13 LỪA DẢO, trốn truy nã, đường dây đánh bạc, khởi tố, vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản 2024.4.29-5.20 ✓Press ✓Vietnam,Việt Nam,越南

2024.5.20, Với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “rửa tiền”, Mạc Bình Hưng cùng 20 đồng phạm đã bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt các mức án từ 7 đến 18 năm tù giam. Sau gần một tuần xét xử, chiều 20/5, TAND TP Hà Nội tuyên bị cáo Mạc Bình Hưng (SN 1991, ở tỉnh Bình Thuận) 18 năm tù; Nguyễn Văn Bằng 16 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cùng vụ án, 19 bị cáo đồng phạm với Hưng và Bằng bị tuyên các mức án từ 7 – 16 năm tù cùng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc “Rửa tiền”.

Tuyên án nhóm đối tượng lừa đảo hàng chục tỷ đồng rồi rửa tiền qua ví điện tử

Với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “rửa tiền”, Mạc Bình Hưng cùng 20 đồng phạm đã bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt các mức án từ 7 đến 18 năm tù giam.

Đối tượng cầm đầu lĩnh 18 năm tù

Sau gần một tuần xét xử, chiều 20/5, TAND TP Hà Nội tuyên bị cáo Mạc Bình Hưng (SN 1991, ở tỉnh Bình Thuận) 18 năm tù; Nguyễn Văn Bằng 16 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Cùng vụ án, 19 bị cáo đồng phạm với Hưng và Bằng bị tuyên các mức án từ 7 – 16 năm tù cùng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc “Rửa tiền”.

Về dân sự, HĐXX ghi nhận nhóm bị cáo phạm tội rửa tiền đã nộp khắc phục hậu quả vụ án với số tiền hơn 8 tỷ đồng; còn nhóm bị cáo lừa đảo phải bồi thường hơn 11 tỷ còn lại.

Vụ án được phát hiện khi chị Nguyễn Thị L. (SN 1985, trú quận Cầu Giấy) làm đơn trình báo cơ quan công an về việc bị nhóm đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tiền khi chị lên Facebook xin việc làm kế toán online vào tháng 8/2022.

Theo đó, chị L. được tài khoản Telegram tên “Nguyễn Thị Niên” giới thiệu là nhân viên tuyển dụng của hệ thống nhà thuốc Phamarcity, cho chị L. xem thẻ nhân viên công ty và hướng dẫn truy cập vào một đường link, đăng ký tài khoản bằng số điện thoại và cấp ID để làm nhiệm vụ “nhập số liệu đơn hàng” cho công ty.

Quá trình làm việc, chị L. được một đối tượng khác sử dụng tài khoản Telegram tên “Thư Ký Yến Phamarcity” liên hệ cho biết, công ty có 1 kỳ làm nhiệm vụ đơn hàng và chỉ có 3 phút hoàn thành để nhận hoa hồng.

Mỗi kỳ làm nhiệm vụ, “Thư Ký Yến Phamarcity” hướng dẫn chị L. nạp tiền trước vào tài khoản trên website đã đăng ký.

Trong hai lần đầu nạp tiền, chị L. nhận được gốc và lãi, tuy nhiên đến lần thứ 3 đối tượng yêu cầu chị nạp 30 triệu đồng vào tài khoản đối tượng cung cấp, song không thể rút tiền ra.

Tiếp tục theo hướng dẫn của đối tượng “phải nạp thêm tiền mới rút ra được”, từ ngày 25 – 30/8/2022, chị L. đã 24 lần chuyển hơn 19,9 tỷ đồng đến 15 tài khoản ngân hàng do các đối tượng cung cấp và bị chiếm đoạt.

Sau khi tiếp nhận trình báo của chị L, công an phát hiện các tài khoản ngân hàng mà chị L. được chỉ định chuyển tiền đến do Bộ phận 777pay thuộc Công ty Jibian (có trụ sở tại Campuchia) quản lý.

Đây là doanh nghiệp hoạt động dưới sự điều hành của một đường dây tội phạm. Công ty Jinbian chia làm 8 bộ phận và “rửa tiền” cho nhiều nguồn tiền bất hợp pháp ở nhiều quốc gia. Riêng bộ phận 777pay phụ trách “thị trường” Việt Nam, chuyên “rửa tiền” bất hợp pháp từ các app đánh bạc trên mạng, tiền do lừa đảo, bằng phương thức thành lập cổng trung gian thanh toán trên trang web https://mem.77777.org để chuyển, nhận tiền nhằm chuyển đổi tiền bất hợp pháp thành tiền “sạch” (không thể truy xuất được nguồn gốc).

Cơ quan tố tụng xác định, 19,9 tỷ đồng của chị L. bị chiếm đoạt, do Hưng cùng nhóm nhân viên tổ nhập khoản thuộc Bộ phận 777pay đã hướng dẫn, cung cấp số tài khoản ngân hàng để chị L. giao dịch chuyển tiền vào, rồi lên điểm trên hệ thống.

Cần tuyên án nghiêm khắc để răn đe

Đáng chú ý, “lần” theo dòng tiền của chị L. bị chiếm đoạt, cơ quan điều tra làm rõ nhóm đồng phạm của Hưng nhận “rửa tiền” bằng hình thức nhận tiền qua tài khoản rồi cho nhân viên đi rút tiền mặt giao cho khách, hoặc chuyển đến các tài khoản ngân hàng do khách chỉ định.

Công việc của nhóm này là thuê người lạ mở các tài khoản ngân hàng để nhận tiền, chuyển tiền và rút tiền; thuê người làm kế toán và quản lý các tài khoản ngân hàng và chuyển tiền online.

HĐXX nhận xét, trong vụ án, Mạc Bình Hưng, Nguyễn Văn Bằng cùng đồng phạm dù biết nguồn tiền “khách hàng” chuyển đến không phải của mình, song vẫn giúp sức cho đối tượng lừa đảo chiếm đoạt.

“Hành vi của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ…”, bản án nêu và cho rằng, khi quyết định hình phạt HĐXX thấy các bị cáo ở nhóm nhóm tội “lừa đảo tài sản”, đều làm công ăn lương, chỉ Mạc Bình Hưng là người quản lý, giữ vai trò cao nhất, Nguyễn Văn Bằng vai trò phạm tội quan trọng thứ hai.

Quá trình điều tra, dù các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, song xét hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, cần tuyên bản án nghiêm khắc để răn đe, phòng ngừa.

21 người rửa tiền, tiếp tay ‘cỗ máy’ tội phạm lừa xuyên quốc gia

HÀ NỘI21 người bị phạt 6-18 năm tù vì tham gia đường dây rửa tiền xuyên quốc gia cho các app đánh bạc, lừa đảo với giao dịch rút tiền mặt mỗi ngày 20-150 tỷ đồng.

Chiều 20/5, sau 5 ngày xét xử, TAND Hà Nội tuyên 14 bị cáo phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, “trưởng nhóm” Mặc Bình Hưng bị phạt mức án cao nhất, 18 năm tù; 13 đồng phạm 12-16 năm.

Trong 7 người còn lại bị kết tội Rửa tiền, Đinh Văn Hùng nhận 11 năm tù, 6 “đàn em” 6-9 năm tù.

HĐXX đánh giá các bị cáo đều thừa nhận hành vi, khai không biết công ty chủ quản (Jinbian) là tổ chức tội phạm; được trả lương cao, nếu không hoàn thành sẽ bị cưỡng bức, đe dọa… Nhưng họ đã tham gia vào một trong những khâu của hoạt động lừa đảo “nên không thể chối bỏ trách nhiệm”.

Với 7 người Rửa tiền, HĐXX cho rằng họ biết rõ nguồn tiền là bất hợp pháp nhưng vẫn thực hiện. Hành vi này đã giúp sức cho các nghi phạm lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Các bị cáo tại tòa.

Vụ án lộ sáng từ trình báo của nữ nạn nhân bị lừa 20 tỷ đồng. Theo đó, tháng 8/2022, chị Linh, 39 tuổi, trú quận Cầu Giấy, Hà Nội, thấy bài đăng tuyển kế toán nhập số liệu cho “Công ty kế toán Anpha” nên nhắn tin liên hệ. Chị được hướng dẫn kết nối với tài khoản Telegram tên Niên.

Theo hồ sơ vụ án, Niên giới thiệu là nhân viên tuyển dụng của một hệ thống nhà thuốc nổi tiếng, cho chị Linh xem thẻ nhân viên công ty và hướng dẫn truy cập vào một đường link, đăng ký tài khoản bằng số điện thoại và cấp ID để làm nhiệm vụ.

Từ đó, Linh được nhiều tài khoản Telegram khác tên Yến, hướng dẫn đặt lệnh, nhận hoa hồng. Bước đầu tiên, chị Linh phải nạp tiền vào tài khoản trên đường link, nội dung chuyển khoản là mã công việc, do Yến cung cấp.

Chị Linh làm theo. Sau hai lần chuyển tiền và rút được lãi, chị Linh được thêm vào nhóm nhận nhiệm vụ cao hơn, chuyển 30 triệu đồng nhưng không rút được tiền ra và bị họ yêu cầu tiếp tục chuyển tiền.

Trong 6 ngày từ 25-30/8/2022, chị Linh đã 24 lần chuyển tiền đến 15 tài khoản ngân hàng do các “nhân viên” cung cấp, tổng 20 tỷ đồng.

Công an xác định các tài khoản ngân hàng nhận tiền của chị Linh do Bộ phận 777pay thuộc tổ chức tội phạm Jibian quản lý.

“Cỗ máy” rửa tiền xuyên quốc gia

Theo cơ quan điều tra, Jinbian là tổ chức tội phạm chuyên rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các nghi phạm lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian, thu phí 1-3% số tiền giao dịch. Công ty có trụ sở tại Phnompenh, Campuchia.

Công ty làm dịch vụ rửa tiền cho nhiều người ở Trung Quốc, Ấn Độ, Philipines, Indonesia và Việt Nam. Trong đó, bộ phận777pay chuyên rửa tiền tại thị trường Việt Nam.

777pay do Tan Zhi Bao (còn gọi là Gu Lang, 38 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) quản lý, chuyên rửa tiền bằng cách thành lập cổng trung gian thanh toán để chuyển và nhận tiền nhằm chuyển đổi tiền vi phạm pháp luật thành tiền “sạch”, tức không thể truy xuất được nguồn gốc tiền.

Mỗi nhân viên 777pay khi làm việc sẽ được một tài khoản Telegram đăng ký bằng số điện thoại được cung cấp. Tài khoản này chỉ đăng nhập được trên máy tính và điện thoại do 777pay trang bị cho nhân viên tại văn phòng.

Tổ tài vụ sẽ quản lý tiền, chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng của 777pay quản lý để “rửa” rồi chuyển lại cho khách hàng hoặc mua tiền điện tử USDT từ tiền khách chuyển, sau đó cắt phí và chuyển lại USDT cho khách. Với khách muốn chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử, tổ xuất khoản sẽ phụ trách.

777pay quy ước, với khách hàng là các tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhóm Telegram sẽ để giao diện có hình ảnh đại diện màu tím. Các khách hàng là tổ chức đánh bạc, game bài sẽ có hình đại diện màu đỏ hoặc xanh lá cây.

Trong vụ lừa đảo của chị Linh, 20 tỷ đồng đã được nhóm lừa đảo cấu kết, thuê 777pay rửa tiền. 777pay cung cấp các tài khoản ngân hàng để chúng hướng dẫn chị Linh.

20 tỷ đồng này lừa của chị Linh, sau khi chuyển vào các tài khoản ngân hàng trung chuyền của Tổ tài vụ, đã được luân chuyển, chia nhỏ và chuyển tiếp đến 12 tài khoản ngân hàng.

Trong dòng tiền này, Tổ tài vụ đã chuyển 14 tỷ đồng cho nhóm của Đinh Văn Hùng, 27 tuổi, trú tỉnh Ninh Bình để “rửa” bằng cách mua, bán USDT.

Hùng là nhân viên Tổ tài vụ của 777pay từ tháng 12/2020 đến 12/2021. Đầu tháng 8/2022, Hùng liên lạc với Mặc Bình Hưng nói Hùng có khả năng đổi tiền Việt Nam đồng sang tiền điện tử USDT.

Hưng trao đổi với quản lý của 777pay là Gulang để cho nhóm Hùng đổi tiền điện tử USDT cho 777pay. Hưng hưởng lợi 40% còn Hùng 60% tiền chênh lệch này.

Cuối tháng Hùng sẽ tổng kết và thanh toán một lần. Hưng đã trao đổi với Gulang và được đồng ý. Sau đó, Hùng thuê thêm đàn em Lê Trần Việt Anh, 24 tuổi, trú tỉnh Thái Bình và Nguyễn Văn Luận, 25 tuổi, trú tỉnh Thanh Hóa, mua USDT.

Nhóm Hùng đã chuyển 13,3 tỷ đồng để mua 574.986 USDT sau đó chuyển lại cho 777pay bằng hai ví điện tử. Nhóm lừa tiền của chị Linh sau đó rút tiền USDT.

Hưng và Hùng, do đó bị HĐXX đánh giá có vai trò cao nhất trong hai nhóm tội.

Nhiều người liên quan đang bỏ trốn

Cơ quan điều tra xác định, tên miền 77777 được đăng ký sử dụng từ tháng 9/2008, có địa chỉ IP tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Từ năm 2008 đến nay, tên miền này thay đổi sang nhiều máy chủ với IP tại nhiều nơi gồm: Mỹ, Hong Kong, Trung Quốc, Đài Loan và Singapore.

Từ tháng 11/2021 đến nay, địa chỉ IP777pay tại Hong Kong, do Công ty Google quản lý. Thông tin người đăng ký sử dụng tên miền được đặt ở chế độ ẩn danh nên chưa thu thập được thông tin liên quan đến người đăng ký, quản trị viên.

Đối với các tài khoản Telegram đều không rõ thông tin chủ sở hữu.

Đối với Công ty Jinbian có địa chỉ tại thủ đô Phnompenh, Campuchia, Cơ quan điều tra đã có văn bản tương trợ tư pháp gửi Cục đối ngoại Bộ Công an và VKSND Tối cao để xác minh nhưng chưa có kết quả.

Quá trình điều tra vụ án, nhiều bị can bỏ trốn khởi nơi cư trú và bị truy nã. Cơ quan điều tra do đó tách, tạm đình chỉ điều tra vụ án, khi bắt được các bị can sẽ phục hồi điều tra và xử lý tiếp.

21 bị cáo lừa đảo, rửa tiền ở Việt Nam lãnh án, kẻ cầm đầu người Trung Quốc bị truy nã

Chiều 20-5, Tòa án nhân dân Hà Nội ra phán quyết với 21 người trong đường dây lừa đảo và rửa tiền xuyên quốc gia, mỗi ngày giao dịch rút tiền mặt từ 20-150 tỉ đồng.

Trong các ngày từ 15 đến 20-5, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử và tuyên án 21 bị cáo trong vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “rửa tiền”, liên quan tới đường dây rửa tiền xuyên quốc gia do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu.

Một bị cáo lãnh 18 năm tù, còn lại từ 6-16 năm tù

Trong số 21 bị cáo, có 14 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 7 bị cáo bị truy tố về tội “rửa tiền”.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt: Mặc Bình Hưng (tổ trưởng tổ tài vụ của bộ phận 777pay chuyên rửa tiền tại thị trường Việt Nam) mức án 18 năm tù; Nguyễn Văn Bằng (tổ phó), Vũ Xuân Huy, Chắng Hẻn Phấn cùng mức án 16 năm tù. 10 bị cáo còn lại trong nhóm phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bị tuyên phạt từ 12 – 15 năm tù.

Đối với nhóm phạm tội “rửa tiền”, Đinh Văn Hùng bị tuyên phạt 11 năm tù, phạt bổ sung 50 triệu đồng; Lê Trần Việt Anh 10 năm tù. Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 6 – 9 năm tù.

Về trách nhiệm dân sự, tòa ghi nhận các bị cáo đã nộp hơn 8,3 tỉ đồng để khắc phục hậu quả. Còn lại hơn 11,5 tỉ đồng, các bị cáo trong nhóm phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” phải liên đới bồi thường cho bị hại.

Hội đồng xét xử nhận định, tại phiên tòa, các bị cáo đều thừa nhận hành vi, khai không biết công ty chủ quản (Jinbian) là tổ chức tội phạm; được trả lương cao, nếu không hoàn thành sẽ bị cưỡng bức, đe dọa…

Song, hội đồng xét xử xác định các bị cáo có vai trò đồng phạm trong vụ án vì đã tham gia vào một trong những khâu của hoạt động lừa đảo do các đối tượng cầm đầu tổ chức.

Mặc dù các bị cáo đã thành khẩn khai báo, khắc phục hậu quả nhưng hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền là rất nguy hiểm, vi phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, gây thiệt hại với số tiền lớn… do đó cần phải tuyên phạt các mức án nghiêm khắc theo vai trò phạm tội.

Đối với hành vi rửa tiền, 7 bị cáo trong vụ án bị hội đồng xét xử đánh giá là biết rõ nguồn gốc tiền là bất hợp pháp nhưng vẫn thực hiện hành vi rửa tiền. Hành vi này đã giúp sức cho các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền. Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, biến tiền “bẩn” thành tiền “sạch” với các hình thức hết sức tinh vi.

Các bị cáo thuộc nhóm tội danh lừa đảo làm việc theo chỉ đạo, chia theo từng bộ phận; trong đó, bị cáo Mặc Bình Hưng giữ vai trò cao nhất, đứng thứ hai là bị cáo Nguyễn Văn Bằng.

Các bị cáo này làm việc theo hợp đồng lao động, được chỉ đạo thực hiện hành vi phạm tội; tuy nhiên quá trình điều tra không xác định các bị cáo này làm việc trong môi trường bị cưỡng ép lao động. Do đó, hội đồng xét xử khẳng định các bị cáo có vai trò đồng phạm trong đường dây lừa đảo, rửa tiền.

Người Trung Quốc cầm đầu đường dây lừa đảo, rửa tiền

Trước đó, từ vụ việc chị Nguyễn Thị L. (trú tại Hà Nội) bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản vào tháng 8-2022 với số tiền lên tới gần 20 tỉ đồng, cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh và kết luận: Chị L. đã bị một đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xuyên quốc gia tiếp cận, thực hiện các hành vi lừa đảo tinh vi. Sau đó, nhiều lần chị L. đã thực hiện nhiệm vụ chuyển tiền được các đối tượng đưa ra.

Sau 2 lần đầu chuyển số tiền 160.000 đồng và 3 triệu đồng rồi được trả lại lần lượt 250.000 đồng và 4,5 triệu đồng, chị L. tiếp tục bị dẫn dụ nhiều lần chuyển tổng cộng gần 20 tỉ đồng cho nhóm lừa đảo; trong đó lần chuyển nhiều nhất là 4 tỉ đồng.

Cơ quan công an xác định các tài khoản nhận tiền của chị L. do bộ phận 777pay quản lý, thuộc Công ty Jinbian (có trụ sở tại tòa nhà Starcity, thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia). Đây là một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo, như một cổng thanh toán trung gian.

Công ty Jinbian được một nhóm tội phạm thuê phối hợp thực hiện các hoạt động lừa đảo, sau đó giao các bộ phận thực hiện hoạt động rửa tiền. Công ty này chia làm 8 bộ phận; ngoài các bộ phận phụ trách kỹ thuật, hành chính, các bộ phận khác làm dịch vụ rửa tiền cho các đối tượng tại Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Việt Nam.

Trong đó, bộ phận 777pay chuyên rửa tiền tại thị trường Việt Nam, do đối tượng Tan Zhi Bao (hay còn gọi là Gu Lang, sinh năm 1986, quốc tịch Trung Quốc) làm quản lý. Bộ phận 777pay đã sử dụng thủ đoạn thành lập cổng trung gian thanh toán mang tên “VNPAY” (mạo danh cổng thanh toán tại Việt Nam), có địa chỉ website là http://mem.777.org để chuyển và nhận tiền nhằm chuyển đổi tiền “bẩn” thành tiền “sạch”, không thể truy xuất được nguồn gốc.

Sau khi lừa đảo, chiếm đoạt được gần 20 tỉ đồng của chị L., các đối tượng đã rửa tiền bằng hình thức chuyển lòng vòng qua các tài khoản hoặc mua bán tiền điện tử USDT để xóa nguồn gốc tiền “bẩn”.

Trong vụ án này, đối tượng cầm đầu là Tan Zhi Bao cùng một số đối tượng khác đã bỏ trốn và đang bị cơ quan công an phát lệnh truy nã.

河内人民法院以“欺诈挪用财产”和“洗钱”罪名,判处 Mac Binh Hung 及其 20 名同谋 7 至 18 年有期徒刑。

经过近一周的审理,5月20日下午,河内人民法院判处被告人Mac Binh Hung(1991年出生,平顺省)有期徒刑18年;阮文邦因“诈骗罪”被判处16年有期徒刑。

在同一案件中,与Hung、邦共犯的19名被告人,因犯“诈骗财产罪”、“洗钱罪”被判处7年至16年不等的有期徒刑。

在民事方面,陪审团指出,犯有洗钱罪的被告集团已支付了超过80亿越南盾,以克服案件的后果;被指控的诈骗团伙必须赔偿剩余的超过110亿元。

(越通社中文)

跨国洗钱诈骗犯罪团伙21名被告获刑
自5月15日至20日,越南河内人民法院一审公开开庭审理了由中国籍人员为头目的一个跨国洗钱团伙中的21名被告人。这些被告人被指控犯有“诈骗公民财产罪”和“洗钱罪”。河内人民检察院依法对14名被告人以诈骗公民财产罪提起公诉,并对另外7名被告人以洗钱罪提起公诉。

越通社河内——自5月15日至20日,越南河内人民法院一审公开开庭审理了由中国籍人员为头目的一个跨国洗钱团伙中的21名被告人。这些被告人被指控犯有“诈骗公民财产罪”和“洗钱罪”。河内人民检察院依法对14名被告人以诈骗公民财产罪提起公诉,并对另外7名被告人以洗钱罪提起公诉。

审判委员会判处莫平兴(777pay 部门财务组组长)有期徒刑18 年,判处阮文平(副组长)、武春辉和张兴潘有期徒刑 16 年。该团伙其余10名被告人均犯“诈骗公民财产罪”被判处12~15年有期徒刑。

法院以“洗钱罪”为由,对丁文兴判处有期徒刑11年,罚金5000万越南盾; 黎陈越英被判处有期徒刑 10 年。其余被告人被判处有期徒刑6~9年。

被告人还需要承担民事责任。具体是,被告人已上缴了超过83亿越南盾违法所得,剩余超过115亿越南盾的违法所得必须赔偿受害者。

审判委员会认定,被告均承认自己的行为,并表示不知道其主管公司(Jinbian)是犯罪组织; 高薪务工,如果工作不完成将受到强迫或威胁。然而,审判委员会认定被告在本案中构成共同犯罪,因为他们参与了该组织的欺诈活动的其中一个环节。 尽管被告人态度诚恳并上缴违法所得,但其诈骗财产和洗钱的行为十分危险,违反了国家的经济管理秩序,造成重大损失。因此,必须根据犯罪角色从重处置。

对于洗钱行为,该案中7名被告人经审判委员会评估,均明知资金来源违法,但仍实施洗钱行为。 这种行为帮助诈骗犯盗取金钱。 被告的行为对社会十分危险,将脏了的钱清洗干净。

诈骗犯罪团伙中的被告人按照指令分不同的部门工作; 其中,被告人莫平兴扮演最高角色,其次是被告人阮文平。 这些被告根据劳动合同工作并被指使犯罪,但调查并未确定这些被告在强迫劳动环境中工作。 因此,审判委员会认定被告人为诈骗罪、洗钱罪的共犯。

经调查后,公安机关得出结论,挪用阮氏L女士钱财(总共近200亿越盾)的诈骗分子相互勾结,雇佣777pay部门进行洗钱。777pay部门为诈骗分子提供银行账户,指示阮氏L女士转账,然后挪用她的金钱。

从2022年9月27日至2022年11月9日,调查机关暂时拘留了莫平兴和 777pay 部门的多名其他人员。调查机关称,这些对象充当了诈骗团伙的共犯,挪用了阮氏L女士的钱财,让其他相关对象帮他们洗钱。

公安部门经调查发现,L女士的收款账户由金边公司(总部位于柬埔寨王国首都金边星城大厦)所属777pay部门管理。 这是一个犯罪组织,作为中介支付网关,为赌博应用程序或欺诈者洗钱。 Jinbian公司受犯罪团伙雇佣,协调诈骗活动,并安排实施洗钱活动。

该公司分为8个部门; 除技术和行政部门外,其他部门还为中国、印度、菲律宾、印度尼西亚和越南等国的主体提供洗钱服务。

777pay部门专门从事越南市场洗钱活动,由Tan Zhi Bao(又名 Gu Lang,1986年出生,中国国籍)负责。 777pay部门建立一个名为“VNPAY”(冒充越南支付网关)的中介支付门户的伎俩,网站地址为http://mem.777.org来转账和收款,将脏了的钱洗干净,其来源无法追踪。

骗取并挪用L女士近200亿越南盾后,诈骗分子通过账户转移或买卖 USDT 加密货币来洗钱,以消除“脏”钱的来源。

在本案中,头目Tan Zhi Bao等涉案人员潜逃,被警方通缉。

2024.5.20, Thủ đoạn mạo danh để chiếm đoạt tài sản đã không còn xa lạ, bởi đã có rất nhiều người vì nhẹ dạ cả tin, để các đối tượng lợi dụng sơ hở chiếm đoạt tài sản với số tiền hàng tỷ đồng. Các đối tượng thường khoác trên mình nhiều “vỏ bọc” khác nhau cùng với những lời lẽ ngon ngọt dụ nạn nhân chuyển tiền nhằm chiếm đoạt. Khi “bừng tỉnh” thì đã quá muộn, tiền mất, tật mang.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn mạo danh để chiếm đoạt tài sản đã không còn xa lạ, bởi đã có rất nhiều người vì nhẹ dạ cả tin, để các đối tượng lợi dụng sơ hở chiếm đoạt tài sản với số tiền hàng tỷ đồng. Các đối tượng thường khoác trên mình nhiều “vỏ bọc” khác nhau cùng với những lời lẽ ngon ngọt dụ nạn nhân chuyển tiền nhằm chiếm đoạt. Khi “bừng tỉnh” thì đã quá muộn, tiền mất, tật mang.

Đối tượng Mạc Đăng Thanh (SN 1992), trú tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Với nhiều vỏ bọc khác nhau, đối tượng này đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại trên cả nước với số tiền hơn 10 tỷ đồng.

Thông qua mối quan hệ quen biết xã hội, tháng 6/2021, đối tượng Mạc Đăng Thanh làm quen với 1 bị hại trú tại tỉnh Lạng Sơn.

Thanh nói dối mình có bố là Trung tướng trong lực lượng QĐND đã nghỉ hưu, em trai đang công tác tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108. Bản thân đang công tác tại Tổng cục 2 – Bộ Quốc phòng, sau được biệt phái sang Vụ phó Vụ 5 – Ban Nội chính Trung ương, có mối quan hệ thân thiết với nhiều lãnh đạo cấp cao.

Để tạo dựng hình ảnh có thật đang công tác trong lực lượng QĐND, đối tượng Thanh chủ động treo bộ quân phục QĐND gắn cầu vai cấp hàm Đại úy, mũ kê-pi ở văn phòng làm việc tại Công ty cổ phần đầu tư Lux Rise, có địa chỉ tại số 23 đường Ngô Văn Cảnh, phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; đi xe ôtô nhãn hiệu Fortuner màu đen, gắn biển xanh, trên xe có để thiết bị gồm còi và đèn ưu tiên.

Từ những thông tin Thanh đưa ra làm cho một số người bị hại tin tưởng có thể lo xin việc, xin các dự án thậm chí cả “chạy án” rồi đưa tiền, sau đó bị Thanh chiếm đoạt.

Bằng thủ đoạn trên, trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2022, Thanh đã chiếm đoạt số tiền hơn 10 tỷ đồng của nhiều bị hại trên cả nước. Tại cơ quan Công an, đối tượng không hợp tác mà còn khai báo quanh co, chối tội.

Mạo danh những người có uy tín để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng vẫn còn nhiều người dân do nhẹ dạ, cả tin mà “sập bẫy”. Khi gặp những thủ đoạn tương tự như vụ án này, người dân nên gặp trực tiếp cơ quan chức năng để xử lý theo đúng quy định, tránh trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng.

关于冒充他人侵占财产的警告

冒充侵占财产的伎俩不再奇怪,许多人因为轻信,被利用漏洞侵占数十亿盾的财产。受害人常常以各种“幌子”和甜言蜜语引诱受害人转移资金进行侵占。当他“醒悟”时,已经太晚了

对象 Mac Dang Thanh(生于 1992 年),居住在北江省 Lang Giang 县。该人以多种幌子,诈骗全国众多受害人的资产,金额超过100亿越南盾。

通过社交熟人,2021年6月,对象Mac Dang Thanh结识了居住在谅山省的一名受害者。

2024.5.20, Đối tượng Trần Quốc Hoàng (SN1986, ĐKTT thôn An Thạch, xã Phổ An, thị xã Đức Phổ) bị truy nã về tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’, ra đầu thú sau thời gian bỏ trốn khỏi địa phương.

Đối tượng lừa đảo ‘hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng đất’ ra đầu thú

Đối tượng Trần Quốc Hoàng (SN1986, ĐKTT thôn An Thạch, xã Phổ An, thị xã Đức Phổ) bị truy nã về tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’, ra đầu thú sau thời gian bỏ trốn khỏi địa phương.

Theo hồ sơ vụ án, vào tháng 2/2022, Trần Quốc Hoàng đã lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết của bà D.T.M.T. (ĐKTT phường Phổ Vinh, thị xã Đức Phổ) để lừa đến văn phòng công chứng lập “Hợp đồng ủy quyền” bán thửa đất trái với ý muốn của bà T.

Sau đó, Hoàng đã dùng “Hợp đồng ủy quyền” này đến lừa bán cho bà T.T.P. (ĐKTT thôn Thạch Trụ Tây, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) để chiếm đoạt số tiền 380 triệu đồng, rồi bỏ trốn khỏi địa phương.

Ngày 9/8/2023, sau khi thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Đức Phổ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Trần Quốc Hoàng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và ra quyết định truy nã đặc biệt đối với Trần Quốc Hoàng.

Ngày 17/5, Trần Quốc Hoàng đã đến Công an huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội của mình tại Quảng Ngãi. Ngày 18/5, tổ công tác của Công an thị xã Đức Phổ đã tiếp nhận và di lý Trần Quốc Hoàng về địa phương.

Khai báo về hành vi phạm tội của mình, Trần Quốc Hoàng cho biết do bản chất ham mê cá độ bóng đá trên mạng, đã nảy sinh ý định lừa chiếm đoạt tài sản của người khác để có tiền thỏa mãn sở thích của bản thân.

对象 Tran Quoc Hoang(1986 年出生,户籍地为 Duc Pho 镇 Pho An 公社 An Thach 村)因“诈骗财产”被通缉,逃离当地后投案自首。

Tran Quoc Hoang在供述犯罪事实时表示,由于他热衷于在线足球博彩,故意诈骗他人财物以获取金钱以满足自己的利益。

2024.5.20, Thêm một phụ nữ bị lừa hơn 4 tỷ đồng nhờ “ứng tiền thanh toán hộ”

Thêm một phụ nữ bị lừa hơn 4 tỷ đồng nhờ “ứng tiền thanh toán hộ”

Ngày 18-5, Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã cảnh báo người dân về hình thức lừa đảo đang xuất hiện trên địa bàn, đồng thời khẩn trương điều tra, xử lý vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn ứng tiền thanh toán hộ “nhận hoa hồng” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, tối 17-5, Công an phường Quảng An, quận Tây Hồ, đã tiếp nhận đơn trình báo của 1 phụ nữ sinh sống trên địa bàn về việc bị lừa đảo chiếm đoạt mất gần 4 tỷ đồng. Thủ đoạn của chúng là mời ứng trước tiền ra thanh toán hộ công ty, bỏ ra nhiều tiền thanh toán đơn hàng thì được nhận % hoa hồng nhiều, bỏ ít thì được ít. Các đối tượng đã lừa cho bị hại lao vào việc đặt cọc thanh toán thật nhiều tiền, rồi nêu lý do không cho bị hại rút tiền ra nữa, muốn rút ra thì phải đóng thêm vào, rồi lại có lý do chưa rút được tiền ra, đến khi bị hại nhận ra mình bị lừa đảo thì gần 4 tỷ trong tài khoản, gồm cả tiền của mình lẫn tiền đi vay đều đã bị các đối tượng chiếm đoạt mất.

Công an quận Tây Hồ khuyến cáo, đã có nhiều người bị lừa đảo bởi một phần do không hiểu biết và một phần do lòng tham được nhận tiền hoa hồng.

Để không bị lừa đảo, cơ quan Công an cảnh báo, trong mọi tình huống, đừng vội vàng tin bất kể điều gì, hãy xác minh thật kỹ, tìm hiểu thật kỹ và hãy nghĩ đến việc bị lừa đảo khi giao dịch trên mạng trước khi quyết định chuyển tiền. Khi thấy có bất thường nghi vấn, hãy báo tin ngay cho các cảnh sát khu vực, cơ quan công an nơi gần nhất để được giúp đỡ.

5月18日,河内西湖区警方就该地区出现的诈骗形式发出警告,同时紧急查处以预付款“收取佣金”骗取资产的财产挪用骗局。

具体来说,5月17日晚,西湖区广安区警方接到一名居住在该地区的妇女报案,称自己被骗,损失近40亿越南盾。他们的伎俩是请钱预付给公司,如果你花很多钱支付订单,你会得到很高比例的佣金,如果你花一点,你就会得到一点。犯罪嫌疑人诱骗受害人存入大量资金,然后又给出不让受害人取款的理由,如果想取款就得交更多钱,然后又以无法取钱为理由。事实上,当受害人意识到自己被骗时,他账户中的近40亿资金,包括自己的钱和借来的钱,已经被对象挪用了。

西湖区警方警告说,许多人被骗,部分原因是无知,部分原因是贪图收取佣金。

2024.5.19, Liên quan đến vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Bankland, Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đề nghị truy tố thêm 1 bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, trước đó, 5 bị can khác bị truy tố về cùng tội danh trên.

Truy tố thêm bị can liên quan vụ lừa đảo xảy ra tại Công ty Bankland

Liên quan đến vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Bankland, Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đề nghị truy tố thêm 1 bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, trước đó, 5 bị can khác bị truy tố về cùng tội danh trên.

Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án lừa đảo liên quan Công ty Cổ phần tập đoàn Bankland (gọi tắt Công ty Bankland). Đồng thời đề nghị truy tố bị can Nguyễn Thanh Vân (SN 1992, ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo điều tra, Vân quen biết Vũ Đức Tĩnh (SN 1981, trú tại TP. HCM) từ năm 2016. Cuối năm 2021, Tĩnh bảo Vân ra Hà Nội làm kế toán cho một công ty do Tĩnh làm cố vấn – Công ty Bankland.

Vân có nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kế toán quản lý thu, chi nguồn tiền nhà đầu tư, mở tài khoản ngân hàng và chuyển tiền theo chỉ đạo. Đồng thời Tĩnh còn chỉ đạo Vân chuyển tiền đặt cọc, tiền mua đất và đứng tên nhiều bất động sản.

Cơ quan điều tra xác định Vân nhận thức được Công ty Bankland không hoạt động kinh doanh mà chỉ huy động vốn của nhà đầu tư, đây là hành vi giúp sức cho Tĩnh và các bị can khác chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Trước đó, cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, tạm giam Quản Văn Dương (SN 1984, trú tại Thái Bình) – Chủ tịch HĐQT Công ty Bankland), Nguyễn Thị Như (SN 1985, trú tại Hà Nội) – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Vũ Đức Tĩnh (SN 1981, trú tại TP. Hồ Chí Minh), Nguyễn Đức Minh (SN 1995, trú tại Hải Phòng) và Nguyễn Văn Minh (SN 1991, trú tại TP. Hồ Chí Minh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo điều tra, Công ty Bankland thành lập năm 2021, có vốn điều lệ 99 tỷ đồng, trụ sở tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội với ngành nghề bất động sản, xúc tiến thương mại, du lịch…

Quá trình hoạt động, Công ty Bankland bị cáo buộc thường xuyên mở các buổi thuyết trình, sự kiện có hàng nghìn người tham gia để quảng bá hình ảnh nhằm huy động vốn của nhà đầu tư cùng kinh doanh. Trong đó, nhà đầu tư bỏ tiền được hưởng lãi suất theo ngày từ 3-5,1%/tháng, còn công ty đảm nhận kinh doanh.

Ngoài ra, Dương và Như với vai trò là lãnh đạo công ty đã ra các thông báo ưu đãi tặng % lãi suất, tặng vàng, tặng sổ đỏ, tặng ô tô, xe máy SH, iPhone, đi du lịch… để thu hút nhiều người tham gia nộp tiền.

Không những thế, Công ty Bankland không kê khai thuế với cơ quan chức năng, chưa được các cơ quan quản lý nhà nước cấp phép nhưng vẫn phát hành 10.000 tỷ cổ phiếu mã BLI và tự định giá khởi điểm là 0.0001 USD/cổ phiếu. Đồng thời tạo ra 10 gói trái phiếu từ 100 USD đến 10 triệu USD, cho các nhà đầu tư mua bán với nhau và đăng ký mua bất động sản trên sàn giao dịch của công ty.

Công ty Bankland còn mở 4 văn phòng để tuyên truyền khi có khách hàng đến tìm hiểu đầu tư, quảng bá hình ảnh và các chương trình khuyến mại tặng thưởng đất, vàng, ô tô… nhằm lôi kéo người tham gia đầu tư vào các dự án bất động sản.

Cơ quan chức năng xác định những dự án bất động sản mà Công ty Bankland quảng cáo là đất nông nghiệp chưa chuyển đổi mục đích sử dụng và chưa được cấp phép đầu tư.

Quá trình điều tra, các đối tượng thừa nhận Công ty Bankland không có dự án bất động sản như quảng cáo. Tiền của nhà đầu tư để duy trì hoạt động của công ty và lấy tiền của người sau trả cho người trước.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động công ty không có lợi nhuận nhưng Tĩnh với vai trò là cố vấn cấp cao của công ty được hưởng 10% doanh thu của Công ty Bankland, Dương được trả 180 triệu đồng/tháng, Như 200 triệu đồng/tháng, còn Dũng 160 triệu đồng/tháng.

Sơ bộ đến nay có khoảng hơn 4.000 nhà đầu tư đã ký hơn 7.000 hợp đồng hợp tác đầu tư và nộp số tiền hơn 400 tỷ đồng vào Công ty Bankland.

关于发生在Bankland公司的财产挪用欺诈案,河内市警察调查局提议以“欺诈性挪用财产”罪起诉另外一名被告,此前,另外五名被告也因同一罪行被起诉。

河内市警察调查局已完成对Bankland集团股份公司(简称Bankland公司)诈骗案的追加调查。同时,建议以“诈骗财产”罪起诉被告人Nguyen Thanh Van(1992年出生,林同省德重县)。

2024.5.19, Một số người dân làm theo hướng dẫn của cuộc gọi lừa đảo hỗ trợ thực hiện định danh điện tử, hỗ trợ ứng dụng VNeID, hàng chục triệu đồng trong tài khoản bỗng dưng biến mất. Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an Tiền Giang cho biết, thời gian qua, có các cuộc gọi lừa đảo yêu cầu người dân làm các thủ tục để định danh điện tử.

Làm theo cuộc gọi hướng dẫn lừa đảo, tài khoản “bốc hơi” hàng chục triệu đồng

(ABO) Một số người dân làm theo hướng dẫn của cuộc gọi lừa đảo hỗ trợ thực hiện định danh điện tử, hỗ trợ ứng dụng VNeID, hàng chục triệu đồng trong tài khoản bỗng dưng biến mất.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an Tiền Giang cho biết, thời gian qua, có các cuộc gọi lừa đảo yêu cầu người dân làm các thủ tục để định danh điện tử.

Cụ thể, bà T.T.P. (ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) bị đối tượng gọi điện thoại từ số 0833.174.996, 0853.260.219 vào số máy của bà yêu cầu cập nhật thông tin mức 2 qua cổng dịch vụ công. Đối tượng yêu cầu bà P. kết nối Zalo để hướng dẫn truy cập mạng (không nhớ trang web). Sau đó, đối tượng chiếm quyền truy cập tài khoản ngân hàng của bà P. (tài khoản mở BIDV) và chiếm đoạt số tiền 42.800.000 đồng trong tài khoản.

Mới đây, Công an Tiền Giang cũng nhận tin báo chị N.T.H.T. (cũng ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0886.475.141 yêu cầu cập nhật ứng dụng VNeID nhưng chị T. bận dạy học nên không làm theo.

Đến khoảng 11 giờ 16 phút cùng ngày, chị T. tiếp tục nhận được cuộc gọi thứ hai từ số 0854.884.247 giới thiệu là cán bộ ở tỉnh hỗ trợ người dùng VNeID và nói trong ngày này sẽ hết hạn đồng bộ lên hệ thống. Người này yêu cầu chị T. kết bạn Zalo với nick tên Minh Trực để được hướng dẫn online. Lúc đầu, chị T. không làm theo, nhưng ứng dụng VNeID của chị không cập nhật được từ khi đổi máy điện thoại nên chị T. đã kết bạn Zalo với nick tên Minh Trực. Sau đó, nick Zalo Minh Trực yêu cầu chị T. làm theo hướng dẫn, trong đó có in dấu vân tay 10 ngón, nạp tiền phí 12.000 đồng từ số tài khoản của chị đến số tài khoản Vietcombank 0010000000355. Chị T. cài đặt theo hướng dẫn đến khi máy điện thoại hiện lên 86% thì không chạy tiếp nữa nên chị gọi lại cho người có nick Zalo Minh Trực nhưng không nghe máy. Lúc này, người thân của chị T. thông báo cho chị biết có tin nhắn mượn tiền của chị. Kiểm tra lại tài khoản, chị T. phát hiện mất số tiền 36.200.000 đồng.

Cùng thời gian, chị N.T.T.V. (ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) nhận được cuộc gọi từ số lạ (chị V. không nhớ số điện thoại) tự giới thiệu là cơ quan Công an yêu cầu chị V. cập nhật lại mã định danh mức 2 do bị lỗi trên hệ thống để chuẩn bị lên mức 3 và yêu cầu chị V. cho số điện thoại để kết bạn Zalo và chị V. đồng ý. Sau đó, chị V. được gửi đường link và yêu cầu tải cổng Dịch vụ công Bộ Công an và làm theo hướng dẫn. Chị V. làm theo yêu cầu của người gọi trên (quay hai mặt của Căn cước công dân, lăn tay trên màn hình điện thoại). Sau đó, người gọi cho chị V. yêu cầu chị vào ứng dụng Momo nhập số tài khoản 106000365556 và thoát ra màn hình chính thì bị chiếm quyền truy cập điện thoại. Vài ngày sau, chị V. đến trụ sở ATM rút tiền thì phát hiện không còn tiền trong tài khoản, số tiền bị chiếm đoạt là 20.100.000 đồng.

Cũng xảy ra trường hợp tương tự nhưng anh N.D.P. (ngụ TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) tỉnh táo hơn. Anh bị đối tượng sử dụng số điện thoại 0924.688.373 gọi và yêu cầu đăng ký định danh điện tử mức 2. Đối tượng yêu cầu anh kết bạn Zalo và gửi đường link cho anh. Anh P. vào đường link do đối tượng cung cấp thì thấy tên ứng dụng là Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Do anh P. cảnh giác nên không làm theo hướng dẫn của đối tượng.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an tỉnh Tiền Giang cảnh báo, người dân cần lưu ý, cán bộ Công an khi muốn làm việc với người dân sẽ làm việc trực tiếp thông qua giấy mời, không có trường hợp cán bộ Công an yêu cầu hoặc hướng dẫn người dân cài app từ các đường link không rõ ràng. Đó là vấn đề mà người dân cần ghi nhớ để nâng cao cảnh giác, tránh bị lừa đảo.

遵循欺诈指令,账户“蒸发”数千万盾

前江省网络安全和高科技犯罪预防部门表示,最近出现了要求人们完成电子身份识别程序的诈骗电话。一些人按照诈骗电话的指示支持电子身份识别和VNeID申请,账户中的数千万盾突然消失了。

2024.5.18, Do tin lời các đối tượng môi giới, hàng trăm người dân ở các làng biển xã Nghĩa An, xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi đã gom góp chuyển tiền tỷ cho một số đối tượng môi giới để được đưa đi lao động ngắn hạn ở Hàn Quốc. Nhưng đã gần 1 năm qua chẳng một ai được đi Hàn Quốc, tiền thì chưa đòi lại được còn các đối tượng môi giới thì bặt vô âm tín.

Hàng trăm người “sập bẫy” lừa đảo lao động ngắn hạn tại Hàn Quốc

Do tin lời các đối tượng môi giới, hàng trăm người dân ở các làng biển xã Nghĩa An, xã Nghĩa Phú, TP Quảng Ngãi đã gom góp chuyển tiền tỷ cho một số đối tượng môi giới để được đưa đi lao động ngắn hạn ở Hàn Quốc. Nhưng đã gần 1 năm qua chẳng một ai được đi Hàn Quốc, tiền thì chưa đòi lại được còn các đối tượng môi giới thì bặt vô âm tín.

Thua lỗ từ nghề biển, nhà ở cũng đã phải cầm cố, vợ chồng chị Trần Thị Chức xã Nghĩa An đánh liều vay mượn thêm 100 triệu đồng để đi lao động ở Hàn Quốc. Nhưng đã 1 năm trôi qua vẫn chưa được đi lao động, người môi giới có tên là Thúy thì không thể liên lạc được. Do vậy, chị Chức mới tin mình đã bị lừa. Giấc mơ Hàn Quốc và câu chuyện đổi đời từ xuất khẩu lao động ngắn hạn đã vỡ, món nợ 100 triệu đồng của vợ chồng chị vẫn còn, lãi vay thì mỗi ngày một phình to.

Bà Trần Thị Chức, xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi chia sẻ: Ban đầu cứ nghĩ đi lao động là phao cứu mình kiếm tiền nuôi con, nhưng không ngờ bây giờ nợ chồng thêm nợ.

Còn người đàn ông này vì tin tưởng là người thân trong gia đình làm môi giới đã gom 210 triệu đồng để lo việc đi lao động Hàn Quốc cho 6 người khác với mong muốn có nguồn thu nhập cao hơn để trang trãi cuộc sống. Ông cùng nhiều người thân trong gia đình vẫn chưa tin chính cháu mình đã ôm tiền của mình rồi bạt vô âm tín.

Ông Trần Văn Đức, xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi cho biết: Thủy kêu tôi là cậu họ, tôi tin tưởng cháu không gạt tôi. Tôi tin tưởng chuyển khoản cho Thủy tiền của 6 người 210 triệu.

Ông Trần Trãi, xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi cho biết: Tôi nghe trên Facebook hai chị em Thủy kiếm người đi lao động Hàn Quốc 6 tháng với kinh phí 50 triệu đồng. Tôi đến đưa tiền Thủy dặn đừng nói cho ai biết họ phân bì, nhưng cuối cùng lộ ra có mấy chục người.

Có hàng trăm người dân ở các xã Nghĩa An, Nghĩa Phú là nạn nhân lừa đảo đi lao động Hàn Quốc đã làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng. Người bị tố cáo là một người phụ nữ có tên là Thúy ở cùng địa phương. Từ tháng 6 đến tháng 8/2023 người dân đã đưa cho Thúy 4,7 tỷ đồng để Thúy kết nối với một người có tài khoản Facebook là Gái đang lao động ở Hàn Quốc.

Thiếu tá Trần Thanh Tùng, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi cảnh báo, hiện Công an tỉnh đã nhận được đơn tố cáo của hơn 100 hộ dân. Chúng tôi đang chỉ đạo các điều tra viên đẩy nhanh điều tra vụ án theo quy định,

Việc lừa đảo đi lao động ở Hàn Quốc không phải là chuyện mới. Nhưng vì chủ quan, đi tắt, nhiều người dân vẫn bị sập bẫy đi lao động ngắn hạn. Vụ việc tại Nghĩa An, Nghĩa Phú là bài học cảnh báo cho người dân khi đi lao động qua mô giới ở nước ngoài./.

数百人“落入短期韩国劳务诈骗陷阱”

由于相信经纪人,广义市义安乡、义富乡沿海村庄的数百人聚集并转移了数十亿元给一些经纪人,用于在韩国短期活动。但近一年了,没人能去韩国,钱也没有退回,经纪人也没有消息。

2024.5.18, Liên tiếp trong thời gian vừa qua, tại nhiều địa phương tái diễn tình trạng mạo danh công an, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Số tiền lừa đảo rất lớn, lên đến hàng chục tỷ đồng. Mới đây, Bộ Công an cũng đã phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tình trạng mạo danh công an lừa đảo, chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp

Liên tiếp trong thời gian vừa qua, tại nhiều địa phương tái diễn tình trạng mạo danh công an, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Số tiền lừa đảo rất lớn, lên đến hàng chục tỷ đồng. Mới đây, Bộ Công an cũng đã phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Riêng tại Hà Nội, chưa đầy một tháng qua, đã có 2 cụ bà bị những kẻ giả danh công an đe dọa, lừa đảo 15 và 18 tỷ đồng.

Trước đó, một cụ ông 71 tuổi, ở TP Hồ Chí Minh cũng liên tiếp nhận cuộc gọi có hình ảnh từ những người tự xưng cán bộ, thiếu tướng Bộ Công an. Khi làm theo hướng dẫn của những đối tượng giả danh này, cụ ông mất gần 15 tỷ đồng.

Còn đây, là những trang thông tin mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để cung cấp thông tin, trong đó đăng tải nhiều video, bài viết có nội dung cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Những trang thông tin mạo danh này lồng ghép quảng cáo về các dịch vụ, như: “Tiếp nhận hồ sơ”, “hỗ trợ lấy lại tiền bị treo”, “thu hồi tiền lừa đảo”… với cam kết chỉ thu tiền sau khi người dân đã lấy lại tiền lừa đảo.

Bộ Công an cho rằng, đây là một trong những hành vi giả mạo, nhằm tiếp cận người dân đang là nạn nhân bị lừa đảo.

Các đối tượng lợi dụng tâm lý tiếc tiền, cần lấy lại tài sản đã mất để tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đối với họ.

Đây là thủ đoạn không mới, nhưng tại sao vẫn khiến nạn nhân sập bẫy. Cần phải nhận diện và cảnh giác như thế nào trước hành vi lừa đảo của các đối tượng?

GNCG hôm nay đã có cuộc trao đổi TS, Thượng tá Lê Quang Toàn, Phó Trưởng khoa Cảnh sát điều tra, Học viện Cảnh sát nhân dân về vấn đề này.

Xem clip:

冒充警察、侵占财物的诈骗形势依然复杂

近期,多地冒充警察、诈骗、侵占财物的情况不断发生。诈骗金额巨大,高达数百亿盾。近日,公安部还对冒充公安部电子信息门户实施诈骗、侵占财物的行为发出警示。

仅在河内,不到一个月的时间里,两名老年妇女就被冒充警察的人威胁并诈骗了15和180亿越南盾。

此前,胡志明市一名71岁男子也连续接到自称是公安部军官和少将的人士打来的带有照片的电话。这位老人按照这些冒名顶替者的指示,损失了近150亿越南盾。

这里还有冒充公安部电子信息门户提供信息的信息页面,其中有很多视频和文章,其中含有有关诈骗财物的方法和伎俩的警示内容。

2024.5.12, Ngày 12/5, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Huang BaoLei (SN 1984, Quốc tịch Trung Quốc) để điều tra hành vi Trộm cắp tài sản.

Bắt giữ nghi phạm người nước ngoài trộm cắp 1,5 tỷ đồng

Ngày 12/5, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Huang BaoLei (SN 1984, Quốc tịch Trung Quốc) để điều tra hành vi Trộm cắp tài sản.

Các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đều được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương phê chuẩn.

Theo điều tra, Khoảng tháng 01/2024, Huang BaoLei cùng đồng bọn nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích để trộm cắp tài sản.

Khoảng 16h ngày 26/01/2024, Huang BaoLei và đồng bọn phát hiện bà N (SN 1976 ở tại phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) vừa đi ra từ một ngân hàng trong KCN VSIP II, thuộc phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, có cầm theo 01 túi ny lon bên trong có số tiền 1,5 tỷ đồng mới rút từ ngân hàng.

Đối tượng Huang BaoLei.

Bà N lên xe ô tô nên Huang BaoLei và đồng bọn đã đi theo về đến nhà của bà N ở phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một.

Khi về đến nhà, bà N đậu xe trước cửa và xuống đi về phía sau xe nhưng không khóa cửa xe ô tô. Lúc này, đối tượng Huang BaoLei đi đến và mở cửa trước xe ô tô lấy trộm 01 túi ny lon có đựng số tiền 1,5 tỉ đồng và 01 nhẫn bằng kim loại màu vàng có đính đá màu trắng và một số giấy tờ khác rồi cùng đồng bọn tẩu thoát.

Sau khi trộm được tài sản Huang BaoLei đem đổi số tiền 1,5 tỉ đồng được khoảng 400.000 Nhân dân tệ chia nhau tiêu xài và bỏ trốn.

Qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương đã xác minh, truy bắt được đối tượng Huang BaoLei và tiếp tục truy tìm các đối tượng liên quan để xử lý theo quy định.

涉嫌盗窃15亿越南盾的外国嫌疑人被捕
平阳省警方5月12日宣布,,对被告人黄保雷(1984年出生,中国国籍)实施盗窃行为已立案侦查,并下令暂扣4个月。

2024.5.11, Cô gái trẻ Trần Yến Như tạo hoá đơn giả để làm thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt vàng của một tiệm vàng tại Đà Nẵng.
Thông tin về vụ việc một cô gái trẻ sử dụng thủ đoạn lừa đảo để chiếm đoạt vàng, Công an phường Tân Chính (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết đã bắt giữ Trần Yến Như (22 tuổi, quê tỉnh Kon Tum) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cô gái trẻ xinh đẹp và thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt vàng

Cô gái trẻ Trần Yến Như tạo hoá đơn giả để làm thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt vàng của một tiệm vàng tại Đà Nẵng.

Thông tin về vụ việc một cô gái trẻ sử dụng thủ đoạn lừa đảo để chiếm đoạt vàng, Công an phường Tân Chính (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) cho biết đã bắt giữ Trần Yến Như (22 tuổi, quê tỉnh Kon Tum) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trần Yến Như sử dụng thủ đoạn lừa đảo là chỉnh sửa hóa đơn chuyển tiền để chiếm đoạt vàng ở Đà Nẵng.

Theo Người lao động, trước đó, Công an phường Tân Chính nhận tin báo của một tiệm vàng trên địa bàn về việc bị lừa đảo.

Theo trình báo, một cô gái trẻ đến mua vàng và thanh toán bằng hình thức chuyển khoản nhưng thực chất là chiếm đoạt số vàng.

Cụ thể, lấy lý do bận việc gấp, người này đã cho nhân viên tiệm vàng chụp lại biên lai chuyển khoản, số điện thoại, để nhân viên tin tưởng rồi giao vàng. Nhưng đến khi kiểm tra lại biến động trong tài khoản, nhân viên tiệm vàng phát hiện đây là biên lai giả nên tá hỏa báo công an.

Qua vận động, nghi phạm lừa đảo chiếm đoạt vàng đã đến Công an phường Tân Chính đầu thú.

Truy xét nhanh, Công an phường Tân Chính xác định Trần Yến Như là nghi phạm chính. Qua công tác vận động, ngày 9/5, Như đã đến công an đầu thú.

Tại cơ quan công an, Như thừa nhận do nợ nần, không có tiền trả nên đã thực hiện hành vi lừa đảo như trên. Theo đó, Như đã dùng phần mềm chỉnh sửa ảnh để làm giả hóa đơn chuyển tiền và chiếm đoạt 3 chỉ vàng, 1 dây chuyền, 1 lắc tay bằng vàng với tổng giá trị hơn 64 triệu đồng.

Tất cả số vàng lừa đảo chiếm đoạt được, Như đem bán, lấy tiền tiêu xài cá nhân.

Vụ việc này đã được bàn giao cho Công an quận Thanh Khê thụ lý điều tra theo thẩm quyền.

年轻女孩 Tran Yen Nhu 制作假发票,从岘港一家金店骗取黄金。
关于一名年轻女孩利用诈骗手段侵占黄金的案件信息,岘港市青溪区陈正区警方表示,他们以欺诈罪逮捕了陈颜努(Tran Yen Nhu,22岁,来自昆嵩省),以调查侵占财产的情况。

5月7日,Vụ án đăng kiểm: Truy tố 254 bị can với hơn 286.070 bút lục, có 215 luật sư sẽ bào chữa
Theo VKSND TP.HCM, đại án đăng kiểm là vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế có quy mô đặc biệt lớn với hơn 286.070 bút lục và 215 luật sư tham gia bào chữa.
Như PLO đã đưa tin, VKSND TP.HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố và chuyển hồ sơ sang TAND TP.HCM để đưa ra xét xử đối với 254 bị can liên quan các sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị liên quan.
Các bị can trong vụ án bị VKSND TP.HCM truy tố về các tội: Đưa hối lộ; nhận hối lộ; môi giới hối lộ; tham ô tài sản; giả mạo trong công tác; sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các tài liệu, bút lục được Công an TP.HCM chuyển cho VKSND TP.HCM. Ảnh: CA
Theo VKS đây là vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế có quy mô đặc biệt lớn, mang tính hệ thống và gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Vụ án có số lượng hồ sơ lớn với hơn 286.070 bút lục và 215 luật sư tham gia bào chữa.
254 bị can bị VKSND TP.HCM truy tố ở nhiều vị trí công tác; giữ những vị trí lãnh đạo chủ chốt đầu ngành như bị can Trần Kỳ Hình, Đặng Việt Hà (cùng là cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam qua các thời kỳ) và rất nhiều bị can có trình độ nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cao.
Các bị can là lãnh đạo Cục đăng kiểm, lãnh đạo các Phòng, Trung tâm, Chi cục đăng kiểm vì vụ lợi, động cơ cá nhân đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ; ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, tính mạng của người dân. Các bị can đã thống nhất chỉ đạo các đăng kiểm viên cấp dưới nhận tiền từ các chủ phương tiện để bỏ qua lỗi, điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật…
Đồng thời, quá trình điều tra, truy tố còn phát hiện hành vi của các bị can tại Công ty TNHH Việt Nét đã đưa hối lộ khi cung cấp các dây chuyền kiểm định xe cơ giới tại các trung tâm đăng kiểm nhằm được thắng thầu trái quy định.
胡志明市人民法院办公室主任范玉维在接受《胡志明市法》采访时通报了《胡志明市人民法院即将审理的登记案及张美兰上诉案》的多项内容。
胡志明市人民法院办公室主任表示,市法院已收到有关在执行公务时受贿、行贿、利用职务便利等案件的立案材料;资产贪污事件发生在越南登记处、胡志明市的11个登记中心以及隆安、槟椥、朔庄的3个登记中心。据Duy先生介绍,这是一个被告人数较多的案件,遍布全国多个省市(254人)
在登记案中,越南登记局前局长 Tran Ky Hinh 和 Dang Viet Ha 均因受贿罪被起诉,最高可判处死刑。
起诉书指控越南登记局和相关单位的被告在履行职责时无视违法行为和个人利益。 被告因 11 项罪行被起诉,包括: 贿赂;受贿;贿赂经纪人;贪污资产;工作中伪造文件;出于非法目的生产、购买、出售、交换或赠送软件;未经授权侵入他人的计算机网络、电信网络或电子媒体;伪造机构和组织的文件;使用机构和组织的虚假文件;在执行公务时,骗取财产、滥用职权。
检察机关表示,这是一起规模特别大、系统性、经济性特别严重、危害特别严重的腐败案件。该案卷宗众多,共有286070余条记录,参与辩护的律师215人。
254名被告人被胡志明市人民检察院以多种职务起诉;担任行业高层的关键领导职务,如被告 Tran Ky Hinh、Dang Viet Ha(也曾担任越南登记部门不同时期的主管)以及许多具有高专业资格的被告。
被告人为登记处领导、登记处各部门、中心、分部门领导,为了个人利益和动机,未正确履行职责和责任的;被告同意指示初级登记员从车主那里收取金钱,以忽略错误、质量条件、技术安全……
同时,调查起诉过程中还发现,越网有限公司被告人在登记中心提供机动车检测线时,为了赢得合同而行贿。

TAND TP.HCM thông tin về 2 vụ án đăng kiểm và Trương Mỹ Lan
Chánh Văn phòng TAND TP.HCM thông tin về việc chuẩn bị xét xử 254 bị cáo trong vụ đăng kiểm và số lượng đơn kháng cáo trong vụ Trương Mỹ Lan.
07/05/2024

Ngày 7-5, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Phạm Ngọc Duy (Chánh văn phòng TAND TP.HCM) đã thông tin một số nội dung liên quan đến đại án đăng kiểm sắp được đưa ra xét xử và việc kháng cáo trong vụ án Trương Mỹ Lan.

Số lượng bị cáo đặc biệt lớn

Chánh văn phòng TAND TP.HCM cho biết, Toà án TP đã tiếp nhận hồ sơ vụ án nhận hối lộ, đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tham ô tài sản… xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Theo ông Duy đây là vụ án có số lượng bị cáo lớn, ở nhiều tỉnh thành trên cả nước (254 người), số lượng hồ sơ bút lục trong vụ án nhiều nên ngay sau khi xét xử xong vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát, TAND TP.HCM đã bố trí phòng chứa hồ sơ, bố trí các biện pháp bảo đảm an toàn và tạo điều kiện cho luật sư bảo vệ cho các bị cáo, người liên quan liên hệ để sao chụp tài liệu.

“Hiện Toà án TP đã phân công thẩm phán giải quyết và đang lên lịch để chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử. Đồng thời do vụ án có số lượng bị cáo đặc biệt lớn nên Toà án TP cũng đã chuẩn bị, bố trí khu vực ăn, nghỉ ngơi cho các bị cáo trong quá trình xét xử”- ông Duy thông tin.

Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, ngày 6-5, VKSND TP.HCM đã tống đạt cáo trạng truy tố 254 bị can liên quan về các tội danh, gồm: Đưa hối lộ; nhận hối lộ; môi giới hối lộ; tham ô tài sản; giả mạo trong công tác; sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Theo cáo trạng, các bị can nhóm lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam, gồm: Trần Kỳ Hình (cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1-2014 đến tháng 7-2021), Đặng Việt Hà (cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8-2021 đến tháng 12-2022), Nguyễn Vũ Hải (Phó cục trưởng đến khi khởi tố vụ án) đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ người đứng đầu. Đưa ra chủ trương làm trái quy định để nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn để xảy ra sai phạm, tiêu cực trong thời gian dài.

Đối với bị can Trần Kỳ Hình, khi phát hiện có sai phạm đã không chấn chỉnh, xử lý mà còn nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp, đơn vị đăng kiểm để bỏ qua sai phạm trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế; duyệt cấp năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện cấp theo quy định.

Bị can Trần Kỳ Hình phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nhận hối lộ với số tiền hơn 7,1 tỉ đồng và hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ đối với việc duyệt cấp thông báo năng lực 63 hồ sơ.

Đối với bị can Đặng Việt Hà, là người kế thừa sau khi bị can Trần Kỳ Hình về hưu nhưng không chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, sai phạm mà còn tiếp tục cùng cấp dưới nâng mức hưởng lợi đối với số tiền nhận hối lộ mà cán bộ Phòng Kiểm định xe cơ giới, các Trung tâm Đăng kiểm nhận được đưa cho Hà phải là cao nhất.

Bị can Hà phải chịu trách nhiệm hình sự chung về số tiền nhận hối lộ của Phòng Kiểm định xe cơ giới giai đoạn từ ngày 1-8-2021 đến 30-9-2022 là hơn 31 tỉ đồng.

Bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 8,5 tỉ đồng, cựu Cục trưởng Đăng kiểm Đặng Việt Hà đã nộp lại hơn 4,5 tỉ đồng
06/05/2024 18:57

Trong vụ án đăng kiểm, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình, Đặng Việt Hà đều bị truy tố tội nhận hối lộ với khung hình phạt lên đến tử hình.

Ngày 6-5, VKSND TP.HCM đã tống đạt cáo trạng truy tố 254 bị can liên quan đến sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị liên quan. Hồ sơ vụ án cũng đã được VKS chuyển qua TAND TP.HCM để chuẩn bị đưa ra xét xử.

Các bị can bị truy tố về 11 tội danh, gồm: Đưa hối lộ; nhận hối lộ; môi giới hối lộ; tham ô tài sản; giả mạo trong công tác; sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Làm trái quy định để nhận hối lộ

Theo cáo trạng, các bị can nhóm lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam, gồm: Trần Kỳ Hình (cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1-2014 đến tháng 7-2021), Đặng Việt Hà (cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8-2021 đến tháng 12-2022), Nguyễn Vũ Hải (Phó cục trưởng đến khi khởi tố vụ án) đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ người đứng đầu. Đưa ra chủ trương làm trái quy định để nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn để xảy ra sai phạm, tiêu cực trong thời gian dài.

Đối với bị can Trần Kỳ Hình, khi phát hiện có sai phạm đã không chấn chỉnh, xử lý mà còn nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp, đơn vị đăng kiểm để bỏ qua sai phạm trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế; duyệt cấp năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện cấp theo quy định.

Bị can Trần Kỳ Hình phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nhận hối lộ với số tiền hơn 7,1 tỉ đồng và hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ đối với việc duyệt cấp thông báo năng lực 63 hồ sơ.

Đối với bị can Đặng Việt Hà, là người kế thừa sau khi bị can Trần Kỳ Hình về hưu nhưng không chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực, sai phạm mà còn tiếp tục cùng cấp dưới nâng mức hưởng lợi đối với số tiền nhận hối lộ mà cán bộ Phòng Kiểm định xe cơ giới, các Trung tâm Đăng kiểm nhận được đưa cho Hà phải là cao nhất.

Bị can Hà còn chỉ đạo các Trung tâm đăng kiểm khối V phải tính tiền nộp cho Hà căn cứ vào số lượng phương tiện vào đăng kiểm tại mỗi trung tâm. Từ chủ trương, chỉ đạo của Hà, Lãnh đạo Phòng Kiểm định xe cơ giới, Giám đốc các Trung tâm đăng kiểm khối V đã triển khai.

Do đó, Đặng Việt Hà phải chịu trách nhiệm hình sự chung về số tiền nhận hối lộ của Phòng Kiểm định xe cơ giới giai đoạn từ ngày 1-8-2021 đến 30-9-2022 là hơn 31 tỉ đồng.

Bị can Hà được chia 700.000 đồng/1 hồ sơ thẩm định thiết kế đạt, là mức cao nhất theo yêu cầu của Hà đối với số tiền nhận hối lộ của mỗi hồ sơ, số còn lại mới được chia cho lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên văn phòng và quỹ phòng theo quy định đã cùng nhau thống nhất.

Số tiền nhận hối lộ của 4 Trung tâm đăng kiểm khối V tại TP.HCM từ ngày 1-4-2022 – tháng 11-2022 là hơn 7,6 tỉ đồng; 5 Trung tâm đăng kiểm khối V tại Hà Nội là 780 triệu đồng, và số tiền hối lộ của các Giám đốc Trung tâm đăng kiểm khối D là 680 triệu đồng.

Bị can Đặng Việt Hà phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 40,2 tỉ đồng. Trong đó, bị can Đặng Việt Hà hưởng lợi hơn 8,5 tỉ đồng.

196 bị can đã nộp lại tiền

Cũng theo cáo trạng, bị can Trần Kỳ Hình bị truy tố tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điểm a khoản 4 Điều 354 và điểm b khoản 2 điều 356 BLHS. Bị can Đặng Việt Hà bị truy tố tội nhận hối lộ theo điểm a khoản 4 Điều 354 BLHS.

Theo điểm a Khoản 4 Điều 354 BLHS, người nào nhận hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất từ 1 tỉ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại từ 5 tỉ đồng trở lên thì bị phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình.

Cũng theo cáo trạng, về tình tiết giảm nhẹ, đến nay đã có 196 bị can tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm nộp tiền nhằm xem xét tình tiết giảm nhẹ khi đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS.

Trong đó, bị can Trần Kỳ Hình đã nộp lại 1,5 tỉ đồng trong giai đoạn điều tra, bị can Đặng Việt Hà nộp lại hơn 4,5 tỉ đồng trong hai giai đoạn điều tra và truy tố. 16 bị can thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam đã nộp lại số tiền từ 160 triệu đồng đến 1,9 tỉ đồng.

Các bị can Đặng Việt Hà, Trần Kỳ Hình và các bị can tại Cục Đăng kiểm Việt Nam được hưởng tình tiết giảm nhẹ có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác như giấy khen, bằng khen, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; gia đình có công với cách mạng, nhận được nhiều huy chương, bằng khen…

Có 28 bị can tại các trung tâm đăng kiểm được hưởng tình tiết người phạm tội tự thú; 250 bị can có các tình tiết giảm nhẹ thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, thừa nhận hành vi phạm tội. Một số bị can tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, có đơn đầu thú, mang bệnh, hoàn cảnh khó khăn…

Vụ án đăng kiểm: Truy tố 254 bị can với hơn 286.070 bút lục, có 215 luật sư sẽ bào chữa
03/05/2024 15:00

Theo VKSND TP.HCM, đại án đăng kiểm là vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế có quy mô đặc biệt lớn với hơn 286.070 bút lục và 215 luật sư tham gia bào chữa.

Như PLO đã đưa tin, VKSND TP.HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố và chuyển hồ sơ sang TAND TP.HCM để đưa ra xét xử đối với 254 bị can liên quan các sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị liên quan.

Các bị can trong vụ án bị VKSND TP.HCM truy tố về các tội: Đưa hối lộ; nhận hối lộ; môi giới hối lộ; tham ô tài sản; giả mạo trong công tác; sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Theo VKS đây là vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế có quy mô đặc biệt lớn, mang tính hệ thống và gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Vụ án có số lượng hồ sơ lớn với hơn 286.070 bút lục và 215 luật sư tham gia bào chữa.

254 bị can bị VKSND TP.HCM truy tố ở nhiều vị trí công tác; giữ những vị trí lãnh đạo chủ chốt đầu ngành như bị can Trần Kỳ Hình, Đặng Việt Hà (cùng là cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam qua các thời kỳ) và rất nhiều bị can có trình độ nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cao.

Các bị can là lãnh đạo Cục đăng kiểm, lãnh đạo các Phòng, Trung tâm, Chi cục đăng kiểm vì vụ lợi, động cơ cá nhân đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ; ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, tính mạng của người dân. Các bị can đã thống nhất chỉ đạo các đăng kiểm viên cấp dưới nhận tiền từ các chủ phương tiện để bỏ qua lỗi, điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật…

Đồng thời, quá trình điều tra, truy tố còn phát hiện hành vi của các bị can tại Công ty TNHH Việt Nét đã đưa hối lộ khi cung cấp các dây chuyền kiểm định xe cơ giới tại các trung tâm đăng kiểm nhằm được thắng thầu trái quy định.

Trong số 254 bị can, bị can Trần Kỳ Hình (cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1-2014 đến tháng 7-2021) bị truy tố tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bị can Đặng Việt Hà (cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) bị truy tố tội nhận hối lộ.

Bị can Trần Kỳ Hình phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nhận hối lộ số tiền hơn 7,1 tỉ đồng. Bị can Đặng Việt Hà chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nhận hối lộ số tiền hơn 40 tỉ đồng, trong đó được hưởng lợi hơn 8,5 tỉ đồng và 113.000 USD.

Đến nay, các bị can đã tự nguyện giao nộp lại số tiền thu lợi bất chính tổng cộng hơn 46 tỉ đồng (trong đó đã gồm giao nộp hơn 7,8 tỉ đồng trong giai đoạn truy tố) và 113.000 USD.

Truy tố 254 bị can trong sai phạm tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị liên quan
01/05/2024 17:08

Cáo trạng quy buộc các bị cáo thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị liên quan đã bỏ qua các sai phạm, vụ lợi cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Ngày 1-5, theo nguồn tin của PLO, VKSND TP.HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố và chuyển hồ sơ sang TAND TP.HCM để đưa ra xét xử đối với 254 bị can liên quan các sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Các bị can trong vụ án bị VKSND TP.HCM truy tố về các tội: Đưa hối lộ; nhận hối lộ; môi giới hối lộ; tham ô tài sản; giả mạo trong công tác; sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, hoặc phương tiện điện tử của người khác; làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Trong đó, bị can Trần Kỳ Hình (cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1-2014 đến tháng 7-2021) bị truy tố tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bị can Đặng Việt Hà (cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) cùng 132 đồng phạm bị truy tố tội nhận hối lộ.

Theo nội dung vụ án, Phòng Kiểm định xe cơ giới (thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam) thực hiện thẩm định thiết kế, nghiệm thu cải tạo xe cơ giới và xe máy chuyên dùng đang lưu thông.

Quá trình thực hiện, các bị can là lãnh đạo, đăng kiểm viên thực hiện không đúng quy trình thẩm định, kiểm tra; nhận hối lộ 1,5-3 triệu đồng/hồ sơ để bỏ qua lỗi trên hồ sơ thiết kế, cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế trái quy định.

Các bị can là lãnh đạo, đăng kiểm viên chia tiền theo tỉ lệ: Trần Anh Quân (quyền trưởng VAR) 700.000 đồng/hồ sơ (gồm phần được hưởng, tiếp khách, chia cho Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà); phó VAR 100.000 đồng/hồ sơ/người; nhân viên văn phòng mỗi người 50.000 đồng/hồ sơ.

Bị can Trần Kỳ Hình đã không thực hiện đúng chức trách, buông lỏng quản lý để xảy ra sai phạm, tiêu cực trong thời gian dài. Bị can Trần Kỳ Hình còn bỏ qua các sai phạm trong quá trình kiểm định, duyệt cấp đủ năng lực cho 63 cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện hoạt động và nhận tiền hối lộ hơn 6,5 tỉ đồng và 23.000 USD.

Sau khi bị can Trần Kỳ Hình về hưu, bị can Đặng Việt Hà giữ chức vụ cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra. Vì vụ lợi cá nhân, khi phát hiện sai phạm, bị can Hà tiếp tục chỉ đạo trái pháp luật để nâng mức hưởng lợi của mình trong số tiền sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm.

Bị can Hà phải chịu trách nhiệm hình sự chung về số tiền nhận hối lộ của phòng kiểm định xe cơ giới từ 1-8-2021 đến 30-9-2022 là 31 tỉ đồng, số tiền nhận hối lộ của 4 trung tâm đăng kiểm (khối V) tại TP.HCM từ 1-4-2022 đến tháng 11-2022 là 7,6 tỉ đồng; tiền nhận hối lộ của 5 trung tâm đăng kiểm khối V tại Hà Nội là 780 triệu đồng và số tiền hối lộ của các giám đốc trung tâm đăng kiểm khối D là 680 triệu đồng.

Tổng số tiền nhận hối lộ bị can Hà phải chịu trách nhiệm hình sự là 40 tỉ đồng.

2024.5.7, Ngày 7/5, TAND TP.Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 7 bị cáo về các tội “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” và “Tàng trữ, lưu hành tiền giả”.
(5月7日,岘港市人民法院以“制造、储存、流通假币”等罪名,对7名被告人进行一审审理。)

Sản xuất hàng ngàn tờ tiền giả, nhóm đối tượng lãnh án

Các bị cáo tại toà.

Ngày 7/5, TAND TP.Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 7 bị cáo về các tội “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” và “Tàng trữ, lưu hành tiền giả”.

Các bị cáo Trần Văn Miên (SN 1988, trú tỉnh Cà Mau), Nguyễn Thị Cẩm Duyên (SN 1988), Nguyễn Như Phú (SN 1971), Huỳnh Hoàng Thương (SN 2005), Huỳnh Thị Thúy Hằng (SN 1976, cùng trú TP.Hồ Chí Minh) bị xét xử về tội “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả”; Đoàn Văn Dương (SN 1989), Hồ Văn Tiện (SN 1988, cùng trú Quảng Nam) về tội “Tàng trữ, lưu hành tiền giả”.

Theo cáo trạng, ngày 27/11/2022, chị Nguyễn Thị Phượng (SN 1995, trú TP.Đà Nẵng) đến công an trình báo sự việc chị có rao bán trên mạng xã hội 1 điện thoại iPhone 11 Promax với giá 10,2 triệu đồng. Sau đó có một thanh niên liên hệ, mua và đưa tiền. Một lúc sau, chị Phượng phát hiện đó là tiền giả.

Quá trình điều tra xác định, Miên quen biết và sống chung như vợ chồng với Duyên tại nhà trọ ở TP.Hồ Chí Minh. Nguyễn Như Phú không có việc làm nên Miên, Duyên cho ở chung để phụ giúp việc nhà.

Do không có tiền tiêu xài, Miên nảy sinh ý định làm tiền giả để bán mua máy móc phục vụ làm tiền giả. Với sự giúp sức của Duyên và Phú Miên đã làm ra và đem đi lưu hành là khoảng 200 triệu đồng tại nhiều tỉnh, thành phía Nam.

Miên gặp, thuê Thương làm tiền giả. Thương hỏi ý kiến của mẹ là Huỳnh Thị Thúy Hằng thì bà đồng ý và dùng xe chở Thương đến nhà Miên để làm tiền giả. Mỗi tuần, cả nhóm làm khoảng 1-2 lần, mỗi lần làm khoảng 200-300 tờ mệnh giá 500.000 đồng.

Để tiêu thụ, Miên đăng quảng cáo bán tiền giả trên các hội nhóm Facebook. Miên đã bán cho Dương 172 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng. Sau đó, Dương rủ Tiện đi tiêu thụ tiền giả trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng.

Trong vụ án này, tổng số tiền giả mà Trần Văn Miên, Nguyễn Thị Cẩm Duyên, Nguyễn Như Phú, Huỳnh Hoàng Thương, Huỳnh Thị Thúy Hằng phải chịu trách nhiệm hình sự là 1.300 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng đã thành phẩm (tương đương 900 triệu đồng) và 388 tờ A4 in hình tiền mệnh giá 500.000 đồng (tương đương 777.500.000 đồng).

Tổng tiền giả mà Đoàn Văn Dương phải chịu trách nhiệm hình sự là 172 tờ tiền giả mệnh 500.000 đồng (tương đương 86 triệu đồng); Hồ Văn Tiền phải chịu trách nhiệm hình sự là 41 tờ tiền giả mệnh giá 500.000 đồng (tương đương 20,5 triệu đồng).

Bị cáo Trần Văn Miên phạm tội với vai trò cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả. Miên có 2 tiền án về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, nhân thân xấu với 2 lần vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thời điểm đường dây tiền giả của Miên bị phát hiện, Miên đã sử dụng tên giả và lẩn trốn trong trại cai nghiện tại TP.Hồ Chí Minh.

HĐXX TAND TP. Đà Nẵng đã tuyên Trần Văn Miên mức án chung thân, Nguyễn Thị Cẩm Duyên 18 năm tù, Nguyễn Như Phú 20 năm tù, Huỳnh Hoàng Thương 12 năm tù, Huỳnh Thị Thúy Hằng 14 năm tù về tội “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả”.

Bị cáo Đoàn Văn Dương 14 năm tù, Hồ Văn Tiện 7 năm tù về tội “Tàng trữ, lưu hành tiền giả”.

Ngoài ra, HĐXX tuyên phạt bổ sung các bị bị cáo số tiền cụ thể: Miên 50 triệu đồng, bị cáo Phú và bị cáo Duyên cùng số tiền 30 triệu đồng; bị cáo Hằng và Dương cùng số tiền 20 triệu đồng; bị cáo Tiện 10 triệu đồng.

2024.4.29, Trục xuất 9 người Malaysia vào TP.HCM để lừa đảo
(9名大马公民在越南胡志明市搞电话诈骗,在星期一被市警方逮捕再驱逐出境。)

Công an TP HCM trục xuất 9 người Malaysia trong đường dây lừa đảo

Chín người bị trục xuất khỏi Việt Nam do nhập cảnh TP HCM, được băng tội phạm nuôi, trả lương để gọi điện thoại về nước lừa đồng hương.

Ngày 29/4, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP HCM đã tổ chức trục xuất 9 người Malaysia về nước. Đây là những người làm thuê trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản do đồng hương của họ cầm đầu.

Theo cơ quan điều tra, 9 người 25-38 tuổi, nhập cảnh Việt Nam với nhiều mục đích như du lịch, thăm thân hoặc là đi tìm hiểu làm ăn ký kết hợp đồng… Tuy nhiên, khi đến TP HCM, họ được băng tội phạm đưa về tập trung ăn, ở và làm việc tại một căn biệt thự ở phường Bình Trưng Tây (TP Thủ Đức).

Công việc của những người này là gọi điện thoại đến nhiều người dân ở Malaysia và các nước khác giả các cơ quan Toà án, VKS, Công an… theo những kịch bản đã có sẵn để lừa đào.

Hàng tháng, họ được những nghi can cầm đầu bao ăn, ở và trả lương 20 triệu đồng.

Trong thời gian băng này hoạt động, Công an TP HCM đã phối hợp trao đổi thông tin với Hiệp hội Cảnh sát các nước ASEAN (ASEANAPOL) phát hiện nơi ở ập vào bắt quả tang.

Sau khi hoàn tất thủ tục, xử lý vi phạm về hành vi Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền, Công an TP HCM đã áp dụng hình thức phạt bổ sung là trục xuất về Malaysia.

9 người Malaysia bị Công an TP HCM trục xuất về nước.

Thời gian qua, Công an TP HCM đã phối hợp với lực lượng cảnh sát các nước kiểm soát và ngăn chặn nhiều băng nhóm hoạt động có tính chất lừa đảo tại Việt Nam.

Trục xuất 9 người Malaysia vào TP.HCM để lừa đảo

Chín người Malaysia nhập cảnh vào Việt Nam rồi ở một căn biệt thự tại TP Thủ Đức để lừa đảo người Malaysia, vừa bị Công an TP.HCM trục xuất.

Chiều ngày 29-4, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP.HCM tổ chức trục xuất nhiều người Malaysia về nước.

Đây là chín người nằm trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản do một người Malaysia cầm đầu. Quá trình điều tra, khám phá vụ án, AseanPol đã trao đổi thông tin, đề nghị Công an Việt Nam, Công an TP.HCM hỗ trợ truy bắt.

Chín người này có độ tuổi từ 25-38, đều có quốc tịch Malaysia. Cả nhóm này nhập cảnh vào Việt Nam với nhiều mục đích như đi du lịch, đi thăm người thân hoặc đi tìm hiểu làm ăn ký kết hợp đồng.

Tuy nhiên, sau khi được nhập cảnh vào TP.HCM thì sẽ có một người khác đưa về tập trung ăn ở và làm việc tại một căn biệt thự thuê trên địa bàn phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức.

Công việc của các nhóm này này là gọi điện thoại theo những kịch bản đã có sẵn nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân Malaysia và các nước khác; được bao ăn, ở và nhận mức lương gần 20 triệu đồng/tháng.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an TP.HCM xác định được nhóm này nên tiến hành kiểm tra, bắt giữ cùng tang vật liên quan.

Sau khi củng cố hồ sơ, hoàn tất thủ tục, xử lý vi phạm về hành vi Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, Công an TP.HCM đã áp dụng hình thức phạt bổ sung là trục xuất những người này về Malaysia.

Thời gian qua, Công an TP.HCM đã và đang làm tốt việc phối hợp với Công an các nước để kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến người nước ngoài tại TP.HCM.

大马公民涉电话诈骗 越南胡志明市驱逐出境

(胡志明市30日讯)越南胡志明市29日将9名搞电话诈骗活动的马来西亚公民,驱逐出境。

“越南快讯”新闻网报道,这9名涉案者的年龄介于25至38岁,专向大马国内同胞下手。他们以游客、探亲或签署商业合同身分者入境越南,抵达胡志明市后被带到守德市的一栋别墅,为一伙大马电话诈骗集团工作。

据报道,这些涉案者的工作就是致电大马或其他国家的受害者,冒充警方、检方或法庭代理人来诈骗钱财。诈骗集团为涉案者提供免费的膳食和住宿,每人“月薪”为2000万越南盾(约3762令吉)。

胡志明市在与东盟国家警方的携手合作下,查到这或大马电话诈骗集团的运作地址并执行突击搜查。除了这个伙诈骗集团,胡志明市还与他国合作侦破了多起欺诈案件。

评论

《“13 LỪA DẢO, trốn truy nã, đường dây đánh bạc, khởi tố, vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản 2024.4.29-5.20 ✓Press ✓Vietnam,Việt Nam,越南”》 有 1 条评论

发表回复

您的邮箱地址不会被公开。 必填项已用 * 标注