10 LỪA DẢO, trốn truy nã, đường dây đánh bạc, khởi tố, vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2024.5.21-6.4 ✓Press ✓Vietnam,Việt Nam,越南

2024.6.4, Lời xin lỗi của vợ chồng lừa gia đình bạn gần 16 tỷ đồng. Ngày 3/6, TAND TP Đà Nẵng đã tuyên án hai bị cáo Hoàng Thị Hồng Nhạn (53 tuổi, trú Đà Nẵng) và chồng Nhạn là Nguyễn Phước Hùng (55 tuổi) với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đứng trước vành móng ngựa, hai vợ chồng không giấu được những giọt nước mắt ân hận trước người bạn thân thiết của gia đình mình, cũng là bị hại trong vụ án.

Vợ chồng chủ doanh nghiệp lừa gần 16 tỷ đồng để nướng vào tiền ảo

Hoàng Thị Hồng Nhạn và Nguyễn Phước Hùng tại tòa.

(CAO) Vợ chồng chủ doanh nghiệp đi vay tiền của người khác với lý do thanh toán hợp đồng ở vùng Trung Đông nhưng sau đó dùng hết vào việc chơi tiền ảo!

TAND TP.Đà Nẵng, ngày 03/6 mở phiên xét xử đối với Hoàng Thị Hồng Nhạn (SN 1971) và Nguyễn Phước Hùng (SN 1969, cùng ngụ đường Điện Biên Phủ, tổ 9, P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, Công ty CP Tân Khải Phát (đường số 5, khu công nghiệp Hòa Khánh, Q.Liên Chiểu) do Hùng làm Tổng Giám đốc và vợ là Nhạn giữ chức Chủ tịch HĐQT.

Tháng 7/2021, Nhạn giao dịch đầu tư đồng tiền ảo Bitcoin (không được coi là phương tiện thanh toán tại Việt Nam) thông qua sàn “Binance.com” với Nguyễn Văn Nhâm (SN 1992, ngụ TP.Hà Nội). Nhạn mua tiền ảo Bitcoin trực tiếp từ Nhâm, được thực hiện qua Zalo của Nhâm (NhamBK) và Nhạn (Nhạn và Anna Hoàng). Hùng cũng cùng vợ mua bán tiền ảo.

Để có tiền đầu tư tiền ảo Bitcoin, tháng 3/2022, Nhạn và Hùng nói dối với vợ chồng ông Phan Dung (SN 1965, đã chết) và bà Huỳnh Thị Kim Nga (SN 1968, ngụ P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu) là có hợp đồng mua bán nhà tiền chế (khung nhà xưởng) ở các nước Trung Đông.

Hợp đồng trị giá 850.000 USD cần qua thanh toán để nhận tiền về nhưng tình hình kinh tế khó khăn nên đề nghị vợ chồng bà ông Dung, bà Nga giúp cho mượn tiền làm thanh toán hợp đồng.

Từ ngày 15/3/2022 đến ngày 17/5/2022, vợ chồng bà Nga 8 lần cho vợ chồng Nhạn, Hùng mượn tiền tổng cộng 15,848 tỷ đồng. Sau khi mượn tiền, từ ngày 15/3/2022 đến ngày 4/5/2022, Nhạn chuyển tiền đến tài khoản của Nhâm để mua Bitcoin.

Ngày 5/5/2022, vợ chồng Nhận, Hùng nói dối vợ chồng bà Nga là đã xuất cảnh sang Senegal để xử lý hợp đồng và tiếp tục 3 lần mượn tiền của vợ chồng bà Nga tổng cộng 11,6 tỷ đồng, với lý do là để góp vốn đối ứng, nộp thuế, phí và mua mã code để chuyển tiền thanh toán hợp đồng về Việt Nam.

Nhận được tiền, từ ngày 5/5/2022 đến ngày 8/6/2022, Nhạn và Hùng tiếp tục chuyển tiền đến Nhâm để mua Bitcoin.

Quá trình điều tra, vợ chồng Nhạn khai nhận mượn tiền nhưng không thừa nhận việc lừa đảo chiếm đoạt tiền của vợ chồng bà Nga. Vợ chồng Nhạn thừa nhận là nạn nhân của một vụ lừa đảo xuyên quốc gia qua giao dịch tiền ảo.

Cụ thể, năm 2008, qua một hội thảo ở Mỹ, Nhạn quen người đàn ông tên Mark. Về sau, Nhạn và Mark thỉnh thoảng trò chuyện qua mạng xã hội Whatsapp.

Qua hứa hẹn giúp nhau vay mượn tiền để kinh doanh, Mark hứa cho vợ chồng Nhạn mượn 850.000 USD. Để nhận được tiền, vợ chồng Nhạn phải chuyển phí (tương tương số tiền mượn của vợ chồng bà Nga). Số tiền này cũng được Mark nói vợ chồng Nhạn chuyển vào ví điện tử tiền ảo Bitcoin do Nhâm làm đầu mối.

Nhiều lần đòi tiền không được, vợ chồng ông Dung, bà Nga trình báo, tố cáo hành vi của vợ chồng Nhạn đến cơ quan chức năng. Tháng 7/2023, Cơ quan CSĐT CATP.Đà Nẵng khởi tố, bắt tạm giam vợ chồng Nhạn, Hùng.

HĐXX nhận định, cả hai bị cáo đưa ra thông tin gian dối, có chủ đích, có bàn bạc từ trước, hành vi lặp lại. HĐXX tuyên phạt Hoàng Thị Hồng Nhạn 20 năm tù và Nguyễn Phước Hùng 17 năm tù; buộc tiếp tục bồi thường số tiền đã chiếm đoạt được cho các bị hại.

Cặp vợ chồng lừa đảo gần 16 tỷ đồng để đầu tư tiền ảo Bitcoin

TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo Hoàng Thị Hồng Nhạn và Nguyễn Phước Hùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 3/6, TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo Hoàng Thị Hồng Nhạn (SN 1971) và Nguyễn Phước Hùng (SN 1969, chồng Nhạn, cùng trú phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, khoảng tháng 7/2021, Hoàng Thị Hồng Nhạn bắt đầu có giao dịch đầu tư đồng tiền ảo Bitcoin với Nguyễn Văn Nhâm (SN 1992, trú TP Hà Nội) và Nhâm là người trực tiếp bán Bitcoin cho Nhạn. Việc mua bán này được thực hiện qua Zalo.

Để có tiền tiếp tục đầu tư đồng tiền ảo Bitcoin, khoảng tháng 3/2022, Hoàng Thị Hồng Nhạn, Nguyễn Phước Hùng nói dối với vợ chồng ông Phan Dung (SN 1965, hiện nay đã qua đời), bà Huỳnh Thị Kim Nga (SN 1968, trú quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) về việc có 1 hợp đồng mua bán nhà tiền chế (tức là khung nhà xưởng) ở bên Trung Đông, trị giá 850.000 USD cần qua thanh toán để nhận tiền về. Tuy nhiên hiện tại tình hình kinh tế khó khăn nên mong muốn vợ chồng bà Nga giúp cho mượn tiền làm chi phí thanh toán hợp đồng, khi nào hoàn tất nhận tiền về sẽ trả lại cho vợ chồng bà Nga.

Tin lời, từ ngày 15/3/2022 đến ngày 17/5/2022, vợ chồng bà Nga đã cho vợ chồng Nhạn, Hùng mượn tiền 8 lần, tổng cộng là 15,848 tỷ đồng. Bà Nga yêu cầu vợ chồng Nhạn bồi thường số tiền 15,848 tỷ đồng, gia đình Nhạn đã bồi thường 400 triệu đồng. Tại tòa, bà Nga yêu cầu vợ chồng Nhạn tiếp tục bồi thường số tiền còn lại.

Tại cơ quan điều tra, Hoàng Thị Hồng Nhạn, Nguyễn Phước Hùng đã khai nhận hành vi mượn tiền nhưng không thừa nhận việc lừa đảo chiếm đoạt tiền của vợ chồng bà Nga. Cả Nhạn và Hùng đều nói rằng, mình là nạn nhân của một vụ lừa đảo xuyên quốc gia. Tuy nhiên, từ lời khai của bị hại tại tòa, những chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, các nội dung Kiểm sát viên và HĐXX làm rõ cho thấy cả hai bị cáo đã đưa ra thông tin gian dối, có chủ đích, có bàn bạc từ trước.

HĐXX TAND TP Đà Nẵng đã tuyên phạt Hoàng Thị Hồng Nhạn mức án 20 năm tù và Nguyễn Phước Hùng mức án 17 năm cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

6月3日,岘港市人民法院以诈骗财产罪对两名被告人黄氏洪仁(53岁,居住在岘港)和仁的丈夫阮福兴(55岁)作出判决。

站在法庭,这对夫妇在他们的挚友(也是该案的受害者)面前难掩悔恨的泪水。

2024.5.28, Dù Đỗ Tú Quân không thừa nhận tội, song tòa xác định bị cáo đã rút hơn 31 tỷ đồng của Công ty Cửu Long Phi rồi chiếm đoạt, từ bỏ trách nhiệm hoàn trả. Chiều 28/5, Đỗ Tú Quân, 41 tuổi, nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần Cửu Long Phi bị TAND TP HCM tuyên phạt 18 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; buộc bồi thường hơn 31 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Cửu Long Phi. Quá trình điều tra và tại tòa bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội như cáo buộc, song HĐXX cho rằng có đủ tài liệu, chứng cứ xác định Quân đã gian dối trong việc rút số tiền rất lớn của công ty rồi chiếm đoạt và từ bỏ trách nhiệm trả lại nên cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc.
Bị cáo Đỗ Tú Quân tại phiên tòa chiều 28/5.
Bà Đỗ Tú Quân tại phiên tòa hôm nay phủ nhận toàn bộ nội dung cáo trạng cáo buộc chiếm đoạt 31 tỉ đồng

Mua gom đất Cần Giờ cho người nước ngoài, nữ tổng giám đốc lãnh 18 năm tù

Ngày 28-5, TAND TPHCM xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Tú Quân (nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Cửu Long Phi) mức án 18 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, buộc bị cáo phải hoàn trả số tiền đã chiếm đoạt.

Mặc dù được triệu tập, nhưng một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan gồm ông Yuen Hon Kim, bà Nikki Yuen (Phó Tổng giám đốc Công ty Cửu Long Phi) và phía công ty kiểm toán vắng mặt.

Theo cáo trạng, Công ty Cổ phần Cửu Long Phi được Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 14/6/2007; Vốn điều lệ là 5 tỷ đồng gồm 3 cổ đông: bà Đỗ Tú Quân làm Tổng Giám đốc và là người đại diện pháp luật; ông Đỗ Vĩnh Thành (tên gọi khác: Sinh, Sơn, quốc tịch Canada – cha ruột Quân) là Chủ tịch Hội đồng quản trị; bà Đỗ Tú Linh (chị ruột Quân) là cổ đông.

Ngày 14/12/2009, Cửu Long Phi thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 8; Vốn điều lệ tăng lên 320 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông: bà Đỗ Tú Quân làm Tổng Giám đốc và là người đại diện pháp luật; ông Yuen Hon Kim (quốc tịch Anh, đại diện Công ty Sun Fancy – Hồng Kông) là Chủ tịch Hội đồng quản trị; ông Đỗ Vĩnh Thành (cha ruột Quân) là cổ đông. Tỉ lệ góp vốn Đỗ Tú Quân: 11,1% bằng tiền mặt và giá trị quyền sử dụng đất; Đỗ Vĩnh Thành 0,5% bằng tiền mặt; Đỗ Tú Linh: 1% bằng tiền mặt và giá trị quyền sử dụng đất; Yuen Hon Kim: 87,5% bằng tiền mặt.

Từ cuối năm 2007, ông Kim đã chuyển tiền về Việt Nam để mua đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào Công ty Cửu Long Phi. Toàn bộ số tiền này đều do Quân quản lý thu chi và báo cáo trực tiếp cho ông Kim.

Thời điểm đó, người nước ngoài chỉ được góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng chưa được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Vì vậy, tại biên bản họp ngày 11/7/2007, ông Kim, Đỗ Vĩnh Thành và Mạch Vinh Phước đã họp bàn về kế hoạch đầu tư tại TPHCM và có thống nhất: Công ty Cửu Long Phi cử người Việt đại diện mua đất, sẽ thuộc sở hữu của Cửu Long Phi, quá trình sau khi dùng danh nghĩa cá nhân mua đất rồi chuyển vào công ty, Mạch Vinh Phước và Đỗ Vĩnh Thành đứng ra bảo đảm, nếu xảy ra bất cứ vấn đề hay tổn thất thì phải chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm…

Ngày 15/11/2007, ông Đỗ Vĩnh Thành – Chủ tịch HĐQT Cửu Long Phi ký Quyết định bổ nhiệm con gái là bà Đỗ Tú Quân giữ chức vụ Tổng Giám đốc.

Từ tháng 12/2007 đến tháng 12/2012, ông Kim đã chuyển tổng cộng hơn 156 tỷ đồng vào tài khoản Cửu Long Phi và tài khoản cá nhân của bà Đỗ Tú Quân, Đỗ Tú Linh, ông Đỗ Vĩnh Thành để bà Quân hoặc bà Linh dùng số tiền này thay mặt ông Kim mua đất và đứng tên chủ sở hữu các thửa đất này (phí hoa hồng mua đất là 3%).

Tại Hợp đồng đầu tư kinh doanh ngày 4/8/2007 được ký kết giữa ông Kim, bà Đỗ Tú Quân, Đỗ Tú Linh và ông Đỗ Vĩnh Thành, các bên thống nhất: Khi đất dự án được xác nhận phù hợp thì các cổ đông sẽ yêu cầu sự chấp thuận bằng văn bản của ông Kim trước khi tiếp tục mua đất.

Khi Cửu Long Phi muốn đầu tư mua lô đất nào để thực hiện dự án, thì Hội đồng cổ đông sẽ tổ chức họp tại Thẩm Quyến (Trung Quốc) để bàn thảo dựa trên cơ sở những thông tin về lô đất mà Quân cung cấp. Nếu nhất trí thông qua, các cổ đông sẽ góp số tiền tương ứng với cổ phần của mình (chia % theo giá trị lô đất) và nộp cho thư ký Hội đồng cổ đông (để vào sổ). Số tiền này được ông Kim chuyển về Việt Nam qua tài khoản của ông Kim tại ngân hàng HSBC, sau đó ông Kim chuyển vào tài khoản của Cửu Long Phi tại ngân hàng ACB. Khi tiền đã vào tài khoản của Cửu Long Phi thì bà Quân trực tiếp rút tiền hoặc lập phiếu rút tiền mặt để người khác đi rút theo yêu cầu của Quân.

Ngày 28/1/2013, Quân đại diện Cửu Long Phi ký hợp đồng dịch vụ kiểm toán với Công ty kiểm toán Grant Thornton về hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012. Quá trình kiểm toán, Công ty Grant Thornton phát hiện khoản chi 31,7 tỷ đồng không có hóa đơn chứng từ và lô đất có tổng diện tích 7.578,9m2 do Đỗ Tú Linh hủy góp vốn không có ý kiến của HĐQT, nên đã báo cho Cửu Long Phi biết để bổ sung.

Thời điểm này, Đỗ Tú Quân chưa mua hai lô đất C.6.1 và GV.2 chuyển vào công ty nên không thể hạch toán số tiền hơn 31,3 tỷ đồng.

Cùng lúc này, Cửu Long Phi đang tiến hành làm thủ tục xin cấp phép nuôi yến tại Cần Giờ và giao cho Đỗ Vĩnh Thành nhận thầu xây dựng, thực hiện các thủ tục xin cấp phép…. Vì vậy, Quân với sự đồng ý của Yuen Wing Sang Nicola (tự Nikki Yuen, chị ruột ông Kim, cổ đông của Cửu Long Phi, được Kim ủy quyền điều hành Cửu Long Phi từ tháng 04/2012) đã chỉ đạo kế toán Nguyễn Thị Hồng Điệp lập phiếu chi 017, nội dung: Chi ứng tiền thực hiện giải tỏa mặt bằng dự án trang trại nuôi yến; người nhận: Đỗ Vĩnh Thành số tiền hơn 31,3 tỷ đồng.

Sau đó, Quân chỉ đạo Nguyễn Thị Hồng Điệp cập nhật phiếu chi 017 số tiền này vào sổ cái. Do Cửu Long Phi cung cấp phiếu chi 017 nhưng không cung cấp văn bản phê duyệt của HĐQT về khoản chi hơn 31,3 tỷ đồng. Ngày 18/11/2013 Công ty Kiểm toán Grant Thornton phát hành báo cáo kết quả kiểm toán đối với Cửu Long Phi, vẫn ghi nhận số tiền mặt còn tồn quỹ là 31,8 tỷ đồng. Khi nhận được kết quả kiểm toán, ông Kim phát hiện ra sự việc.

Tại phiên tòa, bị cáo Quân không thừa nhận cáo buộc của VKS. Bị cáo Quân khai rằng đối với khoản chi hơn 31,3 tỷ đồng, sau khi rút tiền từ ngân hàng thì Quân đã giao toàn bộ số tiền này cho ông Thành ngay tại quầy giao dịch để ông Thành đi mua đất.

Bị cáo Quân cho rằng, ông Kim là người chi tiền, ông Thành là người nhận tiền, nếu có thất thoát thì ông Thành, ông Kim phải có trách nhiệm hoàn trả, bồi thường cho công ty.

Tuy nhiên, khai với HĐXX, ông Thành phủ nhận việc này. Và cho rằng việc ký vào phiếu nhận hơn 31,3 tỷ đồng để công ty có lãi trên hồ sơ chuẩn bị cho việc lên sàn chứng khoán.

Phạt 18 năm tù với Tổng Giám đốc chiếm đoạt hơn 31 tỷ đồng

Bị cáo buộc lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt hơn 31 tỷ đồng của công ty, bị cáo Quân không nhận tội nhưng bất thành.

Ngày 28/5, TAND thành phố Hồ Chí Minh mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Đỗ Tú Quân (41 tuổi, ngụ huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh) về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tổng Giám đốc chiếm đoạt hơn 31 tỷ đồng của công ty

Cáo trạng xác định, Công ty CP Cửu Long Phi thành lập năm 2007, vốn điều lệ 5 tỷ đồng, do bị cáo Quân làm Tổng Giám đốc; cha ruột Quân là ông Đỗ Vĩnh Thành làm Chủ tịch HĐQT và chị gái Quân là cổ đông công ty.

Sau nhiều lần thay đổi đăng ký kinh doanh, đến năm 2012, công ty này có 4 cổ đông với số vốn góp 178 tỷ đồng. Trong đó, ông Yuen Hon Kim góp 156 tỷ đồng.

Từ khi thành lập đến năm 2012, hầu hết hoạt động kinh doanh của công ty này là mua đất tại huyện Cần Giờ, sau đó góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào chính công ty và chuyển thành cổ phần của các thành viên, tương ứng với số tiền mua đất.

Song thời điểm này, công ty nước ngoài không được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà chỉ được góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Theo đó, công ty cử người Việt Nam đại diện mua đất và chuyển chủ quyền cho công ty.

Tại Hợp đồng đầu tư kinh doanh, ký kết giữa ông Yuen Hon Kim và cha con Đỗ Tú Quân, đã thống nhất: Khi dự án được xác nhận phù hợp thì các cổ đông sẽ yêu cầu sự chấp nhận bằng văn bản của ông Kim trước khi tiếp tục mua đất.

Từ tháng 12/2007-12/2012, ông Yuen Hon Kim đã chuyển hơn 156 tỷ đồng vào tài khoản cá nhân của cha con bị cáo Đỗ Tú Quân. Số tiền này để Quân và Linh thay mặt ông Yuen Hon Kim mua đất và đứng tên chủ sở hữu, phí hoa hồng mua đất là 3%.

Sau đó, chị em Quân sẽ góp vốn chuyển nhượng các thửa đất này vào công ty, và quy ra tỉ lệ cổ phần tương ứng trên giá trị các thửa đất đã góp vốn hoặc chuyển nhượng.

Từ năm 2008-2011, Quân đã rút hơn 31,3 tỷ đồng do ông Yuen Hon Kim gửi vào tài khoản của Công ty CP Cửu Long Phi với lý do để mua 2 lô đất. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi đã rút số tiền trên thì Quân không tiến hành việc mua đất, cố tình gian dối, chối bỏ trách nhiệm và chiếm đoạt số tiền này.

Trong năm 2012, qua kiểm toán, công ty phát hiện khoản chi hơn 31 tỷ đồng không hóa đơn chứng từ. Phiếu chi này do Quân chỉ đạo kế toán lập nên với nội dung “ứng tiền thực hiện giải tỏa mặt bằng dự án trang trại nuôi yến”, người nhận là cha ruột Quân.

Tuy nhiên, làm việc với cơ quan điều tra, cha ruột Quân khai chỉ ký để hợp thức hóa chứng từ theo yêu cầu của con gái, chứ không nhận tiền.

Cơ quan điều tra xác định Công ty CP Cửu Long Phi nhiều lần yêu cầu Quân giao đất hoặc trả tiền, song người này không thực hiện. Ông Yuen Hon Kim đã tố cáo sự việc với công an.

Trả giá

Tại phiên tòa, bị cáo Quân phủ nhận nội dung cáo buộc và cho rằng, hơn 31 tỷ đồng mà bị cáo bị cáo buộc đã chiếm đoạt, thực chất đã rút ra khỏi tài khoản và giao cho cha ruột. “Ông Thành (cha ruột Quân – PV) có ký xác nhận trong biên bản nên ông Thành phải có trách nhiệm với số tiền 31 tỷ này”, bị cáo Quân trình bày.

Trái lại, ông Thành khai không nhận tiền, chỉ ký biên nhận theo yêu cầu của Quân. Về số tiền 31 tỷ đồng, ông Thành khai biết tiền được bị hại gửi về để mua đất, nhưng không trực tiếp nhận số tiền này.

Không đồng tình với lời khai của ông Thành, bị cáo Quân kêu bị oan. Nữ bị cáo cũng nhiều lần bật khóc và cho biết đã mất tất cả từ khi bị bắt. Bị cáo Quân cảm ơn phiên tòa diễn ra để có cơ hội đưa các chứng cứ, mong HĐXX xem xét toàn bộ vụ án để minh oan cho mình.

Tuy nhiên, lời kêu oan của Quân không được đại diện VKS và HĐXX chấp nhận. Theo HĐXX, qua xem xét hồ sơ và lời khai của bị cáo, những người liên quan, đủ cơ sở xác định hành vi của bị cáo Quân đủ yếu tố cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Hành vi vi phạm của bị cáo Quân là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến tài sản hợp pháp của người khác được pháp luật bảo vệ, nên cần phải xử lý nghiêm để có tác dụng giáo dục đối với bị cáo và răn đe, phòng ngừa chung.

Sau khi cân nhắc, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Đỗ Tú Quân 18 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Cựu giám đốc chiếm đoạt hơn 31 tỷ đồng bị phạt 18 năm tù

TP HCMDù Đỗ Tú Quân không thừa nhận tội, song tòa xác định bị cáo đã rút hơn 31 tỷ đồng của Công ty Cửu Long Phi rồi chiếm đoạt, từ bỏ trách nhiệm hoàn trả.

Chiều 28/5, Đỗ Tú Quân, 41 tuổi, nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần Cửu Long Phi bị TAND TP HCM tuyên phạt 18 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; buộc bồi thường hơn 31 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Cửu Long Phi.

Quá trình điều tra và tại tòa bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội như cáo buộc, song HĐXX cho rằng có đủ tài liệu, chứng cứ xác định Quân đã gian dối trong việc rút số tiền rất lớn của công ty rồi chiếm đoạt và từ bỏ trách nhiệm trả lại nên cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc.

Trước đó, tự bào chữa, bị cáo Quân một mực khẳng định mình bị oan, không chiếm đoạt tiền của công ty. Theo bị cáo, quy trình rút tiền từ tài khoản công ty ra rồi giao toàn bộ cho ông Đỗ Vĩnh Thành (là cổ đông công ty, người môi giới cho Quân và ông Yuen Hon Kim – quốc tịch Anh, đại diện cho một công ty Hong Kong, hợp tác với nhau) đã diễn ra rất nhiều lần. Trách nhiệm của bị cáo chỉ dừng ở bước này, ông Thành mới là người có trách nhiệm với số tiền thất thoát.

Quân cũng cho rằng, cáo trạng nêu Công ty Cửu Long Phi đã nhiều lần yêu cầu bị cáo bàn giao đất hay trả tiền là không đúng vì chưa bao giờ nhận được yêu cầu này. Bị cáo không đồng ý giao trả số tiền vì bị cáo không chiếm đoạt.

“Bị cáo là người có học, am hiểu pháp luật nên khi làm việc đã rất cẩn thận, mong tòa xem xét toàn bộ vụ án. Suốt từ năm 2013 đến nay, bị cáo từ người có chồng, có con, có tiền, giờ không còn gì cả. Bị cáo đã cố gắng trình bày các chứng cứ để chứng minh mình vô tội, nhưng cuối cùng đã bị tạm giam 3 năm”, Quân khóc khi nói lời sau cùng.

Quân sau đó cảm ơn phiên tòa diễn ra để có cơ hội được trình bày chứng cứ. “Bị cáo bị oan, bị lừa”, Quân lại nghẹn giọng.

Bản án xác định, sau nhiều năm thành lập và thay đổi đăng ký kinh doanh, năm Công ty Cổ phần Cửu Long Phi có 4 cổ đông với vốn góp 178 tỷ đồng. Trong đó, ông Yuen Hon Kim góp 156 tỷ đồng (chiếm hơn 87% vốn góp công ty).

Hoạt động của công ty chủ yếu là mua đất tại huyện Cần Giờ và góp vốn vào công ty bằng quyền sử dụng đất. Ông Kim là người nước ngoài chỉ được góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp tại Việt Nam, chưa được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, các bên thống nhất Công ty Cửu Long Phi cử người Việt Nam đại diện mua đất, sau đó chuyển chủ quyền cho công ty.

Tổng cộng, ông Kim đã chuyển khoảng 156 tỷ đồng vào tài khoản của bà Quân và các cổ đông với mục đích để Quân và chị gái là Đỗ Tú Linh thay mặt ông mua đất, đứng tên chủ sở hữu, phí hoa hồng là 3%. Chị em Quân sau đó sẽ góp vốn chuyển nhượng các thửa đất này vào công ty và quy ra tỷ lệ cổ phần tương ứng trên giá trị các thửa đất đã góp.

Quá trình kiểm toán, công ty phát hiện năm 2012 có khoản chi hơn 31 tỷ đồng không hóa đơn chứng từ. Kết quả điều tra xác định, Quân đã chỉ đạo kế toán lập phiếu chi 31,3 tỷ với nội dung là “chi ứng tiền thực hiện giải tỏa mặt bằng dự án trang trại nuôi yến”, sau đó chiếm đoạt.

Rút ruột hơn 31 tỉ đồng của đối tác, nguyên tổng giám đốc nói ‘hạnh phúc khi được gặp tòa’3

Bà Đỗ Tú Quân bị cáo buộc lập phiếu chi khống rút ruột hơn 31 tỉ đồng của đối tác nước ngoài khi đang là tổng giám đốc Công ty cổ phần Cửu Long Phi.

Ngày 28-5, Tòa án nhân dân TP.HCM mở phiên xét xử đối với bà Đỗ Tú Quân (41 tuổi, nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần Cửu Long Phi) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Bà Quân bị cáo buộc đã lập phiếu chi khống, rút ruột hơn 31 tỉ đồng của đối tác nước ngoài.

Chỉ đạo kế toán lập phiếu chi khống

Theo cáo trạng, Công ty Cửu Long Phi thành lập năm 2007, vốn điều lệ 5 tỉ đồng. Sau nhiều lần thay đổi đăng ký kinh doanh, đến năm 2012, công ty này có 4 cổ đông với số vốn góp 178 tỉ đồng. Trong đó, ông Y.H.K. (quốc tịch Anh) góp 156 tỉ đồng.

Công ty Cửu Long Phi chủ yếu mua đất tại huyện Cần Giờ và góp vốn vào công ty bằng quyền sử dụng đất. Song thời điểm này công ty nước ngoài không được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà chỉ được góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Theo đó, phía Cửu Long Phi cử người Việt Nam đại diện mua đất và chuyển chủ quyền cho công ty.

Ông Y.H.K. đã chuyển tổng cộng 156 tỉ đồng cho bà Quân và các cổ đông, với mục đích thay mặt mua đất, đứng tên chủ sở hữu. Phí “hoa hồng” 3%.

Chị em bà Quân sau đó đã góp vốn chuyển nhượng các thửa đất này vào công ty, quy ra tỉ lệ cổ phần tương ứng tùy thuộc giá trị đất đã góp.

Trong năm 2012, qua kiểm toán, công ty phát hiện khoản chi hơn 31 tỉ đồng không hóa đơn chứng từ. Phiếu chi này do bà Quân chỉ đạo kế toán lập nên với nội dung “ứng tiền thực hiện giải tỏa mặt bằng dự án trang trại nuôi yến”, người nhận là cha của bà.

Tuy nhiên, làm việc với cơ quan điều tra, cha bà Quân khai chỉ ký để hợp thức hóa chứng từ theo yêu cầu của con gái, chứ không nhận tiền.

Cơ quan điều tra xác định phía Cửu Long Phi nhiều lần yêu cầu bà Quân giao đất hoặc trả tiền, song bà không thực hiện. Ông Y.H.K. đã tố cáo sự việc với công an để giải quyết vụ việc.

‘Bị cáo hạnh phúc khi được gặp tòa’

Tại phiên tòa, bà Quân cười, cho hay đã rất mong chờ khi vụ án được đưa ra xét xử, làm sáng tỏ sự việc. “Bị cáo hạnh phúc khi được gặp tòa”, bà Quân nói.

Nguyên tổng giám đốc Công ty Cửu Long Phi phủ nhận nội dung cáo buộc chiếm đoạt số tiền hơn 31 tỉ đồng. Bà Quân khẳng định số tiền này sau khi rút khỏi tài khoản đã giao cho ông Đ.V.T. (cha ruột của bà Quân). Ông T. có ký xác nhận trong biên bản.

“Bị cáo chưa từng nói chuyện hay ký bất cứ hợp đồng hợp tác nào với bị hại. Bị cáo cho rằng ông T. là người có trách nhiệm với số tiền 31 tỉ này”, bà Quân nói.

Đối chất tại tòa, ông T. khai không nhận tiền, chỉ ký biên nhận theo yêu cầu của bà Quân. Ông T. biết tiền được bị hại gửi về để mua đất, nhưng không trực tiếp nhận số tiền này.

Trong lúc viện kiểm sát xét hỏi, bà Quân trả lời và liên tục chỉ tay về kiểm sát viên. Cựu giám đốc Cửu Long Phi khóc, cho rằng bản thân rất bức xúc. Thấy bà Quân không kiềm chế được cảm xúc, hội đồng xét xử nhắc nhở bà nên bình tĩnh và cần tôn trọng phiên tòa.

“Suốt 2013 – 2024, bị cáo từ người phụ nữ có chồng, có con, có tiền biến thành không có gì cả. Bị cáo đã cố gắng trình bày các chứng cứ để chứng minh mình vô tội, cuối cùng bị cáo đã bị tạm giam 3 năm.

Bị cáo cảm ơn phiên tòa diễn ra để có cơ hội đưa các chứng cứ. Bị cáo bị oan, bị lừa. Xin hội đồng xét xử xem xét toàn bộ vụ án để lượng hình khoan hồng”, bà Quân nói trong xúc động.

Qua xem xét hồ sơ vụ án và quá trình xét hỏi công khai tại phiên tòa, hội đồng xét xử nhận định hành vi vi phạm của bà Quân đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến tài sản hợp pháp của người khác. Do đó, hội đồng xét xử cho rằng cần có khung hình phạt tương thích nhằm xử lý nghiêm và giáo dục răn đe, phòng ngừa chung.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bà Đỗ Tú Quân 18 năm tù về hành vi vi phạm của mình.

Do Tu Quan 女士被指控在担任 Cuu Long Phi 股份公司总经理期间制作虚假付款单,从外国合作伙伴处挪用超过 310 亿越南盾。

5月28日,胡志明市人民法院以滥用信托罪和挪用财产罪对Do Tu Quan女士(41岁,九龙披股份公司前总经理)开庭审理。

全女士被指控制作虚假付款凭证,从外国合作伙伴处挪用了超过 310 亿越南盾。

5月28日下午,41岁的九龙披股份公司前总经理Do Tu Quan因滥用信托罪、挪用财产罪被胡志明市人民法院判处有期徒刑18年。

2024.5.28, Những kẻ lừa đảo lập tài khoản Facebook giả mạo du học sinh hoặc người đi làm, định cư ở nước ngoài, kết bạn với bạn bè, người thân của họ, sau đó nhắn tin lừa chuyển tiền từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng với những hình thức và lý do khó phân biệt thật/giả.

Giả mạo hàng loạt Facebook du học sinh để lừa đảo

Những kẻ lừa đảo lập tài khoản Facebook giả mạo du học sinh hoặc người đi làm, định cư ở nước ngoài, kết bạn với bạn bè, người thân của họ, sau đó nhắn tin lừa chuyển tiền từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng với những hình thức và lý do khó phân biệt thật/giả.

“Ba/mẹ ơi, con có chuyện cần bàn…”

Cứ cách vài ngày lại có một du học sinh đăng bài viết cảnh báo việc Facebook mình bị giả mạo và có người sử dụng để lừa đảo người thân. Những kẻ lừa đảo sẽ bắt đầu đoạn hội thoại bằng tin nhắn Facebook như sau: “Ba/mẹ ơi con có chuyện cần bàn”. Và sau đó là một loạt chiêu thức lừa đảo tiền từ người thân của các du học sinh hoặc những người đang làm việc, định cư ở nước ngoài.

Lý do thường xoay quanh việc giả vờ nhận tiền (ngoại tệ) ở nước ngoài vì cần tiền hoặc muốn lấy lãi từ việc chuyển đổi ngoại tệ, và nhờ người thân chuyển tiền lại cho một tài khoản ở Việt Nam. Việc lừa đảo sẽ từ vài triệu đồng lên đến cả trăm triệu đồng. Những kẻ lừa đảo còn tinh vi đến mức sẽ giả vờ gọi hình (video call) đến người thân nhưng hình ảnh, âm thanh không rõ ràng vì mạng yếu.

Dựa vào thông tin đăng trên Facebook ở chế độ công khai

Những kẻ lừa đảo thường nhằm vào du học sinh và những người đang làm việc, định cư ở nước ngoài. Nhưng làm sao chúng biết được việc này? Chính là nhờ vào thông tin mà du học sinh và những người đang làm việc, định cư ở nước ngoài đăng tải trên Facebook và để chế độ công khai. Chính vì thế, một số người đang ở Việt Nam nhưng để nơi sống ở nước ngoài cũng trở thành “con mồi”.

Những hình ảnh, bài đăng được công khai sẽ là thông tin đáng giá cho những kẻ lừa đảo giả mạo danh tính. Họ thậm chí sẽ theo dõi cách xưng hô để nhận biết đâu là người thân (cha mẹ, anh chị, ông bà, cô bác) của nạn nhân để tiến hành lừa đảo.

Cao Hoàng Minh Triết (đang làm việc tại Texas, Mỹ) cho biết, kẻ lừa đảo đã theo dõi và biết tình trạng hôn nhân (đã lấy vợ) thông qua những bài đăng công khai, từ đó khi nhắn tin cho gia đình tại Việt Nam với cách xưng hô “vợ chồng con” và lấy lý do “nhiều người (ở Mỹ) hết visa không chuyển tiền về Việt Nam được” nên sẽ làm dịch vụ nhận tiền tại Mỹ và chuyển tiền từ Việt Nam, lấy phí 7%. Triết cho biết kẻ lừa đảo sử dụng hình ảnh đại diện giống tài khoản Facebook thật nên rất dễ nhầm lẫn. May mắn, mẹ anh nhận ra cách xưng hô không bình thường và kẻ lừa đảo không nhấc máy cuộc gọi hình ảnh nên nghi ngờ và gọi ngay cho con trai. Sau đó, Triết đã tiến hành “báo cáo” (report) tài khoản giả mạo.

Phạm Nguyễn Thảo Uyên (đang làm việc tại Anh), người từng rơi vào tình huống này 3 lần, cho rằng đây là việc lừa đảo “có chuẩn bị, nghiên cứu trước” vì biết rõ Uyên (khi đó còn là du học sinh) đang học trường nào ở Anh, ngành gì, và tên ở nhà là gì. Trong khi đó phụ huynh ở Việt Nam rất lo và thương con nên dễ mắc bẫy. Tuy nhiên, do hàng ngày bạn và mẹ có những cách xưng hô vui vẻ, không khoảng cách, ít khi xưng “mẹ – con” nên khi kẻ lừa đảo nhắn tin, mẹ bạn đã giật mình nhận ra điểm đáng ngờ.

Tương tự, Đặng Thái Hà (du học sinh tại Úc) cho biết lợi dụng việc thương và lo cho con, đặc biệt việc tiền bạc khá quan trọng với du học sinh, kẻ lừa đảo rất dễ đạt được mục đích, kèm với việc nhắn tin nghiêm túc cho thấy việc chuyển tiền rất quan trọng. Hà kể: “Kẻ lừa đảo không chỉ nhắn cho mẹ và ba mà còn đến nhiều người họ hàng khác, và rất nhiều lần, từ những khoản nhỏ cho đến 90 triệu đồng”.

Ngoài giả mạo tài khoản với hình ảnh và cách xưng hô tương tự, việc Facebook vừa thay đổi tính năng mã hóa đầu cuối của ứng dụng tin nhắn (Messenger) cũng khiến phụ huynh dễ nhầm lẫn và tin vào kẻ lừa đảo do không hiển thị tin nhắn cũ từ cả Facebook thật và giả.

大规模假冒国际学生脸书进行诈骗

骗子设立Facebook账户,冒充国际学生或在国外工作或居住的人,与他们的朋友和亲戚交朋友,然后以难以辨别真伪的形式和理由,发伪造的短信诱骗他们转移数百万至数亿盾的资金。

2024.5.28, Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh ta liên tục xảy ra các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức “hợp đồng thuê xe tự lái” với thủ đoạn hết sức tinh vi.

Thông báo phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh ta liên tục xảy ra các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức “hợp đồng thuê xe tự lái” với thủ đoạn hết sức tinh vi.

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đang phối hợp với Công an tỉnh Đồng Tháp xác minh vụ việc có dấu hiệu của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là xe ô tô thông qua hình thức: “Hợp đồng thuê xe tự lái” theo đơn tố cáo của công dân. Kết quả xác minh ban đầu thể hiện: Vào đầu năm 2024, một nhóm gồm 05 đối tượng là người ngoài địa phương (các tỉnh miền Tây) thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo…đã liên hệ, thống nhất và làm “Hợp đồng thuê xe tự lái” với anh T. ở thị xã Lagi kinh doanh dịch vụ cho thuê xe tự lái, thời gian thuê xe 30 ngày, số tiền thuê xe a T. nhận trước. Khi đã nhận được xe của anh T, các đối tượng đã làm giả giấy tờ vay, mượn tiền giữa chủ xe (bên vay tiền) và đối tượng (bên cho vay) và chiếc xe ô tô thuê được là tài sản đảm bảo việc trả nợ (giả chữ ký, vân tay của anh T). Sau đó các đối tượng tháo định vị gắn trên xe, đem xe cho một người khác thuê lại (thực chất là bán) hoặc bán với giá trị cao hơn để chiếm đoạt số tiền chênh lệch. Xe ô tô mà đối tượng thường lựa chọn là những xe cao có giá trị như Fortuner, CRV, Mazda…

Để chủ động phòng ngừa, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh thông báo phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm. Đề nghị Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Công an các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để quần chúng nhân dân biết, đề cao cảnh giác, tích cực tham gia tố giác và cùng với lực lượng công an đấu tranh với tội phạm. Mọi thông tin về tội phạm nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thương thức thủ đoạn như trên đề nghị quần chúng nhân dân trình báo với cơ quan công an gần nhất, hoặc Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh để được tiếp nhận, xử lý theo quy định.

Nguyễn Trần Hiển, Phòng Cảnh sát hình sự

平顺省警察局公布犯罪分子骗取财物的操作方法和伎俩

近期,我省连续发生以“自动驾驶汽车租赁合同”形式诈骗、挪用财物的案件,手法十分高明。

2024.5.26, Ngày 26/5, Công an thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho biết đơn vị vừa phối hợp với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh bắt giữ Tân Minh Luân (sinh năm 1980, ngụ ấp Mỹ Lợi, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) – đối tượng bị truy nã đặc biệt nguy hiểm về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

Nghi phạm lừa bán thiên thạch giá 250 triệu USD bị bắt

Tân Minh Luân, 44 tuổi, bị bắt sau gần 4 năm cùng đồng phạm lừa bán thiên thạch giả giá 250 triệu USD, ngày 26/5.

Theo hồ sơ của Công an TP Bạc Liêu, Luân không có nghề nghiệp ổn định. Tháng 6/2020, ông ta hợp tác làm ăn với một số người ở Bạc Liêu, An Giang làm nghề môi giới, mua bán các loại đồ cổ, đá quý, cây cảnh.

Hai tháng sau, nhóm Luân quay video viên đá màu xám lơ lửng trong nước, nói đây là thiên thạch, mang đi chào bán giá 250 triệu USD.

Tin lời nhóm này sau khi xem video, người đàn ông ở Hà Nội đã đồng ý mua, chọn TP Bạc Liêu là nơi giao dịch. Để tạo lòng tin cho khách hàng, nhóm Luân còn tạo thông tin chủ sở hữu viên đá đang làm ở cơ quan nhà nước tại tỉnh Cà Mau.

Tân Minh Luân (phải) tại cơ quan công an.

Ngày 12/8/2020, nhóm Luân cùng người mua viên đá có mặt tại khách sạn trên địa bàn phường 7, TP Bạc Liêu, để giao dịch. Khách hàng đặt cọc 400 triệu đồng cho nhóm Luân, rồi cùng đi về TP HCM để thanh toán số tiền còn lại. Tuy nhiên, trên đường đi, nhóm Luân quay đầu xe bỏ trốn. Biết mình đã bị lừa, người đàn ông đến Công an tỉnh Bạc Liêu trình báo.

Theo kết quả giám định của Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an tại TP HCM, viên đá màu xám trên không phải là thiên thạch mà là thạch anh thiên nhiên, nặng 1,28 gram, có thành phần hóa học chủ yếu là Silic dioxide (SiO2).

Sau nhiều năm lẩn trốn khắp các tỉnh miền Tây, tháng 7/2023, 3 người trong nhóm Luân đã đến Công an TP Bạc Liêu đầu thú, khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Đối với những người còn lại, tháng 2 năm nay, Công an TP Bạc Liêu ra quyết định truy nã đặc biệt nguy hiểm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đến ngày 25/5, Công an TP Bạc Liêu phối hợp công an tỉnh bắt Luân tại huyện Củ Chi, TP HCM.

Bạc Liêu: Bắt giữ đối tượng trong nhóm làm giả đá quý, chiếm đoạt 400 triệu đồng
Tân Minh Luân – một trong 3 đối tượng bị truy nã đặc biệt nguy hiểm về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” – bị bắt khi đang lẩn trốn tại thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 26/5, Công an thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho biết đơn vị vừa phối hợp với Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh bắt giữ Tân Minh Luân (sinh năm 1980, ngụ ấp Mỹ Lợi, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) – đối tượng bị truy nã đặc biệt nguy hiểm về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

Theo hồ sơ của cơ quan công an, đối tượng Tân Minh Luân không có nghề nghiệp ổn định nên khoảng tháng 6/2020, sau khi quen biết 5 đối tượng ngụ các tỉnh Bạc Liêu, An Giang làm nghề môi giới, mua bán các loại đồ cổ, đá quý, cây cảnh…, Luân đồng ý hợp tác làm ăn chung.

Đến đầu tháng 8/2020, các đối tượng quay một đoạn video có hình ảnh viên đá màu xám lơ lửng trong nước và đi chào hàng với các mối làm ăn là “đá thiên thạch.”

Sau đó, có một người đàn ông tên N.T.C. (sinh năm 1967, ngụ huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội) sau khi xem video đã đồng ý mua. Hai bên bàn bạc, thống nhất giá bán viên “đá thiên thạch” trên là 250 triệu USD và chọn nơi giao dịch tại thành phố Bạc Liêu.

Để tạo lòng tin cho ông C., ngoài đối tượng trực tiếp đứng ra môi giới giao dịch, các đối tượng còn lại đóng giả làm chủ sở hữu viên đá hiện đang làm ở cơ quan nhà nước tỉnh Cà Mau.

Với thủ đoạn trên, ngày 12/8/2020, 6 đối tượng cùng ông N.T.C. có mặt tại một khách sạn trên địa bàn phường 7, thành phố Bạc Liêu tiến hành giao dịch.

Do ông C. không đem theo nhiều tiền mặt nên sau khi nhận được viên “đá thiên thạch” trên, ông C đưa cho các đối tượng 400 triệu đồng tiền đặt cọc và cùng nhau di chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh để đưa số tiền còn lại theo thỏa thuận.

Tuy nhiên, sau khi được một đoạn, các đối tượng quay đầu xe sang hướng khác bỏ trốn.

Biết mình đã bị lừa nên ông C. đến Công an tỉnh Bạc Liêu trình báo. Qua kết quả giám định của Phân viện Khoa học Hình sự Bộ Công an tại Thành phố Hồ Chí Minh, viên đá màu xám nêu trên không phải là đá thiên thạch, mà là thạch anh thiên nhiên, nặng 1,28 gram, có thành phần hóa học chủ yếu là Silic dioxide (SiO2).

Sau nhiều năm lẩn trốn khắp các tỉnh, thành phố Tây Nam Bộ, tháng 7/2023, 3 đối tượng trong nhóm đã đến Công an thành phố Bạc Liêu đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

Do các đối tượng còn lại tiếp tục lẩn trốn nên ngày 1/2/2024, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Bạc Liêu đã ra quyết định truy nã đặc biệt nguy hiểm về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

Đến ngày 25/5/2024, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh phối hợp Công an thành phố Bạc Liêu truy bắt thành công Tân Minh Luân (một trong 3 đối tượng bị truy nã) khi đang lẩn trốn tại thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện vụ án tiếp tục được cơ quan công an điều tra, xử lý./.

Tan Minh Luan与同伙以2.5亿美元的价格出售假陨石近四年后被捕。

根据薄寮市警方的记录,Luan的职业生涯并不稳定。 2020年6月,他与薄寮和安江的一些人合作作为经纪人,买卖古董、宝石和观赏植物。

两个月后,Luan氏录制了一段灰色石头漂浮在水中的视频,称这是一块陨石,并以2.5亿的价格出售。

河内男子看了视频后相信了这群人,同意购买,并选择薄寮市作为交易地点。为了赢得客户的信任,Luan的团队还创建了在金瓯省一家国家机构工作的石材所有者的信息。

2020年8月12日,Luan氏一行人与该石材的买家到薄辽市第七区酒店进行交易。该客户为Luan集团存入4亿越南盾,然后返回胡志明市支付剩余金额。然而途中,Luan一行人掉头就逃。得知自己被骗后,该男子前往薄辽省警察局报案。

根据胡志明市公安部刑事科学分所的鉴定结果,上面的灰色石头并非陨石,而是天然石英,重1.28克,化学成分主要为二氧化硅(SiO2)。

在西部省份躲藏多年后,2023年7月,Luan一行三人向薄辽市警方投案自首,承认了所有罪行。对于剩下的人,今年2月,薄辽市警方以诈骗财产罪发出了特别危险的通缉令。

5月25日,薄寮市警方与省警方协调,在胡志明市古芝县逮捕了Luan。

2024.5.25, Tòa phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành, giảm án chung thân xuống còn 20 năm tù do ăn năn, thành khẩn, nộp thêm tiền khắc phục hậu quả, là mẹ đơn thân nuôi 3 con nhỏ…Ngày 25-5, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra phán quyết với kháng cáo của “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành cùng 12 bị cáo khác (trong số 26 người) trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

‘Siêu lừa’ Nguyễn Thị Hà Thành được giảm án chung thân xuống 20 năm tù2

Tòa phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành, giảm án chung thân xuống còn 20 năm tù do ăn năn, thành khẩn, nộp thêm tiền khắc phục hậu quả, là mẹ đơn thân nuôi 3 con nhỏ…

Ngày 25-5, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra phán quyết với kháng cáo của “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành cùng 12 bị cáo khác (trong số 26 người) trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

“Siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành được giảm án

Tòa chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành, giảm án chung thân xuống còn 20 năm tù do ăn năn, thành khẩn, được chị gái nộp thêm 50 triệu đồng khắc phục hậu quả, là mẹ đơn thân nuôi 3 con nhỏ…

Ngoài ra, tòa cũng ghi nhận bị cáo tích cực đề nghị xử lý 26% cổ phần của mình tại Công ty CP đầu tư MHD để có thêm tiền nộp khắc phục hậu quả.

Ngoài Hà Thành, hội đồng xét xử cũng chấp nhận kháng cáo của các bị cáo còn lại, giảm cho mỗi người từ 9 tháng đến 3 năm tù.

Riêng bị cáo Nguyễn Thanh Tùng, giám đốc Công ty Jeongho Landmark, bị cấp sơ thẩm phạt 18 năm tù cùng tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, không kháng cáo nhưng cũng được cấp phúc thẩm ghi nhận tự nguyện dùng toàn bộ cổ phần tại MHD để khắc phục hậu quả. Tòa quyết định giảm cho Tùng 2 năm tù.

Vợ “đại gia” Đặng Nghĩa Toàn được trả 4 sổ tiết kiệm

Về dân sự, hàng trăm tỉ đồng trong các sổ tiết kiệm liên quan vụ án được tòa tuyên buộc ngân hàng trả lại cho chủ sở hữu, hoặc tiếp tục giao ba ngân hàng NCB, VietABank và PVcomBank tạm quản lý để đảm bảo thi hành án…

Bên cạnh đó, năm đại gia đưa sổ tiết kiệm cho “siêu lừa” Hà Thành quản lý không được trả lại tiền. Ba đại gia không có thỏa thuận vay nợ với Thành, được tòa tuyên buộc ngân hàng trả lại tiền, không phong tỏa sổ tiết kiệm.

Tòa chấp nhận kháng cáo của bà Trang, vợ đại gia Đặng Nghĩa Toàn trong vụ án, tuyên các sổ tiết kiệm đứng tên bà Trang tại NCB và PVCombank đúng quy định pháp lý, bà không liên quan đến Hà Thành và các cán bộ ngân hàng có sai phạm.

Tòa tuyên buộc NCB và PVcomBank chấm dứt hành vi phong tỏa và trả lại 4 sổ tiết kiệm cho bà Trang, tổng 70 tỉ đồng.

Thỏa thuận mua lại cổ phần “không thành”

Tại phiên phúc thẩm hồi đầu tháng 4, một nhà đầu tư giấu tên muốn mua lại cổ phần này để thay Thành trả nợ các bị hại. Do chưa thể thỏa thuận ngay tại tòa, hội đồng xét xử đã tạm hoãn xét xử.

Tại phiên tòa lần này, đại diện nhà đầu tư có mặt và cho hay sẵn sàng mua lại số cổ phần và một số tài sản khác của Hà Thành với tổng giá 30 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tại phiên xử cũng xuất hiện hai cá nhân, một người cho biết số cổ phần đó đã được bị cáo Nguyễn Thanh Tùng (đại diện pháp luật của MHD giai đoạn đó) chuyển nhượng lại cho mình, ông đã được Công ty MHD cấp sổ cổ đông.

Người còn lại cũng nói bị cáo Tùng đã thế chấp số cổ phần này cho ông trước khi thế chấp Ngân hàng Việt Á. Bị cáo Tùng cũng xác nhận có thể đã thế chấp cho người này.

Trước diễn biến này, nhà đầu tư giấu tên cho biết vẫn có nguyện vọng mua lại số cổ phần, nhưng đề nghị Công ty MHD xác nhận việc chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới.

Ngoài ra, nhà đầu tư giấu tên đề nghị cần làm rõ vấn đề sở hữu cổ phần để tránh sau khi giao dịch họ sẽ bị phủ quyết quyền cổ đông. Trường hợp Công ty MHD xác nhận cổ phần là hợp pháp, xác nhận quyền cổ đông thì họ sẵn sàng giao dịch ngay trong phiên tòa.

Tuy nhiên, đại diện MHD khẳng định không thể xác nhận việc chuyển nhượng này. Công ty đã thông báo không công nhận tư cách cổ đông của bất kỳ ai cho đến khi tòa án có phán quyết. Đại diện Công ty MHD xác nhận số cổ phần này của bị cáo Tùng thế chấp cho Ngân hàng Việt Á.

Từ đó, việc thỏa thuận mua lại số cổ phần này ngay tại phiên tòa không thành.

Bản án sơ thẩm xác định Nguyễn Thị Hà Thành do làm ăn thua lỗ đã vay tiền với lãi suất cao, lấy của người sau trả cho người trước, thành khách VIP của một số ngân hàng.

17 cựu cán bộ ngân hàng NCB, VietABank và PVcomBank “tiếp tay” bà Thành lập các sổ tiết kiệm đồng sở hữu với khách hàng khác, hứa trả lãi ngoài cao cho họ. Thành sau đó giả mạo chữ ký các đồng sở hữu để cầm cố, vay tiền ngân hàng.

Cơ quan tố tụng cáo buộc bà Thành và đồng phạm đã thực hiện 26 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 430 tỉ đồng của 3 ngân hàng.

Phúc thẩm vụ chiếm đoạt 433 tỷ đồng: Nguyễn Thị Hà Thành thoát án chung thân

Tòa cấp phúc thẩm đã xem xét các nội dung kháng cáo và ghi nhận việc tích cực khắc phục hậu quả, do đó quyết định giảm án cho bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành từ chung thân xuống còn 20 năm tù.

Sau 2 ngày xét xử và nghị án, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã quyết định tuyên án đối với 13 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Nguyễn Thị Hà Thành lừa đảo chiếm đoạt hơn 433 tỷ đồng của 3 ngân hàng và một số cá nhân.

Theo đó, Hội đồng xét xử ghi nhận việc bị cáo Hà Thành tích cực đề nghị xử lý 26% cổ phần của mình tại Công ty cổ phần Đầu tư MHD (tương đương khoảng 75 tỷ đồng) để khắc phục hậu quả, do đó đã quyết định giảm án cho “siêu lừa” từ chung thân xuống còn 20 năm tù.

Cùng với đó, tòa phúc thẩm cũng chấp nhận kháng cáo của tất cả các bị cáo còn lại, tuyên giảm mức án cho mỗi người từ 9 tháng đến 3 năm tù.

Riêng bị cáo Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công ty Jeongho Landmark, dù không kháng cáo nhưng cũng được ghi nhận việc tích cực phối hợp để khắc phục hậu quả tối đa cho vụ án này, do đó tòa phúc thẩm tuyên giảm cho bị cáo 2 năm tù, từ 18 năm xuống còn 16 năm.

Về trách nhiệm dân sự, tòa phúc thẩm chấp nhận một phần kháng cáo của vợ chồng ông Đặng Nghĩa T., bà Tạ Thu T., tuyên buộc Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) phải hủy bỏ phong tỏa, trả lại 4 sổ tiết kiệm đứng tên bà T., với tổng số tiền là 70 tỷ đồng, trong đó tại NCB là 30 tỷ đồng và PVcomBank là 40 tỷ đồng.

Theo Hội đồng xét xử, trong tổng số tiền 122 tỷ đồng hai vợ chồng này cho Nguyễn Thị Hà Thành vay thông qua hình thức đồng sở hữu, có một số sổ đứng tên bà T., được thực hiện đúng quy định pháp lý; hơn nữa bà T. cũng không liên quan tới Hà Thành và các cán bộ ngân hàng có sai phạm.

Hội đồng xét xử nhận định, sau khi gửi tiền và nhận sổ tiết kiệm, bà T. đưa sổ cho chồng giữ, không biết chồng sử dụng, quản lý thế nào, cũng không biết việc chồng đưa sổ tiết kiệm cho Hà Thành.

Cùng với đó, bà T. cũng không có thỏa thuận với Hà Thành hay bất cứ công ty nào dùng sổ tiết kiệm của mình để vay tiền, cũng không đưa sổ tiết kiệm cho Thành và được ngân hàng trả lãi hằng tháng.

Số tiền còn lại hơn 50 tỷ đồng trong các sổ tiết kiệm đứng tên ông Đặng Nghĩa T., được tòa phúc thẩm xác định có liên quan tới việc vay mượn, trả lãi ngoài đối với Hà Thành, do đó không chấp nhận kháng cáo đòi lại số tiền trên của ông T.

Ngoài ra, việc thỏa thuận để nhà đầu tư mới mua lại 26% cổ phần của Nguyễn Thị Hà Thành đứng tên Nguyễn Thanh Tùng tại Công ty MHD đã không được các bên thống nhất, do đó không được tòa phúc thẩm ghi nhận.

Hiện số cổ phần trên và các hồ sơ liên quan đang được Ngân hàng Việt Á phong tỏa để đảm bảo thế chấp cho một số khoản vay của Nguyễn Thanh Tùng và Nguyễn Thị Hà Thành tại ngân hàng này.

Trước đó, bản án sơ thẩm xác định, do kinh doanh thua lỗ, Nguyễn Thị Hà Thành (sinh năm 1984, ở Hà Nội) đã nợ khoảng 80 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 đến 2018, Thành dùng chiêu vay tiền với lãi suất cao, lấy của người sau trả cho người trước để tạo lòng tin và cũng trở thành khách VIP của các ngân hàng.

Cùng với đó, Hà Thành vay tiền của ông Đặng Nghĩa T. bằng hình thức yêu cầu người này gửi tiền vào Ngân hàng NCB qua 4 sổ tiết kiệm, Thành giữ các sổ này. Sau đó, bị cáo dùng sổ tiết kiệm và giả chữ ký của vợ chồng ông T. trong các hồ sơ để vay Ngân hàng NCB 47,5 tỷ đồng rồi chiếm đoạt.

Tương tự, bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành vay của ông Đặng Nghĩa T. số tiền 52 tỷ đồng bằng hình thức yêu cầu ông này gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng PVcomBank. Thành dùng các sổ tiết kiệm này vay gần 50 tỷ đồng.

Tại Ngân hàng Việt Á, Hà Thành cũng nhờ ông T. và một số cá nhân khác gửi tiền. Cán bộ ngân hàng đã giúp bị cáo lập hợp đồng tiền gửi trái quy định đưa cho những người này làm tin, sau đó lập sổ tiết kiệm đưa cho bị cáo Thành.

Tòa sơ thẩm xác định, Nguyễn Thị Hà Thành đã cấu kết với 17 người là cựu cán bộ, nhân viên các ngân hàng NCB, Việt Á và PVcomBank để lập các sổ tiết kiệm đồng sở hữu giữa mình với những người gửi, hứa hẹn trả lãi ngoài cao. Sau đó, Thành giả mạo chữ ký của các đồng sở hữu để cầm cố sổ tiết kiệm và được các ngân hàng giải ngân.

Các cựu cán bộ của 3 ngân hàng trên đã giúp Nguyễn Thị Hà Thành hợp thức hồ sơ, soạn hợp đồng tiền gửi trái quy định; bỏ qua nhiều bước xác minh như không gặp trực tiếp chủ tài sản đảm bảo, lập tờ trình cấp tín dụng dù hồ sơ giả mạo, chưa qua thẩm định…, qua đó giúp Hà Thành vay tiền bằng tài sản của người khác.

Bản án sơ thẩm quy kết, các bị cáo nguyên là nhân viên Ngân hàng PVcomBank đã tạo điều kiện cho Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt tiền; một số bị cáo là cựu nhân viên ngân hàng giúp sức, đồng phạm “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với Thành.

Tổng cộng, Nguyễn Thị Hà Thành đã gây ra 27 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 433 tỷ đồng, trong đó chiếm đoạt của Ngân hàng NCB 47,5 tỷ đồng, PVcomBank 49,4 tỷ đồng, Việt Á hơn 273 tỷ đồng và của 4 cá nhân khác 63 tỷ đồng.

Vụ chiếm đoạt 433 tỉ: Siêu lừa Hà Thành thoát án tù chung thân

Nguyễn Thị Hà Thành – siêu lừa trong vụ chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 4 cá nhân cùng 10 bị cáo xin giảm nhẹ đều được tòa phúc thẩm chấp nhận. Vợ của đại gia Đặng Nghĩa Toàn cũng được trả lại 70 tỉ đồng.

Trưa 25.5, Tòa án nhân dân (TAND) Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên bản án phúc thẩm với 11 bị cáo trong vụ án Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt hơn 433 tỉ đồng của 3 ngân hàng, 4 cá nhân.

Theo đó, cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ của Nguyễn Thị Hà Thành, tuyên bị cáo giảm từ tù chung thân xuống còn 20 năm tù tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

10 bị cáo còn lại xin giảm nhẹ cũng được cấp phúc thẩm chấp nhận, tuyên giảm từ 9 tháng – 3 năm tù.

Mặc dù Nguyễn Thanh Tùng – Giám đốc Công ty Jeongho Landmark – không kháng cáo, được tòa triệu tập tới phiên xử để làm rõ các vấn đề liên quan, cũng được tòa phúc thẩm giảm nhẹ từ 18 năm còn 16 năm tù cùng tội danh với Hà Thành, để bị cáo “có động lực tu dưỡng”.

Theo tòa, Hà Thành ăn năn, thành khẩn, được chị gái nộp thêm 50 triệu đồng khắc phục hậu quả, là mẹ đơn thân nuôi 3 con nhỏ, một con mắc bệnh hiểm nghèo.

Ngoài ra, Hội đồng xét xử (HĐXX) cũng ghi nhận bị cáo tích cực đề nghị xử lý 26% cổ phần của mình tại Công ty CP đầu tư MHD để có thêm tiền nộp khắc phục hậu quả.

Bị cáo Tùng cũng được tòa ghi nhận tự nguyện dùng toàn bộ cổ phần tại MHD để khắc phụ hậu quả. Việc giảm án trên để Tùng “có động lực tu dưỡng”.

Về dân sự, HĐXX cơ bản giữ nguyên bản án sơ thẩm. Hàng trăm tỉ đồng trong các sổ tiết kiệm liên quan vụ án được tòa tuyên buộc ngân hàng trả lại cho chủ; hoặc tiếp tục giao ba ngân hàng tạm quản lý để đảm bảo thi hành án, tùy thuộc các đại gia có hay không quan hệ vay nợ với Hà Thành.

5 đại gia đưa sổ cho Hà Thành quản lý vì “ham tiền thưởng hứa hẹn” không được trả lại tiền. 3 đại gia không có thỏa thuận vay nợ với Thành, được tòa tuyên buộc ngân hàng trả lại tiền, không phong tỏa sổ tiết kiệm.

Liên quan đến kháng cáo của bà Tạ Thị Thu Trang – vợ đại gia Đặng Nghĩa Toàn trong vụ án, HĐXX tuyên các sổ tiết kiệm đứng tên bà Trang tại NCB và PVCombank đúng quy định pháp lý, bà này không liên quan đến Hà Thành và các cán bộ ngân hàng có sai phạm.

Theo đó, HĐXX tuyên buộc ngân hàng NCB và PVcomBank chấm dứt hành vi phong tỏa và trả lại 4 sổ tiết kiệm cho bà Tạ Thị Thu Trang, tổng 70 tỉ đồng.

Theo cấp phúc thẩm, sau khi gửi tiền và nhận sổ tiết kiệm, bà Trang đưa cho chồng giữ, không biết chồng sử dụng quản lý thế nào, không biết chồng đưa sổ tiết kiệm cho Hà Thành. Bà Trang cũng không có thỏa thuận với Thành hay bất cứ công ty nào dùng sổ tiết kiệm của mình để vay tiền, không đưa sổ tiết kiệm cho Hà Thành.

Hằng tháng, các ngân hàng đều trả lãi cho bà Trang và khi xảy ra vụ lừa đảo, các ngân hàng cam kết bằng văn bản sẽ trả lại tiền cho người phụ nữ này.

Theo hồ sơ vụ án, do cần tiền làm ăn và chi tiêu, “siêu lừa” Hà Thành tìm những người có tiền để vay hoặc rủ rê hợp tác để chứng minh tài chính rồi chiếm đoạt với mục đích cá nhân.

Trong phiên tòa sơ thẩm tháng 3 năm trước, Hà Thành bị đánh giá “chủ mưu, khởi xướng, hưởng lợi nhiều nhất” từ vụ án. Với sự tiếp tay của 17 cựu cán bộ ngân hàng NCB, VietABank và PVcomBank, Thành đã lập các sổ tiết kiệm đồng sở hữu với các “đại gia”, hứa trả lãi suất cao cho họ. Thành sau đó giả mạo chữ ký các “đại gia” để cầm cố các sổ này tại ba ngân hàng trên.

Cơ quan tố tụng xác định, số tiền Hà Thành chiếm đoạt tại ngân hàng VAB là 247 tỉ đồng; NCB là 47,5 tỉ đồng; PVCombank là 49,4 tỉ đồng và các cá nhân khác là hơn 60 tỉ đồng.

Số tiền chiếm đoạt, Thành sử dụng để chi tiêu cá nhân, trả tiền lãi, mua cổ phần.

“超级骗子”阮氏河清获减刑

5月25日,河内高级人民法院对“超级诈骗犯”阮氏河清及其他12名被告金融挪用诈骗案上诉作出判决。

法院受理了被告阮氏河清的上诉,她是一位抚养3个小孩的单身母亲。由于她的悔罪和诚意,将无期徒刑减至20年。她的姐姐额外支付了5000万越南盾以克服后果。

2024.5.24, Chỉ cần cú nhấp chuột tham gia vào một vài hội, nhóm “việc nhẹ lương cao” trên mạng xã hội, lập tức xuất hiện vô số lời mời chào kèm những hứa hẹn hấp dẫn từ phía những kẻ lừa đảo. Liên tiếp những vụ lừa đảo, mất tiền qua mạng gần đây khiến dư luận không khỏi hoang mang. Đáng nói là chiêu thức không quá mới, thậm chí “khá quen thuộc” mà chỉ khi tiền mất rồi mới chợt tỉnh. Cái bẫy lừa đảo qua mạng mỗi lúc như càng bủa vây, mở rộng hơn.

Lừa đảo qua mạng: Vẫn đủ chiêu ‘việc nhẹ lương cao’3

Chỉ cần cú nhấp chuột tham gia vào một vài hội, nhóm “việc nhẹ lương cao” trên mạng xã hội, lập tức xuất hiện vô số lời mời chào kèm những hứa hẹn hấp dẫn từ phía những kẻ lừa đảo.

Liên tiếp những vụ lừa đảo, mất tiền qua mạng gần đây khiến dư luận không khỏi hoang mang. Đáng nói là chiêu thức không quá mới, thậm chí “khá quen thuộc” mà chỉ khi tiền mất rồi mới chợt tỉnh. Cái bẫy lừa đảo qua mạng mỗi lúc như càng bủa vây, mở rộng hơn.

Không như thực tế người cần không dễ tìm được việc, người tuyển cũng than khó tìm ra người lao động, thế giới mạng trưng bộ mặt “việc tìm người” đầy rẫy, không đòi kinh nghiệm cũng chẳng cần bằng cấp mà lại rêu rao lương nhận rất cao!

Biến tấu chiêu xưa bài cũ

Sau khi để lại thông tin là nữ muốn tìm việc và gửi đi, một tài khoản cũng xưng là nữ liền chào mời nào là đánh máy, kỹ thuật viên spa, lễ tân khách sạn, phục vụ quán karaoke, tiệm massage dồn dập. Còn với thông tin là tài khoản nam, lập tức được chào mời các việc làm bảo vệ, vệ sĩ, dự sự kiện, làm nhiệm vụ game.

Thế nhưng đang lúc trò chuyện hăng say, 8/10 tài khoản vốn trước đó chủ động vào mời chào, nhiệt tình chỉ dẫn các kiểu bỗng bật “chế độ bất cần”. Người xem, người chẳng buồn ngó tin nhắn rồi cứ thế lơ luôn dù chúng tôi vẫn liên tiếp nhắn tin, khẩn cầu mong được hỗ trợ tìm việc.

Hóa ra đây là chiêu của “nhà tuyển dụng trên mạng”: chào mời, dẫn dụ con mồi rằng việc nhàn, lương tốt rồi đột nhiên lặn. Chọn một thời gian lặn đủ lâu để người tìm việc sốt ruột, các đối tượng mới tung “chiêu cuối”. Một dạng hồi đáp hết sức văn mẫu “vì trả lời chậm nên đã tuyển đủ nhưng thấy bạn nhiệt tình, đang khó khăn nên sẽ tạo điều kiện”.

Điều kiện ở đây là con mồi được yêu cầu đóng 450.000 đồng tiền đồng phục nếu làm bảo vệ, vệ sĩ; đóng 1,1 triệu đồng cọc giữ chỗ và học nghiệp vụ nếu làm lễ tân, kỹ thuật viên. Đánh vào tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội, “nhà tuyển dụng mạng” liên tục hối thúc không còn nhiều thời gian, rất nhiều người đang đợi, đã tạo điều kiện rồi mà không đóng thì thôi để chuyển cơ hội này cho người khác…

Và ngay khi số tiền 450.000 đồng vừa được chuyển đi, vở kịch cũng hạ màn dù đã dự đoán trước. Chúng tôi bị chặn liên lạc, thu hồi mọi tin nhắn. Với số phí 1,1 triệu đồng, nghe chúng tôi kỳ kèo xin chuyển trước 50% cũng được đồng ý ngay. Và y kịch bản đó, tiền chuyển đi, các phương thức liên lạc với người chuyển liền bị chặn ngay lập tức.

Lừa chồng lừa khi tìm việc

Tuấn (19 tuổi, ở Đồng Nai) là người chúng tôi quen được từ một trong các nhóm “việc nhẹ lương cao” khi vào đó tìm việc. Qua mạng, Tuấn quen với một tài khoản nói đang cần tuyển bảo vệ ngân hàng lương 10 triệu đồng/tháng. Nghe nhiêu đó thấy cũng ngon ăn, Tuấn răm rắp làm theo các yêu cầu từ cung cấp giấy tờ, số tài khoản, số thẻ ngân hàng đến truy cập vào đường link được gửi để tạo hồ sơ…

Còn đang khấp khởi mừng vì nghĩ phen này tìm được việc thì điện thoại Tuấn có tin nhắn báo bị trừ sạch hơn 2 triệu đồng trong thẻ. Vội chạy ra ngân hàng trình báo nhưng vô vọng vì cậu đã đưa hết thông tin cá nhân, mật khẩu ngân hàng, thậm chí cả mã OTP cho người ta thì mong gì lấy lại được tiền.

Không lâu sau lần đó, đang lướt mạng tìm việc, Tuấn được tài khoản tên Phạm Đức Chính xưng là nhân viên nhân sự Công ty An Thịnh Phát nhắn vì thấy Tuấn đang muốn tìm việc. Công việc được giới thiệu khá đơn giản, chỉ cần tạo một tài khoản rồi mỗi ngày vào ứng dụng đặt lệnh cược (đánh bạc tài xỉu online – PV) theo chỉ dẫn. “Làm đúng yêu cầu bạn sẽ nhận được lương thử việc 80.000 đồng/giờ, thanh toán ngay khi hoàn thành công việc” – Chính nhắn.

Giờ đầu thử việc khá suôn sẻ, các điều kiện lãnh lương hội đủ song Chính lại nhắn tin báo địa chỉ IP tài khoản bị trùng cần phải xác thực. Cách xác thực tài khoản gọn lẹ, Tuấn chỉ cần nạp 100.000 đồng, sao kê rõ ràng người nạp là mình và sẽ được công ty hỗ trợ thêm 100.000 đồng. “Làm theo, không những không nhận được tiền lương mà còn mất luôn số tiền xác thực vừa nạp” – Tuấn chua chát.

Không dễ buông tha

Tham gia vào cổng game trực tuyến (núp bóng cá độ bóng đá, cờ bạc online) không khó nhưng để dứt ra khỏi đấy lại gian truân vô cùng. Số điện thoại, email, các tài khoản mạng xã hội sẽ liên tục bị cuộc gọi, tin nhắn rác tấn công.

Lê Trang từng nhiều lần “làm nhiệm vụ” kể đã bị lừa rất nhiều tiền. Quyết tâm dứt bỏ, cô đổi Facebook, dùng sim số mới nhưng không tài nào thoát khỏi “bóng ma” kia.

Mỗi ngày, Trang nhận cả chục tin nhắn, cuộc gọi cùng vô số lần được thêm vào các nhóm “việc nhẹ lương cao” trên mạng. Điểm lại thì toàn các khuyến mãi trên trang web cá độ, cờ bạc online Trang từng ghé trước đây và thêm vô số trang web mới tinh cô chưa từng “làm nhiệm vụ” lần nào

Tạo đơn mua hàng cũng kiếm ra tiền!

Qua lời giới thiệu của Hồng Ngọc, tự xưng là chuyên viên hỗ trợ của ứng dụng mua hàng trực tuyến từ Telegram, chúng tôi “là người may mắn lắm mới được chương trình chọn”. Ngọc đã lập một tài khoản từ thông tin cá nhân do chúng tôi cung cấp, trong đó có số dư 2 triệu đồng được cho là do công ty hỗ trợ bước đầu.

Chúng tôi có nhiệm vụ dùng tài khoản đó tạo đơn mua hàng theo chỉ định của Ngọc. Khi đơn hàng thành công sẽ nhận lại 130% giá trị đơn hàng. Phần chênh được gọi là hoa hồng, thù lao nhiệm vụ có thể rút về tài khoản ngân hàng ngay sau cấp 5.

Ngày đầu tiên, Ngọc chỉ mua những món hàng giá trị thấp, vài đơn sẽ được thăng một cấp. Số tiền công ty hỗ trợ đủ để tài khoản của chúng tôi nhanh chóng đạt cấp 4 với số tiền dư có thể rút lúc này gần 30 triệu đồng.

Ngay lập tức, Ngọc thông báo nhiệm vụ lần tới cần mua chiếc túi hàng hiệu giá hơn 121 triệu đồng nhưng đang được áp mã giảm giá chỉ còn 37 triệu đồng. Cô thúc giục chúng tôi chỉ cần nạp phần thiếu 7 triệu đồng, tạo đơn hàng vậy là ung dung ngồi đợi tiền hoàn lại đến hơn 50 triệu đồng “tiền tươi thóc thật”.

Nhưng rất đông thành viên nhóm “Bốc phốt lừa đảo qua mạng” ta thán đầy trên mạng từng bị lừa bằng chiêu trò đó. Nếu nạp thêm, sẽ có đủ lý do được bày ra để bọn lừa đảo chiếm đoạt số tiền trên. Người yếu bóng vía còn bị dụ nạp thêm, làm thêm nhiệm vụ mới thì sẽ rút tiền ra được!

只需一键加入社交网络上的一些“高薪轻工”团体和协会,无数诈骗者的报价和诱人承诺立即出现。

近期发生的一系列网络诈骗和金钱损失事件让公众感到困惑。值得一提的是,这项技术并不算太新,甚至“相当熟悉”,但只有在钱丢了的时候才猛然醒悟。网络诈骗的陷阱似乎一次又一次地被包围和扩大。

与现实不同的是,有需要的人无法轻易找到工作,招聘人员也抱怨很难找到工人。网络世界显示,“找人”充斥着工作,不需要经验或资格,但广告上的薪水很高!

2024.5.24, Ngày 24/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Tam Điệp cho biết đã ra quyết định khởi tố 2 vụ án hình sự, khởi tố 2 bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trên không gian mạng.

Công an thành phố Tam Điệp khởi tố 2 bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trên không gian mạng

Ngày 24/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Tam Điệp cho biết đã ra quyết định khởi tố 2 vụ án hình sự, khởi tố 2 bị can về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” trên không gian mạng.

Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Tam Điệp đã ra quyết định khởi tố đối với Lã Hoàng Anh, sinh năm 1996, thường trú tại xóm Bắc, xã Khánh Dương, huyện Yên Mô, nơi ở hiện tại thôn 3, xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội và Vũ Trường Dũng, sinh năm 1983, thường trú ở phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, nơi ở hiện tại phường Tân Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Quá trình điều tra, đã có căn cứ, tài liệu khẳng định: Do không có công việc, thu nhập ổn định nên Lã Hoàng Anh đã sử dụng tài khoản Facebook tìm các hội nhóm bán sỉ, bán lẻ bia, nước giải khát trên mạng xã hội để tìm người bán hàng, mua hàng với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 11/5/2024, anh Nguyễn Trung T, ở phường Bắc Sơn, thành phố Tam Điệp vào mạng xã hội và hỏi mua 1.500 thùng bia của Hoàng Anh, mặc dù không có bia để bán nhưng Hoàng Anh vẫn nhận lời bán 1.500 thùng bia cho anh T với giá rẻ hơn giá thị trường để tạo lòng tin với khách hàng…

Sau đó, Hoàng Anh liên hệ với chị Trần Thị T. D, là kế toán của một công ty chuyên về bán bia, có địa chỉ tại phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình để hỏi mua 1.500 thùng bia, được chị T.D đồng ý, Hoàng Anh yêu cầu lái xe chở hàng giao cho anh Nguyễn Trung T. Sau khi đã giao hàng, Hoàng Anh yêu cầu anh T chuyển vào tài khoản của anh ta số tiền 372 triệu đồng, nghĩ 1.500 thùng bia kia là của Hoàng Anh nên anh T đã chuyển tiền mà không mảy may nghi ngờ. Sau khi nhận được tiền, Hoàng Anh đã chiếm đoạt sử dụng cho mục đích cá nhân mà không thanh toán cho chị T.D…

Cũng với thủ đoạn trên, ngày 2/4/2024, Vũ Trường Dũng đã sử dụng tài khoản cá nhân vào mạng xã hội tìm những người bán, người mua quạt điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

Sau đó, Dũng chủ động nhắn tin riêng trao đổi về việc Dũng có quạt điện bán với giá rẻ hơn giá thị trường nhằm đánh vào lòng tham của người mua hàng.

Đến ngày 4/4/2024, sau khi có khách hàng là anh Bùi Thành H, ở phường Bắc Sơn, thành phố Tam Điệp hỏi và đồng ý nhận mua quạt điện của Dũng, mặc dù không có quạt để bán, Dũng vẫn đồng ý, anh ta nhắn tin, gọi điện cho chị Đinh Thị Mai P, sinh năm 1994, ở xã Yên Bằng, huyện Ý Yên, tinh Nam Định, là kế toán của một công ty chuyên bán quạt điện tại thành phố Ninh Bình hỏi mua 45 chiếc quạt, sau đó đề nghị chuyển số quạt trên vào thành phố Tam Điệp giao cho anh Bùi Thành H, đồng thời yêu cầu anh H chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của Dũng số tiền hơn 15 triệu đồng. Nghĩ Dũng là chủ tài sản nên anh H đã chuyển tiền cho Dũng và bị anh ta chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân…

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Tam Điệp đã thu hồi toàn bộ tang vật và đang tiếp tục điều tra mở rộng các vụ án để xử lý theo quy định của pháp luật.

5月24日,三叠市警察调查局宣布决定对两起刑事案件提起公诉,以网络空间“诈骗财产”罪起诉两名被告。

2024.5.24, Trong thời gian làm kế toán tại Bảo hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), Đỗ Thương Thương (34 tuổi, Hà Nội) đã lập các ủy nhiệm chi khống trên hệ thống phần mềm kế toán tập trung của bảo hiểm xã hội, thay đổi thông tin người thụ hưởng trên bảng kê chuyển tiền gửi ngân hàng, chiếm đoạt số tiền gần 70 tỷ.

Hà Nội: Thủ đoạn “rút ruột” 70 tỷ đồng của nữ kế toán bảo hiểm xã hội quận

Trong thời gian làm kế toán tại Bảo hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), Đỗ Thương Thương (34 tuổi, Hà Nội) đã lập các ủy nhiệm chi khống trên hệ thống phần mềm kế toán tập trung của bảo hiểm xã hội, thay đổi thông tin người thụ hưởng trên bảng kê chuyển tiền gửi ngân hàng, chiếm đoạt số tiền gần 70 tỷ.

Ngày 24/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Đỗ Thương Thương (34 tuổi, trú tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) về tội “Tham ô tài sản”.

Theo điều tra, Thương là kế toán viên Bảo hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm được giao nhiệm vụ lập chứng từ chi trả tiền bảo hiểm các trường hợp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho các cá nhân, công ty tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.

Trong thời gian công tác từ ngày 26/10/2022 đến ngày 19/02/2024, lợi dụng sơ hở trong quá trình phê duyệt chứng từ chuyển tiền của lãnh đạo Bảo hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm, đối tượng đã lập các ủy nhiệm chi khống trên hệ thống phần mềm kế toán tập trung của bảo hiểm xã hội, thay đổi thông tin người thụ hưởng trên bảng kê chuyển tiền gửi ngân hàng.

Sau đó, Thương chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của các đối tượng là người quen của mình. Khi người quen nhận được tiền, Thương đã yêu cầu họ chuyển lại vào tài khoản cá nhân của mình để chiếm đoạt. Số tiền trên, Thương sử dụng cá nhân hết, không có khả năng hoàn trả.

Tổng số tiền đối tượng đã chiếm đoạt của Bảo hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm ban đầu xác định là hơn 68 tỷ đồng.

Đến ngày 26/4, lực lượng Công an đã bắt giữ được Thương, khi đối tượng đang lẩn trốn tại Bình Dương. Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Nữ kế toán chiếm đoạt gần 70 tỷ đồng bảo hiểm xã hội

Lợi dụng sơ hở trong quá trình phê duyệt chứng từ chuyển tiền, Thương đã lập các ủy nhiệm chi khống trên hệ thống phần mềm kế toán, thay đổi thông tin người thụ hưởng.

Ngày 24/5, Công an TP Hà Nội cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Đỗ Thương Thương (34 tuổi) về tội Tham ô tài sản.

Theo cơ quan chức năng, Thương là kế toán viên Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Nam Từ Liêm, được giao nhiệm vụ lập chứng từ chi trả tiền bảo hiểm các trường hợp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho các cá nhân, công ty tham gia BHXH tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).

Đỗ Thương Thương

Từ ngày 26/10/2022 đến 19/2/2024, lợi dụng sơ hở trong quá trình phê duyệt chứng từ chuyển tiền của lãnh đạo BHXH quận Nam Từ Liêm, Thương đã lập các ủy nhiệm chi khống trên hệ thống phần mềm kế toán tập trung, thay đổi thông tin người thụ hưởng trên bảng kê chuyển tiền gửi ngân hàng.

Sau đó, Thương chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của các đối tượng là người quen của mình. Khi những người này nhận được tiền, Thương yêu cầu chuyển lại tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.

Hiện Thương không có khả năng hoàn trả. Nhà chức trách xác định tổng số tiền đối tượng đã chiếm đoạt của BHXH quận Nam Từ Liêm là hơn 68 tỷ đồng.

Ngày 26/4, Thương bị bắt khi đang lẩn trốn tại Bình Dương.

5月24日,河内市警察侦查部门发布起诉决定,对被告人Do Thuong Thuong(34岁,居住于河内市北子廉县富田区)以“挪用公款罪”予以暂时拘留。

调查显示,Thuong是南慈廉县的一名社会保险会计师,负责准备文件以支付个人疾病、生育、康复和健康恢复的保险金。该公司参加了南慈廉县的社会保险。

2022年10月26日至2024年2月19日工作期间,该主体利用南慈廉区社会保险领导汇款文件审批流程中的漏洞,对社会保险集中核算进行授权虚假支付软件系统,更改银行存款转账单上的受益人信息。

随后,Thuong将钱转入熟人的个人账户。当熟人收到钱时,Thuong要求他们将钱转回他的个人账户以进行挪用。 Thuong将上述金额用于个人使用,无法偿还。

2024.5.21, Từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023, Trần Thị Hằng Nga đã tiếp nhận hồ sơ của hơn 500 công dân tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước có nhu cầu đi du lịch, xuất khẩu lao động nước ngoài, nhận số tiền hơn 20 tỷ đồng. Ngày 21/5, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh này vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Thị Hằng Nga (SN 1984), trú tại xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bắt giám đốc ‘dởm’ lừa đảo 500 người xuất khẩu lao động

Từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023, Trần Thị Hằng Nga đã tiếp nhận hồ sơ của hơn 500 công dân tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước có nhu cầu đi du lịch, xuất khẩu lao động nước ngoài, nhận số tiền hơn 20 tỷ đồng.

Ngày 21/5, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh này vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Thị Hằng Nga (SN 1984), trú tại xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cơ quan Công an xác định từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023, mặc dù không có chức năng trong việc tổ chức đưa công dân xuất khẩu lao động, nhưng Trần Thị Hằng Nga vẫn giới thiệu mình làm Giám đốc một công ty đưa người đi xuất khẩu lao động và thông tin công ty của Nga có thể làm được thủ tục đi xuất khẩu lao động các nước với mức giá rẻ hơn những nơi khác từ 200 – 300 triệu đồng.

Nhiều môi giới đã tin tưởng và đăng tuyển người có nhu cầu đi du lịch, xuất khẩu lao động để giới thiệu cho Nga. Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023, đã có hàng trăm công dân có nhu cầu đi du lịch, xuất khẩu lao động các nước như Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Canada, Hoa Kỳ… được các môi giới tiến hành giới thiệu và gửi hồ sơ cho Nga để làm thủ tục.

Quá trình nhận làm thủ tục cho các công dân có nhu cầu đi du lịch, xuất khẩu lao động, Nga đã đưa ra nhiều thông tin để các công dân đóng tiền theo nhiều đợt với tổng số tiền nhiều tỷ đồng nhưng sau khi đóng tiền vẫn không đi được như Nga đã hứa hẹn.

Nhiều công dân đã yêu cầu Nga trả tiền, Nga hứa hẹn nhiều lần nhưng vẫn không trả. Tất cả số tiền nhận từ các công dân, Nga dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân. Cơ quan Công an cũng xác định văn phòng công ty của Nga tại thành phố Hà Nội chỉ là văn phòng cho thuê theo giờ, trong văn phòng chỉ có 1 bộ bàn ghế (không có máy tính, máy in, các loại hồ sơ) và cũng không có nhân viên nào trong công ty.

Từ những tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 19/5/2024, Phòng Cảnh sát hình sự đã thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Thị Hằng Nga về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 4, Điều 174, Bộ luật Hình sự.

Khám xét chỗ ở của Trần Thị Hằng Nga, cơ quan chức năng thu giữ 1 máy tính xách tay, máy tính bàn, 3 điện thoại di động, nhiều hộ chiếu, hình ảnh lịch hẹn lăn tay xin visa, hình ảnh visa điện tử có dấu hiệu bị chỉnh sửa. Bước đầu Cơ quan Công an xác định, chỉ tính từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023, Trần Thị Hằng Nga đã tiếp nhận hồ sơ của hơn 500 công dân tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước có nhu cầu đi du lịch, xuất khẩu lao động nước ngoài được các môi giới đã giới thiệu với tổng số tiền Nga nhận được từ các công dân là hơn 20 tỷ đồng.

Để phục vụ quá trình điều tra, mở rộng vụ án, Phòng Cảnh sát hình sự tỉnh Công an Nghệ An thông báo những ai là nạn nhân của Trần Thị Hằng Nga nhanh chóng liên hệ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An để được phối hợp giải quyết.

Khởi tố nữ “Giám đốc” lừa đảo xuất khẩu lao động, chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng

Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023, Nga đã tiếp nhận hồ sơ của hơn 500 công dân muốn làm thủ tục đi xuất khẩu lao động nước ngoài, chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng

Ngày 19/5/2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Thị Hằng Nga (sinh năm 1984), trú tại xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (dưới hình thức nhận tiền, hồ sơ làm thủ tục đi xuất khẩu lao động nước ngoài). Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023, Trần Thị Hằng Nga đã tiếp nhận hồ sơ của hơn 500 công dân với tổng số tiền là hơn 20 tỷ đồng.

Đối tượng Trần Thị Hằng Nga

Cơ quan Công an xác định, từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023, mặc dù không có chức năng trong việc tổ chức đưa công dân xuất khẩu lao động, nhưng Trần Thị Hằng Nga vẫn giới thiệu mình làm Giám đốc một công ty đưa người đi xuất khẩu lao động và thông tin công ty của Nga có thể làm được thủ tục đi xuất khẩu lao động các nước với mức giá rẻ hơn những nơi khác từ 200 – 300 triệu đồng. Nga cam kết các trường hợp Nga nhận để làm thủ tục xuất khẩu lao động đều có tỷ lệ thành công cao, rất ít trường hợp trượt.

Với những chiêu bài và lời hứa mật ngọt, chỉ tính từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023, đã có hàng trăm công dân có nhu cầu đi du lịch, xuất khẩu lao động các nước như Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Canada, Hoa Kỳ… được các môi giới tiến hành giới thiệu và gửi hồ sơ cho Nga để làm thủ tục.

Quá trình nhận làm thủ tục các công dân có nhu cầu đi du lịch, xuất khẩu lao động đã đóng tiền theo nhiều đợt với tổng số tiền nhiều tỷ đồng, nhưng sau khi đóng tiền vẫn không đi được như Nga đã hứa hẹn. Nhiều công dân đã yêu cầu Nga trả tiền, Nga hứa hẹn nhiều lần nhưng vẫn không trả tiền cho các công dân…. Tất cả số tiền nhận từ các công dân, Nga dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Cơ quan Công an xác định, văn phòng công ty của Nga tại thành phố Hà Nội chỉ là văn phòng cho thuê theo giờ, trong văn phòng chỉ có 01 bộ bàn ghế (không có máy tính, máy in, các loại hồ sơ) và cũng không có nhân viên nào trong công ty.

Từ những tài liệu, chứng cứ thu thập được, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Nghệ An đã thi hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Thị Hằng Nga về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Khoản 4, Điều 174, Bộ luật Hình sự. Khám xét chỗ ở của Trần Thị Hằng Nga, cơ quan chức năng thu giữ 1 máy tính xách tay, 1 máy tính bàn, 3 điện thoại di động, nhiều hộ chiếu, hình ảnh lịch hẹn lăn tay xin visa, hình ảnh visa điện tử có dấu hiệu bị chỉnh sửa.

Bước đầu Cơ quan Công an xác định, chỉ tính từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023, Trần Thị Hằng Nga đã tiếp nhận hồ sơ của hơn 500 công dân tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước có nhu cầu đi du lịch, xuất khẩu lao động nước ngoài được các môi giới đã giới thiệu với tổng số tiền Nga nhận được từ các công dân là hơn 20 tỷ đồng.

Để phục vụ quá trình điều tra, mở rộng vụ án, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An thông báo những ai là nạn nhân của Trần Thị Hằng Nga nhanh chóng liên hệ Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An để được phối hợp giải quyết.

Nữ giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động, chiếm hơn 20 tỷ đồng

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga (40 tuổi) đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền của nhiều công dân có nhu cầu xuất khẩu lao động từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An bắt giữ, khởi tố.

Mặc dù không có chức năng trong việc tổ chức đưa công dân xuất khẩu lao động, nhưng Trần Thị Hằng Nga (40 tuổi), trú xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu vẫn giới thiệu mình làm Giám đốc Công ty chuyên đưa người đi xuất khẩu lao động từ đó nhận hồ sơ của hàng trăm công dân có nhu cầu.

Sau thời gian theo dõi, ngày 19/5 Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Nghệ An khởi tố, bắt tạm giam Trần Thị Hằng Nga về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khám xét chỗ ở của Nga cơ quan chức năng thu giữ 1 máy tính xách tay, CPU máy tính bàn, 03 chiếc điện thoại di động, nhiều hộ chiếu và nhiều tang vật khác.

Bước đầu, cơ quan công an xác định, chỉ tính từ đầu năm 2022 đến giữa năm 2023, Nga đã tiếp nhận hơn 500 công dân tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước có nhu cầu đi du lịch, xuất khẩu lao động nước ngoài với tổng số tiền hơn 20 tỷ đồng.

Tất cả số tiền nhận từ các công dân, Nga dùng trả nợ và tiêu xài cá nhân. Hiện vụ án đang tiếp tục điều tra, mở rộng.

义安省警方5月21日表示,该省刑警局刚刚执行了对Tran Thi Hang Nga(1984年出生,居住于Dien Ngoc公社)犯诈骗罪,挪用财产罪的逮捕令。

警察局认定,2022年初至2023年中,虽然她没有组织派遣公民劳务输出的职能,但Tran Thi Hang Nga仍然介绍自己是一家劳务输出和信息公司的总监。了解许多希望输出劳务的公民的需求,Tran Thi Hang Nga(40岁)提供了有关外国劳务招聘的信息,并收到了许多有输出劳务需求的公民的申请和资金,从而诈骗,并从受害者那里挪用金钱。

评论

《“10 LỪA DẢO, trốn truy nã, đường dây đánh bạc, khởi tố, vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2024.5.21-6.4 ✓Press ✓Vietnam,Việt Nam,越南”》 有 1 条评论

发表回复

您的邮箱地址不会被公开。 必填项已用 * 标注