2024.6.15, Vụ án là bài học cảnh tỉnh cho những ai nhẹ dạ, tin vào những lời ngon ngọt khi bỏ ra số tiền lớn với giấc mộng tìm được việc làm để rồi mất tiền oan uổng. TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo L.P.N (SN 1982; trú thôn Diêm Trường, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) – nguyên là giáo viên một trường tiểu học ở xã Vinh Hưng.
“Nổ” quen biết khắp nơi để lừa đảo
Vụ án là bài học cảnh tỉnh cho những ai nhẹ dạ, tin vào những lời ngon ngọt khi bỏ ra số tiền lớn với giấc mộng tìm được việc làm để rồi mất tiền oan uổng
TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với bị cáo L.P.N (SN 1982; trú thôn Diêm Trường, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) – nguyên là giáo viên một trường tiểu học ở xã Vinh Hưng.
Lừa chạy việc gần 2,3 tỉ đồng
Tại tòa, bị cáo thành thật khai báo, ăn năn, hối hận, bị cáo có vợ bị ung thư, có hai con nhỏ, bị cáo xin lỗi các bị hại và xin được hưởng mức án nhẹ nhất để sớm về với gia đình. Sau khi nghị án, HĐXX tuyên phạt bị cáo L.P.N 13 năm tù giam.
L.P.N là con thứ 5 trong gia đình có 6 anh chị em. Học xong lớp 12, N. thi đậu vào đại học. Khi ra trường, N. về dạy tại một trường tiểu học ở xã Vinh Hưng.
Sau đó, N. kết hôn với một cô giáo. Đến năm 2012, họ sinh đứa con đầu lòng và 3 năm sau có con thứ hai. Lập nghiệp ở quê vợ, N. được gia đình vợ cho miếng đất rộng 200 m2 để xây nhà, an cư lạc nghiệp.
Với công việc là giáo viên, con cái chăm ngoan, nhà cửa đàng hoàng là điều mơ ước của rất nhiều người. Thế nhưng chẳng biết cuộc đời xui rủi hay muốn nhanh chóng làm giàu nên N. đã “bén duyên” với vé số điện toán. Để có tiền chơi xổ số điện toán và tiêu xài cá nhân, trong khoảng thời gian từ ngày 25-7-2017 đến 13-8-2018, L.P.N đã “nổ” mình có quen biết với những người có khả năng xin việc vào Chi cục Kiểm ngư tại Đà Nẵng, kiểm ngư Phú Quốc, đi học tại Trường Trung cấp Cảnh sát tại Quảng Nam, can thiệp xin chuyển công tác… để lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 2,3 tỉ đồng của 9 bị hại.
Ông H.B.Kh (SN 1963; trú tại xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) gia cảnh chẳng có gì khấm khá nhưng vẫn cố gắng cho con cái ăn học. Con trai ông Kh. là H.B.Đ ra trường nhưng chưa có việc làm, năm 2017 thông qua các mối quan hệ bạn bè, nghe tin N. có quen biết với những người có khả năng xin vào ngành kiểm ngư nên gặp N.
Nghe lời hứa chắc như đinh đóng cột của N. sẽ đưa con trai vào kiểm ngư Đà Nẵng làm việc, vào tháng 7-2017, ông Kh. về tận nhà N. ở xã Vinh Hưng để đưa 250 triệu đồng cùng hồ sơ nhờ xin việc.
Khi việc con trai thứ nhất chưa “ra môn ra khoai”, ông Kh. lại đưa thêm 200 triệu đồng để nhờ thầy N. xin cho đứa con thứ hai là H.N.Kh chuyển công tác từ một đơn vị cảnh sát cơ động đóng ở Huế ra Công an tỉnh Quảng Bình.
Không những “nổ” chạy việc ở miền Trung, L.P.N còn “nổ” khi nói mình quen biết với lãnh đạo ở các tỉnh miền Nam, không những ngành kiểm ngư mà còn cả quân đội, công an. Vì vậy, nhiều người dính bẫy khi muốn xin việc vào kiểm ngư Kiên Giang, học ở Trường Trung cấp Cảnh sát, vào Hải quân…
Kết quả có thêm 8 trường hợp khác bị N. lừa tiền. Trong đó, vào tháng 4-2018, L.P.N gặp và biết được bà Ng.Th.Th.Th có con trai thi vào trường công an nhưng không đậu nên đã đưa ra thông tin mình có quen biết với lãnh đạo Trường Trung cấp Cảnh sát Nhân dân đóng tại Quảng Nam và sẽ xin vào học với giá 700 triệu đồng. Bà Th. đã đưa cho N. 10.000 USD và 300 triệu đồng nhưng ước mơ trở thành chiến sĩ công an của con bà vẫn không thành hiện thực.
Bài học cảnh tỉnh
Khi trực tiếp lấy tiền của các bị hại, N. đều viết “giấy mượn tiền” hoặc “giấy nhận tiền” và thỏa thuận nếu không xin được việc sẽ trả lại tiền. Tuy nhiên, thực tế N. không xin việc cho ai mà dùng số tiền chiếm đoạt được để chơi xổ số điện toán và tiêu xài cá nhân. Khi biết mình không thể xin việc và trả lại tiền cho các bị hại, cuối năm 2018, L.P.N trốn qua Lào và đến tháng 8-2023, N. bị bắt giữ theo lệnh truy nã để đưa về nước xét xử.
Theo cáo trạng, vào ngày 10-5-2018 tại nhà ông C.V.H, ông L.V.H đã đưa cho N. số tiền 220 triệu đồng nhờ “chạy” cho con trai vào Trường Trung cấp Cảnh sát thì chị H.Th.Ph.A (vợ bị cáo N.) cũng có mặt và ký vào giấy mượn tiền. Tuy nhiên, chị A. không biết được mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của N. nên không truy cứu trách nhiệm với vai trò đồng phạm.
Tại phiên tòa xét xử, ngồi ở khu vực người có liên quan, chị A. buồn bã khi chồng rơi vào vòng lao lý, gia đình ly tán. Trong thâm tâm chị ước nguyện được quay lại thời điểm 7 năm trở về trước, khi vợ chồng đói no có nhau.
“Chồng bị cáo nhiều lần lừa đảo lấy tiền của người khác, có lần chị chứng kiến việc chồng ký tên nhận tiền nhưng sao không can ngăn? Số tiền hơn 2 tỉ đồng chồng chị lấy của các bị hại có đưa cho chị không?” – vị thẩm phán hỏi. Chị A. nước mắt lưng tròng, trả lời nhỏ nhẹ: “Dạ, có can ngăn nhưng chồng nói đây là việc riêng nên tự lo được. Chồng cũng chẳng đưa tiền để mua sắm đồ đạc hay nuôi con”.
Chị A. cho biết mình bị bệnh ung thư nên từ khi chồng vướng vào lao lý thì sức khỏe ngày càng suy kiệt. Trình bày trước tòa, chị A. mong muốn căn nhà cùng thửa đất rộng 200 m2 của mình không bị cơ quan chức năng phát mãi nhằm thực hiện việc hoàn trả tiền cho các bị hại để 3 mẹ con chị còn có nơi nương tựa vì đó là khu đất do cha mẹ ruột của chị cho, không phải là tài sản vợ chồng làm ra.
Vụ án là bài học cho những ai có ước muốn làm giàu trông chờ vào những trò chơi may rủi để rồi nghĩ mọi cách lừa tiền, cũng là bài học cảnh tỉnh cho những ai nhẹ dạ, tin vào những lời ngon ngọt khi bỏ ra số tiền lớn với giấc mộng tìm được việc làm ổn định để rồi mất tiền mà chẳng được gì.
—
到处“炸”熟人实施诈骗
这个案例给那些轻信甜言蜜语,花大钱梦想着找工作却亏钱的人敲响了警钟。
顺化省人民法院刚刚对被告人LPN(1982年出生,住承天省富禄县永兴乡Diem Truong村)“诈骗财产”案进行一审审理。
法庭上,被告如实认罪、悔罪,并悔罪,被告已向受害人表示歉意,并要求从轻处罚,尽快回到家人身边。陪审团经过审议,判处被告人LPN有期徒刑13年。
2024.6.13, Lừa bán đất, chiếm đoạt 70 triệu đồng. Người phụ nữ xinh đẹp ở Quảng Ninh dính vòng lao lý vì làm chuyện gian dối. Dùng thủ đoạn gian dối, đối tượng đã lừa bán 1 mảnh đất tại khu 7, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh để chiếm đoạt số tiền 70 triệu đồng.
Lừa bán đất, chiếm đoạt 70 triệu đồng
Người phụ nữ xinh đẹp ở Quảng Ninh dính vòng lao lý vì làm chuyện gian dối
Công an Ba Chẽ bắt tạm giam đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Ngày 11/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ba Chẽ thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Chương Thị Gái, sinh năm 1987, trú tại khu 7, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, ngày 10/6/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Chương Thị Gái về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 2, điều 174 Bộ Luật hình sự.
Quá trình điều tra, xác định: Năm 2017, Gái đã dùng thủ đoạn gian dối, lừa bán 01 mảnh đất tại khu 7, thị trấn Ba Chẽ, huyện Ba Chẽ, cho bà Nịnh Thị Sáu, trú tại khu 3A, thị trấn Ba Chẽ để chiếm đoạt số tiền 70 triệu đồng.
Hiện Cơ quan CSĐT Công an huyện đang tiến hành mở rộng điều tra vụ án, xử lý đối tượng theo quy định.
—
广宁省一美女因欺诈出售土地,挪用7000万越南盾被拘留
2017年,张氏盖(Chương Thị Gái)使用欺骗手段出售广宁省巴车县巴车镇第7区的一块土地并侵占7000万越南盾。
2024.6.13, Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) liên tục xảy ra các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.
Công an kịp thời ngăn chặn nhiều vụ chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo qua mạng
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) liên tục xảy ra các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.
Mất tiền tỷ vì mê… hoa hồng
Mới đây, khi lên mạng Facebook, chị N.T.N (trú thị xã Hương Thủy) nhận được lời đề nghị kết bạn, làm quen của tài khoản Facebook “Trình Mạnh Cường”. Chẳng bao lâu sau, cũng qua mạng, hai người nói lời yêu đương với nhau. Sau đó, “Trình Mạnh Cường” đã dụ dỗ chị N chuyển tiền đầu tư vào app để làm nhiệm vụ kiếm tiền. Do tin tưởng, chị N đã nhiều lần chuyển khoản và bị chiếm đoạt số tiền 370 triệu đồng. Sau đó, đối tượng chặn Facebook của chị N. Cũng trên địa bàn thị xã Hương Thủy, chị Đ.T vừa đến cơ quan Công an trình báo bị mất oan số tiền 170 triệu đồng vì tin vào lời chào mời mua hàng giá rẻ trên mạng.
Theo chị T, sau khi kết bạn làm quen, đối tượng trên mạng có lô hàng lớn, bán rẻ hơn nhiều so với giá thị trường nên chị có nhu cầu mua hàng. Lúc này, đối tượng yêu cầu chị chuyển khoản tiền trước theo để đặt cọc rồi họ sẽ gửi hàng cho chị T. Khi nhận đủ hàng, chị T sẽ tiếp tục thanh toán số tiền còn lại nhưng không ngờ sau khi chuyển 170 triệu đồng thì chị T không còn liên lạc được với đối tượng.
Hay trường hợp anh L.M.H (trú thị xã Hương Thủy) bị một số điện thoại gọi đến tự xưng là nhà mạng Viettel, thông báo số thuê bao của anh H hết hạn và sắp bị khóa, cần phải đăng ký thông tin và sau đó yêu cầu anh H cài đặt một ứng dụng vào điện thoại để thao tác, cung cấp mã OTP. Do tin tưởng, anh H làm theo thì bị đối tượng chiếm quyền điện thoại truy cập vào tài khoản ngân hàng rút đi số tiền 162 triệu đồng… Trong số những nạn nhân mất tiền qua mạng gần đây, bà H.T.B.T (trú thị xã Hương Thủy) bị kẻ gian lừa chiếm đoạt số tiền lớn.
Trình bày với cơ quan Công an, bà T cho biết, quá trình tham gia mạng xã hội Facebook thì có tài khoản tên “Nguyễn Phi Hùng” kết bạn làm quen. Sau đó, tài khoản này dẫn dụ bà T truy cập vào một trang web để làm nhiệm vụ trực tuyến với hứa hẹn sẽ nhận được tiền hoa hồng và đồng thời yêu cầu bà T chuyển khoản tiền trước để làm nhiệm vụ. Do tin tưởng, bà T đã nhiều lần chuyển khoản tiền, sau đó đối tượng lấy lý do lỗi hệ thống, cần chuyển khoản thêm để giải ngân số tiền bà T đã chuyển, đóng các khoản phí… để dụ dỗ bà tiếp tục chuyển tiền. Do tin tưởng lời của đối tượng nên bà T đã nhiều lần chuyển khoản với số tiền hơn 1,7 tỷ đồng và đã bị kẻ gian chiếm đoạt…
Công an xã, phường kịp ra tay
Công an phường Phú Bài (thị xã Hương Thủy) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn phường xảy ra một số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với nhiều phương thức thủ đoạn khác nhau. Tuy nhiên, với sự tuyên truyền liên tục của Ban Chỉ đạo 138 phường Phú Bài, Công an phường Phú Bài, bước đầu một bộ phận nhân dân đã có ý thức hơn trong việc phòng chống lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng; đã cảnh giác và kịp thời thông báo đến Công an phường khi phát hiện dấu hiệu nghi vấn, không để bị thiệt hại về tài sản.
Chẳng hạn vào ngày 5/6, chị N.T (trú tại tổ 8, phường Phú Bài) khi tham gia đăng ký cho con thi vẽ tại Hà Nội bằng hình thức trực tuyến đã bị các đối tượng mạo danh trang web của Tạp chí Trẻ em Việt Nam (cơ quan của Hội Bảo vệ quyền Trẻ em Việt Nam) để lừa chị N.T nộp tiền vào tài khoản dưới hình thức “Quà tặng nhiệm vụ”. Phát hiện dấu hiệu không bình thường, chị N.T đã liên hệ với Công an phường để nhờ hướng dẫn, trợ giúp. Sau khi xác minh, Công an phường đã thông báo cho chị N.T biết và bản thân chị N.T cũng cẩn thận không chuyển tiền vào tài khoản “lạ” theo yêu cầu đối tượng.
Hay mới đây, ngày 9/6, chị N.T.S, tiểu thương ở chợ Phú Bài đã bị tài khoản N.L (là tài khoản của bạn chị T.S bị đối tượng xấu chiếm quyền kiểm soát) nhắn tin mượn tiền. Chị T.S đã cảnh giác, báo với Công an và kịp thời xác minh với chủ tài khoản N.L nên không bị các đối tượng lừa để chiếm đoạt tài sản. Trước đó, Công an xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy) ngăn chặn kịp thời việc bà Ngô Thị B (SN 1972, trú thôn 7, xã Thủy Phù) chuyển 100 triệu đồng cho đối tượng giả danh con trai bà B. Theo đó, qua nắm tình hình tại địa bàn, Cảnh sát khu vực Công an xã Thủy Phù phát hiện bà B đi mượn tiền của nhiều người bà con, bạn bè và gom góp được số tiền 100 triệu đồng. Khi bà B đang trên đường đi đến ngân hàng chuyển tiền theo một tài khoản yêu cầu qua Facebook thì lực lượng Công an xã Thủy Phù biết được.
Qua trao đổi với Công an xã, bà B cho biết, khi bà đang buôn bán ngoài chợ thì con trai bà là anh Huỳnh C (đang đi xuất khẩu lao động tại Nhật) gọi messenger bằng hình ảnh (có hiện lên ảnh mặt) nhưng chỉ sau mấy giây thì tắt máy sau khi nói: “Con đang ở xưởng làm việc”. Tiếp đó, tài khoản “Chánhh” có hình ảnh con trai bà nhắn tin cho bà B với nội dung: “Bạn con nó cần tiền gửi về nhà cho mẹ nó đang nằm viện. Nó đưa cho con tiền yên Nhật nhờ con đổi gửi về cho mẹ nó 100 triệu đồng. Số tiền yên Nhật này con bán được 115 triệu đồng. Giờ mẹ gửi cho nó 100 triệu rồi chiều 3h con gửi về 115 triệu đồng, lời được 15 triệu đồng cho mẹ…”.
Sau khi đọc các tin nhắn này, bà B tưởng đây là con trai mình nên bà chạy quanh để mượn tiền đi chuyển vào số tài khoản Le Thi Loan 19072198660… theo Facebook “Chánhh” cung cấp. Công an xã đã kiểm tra sơ bộ và xác định đây là hành vi lừa đảo qua mạng xã hội nên đề nghị bà B điện thoại xác minh con trai mình ở Nhật Bản hiện nay có cần chuyển khoản theo yêu cầu hay không. Sau khi kiểm tra xác định, con bà B cho biết, không có bất cứ liên hệ nào về gia đình để nhờ chuyển tiền. Lúc này bà B mới biết mình bị lừa.
Công an thị xã Hương Thủy nhận định thời gian đến, loại tội phạm lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục diễn biến phức tạp và đề nghị người dân nên đề cao cảnh giác; không chuyển khoản khi có người lạ tự xưng là cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc yêu cầu chuyển khoản; không nhận lời mời chào, dụ dỗ đầu tư tài chính vào tiền ảo, các công ty tập đoàn lớn với lãi suất cao, rút tiền bất kỳ lúc nào mà mình chưa tìm hiểu…
Đồng thời, phải thường xuyên cảnh giác, tuyệt đối bảo mật các thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng, mã OTP; phải tố giác ngay với cơ quan Công an khi nhận các cuộc gọi, tin nhắn, thông tin có nội dung nghi ngờ lừa đảo hoặc không có cơ sở, tuyệt đối không tự ý làm theo…
—
警方及时制止多起向网络诈骗分子转账的案件
2024年初至今,香水镇(承天顺化)不断发生网络侵占财物诈骗案件,手法多样,造成群众财产损失巨大。
2024.6.13, Sáng 11/6/2024, TAND TPHCM mở phiên sơ thẩm xét xử Lê Văn Khánh (SN 1988, ngụ xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) và Nguyễn Thị Thu Hiền (SN 1978, ngụ P.Linh Đông, TP.Thủ Đức, TPHCM) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài hai bị cáo, nhiều nhân viên cũ của Công ty cổ phần Đầu tư Grace World (Công ty Grace World) được Hội đồng xét xử (HĐXX) triệu tập đến tòa để làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến vụ án.
Vụ Tổng giám đốc góp vốn 120 triệu đồng… “nổ” 680 tỷ đồng để lừa đảo: Tòa trả hồ sơ
Sáng 11/6/2024, TAND TPHCM mở phiên sơ thẩm xét xử Lê Văn Khánh (SN 1988, ngụ xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) và Nguyễn Thị Thu Hiền (SN 1978, ngụ P.Linh Đông, TP.Thủ Đức, TPHCM) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngoài hai bị cáo, nhiều nhân viên cũ của Công ty cổ phần Đầu tư Grace World (Công ty Grace World) được Hội đồng xét xử (HĐXX) triệu tập đến tòa để làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến vụ án.
Thạc sĩ văn bị dụ “làm ăn” lớn (!)
Bị cáo Nguyễn Thị Thu Hiền sinh ra tại Nghệ An, trong gia đình có nhiều người thân làm nhà giáo. Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm, Hiền tiếp tục theo học lấy bằng thạc sĩ văn học. Năm 2012, Hiền chuyển công tác vào TPHCM, làm giảng viên cho một trường đại học lớn. Năm 2019, Hiền gặp sự cố gia đình, một mình nuôi hai con nhỏ sau khi kết thúc cuộc hôn nhân sóng gió. Trong hoàn cảnh khó khăn, Hiền gặp Phan Rô Sel (SN 1992, ngụ ấp 1, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, đang bị truy nã), tự “nổ” mình là một tri thức trẻ, từng du học nước ngoài, quen biết nhiều công ty, tập đoàn tài chính, quỹ đầu tư bất động sản… Thấy Hiền trong cảnh “mẹ góa, con côi”, Sel muốn giúp nên mời Hiền hợp tác lập doanh nghiệp làm ăn “lớn”, sinh lợi to để lo hai con có cuộc sống tốt.
Tin lời Sel, Hiền chuyển sang lĩnh vực kinh doanh rồi “ngộp” trong dự án bất động sản. Theo hồ sơ, từ tháng 6/2019 đến 5/2020, Sel cùng Hiền và Lê Văn Khánh (anh vợ Sel) bàn bạc, thành lập Công ty Grace World chuyên kinh doanh bất động sản (trụ sở tại Bến Vân Đồn, Q4, TPHCM) do Hiền làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc (TGĐ); Sel làm Phó TGĐ thường trực, Khánh làm Phó giám đốc (GĐ) phụ trách tài chính. Qua nhiều lần thay đổi và bơm tiền “ảo”, vốn điều lệ công ty được đăng ký 96 tỷ đồng, sau “nổ” lên 680 tỷ! Trong khi, Sel và Hiền, chỉ góp vốn 120 triệu đồng/người!
Tháng 11/2019, Sel – Hiền – Khánh thấy phần đất trống tại P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TPHCM được rào tôn xung quanh, bộ ba bàn nhau dùng khu đất này để “nhử” các con mồi. Bộ ba thông tin gian dối với bà Lư Thị Mỹ Lệ – GĐ Công ty cổ phần đầu tư Bất động sản Maple Land (Công ty Maple Land), khu đất trên đã được cấp phép xây dựng “dự án khu căn hộ Trung tâm thương mại Grace Park” do Công ty TNHH Bất động sản Ladona (là “công ty con”, có 100% vốn điều lệ của Công ty Grace World) làm chủ đầu tư, cần đối tác phân phối bán căn hộ.
Để tạo lòng tin cho bà Lệ, nhóm đối tượng sử dụng pháp nhân của Công ty Grace World tổ chức chào bán “dự án Grace Park” đến khách hàng bằng nhiều hình thức. Khánh trực tiếp sử dụng mạng xã hội Zalo “nổ” với bà Lệ “dự án Grace Park” đã hoàn thiện pháp lý, chỉ chờ điều chỉnh thiết kế, đồng thời tính toán số căn hộ để giao Công ty Maple Land bán ra thị trường và yêu cầu bà Lệ “ký quỹ”. Tin tưởng, bà Lệ ký hợp đồng với Công ty Grace World ngày 23/12/2019 và chuyển 14,4 tỷ đồng để “ký quỹ”. Nhóm Sel sử dụng tiền này mua sắm trang thiết bị, trả lương, thưởng Tết… Riêng Sel lấy tiền mua xe Mercedes Maybach đời mới, nhằm đánh bóng hình ảnh.
Truy nã “trùm nổ” Phan Rô Sel
Lấy lý do “dự án Grace Park” bị chậm tiến độ, đầu năm 2020, Sel, Khánh đề nghị bà Lệ chuyển sang phân phối sản phẩm tại “dự án InterContinental Binh Chau Grace Celina Resort” do Công ty cổ phần Grace World Bình Châu (trụ sở ấp 3, xã Hoà Hội, H. Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) làm chủ đầu tư. Thực tế, Công ty này do Công ty Grace World lập ra, giao Khánh làm GĐ.
Để tạo lòng tin cho bà Lệ, Khánh, Sel trưng ra bản vẽ thiết kế dự án của một Công ty của Nhật Bản và thông tin dự án “chuẩn 6 sao”. Khánh tiếp tục “nổ” với bà Lệ, “đại dự án” đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, hiện đang hoàn thiện việc cấp phép xây dựng. Khánh cam kết về pháp lý của dự án và đề nghị Công ty Maple Land “lên kế hoạch bán hàng”. Sau khi bà Lệ đồng ý, Khánh đưa “bản thiết kế số lượng căn hộ và biệt thự”, rồi tính ra số tiền phải “ký quỹ” là 27,6 tỷ đồng, được bà Lệ gật đầu.
Ngày 20/7/2020, hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng phân phối “Dự án Grace Park” đồng thời tiến hành ký hợp đồng và các “phục lục hợp đồng” phân phối sản phẩm dự án mới. Theo đó, Công ty Grace World chỉ định Công ty Maple Land làm môi giới để giới thiệu, tìm kiếm khách hàng mua căn hộ nghỉ dưỡng và biệt thự với khoản “ký quỹ” 27,6 tỷ đồng. Khấu trừ các khoản trước đó, bà Lệ chuyển thêm 9,88 tỷ đồng cho Khánh.
Hết thời hạn theo hợp đồng, bà Lệ nhận ra mình bị lừa nên gửi đơn tố giác. Hiền và Khánh bị khởi tố, bắt tạm giam; riêng Phan Rô Sel đã “cao chạy xa bay”, đang bị Cơ quan CSĐT Công an TPHCM phát Lệnh truy nã. Cáo trạng quy kết các bị can chiếm đoạt tổng số tiền 24,28 tỷ đồng; trong đó, Sel hưởng lợi 3,6 tỷ, Hiền hưởng lợi 700 triệu và Khánh hưởng lợi 653 triệu.
Quá trình điều tra, Hiền xác định Sel là kẻ chủ mưu, lập ra Công ty Grace World và thông tin gian dối để chiếm đoạt tiền của bà Lệ. Số tiền 700 triệu đồng bị quy kết hưởng lợi, thực chất là tiền lương trả cho Hiền. Mọi hoạt động của công ty đều được Sel và Khánh chỉ đạo, Hiền chỉ ký hợp thức hóa.
Trình bày trước HĐXX, Hiền một cho rằng bị cáo không phải là kẻ chủ mưu trong vụ án. Do tin tưởng Sel nên bị cáo nghe theo sự sắp đặt, ký kết các hợp đồng dẫn đến phạm tội. Sau này, bị cáo mới biết Sel là đối tượng nghiện ngập, nhưng đã muộn.
HĐXX đặt nhiều câu hỏi cho phía người bị hại liên quan đến việc ký các hợp đồng có tìm hiểu kỹ tính pháp lý của dự án? Giữa bị hại các bị cáo có mối quan hệ gì hay không?…HĐXX cũng tập trung hỏi nhiều “người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan” (là các nhân viên trước đây làm việc tại Công ty Grace World) để làm rõ ai thực sự là chủ nhân, điều hành mọi hoạt động của Công ty Grace World? Qua phần thẩm vấn, nhận thấy còn một số vấn đề cần được làm rõ nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung, nhằm giải quyết khách quan, toàn diện vụ án.
—
Nữ giáo viên bị cuốn vào bất động sản “ma”
Thi nhân Xuân Diệu viết “Cơm áo không đùa với khách thơ” thật đúng với hoàn cảnh của bị cáo Nguyễn Thị Thu Hiền (SN 1978, quê Nghệ An). Nếu chỉ an yên đứng lớp, truyền đạt kiến thức cho học trò, Hiền đã có thể sống với niềm đam mê văn chương. Sự chủ quan, lơ là, thiếu hiểu biết pháp luật, bị cáo cuốn vào vòng xoáy bất động sản, đặt niềm tin sai chỗ, lập doanh nghiệp bán dự án rồi sa vòng lao lý.
Trong phiên tòa sơ thẩm được TP. Hồ Chí Minh xét xử ngày 11/6/2024, Lê Thị Thu Hiền ra tòa với dáng vẻ gầy gò, yếu đuối bởi di chứng căn bệnh ung thư. Thi thoảng bị cáo nhìn về phía sau, nơi nhiều giáo viên đồng nghiệp đến dự khán phiên tòa, ánh mắt như muốn thanh minh một điều gì đó.
Hiền sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống dạy học tại Nghệ An, mẹ, cô bác đều là những nhà giáo kỳ cựu ở vùng đất hiếu học. Bị cáo tốt nghiệp đại học sư phạm rồi làm biên tập viên, dẫn chương trình cho một Đài truyền hình miền trung. Đến năm 2012, Hiền chuyển công tác, làm giảng viên một trường đại học lớn tại Tp. Hồ Chí Minh, tốt nghiệp Thạc sỹ văn học với tương lai rất sáng.
Vậy nhưng cuộc đời khó ai biết trước chữ ngờ. Năm 2019, hôn nhân gia đình Hiền lâm vào khủng hoảng, vợ chồng ra tòa, “đường ai nấy đi”. Bị cáo một nách hai con thơ với gánh nặng tài chính ngày càng áp lực. Hiền khai nhận: Bị cáo gặp Phan Rô Sel, một thanh niên tự giới thiệu vừa du học nước ngoài về, có nhiều mối quan hệ với các quỹ đầu tư, tập đoàn tài chính. Sel tỉ tê muốn Hiền hợp tác làm thêm để tăng thu nhập nuôi con, lập doanh nghiệp bất động sản làm ăn. Song mọi thứ thực tế lại hoàn toàn rất khác.
Cáo trạng xác định tháng 6/2019 đến tháng 5/2020, Phan Rô Sel bàn bạc với Nguyễn Thị Thu Hiền và Lê Văn Khánh (anh vợ Sel) cùng thành lập Công ty cổ phần Đầu tư Grace World và Công ty cổ phần Grace World Bình Châu kinh doanh bất động sản, đăng ký vốn điều lệ nhiều lần, cao nhất lên đến 680 tỷ. Hiền có góp 120 triệu đồng.
Cuối năm 2019, nhóm Sel, Hiền, Khánh thấy thửa đất trống được vây tường rào tôn xung quanh tại phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức nên bàn nhau dùng thửa đất này để lừa đảo. Ba người nói với bà Lư Thị Mỹ Lệ – Giám đốc Công ty Maple Land rằng, khu đất trên đã được cấp phép xây dựng Dự án khu căn hộ trung tâm thương mại Grace Park. Dự án do Công ty TNHH Bất động sản Ladona (là công ty con có 100% vốn điều lệ của Công ty Grace World) làm chủ đầu tư, hiện cần đối tác phân phối bán căn hộ tại dự án.
Sel, Khánh dẫn bà Lệ đi xem lô đất nêu trên. Khánh đưa thông tin gian dối là dự án Grace Park đã hoàn thiện pháp lý, hiện đang chờ chỉnh sửa thiết kế, đồng thời tính toán tổng số lượng căn hộ giao Công ty Maple Land bán ra thị trường.
Bà Lệ tin tưởng lời quảng cáo chào bán dự án là thật, ngày 23/12/2019, bà ký Hợp đồng phân phối độc quyền, tìm kiếm khách hàng mua căn hộ. Khánh yêu cầu ký quỹ 14 tỷ đồng và được bà Lệ đáp ứng.
Đầu năm 2020, Sel, Khánh nói với bà Lệ dự án phường Hiệp Bình Phước bị chậm tiến độ, đề nghị chuyển sang hợp tác dự án khác. Bà Lệ được mời phân phối sản phẩm tại Dự án InterContinental Binh Chau Grace Celina Resort do Công ty TNHH Grace World Bình Châu làm chủ đầu tư. Thực tế Công ty Grace World Bình Châu do Công ty Grace World lập ra, giao Khánh làm Giám đốc.
Để tạo lòng tin cho bà Lệ, bị cáo Khánh, Sel cung cấp bản vẽ thiết kế dự án do Công ty Kume (Nhật Bản) và thông tin dự án có quy mô 6 sao. Khánh “nổ” với bà Lệ dự án đã được cấp thẩm quyền duyệt, đề nghị bà Lệ lên kế hoạch bán hàng.
Sau khi bà Lệ đồng ý, Khánh yêu cầu ký quỹ 27,6 tỷ đồng. Bà Lệ chấp nhận nên ngày 20/7/2020, hai bên ký hợp đồng phân phối, chỉ định Công ty Maple Land môi giới khách hàng mua căn hộ nghỉ dưỡng và biệt thự. Bà Lệ phải chuyển tiền ký quỹ 27,6 tỷ đồng nên khấu trừ các khoản trước đó, Công ty Maple Land chuyển thêm 9,8 tỷ đồng cho Khánh.
Khi phát hiện sự thật, bà Lệ yêu cầu được hoàn tiền ký quỹ rồi tố cáo. Sel, Hiền, Khánh bị khởi tố, trong đó cáo trạng xác định Hiền là chủ mưu, riêng Sel nhanh chân tẩu thoát và đang bị truy nã.
Trong phần thẩm vấn, vị Thẩm phán chủ tọa hỏi công việc của Hiền trước khi bị bắt là gì? Hiền trả lời: “Thưa tòa bị cáo làm giáo viên”. Hiền nhất mực xác định bản thân không phải là kẻ chủ mưu trong vụ án lừa đảo này.
Thời điểm 2019-2020, bị cáo phát hiện bệnh ung thư phải phẫu thuật, lại đang làm giảng viên môn văn, dạy đại học, không có kiến thức về kinh tế. Do bị cáo tin tưởng vào chiến lược kinh doanh Sel nêu ra, tin việc phía sau Sel là các nhà đầu tư, tập đoàn tài chính lớn. Từ đó nghe theo sắp đặt, ký tá các hợp đồng dưới sự tham mưu, sắp đặt của Sel. Đến khi biết Sel là kẻ nghiện ngập, liên quan đến ma túy, bị cáo hối hận thì đã muộn màng…
Vị Thẩm phán chủ tọa hỏi người bị hại rất nhiều về việc trước khi ký các hợp đồng có tìm hiểu kỹ tính pháp lý của các dự án cũng như mối quan hệ với các bị cáo. Nhiều nhân viên cũ của Công ty Grace World được triệu tập với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan để làm rõ thực chất tại công ty, ai là chủ nhân thực sự? Ai mới là người điều hành các hoạt động kinh doanh?
Qua xét hỏi, nhận thấy hồ sơ còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ nên HĐXX tuyên hoãn phiên tòa nhằm tiến hành điều tra bổ sung, đảm bảo giải quyết vụ án đúng pháp luật.
Bị cáo Hiền lặng lẽ rời phòng xử bỏ lại phía sau sự tiếc nuối của người thân và các bạn học, đồng nghiệp. Một vị tiến sỹ đang giảng dạy từ Mỹ về nước để dự phiên tòa tâm sự, cô không tin nổi bạn mình chỉ là giáo viên dạy văn lại vướng vòng lao lý vì dự án “ma”. Phải chăng, sự khủng hoảng tâm lý sau ly hôn, áp lực của một người mẹ đơn thân khiến bị cáo lơ là, đặt niềm tin sai chỗ? Vụ án là bài học đắt giá không chỉ dành riêng cho bị cáo, bị hại mà còn là lời cảnh tỉnh chung cho tất cả mọi người phải sống “thượng tôn pháp luật”.
—
2024年6月11日上午,胡志明市人民法院对黎文庆(Lê Văn Khánh,1988年出生,金瓯省陈文泰县庆平东乡),Nguyen Thi Thu Hien(生于1978年,居住于胡志明市守德市灵东区)被控“诈骗财产”罪一审开庭审理。 除了两名被告之外,格雷斯世界投资股份公司(格雷斯世界公司)的多名前雇员也被审判小组传唤到法庭,以澄清与案件相关的许多问题。
2024.6.10, Trưa 10.6, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Thị Thu Thảo (44 tuổi, ngụ P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 13 năm tù, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lừa đảo ‘chạy việc’, chiếm đoạt gần 3,3 tỉ đồng, nạn nhân là bạn bè, đồng nghiệp
Từ năm 2020 đến 2022, do làm ăn thua lỗ, Thảo đưa ra thông tin gian dối có thể ‘chạy’ việc vào biên chế nhà nước để lừa đảo nhiều người, chiếm đoạt gần 3 tỉ đồng.
Trưa 10.6, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Thị Thu Thảo (44 tuổi, ngụ P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 13 năm tù, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, Thảo là giáo viên một trường trên địa bàn TP.Đà Nẵng, từ 2020 – 2022 Thảo vay mượn tiền của nhiều người để làm ăn ngoài xã hội. Do kinh doanh không thuận lợi, mất khả năng chi trả, Thảo dựng chuyện có nhiều mối quan hệ với lãnh đạo cấp cao, có thể xin việc, xin suất vào biên chế nhà nước nhưng thực chất là lừa các nạn nhân để lấy tiền trả nợ.
Tổng cộng, Nguyễn Thị Thu Thảo lừa đảo 14 vụ, chiếm đoạt gần 3,3 tỉ đồng.
Đơn cử, Thảo ra giá xin cho vợ một người bạn vào làm kế toán Trung tâm Y tế Q.Thanh Khê (TP.Đà Nẵng) với chi phí 200 triệu đồng, đưa trước 150 triệu đồng, còn lại chung chi sau khi có kết quả trúng tuyển.
Lừa đảo ‘chạy việc’, chiếm đoạt gần 3,3 tỉ đồng, nạn nhân là bạn bè, đồng nghiệp- Ảnh 1.
Thảo lừa một giáo viên muốn chuyển công tác từ Quảng Nam ra TP.Đà Nẵng với chi phí 200 triệu đồng, với thủ đoạn nói dối có giáo viên sắp về hưu nên trống 1 suất biên chế. Tương tự, một giáo viên đang dạy học ở Gia Lai cũng bị Thảo lừa 350 triệu đồng vì muốn chuyển công tác về Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng.
Thảo cũng ra giá “bao đậu” thi biên chế viên chức nhà nước tại Q.Sơn Trà là 240 – 260 triệu đồng/suất. Dù nhiều nạn nhân đặt cọc tiền nhưng không có tên trong danh sách dự thi, Thảo vẫn tiếp tục đưa ra nhiều lý do để “câu giờ” và tiếp tục nhận thêm tiền của các bị hại.
Đối với suất nhân viên Phòng TN-MT thuộc UBND Q.Hải Châu, Thảo lừa đảo một phụ nữ 160 triệu đồng, hứa hẹn đưa chị này đi phỏng vấn trực tiếp để tuyển dụng nhưng không thực hiện.
Phi vụ lừa đảo nhiều nhất của Thảo là “nổ” có khả năng xin cho con một người quen vào cơ quan quản lý xuất nhập khẩu quốc tế, với chi phí lên đến 350 triệu đồng.
Ngoài ra, Thảo còn lừa đảo các trường hợp xin vào bộ phận y tế trường mầm non để chiếm đoạt 150 triệu đồng, xin vào giáo viên biên chế bậc THCS tại Q.Thanh Khê với giá 280 – 300 triệu đồng, xin vào công chức kế toán Chi cục Hải quan sân bay Đà Nẵng với giá 300 triệu đồng…
Nạn nhân của Thảo chủ yếu là bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm… Bên cạnh đó, Thảo còn lừa đảo với hình thức huy động vốn, trả lãi nhưng không đầu tư kinh doanh như cam kết mà dùng tiền trả lãi nợ cũ.
—
“跑腿”诈骗,挪用近33亿越南盾,受害者是朋友和同事
2020年至2022年,因生意亏损,Thao提供虚假信息,称自己可以“跑”加入国家工资单,诈骗多人,挪用近30亿越南盾。
6月10日中午,岘港市人民法院结束一审审理,以诈骗罪、挪用财产罪判处阮氏秋涛(Nguyễn Thị Thu Thảo,44岁,住岘港市清溪区清溪东区)有期徒刑13年。
起诉书称,Thao是岘港市的一名学校教师,2020年至2022年期间,Thao向多人借钱在社会做生意。由于生意不景气,无力支付工资,陶编造了与高层领导有很多关系、可以申请工作、申请国家工资职位的故事,但实际上她欺骗受害者以获取工资。
阮氏秋涛共犯下14起诈骗案,挪用资金近33亿越盾。
Thao最大的诈骗案是能够申请熟人的孩子加入国际进出口管理机构,花费高达3.5亿越南盾。
此外,Thao还诈骗了向幼儿园医疗部门申请的人挪用1.5亿越南盾,申请成为清溪县永久中学教师的280至3亿越南盾,申请公立学校会计教师的工作。
Thao的受害者主要是朋友、同事、邻居……此外,Thao还通过调集资金、支付利息但没有按照承诺投资业务,而是用这些钱来支付旧债利息来实施诈骗。
2024.6.10, Giả danh công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy của các đối tượng…
Nhiều chiêu trò giả danh công an, thầy dạy lái xe để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Giả danh công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy của các đối tượng…
Để ngăn chặn tình trạng trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn gọi điện giả danh cơ quan chức năng để tránh bị mắc bẫy lừa đảo của đối tượng xấu. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
GIẢ DANH CÔNG AN GỌI ĐIỆN THÔNG BÁO DÍNH ÁN HÌNH SỰ, CHIẾM ĐOẠT HƠN 1 TỶ ĐỒNG
Công an quận Hoàn Kiếm (Công an TP. Hà Nội) đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 1 tỷ đồng. Trước đó, ngày 24/5, Công an phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm tiếp nhận tin trình báo của bà N (sinh năm 1953, cư trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội) về việc bị chiếm đoạt tài sản.
Bà N cho biết đã nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ công an. Đối tượng thông báo bà có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền đồng thời yêu cầu bà cung cấp tài khoản ngân hàng để chứng minh không liên quan. Do lo sợ nên bà N đã chuyển 1,1 tỷ đồng vào tài khoản của các đối tượng để xác minh. Sau đó, bà N biết mình bị lừa nên đã cơ quan công an trình báo.
Theo Cục An toàn thông tin, để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương và tuyệt đối không yêu cầu người dân cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cũng như chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng.
“Người dân không nên vội vàng làm theo những yêu cầu, hướng dẫn của đối tượng. Tuyệt đối không nên chia sẻ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức”, Cục An toàn thông tin khuyến cáo.
GIẢ DANH GIÁO VIÊN DẠY LÁI XE Ô TÔ, CHIẾM ĐOẠT HÀNG TRĂM TRIỆU ĐỒNG
Ngày 30/5, thông tin từ Công an H.Tân Kỳ (Nghệ An) cho biết đơn vị này vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Văn Hùng (32 tuổi, ngụ xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa), để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Qua điều tra bước đầu, cơ quan công an xác định Hùng đã lừa những người có nhu cầu học, thi nâng hạng giấy phép lái xe ô tô. Theo đó, Hùng lập tài khoản facebook mang tên Mạnh Hùng, rồi tự giới thiệu là thầy dạy lái xe của một trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe ô tô. Ngoài ra, Hùng còn đăng tải nội dung nhận làm hồ sơ thi lấy giấy phép lái xe ô tô, thi nâng hạng giấy phép, phục hồi giấy phép lái xe ô tô lên tài khoản này.
Đồng thời, Hùng còn thuyết phục nạn nhân rằng nếu đăng ký làm hồ sơ thi bằng lái xe ô tô, nâng hạng thì không phải thi phần lý thuyết, chỉ cần thi phần sát hạch và sẽ được đối tượng bao lo toàn bộ.
Nhiều chiêu trò giả danh công an, thầy dạy lái xe để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng – Ảnh 1
Tin tưởng Hùng, nhiều người đã liên hệ với bị can này để làm hồ sơ thi bằng lái xe ô tô và nâng hạng bằng lái, trong đó nhiều người đã chuyển tiền vào tài khoản theo yêu cầu của Hùng.
Bước đầu, cơ quan công an xác định bị can Hùng đã lừa đảo 15 người dân ở tỉnh Nghệ An và 10 người ở các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Gia Lai và Bình Phước, chiếm đoạt của các nạn nhân hơn 300 triệu đồng.
Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần tuyệt đối cảnh giác khi có nhu cầu sử dụng những dịch vụ trên mạng xã hội. Cần tiến hành xác minh rõ ràng danh tính của đối tượng, yêu cầu đối tượng cung cấp những thông tin cần thiết, đảm bảo lựa chọn những nơi uy tín.
“Tuyệt đối không nên vội vàng nghe theo, tin tưởng và làm theo hướng dẫn của đối tượng lạ. Không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng để tránh bị sập bẫy lừa đảo”, Cục An toàn thông tin khuyến cáo.
GIẢ DANH “NHÂN VIÊN GÌN GIỮ HÒA BÌNH” CHIẾM ĐOẠT HƠN 1 TỶ ĐỒNG
Theo thông tin từ Công an tỉnh Bình Phước, một người dân ở TP. Đồng Xoài đã bị lừa mất hơn 1 tỷ đồng qua mạng xã hội. Cụ thể, vào ngày 26/4, nạn nhân là phụ nữ và đồng ý kết bạn với một tài khoản facebook tên “Yadni Bentos”, sau đó được đối tượng nhắn tin làm quen. Trong quá trình trò chuyện, đối tượng cho biết hiện đang làm nhân viên cho Chính phủ Mỹ tham gia gìn giữ hòa bình ở Syria, bố ruột là người Việt Nam nhưng đã chết.
Đồng thời, đối tượng cho bà này biết trước khi chết, bố có để lại số tiền 600.000 USD và rất tin tưởng bà nên sẽ gửi số tiền đó về Việt Nam để đầu tư. Mấy ngày sau, đối tượng chụp hình hộp tiền và giấy xác nhận gửi hàng về Việt Nam cho bà.
Đến ngày 5/5, nạn nhân nhận được một cuộc điện thoại tự xưng nhân viên công ty giao hàng nói bà phải đóng phí thông hải quan với số tiền 52 triệu đồng để nhận thùng hàng được gửi từ nước ngoài. Nạn nhân đã chuyển khoản cho đối tượng 52 triệu đồng.
Nhiều chiêu trò giả danh công an, thầy dạy lái xe để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng – Ảnh 2
Sau đó, đối tượng tiếp tục điện thoại nói phải đóng thuế hải quan với số tiền 130 triệu đồng. Do lo sợ bị mất số tiền trong thùng hàng nên ngày 7/5 và ngày 8/5, người phụ nữ này liên tiếp làm theo yêu cầu của đối tượng và đã chuyển khoản số tiền hơn 1 tỷ đồng để hoàn thành xin giấy xác nhận và bảo hiểm lô hàng.
Sau khi nhiều lần nhận được các cuộc điện thoại yêu cầu thực hiện chuyển tiền, người phụ nữ này đã nghi ngờ mình bị lừa và đến trình báo cơ quan công an.
Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần tuyệt đối cẩn trọng trước những đối tượng kết bạn làm quen trên mạng xã hội. Cần xác minh danh tính của đối tượng bằng cách tìm hiểu về họ, yêu cầu thông tin địa chỉ, số điện thoại liên hệ hoặc thậm chí gặp gỡ trực tiếp nếu có thể.
Ngoài ra, không nên vội vàng làm theo những yêu cầu, hướng dẫn của đối tượng. Tuyệt đối không nên chia sẻ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức; Không truy cập vào các đường dẫn lạ; không tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc.
“Nếu phát hiện đã bị lừa đảo, hãy dừng gửi tiền và chặn tất cả liên lạc từ đối tượng lừa đảo. Liên hệ ngay với ngân hàng và tổ chức tài chính để báo cáo lừa đảo và yêu cầu ngân hàng dừng mọi giao dịch. Thu thập và lưu lại bằng chứng, làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an nơi lưu trú. Cảnh báo cho gia đình và bạn bè của bạn về trò lừa đảo này”, Cục An toàn thông tin khuyến cáo.
—
冒充警察或驾驶教练在网络空间诈骗、侵占财产的伎俩很多
冒充警察、打电话骗取财物并不是新鲜事,但很多人还是措手不及,落入犯罪分子的圈套……
2024.6.9, Ngày 09/6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, đã phá thành công chuyên án, điều tra, bắt giữ hai đối tượng Nguyễn Đình Trung (SN 1962, quốc tịch Hoa Kỳ, hộ chiếu số A35451055) và Nguyễn Thị Hoa (SN 1980, ngụ thôn 2, xã Điền Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) để xử lý về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Người đàn ông Việt kiều và nữ quái lừa đảo bằng chiêu ‘định cư Mỹ’
Với thủ đoạn gian dối lừa người Việt Nam đi xuất khẩu đi lao động và định cư tại Mỹ, một Việt kiều Mỹ và người phụ nữ lừa nhiều người tại Thừa Thiên Huế, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.
Ngày 09/6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, đã phá thành công chuyên án, điều tra, bắt giữ hai đối tượng Nguyễn Đình Trung (SN 1962, quốc tịch Hoa Kỳ, hộ chiếu số A35451055) và Nguyễn Thị Hoa (SN 1980, ngụ thôn 2, xã Điền Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) để xử lý về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo điều tra ban đầu, Nguyễn Đình Trung thường xuyên nhập cảnh về Việt Nam và cấu kết với Nguyễn Thị Hoa cùng tìm khách hàng để lừa xuất khẩu đi lao động và định cư tại Mỹ.
Trung và Hoa luôn đưa ra thông tin gian dối là có khả năng đưa người Việt Nam đi lao động và định cư tại Mỹ, giá trọn gói 25.000 USD/trường hợp.
Hành vi của các đối tượng vào tầm ngắm của lực lượng Công an và sự cảnh giác của người dân. Vào ngày 19/5/2024, Trung nhập cảnh về Việt Nam, cùng với Hoa chiếm đoạt tiền của các bị hại. Sau đó, các đối tượng bỏ trốn vào tỉnh Quảng Nam, đặt vé bay sang Mỹ vào ngày 10/6/2024 thì bị lực lượng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế theo dõi, phát hiện và bắt giữ.
Tại hiện trường, lực lượng Công an thu giữ 2 chiếc xe ôtô, 2 hộ chiếu cùng các tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm của các đối tượng.
Theo điều tra, trong năm 2023 và năm 2024, Trung và Hoa đã chiếm đoạt của 6 bị hại sinh sống trên địa bàn huyện Phong Điền và huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) với tổng số tiền là 1,7 tỷ đồng. Số tiền chiếm đoạt được, hai đối tượng mua xe ôtô và tiêu xài cá nhân.
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế khuyến cáo, người dân nâng cao tinh thần cảnh giác để không bị sập bẫy lừa đảo; đồng thời kịp thời tố giác đến cơ quan Công an về các đối tượng có biểu hiện nghi vấn lừa đảo đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động, định cư tại Mỹ.
—
Một Việt kiều cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt hàng tỉ đồng
VHO – Đưa ra thông tin gian dối về việc làm hồ sơ đưa người Việt Nam đi lao động và định cư tại Mỹ, người đàn ông Việt kiều cùng với đồng phạm đã lừa đảo chiếm đoạt hàng tỉ đồng của người dân vùng thôn quê ở Thừa Thiên Huế.
Ngày 8.6, Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị này vừa bắt giữ hai đối tượng lừa đảo chiếm đoạt nhiều tỉ đồng, trong đó có một người đàn ông Việt kiều.
Người đàn ông bị bắt giữ là Nguyễn Đình Trung, 62 tuổi, quốc tịch Hoa Kỳ. Đồng phạm với đối tượng này là Nguyễn Thị Hoa, 44 tuổi, trú tại thôn 2, xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo cơ quan công an, Nguyễn Đình Trung thường xuyên nhập cảnh về Việt Nam và cấu kết cùng với Hoa đưa ra các thông tin gian dối về việc có khả năng làm hồ sơ cho người Việt Nam đi lao động và định cư tại Mỹ. Hai người này đã thỏa thuận với các bị hại mức giá 25.000 USD đối với một hồ sơ đi lao động và định cư.
Bằng hình thức này, trong năm 2023, cả hai đối tượng Trung và Hoa đã chiếm đoạt tiền của 6 người dân đang sinh sống trên địa bàn huyện Phú Vang và huyện Phong Điền với tổng số tiền 1,7 tỉ đồng.
Số tiền này, Nguyễn Đình Trung và Nguyễn Thị Hoa dùng mua xe ô tô và tiêu xài cá nhân, sau đó Trung quay về Mỹ. Đến tháng 5.2024 vừa qua, Trung tiếp tục nhập cảnh về Việt Nam và cùng với Hoa tung tin gian dối chiếm đoạt thêm tiền của các bị hại.
Sau đó, cả hai trốn đi Quảng Nam và đặt vé máy bay sang Mỹ thì bị Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện và bắt giữ. Tại hiện trường, lực lượng công an đã thu giữ 2 xe ô tô, 2 hộ chiếu và các tài liệu liên quan.
Hiện cơ quan công an đã ra lệnh bắt khẩn cấp, lệnh giữ người trong trong trường hợp khẩn cấp để điều tra làm rõ, mở rộng vụ án.
—
一名美国越侨和一名妇女用欺骗手段诱骗越南人到美国工作和定居,在承天顺化欺骗了许多人,侵占了数十亿盾。
2024.6.6, Lợi dụng tâm lý của người dân, Nguyễn Văn Kiên cùng các đối tượng khác đã rao bán các loại “bùa ngải” trên mạng xã hội với giá “cắt cổ”. Trong 6 năm, các đối tượng đã thực hiện việc bán “bùa” cho hàng nghìn người trên khắp cả nước với tổng số tiền thu lợi hơn 86 tỉ đồng.
Triệt xóa ổ nhóm lừa đảo bán “bùa ngải”, thu lợi hơn 86 tỉ đồng tại Nghệ An
Nghệ An – Lợi dụng tâm lý của người dân, Nguyễn Văn Kiên cùng các đối tượng khác đã rao bán các loại “bùa ngải” trên mạng xã hội với giá “cắt cổ”. Trong 6 năm, các đối tượng đã thực hiện việc bán “bùa” cho hàng nghìn người trên khắp cả nước với tổng số tiền thu lợi hơn 86 tỉ đồng.
Công an thị xã Thái Hòa (tỉnh Nghệ An) vừa triệt phá thành công chuyên án, triệt xoá ổ nhóm chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet dưới hình thức bán “bùa ngải”.
4 đối tượng bị bắt giữ bao gồm: Nguyễn Văn Kiên (sinh năm 1987), Lê Thị Lan (sinh năm 1985) – vợ Kiên, cả hai đều trú tại xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa; Vy Thị Hường (sinh năm 1963) – mẹ vợ của Kiên, trú tại xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp và Lê Đình Quý (sinh năm 1991), trú tại phường Lê Lợi, thành phố Vinh.
Trước đó, Công an thị xã Thái Hòa phát hiện một ổ nhóm chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng bằng hình thức bán “bùa ngải”. Đối tượng cầm đầu là Nguyễn Văn Kiên với những biểu hiện bất minh về kinh tế.
Vào ngày 19.5, Công an thị xã Thái Hòa triển khai lực lượng, đồng loạt bắt, khám xét tại 3 địa điểm, gồm thị xã Thái Hòa, Quỳ Hợp và TP. Vinh.
Qua đó, bắt giữ 3 đối tượng gồm Nguyễn Văn Kiên, Vy Thị Hường và Lê Đình Quý (nhân viên bưu cục, điểm giao hàng Viettel Post tại thị xã Cửa Lò) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tang vật thu giữ gồm 1 máy tính xách tay, 10 điện thoại di động, các “bùa ngải”, vật dụng để làm “bùa ngải” và các sổ sách ghi bằng tiếng dân tộc…
Tại Cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận đã sử dụng nhiều số điện thoại, đăng ký nhiều nền tảng mạng xã hội (Telegram, Facebook, Zalo) để rao bán các loại “bùa ngải” như: “bùa giữ người yêu”, “bùa giữ vợ, giữ chồng”, “bùa ghét”, “bùa nghe lời”, “bùa làm ăn”… với giá từ 9.900.000 đồng đến 10.900.000 đồng/1 “bùa”.
Số lượng “bùa ngải” bị thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp
Số lượng “bùa ngải” bị thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp
Sau khi có người kết nối, các đối tượng sẽ tiến hành làm “bùa” từ ngải cứu, gừng, muối, lá thảo mộc… và gửi cho bị hại.
Ngoài 3 đối tượng kể trên, Cơ quan Công an còn phát hiện thêm Lê Thị Lan cùng tham gia quá trình hoạt động phạm tội. Tại thời điểm bắt giữ, Lê Thị Lan đang ở nước ngoài.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ và vận động thông qua người thân, gia đình, ngày 3.6, đối tượng Lê Thị Lan đã về nước, đến Công an thị xã Thái Hòa đầu thú và khai báo toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Bước đầu xác định, từ năm 2018 đến nay, các đối tượng đã thực hiện việc bán “bùa ngải” cho hàng nghìn người trên khắp cả nước, với tổng số tiền thu lợi hơn 86 tỉ đồng.
Hiện chuyên án đang được tiếp tục điều tra, mở rộng.
Công an thị xã Thái Hòa (Nghệ An) thông tin, ai là nạn nhân của vụ việc trên thì đến cơ quan Công an trình báo để được phối hợp, giải quyết.
Qua vụ việc, Công an đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa các phương thức, hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói trên.
—
义安省——阮文建等人利用人们的心理,在社交网络上以“天价”价格出售各种“护身符”。 6年来,这些对象向全国数千人出售“护身符”,利润总额超过860亿越南盾。
义安省太和镇警方刚刚成功破获一起案件,消灭了一个专门从事诈骗和通过互联网以出售“护身符”形式侵占财产的团伙。
2024.6.5, Ngày 5.6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Thị Thu Trang (37 tuổi, ở phường Ia Kring, TP.Pleiku), để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng chiêu trò cúng giải hạn.
Lừa cúng giải hạn, chiếm đoạt tiền tỉ
CÔNG AN CUNG CẤP
Lợi dụng sự nhẹ dạ và có phần cuồng tín của bà Đ.T.H, Vũ Thị Thu Trang đã đưa ra thông tin gian dối về việc các thành viên trong gia đình bà H. sắp gặp nạn và yêu cầu cúng giải hạn.
Ngày 5.6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ Thị Thu Trang (37 tuổi, ở phường Ia Kring, TP.Pleiku), để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng chiêu trò cúng giải hạn.
Theo kết quả điều tra ban đầu, từ tháng 12.2020 – 5.2021, lợi dụng sự nhẹ dạ và có phần cuồng tín của bà Đ.T.H (ở Gia Lai), Vũ Thị Thu Trang đã đưa ra thông tin gian dối về việc các thành viên trong gia đình bà H. sắp gặp nạn.
Tin lời Trang, bà H. hỏi về cách giải nạn thì Trang tiếp tục đưa ra thông tin gian dối sẽ lo việc hầu đồng, cúng giải hạn cho gia đình. Bà H. đã đồng ý nhờ Trang giúp.
Sau đó, Trang yêu cầu gia đình bà H. chuyển khoản tổng cộng hơn 2,8 tỉ đồng. Nhận được tiền từ gia đình bà H., Trang sử dụng một phần mua đồ lễ, thuê người cúng giải hạn như cam kết. Số tiền còn lại, Trang chiếm đoạt sử dụng vào mục đích cá nhân như trả nợ, mua xe máy, gửi tiết kiệm và chi tiêu phục vụ nhu cầu cá nhân.
Đến tháng 3.2022, thấy việc lừa đảo bà H. có vẻ dễ dàng nên Trang tiếp tục đưa ra thêm nhiều thông tin khác về việc gia đình bà H. chuẩn bị gặp nạn, yêu cầu gia đình này tiếp tục cúng giải hạn. Nhận thấy những hoạn nạn mà Trang nói đã không xảy ra với gia đình nên bà H. đã làm đơn tố giác hành vi lừa đảo của Trang, gửi đến Công an Gia Lai.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai đang tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý vụ lừa cúng giải hạn lừa đảo này.
—
Vu Thi Thu Trang利用人们的迷信进行诈骗
Vu Thi Thu Trang 利用 D.TH 女士的轻信和狂热,向 H. 女士的家人提供了即将陷入麻烦的虚假信息,并要求提供贡品以解除诅咒。
2024.6.4, Vũ Thị Thu Nhung, cựu Phó giám đốc Ngân hàng Eximbank (Chi nhánh Ba Đình) lợi dụng vị trí công tác đã đưa ra các thông tin gian dối, lừa đảo khoảng 100 người, chiếm đoạt hơn 2.700 tỷ đồng. Ngày 4/6, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Thị Thu Nhung (47 tuổi), cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank (Chi nhánh Ba Đình) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức. Quá trình xét xử do vắng mặt nhiều bị hại và những người liên quan đến vụ án. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những người vắng mặt nên Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.
Thủ đoạn lừa 2.700 tỷ đồng của cựu Phó Giám đốc ngân hàng Eximbank
Vũ Thị Nhung tại phiên tòa
Bị cáo Vũ Thị Thu Nhung, sau khi được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) – Chi nhánh Ba Đình, đã sử dụng nhiều thủ đoạn gian dối, lừa chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của 100 người bị hại có nhu cầu gửi tiền, mua đấu giá tài sản…
Phạm tội do nợ nần, cần tiền chi tiêu
Sáng 4/6, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Vũ Thị Thu Nhung (SN 1977, cựu Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank – Chi nhánh Ba Đình) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Tuy nhiên, phiên tòa phải tạm hoãn do vắng mặt một số bị hại và người liên quan, tòa chưa ấn định ngày tái mở.
Cáo trạng của Viện KSND Hà Nội cho thấy, vụ án xuất phát từ ngày 12/6/2022, khi Cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy, nhận đơn của bà Nguyễn Thị H. (SN 1979, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai) tố cáo Nhung có hành vi lừa đảo chiếm đoạt hơn 23 tỷ đồng thông qua hành vi làm giả các “Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn rút vốn linh hoạt tại Ngân hàng Eximbank”.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã nhận được thêm đơn của nhiều cá nhân tố cáo Nhung có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền với thủ đoạn tương tự.
Viện kiểm sát xác định, năm 2013, Nhung được bổ nhiệm chức vụ làm Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Ba Đình. Bị cáo được giao nhiệm vụ phụ trách huy động vốn các khách hàng cá nhân tại ngân hàng.
Từ 2014, do cần tiền để trả nợ và sử dụng chi tiêu cá nhân, Nhung đã có hành vi gian dối, đưa ra thông tin không có thật với những người quen biết về việc Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Ba Đình, nơi Nhung đang làm việc có nhiều chương trình gửi tiền ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân có quan hệ nội bộ trong ngân hàng, với lãi suất cao và quà tặng chăm sóc khách hàng có giá trị, mục đích để nhận tiền của nhiều người có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm.
Cụ thể, các chương trình Nhung đưa ra như: Chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt dành cho khách hàng ưu tiên tại ngân hàng Eximbank với lãi suất 7,5%/năm cùng quà tặng chăm sóc khách hàng hàng tháng; Chứng chỉ tiền gửi giữ hộ tiền mặt có kỳ hạn; Chứng chỉ tiền gửi trong giao dịch tài chính; Trái phiếu ngân hàng có kỳ hạn dành cho khách hàng ưu tiên tại Ngân hàng Eximbank… với lãi suất cao từ 12 – 32%/năm.
Viện kiểm sát cáo buộc, các chương trình tiền gửi này được quản lý riêng trên hệ thống tài khoản nội bộ của lãnh đạo Ngân hàng Eximbank nên không phát hành rộng rãi. Khi người có nhu cầu chuyển tiền vào tải khoản, Nhung sẽ có trách nhiệm chuyển tiền vào tài khoản nội bộ của Eximbank Chi nhánh Ba Đình, gửi lại chứng từ và chuyển lại tiền gốc và lãi khách.
Để nhận tiền của khách hàng, Nhung mở nhiều tài khoản tại các ngân hàng Viettinbank, VIB, Eximbank, BIDV, mang tên Nhung và cung cấp cho các khách hàng.
Theo Viện kiểm sát, sau khi khách chuyển tiền vào các tài khoản của Nhung, bị cáo sử dụng máy in, làm giả các chứng từ xác nhận nhận tiền theo mẫu, đóng dấu xác nhận của Ngân hàng Eximbank – Chi nhánh Ba Đình để chuyển lại cho khách hàng.
Khoảng 100 người bị lừa hơn 2.700 tỷ đồng
Ngoài các chương trình đưa ra, Nhung còn chiếm đoạt số tiền lớn của khách hàng bằng phương thức đưa thông tin gian dối về việc Eximbank – Chi nhánh Ba Đình tổ chức bán đấu giá tài sản nợ xấu tại ngân hàng. Phục vụ mục đích này, Nhung thành lập Công ty TNHH tư vấn đầu tư và quản lý tài sản Việt Nam, bản thân giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT và nhờ Nguyễn Thị Diệu Linh (SN 1980, trú quận Thanh Xuân) làm Tổng Giám đốc công ty.
Khi có hàng tìm đến, Nhung giới thiệu thẳng đây là “công ty sân sau” của nội bộ lãnh đạo của Eximbank, là đơn vị kết hợp cũng với Eximbank – Chi nhánh Ba Đình đứng ra tổ chức các cuộc đấu giá thanh lý tài sản nợ xấu tại ngân hàng, nếu khách hàng có tiền gửi ký quỹ để tham gia đấu giá vào tài khoản của Công ty mở tại các Ngân hàng Vietinbank, PVCombank thì sẽ được chia lợi nhuận cao, thời gian ký quỹ ngắn, 5 ngày, 10 ngày, 20 ngày… tùy vào từng loại tài sản và tùy vào từng khách hàng.
Hết thời gian ký quỹ, khách hàng sẽ được nhận lại toàn bộ tiền gốc và được chia tiền lợi nhuận cao, với giá trị từ 10 – 14%/số tiền nộp ký quỹ.
“Sản phẩm đấu giá” là các hình ảnh về thửa đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Nhung của các cá nhân có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Những hình ảnh này, Nhung lưu hình ảnh trên máy điện thoại tiện cho việc giới thiệu với khách.
Do tin tưởng những thông tin Nhung giới thiệu là thật, các khách hàng đã gửi tiền tiết kiệm và tiền ký quỹ đầu tư mua bán tài sản đấu giá nợ xấu thanh lý tại Ngân hàng Eximbank cho Nhung. Sau khi nhận tiền, Nhung không thực hiện như đã ký cam kết, mà sử dụng phần lớn số tiền để trả tiền gốc, tiền lãi, tiền quà tặng chăm sóc khách hàng hoặc tiền lợi nhuận cho những người nộp tiền.
Thực tế, Viện kiểm sát xác định, Nhung sử dụng tiền của người nộp sau trả tiền cho người nộp trước, số tiền còn lại Nhung chiếm đoạt để sử dụng cho mục đích cá nhân và chỉ tiêu hết.
Một thủ đoạn khác được cơ quan truy tố nêu trong cáo trạng là Nhung có hành vì làm giả với số lượng lớn nhiều tài liệu của Eximbank – Chi nhánh Ba Đình, như: Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt dành cho khách hàng ưu tiên; Giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn dành cho khách hàng là lãnh đạo nội bộ tại Ngân hàng Eximbank; Giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn; Hợp đồng tiền gửi ký quỹ trong mua bán thanh lý đấu giá các tài sản nợ xấu tại Ngân hàng Eximbank; Thư bảo lãnh cam kết của Ngân hàng Eximabank,… và đưa cho các bị hại, mục đích để họ tin tưởng và tiếp tục nộp tiền cho Nhung để nhờ gửi tiền tiết kiệm, nộp tiền ký quỹ đầu tư mua bán đấu giá thanh lý tài sản nợ xấu, song cũng bị Nhung chiếm đoạt.
Toàn vụ án, Viện kiểm sát cáo buộc từ 2014 đến tháng 5/2022, Nhung đã chiếm đoạt tiền của khoảng 100 bị hại, với tổng số tiền hơn 2.705 tỷ đồng.
Đến nay, Cơ quan CSĐT mới xác định có 46 bị hại trong trong vụ án với đầy đủ thông tin họ tên, địa chỉ cụ thể, đã chuyển tiền cho Nhung với tổng số hơn 788 tỷ đồng. Nhung đã sử dụng phần lớn số tiền để trả tiền lãi hoặc tiền lợi nhuận cho các bị hại với tổng số tiền hơn 477 tỷ đồng. Hiện, số tiền Nhung còn chiếm đoạt của các bị hại hơn 311 tỷ đồng.
—
Cựu Phó giám đốc chi nhánh ngân hàng hầu tòa vì lừa đảo hơn 2.700 tỷ đồng
Vũ Thị Thu Nhung, cựu Phó giám đốc Ngân hàng Eximbank (Chi nhánh Ba Đình) lợi dụng vị trí công tác đã đưa ra các thông tin gian dối, lừa đảo khoảng 100 người, chiếm đoạt hơn 2.700 tỷ đồng.
Ngày 4/6, Tòa án nhân dân TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Thị Thu Nhung (47 tuổi), cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank (Chi nhánh Ba Đình) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Quá trình xét xử do vắng mặt nhiều bị hại và những người liên quan đến vụ án. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những người vắng mặt nên Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội, trong giai đoạn từ 2014 đến 2022, Nhung lợi dụng vị trí làm việc tại Ngân hàng Eximbank (Chi nhánh Ba Đình) đã dùng một số thủ đoạn để lừa đảo khoảng 100 bị hại với tổng số tiền hơn 2.705 tỷ đồng.
Theo đó, Nhung đưa ra thông tin gian dối về việc Ngân hàng Eximbank (Chi nhánh Ba Đình) đang có các chương trình gửi tiền dành cho khách hàng tại tổ chức tín dụng này, gồm: Chương trình gửi tiền có kỳ hạn, rút gốc linh hoạt dành cho khách hàng ưu tiên hoặc dành cho khách hàng là lãnh đạo nội bộ trong hệ thống Ngân hàng Eximbank…
Theo thông tin Nhung đưa ra, các chứng chỉ này được quản lý riêng trên hệ thống tài khoản nội bộ của các lãnh đạo Ngân hàng Eximbank (Chi nhánh Ba Đình), không phát hành rộng rãi và đề nghị những người có nhu cầu chuyển tiền cho Nhung.
Cựu Phó giám đốc chi nhánh ngân hàng hầu tòa vì lừa đảo hơn 2.700 tỷ đồng – 1
Vũ Thị Nhung tại phiên tòa (Ảnh: Mạnh Hưng).
Nhung sẽ có trách nhiệm chuyển tiền vào tài khoản của Eximbank (Chi nhánh Ba Đình) và gửi lại chứng từ, trả tiền gốc và tiền lãi, tiền chăm sóc khách hàng của ngân hàng chuyển tới cho họ.
Ngoài ra, Vũ Thị Nhung còn đưa ra thông tin gian dối về việc Ngân hàng Eximbank (Chi nhánh Ba Đình) thanh lý bán đấu giá tài sản là các bất động sản nợ xấu tại ngân hàng.
Nếu ai có nhu cầu đầu tư thì chuyển tiền vào Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và quản lý tài sản Việt Nam.
Thực tế, công ty này do Nhung thành lập, nhờ Nguyễn Thị Diệu Linh đứng tên Tổng giám đốc.
Nhung là người quản lý, sử dụng tài khoản của công ty để ký quỹ đầu tư mua bán đấu giá tài sản thanh lý nợ xấu tại Ngân hàng Eximbank (Chi nhánh Ba Đình).
Sau khi nhận tiền của nhiều người có nhu cầu theo các thông tin gian dối mà Nhung giới thiệu, bị cáo không thực hiện như đã ký cam kết mà sử dụng phần lớn số tiền để trả tiền lãi hoặc tiền lợi nhuận, tiền chăm sóc khách hàng, tiền quà tặng cho những người nộp tiền.
Thực tế, Nhung lấy tiền của người nộp sau trả cho người nộp tiền trước, số tiền còn lại thì chiếm đoạt sử dụng và chi tiêu cá nhân.
Ngoài ra, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Vũ Thị Thu Nhung còn là việc làm giả gần 60 tài liệu của Ngân hàng Eximbank (Chi nhánh Ba Đình).
Cơ quan tố tụng cáo buộc với thủ đoạn trên, từ năm 2014 đến 2022 Vũ Thị Thu Nhung đã lừa đảo khoảng 100 người, chiếm đoạt hơn 2.705 tỷ đồng để gửi tiền tiết kiệm, mua trái phiếu, giữ hộ tiền mặt, gửi tiền ký quỹ đầu tư mua bán thanh lý đấu giá các tài sản nợ xấu tại Eximbank.
Đến nay, cơ quan chức năng xác định được có 46 bị hại đã chuyển cho Nhung hơn 788 tỷ đồng. Trong số này, Vũ Thị Thu Nhung dùng 477 tỷ đồng để trả lãi hoặc lợi nhuận cho bị hại nên còn chiếm đoạt 311 tỷ đồng.
—
河内市人民法院对原进出口银行巴亭分行副行长被告人武氏秋农(47岁)涉嫌挪用金融资产、伪造机关文件等罪名进行一审开庭审理。
由于多名受害人和涉案人员缺席,为保障缺席人员的合法权益,审判委员会决定延期审理。
根据河内市人民检察院起诉书,2014年至2022年期间,Nhung利用其在进出口银行(巴亭分行)的职务便利,采用多种手段骗取受害者约100余人超过27,050亿越南盾。
因此,Nhung 提供了关于进出口银行(巴亭分行)在该信贷机构为客户提供存款计划的虚假信息,包括:针对优先客户或进出口银行银行系统内部领导的客户的定期存款计划、提款计划。 …
—
发表回复