nội để kiểm toán, hợp thức số liệu báo cáo tài chính năm 2020 – 2021 cho các công ty có đủ điều kiện phát hành trái phiếu.

Ngay từ khi họp bàn lên kế hoạch, nhóm thông đồng đã thống nhất không sử dụng pháp nhân Tập đoàn Tân Hoàng Minh để phát hành trái phiếu do đơn vị này có nhiều công ty con nên số liệu tài chính phức tạp.

Đỗ Anh Dũng sử dụng các công ty con thuộc tập đoàn để phát hành trái phiếu riêng lẻ có tài sản đảm bảo để tạo niềm tin, thu hút nhiều người mua trái phiếu. Việc này nhằm tạo lập giá trị ảo các gói trái phiếu cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh để bán trái phiếu rộng rãi cho người dân.

Cơ quan truy tố cáo buộc mục đích của Tập đoàn Tân Hoàng Minh là “huy động và chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư thứ cấp”, trong đó chủ yếu là người dân, những nhà đầu tư không chuyên.

Với các thủ đoạn trên, Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã huy động được gần 14.000 tỷ đồng thông qua việc phát hành, mua bán chín gói trái phiếu trái pháp luật.

Đỗ Anh Dũng là chủ mưu, chiếm đoạt gần 8600 tỷ đồng

Cáo trạng xác định, có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỷ đồng.

Trong đó, bị can Đỗ Anh Dũng giữ vai trò chủ mưu, chịu trách nhiệm về số tiền đã chiếm đoạt.

Quá trình điều tra đến nay, bị can Đỗ Anh Dũng đã nộp lại và Cơ quan điều tra Bộ Công an thu hồi tổng cộng hơn 8.600 tỷ đồng, khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.

Bị can Đỗ Anh Dũng cũng được ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ là quá trình điều hành hoạt động của Tập đoàn Tân Hoàng Minh có nhiều thành tích, cống hiến cho xã hội, tham gia nhiều hoạt động từ thiện xã hội, được tặng nhiều bằng khen…

Xét xử sơ thẩm bị cáo Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh và đồng phạm

Sáng 19/3/2024, TAND TP. Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh và đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Phiên tòa diễn ra công khai và dự kiến kéo dài trong thời gian 20 ngày.

Theo Cáo trạng truy tố của VKSND tối cao: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (viết tắt là Tập đoàn Tân Hoàng Minh) được thành lập ngày 16/6/1993, trụ sở chính tại tầng 16, tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh; vốn điều lệ 10.000 tỉ đồng, trong đó, bị cáo Đỗ Anh Dũng góp hơn 5.147 tỉ đồng (51,48%) và 5 công ty liên quan. Bị cáo Đỗ Anh Dũng là Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật.

Kết quả điều tra xác định, từ tháng 6/2021 đến tháng 3/2022, bị cáo Đỗ Anh Dũng đã chỉ đạo một số nhân viên thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh thực hiện hành vi gian dối, hợp thức phương án phát hành 9 gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; tạo dựng việc mua bán trái phiếu bằng cách chạy dòng tiền “khống”, qua đó, tạo lập giá trị trái phiếu “ảo”, hợp thức trái chủ sang cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh, sau đó bán trái phiếu, huy động và chiếm đoạt số tiền hơn 8.643 tỉ đồng của 6.630 người bị hại.

Theo đó, thời điểm đầu năm 2021, Tập đoàn Tân Hoàng Minh gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đầu tư. Để có tiền chi phí hoạt động bộ máy làm việc, hoạt động kinh doanh, đầu tư và thanh toán các khoản nợ của Tập đoàn, bị cáo Đỗ Anh Dũng đã chỉ đạo con trai là bị cáo Đỗ Hoàng Việt, Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính, tìm phương án, cách thức huy động vốn cho Tập đoàn.

Trên cơ sở đề xuất của bị cáo Việt, bị cáo Dũng thống nhất chủ trương, giao cho bị cáo Việt chỉ đạo các lãnh đạo, nhân viên cấp dưới rà soát, lựa chọn pháp nhân thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh để phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, loại hình không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo để tạo niềm tin, thu hút được nhiều người mua. Sau đó hợp thức trái chủ, sử dụng pháp nhân, thương hiệu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh để bán cho nhà đầu tư thứ cấp, huy động tiền cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Việc phát hành trái phiếu không sử dụng pháp nhân Tập đoàn Tân Hoàng Minh làm tổ chức phát hành mà lựa chọn sử dụng pháp nhân của 3 công ty gồm: Công ty TNHH Đầu tư Bất Động sản Ngôi Sao Việt, do bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng là Chủ tịch Hội đồng thành viên, người đại diện pháp luật; Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil, do bị cáo Trần Hồng Sơn là Chủ tịch Hội đồng quản trị, người đại diện pháp luật; Công ty Cổ phần Cung điện Mùa Đông, do bị cáo Nguyễn Khoa Đức là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc, người đại diện pháp luật.

Cả 3 công ty trên đều do bị cáo Đỗ Anh Dũng chỉ đạo thành lập hoặc mua lại cổ phần, vốn góp để thực hiện các dự án bất động sản, chỉ định các bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Hồng Sơn (Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh) và Nguyễn Khoa Đức (trợ lý Đỗ Hoàng Việt) đứng tên Chủ tịch, Giám đốc, đại diện theo pháp luật. Thực chất, 3 bị cáo này đứng tên hộ về vốn góp, cổ phần cho bị cáo Đỗ Anh Dũng; mọi hoạt động của 3 công ty trên do bị cáo Đỗ Anh Dũng quyết định, chỉ đạo, điều hành.

Các công ty này mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổng trị giá hơn 10.000 tỉ đồng. Sau đó, bị cáo Dũng chỉ đạo ký các hợp đồng “giả cách” chuyển nhượng trái phiếu, chạy dòng tiền “khống” thể hiện việc thanh toán tiền từ Tập đoàn Tân Hoàng Minh sang công ty phát hành. Từ đây, Tập đoàn Tân Hoàng Minh bán trái phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân. Tổng số tiền bị cáo Đỗ Anh Dũng và các đồng phạm huy động được gần 14.000 tỉ đồng. Số tiền này được sử dụng không đúng mục đích phát hành trái phiếu.

Cơ quan tiến hành tố tụng xác định, có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng. Quá trình điều tra, đến nay, Cơ quan điều tra đã thu hồi toàn bộ thiệt hại trong vụ án. Bị cáo Đỗ Anh Dũng được xác định giữ vai trò chủ mưu, chịu trách nhiệm về số tiền đã chiếm đoạt.

Vụ án có tới 6.630 nhà đầu tư được xác định là bị hại, Tòa án đã bố trí hội trường và dựng một rạp lớn ngoài trời với màn hình lớn kèm theo hệ thống âm thanh được lắp đặt, truyền dữ liệu từ hội trường xét xử ra ngoài, để phục vụ những người tham gia tố tụng.

新黄明酒店服务贸易有限公司(Tân Hoàng Minh, 简称新黄明集团), 杜英勇(Đỗ Anh Dũng, 集团总经理), 杜英勇的儿子杜黄越(Đỗ Hoàng Việt, 集团副总经理)

评论

《“『Vietnam,Việt Nam,越南』 Vụ Tân Hoàng Minh, bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh), con trai của bị cáo Đỗ Anh Dũng là bị cáo Đỗ Hoàng Việt (Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh), tân hoàng minh, xét xử Chủ tịch Tân Hoàng Minh, chủ đầu tư là bị hại, Đại án Tân Hoàng Minh, Đỗ Anh Dũng, Đỗ Hoàng Việt, 新黄明集团, 杜英勇 2024.3.19-5.2”》 有 1 条评论

发表回复

您的邮箱地址不会被公开。 必填项已用 * 标注