『Vietnam,Việt Nam,越南』 Vụ Tân Hoàng Minh, bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh), con trai của bị cáo Đỗ Anh Dũng là bị cáo Đỗ Hoàng Việt (Phó Tổng Giám đốc Công ty Tân Hoàng Minh), tân hoàng minh, xét xử Chủ tịch Tân Hoàng Minh, chủ đầu tư là bị hại, Đại án Tân Hoàng Minh, Đỗ Anh Dũng, Đỗ Hoàng Việt, chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 新黄明集团, 杜英勇 2024.6.12-9.9
2024.9.9 Hơn 21h ngày 9/9, TAND TP.Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Sỹ Tá (SN 1972), cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ủy ban dân tộc, án tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
2024.9.1 Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đang “chạy đua” để hoàn thành chi trả tiền cho 6.630 bị hại trong vụ Tân Hoàng Minh, chậm nhất đến 15/9 “về đích”, hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ Tư pháp giao.
2024.7.20 Đến nay, 1.500 người đã nhận được tiền bồi thường từ Cục Thi hành án dân sự Hà Nội trong vụ án lừa đảo trái phiếu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Dự kiến, muộn nhất là ngày 30/9, toàn bộ 6.600 bị hại với tổng số tiền hơn 8.600 tỷ đồng sẽ được hoàn trả đầy đủ.
2024.7.8 Ngày 8-7, một lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội cho biết cơ quan này đã huy động nhân sự làm việc “hết công suất” để có thể hoàn trả trên 8.600 tỉ đồng cho 6.630 bị hại trong vụ Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh), mục tiêu xong trước ngày 30-9.
2024.7.7 Nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh tiếp tục ‘kêu trời’ vì thi hành án
2024.6.19 Sắp xét xử cựu Vụ trưởng lừa đảo chiếm đoạt 80 tỉ đồng của Chủ tịch Tân Hoàng Minh. Cơ quan công tố cáo buộc, ông Nguyễn Sỹ Tá (52 tuổi) – cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp – Ủy ban Dân tộc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 80 tỉ đồng của Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng, liên quan đến một dự án ở Quảng Ninh. Ngày 19.6, theo thông tin từ Từ TAND Hà Nội, hôm 21.6 tới dự kiến mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Sỹ Tá về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ này là ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
2024.6.12, Tập đoàn Tân Hoàng Minh phải bồi thường hơn 8.600 tỷ đồng đã chiếm đoạt. Vậy, bị hại cần làm gì để nhận lại được số tiền này? Sau khi phán quyết của tòa sơ thẩm về vụ án thao túng trái phiếu xảy ra tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh có hiệu lực, những ngày gần đây, rất đông bị hại đến Tòa án nhân dân TP Hà Nội xin cấp bản án và phụ lục đính kèm để đề nghị Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội giải quyết số tiền bồi thường.

2024.9.9 Hơn 21h ngày 9/9, TAND TP.Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Sỹ Tá (SN 1972), cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ủy ban dân tộc, án tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Cựu vụ trưởng Ủy ban Dân tộc ‘lừa 80 tỷ đồng của Tân Hoàng Minh’ bị phạt chung thân

Hà NộiTòa xác định Nguyễn Sỹ Tá, cựu Vụ trưởng Tổng hợp Ủy ban Dân tộc, mạo danh chủ dự án nghỉ dưỡng lừa 80 tỷ đồng đặt cọc của Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng.

21h ngày 9/9, sau một ngày bị xét xử, ông Nguyễn Sĩ Tá, 52 tuổi, bị TAND Hà Nội tuyên án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự. Trước đó, bị cáo bị VKS đề nghị 20 năm tù.

Theo HĐXX, hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, lợi dụng danh nghĩa cán bộ để trục lợi, gây ảnh hưởng đến uy tín cán bộ nhà nước; suốt phiên tòa không thành khẩn, luôn quanh co chối tội, nên cần cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội để răn đe.

Tòa xác định Tá có trách nhiệm chính trong việc trả lại toàn bộ số tiền 80 tỷ đồng đã lừa đảo cho bị hại Đỗ Anh Dũng.

Ông Dũng bị bắt năm 2022 trong vụ án phát hành trái phiếu khống, vừa bị TAND Hà Nội tuyên 8 năm tù và đang kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bị cáo Nguyễn Sỹ Tá bị tuyên án chung thân.

Phiên tòa từng hoãn nhiều lần do không trích xuất được bị hại và do ông Tá kêu oan, đưa ra nhiều lời khai có chi tiết không thể làm rõ tại tòa. HĐXX do đó trả hồ sơ điều tra bổ sung hồi tháng 6, song VKS giữ nguyên cáo buộc với ông Tá.

Cáo trạng xác định, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Đức Anh là chủ đầu tư dự án Đảo Núi Cuống thuộc địa bàn xã Đại Bình, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Cuối năm 2018, công ty muốn bán dự án và nhờ ông Tá tìm người mua.

Tháng 1/2019, bà Đinh Thị Hải Yến, Chủ tịch HĐQT Công ty Đức Anh, ký quyết định ủy quyền cho ông Tá thay mặt giao dịch với đối tác mua cổ phần vốn góp của các thành viên trong công ty.

Ông Tá sau đó mang một quyển quy hoạch địa điểm Đảo Núi Cuống đến Công ty Tân Hoàng Minh gặp ông Dũng giới thiệu bán dự án.

Theo cáo trạng, Tá giới thiệu dự án và cả Công ty Đức Anh đều là của mình, vì trước đây khi là Giám đốc Nhà khách Chính phủ ở Hà Nội được cho dự án. Tá nói là cán bộ nhà nước không đứng tên được nên nhờ vợ chồng bà Yến, là lái xe và giúp việc, đứng tên hộ.

Ông Dũng tin tưởng, thống nhất giá chuyển nhượng 100% cổ phần Công ty Đức Anh là 400 tỷ đồng. Bị cáo Tá yêu cầu đặt cọc trước 20%, tương đương 80 tỷ đồng và đề nghị giữ bí mật để mình đi “cảm ơn các bác” và cũng để thuận lợi hơn cho việc xin thêm diện tích xây dựng sau này, VKS cáo buộc.

Số tiền còn lại 320 tỷ đồng Tá nói sẽ chỉ đạo ghi trong Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần Công ty Đức Anh.

Trưa 10/1/2019, đôi bên ký hợp đồng đặt cọc. Ông Tá cùng bà Yến và 4 cổ đông ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần Công ty Đức Anh. Trong quá trình ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, Tá đều có mặt chứng kiến.

Khi các cổ đông ra về, Tá ở lại và nhận đủ 80 tỷ đồng từ Tân Hoàng Minh, ký giấy biên nhận, cáo trạng nêu.

Trong lúc này, quá thời gian vẫn không thấy Tân Hoàng Minh trả tiền, bà Yến cùng các cổ đông Công ty Đức Anh có công văn đơn phương chấm dứt Hợp đồng và hủy việc ủy quyền với Tá do không thực hiện cam kết.

Giữa tháng 3/2019, qua làm việc với bà Yến, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng mới biết Công ty Đức Anh và dự án Đảo Núi Cuống là của bà Yến. Khi này đôi bên mới biết Tá nhận đặt cọc 80 tỷ đồng của Tân Hoàng Minh nhưng không thông báo, không chuyển số tiền này cho cổ đông Công ty Đức Anh.

Ông Dũng tố giác Tá tới cơ quan công an. Ông Tá sau đó mới trả 33 tỷ đồng.

Dự án Đảo Núi Cuống không được phê duyệt quy hoạch xây dựng du lịch, dịch vụ. Tháng 7/2019, UBND tỉnh Quảng Ninh có thông báo với nội dung “không xem xét chấp thuận” do địa điểm nằm trong ranh giới của dự án đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp đang hoạt động và chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, khi ông Dũng đòi tiền, bị cáo Tá vẫn khẳng định dự án là của mình, “được các bác cho”, nếu không thì “tỉnh đã thu hồi rồi”; bà Yến chỉ là người giúp việc.

Khi ông Dũng nói đã nhận được văn bản của tỉnh Quảng Ninh, ông Tá cam kết “trong vòng một tháng sẽ cho tỉnh Quảng Ninh làm lại văn bản đồng ý” nhưng ông Dũng không đồng ý. Cuộc nói chuyện được ông Dũng ghi âm, nộp cho cơ quan điều tra.

VKS đánh giá ông Tá không thừa nhận hành vi, thường xuyên thay đổi lời khai; cho rằng Công ty Đức Anh và Tân Hoàng Minh làm việc thế nào không rõ, mình chỉ giới thiệu để đôi bên tự thỏa thuận. Khi ký hợp đồng xong, ông Tá được ông Dũng thưởng 80 tỷ.

Tại tòa, ông Tá vẫn cho rằng “chỉ là môi giới và đã hoàn thành nhiệm vụ”, do đó được ông Dũng đưa 50 tỷ đồng tiền công. Cáo trạng truy tố bị cáo nhiều lần nhận tiền, tổng 80 tỷ đồng là sai.

Ông Tá khai hợp đồng mua bán dự án Núi Cuống không thực hiện được vì phía Tân Hoàng Minh không thực hiện thanh toán đúng hạn. Khi đó, ông Dũng gọi điện, thông báo việc này và bảo “em trả cho anh tiền môi giới”. Bị cáo Tá do vậy trả lại 33 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo VKS, tất cả những điều này đều không có tài liệu, chứng cứ.

Tuyên án lúc 21h, tòa phạt cựu Vụ trưởng tù chung thân vì lừa đảo Chủ tịch Tân Hoàng Minh

Trước việc cựu Vụ trưởng kêu oan, tòa án cho rằng vị này không thành khẩn khai báo, quanh co chối tội, không thừa nhận việc lừa 80 tỷ của Chủ tịch Tân Hoàng Minh nên cần cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội.

Hơn 21h ngày 9/9, TAND TP.Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Sỹ Tá (SN 1972), cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ủy ban dân tộc, án tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Lý do, ông Tá có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 80 tỷ đồng của Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Vị này kêu oan suốt quá trình từ điều tra đến khi xét xử nhưng tại tòa, đại diện viện kiểm sát giữ quan điểm và đề nghị phạt 20 năm tù.

Hội đồng xét xử cho rằng ông Tá phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; lợi dụng danh nghĩa cán bộ để phạm tội gây ảnh hưởng uy tín cán bộ Nhà nước. Bị cáo còn không thành khẩn, quanh co chối tội nên cần cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội.

Cáo buộc thể hiện, ông Tá tự nhận mình làm chủ dự án Núi Cuống (Quảng Ninh) và bán lại cho ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Ông Dũng 2 lần chuyển tổng cộng 80 tỷ đồng cho bị cáo Tá nhưng sau đó không mua được dự án nên đòi lại. Cựu Vụ trưởng chỉ trả lại 33 tỷ đồng, còn chiếm đoạt 47 tỷ.

Khai tại tòa, Nguyễn Sỹ Tá khẳng định không lừa đảo, cáo trạng truy tố ông nêu trên là không đúng sự thực. Cựu Vụ trưởng khai, dự án Núi Cuống của Công ty Đức Anh do vợ chồng ông Nguyễn Đăng Duyệt, bà Đinh Thị Hải Yến làm chủ. Hai người đưa hồ sơ, ủy quyền cho Tá bán dự án với giá 320 tỷ đồng.

Do quen biết từ trước, bị cáo Tá đến gặp, chào bán cho Chủ tịch Tân Hoàng Minh và ban đầu, ông Dũng định giá 500 tỷ đồng. “Tôi giật mình, bảo ôi sao nhiều thế. Sau thống nhất bán dự án với giá 400 tỷ”, bị cáo khai.

Phía Tân Hoàng Minh và Công ty Đức Anh sau đó ký hợp đồng mua bán dự án Núi Cuống nên bị cáo Tá khẳng định bản thân là môi giới, được ông Đỗ Anh Dũng đưa 50 tỷ đồng tiền công. Việc cáo trạng truy tố ông 2 lần nhận tiền, tổng 80 tỷ đồng là sai.

Chủ tọa hỏi, 50 tỷ đồng này của cá nhân Đỗ Anh Dũng hay tiền của Tân Hoàng Minh nhưng bị cáo Tá trả lời không nắm rõ, bản thân nghĩ đây là tiền “riêng của anh Dũng”.

Tiếp tục khai báo, Nguyễn Sỹ Tá cho hay hợp đồng mua bán Núi Cuống không thực hiện được vì phía Tân Hoàng Minh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn. Khi đó, Đỗ Anh Dũng gọi điện, thông báo cho ông việc này và bảo “em trả cho anh tiền môi giới”. Bị cáo Tá do vậy trả lại 33 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tòa bác bỏ các lời khai của Nguyễn Sỹ Tá, khẳng định vị này lừa đảo 80 tỷ đồng của ông Đỗ Anh Dũng, mới trả lại 33 tỷ nên còn thiếu 47 tỷ đồng.

Theo hồ sơ vụ án, Công ty Đức Anh là chủ đầu tư dự án Núi Cuống và năm 2018, muốn bán lại nên gặp Nguyễn Sỹ Tá, nhờ “tìm khách”. Bị cáo Tá quen biết ông Đỗ Anh Dũng nên giới thiệu mua.

Tá cho hay, ông ta từng làm Giám đốc Nhà khách Chính phủ, số 37 Hùng Vương, nên được “các bác” cho dự án. Nếu ông Dũng muốn mua, cần đặt cọc 20% giá trị chuyển nhượng đồng thời giữ bí mật để Tá đi “cảm ơn các bác”.

Năm 2019, nhân viên Tân Hoàng Minh gửi hợp đồng cho Tá và được bị cáo này báo lại, giá dự án là 320 tỷ đồng, cần đặt cọc 80 tỷ nhằm “đảm bảo việc ký kết hợp đồng và thực hiện chuyển nhượng”.

Trong năm 2019, bị cáo Tá tới trụ sở tập đoàn Tân Hoàng Minh 2 lần, nhận đủ 80 tỷ đồng đặt cọc, viện kiểm sát nêu. Sau đó, ông ta yêu cầu nhóm cổ đông của Công ty Đức Anh phải chi cho mình 20 tỷ đồng nếu bán được dự án Núi Cuống.

Tuy nhiên, Công ty Đức Anh sau đó không bán dự án cho Tân Hoàng Minh. Ông Dũng tìm hiểu và được biết, UBND tỉnh Quảng Ninh “không xem xét chấp nhận” vì đảo Núi Cuống “chưa phù hợp quy hoạch sử dụng đất”.

Ông Dũng cũng làm việc với các cổ đông của Công ty Đức Anh và được biết, dự án Núi Cuống không thuộc sở hữu của bị cáo Tá và người này không chuyển 80 tỷ đồng ông Dũng đặt cọc cho Công ty Đức Anh.

Liên quan vụ việc, hồi tháng 3, ông Đỗ Anh Dũng bị TAND TP.Hà Nội tuyên án sơ thẩm, xác định lừa đảo hơn 8.600 tỷ đồng của 6.600 nhà đầu tư thông qua việc bán trái phiếu “khống” nhưng đã khắc phục hết nên phải nhận án 8 năm tù. Ông Dũng đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Phạt tù chung thân cựu Vụ trưởng lừa 80 tỷ đồng của Chủ tịch Tân Hoàng Minh

Sau 1 ngày xét xử, tối 9/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt bị cáo Nguyễn Sỹ Tá (sinh năm 1972, cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ủy ban dân tộc) mức án tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174, khoản 4, điểm a – Bộ luật Hình sự.

Ngoài án phạt tù, Tòa còn tuyên buộc bị cáo Tá phải trả lại số tiền chiếm đoạt còn lại cho bị hại là ông Đỗ Anh Dũng (sinh năm 1961, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại, dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh – Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Hoàng Minh).

Trước đó, ngày 21/9/2020, ông Đỗ Anh Dũng có đơn tố giác gửi Cơ quan an ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội đề nghị xử lý Nguyễn Sỹ Tá trước pháp luật và thu hồi số tiền hàng chục tỷ đồng mà ông Dũng cho rằng Nguyễn Sỹ Tá đã chiếm giữ.

Kết quả điều tra cho thấy, khoảng cuối năm 2018, Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Đức Anh muốn bán Dự án Đảo Núi Cuống thuộc địa bàn xã Đại Bình, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Công ty Đức Anh nhờ Nguyễn Sỹ Tá tìm đối tác mua Dự án và có lập giấy ủy quyền với nội dung cho phép Nguyễn Sỹ Tá “thay mặt công ty giao dịch với đối tác… Khi đối tác đồng ý mua thì thông báo cho Hội đồng quản trị để các thành viên ký hợp đồng sang nhượng, bán toàn bộ cổ phần cho đối tác”.

Do có quen biết với ông Đỗ Anh Dũng, Nguyễn Sỹ Tá mang theo một quyển quy hoạch địa điểm Đảo Núi Cuống đến gặp ông Dũng, giới thiệu rằng địa điểm đã được UBND tỉnh Quảng Ninh quy hoạch phát triển du lịch, đô thị sinh thái, nhà ở, khách sạn. Bị cáo Tá còn nói rằng Dự án và Công ty Đức Anh là của mình vì “trước đây Tá làm Giám đốc nhà khách Chính phủ ở 37 Hùng Vương, phục vụ các “bác” nên được cho dự án. Do Tá là cán bộ nhà nước không đứng tên được nên mới nhờ giúp việc và lái xe đứng tên hộ”.

Tin tưởng Tá, ông Đỗ Anh Dũng đồng ý mua và thống nhất giá chuyển nhượng 100% cổ phần Công ty Đức Anh là 400 tỷ đồng. Hai bên thống nhất đặt cọc trước 80 tỷ đồng và Tá đề nghị giữ bí mật chuyện này để Tá đi cảm ơn các “bác” và cũng để thuận lợi hơn cho việc xin thêm diện tích xây dựng sau này. Số tiền còn lại 320 tỷ đồng sẽ ghi trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần Công ty Đức Anh.

Ông Dũng đồng ý và giao nhân viên chuẩn bị thỏa thuận đặt cọc và các hồ sơ pháp lý để chuyển nhượng cổ phần Công ty Đức Anh với giá trị ghi trong hợp đồng là 320 tỷ đồng.

Ngày 10/1/2019, các cổ đông Công ty Đức Anh đến ký hợp đồng chuyển nhượng. Sau khi các cổ đông ra về, Tá đến Công ty Tân Hoàng Minh để nhận số tiền đặt cọc. Khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, cổ đông Công ty Đức Anh không nhận được tiền chuyển nhượng. Ngày 15/2/2019, cổ đông Công ty Đức Anh có công văn đơn phương chấm dứt hợp đồng và Quyết định ủy quyền đối với Nguyễn Sỹ Tá do không thực hiện đúng cam kết.

Cũng trong thời gian này, ông Đỗ Anh Dũng tìm hiểu và biết dự án Đảo Núi Cuống không được phê duyệt quy hoạch xây dựng du lịch, dịch vụ như lời Tá nói.

Giữa tháng 3/2019, khi ông Dũng làm việc với các cổ đông của Công ty Đức Anh là bà Đinh Thị Hải Yến, Nguyễn Đăng Duyệt đề nghị gia hạn thời hạn thanh toán hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thì mới biết Công ty và Dự án không phải của Nguyễn Sỹ Tá. Nguyễn Sỹ Tá nhận đặt cọc 80 tỷ đồng của ông Dũng nhưng không thông báo, không chuyển số tiền này cho các cổ đông. Do vậy, phía Tân Hoàng Minh đã lập hợp đồng mới để đặt cọc và mua cổ phần với các cổ đông thật sự của Công ty Đức Anh. Đồng thời, ông Dũng yêu cầu Nguyễn Sỹ Tá phải hoàn trả 80 tỷ đồng đã nhận. Tuy nhiên, bị cáo Tá mới trả lại cho ông Đỗ Anh Dũng 33 tỷ đồng, còn chiếm giữ 47 tỷ đồng.

Ông Đỗ Anh Dũng nhiều lần đòi tiền Nguyễn Sỹ Tá nhưng bị cáo vẫn khẳng định Dự án là của Tá, các cổ đông chỉ là đứng tên hộ và còn cam kết trong vòng 1 tháng sẽ cho UBND tỉnh Quảng Ninh làm lại văn bản cho thực hiện dự án du lịch.

Quá trình điều tra và tại phiên tòa, Nguyễn Sỹ Tá không thừa nhận hành vi phạm tội và liên tục thay đổi lời khai. Bị cáo khai 80 tỷ đồng là do ông Dũng hứa thưởng cho Tá nếu giúp ông Dũng mua nhanh được Dự án. Do tin lời ông Dũng nói nên Tá ký giấy tờ nhận 80 tỷ đồng mà không đọc nội dung thỏa thuận, không biết đây là tiền cọc.

Hội đồng xét xử đánh giá hành vi của bị cáo Nguyễn Sỹ Tá đã phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Bị cáo Tá đã lợi dụng danh nghĩa cán bộ để thực hiện hành vi lừa đảo, làm ảnh hưởng đến uy tín cán bộ cơ quan Nhà nước. Quá trình xét xử, bị cáo Tá không thành khẩn, luôn quanh co chối tội… do vậy, cần cách ly bị cáo vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội.

Trước đó, tháng 3/2024, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng mức án 8 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong vụ án này, ông Dũng bị kết án do đã chỉ đạo hoạt động lừa đảo dưới hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, nhằm huy động vốn lấy tiền. Sau đó, ông Dũng sử dụng tiền mà các nhà đầu tư nộp để mua trái phiếu không đúng mục đích phát hành trái phiếu, chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng.

民族事务委员会前主席“诈骗新黄明800亿越南盾”被判无期徒刑

9月9日晚9时,河内人民法院以“诈骗财产罪”判处原民族委员会综合部主任阮世达(1972年生)无期徒刑。

河内法院裁定,少数民族委员会综合部前主任阮世达(1972年生)冒充度假村项目业主,骗取新黄明杜英勇主席800亿越南盾的押金。

9月9日晚9点,经过一天的审理,河内市人民法院根据《刑法》第174条第4款,以诈骗罪判处无期徒刑。此前,被告人被检察院建议判有期徒刑20年。

陪审团认为,被告人的行为特别严重,利用官员的名义谋取私利,影响国家官员的声誉;庭审期间,他态度不诚,始终拒不认罪,因此需要永久与社会隔离,以起到震慑作用。

此前,2024年3月,河内人民法院以“诈骗财产”罪判处新黄明董事长杜英勇8年有期徒刑。

2024.9.1 Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đang “chạy đua” để hoàn thành chi trả tiền cho 6.630 bị hại trong vụ Tân Hoàng Minh, chậm nhất đến 15/9 “về đích”, hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ Tư pháp giao.

Cục Thi hành án Hà Nội khẳng định 15/9 “về đích” vụ Tân Hoàng Minh

Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đang “chạy đua” để hoàn thành chi trả tiền cho 6.630 bị hại trong vụ Tân Hoàng Minh, chậm nhất đến 15/9 “về đích”, hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được Bộ Tư pháp giao.

Thông tin trên vừa được lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội cung cấp cho phóng viên Dân trí.

Trung bình mỗi năm, các cơ quan thi hành án dân sự ở Thủ đô phải tổ chức thi hành hơn 60.000 vụ việc, tương đương số tiền trên 70.000 tỷ đồng (chiếm 6-7% về số việc và chiếm tỷ lệ 17-19% về tiền trong tổng số phải thi hành của cả nước). Dù đứng thứ hai trong toàn quốc (sau Cục Thi hành án dân sự TPHCM), nhưng các vụ thi hành án ở Hà Nội lại có tính chất phức tạp, nhạy cảm đứng đầu cả nước.

Năm 2024, số lượng vụ việc và số tiền phải thi hành án ở Hà Nội tăng đột biến. 10 tháng đầu năm (mốc thống kê của ngành), toàn thành phố có trên 62.000 việc, tương ứng gần 90.000 tỷ đồng, phải thi hành án.

Riêng tại Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội, đến ngày 30/8 đã thụ lý mới số việc tăng 400% so với năm 2023.

“Tính trung bình, mỗi chấp hành viên tại Hà Nội phải tổ chức thi hành trên dưới 300 việc và 350 tỷ đồng mỗi năm”, lãnh đạo cơ quan này cho hay.

Với khối lượng công việc khổng lồ như vậy, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, từ xây dựng kế hoạch cụ thể với những vụ án lớn, đến bố trí nhân sự phù hợp, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

Điển hình như vụ Tân Hoàng Minh, cơ quan thi hành án phải hoàn trả trên 8.600 tỷ đồng cho 6.630 bị hại – chưa từng có tiền lệ. Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đã chủ động phối hợp với chuyên gia công nghệ thông tin viết một phần mềm riêng có chức năng dự thảo toàn bộ “Đơn yêu cầu thi hành án” và “Quyết định thi hành án theo yêu cầu” đối với tất cả các đương sự trong vụ án.

Phần mềm đã cho sản phẩm là toàn bộ “Đơn yêu cầu thi hành án” và “Quyết định thi hành án theo yêu cầu” với độ chính xác 100% về tên tuổi, địa chỉ của bị hại và khoản tiền phải thi hành án…

Từ đó, các chấp hành viên, kế toán cũng như công chức trong cơ quan làm việc không quản ngày đêm, kể cả Thứ Bảy, Chủ nhật để đẩy nhanh tiến độ chi trả cho các bị hại.

Tính đến ngày 30/8, cơ quan thi hành án Hà Nội đã chi trả cho 5.601 bị hại với tổng số tiền hơn 7.908 tỷ đồng.

“Chúng tôi đặt mục tiêu, quyết tâm chậm nhất đến ngày 15/9 sẽ hoàn thành chi trả toàn bộ số tiền trên 8.600 tỷ đồng của 6.630 nhà đầu tư, bị hại trong vụ án này, hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự giao”, đại diện Cục Thi hành án dân sự Hà Nội cam kết.

Như Dân trí thông tin trước đó, bản án của tòa xác định để giải quyết khó khăn về tài chính, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng ra chủ trương phát hành 9 lô trái phiếu của 3 công ty thuộc tập đoàn.

Hồ sơ phát hành trái phiếu được xây dựng trên các báo cáo tài chính đã “làm đẹp” số liệu, với sự tiếp tay của công ty kiểm toán.

Các bị cáo tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh lập hợp đồng giả cách, “chạy” dòng tiền khống, hợp thức cho tập đoàn này trở thành trái chủ sơ cấp của các lô trái phiếu, sau đó bán cho nhà đầu tư để thu về hơn 14.000 tỷ đồng.

Phần lớn số tiền được ông Đỗ Anh Dũng chỉ đạo chi tiêu không đúng phương án phát hành, gây thiệt hại trên 8.600 tỷ đồng của 6.630 nhà đầu tư.

Ông Đỗ Anh Dũng cùng gia đình đã nộp hơn 5.600 tỷ đồng, cùng với gần 3.000 tỷ đồng thu hồi được trong quá trình điều tra vụ án, đủ để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.

Đang thi hành hàng loạt đại án, khối lượng công việc cực lớn

Ngoài vụ Tân Hoàng Minh “chưa từng có tiền lệ” như trên, Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đang tổ chức, giải quyết hàng loạt vụ đại án lớn như: Vụ Liên Kết Việt gần 6.000 bị hại, tương ứng với số tiền trên 550 tỷ đồng; vụ Lê Văn Quang (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn đa cấp Thăng Long) gần 2.000 bị hại, tương ứng với số tiền hơn 120 tỷ đồng; vụ Trái tim Việt Nam với gần 1.000 bị hại tương ứng số tiền hơn 41 tỷ đồng…

Thi hành án Hà Nội còn phải tập trung nguồn lực thi hành hiệu quả 22 vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi như: Vụ Bệnh viện Tim Hà Nội; Bệnh viện đa khoa Đồng Nai; Công ty cổ phần Tiến Bộ (AIC); Tân Việt Phát 2; Vụ Dược phẩm Cửu Long; vụ án liên quan Bệnh viện Bạch Mai; vụ chuyến bay giải cứu; nhận ủy thác xử lý tài sản vụ án của Đinh Ngọc Hệ (Út trọc); vụ án của Giang Kim Đạt; vụ Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Ngân hàng OceanBank); vụ Tổng công ty Dầu khí; vụ ngân hàng Oceanbank; vụ Phan Văn Anh Vũ (được biết đến với tên Vũ “nhôm”); vụ Nhật Cường; vụ Châu Thị Thu Nga (cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Housing Group); vụ án Đinh La Thăng (cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải); vụ Phan Sào Nam; vụ dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi…

“Dù khối lượng công việc khổng lồ như vậy, nhưng số lượng biên chế được giao hiện nay của chúng tôi chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Do vậy đã tạo áp lực rất lớn lên đội ngũ chấp hành viên và công chức trong đơn vị”, đại diện cơ quan thi hành án nêu thực tế.

河内执法部门证实,9月15日新黄明案“到达终点”

河内民事判决执行部门正在“争分夺秒”地完成对新黄明案件中6630名受害者的赔偿,最晚于9月15日“到达终点线”,完成越南劳动部下达的目标和任务。

2024.7.20 Đến nay, 1.500 người đã nhận được tiền bồi thường từ Cục Thi hành án dân sự Hà Nội trong vụ án lừa đảo trái phiếu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Dự kiến, muộn nhất là ngày 30/9, toàn bộ 6.600 bị hại với tổng số tiền hơn 8.600 tỷ đồng sẽ được hoàn trả đầy đủ.

Vụ án Tân Hoàng Minh: 1.500 người được trả lại tiền, những người còn lại sẽ nhận bồi thường trước 30/9

Đến nay, 1.500 người đã nhận được tiền bồi thường từ Cục Thi hành án dân sự Hà Nội trong vụ án lừa đảo trái phiếu của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Dự kiến, muộn nhất là ngày 30/9, toàn bộ 6.600 bị hại với tổng số tiền hơn 8.600 tỷ đồng sẽ được hoàn trả đầy đủ.

Hơn 8.600 tỷ đồng bồi thường cho 6.630 bị hại

Hội đồng xét xử ghi nhận thái độ thành khẩn và tích cực khắc phục hậu quả của các bị cáo, đặc biệt là cha con ông Đỗ Anh Dũng khi đã nộp hơn 5.600 tỷ đồng.

Cùng với số tiền Tân Hoàng Minh bị cơ quan chức năng thu giữ ở giai đoạn điều tra, toàn bộ hơn 8.600 tỷ đồng, số tiền thiệt hại trong vụ án đã được khắc phục.

Toà án quyết định trả lại số tiền này cho 6.630 bị hại đã mua trái phiếu Tân Hoàng Minh. Tuy nhiên, đề nghị trả lãi của các bị hại không được chấp nhận.

Cục Thi hành án dân sự Hà Nội cho biết việc chi trả tiền cho các bị hại phải trải qua nhiều thủ tục, trong đó nhiều phần việc kế toán phải làm thủ công. Việc này khiến quá trình chi trả bị chậm trễ, gây tâm lý bức xúc cho các bị hại.

Ông Phan Việt Bình, chấp hành viên Cục Thi hành án dân sự Hà Nội khẳng định đơn vị sẽ hoàn thành việc trả lại toàn bộ tiền cho 6.630 bị hại trước ngày 30/9, có thể sớm hơn vào giữa tháng 9. Ông cũng mong các bị hại chia sẻ với áp lực của cơ quan thi hành án, đồng thời khẳng định ai đã có hồ sơ sẽ được nhận lại tiền.

Vụ án lừa đảo trái phiếu của Tân Hoàng Minh là vụ án đầu tiên các bị cáo khắc phục đầy đủ số tiền chiếm đoạt đặc biệt lớn, hơn 8.600 tỷ đồng. Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đánh giá đây là “điểm thuận lợi” vì cơ quan thi hành án không phải xử lý và thu hồi tài sản.

Tuy nhiên, áp lực từ tâm lý bức xúc của các bị hại là rất lớn khi họ chờ đợi quá lâu để nhận lại tiền bồi thường.

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định về ra quyết định thi hành án như sau:

Ra quyết định thi hành án

  1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.

  1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định sau:

a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;

b) Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;

c) Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước;

d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;

đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

e) Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.

Đối với quyết định quy định tại điểm đ khoản này thì phải ra ngay quyết định thi hành án.

Đối với quyết định quy định tại điểm e khoản này thì phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.

Ngày 27/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Chủ tịch Tập đoàn Đỗ Anh Dũng bị tuyên án 8 năm tù, con trai ông là Đỗ Hoàng Việt nhận 3 năm tù cùng tội danh.
Theo bản án, Tân Hoàng Minh nợ ngân hàng 20.000 tỷ đồng. Để giải quyết khó khăn tài chính, ông Dũng chỉ đạo con trai huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Do không đủ điều kiện, cha con ông Dũng đã lựa chọn các công ty trực thuộc tập đoàn là Ngôi Sao Việt, Soleil, Cung điện Mùa Đông để phát hành. Việt và thuộc cấp đã liên hệ với hai công ty kiểm toán để “làm đẹp báo cáo tài chính” nhằm đủ điều kiện phát hành trái phiếu.
Các bị cáo đã ngụy tạo các hoạt động kinh tế không có thật thông qua các hợp đồng khống như mua bán cổ phần, hợp tác đầu tư để các nhà đầu tư tin rằng trái phiếu được sử dụng cho các dự án có thật.
Trong số này, hơn 5.000 tỷ đồng được Tân Hoàng Minh dùng để lấy người mua sau trả cho người mua trước. Do đó, số tiền các bị cáo chiếm đoạt được Viện kiểm sát xác định là hơn 8.600 tỷ đồng.

迄今为止,已有1500人在新黄明集团债券欺诈案中获得河内民事执法部门的赔偿。预计最迟到9月30日,总额超过8.6万亿越南盾的全部6600名受害者将获得全额退款。

2024.7.8 Ngày 8-7, một lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội cho biết cơ quan này đã huy động nhân sự làm việc “hết công suất” để có thể hoàn trả trên 8.600 tỉ đồng cho 6.630 bị hại trong vụ Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh), mục tiêu xong trước ngày 30-9.

Vụ Tân Hoàng Minh: Làm việc “hết công suất” để hoàn trả 8.600 tỉ đồng cho bị hại

“Nóng ruột” sau khi 3 tháng toà tuyên vẫn chưa nhận được tiền, nhiều nhà đầu tư trong vụ Tân Hoàng Minh đã viết đơn đề nghị và đến trực tiếp trụ sở Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội, để được sớm thi hành án

Ngày 8-7, một lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội cho biết cơ quan này đã huy động nhân sự làm việc “hết công suất” để có thể hoàn trả trên 8.600 tỉ đồng cho 6.630 bị hại trong vụ Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (Tập đoàn Tân Hoàng Minh), mục tiêu xong trước ngày 30-9.

Theo lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội, đây là vụ việc “chưa có tiền lệ”, với số lượng đương sự rất lớn, lại tập trung thời gian ngắn để nhận đơn yêu cầu và tổ chức thi hành án dứt điểm. Ngay sau khi thống nhất với Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội về nhận đơn yêu cầu thi hành án, từ ngày 20-5, Cục Thi hành án dân sư Hà Nội đã bố trí một tổ gồm 10 người có nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận đơn.

Theo đó, Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đã nhận đơn và ra quyết định thi hành án của 5.300 nhà đầu tư, chi trả tiền cho gần 1.000 trường hợp nhận đơn từ ngày 20-5 đến 24-5. Dự kiến, trong tháng 7 sẽ tiếp tục chi trả tiền cho khoảng 1.500 trường hợp nhận đơn từ ngày 27-5 đến 7-6 và lần lượt chi trả các đợt tiếp theo.

“Việc chi trả tiền cho các bị hại phải tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành. Chúng tôi đã dồn sức để cố gắng hoàn thành việc chi trả tiền cho các bị hại”- vị lãnh đạo này nói.

Trước đó, chiều hôm qua 4-7, do “nóng ruột” sau hơn 3 tháng kể từ khi tòa tuyên án vẫn chưa được nhận lại tiền, khoảng 30 người dân có mặt tại trụ sở Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội. Qua đó, cho rằng việc thi hành án chậm trễ, các nhà đầu tư đồng loạt làm đơn đề nghị và đến trực tiếp trụ sở Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội, để được sớm thi hành án.

Tháng 3-2024, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng, 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo còn phải bồi thường toàn bộ hơn 8.600 tỉ đồng cho các bị hại.

Sau sơ thẩm, ông Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, dự kiến phiên tòa phúc thẩm sẽ mở trong thời gian tới. Sau khi cơ quan tố tụng khởi tố vụ án, các bị cáo đã nộp toàn bộ số tiền khắc phục hậu quả của vụ án. Do đó, riêng phần trách nhiệm dân sự, hiện cơ quan thi hành án đang tổ chức thi hành bằng việc trả lại tiền cho các nhà đầu tư đã bỏ ra để mua trái phiếu của Tân Hoàng Minh.

Thi hành án Hà Nội “dốc sức” hoàn tiền cho 6.630 bị hại vụ Tân Hoàng Minh

Cục Thi hành án dân sự Hà Nội huy động nhân sự làm việc “hết công suất” để có thể hoàn trả trên 8.600 tỷ đồng cho 6.630 bị hại trong vụ Tân Hoàng Minh, mục tiêu xong trước ngày 30/9.

“Đây là vụ việc chưa có tiền lệ, với số lượng đương sự rất lớn, lại tập trung thời gian ngắn để nhận đơn yêu cầu và tổ chức thi hành án dứt điểm”, lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội thông tin với phóng viên báo Dân trí về quá trình tổ chức thi hành án vụ Tân Hoàng Minh.

Theo bản án của tòa, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh phải bồi thường trên 8.643 tỷ đồng cho 6.630 bị hại. Ông Dũng cùng gia đình đã nộp tiền khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.

Từ giữ tháng 4, Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đã ra thông báo về việc bố trí khu vực tiếp công dân tập trung từ 200 đến 300 lượt người/ngày để hoàn tiền cho các đương sự.

Việc tiếp nhận hồ sơ thi hành án được thực hiện qua đường bưu điện hoặc hỗ trợ trực tuyến qua website cơ quan này (http://htttthads.moj.gov.vn; email: Donyeucauthm.hni@moj.gov.vn).

Toàn bộ nội dung hướng dẫn và mẫu đơn yêu cầu thi hành án, danh sách 6.630 bị hại cũng được Cục thi hành án dân sự Hà Nội đăng tải đầy đủ trên trang thông tin điện tử.

“Ngay sau khi thống nhất với VKSND TP Hà Nội về nhận đơn yêu cầu thi hành án, từ ngày 20/5 chúng tôi đã bố trí một tổ gồm 10 người có nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận đơn. Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đã nhận đơn và ra quyết định thi hành án của 5.300 nhà đầu tư, chi trả tiền cho gần 1.000 trường hợp nhận đơn từ ngày 20/5 đến 24/5”, lãnh đạo cơ quan thi hành án cho hay.

Dự kiến, trong tháng 7 sẽ tiếp tục chi trả tiền cho khoảng 1.500 trường hợp nhận đơn từ ngày 27/5 đến 7/6 và lần lượt chi trả các đợt tiếp theo.

“Việc chi trả tiền cho các bị hại phải tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành. Chúng tôi đã dồn sức, làm ngày đêm để cố gắng hoàn thành việc chi trả tiền cho các bị hại”, vị lãnh đạo Cục Thi hành dân sự Hà Nội chia sẻ.

Gần 2 tháng qua, tổ công tác của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội luôn phải có mặt tại cơ quan từ rất sớm (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) để tiếp đón người dân, hướng dẫn thủ tục yêu cầu thi hành án thuận lợi, nhanh chóng nhất.

Mỗi ngày luôn có rất đông bị hại trong vụ Tân Hoàng Minh tới trụ sở Cục Thi hành án dân sự Hà Nội để làm thủ tục thi hành án, nhận lại tiền

“Vất vả nhất là đối chiếu số tài khoản, số chứng minh nhân dân/căn cước để tránh nhầm lẫn. Nhiều công đoạn phải làm thủ công, nhập thông tin trực tiếp trên máy tính như chứng từ kế toán. Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ chính trị nên 6 chấp hành viên tham gia đang phải giải quyết gần 1.000 hồ sơ/người”, vị lãnh đạo Cục Thi hành án nói.

Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đang nỗ lực để hoàn tất việc chi trả trên 8.600 tỷ đồng cho 6.630 bị hại trong vụ Tân Hoàng Minh trước ngày 30/9.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh khắc phục toàn bộ hậu quả

Như Dân trí thông tin trước đó, bản án xác định để giải quyết khó khăn về tài chính, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng ra chủ trương phát hành 9 lô trái phiếu của 3 công ty thuộc tập đoàn.

Hồ sơ phát hành trái phiếu được xây dựng trên các báo cáo tài chính đã “làm đẹp” số liệu, với sự tiếp tay của công ty kiểm toán.

Các bị cáo tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh lập hợp đồng giả cách, “chạy” dòng tiền khống, hợp thức cho tập đoàn này trở thành trái chủ sơ cấp của các lô trái phiếu, sau đó bán cho nhà đầu tư để thu về hơn 14.000 tỷ đồng.

Phần lớn số tiền được bị cáo Dũng chỉ đạo chi tiêu không đúng phương án phát hành, gây thiệt hại trên 8.600 tỷ đồng của 6.630 nhà đầu tư.

Ông Đỗ Anh Dũng cùng gia đình đã nộp hơn 5.600 tỷ đồng, cùng với gần 3.000 tỷ đồng thu hồi được trong quá trình điều tra vụ án, đủ để khắc phục toàn bộ hậu quả.

河内民事判决执行部动员人员“全力以赴”,向陈黄明案中的6,630名受害者退还超过8.6万亿越南盾,目标是在9月30日之前完成。

2024.7.7 Nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh tiếp tục ‘kêu trời’ vì thi hành án

Nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh tiếp tục ‘kêu trời’ vì thi hành án

Đã hơn 3 tháng kể từ khi tòa tuyên án vụ Tân Hoàng Minh, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa được nhận lại tiền. Quá ‘nóng ruột’, họ đồng loạt làm đơn kiến nghị, thậm chí đến trực tiếp trụ sở Cục THADS TP.Hà Nội để yêu cầu sớm thi hành án.

Chiều 4.7, khoảng 30 người dân có mặt tại trụ sở Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.Hà Nội, đề nghị sớm được thi hành án trong vụ án liên quan đến Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (gọi tắt là Tập đoàn Tân Hoàng Minh).

Đây chỉ là số ít trong hơn 6.600 nhà đầu tư mua phải 9 lô trái phiếu riêng lẻ – được phát hành dựa trên các hành vi gian dối của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh và đồng phạm.

Các nhà đầu tư trong vụ án Tân Hoàng Minh tại phòng tiếp dân của Cục THADS TP.Hà Nội, chiều 4.7

Hồi tháng 3 vừa qua, TAND TP.Hà Nội xét xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Đỗ Anh Dũng 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo còn phải bồi thường toàn bộ hơn 8.600 tỉ đồng cho các bị hại.

Sau sơ thẩm, ông Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, dự kiến phiên tòa phúc thẩm sẽ mở trong thời gian tới. Riêng phần trách nhiệm dân sự, hiện cơ quan thi hành án đang tổ chức thi hành bằng việc trả lại tiền cho các nhà đầu tư đã bỏ ra để mua trái phiếu của Tân Hoàng Minh.

Ông Nguyễn Huy Hoàng (trú tại Hà Nội), một trong số nhà đầu tư cho biết, tháng 10.2023, thời điểm vụ án Tân Hoàng Minh chưa được đưa ra xét xử, vợ chồng ông cùng nhiều bị hại đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Tư pháp và Tổng cục THADS.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các cơ quan này khẳng định sẽ giải quyết khẩn trương, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư nhận lại tiền, sau khi có phán quyết của tòa.

Đến 20.5, gần 2 tháng kể từ thời điểm TAND TP.Hà Nội tuyên án sơ thẩm, Cục THADS TP.Hà Nội bắt đầu tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thi hành án của các nhà đầu tư.

“Lãnh đạo Cục THADS TP.Hà Nội thông báo rằng việc đối chiếu, trả tiền cho bị hại sẽ được thực hiện theo hình thức “cuốn chiếu”, tức là ai đến trước làm trước. Thời gian nhận tiền không quá 15 ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ”, ông Hoàng cho hay.

Tuy nhiên, đến nay đã quá thời gian 15 ngày rất lâu, vợ chồng ông Hoàng cùng nhiều nhà đầu tư khác vẫn “chưa nhận được tiền hoặc bất cứ một thông báo nào về việc khi nào sẽ nhận được tiền”.

Cho rằng việc thi hành án chậm trễ, các nhà đầu tư đồng loạt làm đơn đề nghị được sớm thi hành án. Đây cũng chính là lý do họ đến Cục THADS TP.Hà Nội để trực tiếp nêu kiến nghị vào chiều 4.7.

Trả tiền “không theo một thứ tự nào”?

Theo bà Trương Thị Thúy Hằng (trú tại Hà Nội), vì quá “nóng ruột” với tiến độ thi hành án, các nhà đầu tư chia thành nhiều nhóm để cùng trao đổi thông tin, tìm kiếm giải pháp.

Nhóm của bà Hằng có gần 100 người, số tiền mỗi nhà đầu tư bỏ ra mua trái phiếu của Tân Hoàng Minh ít thì vài trăm triệu đồng, nhiều vài tỉ đồng. Cập nhật tới thời điểm hiện tại, cả nhóm mới có hơn chục người được trả tiền, số còn lại đang mong ngóng từng ngày.

Đáng nói, không chỉ chậm thi hành, nội dung nữa khiến các nhà đầu tư bức xúc đó là việc thi hành “không theo một thứ tự nào”; người có số thứ tự nộp hồ sơ trước tới nay chưa thấy tiền đâu, nhưng có người số thứ tự sau thì tiền đã về tài khoản.

Bà Hằng dẫn chứng một cụ ông trong nhóm đã hơn 80 tuổi, đang phải nằm viện điều trị bệnh nặng, rất cần lấy lại tiền để trang trải viện phí. Cụ ông nộp hồ sơ đề nghị thi hành án hôm 20.5, tức là nhóm sớm nhất, với số thứ tự 20, nhưng đến nay vẫn phải “dài cổ” chờ tiền.

“Rất thông cảm với áp lực của cơ quan THADS, nhưng chúng tôi đề nghị quá trình thi hành án phải minh bạch, rõ ràng. Việc trả tiền cho nhà đầu tư cần đúng thời hạn và đúng thứ tự, không thể người nộp hồ sơ sau lại được nhận tiền trước người nộp hồ sơ sớm như vậy”, bà Hằng nói.

Vẫn theo các nhà đầu tư, họ từng “như ngồi trên đống lửa” khi vụ án Tân Hoàng Minh bị khởi tố. Nhiều người không quên những ngày tháng phải đi “gõ cửa” khắp nơi vì lo sợ mất tài sản. Những tưởng sau khi bản án tuyên, họ sẽ sớm được nhận lại tiền, nhưng nay lại phải tiếp tục đội đơn đi kiến nghị.

“Vì sao đã quá 15 ngày mà chúng tôi chưa nhận được tiền. Vì sao việc thi hành án không thực hiện theo đúng thứ tự đã nộp hồ sơ?”, bà Hằng cho biết đây là 2 câu hỏi mà bà cùng nhiều nhà đầu tư khác muốn có câu trả lời từ phía Cục THADS TP.Hà Nội.

Số lượng bị hại lớn nên cần nhiều thời gian

Tại phòng tiếp dân của Cục THADS TP.Hà Nội, chiều 4.7, ông Lê Văn Tập, một trong những chấp hành viên thụ lý thi hành án vụ Tân Hoàng Minh, cho biết cơ quan này đang tích cực thi hành bản án của TAND TP.Hà Nội.

Do số lượng bị hại rất lớn, lên tới hơn 6.600 người, sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị thi hành án, Cục THADS TP.Hà Nội ban hành quyết định thi hành án theo từng đợt. Trong đó có các đợt 24.5, 3.6 và 10.6.

Với đợt 24.5, đến thời điểm tiếp các nhà đầu tư, Cục THADS TP.Hà Nội đã trả được tiền cho khoảng 1.000 người. Dự kiến đợt 3.6 sẽ bắt đầu trả từ tuần tới, đợt 10.6 khoảng giữa tháng 7.2024…

Chia sẻ trước bức xúc của các nhà đầu tư, ông Tập cho biết, để thi hành phần án dân sự sẽ có rất nhiều việc phải làm, từ rà soát, đối chiếu thông tin (nhân thân, số tiền được thi hành án, số tài khoản…), viết ủy nhiệm chi với từng người, chuyển cho kho bạc… Quy trình này đòi hỏi phải chặt chẽ, không có sai sót, nên cần nhiều thời gian.

Với số lượng bị hại lớn như đã đề cập, kể từ khi bắt đầu triển khai thi hành án vụ Tân Hoàng Minh, cán bộ Cục THADS TP.Hà Nội thường xuyên “đi sớm về muộn”, làm việc hết công suất. Trên tinh thần bảo đảm quyền lợi của người được thi hành án, các chấp hành viên sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ công việc, hoàn thành việc trả tiền cho các nhà đầu tư theo đúng quy định.

Để nắm rõ hơn về tiến độ THADS vụ Tân Hoàng Minh, PV Báo Thanh Niên đã liên hệ với lãnh đạo Cục THADS TP.Hà Nội. Sau khi tiếp nhận phản ánh, đại diện cơ quan này cho biết sẽ sắp xếp và thông tin cụ thể trong thời gian sớm nhất.

Lợi thế THADS không phải vụ án nào cũng có

Theo luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, với số lượng bị hại lên tới hơn 6.600 người, khối lượng công việc phải THADS trong vụ Tân Hoàng Minh là rất lớn, đồng nghĩa thời gian thi hành án cũng kéo dài tương ứng.

Tuy nhiên, đây cũng là vụ án có lợi thế THADS không phải vụ nào cũng có. Thông thường, việc THADS nếu gặp khó khăn sẽ nằm ở khâu rà soát, xác minh tính pháp lý của tài sản đảm bảo thi hành án. Còn vụ án Tân Hoàng Minh, tổng số tiền tạm giữ và các bị cáo nộp là hơn 8.600 tỉ đồng, đủ để khắc phục toàn bộ số tiền các bị hại đã bỏ ra mua trái phiếu.

Như vậy, tiền thi hành án đã có, đã nằm trong tài khoản, việc còn lại là thực hiện trả cho nhà đầu tư. Lợi thế này sẽ là cơ sở để cơ quan THADS sớm hoàn tất việc thi hành án, đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án.

新黄明集团债券投资者继续“呼吁”执行判决

距离法院对陈黄明案宣判已经过去3个多月了,仍未收到退款。许多投资者“不耐烦”了,他们同时上访,甚至直接去了河内市司法审判部总部要求早日执行判决。

7月4日下午,约30人聚集在河内民事判决执行部(THADS)总部,要求尽快执行新黄明酒店贸易服务有限公司案的判决。 (简称新黄明集团)。

这些只是 6,600 多名投资者中的一小部分,他们购买了 9 批不同的债券,这些债券是根据新黄明集团主席及其同伙的欺诈行为发行的。

据Truong Thi Thuy Hang女士(居住在河内)介绍,由于对判决的进展过于“不耐烦”,投资者分成多个小组交换信息并寻求解决方案。

值得一提的是,不仅执行缓慢,另一个让投资者愤怒的是执行“不按顺序”;先提交订单号的人还没有看到钱,但后来提交订单号的人,钱已经退回到他们的账户了。

7月4日下午,在河内市民事审判局民事接待室,负责执行新黄明案的执法人员之一黎文达表示,该机构正在积极落实河内市人民法院的判决。

由于受害人数众多,达6600多人,河内判决执行局收到要求执行判决的材料后,下达了分批执行判决的决定。

2024.6.19 Sắp xét xử cựu Vụ trưởng lừa đảo chiếm đoạt 80 tỉ đồng của Chủ tịch Tân Hoàng Minh. Cơ quan công tố cáo buộc, ông Nguyễn Sỹ Tá (52 tuổi) – cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp – Ủy ban Dân tộc có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 80 tỉ đồng của Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng, liên quan đến một dự án ở Quảng Ninh. Ngày 19.6, theo thông tin từ Từ TAND Hà Nội, hôm 21.6 tới dự kiến mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Sỹ Tá về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ này là ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị lừa đảo 80 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự kiến ngày 21/6, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Sỹ Tá (sinh năm 1972, cựu Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Ủy ban Dân tộc) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ án này là ông Đỗ Anh Dũng (sinh 1961, Chủ tịch Công ty TNHH thương mại, dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh – Tập đoàn Tân Hoàng Minh).

Theo cáo trạng khoảng cuối năm 2018, Công ty Cổ phần Thương mại và đầu tư Đức Anh (Công ty Đức Anh) muốn bán Dự án Đảo Núi Cuống thuộc địa bàn xã Đại Bình, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Công ty Đức Anh nhờ Nguyễn Sỹ Tá tìm đối tác mua Dự án và có lập giấy ủy quyền với nội dung cho phép Nguyễn Sỹ Tá “thay mặt công ty giao dịch với đối tác… Khi đối tác đồng ý mua thì thông báo cho Hội đồng quản trị để các thành viên ký hợp đồng sang nhượng, bán toàn bộ cổ phần cho đối tác”.

Do có quen biết với ông Đỗ Anh Dũng, Nguyễn Sỹ Tá mang theo một quyển quy hoạch địa điểm Đảo Núi Cuống đến gặp ông Dũng, giới thiệu rằng địa điểm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quy hoạch phát triển du lịch, đô thị sinh thái, nhà ở, khách sạn.

Nguyễn Sỹ Tá còn nói rằng, Dự án và Công ty Đức Anh là của mình, vì trước đây Tá làm Giám đốc nhà khách Chính phủ ở 37 Hùng Vương, phục vụ các “bác” nên được cho dự án. Do Tá là cán bộ nhà nước không đứng tên được, nên mới nhờ giúp việc và lái xe đứng tên hộ.

Tin tưởng Tá, ông Đỗ Anh Dũng đồng ý mua và thống nhất giá chuyển nhượng 100% cổ phần Công ty Đức Anh là 400 tỷ đồng. Hai bên thống nhất đặt cọc trước 80 tỷ đồng và Tá đề nghị giữ bí mật chuyện này để Tá đi cảm ơn các “bác”, và cũng để thuận lợi hơn cho việc xin thêm diện tích xây dựng sau này. Số tiền còn lại 320 tỷ đồng sẽ ghi trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần Công ty Đức Anh.

Ngày 10/1/2019, các cổ đông Công ty Đức Anh đến ký hợp đồng chuyển nhượng. Sau khi các cổ đông ra về, Tá đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh để nhận số tiền đặt cọc. Khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, cổ đông Công ty Đức Anh không nhận được tiền chuyển nhượng. Ngày 15/2/2019, cổ đông Công ty Đức Anh có công văn đơn phương chấm dứt hợp đồng và Quyết định ủy quyền đối với Nguyễn Sỹ Tá, do không thực hiện đúng cam kết.

Cũng trong thời gian này, ông Đỗ Anh Dũng tìm hiểu và biết dự án Đảo Núi Cuống không được phê duyệt quy hoạch xây dựng du lịch, dịch vụ như lời Tá nói.

Sau đó, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh làm việc với các cổ đông của Công ty Đức Anh và được biết, dự án Núi Cuống không thuộc sở hữu của Nguyễn Sỹ Tá. Cùng với đó, bị can Tá cũng không chuyển 80 tỷ đồng của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh đặt cọc cho Công ty Đức Anh. Do vậy, phía Tân Hoàng Minh đã lập hợp đồng mới để đặt cọc và mua cổ phần với các cổ đông thật sự của Công ty Đức Anh. Đồng thời, ông Dũng yêu cầu Nguyễn Sỹ Tá phải hoàn trả 80 tỷ đồng đã nhận. Tuy nhiên, bị can Tá mới trả lại cho ông Đỗ Anh Dũng 33 tỷ đồng, còn chiếm giữ 47 tỷ đồng.

Đối với hợp đồng mua bán mới dự án Núi Cuống giữa Công ty Đức Anh với Tân Hoàng Minh, sau một thời gian cũng bị hủy. Cơ quan tố tụng xác định, ông Đỗ Anh Dũng là bị hại và có đơn đề nghị cơ quan tố tụng buộc Nguyễn Sỹ Tá phải hoàn trả nốt 47 tỷ đồng còn lại.

Quá trình điều tra, Nguyễn Sỹ Tá không thừa nhận hành vi phạm tội và liên tục thay đổi lời khai. Bị cáo khai 80 tỷ đồng là do ông Dũng hứa thưởng cho Tá nếu giúp ông Dũng mua nhanh được Dự án. Do tin lời ông Dũng nói nên Tá ký giấy tờ nhận 80 tỷ đồng mà không đọc nội dung thỏa thuận, không biết đây là tiền cọc.

新黄明主席800亿越盾诈骗及挪用案原局长即将受审

检察机关指控原少数民族委员会总局局长阮士达(52岁)从新黄明杜英勇主席处骗取与广宁省某项目相关的800亿越南盾。

6月19日,据河内人民法院消息,6月21日,被告人阮士达罪名“诈骗财产”一审预计开庭。本案的受害者是新黄明集团董事长杜英勇。

2024.6.12, Tập đoàn Tân Hoàng Minh phải bồi thường hơn 8.600 tỷ đồng đã chiếm đoạt. Vậy, bị hại cần làm gì để nhận lại được số tiền này? Sau khi phán quyết của tòa sơ thẩm về vụ án thao túng trái phiếu xảy ra tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh có hiệu lực, những ngày gần đây, rất đông bị hại đến Tòa án nhân dân TP Hà Nội xin cấp bản án và phụ lục đính kèm để đề nghị Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội giải quyết số tiền bồi thường.

Nhiều người đến tòa lấy bản án, bị hại vụ Tân Hoàng Minh cần làm gì để được bồi thường?
12/06/2024

Tập đoàn Tân Hoàng Minh phải bồi thường hơn 8.600 tỷ đồng đã chiếm đoạt. Vậy, bị hại cần làm gì để nhận lại được số tiền này?

Sau khi phán quyết của tòa sơ thẩm về vụ án thao túng trái phiếu xảy ra tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh có hiệu lực, những ngày gần đây, rất đông bị hại đến Tòa án nhân dân TP Hà Nội xin cấp bản án và phụ lục đính kèm để đề nghị Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội giải quyết số tiền bồi thường.

Theo quy trình, bị hại đến nhận bản án ở Phòng báo chí (cạnh phòng 116) trụ sở Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Sau đó, bị hại sẽ làm đơn gửi Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội để được nhận lại số tiền bồi thường theo phán quyết có hiệu lực của tòa án.

Là một trong những bị hại đến tòa án để lấy bản án, ông H. cho biết trái chủ cần đem theo giấy triệu tập của Tòa án nhân dân TP Hà Nội và căn cước công dân. Khi làm việc bị hại sẽ đọc số thứ tự để cán bộ tòa đưa phụ lục đính kèm và bản án.

“Tôi đến lấy bản án rất nhanh, không phải chờ đợi”, ông H nói và cho biết đã chuẩn bị hồ sơ gồm: Đơn yêu cầu thi hành án; bản án và phụ lục đính kèm; căn cước công dân bản gốc và photo; hợp đồng mua bán trái phiếu bản gốc và photo.

Đến Cục thi hành án dân sự TP Hà Nội sáng 12/6 để nộp hồ sơ mong nhận lại số tiền bồi thường, bị hại N.T.L. (ở Hà Nội) cho biết sau khi lấy số thứ tự, chị chờ đến chiều mới nộp được hồ sơ.

Còn bị hại T.T.T.H. (ở Quảng Ninh) cho biết đã nộp đơn đến Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội từ ngày 20/5 (đợt đầu tiếp nhận hồ sơ vụ án) nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định thi hành án.

Theo quy định, khi có quyết định thi hành án, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội, sẽ chuyển hồ sơ sang Kho bạc Nhà nước, sau đó bị hại nhận lại tiền qua tài khoản mà không cần phải làm thêm thủ tục khác.

“Tôi chưa nhận được quyết định thi hành án nên chưa nhận được tiền”, chị H nói và mong muốn Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội có lộ trình, thông báo rõ thời gian nhận quyết định thi hành án để các bị hại yên tâm, không có suy nghĩ tiêu cực.

Về tiến độ giải quyết bồi thường, đại diện Tòa án nhân dân TP Hà Nội cho biết, đến nay, còn hơn 1.000 bị hại chưa đến nhận bản án vụ và phụ lục đính kèm.

Còn lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội cho hay, đơn vị đang tiếp nhận hồ sơ của các bị hại trong vụ án Tân Hoàng Minh. Số lượng bị hại trong vụ án này quá đông khiến việc giải quyết khó có thể nhanh chóng.

Mỗi ngày, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội tiếp nhận khoảng 200 hồ sơ của bị hại. Dự kiến từ 20/5 đến hết ngày 28/6, cơ quan này sẽ tiếp nhận hồ sơ của hơn 6.600 bị hại trong vụ án.

Trả lời VietTimes về thời gian nhận được tiền bồi thường sau khi bị hại nộp hồ sơ, lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội cho hay: “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để người dân lấy lại được tiền sớm nhất”.

Vị này cho biết thêm, đơn vị sẽ làm cuốn chiếu, đợt nào xong sẽ phối hợp với Kho bạc Nhà nước trả tiền cho người dân.

Cục thi hành án dân sự Hà Nội căng bạt, chuẩn bị ghế để tiếp đón bị hại đến làm thủ tục nhận lại tiền bồi thường (ảnh chụp chiều 12/6).

Hơn 2 tháng trước, Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án thao túng trái phiếu xảy ra tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (gọi tắt là Tập đoàn Tân Hoàng Minh). Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch tập đoàn này, bị tuyên phạt 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 14 bị cáo khác, trong đó có con trai ông Dũng, bị tuyên án từ 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 3 năm tù giam.

Ngoài trách nhiệm hình sự, tòa còn buộc ông Dũng bồi thường toàn bộ số tiền hơn 8.600 tỷ đồng đã chiếm đoạt của 6.630 nhà đầu tư (bị hại), thông qua việc phát hành rồi bán trái phiếu không đúng quy định.

Hồ sơ vụ án cho thấy, cơ quan tố tụng hiện đang tạm giữ hơn 8.600 tỷ đồng, gồm gần 3.000 tỷ thu hồi trong quá trình điều tra và hơn 5.600 tỷ do ông Dũng cùng gia đình tự nguyện nộp. Số tiền này đủ để khắc phục hết hậu quả.

许多人去法院寻求判决,陈黄明案的受害者需要做什么才能获得赔偿?

新黄明酒店服务贸易有限公司债券操纵案一审法院判决生效后,连日来,大批受害人来到河市第一人民法院。

按照程序,受害人来到河内人民法院总部新闻发布室(116室旁)领取判决书。此后,受害人将根据法院生效判决向河内市民事判决执行部门申请赔偿。

作为到法庭接受判决的受害人之一,H先生表示,债券持有人需要携带河内人民法院的传票和公民身份证。工作时,受害人会阅读命令编号,以便法院官员提供所附的附录和判决书。

“我很快就来拿判决书了,不用等。”H先生说,他已经准备好了文件,包括: 执行判决书;判决书及附件;公民身份证原件及复印件;债券买卖合同原件及复印件。

关于赔偿处理进展,河内人民法院代表表示,截至目前,还有1000多名受害者尚未前来领取案件判决书及附件。

河内民事判决执行部负责人表示,该部门正在接收陈黄明案受害者的档案。此案受害人数过多,难以迅速解决。

河内民事判决执行部每天都会收到约200份受害者的档案。预计5月20日至6月28日期间,该机构将收到该案6600多名受害者的档案。

在回答《越南时报》关于受害人提交申请后获得赔偿所需的时间时,河内民事判决执行部门负责人表示:“我们将尽力帮助人们尽快拿回钱”。

河内市民事判决执行部门铺上防水布,准备好椅子,欢迎前来办理赔偿手续的受害者(6月12日下午摄)

新黄明酒店服务贸易有限公司(Tân Hoàng Minh, 简称新黄明集团), 杜英勇(Đỗ Anh Dũng, 集团总经理), 杜英勇的儿子杜黄越(Đỗ Hoàng Việt, 集团副总经理)


评论

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。 必填项已用 * 标注