『Vietnam,Việt Nam,越南』 Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Trương Mỹ Lan, Ngân hàng SCB, Bản án sơ thẩm, tử hình trương mỹ lan, Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình, THÔNG TIN SAI SỰ THẬT, MẠNG XÃ HỘI, 万盛发集团, 张美兰, 西贡商业银行 2024.5.13-5.30 副贴
2024.5.20-5.30 “Bạch tuộc tung vòi”, 42.000 người bị “bốc hơi” 30.000 tỷ đồng
2024.5.15, Ngày 15/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an thông tin, đơn vị này đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức có liên quan (giai đoạn 2).
2024.5.13, Bộ TT-TT nói gì về đu trend ‘đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan’?

2024.5.20-5.30 “Bạch tuộc tung vòi”, 42.000 người bị “bốc hơi” 30.000 tỷ đồng
“Khổ chủ” trái phiếu An Đông kêu cứu với cơ quan báo chí.

“Bạch tuộc tung vòi”, 42.000 người bị “bốc hơi” 30.000 tỷ đồng – Bài 1: Chỉ với một An Đông, 40.000 “thượng đế” thành khổ chủ
20/05/2024

Ba lô trái phiếu do Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông phát hành, kéo theo gần 40.000 người bị hại, lớn nhất trong lịch sử tố tụng.

Ngay sau tuyên “đại án” Vạn Thịnh Phát – SCB, Bộ Công an phát thông báo lần 2 tìm người bị hại của 25 lô trái phiếu để tiếp tục mở giai đoạn II – Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Vạn Thịnh Phát và các tổ chức liên quan. Được biết, “vòi bạch tuộc” Trương Mỹ Lan hại khoảng 42.000 người với tổng tiền hơn 30.000 tỷ đồng, gây khủng hoảng niềm tin, biến động cả thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Bài 1: Chỉ với một An Đông, 40.000 “thượng đế” thành khổ chủ

Trong số 25 gói trái phiếu của nhiều công ty mà Bộ Công an đang tìm bị hại, có 3 lô do Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông phát hành, kéo theo gần 40.000 người bị hại, lớn nhất trong lịch sử tố tụng. Ở lần phát hành trái phiếu thu về số tiền khủng này của An Đông, gần 12.000 tỷ đồng “mất tích” bí ẩn.

Hai năm “ẵm” gần 25.000 tỷ đồng

Theo hồ sơ của chúng tôi, hoạt động từ năm 2007, nhưng tới tháng 8/2018, ông Kwor Hakman Oliver, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông (An Đông) lúc bấy giờ mới ký văn bản gửi Bộ Tài chính, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tín dụng để thông báo dự kiến phát hành 150 triệu trái phiếu mã ACD-2018.09 vào khoảng quý II, III/2018, thu về 15.000 – 20.000 tỷ đồng.

Đây là loại trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, có độ rủi ro cao nhất với “toàn không”: không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và không có bảo lãnh thanh toán. Tổ chức tư vấn, kiêm đại lý phát hành là Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI).

Tới tháng 9/2018, An Đông phát hành thành công lô trái phiếu trên, thu về gần 12.000 tỷ đồng.

Sau thắng lợi lớn, cũng năm 2018, An Đông tiếp tục phát hành lô trái phiếu thứ 2 với mã ADC- 2018.09.1, thu về 3.000 tỷ đồng.

Tới năm 2019, An Đông phát hành tiếp lô trái phiếu thứ 3 với mã ADC-2019.01, thu về 10.000 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong 2 năm, với việc phát hành 3 lô trái phiếu, An Đông thu về tổng cộng gần 25.000 tỷ đồng.

Hàng ngàn tỷ đồng đi đâu?

Giai đoạn 2018 – 2020, An Đông đã trả lãi cả 3 lô trái phiếu tổng cộng hơn 2.800 tỷ đồng. Sau đó, không một đồng nào được chi trả cho trái chủ. Theo báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ năm 2023 và 2024 của Bộ Tài chính, tới cuối năm 2023, An Đông nợ gần 25.000 tỷ đồng trái phiếu.

Ở đợt phát hành lô trái phiếu đầu tiên (mã ADC.2018.09) thu về gần 12.000 tỷ đồng, theo Quyết định số 207/18/HĐQT-AD ngày 20/7/2018 của HĐQT An Đông phê duyệt phương án huy động vốn, thì tiền thu về dành cho đầu tư Dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và Khu nhà ở đô thị tại phường Phú Thuận, quận 7, TP.HCM (còn gọi Dự án Mũi Đèn Đỏ, quy mô 118 ha, tổng vốn đầu tư lên đến 6 tỷ USD).

Trước đó, năm 2007, UBND TP.HCM chấp thuận cho Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula (thuộc Vạn Thịnh Phát) đầu tư dự án trên. Khởi công năm 2016, nhưng do kéo dài và thay đổi quy định về đầu tư (những dự án trên 100 ha thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ), nên từ năm 2017 tới nay, Dự án bất động. Như vậy, việc huy động được gần 12.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu lần 1 năm 2018 của An Đông không được sử dụng đúng mục đích. Vậy số tiền “khủng” đó đi đâu?

“Ẵm” tiền phát hành trái phiếu chưa đủ, theo Bản án sơ thẩm số 157/2024/HS-ST ngày 11/4/2024 của Tòa án Nhân dân TP.HCM công bố sau hơn 1 tháng xét xử đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn I, khi Dự án Mũi Đèn Đỏ chưa được Chính phủ phê duyệt, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo “tay chân” bắt tay với Công ty cổ phần Thẩm định giá Thiên Phú phát hành chứng thư ghi lùi ngày và nâng khống giá trị dự án này lên hơn 151.000 tỷ đồng.

Sau đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) sử dụng chứng thư trên cùng Chứng thư thẩm định giá quyền sử dụng đất tại Dự án 100 – Hùng Vương (phường 9, quận 5) để hợp thức hồ sơ thế chấp tài sản đảm bảo, giải ngân cho 65 khách hàng vay với tổng số tiền 105.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tính đến ngày 17/10/2022 là trên 127.000 tỷ đồng. Trong khi đó, kết quả thẩm định giá của Công ty Hoàng Quân đối với các tài sản trên chỉ hơn 17.320 tỷ đồng.

Hậu quả là, thiệt hại của các khoản vay trên được xác định trên 110.000 tỷ đồng.

“Người một nhà” ra tay, 40.000 dân thành bị hại

Hồi tháng 10/2022, sau khi Trương Mỹ Lan bị bắt, TVSI có báo cáo nêu, có khoảng 40.000 khách hàng mua 3 lô trái phiếu An Đông, gồm 17.400 người sở hữu trái phiếu ADC.2018.09, hơn 5.000 người mua lô ADC.2018.09-01 và hơn 15.500 người mua lô ADC.2019.01.

Với cả 3 gói trái phiếu trên, Bộ Công an đang tìm bị hại, với cáo buộc An Đông – Vạn Thịnh Phát có hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo hồ sơ chúng tôi có được, việc phát hành trái phiếu từ A tới Z đều là “người một nhà” của Trương Mỹ Lan.

Cụ thể, ở đợt phát hành trái phiếu đầu tiên (mã ADC.2018.09) thu về gần 12.000 tỷ đồng, lớn nhất trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ Việt Nam lúc bấy giờ, theo thông báo gửi Bộ Tài chính và Bản công bố thông tin của An Đông, thì doanh nghiệp đủ điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định khi đó, bởi doanh nghiệp đã hoạt động hơn 10 năm, báo cáo tài chính của doanh nghiệp năm 2017 được kiểm toán bởi Công ty TNHH Kiểm toán Quy Chuẩn và kiểm toán viên đã chấp nhận toàn phần báo cáo này (năm 2017, hoạt động kinh doanh An Đông có lãi, lợi nhuận trước thuế hơn 163 tỷ đồng), phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt là HĐQT.

Nhưng HĐQT An Đông quyết định phát hành trái phiếu lúc bấy giờ lại toàn là “em, cháu” của Trương Mỹ Lan. Cụ thể, Chủ tịch HĐQT là Ngô Thanh Nhã – em dâu bà Lan). Thành viên HĐQT An Đông là Trương Huệ Vân và Trương Lập Hưng – đều là cháu bà Lan. Đồng thời, tất cả thành viên HĐQT An Đông nêu trên đều nắm giữ nhiều chức vụ như Tổng giám đốc, thành viên HĐQT Vạn Thịnh Phát và nhiều công ty hệ sinh thái tập đoàn này.

Còn Tổng giám đốc An Đông là Kwok Hakman Oliver lại cũng là thành viên HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Peninsula, chủ đầu tư Dự án Mũi Đèn Đỏ.

Mặt khác, tại thời điểm ngày 31/12/2017, Vạn Thịnh Phát nắm giữ hơn 51% cổ phần An Đông, với tổng trị giá cổ phần hơn 4.604 tỷ đồng. Cá nhân bà Trương Mỹ Lan nắm 10% cổ phần An Đông, với tổng giá trị cổ phần 900 tỷ đồng.

“Em, cháu” bà Lan ở An Đông cũng “duyệt” phát hành 2 đợt trái phiếu sau đó (mã ADC.2018.09.1 và mã ADC-2019.01, với tổng trị giá 13.000 tỷ đồng.

Đáng nói là, TVSI là đơn vị phát hành trái phiếu cả 3 mã trái phiếu An Đông, nhưng lại giao SCB trực tiếp làm việc này. Bằng chứng là, theo báo cáo của TVSI hồi tháng 10/2022, tất cả 40.000 người mua 3 lô trái phiếu An Đông đều mua qua SCB.

Oái oăm thay, tưởng SCB là nơi trung gian, nhưng lại cũng… “cùng nhà” của Trương Mỹ Lan. Theo Bản án hình sự thẩm số 157/2024/HS-ST ngày 11/4/2024 của Tòa án Nhân dân TP.HCM vừa công bố, dù không trực tiếp giữ chức vụ tại SCB, nhưng với việc nắm giữ số lượng rất lớn, chiếm gần tuyệt đối cổ phần SCB (trên 90%), bố trí người thân tín của mình giữ các chức vụ chủ chốt, Trương Mỹ Lan đã nắm quyền điều hành, chi phối, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của SCB, biến ngân hàng này thành công cụ tài chính phục vụ cho bị cáo và Vạn Thịnh Phát.

Thế nên mới có cảnh SCB rầm rộ phát động nhiều chương trình, như Bản lĩnh dẫn đầu – Thống lĩnh đường đua, Chặng đua thần tốc…, với “thưởng lớn, thưởng ngay”, để cán bộ, nhân viên thi đua “dẫn dụ” khách hàng mua trái phiếu. Đến mức, chỉ một ngày trước khi Bộ Công an bắt Trương Mỹ Lan, vẫn có “thượng đế” thành khổ chủ.

Lần gần đây nhất, cuối tháng 3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt An Đông 92,5 triệu đồng vì không công bố Báo cáo tài chính bán niên 2023; Báo cáo tài chính năm 2020; Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ bán niên 2023 và cả năm 2022; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020; Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên 2023 và năm 2020; Báo cáo tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2022; Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên 2023 và cả năm 2022; gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho HNX không đúng thời hạn.

Theo điều tra ban đầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) về Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Vạn Thịnh Phát và các tổ chức có liên quan giai đoạn II, thì từ năm 2018 đến năm 2020, các đối tượng tại Vạn Thịnh Phát, An Đông, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận, Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại TP.HCM, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sunny World, cùng các tổ chức khác đã có hành vi gian dối, làm trái quy định pháp luật, tạo lập 25 gói trái phiếu với mã ADC-2018.09, ADC- 2018.09.1, ADC-2019.01, QT-2018.12.1, SNWCH1823001 và các mã số hiệu từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20, với tổng giá trị 30.081 tỷ đồng để bán và chiếm đoạt tiền.

Để phục vụ điều tra, đảm bảo quyền lợi của người bị hại, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đề nghị người bị hại còn dư nợ của 25 gói trái phiếu trên khẩn trương đến Phòng Cảnh sát kinh tế – Công an các tỉnh/thành phố (nơi bị hại cư trú hoặc nơi phát sinh hợp đồng mua bán trái phiếu) cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc mua bán trái phiếu hoặc chuyển đơn đề nghị theo mẫu do Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) ban hành.

Nếu không đến, không phối hợp cung cấp tài liệu trước thời điểm kết thúc điều tra Vụ án, thì Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) không có căn cứ để xem xét, giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp trong Vụ án.

(Còn tiếp)

“Bạch tuộc tung vòi”, 42.000 người bị “bốc hơi” 30.000 tỷ đồng – Bài 2: Mở phanh bí ẩn lô trái phiếu 1.500 tỷ đồng của Quang Thuận
23/05/2024

Cũng như An Đông, “vòi bạch tuộc” Vạn Thịnh Phát chui sâu vào Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận. Khi phát hành xong lô trái phiếu 1.500 tỷ đồng vào năm 2018, bóng dáng vòi này biến mất ở các đợt phát hành tiếp theo.

Bài 2: Mở phanh bí ẩn lô trái phiếu 1.500 tỷ đồng của Quang Thuận

Cũng như An Đông, “vòi bạch tuộc” Vạn Thịnh Phát chui sâu vào Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận. Khi phát hành xong lô trái phiếu 1.500 tỷ đồng vào năm 2018, bóng dáng vòi này biến mất ở các đợt phát hành tiếp theo.

Khi “hang ổ” Trương Mỹ Lan “chui” vào Công ty Quang Thuận

Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận (trụ sở tại quận 3, TP.HCM) có tới 90 lô trái phiếu đã phát hành với tổng trị giá gần 11.000 tỷ đồng. Nhưng trong số này, Quang Thuận chỉ có một lô trái phiếu (mã QT-2018.12.1) nằm trong danh sách mà Bộ Công an đang tìm bị hại.

Kiểm toán cho Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận phát hành lô trái phiếu trên là Công ty TNHH Kiểm toán Quy Chuẩn – cũng là công ty kiểm toán cho An Đông. Tổ chức tư vấn, kiêm đại lý phát hành, lưu ký và thanh toán trái phiếu này là Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) – cũng là doanh nghiệp làm các nhiệm vụ tương tự cho An Đông.

Theo công bố thông tin định kỳ về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2013, ngày 22/3/2024, gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận thông tin, lô trái phiếu mã QT-2018.12.1 được phát hành vào 27/12/2018, đáo hạn ngày 27/12/2023, có trị giá 1.500 tỷ đồng. Mục đích phát hành là tăng quy mô vốn hoạt động và thực hiện các chương trình đầu tư của Công ty.

Phát hiện của chúng tôi, sở dĩ trong 90 lô trái phiếu mà chỉ một lô liên quan Vạn Thịnh Phát, bởi ở thời điểm năm 2018, “vòi buộc tuộc” Trương Mỹ Lan đã “chui” vào Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận.

Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận thành lập ngày 26/3/2001, ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản. Bà Lâm Ngọc Đan Thi là người đại diện theo pháp luật khi mới thành lập.

Tháng 3/2014, vốn điều lệ của Công ty là 1.100 tỷ đồng, do 6 cổ đông cá nhân góp vốn.

Tới tháng 5/2017, bất ngờ doanh nghiệp tăng vốn lên 1.610 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được công bố, nhưng chức vụ Tổng giám đốc, kiêm người đại diện pháp luật đổi sang ông Nguyên Vũ Anh Thi – “người quen tên” trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.

Ở phiên xét xử đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn I, Nguyễn Vũ Anh Thi (đại diện pháp luật Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ và Đầu tư Việt Nam) được xác định là đứng tên giùm Trương Mỹ Lan tại khu đất số 44 – Trần Đình Xu, quận 1, TP.HCM để thực hiện các giao dịch.

Tới năm 2018, khi phát hành trái phiếu mã QT-2018.12.1, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận mới “để lộ” danh tính cổ đông trong Bản công bố thông tin.

Theo đó, cổ đông tổ chức nắm giữ từ 5% vốn cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận tại thời điểm 30/9/2018 là Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula (chiếm 34,78% cổ phần, với tổng giá trị 560 tỷ đồng). Doanh nghiệp này chính là công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, chủ đầu tư Dự án Mũi Đèn Đỏ.

Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula là Trương Vincent Kinh và 2 thành viên HĐQT là Kwok Hakman Oliver và Nguyễn Phương Anh – đều là “thân tín” của Trương Mỹ Lan. Kwok Hakman Oliver còn là Tổng giám đốc Công ty An Đông.

Tổ chức có vốn cổ phần lớn thứ 2 trong Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận là Công ty cổ phần Đầu tư Tân Thuận Nam (chiếm 30,72% cổ phần, với tổng giá trị hơn 494 tỷ đồng), đại diện pháp luật là ông Bùi Đức Khoa.

Ông Khoa lại chính là Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Natural Land – một doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.

Theo Bản án sơ thẩm số 157/2024/HS-ST ngày 11/4/2024 của Tòa án Nhân dân TP.HCM công bố sau xét xử giai đoạn I – đại án Vạn Thịnh Phát, thì Bùi Đức Khoa là cánh tay “đắc lực” cho Trương Mỹ Lan khi tìm kiếm 96 cá nhân và chuyển thông tin cho nhóm Nguyễn Phương Anh để thành lập, sử dụng 77 công ty không có hoạt động kinh doanh trên thực tế và 19 cá nhân đứng tên tài sản, cổ phần, vốn góp tại các công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, đưa vào hợp thức 166 hồ sơ vay vốn trái quy định, tạo điều kiện để bà Lan rút tiền tại SCB, gây thiệt hại hơn 154.880 tỷ đồng.

Cũng tại thời điểm phát hành trái phiếu mã QT-2018.12.1, theo báo cáo tài chính, Công ty Quang Thuận còn có khoản tiền liên quan Công ty cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát (phải thu ngắn hạn 55 triệu đồng) và Công ty cổ phần Tập đoàn Quản lý bất động sản Windsol (phải thu ngắn hạn hơn 89 tỷ đồng).

Công ty cổ phần Tập đoàn Quản lý bất động sản Windsol chính là doanh nghiệp trong nhóm công ty tạo doanh thu cho Vạn Thịnh Phát, do Trương Huệ Vân (cháu Trương Mỹ Lan) kiêm cả 3 vị trí là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc và đại diện pháp luật lúc bấy giờ.

Sau năm 2018, ở các lô trái phiếu khác do Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận phát hành, các công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát nắm cổ phần chi phối tại Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận đã… mất dạng. Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận cũng được thay bằng ông Huỳnh Ngọc Phát.

Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận nằm trong danh sách 762 công ty liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát bị Bộ Công an phong tỏa tài sản.

Vòng vèo đường đi lô trái phiếu 1.500 tỷ đồng

Kêu cứu tới chúng tôi, ông L. Đ. Nam (mua hơn 410 triệu đồng), bà N. N. Hồng (mua hơn 900 triệu đồng), cũng như hàng chục trái chủ khác đều cho biết, họ ký hợp đồng với Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) – tổ chức tư vấn kiêm đại lý phát hành, lưu ký và thanh toán), mua trái phiếu Quang Thuận mã QT-2018.12.1, nhưng nơi giao dịch mua bán trực tiếp lại là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Theo hồ sơ của chúng tôi, đường đi của mã trái phiếu trên đi vòng, chứ không trực diện như trường hợp An Đông.

Cụ thể, tại biên bản làm việc ngày 28/11/2022 với trái chủ, bà Đỗ Ngọc Hoàng Yến (Trưởng phòng Dịch vụ chứng khoán Chi nhánh TP.HCM của TVSI) đã thông tin, trái phiếu các đợt năm 2018 và 2020 được Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận phát hành cho nhà đầu tư sơ cấp (không nêu tên). Tổng số tiền các đợt này là 7.500 tỷ đồng đã được nhà đầu tư sơ cấp “bí ẩn” chuyển cho Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận.

Sau đó, TVSI mới chi tiền mua trái phiếu trên từ nhà đầu tư sơ cấp/thứ cấp và bán lại cho các nhà đầu tư thứ cấp tiếp theo, tức trái chủ đang là “khổ chủ” hiện nay. Tiền thu về phục vụ hoạt động kinh doanh của TVSI.

Lô trái phiếu mã QT-2018.12.1 được Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận phát hành với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. TVSI bán lại cho các trái chủ ở thời điểm tháng 7/2022 là hơn 107.000 đồng/trái phiếu.

Trái chủ “lên bờ xuống ruộng”

Tương tự An Đông, lô trái phiếu mã QT-2018.12.1 của Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận cũng… la liệt “không”: không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo.

Theo công bố thông tin định kỳ về thực hiện các cam kết với người sở hữu trái phiếu, với HNX, lô trái phiếu mã QT-2018.12.1 dù đáo hạn ngày 27/12/2023, nhưng tới giờ, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận vẫn chưa thu xếp được tiền để mua lại, để trả lãi gốc và lãi phạt.

Trong khi đó, theo công bố tình hình kinh doanh nửa đầu năm nay, công ty này ghi nhận khoản lỗ hơn 1.300 tỷ đồng trong 2 năm 2022-2023, sau điều chỉnh kết quả kinh doanh năm 2022.

Tính tới cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận ghi nhận 1.713 tỷ đồng, giảm gần 10% so với năm trước đó. Quy mô nợ phải trả gấp gần 5 lần vốn sở hữu, ở mức 8.565 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu chiếm gần 88%, với 7.500 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa, hàng ngàn trái chủ, không chỉ với mã QT-2018.12.1, mà với cả hàng chục mã khác do doanh nghiệp này phát hành, điêu đứng chưa biết đến bao giờ.

(Còn tiếp)

“Bạch tuộc tung vòi”, 42.000 người bị “bốc hơi” 30.000 tỷ đồng – Bài 3: “Mạng nhện” quan hệ kim tiền giữa Trương Mỹ Lan và Setra
25/05/2024

Ngay sau tuyên “đại án” Vạn Thịnh Phát – SCB, Bộ Công an phát thông báo lần 2 tìm người bị hại của 25 lô trái phiếu để tiếp tục mở giai đoạn II – Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Vạn Thịnh Phát và các tổ chức liên quan. Được biết, “vòi bạch tuộc” Trương Mỹ Lan hại khoảng 42.000 người với tổng tiền hơn 30.000 tỷ đồng, gây khủng hoảng niềm tin, biến động cả thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Khó tưởng tượng, Trương Mỹ Lan cho Công ty cổ phần Dịch vụ – Thương mại TP.HCM (Setra) mượn tới 1.000 tỷ đồng không lãi suất trong 13 năm. Gói trái phiếu 2.000 tỷ đồng được Setra rót vào một dự án do người “quen” bà Lan làm đại diện pháp luật. Dự án chưa hề triển khai, tiền chưa được giải ngân, nhưng đã biến mất bí ẩn.

Khi “bà trùm” cho mượn 1.000 tỷ đồng không lãi 13 năm

Setra (trụ sở tại phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) tiền thân là Công ty Tiểu thủ công nghiệp Thành phố, thành lập năm 1999, sau đó được cổ phần hóa và đổi tên như hiện nay.

Điều tra của chúng tôi cho thấy, doanh nghiệp này từ lâu đã có mối quan hệ vô cùng mật thiết với Trương Mỹ Lan.

Cụ thể, từ năm 2013, rồi tới năm 2016, “bà trùm” và Setra đã ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng… hỗ trợ cho mượn tiền. Theo đó, bà Lan cho Setra mượn 1.000 tỷ đồng không lãi suất trong 8 năm.

Tới tháng 11/2021, trước khi Setra phát hành lô trái phiếu 20 mã, từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20, trị giá 2.000 tỷ đồng, bà Lan lại ký Phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian mượn và trả 1.000 tỷ đồng không lãi thêm 5 năm. Như vậy, 1.000 tỷ đồng được Trương Mỹ Lan hào phóng cho mượn tới 13 năm không lãi suất. Tới tận năm 2026, Setra mới phải hoàn lại khoản tiền trên.

Đáng lưu ý, tại báo cáo tài chính kết thúc năm, số tiền 1.000 tỷ đồng trên, Setra chỉ nêu “mượn tiền cá nhân”. Từ báo cáo tài chính các năm 2019, 2020, 2021, Setra mới nêu rõ là mượn 1.000 tỷ đồng của Trương Mỹ Lan.

Chằng chịt quan hệ kim tiền

Báo cáo tài chính năm 2018 thể hiện, tới ngày 31/12/2018, Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula (Sài Gòn Peninsula – thuộc nhóm công ty tạo doanh thu cho Vạn Thịnh Phát) là cổ đông lớn của Setra – chiếm tới 49,5% vốn, trị giá hơn 940 tỷ đồng.

Tháng 2/2023, tại buổi làm việc với trái chủ, Setra thông tin, từ trước tháng 12/2022, phần lớn tài sản của Công ty là bất động sản và tài khoản của Công ty đã bị Bộ Công an phong tỏa. Dự án 220 – Bình Thới của đối tác (VIPD Grop) cũng bị phong tỏa để tránh tẩu tán tài sản.

Hết năm 2020, khi Setra đã phát hành 2.000 tỷ đồng lô trái phiếu 20 mã, từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20 (phát hành tháng 8/2020), con số này vẫn giữ nguyên. Tới cuối năm 2021, Sài Gòn Peninsula thoái bớt vốn tại Setra, từ hơn 940 tỷ đồng, xuống còn 120,5 tỷ đồng.

Tới ngày 30/6/2022, tỷ lệ sở hữu của Sài Gòn Peninsula chỉ còn 6,03% vốn sở hữu của Setra, nên ngày 18/11/2022, tức sau khi Bộ Công an bắt bà Trương Mỹ Lan, Setra mới “ung dung” trả lời nhằm trấn an trái chủ rằng, việc Sài Gòn Peninsula bị điều tra liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát không gây ảnh hưởng đáng kể tới doanh nghiệp này (?).

Điều đáng nói là, trong khi “bà trùm” hào phóng cho Setra mượn 1.000 tỷ đồng không lãi, thì từ năm 2018 tới tận năm 2021, hàng loạt công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát như Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sunny World, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty cổ phần Tập đoàn Quản lý bất động sản Windsor, Công ty cổ phần Đầu tư Times Square Việt Nam… lại có khoản vay phải trả cho Setra hàng trăm triệu đồng, thậm chí hơn 1,5 tỷ đồng. Ngay cả Vạn Thịnh Phát cũng có khoản vay mà Setra phải thu ngắn hạn hơn 375 triệu đồng trong năm 2018.

Không chỉ vậy, từ năm 2018, Setra bỏ ra 245 tỷ đồng đầu tư vào công ty liên kết là Công ty cổ phần Đầu tư Hera Sài Gòn (Hera Sài Gòn), để nắm giữ 49 triệu cổ phần, chiếm 49% vốn điều lệ của công ty này.

Hera Sài Gòn do ông Lê Hữu Tâm làm đại diện pháp luật và ông Tâm còn là đại diện pháp luật Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương. Trong khi đó, theo Bản án hình sự sơ thẩm số 157/2024/HS-ST ngày 11/4/2024 của Tòa án Nhân dân TP.HCM vừa công bố sau xét xử giai đoạn I – đại án Vạn Thịnh Phát, thì Trương Mỹ Lan đã giao các cá nhân nắm giữ 120.474.002 cổ phần, chiếm 66,93% vốn điều lệ Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương. Thế nên, công ty này đã phải tự nguyện chuyển hơn 414 tỷ đồng đồng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) để khắc phục số tiền Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt trong vụ án giai đoạn I.

Điều đáng lưu ý, tại Bản công bố thông tin phát hành lô trái phiếu 20 mã nêu trên vào tháng 8/2020, Setra cho hay, Tổng giám đốc, kiêm Chủ tịch HĐQT Setra quyết phương án phát hành là ông Trần Văn Tuấn. Nhưng sau khi phát hành xong, tới tận tháng 8/2023, tại quyết định thông qua báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2023 của Setra mới xuất hiện Chủ tịch HĐQT công ty này là ông Trương Lập Hưng, chính là… cháu bà Trương Mỹ Lan.

2.000 tỷ đồng trái phiếu đi về đâu?

Vào tháng 8/2020, khi Trương Mỹ Lan đã cho mượn 1.000 tỷ đồng không lãi suất và Sài Gòn Peninsula là cổ đông lớn, Setra phát hành lô trái phiếu mã từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20, thu về 2.000 tỷ đồng.

Trong bản công bố thông tin tới trái chủ, Setra không nêu cụ thể số tiền thu về đầu tư vào đâu. Tại buổi làm việc ngày 28/2/2023, đại diện Setra chỉ “úp mở” rằng, đầu tư vào Dự án 220 – Bình Thới và thuộc sở hữu công ty thành viên.

Nhưng tại báo cáo tài chính năm 2021 của doanh nghiệp, thì 2.000 tỷ đồng huy động từ lô trái phiếu trên được Setra rót vào Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIPD Group), với lãi suất 11%/năm, để đầu tư Dự án Trung tâm thương mại và căn hộ tại số 220 – Bình Thới, phường 14, quận 11, TP.HCM (Dự án 220 – Bình Thới).

VIPD Group lại do ông Nguyễn Vũ Anh Thi làm đại diện pháp luật. Tại phiên xét xử đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn I, Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ và Đầu tư Việt Nam do ông Thi làm đại diện pháp luật được xác định là đứng tên giùm Trương Mỹ Lan đối với tài sản khu đất số 44 – Trần Đình Xu (quận 1, TP.HCM) để thực hiện các giao dịch.

Đáng lưu ý hơn, theo công bố thông tin định kỳ về tình hình sử dụng vốn trái phiếu, kỳ báo cáo kết thúc ngày 30/6/2022, tức cả năm trời sau khi Setra đã phát hành thành công và đã góp 2.000 tỷ đồng đầu tư Dự án 220 – Bình Thới, số tiền trên chưa giải ngân được đồng nào. Như vậy, Dự án 220 – Bình Thới chưa được khởi công và sử dụng nguồn tiền 2.000 tỷ đồng rót vào. Vậy số tiền đó đi đâu?

Chưa hết, khi chưa “nổ’ vụ Vạn Thịnh Phát, thì Dự án 220 – Bình Thới đã vướng pháp lý khác.

Đó là tháng 2/2022, Bộ Công an khởi tố vụ án và bị can về tội “vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) và một số đơn vị thành viên.

Theo điều tra, VEAM ký hợp đồng hợp tác với Công ty Phương Nam góp vốn thành lập Công ty liên doanh Đúc Phương Nam để xây dựng nhà ở chung cư và trung tâm thương mại tại số 220 – Bình Thới.

Tiếp theo, Công ty Đúc Phương Nam ký hợp đồng với Công ty An Phú thỏa thuận việc thành lập Công ty Phú Vinh và giải thể Công ty Đúc Phương Nam.

Sau đó, Hội đồng Quản trị VEAM phê duyệt góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại số 220 – Bình Thới vào Công ty Phú Vinh và bàn giao đất cho Công ty Phú Vinh (sau này đổi tên thành VIPD Group).

Một thời gian sau, VEAM chuyển nhượng hết cổ phần cho tư nhân, không thực hiện định giá, đấu giá. Việc này vi phạm các quy định của Nhà nước, biến “của công” thành của riêng, gây thiệt hại cho Nhà nước 165 tỷ đồng. Tới tận tháng 12/2013, Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội mới mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án này.

Thế nên, không bỗng nhiên, nhiều trái chủ cho rằng, với vi phạm trên, Setra hoàn toàn có quyền đơn phương kết thúc hợp đồng hợp tác với VIPD Group và thu hồi ngay 2.000 tỷ đồng đã đầu tư.

Nhưng không hiểu sao, Setra không chọn giải pháp này, càng làm dấy lên nghi ngờ số tiền của trái chủ đã biến mất, không như Setra báo cáo.

Lô trái phiếu 20 mã, từ mã SET.H2025.01 đến SET.H2025.20, lãi suất 11%/năm, có giá trị 2.000 tỷ đồng, được Setra phát hành thành công hồi tháng 8/2020, theo kế hoạch sẽ đáo hạn vào tháng 8/2025. Đây cũng là loại trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không tài sản đảm bảo. Tổ chức tư vấn kiêm đại lý phát hành và đại diện người sở hữu trái phiếu vẫn là Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI). Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) là tổ chức quản lý tài khoản.

Gần đây nhất, trong thông báo gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 29/2/2024, Setra cho biết tiếp tục hoãn thanh toán cho trái chủ số tiền 337 tỷ đồng, gồm tiền lãi và lãi phạt của lô 20 trái phiếu trên, do chưa thể thu xếp nguồn thanh toán.

Trước đó, vào tháng 2 và tháng 9/2023, Setra cũng gửi thông báo hoãn tương tự với cùng lý do.

Ngoài 20 mã trái phiếu trên, Setra từng phát hành 31 mã trái phiếu, từ STRCB2023001 đến STRCB2023031, với tổng giá trị 3.750 tỷ đồng. Tại báo cáo gửi HNX, trong nửa đầu năm 2023, Setra lỗ sau thuế 273 tỷ đồng, dư nợ trái phiếu chiếm 73%, khoảng 5.700 tỷ đồng – gấp 16 lần vốn chủ sở hữu (356 tỷ đồng).

(Còn tiếp)

“Bạch tuộc tung vòi”, 42.000 người bị “bốc hơi” 30.000 tỷ đồng – Bài 4: Lô trái phiếu của Sunny World mất dạng lạ kỳ
28/05/2024

Cả tháng trời tìm kiếm, tất cả đều lắc đầu, không tìm được ai là trái chủ mã SNWCH1823001 của Sunny World – công ty chuyên thực hiện xúc tiến dự án cho hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát.

Bài 4: Lô trái phiếu của Sunny World mất dạng lạ kỳ

Bộ Công an công bố tìm bị hại tại 25 gói trái phiếu của 4 công ty, bao gồm cả mã SNWCH1823001 của Sunny World. Kỳ lạ thay, trong số trái chủ của 25 gói trái phiếu này, không ai là bị hại của mã SNWCH1823001. Lạ nữa, Sunny World chỉ công bố theo quy định 2 mã trái phiếu khác, còn mã đang bị điều tra thì không có bất kỳ dấu vết nào.

Trái chủ là trái chủ nào?

Công văn số 1281/CV-CSKT-P2 ngày 14/5/2024 của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) thông báo tìm bị hại lần thứ 2 thể hiện: cũng như 3 công ty khác (Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận, Công ty cổ phần Dịch vụ – Thương mại TP.HCM), Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sunny World (Sunny Word) từ năm 2018 đến năm 2020 có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật khi tạo lập gói trái phiếu mã SNWCH1823001 để bán cho người mua (các trái chủ), huy động tiền và chiếm đoạt.

Từ năm 2023 tới nay, theo lời kêu gọi nộp hồ sơ, tài liệu để được công nhận bị hại trong vụ đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn II, hàng ngàn trái chủ của 25 gói trái phiếu trên đã tới nộp hồ sơ cho cơ quan công an. Hàng trăm bộ hồ sơ tương tự cũng gửi kêu cứu tới Báo Đầu tư.

Kỳ lạ là, hồ sơ gửi tới chúng tôi có đủ hết “khổ chủ” của 24 gói trái phiếu, chỉ riêng mã SNWCH1823001 của Sunny World thì… không có một ai.

Bằng nhiều phương tiện liên lạc, chúng tôi tìm hỏi khắp nơi. Cả tháng trời tìm kiếm, tất cả đều lắc đầu, không tìm được ai là trái chủ mã SNWCH1823001.

Mã trái phiếu SNWCH1823001 của Sunny World được công an xác định là thực hiện trong giai đoạn 2018 – 2020. Theo quy định pháp luật, trong thời gian này, doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ như Sunny World (chưa phải công ty đại chúng) phải tuân thủ Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tức là phải công bố thông tin trước khi phát hành, công bố thông tin về kết quả phát hành, công bố thông tin định kỳ và công bố thông tin bất thường tại cả chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Kỳ lạ là, chuyên trang nêu trên của HNX (kể cả cũ, mới) đều không thể hiện bất kỳ thông tin định kỳ hay bất thường nào liên quan mã trái phiếu SNWCH1823001 của Sunny World.

Chuyên trang trái phiếu của HNX chỉ thể hiện 4 báo cáo định kỳ về trái phiếu năm 2019, 2020 của Sunny World, nhưng lại chỉ có 2 mã là SNW-2018.10 và mã SNW-2018.12, không hề có mã SNWCH1823001.

Tới tháng 2/2023, Sunny World nằm trong danh sách chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu mà HNX công bố, nhưng cũng không rõ với mã trái phiếu nào.

Ngày 1/2/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra Quyết định số 54/QĐ-XPHC phạt Sunny World 92,5 triệu đồng vì các hành vi không gửi hoặc gửi chậm báo cáo tài chính, báo cáo sử dụng nguồn vốn trái phiếu.

Nhưng quyết định trên cũng chỉ nhắc tới việc doanh nghiệp này chậm công bố thông tin về hoàn tất mua lại trái phiếu trước hạn đối với trái phiếu mã SNW-2018.10, chứ không hề nói tới mã SNWCH1823001.

3.100 tỷ đồng trái phiếu cũng là dấu hỏi

Đối với 2 lô trái phiếu công bố với HNX, hồ sơ của chúng tôi thể hiện, mã SNW-2018.10 có tổng giá trị 2.400 tỷ đồng, được Sunny World phát hành ngày 24/10/2018, kỳ hạn 5 năm; mã SNW-2018.12, trị giá 700 tỷ đồng, phát hành ngày 27/12/2018, đáo hạn ngày 27/12/2023. Cả 2 mã đều là loại trái phiếu “nhiều không”, như không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không tài sản đảm bảo. Tổng số tiền phát hành 3.100 tỷ đồng của 2 mã trên vượt gấp đôi vốn điều lệ của Sunny World lúc bấy giờ (vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng).

Với mã SNW-2018.12 trị giá 700 tỷ đồng, theo báo cáo với HNX năm 2019, thì Sunny World bán cho tổ chức, gồm Công ty cổ phần Đầu tư All Season (trị giá 540 tỷ đồng) và… Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (trị giá 160 tỷ đồng).

Gần 1 năm sau đó, ngày 22/10/2019, theo yêu cầu của chủ sở hữu trái phiếu, tức Công ty cổ phần Đầu tư All Season và Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Sunny World… mua lại trước hạn 100% số trái phiếu trên, cũng với tổng giá trị… 700 tỷ đồng.

Còn với mã trái phiếu SNW-2018.10, theo Quyết định số 54/QĐ-XPHC ngày 1/2/2024 phạt Sunny World 92,5 triệu đồng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thì doanh nghiệp này chậm công bố thông tin về việc hoàn tất mua lại trái phiếu trước hạn.

Nội dung trên hé ra sự thật khác. Đó là, Sunny World đã bán, rồi mua lại trái phiếu mã SNW-2018.10 trị giá 2.400 tỷ đồng, nhưng chậm công bố.

Tuy nhiên, việc báo cáo ai mua lại trước thời hạn mã này, Sunny World không để lại “dấu vết” theo quy định trên HNX, giống như với mã SNW-2018.12 trị giá 700 tỷ đồng trước đó.

Bàn tay Vạn Thịnh Phát?

Thời gian từ năm 2018 tới năm 2020, Bộ Công an xác định, Sunny World có hành vi sai phạm trong phát hành trái phiếu mã SNWCH1823001. Đây cũng là thời gian phát hành, mua bán lòng vòng bí ẩn của mã trái phiếu SNW-2018.12.

Theo hồ sơ của chúng tôi, từ năm 2019 đến tháng 1/2020, ông Truong Vincent Kinh giữ chức vụ Tổng giám đốc Sunny World, sau đó “ghế” này giao cho ông Võ Văn Hưng.

Ông Truong Vincent Kinh chính là cháu bà Trương Mỹ Lan và là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula, được cơ quan chức năng phân loại trong nhóm “công ty hoạt động kinh doanh bất động sản, có vốn điều lệ lớn, nắm cổ phần chi phối các công ty con, công ty thành viên” để cung cấp tiền cho Vạn Thịnh Phát. Ông Truong Vincent Kinh còn là người đại diện theo pháp luật của hàng loạt công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, như Công ty cổ phần VN Unique…

Chưa hết, tại phiên xét xử giai đoạn I – đại án Vạn Thịnh Phát – SCB, bà Trương Mỹ Lan khai, Sunny World là công ty chuyên thực hiện xúc tiến dự án cho hệ sinh thái.

Không chỉ vậy, theo hồ sơ của chúng tôi, Sunny World còn là nguồn cung tiền cho Trương Mỹ Lan trong thương vụ mua bán, sở hữu hơn 18 triệu cổ phần, tương ứng 71% vốn trong doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Tuần Châu của ông Đào Trọng Tuyển.

Cụ thể, theo Bản án sơ thẩm số 157/2024/HS-ST ngày 11/4/2024 của Tòa án Nhân dân TP.HCM, được công bố sau hơn 1 tháng xét xử đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn I, ông Đào Anh Tuấn (con trai ông Đào Hồng Tuyển), Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc Quảng Ninh đã nhận tổng cộng 6.095 tỷ đồng từ bà Trương Mỹ Lan. Trong đó, một khoản 3.179 tỷ đồng nhận được từ cuối năm 2021 thông qua thỏa thuận khung giữa hai bên.

Khoản tiền 2.916 tỷ đồng còn lại (trong tổng số 6.095 tỷ đồng), Công ty Âu Lạc, Công ty T&H Hạ Long nhận được từ 5 công ty, trong đó có Sunny World theo Thỏa thuận khung hợp tác và chuyển giao tài sản, Thỏa thuận khung hợp tác và đặt cọc chuyển nhượng một phần dự án.

Mặt khác, trong thương vụ mua bán lại trước hạn mã trái phiếu SNW-2018.12 trị giá 700 tỷ đồng, ngoài Vạn Thịnh Phát (mua trị giá 160 tỷ đồng và bán lại cũng…160 tỷ đồng), thì việc Công ty cổ phần Đầu tư All Season mua và bán lại trước hạn vào năm 2019 (đều trị giá 540 tỷ đồng) cũng gây… ngạc nhiên.

Lý do là, Công ty cổ phần Đầu tư All Season mới được thành lập từ tháng 6/2017 (đăng ký trụ sở chính tại số 8 – Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM), vốn điều lệ ban đầu chỉ 300 tỷ đồng, với sự tham gia góp vốn của 3 cá nhân.

Không có trái chủ, không có bất kỳ “vết tích” gì, dù buộc phải có theo quy định pháp luật, mã SNWCH1823001 của Sunny World quả là kỳ lạ. Cuộc mua rồi bán 2 mã trái phiếu khác trị giá 3.100 tỷ đồng cũng trở thành câu hỏi lớn cả về số tiền thu về, mục đích sử dụng, lẫn người mua – kẻ bán.

Ngày 1/2/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 54/QĐ-XPHC về việc xử phạt Sunny World 92,5 triệu đồng đối với hành vi không gửi và gửi nội dung công bố không đúng hạn.

Trong đó, không gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội: Báo cáo tài chính bán niên năm 2023; Báo cáo tài chính năm 2022; Tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán bán niên 2023; Tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu được kiểm toán năm 2022; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu bán niên năm 2023; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2022; Tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu bán niên 2023; Tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022.

Gửi nội dung công bố không đúng thời hạn: Báo cáo tài chính bán niên 2021; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên 2021; công bố thông tin về việc hoàn tất mua lại trái phiếu trước hạn đối với trái phiếu SNW-2018.10; Báo cáo tài chính năm 2021; Tình hình sử dụng số tiền từ phát hành trái phiếu năm 2021; Tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu năm 2021.

(Còn tiếp)

“Bạch tuộc tung vòi”, 42.000 người bị “bốc hơi” 30.000 tỷ đồng – Bài 5: Trương Mỹ Lan tiêu hàng ngàn tỷ đồng tiền trái phiếu thế nào?
30/05/2024

Hàng chục ngàn “khổ chủ” bị dụ để móc ruột gan đưa cả tài sản tích cóp cho hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, còn Trương Mỹ Lan ung dung dùng hàng chục ngàn tỷ đồng vào các việc mờ ám.

Ngay sau tuyên “đại án” Vạn Thịnh Phát – SCB, Bộ Công an phát thông báo lần 2 tìm người bị hại của 25 lô trái phiếu để tiếp tục mở giai đoạn II – Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Vạn Thịnh Phát và các tổ chức liên quan. Được biết, “vòi bạch tuộc” Trương Mỹ Lan hại khoảng 42.000 người với tổng tiền hơn 30.000 tỷ đồng, gây khủng hoảng niềm tin, biến động cả thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Bài 5: Trương Mỹ Lan tiêu hàng ngàn tỷ đồng tiền trái phiếu thế nào?

Nhiều lô trái phiếu được Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) huy động tổng lực cán bộ, nhân viên ở tất cả địa phương vào cuộc “dụ” khổ chủ mua. Còn Trương Mỹ Lan cho tài xế mang ô tô chở hàng ngàn tỷ đồng trái phiếu về nhà, vung hàng ngàn tỷ đồng cho vay để đổi “sổ đỏ” thế chấp tại SCB, giải ngân cho công ty trong hệ sinh thái.

Khi SCB ra tay tổng lực

Theo hồ sơ của chúng tôi, ngay cả sau khi Bộ Công an bắt Trương Mỹ Lan (tháng 10/2022), SCB vẫn rầm rộ phát động cán bộ, nhân viên trên cả nước thi đua “dẫn dụ” khách mua các lô trái phiếu của doanh nghiệp có liên quan Vạn Thịnh Phát, thông qua các chương trình hoành tráng như “Kết nối sức mạnh – Dẫn lối thành công”; “Giới thiệu hăng say – Nhận ngay thưởng lớn”.

Trong đó, có 2 lô trái phiếu của 2/4 doanh nghiệp mà Bộ Công an đang tìm bị hại, gồm lô trái phiếu mã QT-2018.12.1 trị giá 1.500 tỷ đồng của Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận; lô trái phiếu 20 mã từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20, trị giá 2.000 tỷ đồng của Công ty cổ phần Dịch vụ – Thương mại TP.HCM (Setra).

SCB còn có cả kịch bản mẫu, đặt ra nhiều tình huống chỉ dẫn nhân viên SCB “dẫn dụ” khách, như sau giải đáp hỗ trợ, xử lý yêu cầu tín dụng bình thường của khách, thì tới bước 3 nên gợi ý: “SCB đang triển khai một sản phẩm đầu tư mới, mang tính an toàn và lãi suất vượt trội, em xin vài phút để chia sẻ cho anh/chị được không ạ”.

Trong giai đoạn II – đại án Vạn Thịnh Phát (vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua phát hành trái phiếu và vụ rửa tiền), có tới 22 người đã bị khởi tố.

Trước đó, ngày 7/10/2022, cơ quan công an đã bắt Trương Mỹ Lan; Trương Huệ Vân; Nguyễn Phương Hồng (trợ lý Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã chết) và Hồ Bửu Phương (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

Trường hợp khách đồng ý nghe, thì nhân viên nói tiếp: “Dạ, hiện tại, SCB có hợp tác với TVSI để giới thiệu đến khách sản phẩm trái phiếu với lãi suất cao, thời gian đầu tư có thể linh hoạt theo nhu cầu sử dụng vốn của anh/chị. Trái phiếu này có 2 loại. Loại thứ nhất có lãi suất vượt trội, lên đến 9,3%/năm, thời gian đầu tư 365 ngày, không chuyển nhượng trước thời gian đầu tư. Loại thứ hai có lãi suất lên đến 9,2%/ năm, thời gian đầu tư linh hoạt, được chuyển nhượng và hưởng lãi suất bậc thang theo số ngày nắm giữ thực tế từ 31 ngày trở lên…”.

Khi khách có nhu cầu, thì ngay lập tức, nhân sự SCB tư vấn (nếu nắm rõ về trái phiếu), hoặc chuyển sang bộ phận khác để tư vấn (nếu không nắm rõ về trái phiếu).

Trường hợp khách không nghe tư vấn, thì nhân viên SCB giới thiệu nhanh các ưu đãi, đặc quyền của sản phẩm đầu tư trái phiếu, rồi nhờ khách lưu số điện thoại của nhân sự để nếu sau đó có nhu cầu thì liên hệ để hỗ trợ.

Thống kê sơ bộ của phóng viên, năm 2022, chương trình thi đua trái phiếu “Khai lộc đầu Xuân” triển khai chỉ 12 ngày đạt doanh số hơn 1.027 tỷ đồng; Chặng 1 của Chương trình “Kết nối sức mạnh – Dẫn lối thành công” triển khai chưa tới nửa tháng đạt gần 3.000 tỷ đồng; Chặng 2 của Chương trình “Kết nối sức mạnh – Dẫn lối thành công” triển khai chưa tới nửa tháng đã thu về hơn 5.700 tỷ đồng.

Thậm chí, tới ngày 31/10/2022, tức hơn 20 ngày sau khi Trương Mỹ Lan bị bắt, SCB còn triển khai chương trình thi đua “Bản lĩnh dẫn đầu – Thống lĩnh đường đua”.

Trong khi đó, theo Điều 103, Luật Các tổ chức tín dụng, muốn hoạt động môi giới trái phiếu, ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện môi giới chứng khoán thông qua công ty này, chứ không trực tiếp huy động nhân viên, chi nhánh, hội sở trực tiếp đứng ra như SCB.

Với việc thu về hàng ngàn tỷ đồng từ phát hành trái phiếu cho các công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát như nêu trên, SCB còn là nơi “trữ” cả tiền trái phiếu, chứ không chỉ tiền từ huy động tín dụng.

Tại thời điểm khởi tố vụ án Vạn Thịnh Phát ngày 17/10/2022, trên hệ thống sổ sách kế toán, tổng số tiền SCB huy động của người dân và vay của các cơ quan, tổ chức khác là 673.586 tỷ đồng. Trong đó, có tới 76.845 tỷ đồng phát hành giấy tờ có giá.

Dùng ô tô chở cả trăm ngàn tỷ đồng, gồm cả tiền trái phiếu về “hang ổ”

Theo điều tra của cơ quan công an giai đoạn I – đại án Vạn Thịnh Phát, sổ tay ghi chép và lời khai của Bùi Văn Dũng (tài xế của Trương Mỹ Lan), Trần Thị Hoàng Uyên (trợ lý của bà Lan) và Trần Thị Thúy Ái (kiểm soát viên ngân quỹ SCB Chi nhánh Sài Gòn) từ ngày 26/2/2019 đến ngày 12/9/2022 cho thấy, khi cần dùng tiền mặt, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Dũng vận chuyển tiền từ SCB về “hang ổ” là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại số 193-203 Trần Hưng Đạo (quận 1 TP.HCM) hoặc về Hầm Bl, Tòa nhà Sherwood (127 – Pasteur, quận 3, TP.HCM).

Theo Bản án sơ thẩm số 157/2024/HS-ST ngày 11/4/2024 của Tòa án Nhân dân TP.HCM, Hội đồng Xét xử yêu cầu SCB, sau khi xử lý 1.122 mã tài sản để thu hồi nợ, phần giá trị tài sản còn lại (nếu có), phải phối hợp với C03 để xác định tài sản nào thuộc sở hữu của bà Lan, thì dùng toàn bộ phần còn lại đó để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo trong cả giai đoạn II của vụ án.

Hàng trăm tỷ đồng mà các tổ chức, cá nhân đã hoàn trả hoặc sẽ phải nộp cũng để đảm bảo nghĩa vụ của Trương Mỹ Lan trong cả giai đoạn I và II, như hơn 2.882 tỷ đồng mà Công ty Quốc Cường Gia Lai đã nhận từ Trương Mỹ Lan; Công ty Phú An, bà Phan Thị Phương Thảo nộp lại số tiền 145,26 tỷ đồng và 1.000 lượng vàng SJC; Công ty TNHH một thành viên Phát triển và Kinh doanh nhà hoàn trả số tiền 400 tỷ đồng; Công ty cổ phần T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc nộp lại số tiền hơn 6.095 tỷ đồng…16 bất động sản tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM (Dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển) đang bị kê biên được giao C03 tiếp tục điều tra làm rõ để giải quyết trong giai đoạn II của vụ án.

Sau đó, số tiền trên được đưa cho một số cá nhân theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, để trả nợ tiền mua các bất động sản, mua cổ phần các dự án và sử dụng vào các mục đích cá nhân khác.

Số tiền “khủng” trên không chỉ có nguồn từ khoản vay tín dụng của SCB, mà còn từ nguồn phát hành trái phiếu.

Vì vậy, tại Bản án sơ thẩm số 157/2024/HS-ST ngày 11/4/2024 của Tòa án Nhân dân TP.HCM công bố sau xét xử giai đoạn I – đại án Vạn Thịnh Phát, Hội đồng Xét xử đề nghị Cục C03, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, trong quá trình điều tra vụ án giai đoạn II, tiếp tục xác minh làm rõ việc sử dụng 108.878 tỷ đồng và 14.757.677 USD, đồng thời làm rõ các sai phạm có liên quan (nếu có) để có căn cứ xem xét xử lý khi giải quyết vụ án trong giai đoạn II.

Cho mượn hơn 2.355 tỷ đồng từ trái phiếu để đổi sổ đỏ đi… thế chấp

Năm 2003, Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) được UBND tỉnh Long An chấp thuận cho đầu tư Dự án khu dân cư cao cấp và trường đua ngựa, diện tích hơn 324 ha tại huyện Đức Hòa (Long An), nên đã ký thỏa thuận khung hợp tác với Công ty China Policy Limited (gọi tắt là CPL) để liên doanh cùng thực hiện dự án này.

Sau đó, hai bên có mâu thuẫn và Công ty CPL đã khởi kiện Công ty Hồng Phát tại Trung tâm trọng tài VIAC.

Ngày 18/12/2018, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An ra quyết định tạm dừng việc đăng ký chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản liên quan 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do Công ty Hồng Phát có tranh chấp với Công ty CPL.

Tới năm 2019, Trương Mỹ Lan đã cho Công ty Hồng Phát vay hơn 2.355 tỷ đồng – tiền từ huy động trái phiếu. Đổi lại, bà Lan yêu cầu Công ty Hồng Phát phải dùng tài sản là 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên để thế chấp cho các công ty của Trương Mỹ Lan vay tiền tại SCB.

Tại Bản án sơ thẩm số 157/2024/HS-ST ngày 11/4/2024 của Tòa án Nhân dân TP.HCM, Hội đồng Xét xử tuyên việc thế chấp tại SCB 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên không đúng quy định pháp luật; buộc Công ty Hồng Phát phải nộp lại số tiền hơn 2.355 tỷ đồng; SCB phải hoàn trả 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Hồng Phát.

Tất nhiên, việc chi tiêu hàng ngàn tỷ đồng từ huy động trái phiếu trên chỉ là con số nhỏ và mới được làm rõ phần nào. Hơn 30.000 tỷ đồng của 4 doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát, được Trương Mỹ Lan và cá nhân, tổ chức liên quan sử dụng ra sao, sẽ được cơ quan chức năng làm rõ.

Khi loạt bài này kết thúc, chúng tôi lại nhận được khẩn cầu mong trở thành bị hại của hàng trăm “khổ chủ” trái phiếu cũng liên quan Vạn Thịnh Phát, như trái phiếu các công ty Vạn Trường Phát, Tân Thành Long An, Quang Thuận, Thiên Phúc. “Khổ chủ” khẩn cầu cơ quan chức năng vào cuộc, để họ được thành… bị hại như trái chủ 25 gói trái phiếu của 4 công ty mà Bộ Công an đã khởi tố và đang tìm bị hại. Lý do là, hàng loạt công ty trên hoặc bặt vô âm tín, hoặc không trả lãi, không mua lại theo quy định, khiến trái chủ điêu đứng từ năm 2022 đến nay.

连载报道 “章鱼张开触手”,4.2万人“蒸发”30万亿越盾 第一-第五部分

2024.5.15, Ngày 15/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an thông tin, đơn vị này đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức có liên quan (giai đoạn 2).
Để phục vụ điều tra vụ án, đảm bảo quyền lợi của người bị hại theo quy định của pháp luật, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an tiếp tục tìm bị hại còn dư nợ trái phiếu của 25 gói trái phiếu liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh phát.
Để điều tra giai đoạn 2, Bộ Công an đề nghị các bị hại mua trái phiếu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng các công ty khác phát hành cần đến trình báo, phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu

Tìm bị hại 25 gói trái phiếu 30.000 tỷ đồng vụ Vạn Thịnh Phát

Ngày 15/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an thông tin, đơn vị này đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức có liên quan (giai đoạn 2).

Để phục vụ điều tra vụ án, đảm bảo quyền lợi của người bị hại theo quy định của pháp luật, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an tiếp tục tìm bị hại còn dư nợ trái phiếu của 25 gói trái phiếu liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh phát.

Kết quả điều tra xác định, từ năm 2018 đến 2020, các đối tượng có liên quan tại Công ty Cổ phần (CP) Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty CP Đầu tư Quang Thuận, Công ty CP Dịch vụ Thương mại TP HCM, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sunny World và các tổ chức khác đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật tạo lập 25 gói trái phiếu mã: ADC-2018.09, ADC- 2018.09.1, ADC-2019.01, QT-2018.12.1, SNWCH1823001 và 20 mã số hiệu từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20 với tổng giá trị 30.081 tỷ đồng, bán cho người mua (các trái chủ), huy động tiền và chiếm đoạt.

Cơ quan điều tra xác định những trái chủ sở hữu 25 mã trái phiếu do 4 công ty phát hành nêu trên tại thời điểm khởi tố vụ án hình sự là bị hại của vụ án và đã ủy thác cho Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an các tỉnh/thành phố theo địa chỉ của trái chủ trên hợp đồng mua bán/chuyển nhượng trái phiếu tiếp nhận thông tin, lấy lời khai bị hại để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã nhận được phần lớn kết quả ủy thác của Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an các tỉnh/thành phố, đã xác định rõ thông tin từng cá nhân và thu thập đầy đủ ý kiến của bị hại. Tuy nhiên, nhiều người không hợp tác hoặc đã chuyển nơi cư trú, không đến trình báo.

Bộ Công an tìm bị hại trong giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát

Để điều tra giai đoạn 2, Bộ Công an đề nghị các bị hại mua trái phiếu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng các công ty khác phát hành cần đến trình báo, phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu

Ngày 15-5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức có liên quan (Giai đoạn 2).

Kết quả điều tra xác định, từ năm 2018 đến năm 2020, các đối tượng có liên quan tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại TP HCM, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Sunny World và các tổ chức khác đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật tạo lập 25 gói trái phiếu với tổng giá trị 30.081 tỉ đồng để bán cho người mua (các trái chủ), huy động tiền và chiếm đoạt.

Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định những trái chủ sở hữu 25 mã trái phiếu do 4 Công ty phát hành nêu trên tại thời điểm khởi tố vụ án hình sự là bị hại của vụ án.

Bộ Công an đã ủy thác cho Phòng Cảnh sát kinh tế Công an các tỉnh/thành phố theo địa chỉ của trái chủ trên hợp đồng mua bán/chuyển nhượng trái phiếu tiếp nhận thông tin, lấy lời khai bị hại để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

Đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã nhận được phần lớn kết quả ủy thác, đã xác định rõ thông tin từng cá nhân và thu thập đầy đủ ý kiến của người bị hại. Tuy nhiên, còn nhiều người không hợp tác hoặc đã chuyển nơi cư trú, không đến trình báo.

Để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án, đảm bảo quyền lợi của người bị hại theo quy định của pháp luật, Bộ Công an đề nghị bị hại còn dư nợ trái phiếu của 25 gói trái phiếu mã: ADC- 2018.09, ADC-2018.09.1, ADC-2019.01, QT-2018.12.1, SNWCH1823001 và 20 mã số hiệu từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20 khẩn trương đến Phòng Cảnh sát kinh tế Công an các tỉnh/thành phố phối hợp làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu, hợp đồng liên quan đến việc mua bán trái phiếu hoặc chuyển đơn đề nghị theo mẫu do Bộ Công an ban hành để được xem xét giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.

Nếu người bị hại không đến làm việc, phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu trước thời điểm kết thúc điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra không có căn cứ để xem xét, giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án.

Ngày 11-4, TAND TP HCM xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; tử hình về tội “Tham ô tài sản” và 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt cho cả 3 tội là tử hình.

Xử phạt bị cáo Chu Lập Cơ 9 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Xử phạt bị cáo Trương Huệ Vân 17 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Xử phạt bị cáo Dương Tấn Trước 11 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Xử phạt bị cáo Trần Thị Mỹ Dung 16 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Xử phạt bị cáo Nguyễn Cao Trí 8 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Về trách nhiệm dân sự, buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho Ngân hàng SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17-10-2022, tương đương số tiền hơn 673.000 tỉ đồng.

5月15日,公安部侦查局通报,该队正在对万盛发集团及相关组织发生的“诈骗财产”案(第二阶段)进行侦查。

为服务本案侦查,依法保障受害人权益,公安部警侦局持续从涉案25个债券包中寻找尚有未偿债券债务的受害人

公安部要求从万盛发集团和其他公司购买债券的受害者出具报告并协调提供信息和文件。

2024.5.13, Bộ TT-TT nói gì về đu trend ‘đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan’?
Những người đu trend ‘đi tìm kho báu’ của bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã cắt ghép, ‘chế’ những ảnh mang tính chất hài hước, chưa có ý định lợi dụng hay lừa đảo, tuy nhiên đây là những hành vi thông tin sai sự thật.
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ TT-TT diễn ra chiều nay 13.5, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), đã nói về hiện tượng đu trend (xu hướng) “đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan”.

Bộ TT-TT nói gì về đu trend ‘đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan’?

Những người đu trend ‘đi tìm kho báu’ của bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã cắt ghép, ‘chế’ những ảnh mang tính chất hài hước, chưa có ý định lợi dụng hay lừa đảo, tuy nhiên đây là những hành vi thông tin sai sự thật.

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ TT-TT diễn ra chiều nay 13.5, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), đã nói về hiện tượng đu trend (xu hướng) “đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan”.

Theo ông Lê Quang Tự Do, hiện tượng đu trend bắt nguồn từ cắt ghép phát ngôn của bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tại phiên tòa, liên quan đến số tiền hơn 673.000 tỉ đồng mà bà Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn theo quyết định của tòa.

Trên thực tế tại phiên tòa, bà Trương Mỹ Lan không hề có những phát ngôn giấu tiền ngoài biển khơi. “Chúng tôi có nắm được thông tin và đã kiểm tra, hiện tượng đu trend này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, chưa đầy 1 tuần (từ 13 – 19.4), những người tham gia mạng xã hội đã cắt ghép mang tính chất hài hước, vui vẻ, chưa phải là nội dung lừa đảo mang ý đồ xấu. Tuy nhiên, đây cũng là hành vi thông tin sai sự thật”, ông Lê Quang Tự Do nói.

Mặc dù đây là những thông tin sai sự thật, song Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho hay, do có quá nhiều người dùng đăng tải thông tin nên không thể chặn, gỡ được trên không gian mạng. “Chúng tôi đã phối hợp với cơ quan chức năng truy tìm người tung bản gốc, nhưng chưa tìm ra. Với việc xử lý, chúng tôi chỉ có thể chặn, gỡ một số tài khoản có lượng view, lượng theo dõi nhiều chứ chưa chặn, gỡ triệt để”, ông Lê Quang Tự Do thông tin.

Ngoài ra, đại diện Bộ TT-TT cho biết, cơ quan chức năng cũng đã nhanh chóng thông tin để người dân không cắt ghép, thông tin sai sự thật dù là với mục đích hài hước cũng là hành vi vi phạm pháp luật.

Trước đó, như Thanh Niên đưa tin, ngày 20.4, luật sư Giang Hồng Thanh (là người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan) đã có đơn đề nghị xử lý hành vi vi phạm luật An ninh mạng liên quan những thông tin lan truyền trên mạng xã hội sau phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát.

Đơn đề nghị gửi Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (thuộc Bộ Công an); Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT); Tòa án nhân dân TP.HCM; Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (Vụ 3) và Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

Theo đơn đề nghị, sau phiên tòa sơ thẩm, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip lồng ghép, xuyên tạc hội thoại giữa chủ tọa phiên tòa và bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát). Đoạn clip đó đến nay đã tạo cơn sốt, thậm chí đã lan truyền, tạo trend tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội. Không chỉ có người dân mà nhiều người nổi tiếng khác, kể cả một số cán bộ chiến sĩ công an cũng tham gia vào xu hướng này.

Trong đơn, luật sư của bà Trương Mỹ Lan đã đề nghị các cơ quan xác minh, điều tra làm rõ hành vi vi phạm, xử lý nghiêm người thực hiện hành vi để răn đe và phòng ngừa chung, tránh những trường hợp tương tự có thể xảy ra trong tương lai.

Cạnh đó, luật sư cũng đề cập mong muốn Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử yêu cầu các cá nhân đã đăng tải clip và các tổ chức quản lý gỡ bỏ các clip khỏi tài khoản và các nền tảng mạng xã hội, website.

对于“寻找张美兰女士宝藏”的趋势,信息通信部有何评价?

5月13日下午,在信息通信部例行新闻发布会上,信息通信部广播电视和电子信息司司长Le Quang Tu Do谈“发现张美兰女士的宝藏”趋势波动。

Le Quang Tu Do先生表示,波动趋势现象源于万盛发集团董事长张美兰在庭审中的陈述拼贴,涉及张美兰所涉金额超过673万亿越盾的金额。根据法院的判决,张美兰必须支付赔偿金。

事实上,在庭审中,张美兰女士并没有就在海上藏匿钱财做出任何陈述。 “我们掌握信息并核实,这种流行现象只持续很短的时间,不到1周(从4月13日到19日),社交网络参与者剪切和粘贴幽默、有趣、不具有欺诈性的内容,但是,这也是一种虚假信息行为。”Le Quang Tu Do 先生说。

虽然这是虚假信息,但广电电子信息司司长表示,由于发布信息的用户太多,网络空间无法屏蔽或删除。 “我们已经与当局协调寻找发布原件的人,但目前还没有找到。通过处理,我们只能封锁和删除一些拥有大量浏览量和关注者的账户,但目前还没有。完全封锁和移除,”Le Quang Tu Do 先生告知。


评论

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。 必填项已用 * 标注