『Vietnam,Việt Nam,越南』 Trịnh Văn Quyết, Tập đoàn FLC, Vụ án Tập đoàn FLC, xét xử vụ án FLC, 越南房地产开发商FLC集团前董事长郑文决操纵证券市场、侵占财产案 2024.7.22-8.8
2024.8.8 Trịnh Văn Quyết từ giàu thứ 3 Việt Nam rơi xuống vực sâu tù tội
2024.8.5 Sau 2 tuần xét xử và nghị án, chiều 5/8, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 50 bị cáo trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC). Bị cáo Trịnh Văn Quyết (sinh năm 1975, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt) bị Tòa tuyên 18 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 3 năm tù về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Quyết là 21 năm tù.
2024.7.31 49/50 bị cáo thành khẩn nhận tội, chỉ có một bị cáo liên tục thay đổi lời khai; số bị hại bất ngờ giảm hơn 5.400 người; Toà triệu tập hơn 30.000 bị hại nhưng chỉ có vài chục người có mặt; nhiều bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Quyết… Đó là những diễn biến chính của phiên toà xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và đồng phạm trong 8 ngày qua.
2024.7.29 Sau 8 ngày xét xử, phiên tòa sơ thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bước vào thời gian nghị án. Ở ngày xét xử thứ 8 – 29/7 – VKSND TP Hà Nội đã đối đáp lại những luận cứ của gần 100 luật sư bào chữa cho 50 bị cáo. Sau đó, HĐXX cho các bị cáo được nói lời sau cùng. Những giọt nước mắt đã bắt đầu rơi.
2024.7.29 Dù tòa triệu tập 30.403 nhà đầu tư với tư cách là bị hại đến tòa nhưng ghi nhận của phóng viên Nhadautu.vn cho thấy rất nhiều bị hại vắng mặt. Đến ngày xét xử thứ 3, khu vực rạp ngoài trời dành cho bị hại đã được tháo dỡ vì…không có người.
2024.7.28 Ngày 27 và 28/7 (thứ Bảy và Chủ nhật), phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán, tiếp tục với phần tranh luận. Ngày 27 và 28/7 (thứ Bảy và Chủ nhật), tranh luận tại phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo, hầu hết các bị cáo và luật sư đều cho rằng, vai trò phạm tội của bị cáo là mờ nhạt, thứ yếu, đều nghe theo sự chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết.
2024.7.26 Viện Kiểm sát cáo buộc cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết có hành vi thao túng chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên đề nghị mức án 24-26 năm tù. Chiều 26.7, đại diện Viện KSND Hà Nội đã đề nghị mức án trên với bị cáo Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch FLC. Với nhận định Trịnh Thị Minh Huế – em gái bị cáo Quyết, kế toán Tập đoàn FLC có vai trò rất tích cực, xuyên suốt trong vụ án, Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị mức án cho bị cáo này là 17-19 năm tù hai tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
2024.7.25 Xét xử vụ Trịnh Văn Quyết: Nhiều nhà đầu tư chung câu hỏi ‘đâu là người bị hại, đâu là người liên quan?’ Các nhà đầu tư hiện đang nắm giữ cổ phiếu ROS thời điểm bị đình chỉ giao dịch lên tiếng, đề nghị xác định mình thuộc đối tượng người bị hại.
2024.7.25 Sáng nay (25/7), phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán bước sang ngày làm việc thứ 4, tiếp tục được diễn ra ở phần xét hỏi.
2024.7.24 Sáng 24-7, phiên toà xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC, cùng 49 đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo và những người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
2024.7.23 23/7, Ngày xét xử thứ 2 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC tiếp tục phần xét hỏi.
2024.7.22 Bắt đầu ngày 22/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa ra xét xử ông Trịnh Văn Quyết (SN 1975, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt) và 49 bị can trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán.
2024.4.9 Vụ án Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết 50 người bị VKSND Tối cao truy tố

2024.8.8 Trịnh Văn Quyết từ giàu thứ 3 Việt Nam rơi xuống vực sâu tù tội

Trịnh Văn Quyết từ giàu thứ 3 Việt Nam rơi xuống vực sâu tù tội

Sau khi thâu tóm một công ty có vốn điều lệ chỉ 1,5 tỷ đồng, Trịnh Văn Quyết đã dùng nhiều thủ đoạn để nâng khống vốn chủ sở hữu, niêm yết cổ phiếu để chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư.

Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975 tại Vĩnh Phúc. Từ một sinh viên Đại học Luật rồi cử nhân luật, ông Quyết chuyển sang mảng kinh doanh và trở thành đại gia trong mảng bất động sản, hàng không, du lịch và chứng khoán.

Ở tuổi 49, vị đại gia này nhận án phạt 21 năm tù về 2 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán, đồng thời phải “gánh” khoản bồi thường hơn 2.400 tỷ đồng.

Cuối năm 2009, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC được thành lập do Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT. Ông Quyết sau đó thành lập 17 công ty con, công ty liên kết; 8 công ty liên quan và 57 công ty vệ tinh.

Trong đó, Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros, Công ty cổ phần Chứng khoán BOS, Công ty cổ phần Đầu tư và khoáng sản Stone FLC, Công ty cổ phần Nông dược HAI, Công ty cổ phần Đầu tư tài chính và quản lý tài sản RTS và Công ty cổ phần Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC là những công ty đưa ông Trịnh Văn Quyết từ đỉnh cao xuống vực sâu.

Tháng 8/2012, Trịnh Văn Quyết thâu tóm lại Công ty Green Belt, tiền thân của Công ty Faros, có vốn điều lệ vỏn vẹn 1,5 tỷ đồng.

Doãn Văn Phương (Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC) làm Chủ tịch Công ty Faros, ông Quyết đứng đằng sau chỉ đạo, điều hành Faros, giao công ty này làm đơn vị tổng thầu các dự án do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.

Không có vốn và tài sản bảo đảm, để Faros có nguồn tiền trong quá trình hoạt động, Quyết chỉ đạo các thành viên trong Tập đoàn FLC thực hiện các thủ tục nâng khống vốn điều lệ, từ đó phát hành cổ phiếu bằng giá trị của số vốn điều lệ, đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán, bán cho các nhà đầu tư.

Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán cổ phiếu được chuyển về để Quyết sử dụng vào các mục đích khác.

Thủ đoạn của Trịnh Văn Quyết là giao Trịnh Thị Minh Huế (em gái) soạn thảo toàn bộ Biên bản họp HĐQT, Nghị quyết HĐQT về việc tăng vốn điều lệ (vốn góp chủ sở hữu) và việc sử dụng vốn góp.

Sau đó, những văn bản trên được chuyển cho các thành viên HĐQT Công ty Faros ký hợp thức. Đáng chú ý, 3/5 thành viên HĐQT Faros là anh họ, em rể và em họ ông Quyết.

Ngoài ra, Quyết còn trực tiếp chỉ đạo Huế soạn thảo hợp đồng nhận chuyển nhượng cổ phần, giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, chuyển cho 15 cá nhân được nhờ đứng tên là cổ đông góp vốn tại Faros.

Sau khi các cổ đông trên đăng ký góp vốn khống và được hạch toán vốn góp vào công ty, Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương chỉ đạo việc sử dụng số vốn góp khống này nhằm hợp thức hóa thành tài sản của Công ty Faros.

Cụ thể, Huế cho thực hiện toàn bộ các thủ tục để lãnh đạo Công ty Faros ký khống các hợp đồng ủy thác đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh cho các cá nhân, pháp nhân là người quen, nhân viên Tập đoàn FLC nhận ủy thác đầu tư của Công ty Faros, từ đó cân đối vốn góp khống.

Với phương thức, thủ đoạn như trên, từ tháng 4/2014 đến tháng 6/2016, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm đã 5 lần lập hồ sơ góp vốn khống, nâng số vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 lên 4.300 tỷ đồng. Trong đó, hơn 3.100 tỷ đồng là vốn góp khống.

Sau khi hoàn tất việc nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros, Quyết và Phương bàn bạc việc niêm yết cổ phiếu của công ty này lên sàn chứng khoán. Phương đã trực tiếp xây dựng phương án và Quyết phê duyệt, rồi để người thân trong công ty và các lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros tổ chức thực hiện.

Để niêm yết cổ phiếu lên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE), Faros phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính; đề nghị chấp thuận công ty đại chúng; đăng ký, lưu ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS để giao dịch.

Cuối năm 2015, Faros và Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội) ký Hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty Faros năm 2014, 2015 và 3 tháng đầu năm 2016 với giá trị 100 triệu đồng.

Dù biết báo cáo tài chính của Faros chưa đủ cơ sở để chấp nhận toàn phần, Lê Văn Dò (Phó tổng giám đốc CPA Hà Nội) và Lê Văn Tuấn (kiểm toán viên) vẫn ký ban hành các báo cáo kiểm toán độc lập, chấp nhận toàn phần các báo cáo tài chính, báo cáo vốn góp chủ sở hữu của Công ty Faros.

Tuy nhiên, khi gửi văn bản xem xét và chấp thuận việc đăng ký công ty đại chúng cùng những hồ sơ liên quan, Vụ Giám sát công ty đại chúng (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước – UBCKNN) đã thẩm định và phát hiện báo cáo kiểm toán của Công ty Faros không đúng quy định.

Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng khi đó là ông Lê Công Điền đã đề nghị Faros giải trình và cung cấp các tài liệu liên quan đến quá trình góp vốn và sử dụng vốn thu được từ các đợt tăng vốn.

Sau đó, Tổng Giám đốc và Chủ tịch Công ty Faros đã lần lượt 2 lần gửi giải trình và bổ sung hồ sơ lên UBCKNN, khẳng định công ty có vốn điều lệ thực góp đạt 4.300 tỷ đồng và có 114 cổ đông.

Faros lần thứ 2 bị từ chối. Một cuộc họp vào tháng 5/2016 với sự tham gia của Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng, CPA Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) được tổ chức, kết luận bằng chứng kiểm toán của Faros chưa đầy đủ, chưa phù hợp và yêu cầu CPA Hà Nội thực hiện kiểm toán lại.

Tuy nhiên, CPA Hà Nội không thực hiện kiểm toán lại và vẫn ký ban hành 3 báo cáo kiểm toán độc lập, có nội dung chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính, báo cáo vốn góp của chủ sở hữu Công ty Faros như các báo cáo kiểm toán ban đầu.

Với các Báo cáo kiểm toán thay thế trên, ngày 30/6/2016, ông Lê Công Điền buộc phải báo cáo lãnh đạo UBCKNN về hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của Công ty Faros và đề xuất phê duyệt chấp thuận.

Ngày 1/7/2016, UBCKNN chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của Công ty Faros.

Sau khi được chấp thuận là Công ty đại chúng, ngày 6/7/2016, Doãn Văn Phương ký Giấy đề nghị đăng ký chứng khoán và công văn gửi Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đề nghị cho đăng ký lưu ký chứng khoán.

Cụ thể, tên cổ phiếu là Công ty CP Xây dựng Faros, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu; tổng số cổ phiếu phát hành là 430 triệu, tương đương 4.300 tỷ đồng; mã chứng khoán: ROS.

Dương Văn Thanh, Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, dù biết rõ hồ sơ đăng ký, lưu ký chứng khoán của Công ty Faros chưa đủ cơ sở để xác định số vốn thực góp nhưng vẫn “đồng ý”.

Ngày 24/8/2016, Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán của Công ty Faros được Thanh ký. ROS được nhập vào khu vực giao dịch thuộc sàn HoSE và đăng thông tin trên website của Trung tâm.

Theo quy định, điều kiện niêm yết chứng khoán tại sàn HoSE là công ty có vốn chủ sở hữu trên 120 tỷ đồng và trên 300 cổ đông góp vốn. Để đáp ứng điều kiện thứ 2, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Huế lấy danh sách cán bộ nhân viên công ty để đưa vào danh sách cổ đông. Số cổ đông của Công ty Faros lập tức tăng lên 386 người. Những cổ đông này sau đó được hợp thức việc chuyển nhượng, hoặc bán một phần nhỏ cổ phần.

Ngày 11/7/2016, Faros đăng ký niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn HoSE. Ngày 24/8/2016, cổ phiếu ROS được niêm yết và chính thức giao dịch vào ngày 1/9/2016, giá tham chiếu 10.500 đồng/cổ phiếu.

Sau khi cổ phiếu ROS được niêm yết, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Huế sử dụng 518 tài khoản chứng khoán của người thân, quen, nhân viên do Huế mở, quản lý, sử dụng để mua bán cổ phiếu ROS.

Các bị cáo đã sử dụng sàn HoSE làm phương tiện để bán hơn 391 triệu cổ phiếu cho hàng vạn nhà đầu tư, thu về hơn 4.800 tỷ đồng. Trong đó, ông Quyết đã chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng.

Sau khi số tiền bán cổ phiếu được chuyển về tài khoản của các cổ đông, Huế lập chứng từ rút tiền mặt đưa cho các cổ đông ký rồi lấy tiền sử dụng vào các mục đích khác nhau theo chỉ đạo của anh trai.

Cơ quan tố tụng kết luận, hơn 25.000 nhà đầu tư là những người đã bỏ tiền thật ra mua cổ phiếu ROS (cổ phiếu của Công ty Faros) mà không biết bị cáo Trịnh Văn Quyết và đồng phạm đã dùng thủ đoạn gian dối nâng khống giá trị cổ phiếu để chiếm đoạt tiền của mình, chính là bị hại của vụ án.

Trong vụ án này, Trịnh Văn Quyết còn thao túng thị trường chứng khoán.

Ông Quyết chỉ đạo Huế liên hệ với 45 cá nhân có quan hệ họ hàng, người thân ký giấy tờ, thủ tục để Huế thành lập 20 công ty và mở 500 tài khoản chứng khoán. Sau đó, Huế sử dụng các tài khoản này để liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán khớp nội nhóm; mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở – đóng cửa; đặt lệnh mua/bán sau đó hủy lệnh…

Những hành vi trên nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng thị trường chứng khoán đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART, thu lời bất chính hơn 723 tỷ đồng. Trong đó, ông Quyết phải chịu trách nhiệm với số tiền thu lời bất chính là hơn 684 tỷ đồng của 4 mã chứng khoán.

Để thực hiện thao túng các mã cổ phiếu trên, đầu giờ giao dịch hàng ngày, Quyết chỉ đạo đồng phạm cấp khống tiền cho các tài khoản chứng khoán do vị chủ tịch chỉ định.

Từ ngày 26/5/2017 đến ngày 10/1/2022, 79 tài khoản chứng khoán đã được cấp khống tiền 1.568 lần, với tổng giá trị hơn 170.000 tỷ đồng để Huế đặt 15.128 lệnh mua hơn 2,8 tỷ cổ phiếu. Trong đó, hơn 463 triệu cổ phiếu khớp lệnh mua với tổng giá trị hơn 11.855 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2019, ông Trịnh Văn Quyết nằm trong top 3 người giàu nhất Việt Nam trên thị trường chứng khoán, với khối tài sản ước tính khoảng 20,5 ngàn tỷ đồng (880 triệu USD).

Ngày 29/3/2022, Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi Thao túng thị trường chứng khoán.

Ngày 4/4/2022, Bộ Công an bắt tạm giam em gái ông Trịnh Văn Quyết – Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban Kế toán Tập đoàn FLC – với vai trò đồng phạm, giúp sức Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi trên.

Một ngày sau, Bộ Công an bắt thêm một em gái nữa của ông Quyết là Trịnh Thị Thúy Nga.

Ngày 25/8/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bổ sung bị can Trịnh Văn Quyết về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cùng tội danh, Hương Trần Kiều Dung, cựu Chủ tịch HĐQT Công BOS, kiêm Phó Chủ tịch thường trực Tập Đoàn FLC, Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế cũng bị khởi tố.

Thời gian sau đó, Bộ Công an khởi tố thêm nhiều bị can về các tội danh: Thao túng thị trường chứng khoán; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán. Tổng có 50 người bị truy tố, đưa ra xét xử trong vụ án này.

Ngày 22/7, 50 bị cáo bị TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử.

Tại “công đường”, cơ quan tố tụng cho rằng trong vụ án này, phần lớn các bị cáo có trình độ, có hiểu biết, am hiểu pháp luật, một số bị cáo có sức ảnh hưởng, có quyền quyết định đã chỉ đạo, điều hành các pháp nhân thuộc hệ sinh thái cùng thực hiện hành vi trái pháp luật.

Đặc biệt, một số bị cáo am hiểu sâu về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã cố ý thực hiện hành vi trái pháp luật, tạo điều kiện để các bị cáo khác thực hiện tội phạm gây hậu quả đặc biệt lớn, làm giảm uy tín của cơ quan Nhà nước trong quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư chứng khoán, tác động tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút vốn đầu tư.

Đối với Trịnh Văn Quyết, VKSND TP Hà Nội đánh giá bị cáo này đã lợi dụng sự sơ hở của pháp luật về góp vốn chủ sở hữu, thủ tục niêm yết cổ phiếu; sử dụng Công ty Faros làm công cụ và Sàn HoSE là phương tiện để niêm yết bán cổ phiếu ROS, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của các nhà đầu tư chứng khoán.

Công bố bản án, HĐXX quy kết Trịnh Văn Quyết là người chủ mưu quyết định, chỉ đạo thực hiện việc góp vốn khống tại Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng và đăng ký đại chúng, đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE.

Sau đó, Quyết đã cho bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS (cổ phiếu của Công ty Faros) hình thành từ việc nâng khống vốn cho hơn 25.800 nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng.

Ngoài ra, Trịnh Văn Quyết còn chỉ đạo mở quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản do Trịnh Thị Minh Huế sử dụng để thao túng 5 mã chứng khoán, thu lời bất chính hơn 723 tỷ đồng.

Sau 14 ngày xét xử và nghị án, ngày 5/8, TAND TP Hà Nội đưa ra phán quyết với 50 bị cáo.

Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết nhận mức án 21 năm tù cho 2 tội danh Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bị cáo Trịnh Thị Minh Huế, cựu cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC (em gái ruột Trịnh Văn Quyết) bị tuyên 3 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán và 11 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp 14 năm tù.

Trịnh Thị Thúy Nga, cựu Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS (em gái ruột bị cáo Quyết), lĩnh án 2 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán và 6 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt 8 năm tù.

47 bị cáo còn lại HĐXX tuyên phạt mức án từ 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 11 năm tù về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thao túng thị trường chứng khoán, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.

郑文决从越南第三富豪跌入监狱深渊
https://dantri.com.vn/phap-luat/trinh-van-quyet-tu-giau-thu-3-viet-nam-roi-xuong-vuc-sau-tu-toi-20240807170138389.htm

2024.8.5 Sau 2 tuần xét xử và nghị án, chiều 5/8, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 50 bị cáo trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC). Bị cáo Trịnh Văn Quyết (sinh năm 1975, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt) bị Tòa tuyên 18 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 3 năm tù về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, tổng hợp hình phạt chung đối với bị cáo Quyết là 21 năm tù.

Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết lãnh 21 năm tù

Tòa xác định cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết có vai trò chủ mưu, chỉ đạo thực hiện hành vi sai phạm trong vụ án nên tuyên phạt bị cáo tổng hợp hình phạt là 21 năm tù.

Chiều 5-8, sau 14 ngày xét xử và nghị án, Tòa án nhân dân Hà Nội đã đưa ra phán quyết với cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 người khác trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết là người chủ mưu cầm đầu

Ông Trịnh Văn Quyết bị tòa tuyên phạt 3 năm tù về tội thao túng thị trường chứng khoán và 18 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tổng mức hình phạt tòa tuyên đối với ông Quyết là 21 năm tù.

Cùng bị truy tố hai tội danh trên, các bị cáo: Trịnh Thị Minh Huế (cán bộ ban kế toán Tập đoàn FLC, em gái ruột ông Quyết) lãnh 14 năm tù; Trịnh Thị Thúy Nga (phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán BOS, em gái ruột ông Quyết) bị phạt 8 năm tù; Hương Trần Kiều Dung (phó chủ tịch thường trực HĐQT FLC) lãnh 8 năm 6 tháng tù; Trịnh Văn Đại (phó tổng giám đốc Công ty CP xây dựng FLC Faros, anh họ ông Quyết) lãnh 11 năm tù.

Bốn cựu lãnh đạo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM gồm: ông Trần Đắc Sinh (cựu chủ tịch HĐQT) bị tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù; Lê Hải Trà (cựu tổng giám đốc, cựu ủy viên HĐQT) lãnh 5 năm tù; Trầm Tuấn Vũ (cựu phó tổng giám đốc, phó chủ tịch hội đồng niêm yết) lãnh 5 năm 6 tháng tù; Lê Thị Tuyết Hằng (cựu giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên hội đồng niêm yết) bị phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bản án xác định giai đoạn 2017-2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái là Trịnh Thị Minh Huế cùng nhiều nhân viên FLC mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty.

Sau đó những người này mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng nhằm thao túng thị trường chứng khoán với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.

Hành vi thao túng các mã cổ phiếu tạo ra cung cầu giả và thổi giá đối với 5 mã cổ phiếu thuộc nhóm FLC. Qua đó Trịnh Văn Quyết và đồng phạm gây thiệt hại 723 tỉ đồng cho các nhà đầu tư.

Riêng ngày 10-1-2022, ông Quyết dù không công bố thông tin theo quy định nhưng đặt bán hơn 76,7 triệu cổ phiếu FLC và khớp lệnh 74,8 triệu, thu về gần 1.700 tỉ đồng.

Ở tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan tố tụng xác định ông Quyết nâng khống vốn điều lệ của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros để niêm yết mã cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán, nhằm thu tiền của các nhà đầu tư.

Các bị cáo gây mất niềm tin trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán.

Công ty Faros được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ 1,5 tỉ đồng. Đến giai đoạn 2014-2016, ông Quyết làm thủ tục tăng khống vốn điều lệ cho doanh nghiệp này từ con số ban đầu lên tận 4.300 tỉ đồng, tương đương 430 triệu cổ phần.

Khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của các nhà đầu tư.

Đối với các bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt của các nhà đầu tư số tiền đặc biệt lớn, gây mất niềm tin cho xã hội, ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán.

Trong đó bị cáo Quyết là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi phạm tội nên cần phải xử lý nghiêm.

Các bị cáo khác là đồng phạm giúp sức, “thông qua thị trường chứng khoán, các bị cáo đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây mất niềm tin của các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán, gây bức xúc trong xã hội, vì vậy cần có đường lối xử lý tương xứng…”, bản án nêu.

Đối với các bị cáo thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán đã thực hiện tội phạm trong thời gian dài với nhiều mã cổ phiếu khác nhau, các mảng thời gian khác nhau, có nhiều hành vi thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm độc lập, vì vậy phải chịu tình tiết năng nặng.

Về tình tiết giảm nhẹ, bị cáo Trịnh Văn Quyết được xem xét nhiều tình tiết như thành khẩn khai báo, tích cực khắc phục hậu quả.

Tòa ghi nhận ông Quyết cùng Tập đoàn FLC trong quá trình hoạt động đã đầu tư, xây dựng nhiều dự án lớn tại vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn như Bình Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa… Từ đó tạo ra hàng nghìn công ăn việc làm trong nhiều năm, góp phần tích cực vào kinh tế của các địa phương.

Đến nay ông Quyết được các địa phương, và nhiều người gửi đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

25.800 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS bán ra lần đầu được xác định là bị hại

Hội đồng xét xử cho hay hơn 25.000 nhà đầu tư là những người đã bỏ tiền thật ra mua cổ phiếu ROS (cổ phiếu của Công ty Faros), mà không biết bị cáo Trịnh Văn Quyết và đồng phạm dùng thủ đoạn gian dối nâng khống giá trị cổ phiếu để chiếm đoạt tiền của mình.

Thực tế Trịnh Văn Quyết đã chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của các nhà đầu tư.

Do đó hơn 25.800 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS bán ra lần đầu như đã nêu trên được xác định là bị hại.

Số cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán từ ngày 1-9-2016 đến ngày 5-9-2022 đã bị hủy niêm yết.

Đến nay có hơn 63.000 nhà đầu tư còn đang sở hữu cổ phiếu ROS, không tính số cổ phiếu do các bị cáo đứng tên.

Hội đồng xét xử xác định những nhà đầu tư này không trực tiếp mua cổ phiếu của Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm bán ra đợt đầu, không bị các bị cáo lừa đảo trực tiếp nên không được xác định là bị hại.

Tuy nhiên theo tòa sơ thẩm, họ là những người đang sở hữu cổ phiếu ROS bị nâng khống giá trị, “phần nào chịu hậu quả của những hành vi đó”, do đó cần đưa các nhà đầu tư này vào vụ án với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để xem xét bảo đảm quyền lợi cho họ.

Mức án cụ thể tòa tuyên với 50 bị cáo:
Nhóm bị cáo bị xét xử hai tội thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

1.Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, lãnh 21 năm tù.

2.Trịnh Thị Minh Huế, cựu cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC (em gái ruột ông Trịnh Văn Quyết) lãnh 14 năm tù.

3.Trịnh Thị Thúy Nga, cựu Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS (em gái ruột ông Quyết) lãnh 8 năm tù.

4.Hương Trần Kiều Dung, cựu Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC lãnh 8 năm 6 tháng tù.

5.Trịnh Văn Đại, cựu Phó Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros (anh họ Quyết) lãnh 11 năm tù.

6.Nguyễn Văn Mạnh, cựu Trưởng nhóm vật tư phòng mua sắm Công ty FLC Land (em rể ông Quyết, chồng Trịnh Thúy Nga), lãnh 6 năm tù.

7.Trịnh Tuân, cựu Giám đốc Công ty FLC Land (cháu họ ông Quyết) lãnh 6 năm tù.

8.Nguyễn Thị Hồng Dung (vợ Nguyễn Quang Trung, họ hàng với ông Quyết) lãnh 48 tháng tù.

Nhóm bị cáo bị xét xử tội thao túng thị trường chứng khoán:

9.Nguyễn Quỳnh Anh, cựu Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán BOS lãnh 24 tháng tù.

10.Chu Tiến Vượng, cựu phó Chủ tịch thường trực HĐQT Công ty BOS lãnh 24 tháng tù.

11.Nguyễn Thị Thanh Phương, cựu Trưởng phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS lãnh 20 tháng tù.

12.Bùi Ngọc Tú, cựu Phó phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS lãnh 20 tháng tù.

13.Nguyễn Thị Thu Thơm, cựu Phó phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS lãnh 20 tháng tù.

14.Quách Thị Xuân Thu, cựu Kế toán trưởng Công ty CP Chứng khoán BOS lãnh 16 tháng tù.

15.Trần Thị Lan, cựu Kế toán trưởng Công ty CP Chứng khoán BOS lãnh 16 tháng tù.

16.Trịnh Văn Nam, cựu nhân viên Công ty CP Hàng không Tre Việt (cháu họ ông Quyết, con trai bị can Trịnh Văn Đại) lãnh 15 tháng tù treo.

17.Trịnh Thị Thanh Huyền, cựu nhân viên Công ty FLC Homes (chị họ ông Quyết) lãnh 15 tháng tù treo.

18.Nguyễn Thị Nga, cựu nhân viên Ban kế toán, Tập đoàn FLC (cháu họ ông Quyết) lãnh 15 tháng tù treo.

19.Hoàng Thị Huệ, cựu nhân viên Công ty CP Thương mại và dịch vụ số FLC (cháu họ ông Quyết) lãnh 15 tháng tù treo.

20.Đỗ Thị Huyền Trang, cựu Phó phòng kế toán, Tập đoàn FLC (cháu họ ông Quyết) lãnh 15 tháng tù treo.

21.Nguyễn Quang Trung, lái xe Bệnh viện Đa khoa Hà Thành (em rể ông Quyết) lãnh 15 tháng tù treo.

Nhóm bị cáo bị xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

22.Đỗ Như Tuấn, cựu tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros lãnh 7 năm tù.

23.Đỗ Quang Lâm, cựu tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros lãnh 6 năm tù.

24.Nguyễn Văn Thanh, cựu trưởng Ban kiểm soát Công ty CP Xây dựng Faros lãnh 7 năm tù.

25.Đàm Mai Hương, cựu kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng Faros lãnh 3 năm tù.

26.Nguyễn Bình Phương, cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng FLC Faros lãnh 5 năm tù.

27.Hoàng Thị Thu Hà, Kế toán Công ty TNHH MTV FLC Land (em họ ông Quyết) lãnh 7 năm 6 tháng tù.

28.Nguyễn Tiến Dũng, cựu tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros; (bạn ông Quyết) lãnh 5 năm tù.

29.Lê Thành Vinh, cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros lãnh 3 năm tù.

30.Nguyễn Thanh Bình, cựu phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty RTS, (bạn cùng quê ông Quyết) lãnh 6 năm tù.

31.Lê Tân Sơn, cựu phó Chánh Văn phòng, Thư ký Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC lãnh 3 năm tù.

32.Trần Thế Anh, cựu Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC lãnh 3 năm

33.Đặng Thị Hồng, cựu phó trưởng Ban Pháp chế, Công ty CP Tập đoàn FLC lãnh 30 tháng tù treo.

34.Lê Văn Sắc, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Địa ốc Alaska kiêm Giám đốc Công ty FLC Land lãnh 30 tháng tù treo.

35.Trương Văn Tài, cựu nhân viên Văn phòng Công ty CP Tập đoàn FLC (lái xe cho ông Quyết) lãnh 30 tháng tù treo.

36.Nguyễn Minh Điểm, cựu nhân viên hành chính nhân sự Công ty CP Chứng khoán BOS lãnh 24 tháng tù treo.

37.Trịnh Thị Út Xuân, cựu nhân viên Công ty dịch vụ số FLC lãnh 30 tháng tù treo.

38.Phạm Thanh Hương, cựu Kế toán Công ty TNHH Đầu tư Sevin lãnh 30 tháng tù treo.

39.Phạm Thị Hải Ninh, cựu phó ban đầu tư Tập đoàn FLC lãnh 30 tháng tù treo.

40.Nguyễn Thiện Phú, cựu Phó tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng FLC Faros lãnh 5 năm tù.

41.Nguyễn Ngọc Tỉnh, cựu Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty Kiểm toán và kế toán Hà Nội lãnh 6 năm.

42.Lê Văn Tuấn, cựu Kiểm toán viên Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội lãnh 5 năm 6 tháng tù.

43.Trần Thị Hạnh, cựu Phó tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP lãnh 4 năm tù.

Nhóm bị cáo bị xét xử tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ:

44.Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM lãnh 6 năm 6 tháng tù.

45.Lê Hải Trà, cựu ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM lãnh 5 năm tù.

46.Trầm Tuấn Vũ, cựu Phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM lãnh 5 năm 6 tháng tù.

47.Lê Thị Tuyết Hằng, cựu Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM lãnh 30 tháng tù treo.

Nhóm bị cáo bị xét xử tội công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán:

48.Lê Công Điền, cựu Vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lãnh 36 tháng tù.

49.Dương Văn Thanh, cựu Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam lãnh 24 tháng tù treo.

50.Phạm Trung Minh, cựu Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam lãnh 18 tháng tù treo.

Bắt đầu tuyên án cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 đồng phạm

TPO – Trong số 50 bị cáo hầu tòa, Viện kiểm sát đề nghị tòa phạt người mức án thấp nhất từ 18 tháng tù, người giữ vai trò chủ mưu vụ án bị đề nghị lên tới 26 năm tù giam.

Mức án đề nghị cao nhất lên đến 26 năm tù

Lúc 14h hôm nay (5/8), TAND TP Hà Nội bắt đầu tuyên án 50 bị cáo trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán”, xảy ra tại Tập đoàn FLC.

Trước đó, trong 9 ngày xét xử, đại diện Viện KSND TP Hà Nội nêu quan điểm luận tội đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) mức án 19 – 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 5 – 6 năm tù tội “Thao túng thị trường chứng khoán”. Tổng hợp chung, ông Quyết bị đề nghị 24 – 26 năm tù.

Cùng hai tội với ông Quyết, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Hương Trần Kiều Dung (Phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC) 11 – 13 năm tù… Hơn 40 bị cáo còn lại là thuộc cấp tại hệ sinh thái FLC, lãnh đạo công ty kiểm toán bị đề nghị từ 18 tháng tù đến 19 năm tù giam.

Với nhóm lãnh đạo ngành chứng khoán, Viện kiểm sát đề nghị phạt ông Trần Đắc Sinh (cựu chủ tịch HĐQT Sở giao dịch chứng khoán TP HCM – HOSE) 8 – 9 năm tù; Lê Hải Trà (cựu ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết HOSE) 6 – 7 năm tù; Trầm Tuấn Vũ (cựu phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch hội đồng niêm yết HOSE) 6 – 7 năm tù; Lê Thị Tuyết Hằng (Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết HOSE) 3 – 4 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Bị cáo Lê Công Điền (cựu Vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) bị đề nghị 36 – 42 tháng tù.

Các bị cáo Dương Văn Thanh (cựu tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) 24 – 30 tháng tù; Phạm Trung Minh (cựu trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) 18 – 24 tháng tù tội “Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”.

Xin lỗi nhà đầu tư

Diễn biến xét xử ghi nhận các bị cáo đều thành khẩn khai báo, bày tỏ ăn năn, hối lỗi.

Nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án, bị cáo Trịnh Văn Quyết cho hay, trong suốt sự nghiệp kinh doanh của mình, ông luôn có những hoài bão và ước mơ phát triển các lĩnh vực như: Sân golf, khu nghỉ dưỡng, bất động sản, hàng không… và đã có những thành tựu nhất định được xã hội ghi nhận, đánh giá cao cũng như thay da đổi thịt những vùng đất khó, đem lại việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động.

Tuy nhiên, tại cùng một thời điểm, để thực hiện đồng thời nhiều ước mơ hoài bão lớn như vậy, cá nhân ông phải làm một số việc “vượt quá giới hạn pháp luật cho phép” dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay.

“Tôi rất hối hận vì trong suốt quãng đời doanh nhân hơn hai mươi năm của mình, cho dù tôi đã luôn nỗ lực, cố gắng thì tôi cũng không thể thay đổi một sự thật là nhiều người thân, người bạn và đồng nghiệp của tôi, những người vì tin tưởng tôi mà rơi vào vòng lao lý. Cho tôi được nói lời xin lỗi. Tôi tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình”, ông Quyết nghẹn giọng.

Về phía nhóm cựu cán bộ ngành chứng khoán, bị cáo Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HOSE) trong gần 10 phút phát biểu sau cùng đã gửi lời xin lỗi Đảng, Nhà nước, vì đã không làm tròn nhiệm vụ; xin lỗi nhà đầu tư.

Ông Sinh cho hay, từ những năm 2000 được phân công lãnh đạo thị trường chứng khoán tập trung lớn nhất nước. Mục tiêu của ông là xây dựng thị trường phát triển vững mạnh, bình đẳng, nhưng sát thời điểm nghỉ hưu đã bị “con virus lừa đảo chui qua tất cả các cánh cửa”, để cuối cùng vi phạm pháp luật.

Trong hơn 20 năm cống hiến cho ngành chứng khoán, ông Sinh tự hào vì thị trường đi lên, chiếm nhiều % trong GDP cả nước, được bạn bè thế giới quý trọng.

Theo ông, sự việc xảy ra liên quan đến FLC là lỗi lầm cá nhân và để lại nhiều bài học. Cá nhân ông không bao giờ tưởng tượng hành vi gian lận, lừa đảo kinh khủng, có ý đồ sâu sắc như vậy.

Cựu Chủ tịch HOSE mong thời gian tới có những chấn chỉnh để thị trường chứng khoán minh bạch, hiệu quả. Đồng thời, ông kiến nghị một số nội dung để hoàn thiện cơ chế chính sách, để những người làm chứng khoán đi sau ông có thể yên tâm.

Theo đó, ông kiến nghị Luật Doanh nghiệp cần xem xét lại vấn đề quản lý vốn điều lệ doanh nghiệp; cho phép Sở giao dịch chứng khoán có thể thuê một công ty kiểm toán khi cảm thấy nghi ngờ; thắt chặt hoạt động của các công ty kiểm toán, có hành lang pháp lý chặt chẽ để họ không vi phạm.

Ông Lê Hải Trà (cựu Phó tổng giám đốc thường trực HoSE) cũng nêu những trăn trở về hành lang pháp lý hiện hành trong bối cảnh thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp.

Ông nói, việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư luôn là “yêu cầu tối thượng” trong ngành chứng khoán. Hệ thống Luật Doanh nghiệp; Luật Chứng khoán đã lập ra những hàng rào, chốt chặn, để bảo vệ những lợi ích đó nhưng vì quá tin vào chuỗi những chốt chặn đó, mà chủ quan, thiếu thận trọng…

Cựu Tổng giám đốc HOSE mong những bất cập còn tồn tại trong thị trường chứng khoán sẽ sớm được hoàn thiện để người quản lý, vận hành thị trường sau này giảm thiểu rủi ro không đáng có.

Trong lời nói sau cùng, bị cáo Lê Công Điền (Cựu Vụ trưởng Vụ giám sát công ty đại chúng, thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước) cho rằng, sai sót xảy ra là bài học đáng tiếc. Ông không né trách nhiệm, xin tòa đánh giá bối cảnh phạm tội, không có vụ lợi.

8月5日下午2点,经过14天的审理和审议,河内人民法院对FLC集团前董事长Trinh Van Quyet等49人操纵股市、诈骗侵占财产案作出一审判决。

被告人Trinh Van Quyet是主谋和领导者

Trinh Van Quyet 因操纵股市被判处 3 年有期徒刑,因诈骗侵占财产罪被判处 18 年徒刑。 法院对 Quyet 的总刑期为 21 年监禁。

法院对50名被告人具体量刑如下

2024.7.31 49/50 bị cáo thành khẩn nhận tội, chỉ có một bị cáo liên tục thay đổi lời khai; số bị hại bất ngờ giảm hơn 5.400 người; Toà triệu tập hơn 30.000 bị hại nhưng chỉ có vài chục người có mặt; nhiều bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Quyết… Đó là những diễn biến chính của phiên toà xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và đồng phạm trong 8 ngày qua.

Điểm lại 8 ngày xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

49/50 bị cáo thành khẩn nhận tội, chỉ có một bị cáo liên tục thay đổi lời khai; số bị hại bất ngờ giảm hơn 5.400 người; Toà triệu tập hơn 30.000 bị hại nhưng chỉ có vài chục người có mặt; nhiều bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Quyết… Đó là những diễn biến chính của phiên toà xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và đồng phạm trong 8 ngày qua.

Phiên tòa diễn ra nhanh chóng trong 8 ngày làm việc

Phiên tòa sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 đồng phạm về tội “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bắt đầu từ sáng ngày 22/7, dự kiến có thể kéo dài 20 ngày. Tuy nhiên, phiên tòa đã diễn ra nhanh chóng khi ông Trịnh Văn Quyết với vai trò lớn nhất của vụ án cùng hầu hết các bị cáo đã chấp nhận toàn bộ quy kết tại Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Trên cơ sở đó, các luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng chủ yếu tập trung vào phần đưa ra các tình tiết giảm nhẹ.

Bên cạnh đó là cách điều hành phiên tòa theo phương pháp hỏi “cuốn chiếu”, hỏi dứt điểm từng bị cáo. Các luật sư bào chữa cũng được Hội đồng xét xử đề nghị đi thẳng vào trọng tâm, hạn chế dẫn giải các điều luật.

Nhờ vậy, ngày 29/7, sau 8 ngày làm việc liên tục, phiên tòa đã cơ bản hoàn thành các nội dung chính để chuyển sang thời gian nghị án, dự kiến kéo dài 7 ngày. Dự kiến, ngày 5/8/2024, bản án sẽ được tuyên.

Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án 24 – 26 năm tù

Vào chiều ngày 26/7, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao công bố bản luận tội và đề nghị mức án cho các bị cáo. Theo đó, ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức 24-26 năm tù giam cho cả hai tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngoài ra, trong 7 bị cáo khác bị cáo buộc cùng lúc hai tội danh này, hai em gái ông Quyết là: Trịnh Thị Minh Huế (Cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC) bị đề nghị mức 17-19 năm; Trịnh Thị Thúy Nga (Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS) 10-12 năm.

Bị cáo Hương Trần Kiều Dung (Phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC) bị đề nghị mức 11-13 năm.

Đối với tội Thao túng thị trường chứng khoán, có 13 bị cáo là lãnh đạo và cựu lãnh đạo, nhân viên các công ty: Công ty cổ phần Chứng khoán BOS, Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt, Công ty FLC Homes và Tập đoàn FLC (trong đó có cháu họ, em rể ông Quyết). Người có mức án đề nghị cao nhất là 3 – 5 năm năm tù, thấp nhất là 18 – 24 tháng tù.

Đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Trong số 22 bị cáo bị cáo buộc phạm tội này, người bị đề nghị mức án cao nhất là Hoàng Thị Thu Hà (Kế toán Công ty TNHH MTV FLC Land, em họ ông Quyết): 10-11 năm.

Nhóm lãnh đạo và nhân viên công ty kiểm toán bị đề nghị như sau: Nguyễn Ngọc Tỉnh (Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội – CPA Hà Nội): 7-8 năm tù; Lê Văn Tuấn (Kiểm toán viên CPA Hà Nội): 7-8 năm tù; Trần Thị Hạnh (Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP): 6-7 năm tù.

Trong vụ án này, có 4 bị cáo liên quan đến tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là cựu lãnh đạo và nhân viên sàn HOSE. Trong đó, ông Trần Đắc Sinh (nguyên Chủ tịch HĐQT HOSE) bị đề nghị 8-9 năm tù; ông Lê Hải Trà (nguyên ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc HOSE) bị đề nghị 6-7 năm tù.

Ba bị cáo còn lại liên quan đến tội “Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” là Lê Công Điền (Vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) bị đề nghị 36-42 tháng tù; Dương Văn Thanh (Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) 24-30 tháng tù; Phạm Trung Minh (nguyên Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) 18-24 tháng tù.

Số bị hại bất ngờ giảm hơn 5.400 người

Trước khi diễn ra phiên xử, TAND TP Hà Nội đã triệu tập 30.403 bị hại tham gia quá trình tố tụng và đã cho dựng rạp với hàng nghìn chỗ ngồi phục vụ bị hại đến dự, con số này dựa trên ghi nhận tại Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân.

Tuy nhiên, trong ngày đầu xét xử chỉ có khoảng 30 người tới, những ngày sau đó cũng rất ít bị hại có mặt. Điều này trái ngược với vụ án tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh khi hàng nghìn người tham dự, nhiều người đến từ 4h sáng.

Viện Kiểm sát cho biết, có 133 bị hại còn giữ cổ phiếu F0 (tức là mua trực tiếp từ Trịnh Văn Quyết và 15 cổ đông ban đầu). Trong số đó, có 95 người yêu cầu bồi thường thiệt hại do đang sở hữu hơn 381.000 cổ phiếu với giá trị mua gần 1,4 tỷ đồng.

Được biết, gia đình ông Trịnh Văn Quyết đã gặp gỡ và bồi thường hơn 2 tỷ đồng cho nhóm bị hại này.

Việc xác định số lượng bị hại, căn cứ xác định ai là bị hại là một trong những vấn đề được tranh luận nhiều nhất tại phiên tòa. Ban đầu, Viện Kiểm sát xác định có 30.403 bị hại.

“Các nhà đầu tư ban đầu đã bỏ tiền thật (với 30.403 tài khoản chứng khoán) để mua hơn 391 triệu cổ phiếu ROS khống và bị thiệt hại hơn 3.620 tỷ đồng”, đại diện Viện Kiểm sát lý giải căn cứ để xác định bị hại của vụ án.

Tuy nhiên, theo phản hồi của một số bị hại và đề nghị của các luật sư, sáng 29/7, sau khi rà soát lại danh sách bị hại, đại diện Viện Kiểm sát xác định có khoảng 25.000 bị hại, giảm 5.403 bị hại so với con số công bố trước đó. Lý do là một số người bị trùng tên, một người lập nhiều tài khoản.

Nhóm 4 luật sư bào chữa cho ông Quyết ghi nhận động thái này của Viện Kiểm sát, song vẫn chưa đồng tình về tiêu chí xác định bị hại của vụ án.

Theo Luật sư Vũ Đặng Hải Yến (một trong 4 luật sư bào chữa cho Trịnh Văn Quyết), trong danh sách 133 bị hại ở bút lục 549142 thì tiêu chí xác định bị hại như sau: phải đáp ứng các điều kiện là mua cổ phiếu ROS từ F0 (từ tài khoản của Trịnh Văn Quyết và 15 cổ đông ban đầu) và chưa bán hoặc đã bán ít hơn số đã mua. Luật sư hoàn toàn đồng ý với tiêu chí này.

Số nhà đầu tư còn lại, theo bà Yến, nếu không còn dư cổ phiếu F0 ROS trong tài khoản thì sẽ không đáp ứng được các tiêu chí tiếp theo của danh sách bị hại. Trên thực tế, chỉ khoảng gần 40% bị hại trong danh sách trên làm việc trực tiếp với cơ quan tố tụng, nhiều người trong số đó cũng không có yêu cầu đòi bồi thường, nhiều người đã bán cổ phiếu và có lãi.

Vì thế, luật sư đề nghị Hội đồng xét xử xem xét lại tiêu chí mà Viện kiểm sát đang dùng để xác định bị hại. Đây sẽ là cơ sở để xác định tính chất mức độ nguy hiểm của vụ án và là cơ sở để quyết định con số bồi thường (thi hành án) cho nhà đầu tư.

Sau cùng, bà Yến đề nghị HĐXX xem xét bị hại chỉ gồm 133 nhà đầu tư còn sở hữu cổ phiếu ban đầu. Xem xét số tiền chiếm đoạt là 2,2 tỷ đồng tương ứng với giá trị của số cổ phần ROS còn dư của 133 bị hại.

Đề nghị HĐXX ghi nhận Trịnh Văn Quyết đã khắc phục toàn bộ số tiền chiếm đoạt của các bị hại là 2,2 tỷ đồng. Còn số tiền 3.600 tỷ đồng được coi là số tiền hưởng lợi không ngay tình và bị cáo Trịnh Văn Quyết đã cam kết nộp vào ngân sách.

Ông Quyết muốn dùng khối tài sản 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án

Tại phiên toà, ông Trịnh Văn Quyết nhiều lần bày tỏ mong muốn được gỡ phong tỏa khối tài sản ước tính khoảng 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án. Trong đó, tài sản có giá trị nhất là 30% cổ phần tại Tập đoàn FLC.

Ông Quyết cho biết, đối với tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, số tiền bồi thường khoảng 700 tỷ đồng, bị cáo đã bán hãng hàng không Bamboo Airway với giá 700 tỷ đồng để khắc phục. Số tiền hơn 200 tỷ đồng thu được đã được gia đình nộp khắc phục, còn 500 tỷ đồng đối tác đang nợ, khi nào đối tác thanh toán nốt cũng sẽ được nộp ngay vào tài khoản tạm giữ của cơ quan chức năng.

Đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” mà cáo trạng xác định các nhà đầu tư bị chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng, ông Quyết cho biết sẵn sàng dùng toàn bộ tài sản cá nhân đã tích luỹ trong hơn 20 năm lập nghiệp của mình để khắc phục hậu quả. Số tài sản này ước tính có giá trị gần 5.000 tỷ đồng, hiện đang bị phong toả.

“Nếu được Hội đồng xét xử gỡ bỏ phong toả tổng số tài sản cá nhân khoảng 5.000 tỷ đồng cùng với 500 tỷ đồng bán hãng hàng không Bamboo Airways (đối tác chưa thanh toán) thì bị cáo có thể khắc phục hoàn toàn hậu quả”, cựu Chủ tịch FLC nhấn mạnh.

Về vấn đề này, Hội đồng xét xử cho biết sẽ xem xét, đánh giá.

Khi được nói lời sau cùng vào sáng 29/7, ông Trịnh Văn Quyết trình bày những thành tựu được xã hội ghi nhận trong suốt sự nghiệp kinh doanh hơn 20 năm của mình, đồng thời thừa nhận để thực hiện đồng thời nhiều ước mơ và hoài bão lớn, ông đã làm một số việc vượt quá giới hạn pháp luật cho phép dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay.

Cựu Chủ tịch FLC bày tỏ hối hận và xin lỗi vì đã khiến nhiều người thân, người bạn và đồng nghiệp vì tin tưởng mình mà rơi vào vòng lao lý. Ông cũng thay mặt các bị cáo xin lỗi nhà đầu tư.

“Vụ án là bài học quá lớn sẽ ám ảnh suốt cuộc đời tôi và những bị cáo khác”, ông Quyết nói và xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình.

Về phần mình, bị cáo Quyết không xin giảm nhẹ cho bản thân mà chỉ mong Hội đồng xét xử phán xét công tâm, khách quan, nhân văn, thấu tình đạt lý cho ông và các bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời.

Một bị cáo thay đổi lời khai, “xin nhận lại” 20 triệu đồng khắc phục hậu quả

Trong số 50 bị cáo thì 49 bị cáo thành khẩn nhận tội, chỉ duy nhất ông Lê Văn Tuấn, Kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội) là người bác bỏ cáo buộc theo cáo trạng.

Tại toà, ông Tuấn cho rằng, tại CPA Hà Nội, bản thân chỉ có vai trò tìm kiếm khách hàng cho công ty kiểm toán. Bị cáo không được tham gia vào các cuộc họp, không ký tên vào các báo cáo kiểm toán toàn phần giúp Công ty Faros hoàn thiện hồ sơ niêm yết.

Cựu Kiểm toán viên Lê Văn Tuấn (áo vàng) bất ngờ không nhận tội đầu phiên toà và đòi “xin lại” 20 triệu đồng vợ đã khắc phục, nhưng ngày 27/7 lại quyết định nhận tội.

Do đó, bị cáo này cho rằng mình không có tội và “xin nhận lại” 20 triệu đồng khắc phục hậu quả mà vợ bị cáo đã nộp.

Cáo trạng cho biết, trong suốt giai đoạn điều tra, kết luận điều tra vụ án, bị can Lê Văn Tuấn thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Tuy nhiên, trong giai đoạn truy tố, bị can thay đổi lời khai, không thừa nhận hành vi phạm tội, nhưng không cung cấp được bằng chứng chứng minh cho lời khai của mình.

Đến phiên tranh luận ngày 27/7, ông Tuấn lại bất ngờ thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Do đó, luật sư của bị cáo này đã được HĐXX tạo điều kiện bào chữa ở phiên đối đáp vào sáng 29/7.

Bị hại làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Trịnh Văn Quyết

Một điểm đáng chú ý tại phiên toà này là một số bị hại tham gia tố tụng đã bày tỏ quan điểm xin giảm nhẹ hình phạt cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC với mong muốn ông Quyết nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh giúp cổ phiếu của hệ sinh thái FLC được giao dịch trở lại và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Có bị hại nêu quan điểm, ông Quyết gây ra vi phạm thì sẽ là người phù hợp nhất để khắc phục sai phạm.

Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử nhận định, bị cáo Quyết được nhiều bị hại làm đơn xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt. Đây được tính là một tình tiết giảm nhẹ cho ông Quyết.

49/50被告人真诚认罪,只有1名被告人多次改变证言;遇难人数骤减5400余人;法庭传唤了三万多名受害人,但到场的只有几十人;许多受害者要求对Quyet先生减刑……这是过去8天对前FLC主席Trinh Van Quyet及其同伙的审判的主要进展。

2024.7.29 Sau 8 ngày xét xử, phiên tòa sơ thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bước vào thời gian nghị án. Ở ngày xét xử thứ 8 – 29/7 – VKSND TP Hà Nội đã đối đáp lại những luận cứ của gần 100 luật sư bào chữa cho 50 bị cáo. Sau đó, HĐXX cho các bị cáo được nói lời sau cùng. Những giọt nước mắt đã bắt đầu rơi.

Ông Trịnh Văn Quyết: ‘Vụ án là bài học quá lớn, sẽ ám ảnh suốt cuộc đời tôi…’

‘Vụ án là bài học quá lớn sẽ ám ảnh suốt cuộc đời tôi và những bị cáo khác. Tôi xin được dùng lời nói sau cùng nhờ Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo’, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói.

Ngày 29/7, trước khi phiên tòa sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và 49 đồng phạm kết thúc tuần làm việc đầu tiên để chuẩn bị bước vào thời gian nghị án (kéo dài một tuần), Hội đồng xét xử cho phép các bị cáo được nói lời sau cùng.

Tại tòa, bị cáo Trịnh Văn Quyết bày tỏ, trong suốt sự nghiệp kinh doanh hơn 20 năm của mình, ông luôn có những hoài bão và ước mơ phát triển các lĩnh vực như sân golf, khu nghỉ dưỡng, bất động sản, hàng không… và đã có những thành tựu nhất định được xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Những việc làm đó góp phần làm “thay da đổi thịt những vùng đất khó” và đem lại việc làm cho hàng ngàn người lao động.

“Tuy nhiên, tại cùng một thời điểm, để thực hiện đồng thời nhiều ước mơ và hoài bão lớn như vậy, tôi đã làm một số việc vượt quá giới hạn pháp luật cho phép dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay.

Tôi rất hối hận vì cho dù đã luôn nỗ lực, cố gắng thì tôi cũng không thể thay đổi một sự thật là, nhiều người thân, người bạn và đồng nghiệp của tôi, những người vì tin tưởng tôi mà rơi vào vòng lao lý. Cho tôi được nói lời xin lỗi.

Tôi tha thiết xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình”, ông Quyết trình bày.

Đồng thời, cựu Chủ tịch FLC cũng gửi lời xin lỗi đến tất cả những người được xác định là bị hại trong vụ án và mong được nhận sự khoan hồng từ các nhà đầu tư cho tất cả các bị cáo trong vụ án này.

“Vụ án là bài học quá lớn sẽ ám ảnh suốt cuộc đời tôi và những bị cáo khác. Bởi vậy, tôi xin được dùng lời nói sau cùng của tôi, một lần nữa, xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo”, ông Quyết nói thêm.

Về phần mình, bị cáo Quyết nói rằng: “Tôi chưa một lần nào xin giảm nhẹ cho bản thân, không phải vì tôi không muốn, nhưng đứng trước hàng chục con người bị liên đới tại phiên tòa ngày hôm nay, tôi cảm thấy việc xin cho bản thân vào giờ phút này thực sự khó nói. Tôi mong rằng Hội đồng xét xử phán xét công tâm, khách quan, nhân văn, thấu tình đạt lý cho chúng tôi có cơ hội làm lại cuộc đời”, ông Quyết nói.

Nói lời sau cùng, các bị cáo khác cũng đều tỏ thái độ ăn năn, hối cải và mong muốn nhận được mức án khoan hồng để sớm trở lại với cộng đồng.

Trước đó, khi được trình bày ý kiến của bản thân vào ngày 25/7, cựu Chủ tịch FLC bày tỏ thái độ ăn năn, hối hận và khẳng định sẽ khắc phục hoàn toàn hậu quả.

Ông Quyết cho biết, kể từ khi bị bắt vào ngày 29/3/2022 về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, bị cáo đã xác định số tiền bồi thường có thể lên đến gần 700 tỷ đồng. Sau đó, bị cáo đã quyết định bán hãng hàng không Bamboo Airway. Số tiền hơn 200 tỷ đồng thu được đã được gia đình nộp khắc phục, còn 500 tỷ đồng sau khi đối tác thanh toán nốt cũng sẽ được nộp ngay vào tài khoản tạm giữ của cơ quan chức năng.

“Như vậy, bị cáo xác định sau khi bán xong Bamboo Airway đã khắc phục được hậu quả cho tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” mà cáo trạng xác định các nhà đầu tư bị chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng, ông Quyết cho biết sẵn sàng dùng toàn bộ tài sản cá nhân đã tích lũy trong hơn 20 năm lập nghiệp của mình để khắc phục hậu quả. Số tài sản này ước tính có giá trị gần 5.000 tỷ đồng, hiện đang bị phong tỏa.

“Nếu được Hội đồng xét xử gỡ bỏ phong tỏa tổng số tài sản cá nhân khoảng 5.000 tỷ đồng cùng với 500 tỷ đồng bán hãng hàng không Bamboo Airways (đối tác chưa thanh toán) thì bị cáo có thể khắc phục hoàn toàn hậu quả”, cựu Chủ tịch FLC nhấn mạnh.

Kết thúc một tuần làm việc, Hội đồng xét xử cho biết sẽ xem xét, đánh giá trong thời gian nghị án. Bản án chính thức sẽ được tuyên vào chiều thứ Hai, ngày 5/8/2024.

Luật sư đề nghị nộp 3.600 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước

Trước đó, tại phần phản biện với đại diện Viện Kiểm sát, luật sư Trịnh Hồng Phúc (người bảo vệ cho bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga, em gái ông Quyết) cho hay, ông Trịnh Văn Quyết đã nhận chịu trách nhiệm dân sự cho các bị cáo.

Do đó, luật sư Phúc tiếp tục đề nghị Hội đồng xét xử xem xét thêm về việc xử lý tư pháp đối với tài sản còn lại đang bị kê biên phong tỏa của bị cáo Quyết, cụ thể là xem xét dỡ bỏ biện pháp kê biên phong tỏa.

“Tài sản của bị cáo Trịnh Văn Quyết hoàn toàn khả thi trong việc khắc phục hậu quả. Đã có những đối tác hỏi và sẵn sàng mua lại tài sản của bị cáo như bị cáo đã trình bày”, luật sư nêu ý kiến.

Ngoài ra, luật sư Phúc đề xuất Hội đồng xét xử xem xét hành vi của ông Quyết trong số tiền hưởng lợi không đúng pháp luật hơn 3.000 tỷ đồng không phải là lừa đảo toàn bộ. Theo đó, luật sư Phúc kiến nghị bổ sung số tiền này vào ngân sách nhà nước.

Giọt nước mắt của anh em Trịnh Văn Quyết và “hình phạt” đau đớn nhất

Dù chưa nhận phán quyết cuối cùng về án phạt, nhiều bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC đã phải nhận những “hình phạt” khi hôn nhân tan vỡ, người thân qua đời…

Sau 8 ngày xét xử, phiên tòa sơ thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bước vào thời gian nghị án.

Ở ngày xét xử thứ 8 – 29/7 – VKSND TP Hà Nội đã đối đáp lại những luận cứ của gần 100 luật sư bào chữa cho 50 bị cáo. Sau đó, HĐXX cho các bị cáo được nói lời sau cùng. Những giọt nước mắt đã bắt đầu rơi.

Tại sao số bị hại lại là hơn 25.000 người?

Như đã đưa tin trước đó, luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch FLC) đưa ra một số lập luận liên quan đến số bị hại của vụ án, cũng như việc xác định hơn 3.600 tỷ đồng là số tiền bị cáo Quyết có được từ hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hay là tiền “hưởng lợi không ngay tình từ các hành vi trong vụ án”.

Đối đáp lại, VKS giữ nguyên quan điểm Trịnh Văn Quyết đã Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 3.600 tỷ đồng của nhà đầu tư chứng khoán, thông qua việc bán cổ phiếu ROS.

Về số bị hại, cơ quan tố tụng xác định số bị hại không phải là 30.403 người, tuy nhiên cũng không là con số 133 mà luật sư đưa ra. Sau khi rà soát, VKS kết luận có 25.853 bị hại sử dụng 30.403 tài khoản chứng khoán để mua hơn 391 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 4.818 tỷ đồng.

Đại diện VKS lý giải, trong tổng số 430 triệu cổ phiếu ROS, giá trị là 4.300 tỷ đồng được niêm yết trên sàn chứng khoán chỉ có hơn 1.100 tỷ đồng là vốn góp thật, còn lại hơn 3.102 tỷ đồng là vốn khống.

“Các nhà đầu tư ban đầu đã bỏ ra một lượng tiền thật vào 30.403 tài khoản chứng khoán để mua hơn 391 triệu cổ phiếu ROS, bị thiệt hại hơn 3.620 tỷ đồng”, đại diện VKS nói và cho biết đây là căn cứ để xác định họ là bị hại của vụ án.

VKS cho rằng việc xác định lại số bị hại không làm ảnh hưởng hoặc thay đổi kết quả điều tra, truy tố của cơ quan tố tụng.

Bởi lẽ, 30.403 tài khoản chứng khoán đã mua hơn 391 triệu cổ phiếu có giá trị nâng khống của Trịnh Văn Quyết và bị thiệt hại hơn 3.620 tỷ đồng, tương đương với số tiền bị cáo đã chiếm đoạt.

Các bị cáo có chuyên môn cao nên buộc phải biết

Với quan điểm của một số luật sư cho rằng thân chủ của họ hạn chế về nhận thức, giữ những chức vụ cao trong các công ty thuộc “họ FLC” chỉ là hình thức; phạm tội nhưng không biết sai hoặc được ông Quyết nhờ… VKS khẳng định luận điểm trên không có cơ sở để chấp nhận.

Cơ quan tố tụng cho rằng, một số bị cáo được bổ nhiệm, phân công, giữ chức vụ cao như: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thành viên HĐQT; Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Kế toán trưởng, Trưởng Ban kiểm soát; Lãnh đạo các phòng, bộ phận chuyên môn… được hưởng lương với số tiền lớn; chịu trách nhiệm cho chủ trương, quyết định định hướng phát triển của doanh nghiệp và trực tiếp điều hành hoạt động của công ty.

Đặc biệt, VKS nhấn mạnh, nhiều bị cáo có trình độ chuyên môn cao; được đào tạo bài bản, có kiến thức xã hội; am hiểu pháp luật nên phải biết và buộc phải biết trách nhiệm, nhiệm vụ phải làm theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định, vị trí chức vụ mà mình đang đảm nhiệm.

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, các bị cáo này hoàn toàn không bị ép buộc nhưng đã tự mình lựa chọn, quyết định thực hiện một hoặc nhiều công đoạn tội phạm trong một chuỗi hành vi cố ý, giúp bị cáo Quyết, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế thực hiện hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố.

Riêng với Trịnh Thị Minh Huế, VKS cũng đối đáp lại quan điểm của luật sư của bị cáo này về vai trò, nhận thức của em gái ông Quyết.

Theo VKS, bị cáo Quyết trực tiếp chỉ đạo bị cáo Huế 5 lần thực hiện việc nâng vốn khống; sử dụng 190 tài khoản chứng khoán thao túng thị trường chứng khoán.

Sau đó, Huế tiếp nhận trực tiếp chỉ đạo để thực hiện toàn bộ hành vi soạn thảo thủ tục, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng ủy thác đầu tư, giấy nộp tiền, rút tiền, quay vòng dòng tiền nâng vốn góp khống; hoàn thiện thủ tục cổ đông để niêm yết cổ phiếu ROS; bán cổ phiếu, thu tiền cho bị cáo Quyết sử dụng.

Ngoài ra, Huế cũng “tuân” theo anh trai, mượn chứng minh thư của các cá nhân, mở tài khoản, thao túng thị trường chứng khoán; thu tiền bán chứng khoán chuyển cho cựu Chủ tịch FLC.

Giọt nước mắt của anh em Trịnh Văn Quyết

Khi được cho nói lời sau cùng, bị cáo Trịnh Văn Quyết trình bày trong ngập ngừng, nhiều lần phải nén lại cảm xúc.

“Bị cáo xin gửi lời xin lỗi tới tất cả”, ông Quyết giãi bày và cho rằng vụ án này là bài học lớn, sẽ khiến bị cáo ân hận suốt quãng đời còn lại. Ông Quyết cũng gửi lời xin lỗi, mong muốn được khoan hồng từ “những người được coi là bị hại” của vụ án.

Đặc biệt, cựu Chủ tịch FLC “không dám xin giảm nhẹ cho bản thân”, bởi cựu Chủ tịch FLC cho rằng những bị cáo khác vì tin tưởng ông ta mà vướng vòng lao lý.

“Bị cáo cảm thấy nói lời xin cho riêng mình trong giờ phút này rất khó nói. Bị cáo kính mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho tất cả các bị cáo bị liên đới trong vụ án để họ sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình”, ông Quyết trình bày, sau đó gửi lời cảm ơn tới HĐXX, tới VKS và cho rằng truy tố của cơ quan tố tụng là thuyết phục.

Trở lại ghế ngồi, cựu Chủ tịch FLC cúi mặt, liên tục lau nước mắt.

Tương tự anh trai, Trịnh Thị Thúy Nga nghẹn ngào gửi lời xin lỗi các bị cáo khác trong vụ án. Em gái ông Quyết cũng giãi bày sẽ không bao giờ quên “nỗi đau” này và mong muốn HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt vì hoàn cảnh đang phải chăm bố mẹ già, nuôi 3 con nhỏ, bố chồng bị cáo cũng mới mất gần 100 ngày trước vì cú sốc liên quan đến Nga.

Nga cho rằng vì tin tưởng anh trai mà phải đứng trước tòa với vai trò là một bị cáo, cùng với anh trai, em gái, chồng, anh chị chồng và những người thân khác.

“Hình phạt” đau đớn nhất

Vừa bước lên bục khai báo, bị cáo Nguyễn Quỳnh Anh, cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán BOS bật khóc nức nở, mong HĐXX xem xét bối cảnh, hành vi phạm tội tuyên phạt bị cáo mức án thấp nhất để sớm trở về với gia đình, xã hội.

Quỳnh Anh nghẹn ngào trình bày, trước khi vào làm tại Công ty cổ phần chứng khoán BOS, bị cáo đã có kinh nghiệm làm cho các công ty chứng khoán thuộc tổ chức nước ngoài.

Song, khi vào làm tại Công ty chứng khoán BOS đã xảy ra những sai phạm khiến bị cáo lúng túng. Quỳnh Anh phân trần vai trò của mình rất nhỏ bé nên bị cáo không thể ngăn chặn được các sai phạm, dẫn đến hậu quả phải đứng trước tòa.

Việc không thể ngăn chặn sai phạm cũng đã dẫn đến những nhân viên của Quỳnh Anh cũng vi phạm.

Sau khi bị khởi tố về tội Thao túng thị trường chứng khoán, Quỳnh Anh bị tạm giam 5 tháng. Trong khoảng thời gian này, Quỳnh Anh cho biết gia đình bị cáo đã trải qua những biến cố lớn, vợ chồng ly hôn, bà của Quỳnh Anh phải nuôi 2 con, trong đó có 1 bé bị trầm cảm.

“Khi sự cố xảy ra với bị cáo, con bị cáo đã tự tử 2 lần và bị nhà trường trả về. Trong những năm tháng qua, bị cáo đã vô cùng ân hận vì hậu quả của vụ án đã khiến gia đình tan nát.

Khi nghe VKS đề nghị mức án (4-5 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán), bị cáo đã rất sốc và lo sợ nếu phải chịu mức án này, khi được trở về với xã hội sẽ không còn cơ hội được gặp con nữa” bị cáo Quỳnh Anh bật khóc, giãi bày.

Cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS nức nở cho biết, hiện bố mẹ tuổi cao, sức yếu, không đủ điều kiện để chăm sóc cho các cháu.

Gia đình của Quỳnh Anh cũng mong HĐXX xem xét hoàn cảnh, cho bị cáo được hưởng án treo để có thể ở bên cạnh chăm sóc các con.

Dự kiến, ngày 5/8, TAND TP Hà Nội sẽ đưa ra phán quyết đối với 50 bị cáo.

Cựu sếp FLC hối hận, giãi bày từng rất tin tưởng ông Trịnh Văn Quyết

Cựu Phó chủ tịch Tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung thể hiện sự ân hận khi được cho nói lời sau cùng. Bị cáo khai từng tin tưởng vào chuyên môn cũng như chiến lược phát triển của Trịnh Văn Quyết.

Xót xa, đau đớn khi phải đứng tại tòa

Chiều 29/7, các bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC tiếp tục nói lời sau cùng, trước khi tòa nghị án.

Trước bục khai báo, bị cáo Hương Trần Kiều Dung, cựu Phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC trình bày, bản thân vô cùng xót xa, đau đớn khi phải đứng tại phiên tòa.

“Bị cáo vô cùng ân hận về tất cả những hành vi mà mình đã thực hiện. Mặc dù bị cáo không có động cơ, mục đích vụ lợi nhưng xét trong tổng thể của vụ án đã dẫn đến hậu quả chung, ảnh hưởng đến nhiều nhà đầu tư, nhiều con người.

Nếu bị cáo biết hành vi của mình là sai phạm, chắc chắn sẽ không thực hiện các hành vi đó, không bao giờ đánh đổi để phải đứng tại phiên tòa này”, bị cáo Kiều Dung bật khóc nói.

Bà Dung cho biết, từ khi về làm việc tại FLC đã có cơ hội phát huy, cống hiến chuyên môn của mình trong lĩnh vực bất động sản.

Bị cáo cũng như nhiều nhân viên trong Tập đoàn FLC tin tưởng vào chuyên môn cũng như chiến lược phát triển của Trịnh Văn Quyết.

Bởi Tập đoàn FLC đã đầu tư nhiều dự án trên khắp cả nước, mỗi dự án mà tập đoàn đầu tư đã mang lại hàng nghìn công ăn, việc làm có ích cho xã hội, đã thay đổi địa phương và góp phần nâng cao đời sống của người dân trong vùng dự án.

Bị cáo rất xúc động khi biết, thời điểm hiện tại vẫn còn hơn 10.000 lao động gắn bó, đồng hành đi theo tập đoàn và có nhiều công trình đang được triển khai, đảm bảo tiến độ bàn giao cho khách hàng.

Cựu Phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC giãi bày, bản thân chỉ làm công, ăn lương.

Trong quá trình làm việc tại Tập đoàn FLC, bị cáo không tham gia quản lý, điều hành trực tiếp bất cứ công ty nào, chỉ phụ trách chuyên sâu mảng xây dựng, quy hoạch, bất động sản.

Trong quá trình làm việc với cơ quan tố tụng và tại phiên tòa, bà Kiều Dung đã nhận ra những hành vi sai phạm của mình.

Bị cáo Kiều Dung kính mong HĐXX xem xét tính chất mức độ vi phạm, các tình tiết giảm nhẹ tuyên phạt bị cáo mức án thấp nhất để sớm trở về với xã hội, gia đình, chăm sóc các con, bố mẹ già.

Bị cáo Đỗ Quang Lâm (cựu Tổng giám đốc Công ty CP FLC Faros) cho biết bản thân có hơn 20 năm trong ngành xây dựng, được Tập đoàn FLC tuyển dụng về làm việc. Ông Lâm khai được bị cáo Quyết giao cho kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Công ty Faros.

Bị cáo phân trần vì tin tưởng vào lãnh đạo tập đoàn nên đã đặt bút ký vào nghị quyết của HĐQT và kết quả phải đứng trước HĐXX.

“Bản thân bị cáo chỉ đam mê làm nghề, chưa bao giờ có mục đích vụ lợi cá nhân. Chỉ khi làm việc với Cơ quan điều tra, bị cáo mới biết mình làm là sai và đã có sự phối hợp tích cực với Cơ quan điều tra”, bị cáo Lâm nói.

Ông Lâm cho biết bản thân là lao động chính trong gia đình, 2 con nhỏ cần được chăm sóc.

Cuối lời, cựu Tổng giám đốc Công ty FLC Faros mong HĐXX xem xét vai trò của bị cáo là thứ yếu và cho ông ta được hưởng khoan hồng.

Sẵn sàng chấp nhận bản án

Bị cáo Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM cho biết, trong quá trình làm việc, ông luôn mong muốn xây dựng thị trường chứng khoán lớn mạnh, minh bạch, phát triển.

Ông Sinh giãi bày, ông đau đớn khi vào những ngày gần nghỉ hưu lại vướng vòng lao lý và hôm nay phải đứng trước tòa.

“Bị cáo xin lỗi Đảng, Nhà nước đã tin tưởng phân công công việc nhưng bị cáo đã không hoàn thành nhiệm vụ”, ông Sinh nói và gửi lời xin lỗi Bộ Tài Chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các nhà đầu tư.

Bị cáo Sinh thừa nhận để xảy ra vi phạm là do lỗi lầm của bản thân và qua vụ án đã rút ra được nhiều bài học.

Qua phiên tòa, bị cáo Sinh cho rằng cần phải có những cơ sở pháp lý để chấn chỉnh thị trường vốn, thị trường chứng khoán làm sao để minh bạch, góp phần xây dựng nguồn vốn dài hạn bên cạnh thị trường tiền tệ.

Với tư cách là người từng đứng đầu Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, ông Sinh kính mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ, tuyên phạt các bị cáo từng là thuộc cấp của ông mức án nhẹ nhất.

Đồng thời, ông Sinh gửi lời cảm ơn HĐXX, Viện Kiểm sát đã giúp bị cáo hiểu rõ hơn phạm vi sai phạm của mình trong vụ án. Bị cáo sẵn sàng chấp nhận bản án mà HĐXX đưa ra.

Bị cáo Lê Hải Trà, cựu Ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, cho biết, từ khi làm việc với cơ quan điều tra và đứng trước phiên tòa, ông đã có nhận thức rõ ràng về hành vi, mức độ vi phạm của bản thân.

“Là những người tham gia thị trường chứng khoán từ những ngày đầu tiên, không bao giờ bị cáo có suy nghĩ về việc tham gia hay giúp đỡ cho một hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán”, bị cáo Hải Trà trình bày.

Ông Hải Trà cho biết, bản thân rất xót xa, hối tiếc khi để xảy ra những vi phạm.

Vụ án đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM đã dày công xây dựng hơn 20 năm qua.

Bị cáo Hải Trà giãi bày, thị trường chứng khoán là lĩnh vực phức tạp. Trong đó, việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư luôn là một yêu cầu tối thượng đối với thể chế, cấu trúc của thị trường.

Song vì chủ quan, thiếu cẩn trọng, bị cáo đã để xảy ra những sai phạm và phải đứng trước tòa.

Ông Hải Trà mong muốn những sơ hở, bất cập còn tồn tại trong thị trường chứng khoán sẽ sớm được hoàn thiện để những người quản lý, vận hành thị trường này sẽ giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

郑文贵兄弟的泪水和最痛苦的“惩罚”

尽管还没有收到最终的处罚判决,但FLC集团案件中的许多被告都因婚姻破裂、亲人去世而不得不接受“惩罚”……

经过8天的审理,FLC集团股份公司挪用资产诈骗及操纵股市案一审进入审理阶段。

开庭第8天——7月29日——河内市人民检察院就为50名被告人辩护的近100名律师的辩护意见作出了答复。此后,陪审团允许被告拥有最后发言权,眼泪开始掉下来。

预计8月5日,河内人民法院将对50名被告作出判决。

Trinh Van Quyet 先生:“这个案例是一个巨大的教训,它将困扰我一生……”

7月29日,在FLC前主席郑文贵及49名同谋的一审结束为审议期(持续一周)做准备的第一个工作周之前,审判委员会的审判让被告拥有最后发言权。

被告Trinh Van Quyet在法庭上表示,在他20多年的商业生涯中,他一直有开发高尔夫球场、度假村、房地产、商品等领域的野心和梦想。取得的成绩得到社会的认可和赞赏。

这些工作岗位有助于“改变困难地区的面貌”,为成千上万的工人带来就业机会。

“然而,为了同时实现这么多远大的梦想和抱负,我做了一些超出法律限度的事情,导致了今天的后果。

我非常后悔,因为无论我如何努力,都无法改变许多相信我的亲人、朋友、同事都落入监狱的事实。让我说声抱歉。

我恳切请求审判委员会考虑对所有涉案被告进行减刑,以便他们能够尽快返回与家人团聚。”

同时,前FLC主席还向所有被认定为该案受害者的人致歉,并希望获得投资者对本案所有被告的宽大处理。

“这个案子是一个巨大的教训,将困扰我和其他被告的余生。因此,我想用我的遗言,再次要求审判委员会考虑对包括被告在内的所有人进行减刑。” ”,Quyet 先生补充道。

2024.7.29 Dù tòa triệu tập 30.403 nhà đầu tư với tư cách là bị hại đến tòa nhưng ghi nhận của phóng viên Nhadautu.vn cho thấy rất nhiều bị hại vắng mặt. Đến ngày xét xử thứ 3, khu vực rạp ngoài trời dành cho bị hại đã được tháo dỡ vì…không có người.

Vì sao nhiều bị hại không đến phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết?

Dù tòa triệu tập 30.403 nhà đầu tư với tư cách là bị hại đến tòa nhưng ghi nhận của phóng viên Nhadautu.vn cho thấy rất nhiều bị hại vắng mặt. Đến ngày xét xử thứ 3, khu vực rạp ngoài trời dành cho bị hại đã được tháo dỡ vì…không có người.

Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và 49 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, HĐXX đã triệu tập 30.403 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS, với tư cách là bị hại; đồng thời, triệu tập 63.092 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu ROS với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để phục vụ xét xử.

Triệu tập cả trăm ngàn bị hại nhưng đến tòa chỉ dăm người

Trong số hơn 30.000 nhà đầu tư, đến nay, cơ quan tố tụng xác định có 133 người đang sở hữu hơn 627.000 cổ phiếu ROS ban đầu (hình thành từ vốn góp khống) nhưng chỉ có 95 bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại do đang sở hữu hơn 381.000 cổ phiếu với giá trị mua gần 1,4 tỷ đồng.

Với số lượng bị hại và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được triệu tập rất đông nên TAND TP. Hà Nội đã dựng rạp có mái che rộng khoảng 1.000m2 và bố trí nhiều ghế ngồi cùng các thiết bị để phục vụ những nhà đầu tư đến dự phiên tòa.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Nhadautu.vn, ngay trong ngày đầu tiên diễn ra phiên tòa đã thấy sự vắng mặt của rất nhiều nhà đầu tư được cho là bị hại trong vụ án này. Đến ngày xét xử thứ 3, khu vực rạp ngoài trời đã được tháo dỡ.

Đặc biệt, trong gần 100.000 nhà đầu tư được triệu tập đến tòa để phục vụ xét xử thì chỉ 5 người có mặt đứng lên trình bày quan điểm trước tòa. Các nhà đầu tư này mong muốn cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC dùng tài sản mua lại cổ phiếu ROS của những người đã mua và đang bị “mắc kẹt”.

Là một trong những nhà đầu tư hiếm hoi đến dự phiên tòa trong ngày đầu tiên, anh Quang Phúc (ở Đông Anh, Hà Nội) cho biết, bản thân đầu tư vào một số mã cổ phiếu thuộc “họ FLC” và đang bị “kẹt hàng” nên anh mong muốn đến dự phiên tòa để lấy lại số tiền mà mình đã mua cổ phiếu.

Theo người đàn ông này, biết tin tòa triệu tập số lượng nhà đầu tư rất lớn đến tòa nên anh đã có mặt tại tòa từ rất sớm để “nhận chỗ”. Tuy nhiên, lúc anh có mặt tại tòa thì cũng rất bất ngờ với số lượng nhà đầu tư hiếm hoi đến tham dự.

“Nghe được tin tòa triệu tập hàng chục nghìn nhà đầu tư đến dự nên tôi đã phải dậy từ sớm để đi vì sợ hết chỗ. Nhưng tôi không hiểu tại sao những người được cho là bị hại hầu như không có mặt và tôi là một trong số ít những người có mặt tại tòa.

Theo tôi, trong vụ án này, cơ quan chức năng xác định nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS là bị hại thì không đúng. Bởi họ mua bán “lướt sóng” rất nhiều nên có thể họ đã kiếm được khoản hời và thanh lý toàn bộ ngay thời điểm đó. Còn tôi do vào sau nên mới bị kẹt hàng nhưng lại không được xác định là bị hại”, anh Phúc chia sẻ.

Luật sư đề nghị xem xét lại số lượng bị hại trong vụ án

Trong phiên tòa chiều 26/7, đại diện VKSND TP. Hà Nội đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết tổng mức án từ 24 – 26 năm tù cho 2 tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”.

VKS đánh giá, sai phạm trong vụ án đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư chứng khoán, tác động tiêu cực đến tâm lý các nhà đầu tư, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút vốn đầu tư, môi trường đầu tư phát triển kinh tế; làm ảnh hưởng xấu trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, trong vụ án này, bị cáo Quyết giữ vai trò chủ mưu đã lợi dụng sơ hở của pháp luật, sử dụng Faros làm công cụ và sàn HoSE làm phương tiện để chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn, hơn 4.300 tỷ đồng, nên cần áp dụng hình phạt cao nhất.

Sau phần luận tội của VKS, luật sư Vũ Đặng Hải Yến, bào chữa cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC đã nêu lên quan điểm bảo vệ cho thân chủ của mình. Theo nữ luật này, ông Quyết luôn thể hiện thái độ thành khẩn, ăn năn và tôn trọng tuyệt đối các nội dung quy kết trong cáo trạng. Tuy nhiên, mức án mà VKS đề nghị với bị cáo Quyết là “nghiêm khắc và chưa được xem xét chính sách khoan hồng”.

Luật sự của bị cáo Trịnh Văn Quyết mong muốn HĐXX xem xét khách quan trong vấn đề xác định yếu tố thiệt hại và người bị hại. Theo luật sư này, trong vụ án có 2 nhóm người bị hại được phân loại gồm: Nhóm 133 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu nhưng hiện chưa bán và nhóm 30.403 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu (không phân biệt nhà đầu tư đã bán hay vẫn đang sở hữu cổ phiếu).

Tuy nhiên, nữ luật sư cho rằng, xét quy định thì chỉ có nhóm 133 nhà đầu tư mới đáp ứng các tiêu chí về bị hại. Còn việc xác định nhóm 30.403 nhà đầu tư là người bị hại là không phù hợp với khoa học pháp lý, không đáp ứng các tiêu chí về bị hại theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

“Bởi theo tài liệu của cơ quan điều tra, chúng tôi nhận thấy trong nhóm 30.403 nhà đầu tư, có rất nhiều trường hợp mua cổ phiếu nhưng sau đó đã bán và có lãi. Khả năng nhóm nhà đầu tư trên mua cổ phiếu ROS ban đầu là rất lớn”, bà Yến phân tích.

Để chứng minh việc nhà đầu tư mua cổ phiếu bán có lãi, luật sư Yến cho hay, sau giai đoạn bị cáo Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu ROS ban đầu ra thị trường, giá cổ phiếu ROS có xu hướng tăng liên tục trong một thời gian dài sau đó, từ 2.000 đồng/cổ phiếu (giai đoạn tháng 4 – 6/2020) lên 13.600 đồng/cổ phiếu (giai đoạn tháng 7/2020 – 12/2021).

Bên cạnh đó, có nhiều nhà đầu tư từ chối làm việc hoặc khẳng định việc giá trị cổ phiếu lên xuống, lời lỗ là chuyện bình thường và đầu tư mua cổ phiếu là do tự nguyện. Do đó, việc xác định các cá nhân này là người bị hại trong khi bản thân ý thức chủ quan họ cho rằng “không phải là bị hại, không bị thiệt hại” là không thuyết phục.

Từ những phân tích trên, luật sư Yến kính đề nghị HĐXX xem xét người bị hại trong “Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là 133 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu (cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống) và hiện vẫn còn đang sở hữu cổ phiếu này. Đồng thời, nữ luật sư cho rằng số tiền bị cáo Quyết nộp khắc phục hiện nay đã đủ để hoàn trả lại cho các bị hại.

Ngoài ra, luật sư này cho rằng, số tiền bán cổ phiếu ROS 3.600 tỷ đồng theo xác định tại cáo trạng không thể xem xét đây là khoản tiền bị cáo Trịnh Văn Quyết chiếm đoạt của các nhà đầu tư. Thay vào đó, cần xem xét đây là khoản tiền hưởng lợi không ngay tình từ các hành vi trong vụ án.

“Thân chủ của chúng tôi sẵn sàng và cam kết nộp toàn bộ số tiền này với sự tự nguyện. Tôi cho rằng, cần xem xét việc cam kết như vậy của bị cáo là tình tiết để áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt”, nữ luật sư nói.

Cùng quan điểm với luật sư Vũ Đặng Hải Yến, một luật sư khác cũng bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết nêu thân chủ của mình đã có ý thức khắc phục hậu quả và thực tế có thể khắc phục hoàn toàn hậu quả nếu được tạo điều kiện.

“Tại tòa, ông Quyết luôn khẳng định nếu được tạo điều kiện mở phong tỏa tài sản sẽ dùng toàn bộ tài sản cá nhân tích lũy trong hơn 20 năm lập nghiệp và huy động thêm nguồn lực khác để khắc phục hậu quả. Do đó, cần sớm tạo điều kiện cho ông Quyết làm việc này.

Dù bị cách ly khỏi xã hội, tài sản bị phong tỏa nhưng ông Quyết liên tục thúc giục gia đình, bạn bè huy động tối đa mọi nguồn lực, vay mượn để khắc phục. Đến phiên tòa hôm nay, thân chủ tôi đã khắc phục gần 240 tỷ đồng”, luật sư trình bày.

Cho rằng nỗ lực của thân chủ mình cần được ghi nhận, luật sư đề nghị HĐXX áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt, áp dụng hình phạt tương đương với mức phạt của nhóm bị cáo tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” .

Luật sư của bị cáo Trịnh Văn Quyết cho biết, Tại giai đoạn điều tra và truy tố, bị cáo Quyết được ghi nhận đã khắc phục hơn 189,5 tỷ đồng. Đến thời điểm trước khi phiên tòa diễn ra, bà Lê Thị Ngọc Diệp (vợ ông Trịnh Văn Quyết) thay mặt chồng nộp thêm 23 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

Sau đó, trong ngày thứ 2 diễn ra phiên tòa, bà Diệp tiếp tục có đơn gửi tới HĐXX TAND TP. Hà Nội về việc thay mặt chồng nộp thêm 25,1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Trong đơn, vợ cựu Chủ tịch FLC cho biết, gia đình đang tiếp tục huy động mọi nguồn lực, vay mượn anh em, họ hàng, bạn bè tối đa để nộp tiền khắc phục hậu quả ở mức cao nhất.

为什么许多受害者没有前来接受FLC集团前主席Trinh Van Quyet的审判?

尽管法院传唤了 30,403 名投资者作为受害者出庭,但 Nhadautu 的记者笔记显示,许多受害者缺席。审判第三天,受害者的露天剧场区域被拆除,因为……没有人。

迄今为止,在3万名投资者中,检察机关已确定有133人拥有超过627,000股初始ROS股票(由虚假出资形成),但只有95名受害者要求赔偿,因为他购买了超过381,000股股票。价值近14亿越南盾。

随着大批受害人和有相关权利义务人的传唤,河内市人民法院已修建了约1000平方米的有顶剧场,并安排了许多座位和设备,为参加试验的投资者提供服务。

然而,正如记者 Nhadautu 指出的那样,庭审第一天,许多据信在该案中受到伤害的投资者缺席。庭审第三天,露天剧场区域被拆除。

尤其是,在被传唤到法庭受审的近10万名投资者中,只有5人到场并在法庭上站出来陈述自己的观点。这些投资者希望FLC集团前董事长用他的资产从那些购买ROS股票并“陷入困境”的人手中回购ROS股票。

2024.7.28 Ngày 27 và 28/7 (thứ Bảy và Chủ nhật), phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán, tiếp tục với phần tranh luận. Ngày 27 và 28/7 (thứ Bảy và Chủ nhật), tranh luận tại phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo, hầu hết các bị cáo và luật sư đều cho rằng, vai trò phạm tội của bị cáo là mờ nhạt, thứ yếu, đều nghe theo sự chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết.

Xác định vai trò, mức độ phạm tội của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và các bị cáo

Ngày 27 và 28/7 (thứ Bảy và Chủ nhật), tranh luận tại phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo, hầu hết các bị cáo và luật sư đều cho rằng, vai trò phạm tội của bị cáo là mờ nhạt, thứ yếu, đều nghe theo sự chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết.

Số tiền đã nộp để khắc phục không đáng kể so với hậu quả thiệt hại

Ngày 27 và 28/7 (thứ Bảy và Chủ nhật), phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán, tiếp tục với phần tranh luận.

Các bị cáo đã cùng với luật sư bào chữa của mình tham gia tranh luận với quan điểm luận tội của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa. Hầu hết, các bị cáo và luật sư đều cho rằng, vai trò phạm tội của bị cáo là mờ nhạt, thứ yếu, nghe theo sự chỉ đạo của bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC).

Trong bản luận tội, Viện kiểm sát xác định, bị cáo Trịnh Văn Quyết là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mua Công ty Faros; quyết định, chỉ đạo góp vốn khống, sử dụng vốn góp khống để hợp thức việc nâng khống, sử dụng vốn góp khống của Công ty Faros từ 1,5 tỉ đồng lên thành 4.300 tỉ đồng, đăng ký công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE; sử dụng sàn HOSE làm công cụ, phương tiện để bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư, chiếm đoạt số tiền hơn 3.621 tỉ đồng;

Bị cáo Trịnh Văn Quyết còn là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán; quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản do Trịnh Thị Minh Huế quản lý sử dụng để thao túng 5 mã chứng khoán thu lợi bất chính hơn 723 tỉ đồng; trong đó phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 4 mã chứng khoán, gồm: HAI, GAB, ART và FLC với số tiền thu lợi bất chính hơn 684 tỉ đồng.

“Viện kiểm sát ghi nhận thái độ hợp tác của bị cáo về việc mong muốn khắc phục hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng đến thời điểm này, số tiền bị cáo đã nộp để khắc phục hậu quả là không đáng kể so với hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn mà bị cáo đã chiếm đoạt và thu lời bất chính là hơn 4.300 tỉ đồng. Do đó, cần có mức hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với hành vi và hậu quả do bị cáo đã gây ra”, bản luận tội nêu rõ.

Trên cơ sở đó, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết từ 19 đến 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 5 đến 6 năm tù về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, tổng hợp hình phạt là từ 24 đến 26 năm tù.

Bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết, luật sư Vũ Đặng Hải Yến cho rằng, chỉ 133 người mua cổ phiếu ROS ban đầu và hiện chưa bán số cổ phiếu này mới đáp ứng các tiêu chí về bị hại.

Theo luật sư Yến, sau khi bị cáo Quyết bán cổ phiếu ROS ra thị trường, giá cổ phiếu này tăng liên tục trong một thời gian dài, từ tháng 7/2012 đến tháng 12/2021, từ giá ban đầu 2.000 đồng/cổ phiếu, tăng lên 13.600 đồng/cổ phiếu. Từ đó, luật sư Yến cho rằng, những bị hại mua cổ phiếu ROS ban đầu và bán trong giai đoạn tăng giá đều đã có lãi nên không thể coi là bị hại.

Dẫn chứng kết quả tra cứu ngẫu nhiên, luật sư Yến nêu 5 trường hợp bị hại đã bán cổ phiếu ROS và lãi hàng trăm triệu đồng, qua đó cho rằng khả năng có lãi của 30.403 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu “là rất lớn”. Ngoài ra, nhiều bị hại trong danh sách 30.403 người này còn bị trùng lặp về nhân thân và địa chỉ, do đó, luật sư Yến nhận định, con số bị hại ít hơn cáo trạng nêu. Trên cơ sở đó, luật sư Yến đề nghị HĐXX chỉ công nhận tư cách của 133 bị hại với tổng số tiền thiệt hại thực tế hơn 2,2 tỉ đồng.

Đồng ý cho niêm yết là do không có đầy đủ thông tin?

Đại diện Viện kiểm sát đánh giá: Các bị cáo thuộc Công ty Faros, Công ty kiểm toán, người thân quen của Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế… đã thực hiện sự chỉ đạo của Doãn Văn Phương và Trịnh Thị Minh Huế ký hợp thức các thủ tục nâng khống vốn góp và hợp thức sử dụng vốn góp khống; ghi nhận thông tin gian dối này vào Báo cáo tài chính kiểm toán, Bản cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán. Các bị cáo thuộc Vụ Giám sát công ty đại chúng UBCKNN, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), đã sử dụng những thông tin gian dối trên Báo cáo tài chính kiểm toán và hồ sơ tài liệu của Công ty Faros cung cấp để chấp thuận công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HOSE.

Riêng 4 bị cáo thuộc sàn HOSE, gồm: Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà, Trầm Tuấn Vũ và Lê Thị Tuyết Hằng, Viện kiểm sát xác định đây là những người có chức vụ, quyền hạn biết rõ chưa đủ cơ sở xác định số vốn thực góp của Công ty Faros là 4.300 tỉ đồng theo các Báo cáo tài chính kiểm toán và Công văn số 4298 ngày 1/7/2016 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước nhưng vì bị cáo Trần Đắc Sinh (Chủ tịch Hội đồng quản trị) có quan hệ với Trịnh Văn Quyết nhận lời làm nhanh hồ sơ niêm yết của Công ty Faros nên đã đồng ý niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HOSE trái pháp luật, gây thiệt hại hơn 3.621 tỉ đồng cho 30.403 nhà đầu tư.

Bào chữa cho bị cáo Lê Hải Trà (cựu Phó tổng Giám đốc sàn HOSE), luật sư Phan Trung Hoài cho rằng, HOSE là doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức vận hành thị trường chứng khoán, nên quy trình, thủ tục liên quan đến đăng ký niêm yết mang tính hành chính, dựa trên bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp đăng ký, chứ không phải là cơ quan thẩm định hồ sơ đăng ký.

Luật sư Phan Hoài Trung cũng cho rằng, việc bị cáo Trà và các thành viên Hội đồng niêm yết biểu quyết, đồng ý cho Công ty Faros niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE là do tại thời điểm đó không có đầy đủ thông tin. Sau này, khi được Cơ quan điều tra cho biết, Công ty CPA Hà Nội thừa nhận thủ tục kiểm toán và các bằng chứng kiểm toán của Công ty CPA Hà Nội chưa đầy đủ để làm cơ sở đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần đối với Báo cáo tài chính năm 2014, năm 2015 và ý kiến kiểm toán đưa ra đối với các Báo cáo tài chính nêu trên là chưa phù hợp, bị cáo Lê Hải Trà mới thực sự có điều kiện để nhận thức đầy đủ hơn kết quả điều tra và sai phạm của mình.

Trước đó, trong bản luận tội, Viện kiểm sát xác định bị cáo Lê Hải Trà là người có chức vụ, quyền hạn vì động cơ cá nhân và theo chỉ đạo của Trần Đắc Sinh nên đã đồng ý chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HOSE trái pháp luật, để Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu, chiếm đoạt tiền, đã gây thiệt hại hơn 3.621 tỉ đồng cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. Hành vi của Lê Hải Trà đã phạm vào Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự, với vai trò đồng phạm giúp sức cho Trần Đắc Sinh. Từ đó, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Hải Trà từ 6 đến 7 năm tù.

Cựu Chủ tịch sàn HOSE Trần Đắc Sinh: Áp lực giải quyết nhanh hồ sơ?

Bào chữa cho bị cáo Trầm Tuấn Vũ (cựu Phó tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh – HOSE), luật sư Đặng Văn Cường đề nghị HĐXX xem xét tính chất, mức độ hành vi của bị cáo Vũ, vì việc niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán phải theo quy trình, qua nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện với nhiều thủ tục; hồ sơ chuyển đến HOSE là khâu cuối cùng.

Theo luật sư Đặng Văn Cường, việc Viện kiểm sát cáo buộc bị cáo Vũ “làm nhanh” thủ tục niêm yết cổ phiếu ROS là chưa phù hợp vì thời gian xử lý hồ sơ Faros là 50 ngày. Đồng thời, thời điểm 2016, bị cáo Vũ không thể “biết rõ” Faros nâng vốn khống nhằm mục đích lừa đảo như cáo buộc.

Quá trình các cơ quan chức năng xem xét việc Faros thay đổi đăng ký kinh doanh, đăng ký đại chúng, lưu ký chứng khoán thì Công ty này đã hoàn thiện hồ sơ tăng vốn đầy đủ… Đây là lý do khiến cho bị cáo Vũ khó phát hiện ra sai sót trong hồ sơ tăng vốn. Sau này, Cơ quan điều tra trưng cầu giám định tại Bộ Tài chính và thêm nhiều tài liệu chứng cứ khác thì mới có căn cứ vững chắc để xác định việc tăng vốn của Faros là tăng vốn ảo. Từ quan điểm trên, luật sư Cường đề nghị HĐXX xem xét, khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Trầm Tuấn Vũ.

Trước đó, trong phần luận tội, Viện kiểm sát xác định bị cáo Trầm Tuấn Vũ là người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện chỉ đạo của Trần Đắc Sinh, đã đề xuất HĐQT, Hội đồng thẩm định chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HOSE trái pháp luật, để Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu, chiếm đoạt tiền, đã gây thiệt hại hơn 3.621 tỉ đồng cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. Hành vi của Trầm Tuấn Vũ đã phạm vào Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự, với vai trò đồng phạm giúp sức cho Trần Đắc Sinh. Từ đó, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trầm Tuấn Vũ từ 6 – 7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Tranh luận tại phiên tòa, luật sư Nguyễn Thị Yến (bào chữa cho bị cáo Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch sàn HOSE) cũng đề nghị HĐXX xem xét về nguyên nhân bối cảnh mức độ hành vi của bị cáo.

Theo luật sư Nguyễn Thị Yến, thời điểm Faros nộp hồ sơ niêm yết, bị cáo Sinh cũng “chịu áp lực giải quyết nhanh hồ sơ” với mong muốn càng nhiều doanh nghiệp niêm yết càng tốt. “Bị cáo Sinh chỉ đạo cấp dưới giải quyết nhanh, không chỉ đạo hội đồng niêm yết làm trái quy trình”, luật sư trình bày.

Theo luật sư Yến, bị cáo không thể nhận thức hết sai phạm của Faros. Hội đồng niêm yết (không có bị cáo Sinh) với 6 thành viên đã thống nhất cho Faros niêm yết. Do đó, luật sư Yến đề nghị HĐXX xem xét, vị trí, vai trò của bị cáo Sinh không phải là bị cáo chủ mưu.

Trước đó, trong phần luận tội, Viện kiểm sát xác định, bị cáo Trần Đắc Sinh là người có chức vụ, quyền hạn vì động cơ cá nhân, đã đồng ý và chỉ đạo các bị cáo chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HOSE trái pháp luật, để Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu, chiếm đoạt tiền, đã gây thiệt hại hơn 3.621 tỉ đồng cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán. Hành vi của Trần Đắc Sinh đã phạm vào khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự, với vai trò chủ mưu. Từ đó, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Đắc Sinh từ 8 – 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Vụ án Trịnh Văn Quyết: Kiểm toán viên bị “đổ lỗi”?

Bị cáo Tỉnh cho rằng phần bào chữa của các luật sư khác dường như đang “đổ lỗi” cho kiểm toán viên và điều này ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của công ty kiểm toán…

Trong các ngày 27-28/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) và 49 đồng phạm trong vụ việc bán cổ phiếu khống ROS.

Trước đó, Viện kiểm sát đã nhận định bị cáo Trịnh Văn Quyết cùng một số đồng phạm là những người am hiểu thị trường chứng khoán nhưng quyết định, chỉ đạo các bị cáo khác làm sai quy định, lợi dụng sàn chứng khoán để thu lợi bất chính.

Trong vụ án này, một số kiểm toán viên bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với cáo buộc ký báo cáo kiểm toán khi “không thu thập đầy đủ bằng chứng xác thực về vốn góp, sử dụng vốn góp và khả năng thu hồi các khoản ủy thác đầu tư của Faros”.

Cáo buộc thể hiện, ông Quyết đã chỉ đạo nâng khống vốn điều lệ Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán để bán ra thị trường cho các nhà đầu tư. Số vốn thực góp công ty là 1.197 tỷ đồng, số vốn góp khống là hơn 3.100 tỷ đồng.

Để niêm yết cổ phiếu, Công ty Faros phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2014,2015 và 6 tháng 2016. Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (viết tắt là CPA Hà Nội) là đơn vị kiểm toán cho Công ty Faros đã chấp nhận ý kiến toàn phần.

Khi hồ sơ được nộp lên UBCKNN thì cơ quan quản lý phát hiện báo cáo tài chính, xác nhận kiểm toán còn nhiều mâu thuẫn, yêu cầu Công ty CPA Hà Nội kiểm toán lại.

Cáo buộc thể hiện, bị cáo Lê Văn Tuấn, kiểm toán viên và Nguyễn Ngọc Tỉnh, Tổng giám đốc Công ty CPA Hà Nội không thực hiện kiểm toán lại, tiếp tục ban hành kiểm toán độc lập mới với nội dung”chấp nhận toàn phần”, chỉ bổ sung mục “Lưu ý người đọc báo cáo tài chính”.

Cơ quan tố tụng xác định, ông Quyết và các đồng phạm đã sử dụng báo cáo kiểm toán trên để làm hồ sơ đề nghị và được niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn HOSE, từ đó thực hiện hành vi bán 391.155.480 cổ phiếu khống, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Ngọc Tỉnh, luật sư đề nghị cần xem xét ý chí chủ quan, vai trò thứ yếu của bị cáo. Viện kiểm sát đề nghị phạt bị cáo mức án 7-8 năm tù là quá nặng.

Theo luật sư, bị cáo thực hiện kiểm toán khách quan, vô tư, không chịu sức ép của Faros, không trao đổi hay nhận lợi ích từ Faros, không biết mục đích kiểm toán. Luật sư cho rằng nhận định trong cáo trạng “Faros là khách hàng lớn” là không chính xác. Vì lẽ trước khi ký hợp đồng kiểm toán năm 2015, hai bên chưa có bất kỳ hợp đồng kiểm toán nào.

“Faros không phải khách hàng lớn, khách hàng thường xuyên vì giá trị hợp đồng chỉ có 100 triệu đồng trong khi doanh thu của CPA là 20 tỷ. Sai sót của bị cáo có sự chủ quan, tin tưởng kiểm toán trong khi trình độ kiểm toán viên còn hạn chế. Bị cáo chưa quyết liệt nên không đưa ra ý kiến ngoại trừ”, luật sư trình bày.

Còn bị cáo Tỉnh nói rằng bị Công ty Faros lừa dối trong quá trình thực hiện kiểm toán. “Phần lớn các hồ sơ, chứng từ công ty cung cấp là hồ sơ giả mạo cộng với hạn chế năng lực chuyên môn nên đưa ra kết luận không phù hợp. Bị cáo xin nhận trách nhiệm”, bị cáo Tỉnh nói song cho rằng phần bào chữa của các luật sư khác dường như đang “đổ lỗi” cho kiểm toán.

“Các bị cáo khác khai chỉ căn cứ vào ý kiến của công ty kiểm toán trong khi luật quy định ý kiến kiểm toán mang tính chất tư vấn… điều này ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của công ty kiểm toán. Trước khi vụ việc bị phát hiện, số nhân viên làm việc cho công ty bị cáo là 200 người, sau đó còn chưa đến 20 người. Các nhân viên lo lắng vì nghề kiểm toán rủi ro nên đã đồng loạt nghỉ việc”, bị cáo này khai báo.

Ngoài bị cáo Tỉnh, bị cáo Trần Thị Hạnh, kiểm toán viên, Phó Tổng giám đốc Công ty ASC hầu tòa với quy kết giúp sức cho bị cáo Quyết hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán, chiếm đoạt tiền nhà đầu tư.

Theo cáo buộc, bị cáo Hạnh đã ký vào Báo cáo tài chính kiểm toán riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016, Báo cáo kiểm toán vốn góp chủ sở hữu năm 2016 của Faros với ý kiến “chấp nhận toàn phần”. Ngoài ra, bị cáo ký xác nhận tại văn bản số 118 ngày 20/8/2018 của Faros về việc giải trình bổ sung ủy thác đầu tư gửi HOSE để làm thủ tục niêm yết cổ phiếu.

Tại tòa, luật sư cũng đề nghị xem xét bị cáo Hạnh có vai trò thứ yếu. Theo luật sư, cơ quan điều tra với quyền hạn của mình mới xác định được thủ đoạn của bị cáo Quyết lừa đảo. Việc cơ quan điều tra sử dụng tài liệu của bị cáo Quyết để quy kết trách nhiệm hình sự cho bị cáo Hạnh có phần “nghiêm khắc”. Luật sư cho rằng, hành vi của bị cáo không phải là nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp giúp sức cho bị cáo Quyết lừa đảo.

Cáo buộc thể hiện, Faros đã tăng vốn khống trong 5 lần từ năm 2014-2016. Có lần chỉ diễn ra trong 2 ngày như đợt tăng vốn lần 2 từ 225 tỷ đồng lên 1.125 tỷ đồng.

Cách thức chung là các bị cáo ký hợp thức biên bản họp HĐQT, Nghị quyết HĐQT, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi…

Khi nộp hồ sơ niêm yết, Faros có 4 lần phải giải trình với cơ quan chức năng. UBCKNN có công văn gửi Sở kế hoạch và đầu tư và Hà Nội về trường hợp tăng vốn của Faros.

7月27日至28日(周六、周日),FLC集团前董事长郑文贵及49名被告人挪用资产诈骗及操纵股市案一审继续审理。

7月27日至28日(周六、周日),在FLC集团前董事长郑文贵及49名被告人的庭审辩论中,大多数被告人和律师均表示,被告人的犯罪角色较弱、次要,而且都遵循Trinh Van Quyet的指示。

2024.7.26 Viện Kiểm sát cáo buộc cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết có hành vi thao túng chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên đề nghị mức án 24-26 năm tù. Chiều 26.7, đại diện Viện KSND Hà Nội đã đề nghị mức án trên với bị cáo Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch FLC. Với nhận định Trịnh Thị Minh Huế – em gái bị cáo Quyết, kế toán Tập đoàn FLC có vai trò rất tích cực, xuyên suốt trong vụ án, Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị mức án cho bị cáo này là 17-19 năm tù hai tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị 24-26 năm tù

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị xác định là chủ mưu với thủ đoạn mới, tinh vi, lợi dụng sơ hở của pháp luật để trục lợi đặc biệt lớn song khắc phục “không đáng kể”.

Chiều 26/7, tại TAND Hà Nội, VKS công bố bản luận tội, sau 4 ngày xét xử vụ án cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và 49 đồng phạm.

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, 49 tuổi, bị VKS đề nghị 19-20 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 5-6 năm về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Hình phạt tổng hợp bị đề nghị 24-26 năm tù.

Hai em gái của ông Quyết bị truy tố cả hai tội danh trên, trong đó Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC, bị đề nghị tổng mức án 17-19 năm tù và Trịnh Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS, bị đề nghị 10-12 năm.

Bà Huế bị VKS đánh giá “thực hành tích cực nhất”, giúp sức anh trai trong cả hai tội. Bà Huế trực tiếp nhận chỉ đạo của anh trai để thực hiện hoặc chỉ đạo lại các bị can khác thực hiện hành vi phạm tội. Bà Nga “thực hành tích cực” trong vai trò đồng phạm, giúp sức tích cực cho chủ mưu.

Ở tội Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, ông Lê Công Điền, cựu vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, bị đề nghị 36-42 tháng; Dương Văn Thanh, cựu tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, 24-30 tháng và Phạm Trung Minh, cựu trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, 18-24 tháng.

Ba cựu cán bộ này bị cáo buộc “biết rõ” hồ sơ của Faros chưa đủ cơ sở xác định vốn 4.300 tỷ đồng nhưng vẫn chấp thuận là công ty đại chúng, đăng ký 430 triệu cổ phiếu ROS và đăng thông tin sai lệch này lên thị trường chứng khoán, khiến hơn 30.000 nhà đầu tư mua và bị thiệt hại 3.621 tỷ đồng.

Với bốn cựu cán bộ của sàn HoSE bị truy tố về Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, VKS đề nghị phạt 8-9 năm tù với ông Trần Đắc Sinh, cựu chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE); 6-7 năm với ông Lê Hải Trà, cựu phó tổng giám đốc thường trực, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM và Trầm Tuấn Vũ, cựu phó tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM; 3-4 năm tù với bà Lê Thị Tuyết Hằng, Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.

Họ bị cáo buộc biết rõ các bất thường trong 4.300 tỷ đồng vốn của Faros nhưng vì ông Sinh “có quan hệ” với ông Quyết nên đã đồng ý niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HoSE trái pháp luật.

Về dân sự, VKS kiến nghị tiếp tục duy trì các biện pháp kê biên phong tỏa tài sản của các bị cáo để đảm bảo thi hành án. Ông Quyết có trách nhiệm chính trong bồi thường thiệt hại, 7 đồng phạm bị cáo buộc cả hai tội danh như ông, phải liên đới chịu trách nhiệm.

Bản luận tội đánh giá phần lớn bị cáo có trình độ, “một số người có sức ảnh hưởng, quyết định, am hiểu sâu thị trường chứng khoán” đã chỉ đạo các công ty thuộc hệ sinh thái FLC, chỉ đạo các lãnh đạo công ty này cùng thực hiện hành vi trái luật. Sai phạm trong vụ án đã ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư chứng khoán, tác động tiêu cực, suy giảm tâm lý nhà đầu tư trong và ngoài nước, tác động không nhỏ đến thu hút vốn đầu tư.

“Đặc biệt trong vụ án này, hành vi của bị cáo Trịnh Văn Quyết là mới và rất tinh vi, lợi dụng sơ hở của pháp luật, sử dụng công ty Faros làm công cụ và sàn HoSE làm phương tiện” để chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn, hơn 4.300 tỷ đồng, nội dung luận tội nêu.

VKS ghi nhận “thái độ tích cực hợp tác và nguyện vọng khắc phục hậu quả” của ông Quyết, song thực tế cơ quan tố tụng mới chỉ có cơ sở xác định bị cáo khắc phục hơn 200 tỷ đồng, các bị cáo khác hơn 6 tỷ đồng. “Tổng số tiền không đáng kể so thiệt hại mà hành vi các bị cáo gây ra”, do đó hình phạt cần nghiêm khắc.

VKS kiến nghị HĐXX cấm hành nghề 3-5 năm trong lĩnh vực chứng khoán với các bị cáo liên quan hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Trong 3 ngày xét hỏi, ông Quyết bị cách ly khi 49 người còn lại khai báo. Các thuộc cấp, anh em của cựu chủ tịch Quyết đều khai hành động dưới chỉ đạo, chi phối của ông. Hai em gái Huế và Nga cho hay làm theo anh trai, là người nhà nhưng không được hưởng lợi gì, chỉ được trả lương như nhân viên.

Trong khi đó 7 cựu cán bộ thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán và Sàn Giao dịch chứng khoán TP HCM HoSE khai biết các sai phạm của công ty ông Quyết, có tìm cách cảnh báo, ngăn chặn, nhưng không thành.

Khai báo sau cùng và nhanh nhất, trong khoảng 7 phút, ông Quyết hơn 10 lần nhắc lại câu “cáo trạng đã truy tố đúng, bị cáo chấp nhận”, sau đó từ chối trả lời hầu hết câu hỏi của các luật sư, trừ người bào chữa cho mình. Cựu chủ tịch FLC khẳng định không có ý định lừa đảo.

Về phương án khắc phục hậu quả, ông Quyết nói từ trại giam vẫn “luôn đau đáu” tìm cách nộp đủ 4.300 tỷ đồng hậu quả vụ án. Ông được cơ quan tố tụng ghi nhận đã nộp gần 240 tỷ đồng, tương đương 5,5% thiệt hại vụ án.

Ông Quyết ước tính tài sản cá nhân lên tới gần 5.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ việc bán hãng Bamboo Airways và 30% cổ phần tại tập đoàn FLC, song chưa được bán.

Gần 100.000 nhà đầu tư, gồm bị hại và người liên quan, được tòa triệu tập song chỉ 5 người có mặt, phát biểu quan điểm. Họ chia hai luồng ý kiến: xin giảm án cho ông Quyết để sớm gây dựng lại Faros và người mua cổ phiếu có thể tiếp tục đầu tư, đồng hành. Những người còn lại, muốn được bồi thường luôn.

Phiên tòa đang tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, ông Quyết bị cáo buộc thành lập và chỉ đạo mọi hoạt động của tập đoàn FLC và 82 công ty thuộc hệ sinh thái, trong đó có Faros – doanh nghiệp được ông mua lại năm 2011, vốn 1,5 tỷ đồng.

Anh em ông Quyết cùng đồng phạm sau đó dùng thủ đoạn gian dối, quay vòng dòng tiền để nâng khống vốn. Sau hai năm, 2014-2016, Faros có vốn 4.300 tỷ đồng nhưng hơn 3.600 tỷ trong số này là “ảo”.

Faros vượt qua 3 vòng xét duyệt của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, đưa mã ROS lên sàn, bán cho hơn 30.000 nhà đầu tư, thu lợi hơn 3.620 tỷ đồng.

Để thao túng thị trường chứng khoán, ông Quyết chỉ đạo dùng 5 mã chứng khoán họ FLC và 500 tài khoản chứng khoán đứng tên người quen để mua đi bán lại số lượng lớn cổ phiếu, tạo “cơn sốt” ảo, chi phối thị trường. Sau 5 năm, ông Quyết bị cáo buộc, thu lợi hơn 700 tỷ đồng.

Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị đề nghị 24-26 năm tù3

Viện kiểm sát xác định cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết có vai trò chủ mưu, chỉ đạo thực hiện hành vi sai phạm trong vụ án, ghi nhận thái độ muốn khắc phục hậu quả nhưng đến nay mới nộp hơn 200 tỉ là “không đáng kể” so với thiệt hại gây ra.

Sau 5 ngày thẩm vấn, chiều 26-7, phiên tòa xét xử cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 người khác chuyển sang phần tranh tụng, đại diện viện kiểm sát nêu quan điểm luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo.

Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị 5 – 6 năm tù về tội thao túng thị trường chứng khoán và 19 – 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tổng mức hình phạt viện kiểm sát đề nghị đối với ông Quyết là 24 – 26 năm tù.

Cùng bị truy tố hai tội danh trên, các bị cáo: Trịnh Thị Minh Huế (cán bộ ban kế toán Tập đoàn FLC, em gái ruột ông Quyết) bị đề nghị 17 – 19 năm tù; Trịnh Thị Thúy Nga (phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán BOS, em gái ruột ông Quyết) bị đề nghị 10 – 12 năm tù; Hương Trần Kiều Dung (phó chủ tịch thường trực HĐQT FLC) bị đề nghị 11 – 13 năm tù; Trịnh Văn Đại (phó tổng giám đốc Công ty CP xây dựng FLC Faros, anh họ ông Quyết) bị đề nghị 14 – 16 năm tù.

Bốn cựu lãnh đạo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM gồm: ông Trần Đắc Sinh (cựu chủ tịch HĐQT) bị đề nghị 8 – 9 năm tù; Lê Hải Trà (cựu tổng giám đốc, cựu ủy viên HĐQT) bị đề nghị 6 – 7 năm tù; Trầm Tuấn Vũ (cựu phó tổng giám đốc, phó chủ tịch hội đồng niêm yết) bị đề nghị 6 – 7 năm tù; Lê Thị Tuyết Hằng (cựu giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên hội đồng niêm yết) bị đề nghị 3 – 4 năm tù.

Cả bốn người trên cùng bị cáo buộc có hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Các bị cáo: Lê Công Điền (vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước) bị đề nghị 36 – 42 tháng tù; Dương Văn Thanh (tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) bị đề nghị 24 – 30 tháng; Phạm Minh Trung (trưởng phòng đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) bị đề nghị 18 – 24 tháng.

Cả ba người trên bị xét xử về tội “công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”.

Số tiền khắc phục hậu quả không đáng kể

Theo đại diện viện kiểm sát, thị trường chứng khoán là kênh đầu tư huy động vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật để làm minh bạch thị trường này.

Tuy nhiên trong vụ án này, phần lớn các bị cáo có trình độ, hiểu biết pháp luật… đã thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả đặc biệt lớn, ảnh hưởng tác động xấu đến thị trường chứng khoán, làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, đại diện viện kiểm sát nêu quan điểm luận tội.

Viện kiểm sát cho rằng thủ đoạn phạm tội của Trịnh Văn Quyết là mới, tinh vi, đã sử dụng Công ty Faros làm công cụ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thao túng thị trường chứng khoán.

Viện kiểm sát ghi nhận ông Trịnh Văn Quyết có thái độ hợp tác, có nguyện vọng khắc phục hậu quả nhưng trên thực tế đến nay mới khắc phục được hơn 200 tỉ đồng.

“Số tiền này là không đáng kể” so với hậu quả thiệt hại do hành vi trái pháp luật của các bị cáo gây ra, viện kiểm sát đánh giá.

Viện kiểm sát cũng đưa ra nhiều tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng của ông Quyết và các bị cáo khi xem xét đề nghị mức án.

Nâng khống vốn điều lệ Công ty Faros chiếm đoạt 3.600 tỉ đồng của nhà đầu tư
Theo bản luận tội, ông Trịnh Văn Quyết lập và làm chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC năm 2009, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ du lịch.

Sau 11 năm, hệ sinh thái FLC có 15 công ty con, 2 công ty liên kết và có 5 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.

Để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, ông Quyết chỉ đạo Doãn Văn Phương (cựu tổng giám đốc Tập đoàn FLC, chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Faros, đang bỏ trốn) và Trịnh Thị Minh Huế tăng khống vốn góp Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS) từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng, niêm yết trên sàn chứng khoán.

Đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa luận tội các bị cáo là cán bộ Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và sàn HOSE đã chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS.

Các bị cáo Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà, Trầm Tuấn Vũ, Lê Thị Tuyết Hằng biết rõ chưa đủ cơ sở xác định số vốn thực góp của Faros, nhưng do ông Sinh có quan hệ với ông Quyết nên những người này đã “nhận lời làm nhanh hồ sơ niêm yết”.

Các ông Lê Công Điền, Dương Văn Thanh, Phạm Trung Minh cũng bị cáo buộc biết rõ chưa đủ cơ sở xác định vốn của Faros là 4.300 tỉ đồng nhưng vẫn chấp thuận đăng ký cổ phiếu ROS.

Khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của các nhà đầu tư.

Thao túng 5 mã chứng khoán thu lợi hơn 700 tỉ đồng

Với tội danh thao túng thị trường chứng khoán, theo viện kiểm sát trong giai đoạn 2017 – 2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái là Trịnh Thị Minh Huế cùng nhiều nhân viên FLC mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty.

Sau đó, những người này mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng nhằm thao túng thị trường chứng khoán với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.

Hành vi thao túng các mã cổ phiếu tạo ra cung cầu giả và thổi giá đối với 5 mã cổ phiếu thuộc nhóm FLC. Qua đó Trịnh Văn Quyết và đồng phạm gây thiệt hại 723 tỉ đồng cho các nhà đầu tư.

Hành vi của nhóm ông Trịnh Văn Quyết được xác định là “thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn”, rất nghiêm trọng, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Ông Quyết được xác định là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán; quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản cho bà Huế quản lý sử dụng, để thao túng 5 mã chứng khoán.

Mức án viện kiểm sát đề nghị với 50 người trong vụ án liên quan ông Trịnh Văn Quyết

Nhóm bị cáo bị xét xử cả hai tội thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

1.Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC, bị đề nghị 24 – 26 năm tù

2.Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ ban kế toán Tập đoàn FLC (em gái ruột ông Quyết), bị đề nghị 17 – 19 năm tù.

3.Trịnh Thị Thúy Nga, cựu phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán BOS (em gái ruột ông Quyết), bị đề nghị 10 – 12 năm tù.

4.Hương Trần Kiều Dung, cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC, bị đề nghị 11 – 13 năm tù.

5.Trịnh Văn Đại, cựu phó tổng giám đốc Công ty CP xây dựng FLC Faros (anh họ ông Quyết), bị đề nghị 14 – 16 năm tù.

6.Nguyễn Văn Mạnh, cựu trưởng nhóm vật tư cảnh quan, phòng mua sắm của Công ty TNHH MTV FLC Land (em rể ông Quyết, chồng Trịnh Thúy Nga), bị đề nghị 7 – 9 năm tù.

7.Trịnh Tuân, cựu giám đốc Công ty FLC Land (cháu họ ông Quyết), bị đề nghị 6 năm đến 7 năm 6 tháng tù.

8.Nguyễn Thị Hồng Dung, lao động tự do, bị đề nghị 5 năm đến 5 năm 6 tháng tù.

Nhóm bị cáo bị xử tội thao túng thị trường chứng khoán:

1.Nguyễn Quỳnh Anh, cựu tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS, bị đề nghị 4 – 5 năm tù.

2.Đỗ Thị Huyền Trang, cựu phó phòng kế toán Tập đoàn FLC (cháu họ ông Quyết), bị đề nghị 18 – 24 tháng tù.

3.Nguyễn Thị Nga, nhân viên ban kế toán Tập đoàn FLC (cháu họ ông Quyết), bị đề nghị 18 – 24 tháng tù.

4.Trịnh Thị Thanh Huyền, nhân viên Công ty FLC Homes (chị họ ông Quyết), bị đề nghị 18 – 24 tháng tù.

5.Hoàng Thị Huệ, nhân viên Công ty CP thương mại và dịch vụ số FLC (cháu họ ông Quyết), bị đề nghị 18 – 24 tháng tù.

6.Trịnh Văn Nam, nhân viên Công ty CP hàng không Tre Việt (cháu họ ông Quyết, con trai bị can Trịnh Văn Đại), bị đề nghị 18 – 24 tháng tù.

7.Nguyễn Thị Thanh Phương, trưởng phòng dịch vụ chứng khoán Công ty CP chứng khoán BOS, bị đề nghị 30 – 36 tháng tù.

8.Nguyễn Thị Thu Thơm, phó phòng dịch vụ chứng khoán Công ty CP chứng khoán BOS, bị đề nghị 30 – 36 tháng tù.

9.Bùi Ngọc Tú, phó phòng dịch vụ chứng khoán Công ty CP chứng khoán BOS, bị đề nghị 30 – 36 tháng tù.

10.Quách Thị Xuân Thu, kế toán trưởng Công ty CP chứng khoán BOS, bị đề nghị 24 – 30 tháng tù.

11.Trần Thị Lan, kế toán trưởng Công ty CP chứng khoán BOS, bị đề nghị 24 – 30 tháng tù.

12.Nguyễn Quang Trung, lái xe Bệnh viện Đa khoa Hà Thành (em rể ông Quyết), bị đề nghị 18 – 24 tháng tù.

13.Chu Tiến Vượng, cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT Công ty BOS, bị đề nghị 3 – 4 năm tù.

Nhóm bị cáo bị xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

1.Nguyễn Thiện Phú, cựu phó tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng Công ty CP xây dựng FLC Faros, bị đề nghị 6 – 7 năm tù.

2.Đỗ Như Tuấn, cựu tổng giám đốc Công ty CP xây dựng Faros, bị đề nghị 8 – 9 năm tù.

3.Đàm Mai Hương, cựu kế toán trưởng Công ty CP xây dựng Faros, bị đề nghị 4 – 5 năm tù.

4.Nguyễn Văn Thanh, cựu trưởng ban kiểm soát Công ty CP xây dựng Faros, bị đề nghị 8 – 9 năm tù.

5.Hoàng Thị Thu Hà, kế toán Công ty TNHH MTV FLC Land (em họ ông Quyết), bị đề nghị 10 – 11 năm tù.

6.Trần Thế Anh, cựu phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, bị đề nghị 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù.

7.Đỗ Quang Lâm, cựu tổng giám đốc Công ty CP xây dựng Faros, bị đề nghị 8 – 9 năm tù.

8.Nguyễn Thanh Bình, cựu phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, chủ tịch HĐQT Công ty RTS (bạn cùng quê ông Quyết), bị đề nghị 8 – 9 năm tù.

9.Lê Thành Vinh, cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Faros, bị đề nghị 4 – 5 năm tù.

10.Nguyễn Tiến Dũng, cựu tổng giám đốc Công ty CP xây dựng Faros (bạn ông Quyết), bị đề nghị 6 – 7 năm tù.

11.Lê Tân Sơn, cựu phó chánh văn phòng, thư ký HĐQT Tập đoàn FLC, bị đề nghị 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù.

12.Đặng Thị Hồng, cựu phó trưởng ban pháp chế Công ty CP Tập đoàn FLC, bị đề nghị 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù.

13.Lê Văn Sắc, cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư địa ốc Alaska kiêm giám đốc Công ty TNHH MTV FLC Land, bị đề nghị 30 – 36 tháng tù.

14.Trương Văn Tài, nhân viên văn phòng Công ty CP Tập đoàn FLC (lái xe cho ông Quyết), bị đề nghị 30 – 36 tháng tù.

15.Nguyễn Bình Phương, cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng FLC Faros, bị đề nghị 7 – 8 năm tù.

16.Nguyễn Minh Điểm, nhân viên hành chính nhân sự Công ty CP chứng khoán BOS, bị đề nghị 24 – 30 tháng tù.

17.Nguyễn Ngọc Tỉnh, cựu chủ tịch hội đồng thành viên, nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội, bị đề nghị 7 – 8 năm tù.

18.Lê Văn Tuấn, kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội, bị đề nghị 7 – 8 năm tù.

19.Trịnh Thị Út Xuân, nhân viên Công ty dịch vụ số FLC, bị đề nghị 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù.

20.Phạm Thanh Hương, kế toán Công ty TNHH đầu tư Sevin, bị đề nghị 3 – 4 năm tù.

21.Phạm Thị Hải Ninh, nguyên phó ban đầu tư Tập đoàn FLC, bị đề nghị 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù.

22.Trần Thị Hạnh, cựu phó tổng giám đốc Công ty TNHH kiểm toán TTP, bị đề nghị 6 – 7 năm tù.

Nhóm bị cáo bị xử tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ:

1.Trần Đắc Sinh, cựu chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, bị đề nghị 8 – 9 năm tù.

2.Lê Hải Trà, cựu ủy viên HĐQT, phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, bị đề nghị 6 – 7 năm tù.

3.Trầm Tuấn Vũ, cựu phó tổng giám đốc, phó chủ tịch hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, bị đề nghị 6 – 7 năm tù.

4.Lê Thị Tuyết Hằng, cựu giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, bị đề nghị 3 – 4 năm tù.

Nhóm bị cáo bị xử tội công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán:

1.Lê Công Điền, cựu vụ trưởng giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, bị đề nghị 36 – 42 tháng tù.

2.Dương Văn Thanh, cựu tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, bị đề nghị 24 – 30 tháng tù.

  1. Phạm Trung Minh, cựu trưởng phòng đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, bị đề nghị 18 – 24 tháng tù.

Trinh Van Quyet 先生被建议判处 24 至 26 年监禁

河内前FLC主席Trinh Van Quyet被认定是一个新的、复杂的伎俩的策划者,利用法律漏洞赚取特别大的利润,但收回的金额“微不足道”。

7月26日下午,河内人民法院对河内前主席Trinh Van Quyet及49名同案犯一案进行了4天的审理后,检察院代表提出弹劾意见并建议量刑。

FLC前主席Trinh Van Quyet,49岁,被检察院以诈骗罪判处19至20年有期徒刑,并以操纵股市罪判处5至6年有期徒刑。建议的合并刑期为 24 至 26 年监禁。

检察机关建议对Trinh Van Quyet先生案件中的50人判处刑罚
50 名被告的拟判刑详情

2024.7.25 Xét xử vụ Trịnh Văn Quyết: Nhiều nhà đầu tư chung câu hỏi ‘đâu là người bị hại, đâu là người liên quan?’ Các nhà đầu tư hiện đang nắm giữ cổ phiếu ROS thời điểm bị đình chỉ giao dịch lên tiếng, đề nghị xác định mình thuộc đối tượng người bị hại.

Xét xử vụ Trịnh Văn Quyết: Nhiều nhà đầu tư chung câu hỏi ‘đâu là người bị hại, đâu là người liên quan?’
Các nhà đầu tư hiện đang nắm giữ cổ phiếu ROS thời điểm bị đình chỉ giao dịch lên tiếng, đề nghị xác định mình thuộc đối tượng người bị hại.

Sáng nay 25/7, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm tiếp tục diễn ra tại TAND thành phố Hà Nội.

Tuy vậy, đến hơn 9h sáng, Tòa tạm nghỉ, sớm hơn các phiên xét xử trước đó rất nhiều. Theo những người tham dự phiên tòa cho biết, nguyên nhân Tòa tạm nghỉ sớm là do “có tình tiết mới”: Thông tin người nhà bị cáo Trịnh Văn Quyết nộp khắc phục hậu quả vụ án thêm 25,1 tỷ đồng được xác nhận tại Tòa.

Bất ngờ khi phiên tòa kết thúc sớm, những người có liên quan vụ án đến tham dự phiên tòa với mong muốn được lên tiếng nói lên nguyện vọng cá nhân, đã đến gặp Thư ký tòa án để làm đơn kiến nghị.

Nhiều nhà đầu tư cùng chung dấu hỏi: Đâu là bị hại, đâu là người có liên quan

Trong thông báo mở phiên tòa xét xử vụ án trước đó, TAND thành phố Hà Nội gửi kèm danh sách hơn 60.000 người bị hại và người có liên quan vụ án. Tuy nhiên, trong bản thông báo, không tách rõ danh sách những người bị hại và những người có liên quan.

Lặn lội 200km từ thành phố Móng Cái xuống Hà Nội sáng nay để tham dự phiên tòa, anh Phương, một trong những người có tên trong danh sách bị hại, người có liên quan, kỳ vọng được nói lên ý kiến tại tòa.

Tuy vậy, phiên tòa sáng nay kết thúc sớm, anh Phương, cùng nhiều nhà đầu tư đến gặp thư ký Tòa án để viết đơn kiến nghị. Anh Phương hiện đang nắm giữ hơn 100.000 cổ phiếu các loại trong “họ” FLC, trong đó có 12.500 cổ phiếu ROS.

Cùng chung câu hỏi về việc phân biệt người bị hại và người có liên quan, chia sẻ ngoài lề vụ án, anh Phương cho biết, sáng nay đã đặt câu hỏi với thư ký Tòa án: Quyền lợi và nghĩa vụ của người bị hại và người có liên quan ra sao?

Trả lời câu hỏi này, vị thư ký Tòa án giải thích: Người bị hại và người liên quan đều được quyền bồi thường thiệt hại chỉ khác nhau là người bị hại thì được tham gia ý kiến vào bản án, còn người liên quan chỉ được bồi thường theo quyết định của Tòa.

Cáo trạng ghi nhận, về xác định bị hại: Cơ quan điều tra chứng minh được có 30.403 nhà đầu tư mua hơn 391,15 triệu cổ phiếu ROS bán ra lần đầu của Trịnh Văn Quyết. Số cổ phiếu này được Quyết bán ra, thu về hơn 4.818 tỷ đồng, trong khi giá trị vốn góp thực là 1.197 tỷ đồng, giá trị vốn góp khống là 3.102 tỷ đồng. Qua đó, Trịnh Văn Quyết đã chiếm đoạt của 30.403 nhà đầu tư nêu trên số tiền 3.621 tỷ đồng.

Các cá nhân này đã bỏ ra số tiền thật, để mua cổ phiếu ROS mà Trịnh Văn Quyết bán ra trên sàn chứng khoán mà không biết số cổ phiếu này đã bị Quyết và đồng phạm dùng thủ đoạn gian dối để nâng khống giá trị, vì vậy được xác định là bị hại của vụ án.

Cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp điều tra, đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng đề nghị người bị hại xác minh, khai báo.

Kết quả điều tra xác định, có 133/30.403 bị hại hiện sở hữu 627.090 cổ phiếu ban đầu (hình thành từ vốn khống) với giá trị khi mua hơn 2,2 tỷ đồng. Có 95/133 bị hại có yêu cầu bồi thường với số tiền gần 1,4 tỷ đồng.

Người đang nắm giữ cổ phiếu ROS thời điểm hiện tại mới là nạn nhân vụ án

Người hiện tại đang nắm giữ ROS khi cổ phiếu này đang bị đình chỉ giao dịch hơn 2 năm nay được xác định vai trò là gì: Là người có liên quan hay người bị hại? Đây cũng là thắc mắc của nhiều nhà đầu tư khi đến tham dự phiên tòa.

Chị Dương đến từ Minh Khai, Hà Nội, cho biết đang có hơn 100.000 cổ phiếu họ FLC các loại, trong đó có đến 100.000 cổ phiếu ROS. Theo chị Dương, những người nắm cổ phiếu ROS hiện tại mới là người thiệt hại nặng nề nhất, cả về tài chính, thời gian, tinh thần và tiền bạc khi mà ROS bị đình chỉ giao dịch, “om” tiền trong tài khoản đã 2 năm nay.

“Đây mới là những nạn nhân trực tiếp của vụ án”, theo chị Dương. Tuy vậy, hiện tại những người này đang chỉ là những người có liên quan trong vụ án.

Ngoài đề nghị được xác định mình với tư cách là bị hại của vụ án, chị Dương cho biết, trong đơn đề nghị gửi lên HĐXX, chị mong muốn Tòa đưa ra câu trả lời rõ ràng về việc thực hiện bồi thường, thời gian, tiến trình và cách thức được thực hiện sau khi đã ra được bản án.

Theo cáo trạng, với mục đích chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư, Trịnh Văn Quyết đã dùng công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo Doãn Văn Phương và Trịnh Thị Minh Huế thực hiện hành vi gian dối, tăng khống vốn chủ sở hữu tại công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định, Trịnh Văn Quyết là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo mua, nâng khống vốn điều lệ của Faros và đưa cổ phiếu lên niêm yết trên sàn HoSE, bán hơn 391,15 triệu cổ phiếu ROS hình thành từ vốn góp khống cho 30.403 nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng.

Trịnh Văn Quyết cũng là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo việc mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán, nâng khống tiền cho các tài khoản để thao túng 5 mã chứng khoán. Theo đó, Quyết đã chỉ đạo Huế mượn giấy tờ của 45 cá nhân là người thân, nhân viên Tập đoàn FLC và các cá nhân khác để lập 20 doanh nghiệp, mở 500 tài khoản tại 41 công ty chứng khoán, giao Huế quản lý.

Bằng cách liên tục mua bán cùng loại chứng khoán với 5 mã HAI, GAB, ART, FLC và ROS (chỉ khớp nội nhóm, không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu), tạo cung cầu giả nhằm thu lợi bất chính số tiền hơn 723 tỷ đồng, trong đó phải chịu trách nhiệm hình sự với 4 mã chứng khoán HAI, GAB, ART và FLC, với số tiền thu lợi bất chính là 684 tỷ đồng.

Giúp sức cho Quyết có 3 bị can thuộc Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán Hà Nội và Công ty TNHH Kiểm toán ASC. Các bị can này biết rõ thủ tục kiểm toán và các bằng chứng kiểm toán chưa đầy đủ để làm cơ sở đưa ra ý kiến chấp thuận toàn phần với các báo cáo tài chính của Faros nhưng vẫn chấp thuận toàn phần BCTC kiểm toán trái pháp luật, giúp Trịnh Văn Quyết hoàn thiện thủ tục niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán.

3 bị can thuộc Vụ Giám sát công ty đại chúng và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam là những người có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc công nhận công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán cho công ty Faros. Các bị can này biết rõ hồ sơ của Faros chưa đầy đủ cơ sở vốn thực góp là 4.300 tỷ đồng nhưng vẫn đồng ý chấp thuận cho Faros là công ty đại chúng, đăng ký 430 triệu cổ phiếu ROS, đăng thông tin sai lệch này trên thị trường chứng khoán. Số cổ phiếu này đã được bán cho 30.304 nhà đầu tư trên sàn HoSE.

Có 4 bị can thuộc sàn HoSE, là những người có chức vụ, quyền hạn, biết rõ chưa đủ cơ sở xác định số vốn thực góp của công ty Faros là 4.300 tỷ đồng theo BCTC kiểm toán. Tuy vậy, bị can Trần Đắc Sinh có quan hệ với Quyết nên đã nhận lời làm nhanh hồ sơ niêm yết của Faros, đồng ý niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên HoSE trái pháp luật.

Trinh Van Quyet案的审理:许多投资者都问同样的问题“谁是受害者,谁是涉案者?”

目前在停牌时持有 ROS 股票的投资者纷纷发声,要求表明自己是受害者。

7月25日上午,郑文贵及其同案犯一案继续在河内人民法院开庭审理。

然而,上午 9:00,法院休会,比之前的听证会早得多。据出席庭审的人士透露,法院提前休庭的原因是“新情况”:被告郑文贵的家人额外支付了251亿越南盾以克服案件后果的信息已在法庭上得到证实。

没想到,庭审提前结束,旁听庭审的涉案人员带着表达个人意愿的意愿,到法院书记员处上书。

很多投资者都有一个共同的疑问:谁是受害者,谁是受害者?

在此前开庭审理此案的公告中,河内人民法院附上了6万多名受害人和与案件有关的人员名单。不过,通知中并没有明确区分受害者和相关人员名单。

2024.7.25 Sáng nay (25/7), phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán bước sang ngày làm việc thứ 4, tiếp tục được diễn ra ở phần xét hỏi.

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: Mong bán cổ phần tập đoàn trị giá tỉ đô để khắc phục hậu quả

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết mong bán cổ phần tập đoàn trị giá tỉ đô để khắc phục hậu quả số tiền bị cáo buộc là hơn 4.000 tỉ đồng.

Sáng nay (25/7), phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán bước sang ngày làm việc thứ 4, tiếp tục được diễn ra ở phần xét hỏi.

Trước Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Trịnh Văn Quyết mong HĐXX tạo điều kiện cho ông được bán toàn bộ tài sản tích góp, bao gồm tài sản cá nhân và cổ phần tại FLC để khắc phục số tiền bị cáo buộc là hơn 4.000 tỉ đồng.

Theo kế hoạch, sáng nay đại diện Viện kiểm sát (VKS) sẽ tiến hành luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo. Tuy nhiên, để xem xét và ghi nhận đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo, VKS đã bất ngờ yêu cầu HĐXX cho quay trở lại phần xét hỏi.

Theo đó, trả lời các câu hỏi của đại diện VKS, cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết cho biết đến ngày 25/7, bị cáo được gia đình khắc phục khoảng 240 tỉ đồng.

Theo lời khai của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tại tòa, từ khi khởi tố, bị bắt tạm giam (tháng 3/2022) về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, bị cáo đã liên tục làm việc với cơ quan điều tra và luôn xin được khắc phục số tiền trên 700 tỉ đồng.

Tiếp đó, bị cáo Quyết trình bày rằng bản thân ông đã làm việc cùng luật sư với mong muốn xin dùng tài sản để khắc phục. Ông Quyết cho biết đã “bán đi tài sản tâm huyết của mình là hãng hàng không Bamboo” để có tiền đền bù, thu được 200 tỉ đồng và nộp vào tài khoản của cơ quan điều tra để khắc phục. Còn lại 500 tỉ đồng, họ cam kết chuyển về tài khoản của cơ quan điều tra để bị cáo tiếp tục khắc phục hậu quả. “Bị cáo nghĩ với số tiền này là đủ khắc phục hậu quả cho tội Thao túng thị trường chứng khoán”, cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết nói.

Đến tháng 8/2022, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiếp tục bị khởi tố thêm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, với số tiền bị quy kết đã chiếm đoạt là trên 3.000 tỉ đồng.

Theo lời khai của bị cáo Quyết, ông đã xin bán toàn bộ tài sản tích góp, bao gồm tài sản cá nhân và cổ phần của ông tại FLC. Cựu Chủ tịch FLC cho biết bản thân ông nắm giữ 30% cổ phần tại FLC; toàn bộ tài sản đó đủ để khắc phục hậu quả.

“Với tài sản cá nhân dành dụm hơn 20 năm, tôi mong mong HĐXX tạo điều kiện để xử lý các tài sản trong đó có cổ phần FLC, nắm giữ hơn 30%”, ông Quyết nói.

Ông Trịnh Văn Quyết nói rằng tài sản của Tập đoàn FLC rất lớn, nói “khiêm tốn” cũng trị giá hàng chục nghìn tỉ đồng với 5.000-6.000 phòng khách sạn 5 sao và nhiều tài sản khác.

“Tính vo tài sản của FLC có giá trị thực lên tới hàng tỉ USD, nếu bán cổ phần của cá nhân tôi cũng thu được hàng chục ngàn tỉ đồng” – ông Trịnh Văn Quyết nói. Tuy nhiên, trả lời chủ tọa phiên tòa, ông Trịnh Văn Quyết cũng thừa nhận trong khối tài sản của FLC có tài sản thế chấp, có tài sản không thế chấp.

Cũng tại tòa, ông Quyết khẳng định bản thân vẫn luôn tìm mọi cách để khắc phục hậu quả nếu bị HĐXX tuyên phải bồi thường; đồng thời cho biết tài sản đang bị phong tỏa ước tính khoảng 4.800 tỉ đồng – 5.000 tỉ đồng, cộng thêm số tiền người mua hãng hàng không Bamboo chưa trả thì cũng đủ khắc phục hậu quả của vụ án.

Cựu Chủ tịch FLC mong HĐXX tạo điều kiện để bán tài sản nhằm đền bù thiệt hại, bao gồm cả cổ phần của chính bị cáo tại FLC. Bị cáo Quyết rất mong cơ quan tiến hành tố tụng cho ông được bán cổ phần của bản thân tại FLC trước, nhưng hiện vẫn chưa được giải quyết.

Để đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo, cũng như để VKS xem xét đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ, HĐXX quyết định vào 1 giờ 30 phút chiều mai (26/7), VKS sẽ tiến hành luận tội.

Theo cáo buộc, với mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư để sử dụng vào mục đích riêng của mình, Trịnh Văn Quyết đã sử dụng Công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo cấp dưới và bị cáo Trịnh Thị Minh Huế (em gái Quyết) thực hiện hành vi gian dối tăng khống vốn chủ sở hữu từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng.

Sau đó hoàn thiện thủ tục để niêm yết cổ phiếu, sử dụng sàn HOSE làm công cụ, phương tiện bán cổ phiếu, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của hơn 30.000 nhà đầu tư.

Có 7 bị cáo thuộc các cơ quan quản lý đã có hành vi sai phạm, tạo điều kiện cho Trịnh Văn Quyết và đồng phạm tăng vốn, niêm yết và bán cổ phiếu để chiếm đoạt tiền.

Ở hành vi thao túng chứng khoán, với mục đích thu lợi bất chính thông qua các cổ phiếu đã niêm yết của các công ty trong Tập đoàn FLC, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế mượn giấy tờ cá nhân của 45 người để thành lập, đứng tên doanh nghiệp và mở 500 tài khoản tại 41 công ty chứng khoán.

Sau đó, sử dụng các tài khoản này đặt lệnh mua bán liên tục, mua bán khớp nội nhóm, mua bán khối lượng lớn vào thời điểm mở cửa, đóng cửa thị trường, đặt lệnh rồi hủy lệnh nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART. Qua đó, ông Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm thu lời bất chính hơn 723 tỉ đồng.

Ông Trịnh Văn Quyết: ‘Từ trong trại giam bị cáo luôn đau đáu việc khắc phục hậu quả’1

Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết tiếp tục đề nghị được tạo điều kiện cho bán toàn bộ tài sản đang bị phong tỏa, mà theo bị cáo ước tính là gần 5.000 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.

Sáng 25-7, phiên tòa xét xử vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết không chuyển sang phần tranh luận như dự kiến, mà quay trở lại phần xét hỏi.

Đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố tiếp tục thẩm vấn ông Trịnh Văn Quyết về phương án khắc phục hậu quả vụ án.

Bán Hãng hàng không Bamboo Airways để lấy tiền khắc phục hậu quả

Trước bục khai báo, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC giãi bày: “Từ trong trại tạm giam, bị cáo luôn nỗ lực, đau đáu về việc khắc phục hậu quả”.

Ông Trịnh Văn Quyết khai thêm nhiều lần thông qua luật sư, những người thuộc tập đoàn để nhờ tìm cách khắc phục hậu quả vụ án.

Theo lời khai của ông Quyết tại tòa, đến thời điểm này bị cáo đã nộp 240 tỉ khắc phục hậu quả.

Ông Trịnh Văn Quyết cho biết từ khi bị khởi tố, bắt tạm giam về tội thao túng thị trường chứng khoán, quá trình làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo đã luôn xin được khắc phục số tiền thiệt hại trên 700 tỉ đồng.

Ông Quyết nói đã bán Hãng hàng không Bamboo Airways “mà bị cáo tâm huyết cả đời” để có tiền đền bù và thu được 200 tỉ đồng, nộp về cơ quan điều tra khắc phục.

“Còn lại 500 tỉ đồng, bên mua cam kết sẽ chuyển tiếp để bị cáo nộp về cơ quan điều tra tiếp tục khắc phục hậu quả.

Với số tiền này, bị cáo nghĩ rằng đủ trả hết số tiền bị quy kết cho tội thao túng thị trường chứng khoán”, ông Quyết phân trần.

Ông Trịnh Văn Quyết xin dùng tài sản ước tính chục ngàn tỉ để khắc phục

Tiếp tục trình bày, ông Trịnh Văn Quyết cho biết cuối tháng 8-2022, ông bị khởi tố thêm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với cáo buộc cùng hai em gái và một số bị cáo nâng khống vốn của Công ty Faros từ 1,5 tỉ lên 4.300 tỉ đồng.

Cơ quan tố tụng quy kết số tiền ông Quyết phải chịu trách nhiệm trong tội danh này hơn 3.600 tỉ đồng.

“Bị cáo xin dùng toàn bộ tài sản cá nhân gây dựng 20 năm để khắc phục tối đa hậu quả. Bị cáo đã xin bán toàn bộ tài sản tích góp, bao gồm tài sản cá nhân và cổ phần tại FLC”, ông Quyết giãi bày.

Ngoài nhiều bất động sản đang bị kê biên, ông Trịnh Văn Quyết nhấn mạnh mình có 30% cổ phần tại Tập đoàn FLC, mong muốn được bán để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên đến nay số cổ phần này vẫn “đóng băng”, ông Quyết cho biết tại tòa.

“Tài sản của FLC là rất lớn, riêng số phòng khách sạn 5 sao lên tới 5.000 – 6.000 phòng, chưa kể tài sản khác. Giá trị ước tính hàng chục nghìn tỉ đồng, đó là nói khiêm tốn”, ông Trịnh Văn Quyết trình bày.

Sau phần thẩm vấn ông Trịnh Văn Quyết, đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố kiến nghị lùi thời gian luận tội sang chiều 26-7 và được hội đồng xét xử đồng ý.

今天(7月25日)上午, FLC前主席 Trịnh Văn Quyết及49名被告挪用资产及操纵股市案的审理进入第四个工作日

按照计划,今天上午检察院(检察院)代表将对被告人进行弹劾并建议量刑。但为了充分考虑并记录被告人的减刑情节,检察院突然要求陪审团重新进行讯问。

2024.7.24 Sáng 24-7, phiên toà xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC, cùng 49 đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo và những người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Bị hại xin giảm nhẹ cho cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết “để tiếp tục sản xuất, kinh doanh”

(NLĐO)- Tại phiên toà, các bị hại đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho cựu chủ tịch Tập đoàn FLC để bị cáo về tiếp tục sản xuất, kinh doanh, mang lợi nhuận cho doanh nghiệp và nhà đầu tư

Sáng 24-7, phiên toà xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC, cùng 49 đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo và những người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Tại phiên toà, ông V.X.H. (SN 1963, trú tại quận Long Biên, TP Hà Nội) trình bày mua cổ phiếu ROS của Công ty Faros từ khoảng năm 2018-2019, hiện ông còn nắm giữ 1.300 cổ phiếu. Thời điểm đó, ông tự tìm hiểu thông tin để mua cổ phiếu với mục đích kiếm lợi nhuận và không biết gì về bị cáo Trịnh Văn Quyết.

“Cổ phiếu hiện tôi vẫn nắm giữ, chưa có thiệt hại. Do đó, tôi đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho anh Quyết để anh ấy về tiếp tục sản xuất kinh doanh. Qua đó, cổ phiếu chúng tôi lại tiếp tục được giao dịch trên sàn chứng khoán để kiếm thêm lợi nhuận”- ông H. trình bày.

Tương tự, một bị hại khác cũng mong muốn Hội đồng xét xử sớm giải quyết vụ án, để cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết về giải quyết hậu quả của vụ án. Bởi theo bị hại này, bị cáo Trịnh Văn Quyết là người gây ra hậu quả thì “anh Quyết sẽ là người giải quyết hiệu quả nhất”.

Trong khi đó, anh V.T.N. (trú tại quận 10 TP HCM) trình bày đang nắm giữ 200.000 cổ phiếu ROS, đến nay rất khó giao dịch. Bị hại này mong muốn được đền bù tổn thất tinh thần cũng như vật chất bằng cách cho giao dịch lại mã cố phiếu ROS hoặc đền bù bằng số tiền nhà đầu tư đã mua cổ phiếu.

Ông L.Q.H. (50 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) nói bản thân đã mua 150.000 cổ phiếu ROS, ở nhiều thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, bản thân ông không được xem xét là bị hại mà chỉ là người liên quan. Ông H. mong muốn Hội đồng xét xử xác định lại, coi tất cả những cổ đông, người đang nắm giữ cổ phiếu ROS là bị hại.

“Trong phiên toà, ông Trịnh Văn Quyết đã khai mong muốn dùng tài sản của mình để khắc phục hậu quả của vụ án. Vậy hãy để ông Quyết dùng tài sản mình để mua lại cổ phiếu của những cổ đông không còn muốn tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp nữa”- ông H. đề nghị.

Tại phiên toà ngày hôm qua 23-7, bị cáo Trịnh Văn Quyết khai sau khi mua lại Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), công ty này đã thực hiện các dự án trong hệ thống của Tập đoàn FLC. Trong đó, Công ty Faros đã thi công nhiều công trình rộng hàng ngàn ha và các tòa tháp tại Hà Nội, Bình Định, Quảng Ninh, Thanh Hóa…

Bên cạnh đó, công ty Faros còn thi công các dự án cho chủ đầu tư khác như xây dựng công viên văn hóa chủ đề “ấn tượng Hội An” (nhà hát biểu diễn ngoài trời hơn 3.360 chỗ ngồi và nhà hát biểu diễn trong nhà 1.000 chỗ ngồi tại tỉnh Quảng Nam); xây dựng khu đô thị ở Đà Nẵng.

Theo bị cáo Trịnh Văn Quyết, từ khi mua lại Công ty Faros, bị cáo chưa bao giờ có ý định muốn bán cổ phiếu, lúc nào cũng muốn giữ cổ phiếu và mua thêm. Tuy nhiên, thời điểm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, bị cáo gặp khó khăn về tài chính nên mới phải bán cổ phiếu của Công ty Faros. Trong suy nghĩ và kế hoạch của mình, bị cáo mong bán ra rồi sẽ mua lại nhưng chưa thực hiện được việc mua lại thì bị bắt vào năm 2022.

Về trách nhiệm dân sự của mình trong vụ án, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC, cho rằng nếu bị Hội đồng xét xử tuyên án phải bồi thường, bị cáo xin được dùng tài sản cá nhân trị giá khoảng 5.000 tỉ đồng của mình để khắc phục.

“Bị cáo tiếp tục nhờ gia đình tác động để có được khoản bồi thường từ bạn bè, người thân. Bị cáo sẽ tìm mọi cách để khắc phục hậu quả của vụ án. Bị cáo kính mong Hội đồng xét xử tạo điều kiện thuận lợi để được xử lý khối tài sản cá nhân trị giá gần 5.000 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong tỏa hơn 2 năm qua”- bị cáo Quyết trình bày.

Chủ toạ thông báo chiều nay 24-7 phiên toà sẽ nghỉ, sáng mai tiếp tục với phần tranh tụng.

Theo cáo buộc, để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, bị cáo Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Doãn Văn Phương, cựu tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty Faros (đang bỏ trốn), và Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết) tăng khống vốn góp Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS) từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng, niêm yết trên sàn chứng khoán. Sau đó, cán bộ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và sàn HoSE đã dùng thông tin trên, chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS. Từ đây, bị cáo Quyết bán 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỉ đồng.

Ngoài cáo buộc nêu trên, bị cáo Trịnh Văn Quyết còn mượn của nhiều người đứng tên mở 500 tài khoản chứng khoán, nhằm thu lợi từ các cổ phiếu đã niêm yết thuộc hệ sinh thái FLC. Sau đó, bị cáo cùng các đồng phạm thao túng 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART, thu lợi 723 tỉ đồng.

7月24日上午,对被告人FLC集团前董事长及49名同案犯的审判继续进行,对被告人和案件责任人进行了讯问。

2024.7.23 23/7 – Ngày xét xử thứ 2 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC tiếp tục phần xét hỏi. Chưa đầy 2 ngày, tất cả 50 bị cáo đã trả lời các câu hỏi của HĐXX để làm rõ vụ án. Hầu hết, các bị cáo đều thừa nhận cáo buộc, đồng ý với tội danh bị truy tố, bao gồm cả cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết.

Cựu chủ tịch FLC khai không có mục đích chiếm tiền của nhà đầu tư

HÀ NỘI – Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hầu hết khai “không nhớ” các con số liên quan vụ án, khẳng định “chưa bao giờ” có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư cổ phiếu.

Hơn 11h ngày 23/7, ông Trịnh Văn Quyết được đưa trở lại phòng xét xử sau thời gian bị cách ly với 49 người còn lại. Phần xét hỏi bị cáo này ngắn gọn nhất trong 50 bị cáo, khoảng 7 phút.

Cựu chủ tịch FLCmỗi lần nghe câu hỏi đều suy nghĩ 5-10 giây, chỉnh lại micro rồi mới trả lời. Trong toàn bộ lời khai, bị cáo 49 tuổi hơn 10 lần nói “không nhớ, nhưng tôn trọng mô tả về hành vi của bị cáo nêu trong cáo trạng”.

Trước câu hỏi “chỉ đạo ai mua công ty Green Belt rồi đổi tên thành Faros”, ông Quyết ban đầu nói không nhớ rõ, sau mới nói chỉ đạo Tổng giám đốc Tập đoàn FLC Doãn Văn Phương (đang bỏ trốn). “Những gì nêu trong cáo trạng là đúng”, bị cáo Quyết đáp khi bị chủ tọa truy vấn về quá trình khống vốn Faros từ 1,5 lên 4.300 tỷ đồng.

Cựu chủ tịch FLC bị VKSND Tối cao truy tố hai tội danh, trong đó có cáo buộc nâng khống vốn Faros, niêm yết lên sàn và bán chứng khoán ảo giá, gây thiệt hại hơn 3.620 tỷ đồng. Nghe HĐXX diễn giải về sai phạm này, bị cáo Quyết lặp lại quan điểm “nhìn chung không nhớ, cáo trạng mô tả đúng”.

“Thôi được, về hành vi, bị cáo đã thừa nhận; còn mục đích khi làm những việc này là gì?”, HĐXX hỏi. Ông Quyết suy nghĩ chừng 5 giây rồi hai lần đề nghị tòa nhắc lại câu hỏi.

“Mục đích nâng khống vốn rồi bán cổ phiếu, có phải để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư không?”, chủ tọa hỏi. Cựu chủ tịch FLC đáp nhanh: “Bị cáo chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư”.

“Vậy mục đích của bị cáo làm gì?”, chủ tọa truy. Không trả lời trực diện, bị cáo Quyết kể lại kỳ vọng của mình với Faros, nói luôn mong muốn có công ty xây dựng để chủ động trong hoạt động xây dựng của cả tập đoàn FLC. “Nếu làm tốt hơn nữa thì làm dự án ngoài hệ thống tập đoàn. Thực tế đến thời điểm bị cáo bị bắt thì bị cáo đã thực hiện được ý tưởng đó…”, cựu chủ tịch FLC đang trình bày thì bị tòa yêu cầu dừng lại, tránh nói lan man.

Về số tiền thu lợi từ hai hành vi, bị cáo khai: “Có tiền về tài khoản, nhưng bao nhiêu thì không nhớ. Cáo trạng viết thế nào thì đúng như thế”. Tất cả câu hỏi sau đó của HĐXX đều được ông Quyết đáp dạng này.

Cựu chủ tịch FLC không có ý kiến về hai tội bị truy tố Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán. “Cáo trạng truy tố thế nào chấp nhận thế, do HĐXX phán quyết”, bị cáo 49 tuổi nói.

Do bị cách ly trong toàn bộ thời gian 49 bị cáo còn lại trả lời xét hỏi, chủ tọa cũng nhắc lại nội dung trước đó được khai báo cho bị cáo này biết. Theo đó, hai “nữ tướng” của ông Quyết tại FLC gồm em gái Trịnh Thị Thúy Nga, cựu phó tổng giám đốc FLC Hương Trần Kiều Dung và các cựu lãnh đạo công ty BOS, Faros, đều khai làm theo sự chỉ đạo của ông Quyết về việc nâng khống giá trị vốn của Faros và bán cổ phiếu ra thị trường để hưởng lợi.

Em gái: Chỉ làm theo chỉ đạo của anh Quyết

Ít phút trước khi anh trả lời, em gái út Trịnh Thị Minh Huế, người cũng bị cách ly, dù luôn thừa nhận hành vi bị cáo buộc nhưng đều nói “do anh Quyết chỉ đạo”.

“Bị cáo rất ăn năn hối hận, mong được giảm nhẹ hình phạt vì chỉ làm theo chỉ đạo của anh và không được lợi gì”, bà Huế nói khi bắt đầu trả lời thẩm vấn.

Trước cáo buộc nâng khống vốn công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, sau đó niêm yết trên sàn chứng khoán, bà Huế khai do anh chỉ đạo nên mới soạn hồ sơ, nộp và rút tiền ngân hàng, đi lấy giấy tờ, chứng minh của người thân quen.

Theo bà Huế, ông Quyết đưa danh sách nhiều người, trong đó đánh dấu mỗi người bao nhiêu cổ phần. Bà Huế đánh máy lại nội dung này, phía trên ghi là “cổ đông của công ty Faros”, rồi đưa lại cho anh.

Sau khi đã niêm yết Faros trên sàn chứng khoán, khi nào ông Quyết gọi hoặc nhắn tin thì sẽ đặt các lệnh mua hoặc bán.

“Số tiền từ việc bán cổ phiếu ROS, anh Quyết bảo gì thì bị cáo làm theo đó, chứ không được hưởng lợi gì”, bà Huế khai. Chủ tọa hỏi lại: “Có đúng thế không”. Bà đáp: “Đúng”.

Về việc mượn chứng minh thư của những người thân quen, bà Huế nói do ông Quyết chỉ đạo, rồi về báo lại số tài khoản chứng khoán đã mở.

Theo cáo trạng, bà Huế đã mượn 45 chứng minh thư của người thân quen, nhân viên trong hệ sinh thái FLC để lập 20 công ty, mở 500 tài khoản chứng khoán. Từ đây, việc đặt lệnh mua bán cổ phiếu từ những tài khoản này được bà Huế làm theo chỉ đạo của ông Quyết.

“Vào đầu ngày anh Quyết sẽ chọn sẵn các số tài khoản giao dịch, thường hơn 10 tài khoản nhưng cũng có khi chỉ 3-4. Trong phiên giao dịch, anh Quyết liên tục chỉ đạo đặt lệnh mua bán. Bị cáo làm theo ngay”, bà Huế khai. Trong trường hợp các tài khoản chứng khoán chưa có tiền, bà Huế sẽ gọi Trịnh Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS.

VKS cáo buộc ông Quyết thành lập và chỉ đạo mọi hoạt động của tập đoàn FLC và 82 công ty thuộc hệ sinh thái. Trong đó có Faros, là công ty dược ông mua lại năm 2011, vốn ban đầu 1,5 tỷ.

Anh em ông Quyết cùng đồng phạm sau đó dùng thủ đoạn gian dối, quay vòng dòng tiền, dùng chứng từ góp vốn giả để nâng khống vốn. Kết quả sau 2 năm, 2014-2016, Faros có 4.300 tỷ vốn điều lệ, song hơn 3.600 tỷ trong số này là “ảo”.

Ông Quyết tiếp tục chỉ đạo để Faros “vượt” qua ba vòng xét duyệt của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, đưa mã ROS lên sàn, bán cho hơn 30.000 nhà đầu tư, thu lợi hơn 3.600 tỷ đồng.

Ngoài ra, để thao túng thị trường chứng khoán, ông Quyết cũng chỉ đạo dùng 5 mã chứng khoán họ FLC, dùng 500 tài khoản chứng khoán đứng tên bạn bè họ hàng, để mua đi bán lại số lượng lớn, tạo cung cầu ảo, chi phối thị trường. Song tất cả giao dịch đều được thực hiện bằng tiền cấp khống bởi BOS – công ty chứng khoán thuộc hệ sinh thái FLC.

Sau 5 năm “tạo sóng”, úp sọt hơn 60.000 nhà đầu tư, ông Quyết bị cáo buộc thu lợi hơn 700 tỷ đồng.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết ước tính tài sản cá nhân tới 5.000 tỷ đồng
HÀ NỘI – Trả lời phương án bồi thường cho thiệt hại 4.300 tỷ đồng, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cho rằng tài sản cá nhân bị kê biên khoảng 4.800-5.000 tỷ đồng, mong được tòa tạo điều kiện khắc phục.

Chiều 23/7 tại TAND Hà Nội, khi trả lời câu hỏi của luật sư Vũ Đặng Hải Yến, một trong bốn người bào chữa cho mình, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết chia sẻ tâm huyết dành cho Công ty Faros và phương án bồi thường 4.300 tỷ đồng được xác định là thiệt hại của vụ án.

Ông Quyết khai có tham vọng phát triển Faros thành công ty lớn mạnh trong lĩnh vực xây dựng, đủ sức thực hiện các dự án nội bộ tập đoàn FLC và bên ngoài. Thực tế, đến thời điểm ông bị bắt, tháng 3/2022, Faros đã dần thành hình so với kỳ vọng khi tham gia dự án nghỉ dưỡng, công trình của FLC ở Hà Nội, Bình Định, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc…

Điểm lại quá trình tăng giá của cổ phiếu ROS trên sàn HoSE, có thời điểm tới hơn 200.000 đồng/cổ phiếu, luật sư Yến hỏi tại sao không bán khi cổ phiếu ở đỉnh giá, lại để khi ROS ở mức 2.000 đồng mới thực hiện.

Cựu chủ tịch Quyết đáp Faros là tâm huyết, chỉ muốn có thêm cổ phần, chưa bao giờ muốn bán. Do năm 2020 dịch Covid khiến tài chính khó khăn, ông “bán với tâm thế nhất định sẽ mua lại” nhưng chưa kịp thực hiện thì bị bắt.

Trả lời HĐXX, đại diện Faros khẳng định, trước và sau giai đoạn ông Quyết bị bắt, công ty vẫn hoạt động bình thường, hiện vẫn là tổng thầu các công trình cho FLC, sẵn sàng cho cuộc họp cổ đông. Song mã ROS của công ty đã bị đình chỉ niêm yết trên sàn chứng khoán từ tháng 8/2022 do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin.

Ông Quyết khai dù bán cổ phiếu ROS với giá 2.000 đồng nhưng tin tưởng công ty đang rất tốt, “cả hệ thống vận hành tốt, làm chủ các dự án quy mô lớn” nên thực tế giá trị mỗi cổ phiếu nhiều hơn số tiền trên.

Minh chứng cho sự tin tưởng này, ông Quyết cho hay đã dùng toàn bộ tài sản cá nhân, tài sản chung vợ chồng, làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay của công ty này để đảm bảo công ty được vận hành tốt.

“Tài sản của bị cáo vẫn đang được thế chấp cho các khoản vay của Faros, chưa tất toán. Faros là tâm huyết, cũng là trách nhiệm”, cựu chủ tịch FLC nói và khai ngoài các tài sản này không còn gì khác.

“Toàn bộ tài sản tích lũy sau hơn 20 năm lập nghiệp đều đang bị cơ quan tố tụng ra lệnh phong tỏa”, bị cáo trình bày.

Trong vụ án, với cả hai tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán, ông Quyết bị quy buộc trách nhiệm với khoản tiền lên tới 4.300 tỷ đồng.

Cựu chủ tịch FLC cho hay nếu sau phiên tòa bị tuyên buộc bồi thường toàn bộ 4.300 tỷ đồng thì xin được tạo điều kiện xử lý toàn bộ số tài sản này để có tiền nộp lại. Ông ước tính số tài sản bị kê biên phong tỏa lên tới 4.800-5.000 tỷ đồng, đủ để thực hiện nghĩa vụ dân sự trong vụ án.

Về gần 200 tỷ đồng nộp trong giai đoạn bị truy tố, ông nói là số tiền được đối tác tạm trả khi bán đi một tâm huyết khác của mình là hãng hàng không Bamboo Airways.

Ông hy vọng thời gian tới, nếu người mua Bamboo Airways trả nốt 500 tỷ đồng sẽ nộp toàn bộ để khắc phục hậu quả.

Tại phiên toà hôm nay, vợ của ông Quyết cho hay sáng hôm qua, 22/7, đã thay chồng nộp khắc phục thêm 25,1 tỷ đồng. Hiện số tiền bị cáo Quyết đã nộp là hơn 237 tỷ đồng, là người khắc phục nhiều nhất trong 50 bị cáo. Bà nói ngoài các tài sản bị kê biên, vợ chồng bà không có tài sản gì khác.

“Vậy bà lấy 25,1 tỷ đồng ở đâu ra?”, luật sư hỏi. Vợ ông Quyết nói vay mượn nhiều nơi để “làm theo mong muốn và nguyện vọng của chồng”.

Theo cáo trạng, ông Quyết và các em gái hiện đang bị kê biên hơn 2.200 m2 nhà đất tại quận Nam Từ Liêm và Cầu Giấy (Hà Nội).

Theo đề nghị của Bộ Công an, 500 tài khoản chứng khoán của em gái út, bị cáo Huế, với tổng số dư 7,6 tỷ đồng cùng 243 triệu cổ phiếu (thuộc các mã GAB, FLC và ART) cũng bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phong tỏa. Các mã cổ phiếu này đều đã bị đình chỉ giao dịch.

Ngoài các tài sản này, ông Quyết xin được bán các cổ phần của mình tại tập đoàn FLC để khắc phục tối đa nhưng chưa được chấp thuận. Nếu tất cả tài sản này vẫn chưa đủ, ông Quyết khai chỉ biết “xin khoan hồng” để được tiếp tục tìm các biện pháp khác khắc phục hậu quả.

Sáng nay, trong lời khai kéo dài 7 phút, ông Quyết nhận hết tội và hành vi như cáo trạng truy tố, chấp nhận phán quyết của tòa, song khẳng định, chưa từng có ý định lừa đảo.

VKS cáo buộc ông Quyết thành lập và chỉ đạo mọi hoạt động của tập đoàn FLC và 82 công ty thuộc hệ sinh thái, trong đó có Faros, là công ty dược ông mua lại năm 2011, vốn ban đầu 1,5 tỷ đồng.

Anh em ông Quyết cùng đồng phạm sau đó dùng thủ đoạn gian dối, quay vòng dòng tiền, đùng chứng từ góp vốn giả để nâng khống vốn. Kết quả sau 2 năm, 2014-2016, Faros có 4.300 tỷ vốn điều lệ, song hơn 3.600 tỷ trong số này là “ảo”.

Ông Quyết sau đó tiếp tục chỉ đạo lo lót để Faros vượt qua ba vòng xét duyệt của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, đưa mã ROS lên sàn, bán cho hơn 30.000 nhà đầu tư, thu lợi hơn 3.600 tỷ đồng.

Ngoài ra, để thao túng thị trường chứng khoán, ông Quyết cũng chỉ đạo dùng 5 mã chứng khoán họ FLC, dùng 500 tài khoản chứng khoán đứng tên bạn bè họ hàng, để mua đi bán lại số lượng lớn, tạo cung cầu ảo, chi phối thị trường. Song tất cả các giao dịch đều được thực hiện bằng tiền cấp khống bởi BOS – công ty chứng khoán thuộc hệ sinh thái FLC.

Sau 5 năm “tạo sóng”, úp sọt hơn 60.000 nhà đầu tư, ông Quyết bị cáo buộc thu lợi hơn 700 tỷ đồng.

Chủ tịch Tập đoàn FLC khai gì về việc chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư?

Ngày 23/7, khai nhận tại tòa, bị cáo Trịnh Văn Quyết – cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho biết tôn trọng cáo trạng và chấp nhận phán quyết của HĐXX…

Chưa bao giờ có ý định chiếm đoạt tiền nhà đầu tư?

Theo đó, khai nhận về hành vi phạm tội, bị cáo Quyết thừa nhận việc chỉ đạo Doãn Văn Phương – cựu Tổng Giám đốc FLC (hiện đang bỏ trốn – PV) mua lại Công ty Green Belt (tiền thân của Công ty Faros) và sau đó chỉ đạo việc nâng vốn sở hữu của công ty này.

Tuy nhiên, bị cáo Quyết cho biết chưa bao giờ có ý định chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư. Chủ trương mua lại công ty này là để khai thác lĩnh vực xây dựng, chủ động trong hoạt động đầu tư, xây dựng của cả hệ thống Tập đoàn FLC.

Theo cáo buộc, từ năm 2017 – 2022, Trịnh Văn Quyết đã có hành vi thao túng chứng khoán khi chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế mượn giấy tờ của nhân viên, người thân, họ hàng lập hồ sơ, thủ tục để thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng nhằm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART. Các hành vi thao túng trên bị cáo buộc tạo ra cung cầu giả và thổi giá đối với 5 mã cổ phiếu nêu trên, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm Trịnh Văn Quyết cũng dùng thủ đoạn nâng khống vốn điều lệ của Công ty CP Xây dựng Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng. Sau đó đăng ký là công ty đại chúng để niêm yết 43 triệu cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán HoSE.

Các vi phạm trên được nhóm bị cáo tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) giúp sức, dẫn đến việc cổ phiếu được niêm yết, giao dịch trái quy định, gây thiệt hại 3.621 tỷ đồng của 30.403 nhà đầu tư.

Tại tòa, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế khai nhận, bản thân chỉ làm theo sự chỉ đạo của anh trai vì bị cáo Quyết là người đưa danh sách có đánh dấu sẵn các cá nhân sở hữu cổ phần. Bị cáo Huế chỉ đánh máy lại, kèm tiêu đề “Danh sách cổ đông của Công ty Faros” rồi đưa lại cho Quyết.

Ngoài ra, em gái của cựu Chủ tịch FLC cũng cho biết bị cáo Quyết là người chọn sẵn tài khoản để giao dịch trong ngày còn bản thân chỉ thao tác trên máy tính và khi nào anh trai nhắn tin “mua/bán” thì bắt đầu thao tác đặt lệnh.

Liên quan đến hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, bị cáo Huế cho biết bị cáo Quyết là người bảo đi mượn giấy tờ của người thân, người quen rồi mang về báo cáo và tiếp tục làm làm theo sự chỉ đạo của bị cáo Quyết. Bị cáo Huế khẳng định bản thân không hưởng lợi từ những hành vi nêu trên và mong HĐXX xem xét các số liệu trong hồ sơ mà bị cáo đã xác nhận.

Dùng tài sản chung khắc phục cho chồng

Liên quan đến việc khắc phục hậu quả vụ án, HĐXX đã hỏi bà Lê Ngọc Diệp – vợ bị cáo Trịnh Văn Quyết về việc nhận tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội. Bà Lê Ngọc Diệp cho biết, bà tôn trọng các nội dung cáo trạng đã nêu.

Về khối tài sản chung đang bị kê biên, bà Diệp đồng ý dùng các tài sản này để khắc phục hậu quả vụ án cho chồng. Về một số tài sản đang thế chấp ở ngân hàng, bà Diệp nói rằng các hồ sơ ngân hàng gửi đến CQĐT, VKS bà không được biết.

Theo hồ sơ vụ án, CQĐT đã kê biên tài sản diện tích 799,6m2 nhà đất tại Khu đô thị Mỹ Đình 2, TP Hà Nội; 199,9m2 nhà đất tại Khu đô thị Mỹ Đình 2; 199,9m2 nhà đất ở quận Nam Từ Liêm của bị cáo Trịnh Văn Quyết. Bị cáo Trịnh Thị Minh Huế bị kê biên 4 nhà đất ở quận Cầu giấy, quận Nam Từ Liêm. Bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga bị kê biên 2 diện tích nhà đất ở quận Nam Từ Liêm.

CQĐT có văn bản đề nghị Ủy ban Chứng khoán phong tỏa đối với 500 tài khoản chứng khoán bị cáo Trịnh Thị Minh Huế trực tiếp quản lý, sử dụng với số tiền dư trong tài khoản là hơn 7,6 tỷ đồng; số dư chứng khoán 243.107.532 cổ phiếu.

Đồng thời, có công văn gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước rà soát ngăn chặn giao dịch (khóa chiều ghi nợ) đối với tài khoản đứng tên các cá nhân gồm Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế, Hương Trần Kiều Dung và 45 cá nhân cho Huế mượn tài khoản chứng khoán/tài khoản ngân hàng.

Ngoài ra, CQĐT còn có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư chỉ đạo các đơn vị liên quan tạm dừng biến động (giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, cho tặng, cầm cố, thế chấp…) với tài sản (bất động sản, cổ phần/vốn góp, cổ phiếu…) đứng tên Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga, Lê Thị Ngọc Diệp.

Trong đó, Trịnh Văn Quyết có 215.436.257 cổ phiếu FLC; 218.340.338 cổ phần tại Công ty CP Đầu tư kinh doanh phát triển bất động sản FLCHOMES; 7.614.000 cổ phiếu GAB tại Công ty CP Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC; 1.045.325.000 cổ phần tại Công ty CP Quản lý vốn và tài sản FLC Holding…

Vụ án Trịnh Văn Quyết: Làm rõ khối tài sản bị kê biên

Cơ quan điều tra đã kê biên nhà đất, tạm dừng biến động tài sản (cổ phần, vốn góp, cổ phiếu) của cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC…

TAND TP Hà Nội đang xét xử với 50 bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty cổ phần Faros.

Bị cáo buộc về 2 tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán, tại tòa ngày 23/7, ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) nói “tôn trọng cáo trạng truy tố”. Ông Quyết thừa nhận chỉ đạo ông Doãn Văn Phương (cựu Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, đang bị truy nã – PV) mua lại Công ty Green Belt – tiền thân của Công ty Faros, mua với giá bao nhiêu, ông Quyết không nhớ.

Quá trình khai báo, ông Quyết khẳng định chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư. Ông Quyết khẳng định việc mua lại doanh nghiệp và thành lập doanh nghiệp là để làm về lĩnh vực xây dựng. “Bị cáo luôn mong muốn có một công ty xây dựng để làm xây dựng cho Tập đoàn FLC. Nếu phát triển hơn nữa thì làm xây dựng cho các công ty ngoài hệ thống FLC”, ông Quyết nói.

“Hành vi của bị cáo như nào, cáo trạng đã mô tả. Bị cáo chấp nhận mọi phán quyết của Hội đồng xét xử”, ông Quyết khai báo.

Trong vụ án này, cơ quan điều tra đã kê biên tài sản là nhà đất của ông Quyết gồm diện tích 799,6m2 nhà đất tại Khu đô thị Mỹ Đình 2, TP Hà Nội; 199,9m2 nhà đất tại Khu đô thị Mỹ Đình 2; 199,9m2 nhà đất ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Em gái ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế bị kê biên 4 nhà đất ở quận Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội). Bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga bị kê biên 2 diện tích nhà đất ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Cơ quan điều tra có văn bản đề nghị UBCKNN phong tỏa đối với 500 tài khoản chứng khoán bị cáo Trịnh Thị Minh Huế trực tiếp quản lý, sử dụng với số tiền dư trong tài khoản là hơn 7,6 tỷ đồng; số dư chứng khoán 243.107.532 cổ phiếu.

Cơ quan điều tra Bộ Công an có công văn gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước rà soát ngăn chặn giao dịch (khóa chiều ghi nợ) đối với tài khoản đứng tên các cá nhân gồm Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế, Hương Trần Kiều Dung và 45 cá nhân cho Huế mượn tài khoản chứng khoán/tài khoản ngân hàng.

Cơ quan điều tra có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan tạm dừng biến động (giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, cho tặng, cầm cố, thế chấp…) với tài sản (bất động sản, cổ phần/vốn góp, cổ phiếu…) đứng tên Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga, Lê Thị Ngọc Diệp.

Trong đó, Trịnh Văn Quyết có 215.436.257 cổ phiếu FLC; 218.340.338 cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh phát triển bất động sản FLCHOMES; 7.614.000 cổ phiếu GAB tại Công ty CP Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC; 1.045.325.000 cổ phần tại Công ty CP Quản lý vốn và tài sản FLC Holding…

Có mặt tại tòa, vợ ông Quyết cho biết, bà tôn trọng nội dung kết luận của cáo trạng kê biên, phong tỏa tài sản liên quan đến 2 vợ chồng và đề nghị tòa án xử lý theo quy định của pháp luật.

Hiện có một căn biệt thự của vợ chồng ông Quyết đang thế chấp tại ngân hàng và đã bị cơ quan điều tra phong tỏa. Ngân hàng này đề nghị nếu cơ quan đã kê biên thì tòa án tuyên buộc vợ chồng bị cáo Quyết phải trả số tiền vay cho ngân hàng.

Đại diện Tập đoàn FLC cho biết, Tập đoàn FLC không có quan hệ trực tiếp với Công ty Faros. Tập đoàn FLC không sử dụng các khoản tiền mà Công ty Faros thu được của các nhà đầu tư. Đối với những tài sản đã bị thu giữ trong quá trình điều tra, Tập đoàn FLC tôn trọng và chấp nhận các phán quyết của tòa án.

Đại diện Công ty Faros cho biết, Công ty Faros đã được tiếp cận các tài liệu liên quan đến vụ án. Công ty Faros tôn trọng các kết luận như cáo trạng của Viện KSND tối cao đã xác định. Đại diện Công ty Faros cho biết thêm, giá trị của các cổ phiếu ROS vẫn còn giá trị, chỉ bị ngừng giao dịch trên sàn chứng khoán.

Chiều nay, tòa án đã hỏi bị hại, người liên quan, tuy nhiên chỉ một người có ý kiến. Đó là nhà đầu tư Lê Ngọc Nông (SN 1978, ở Đà Nẵng). Ông Nông trình bày bản thân vừa là bị hại, vừa là người liên quan. Nhà đầu tư này đã mua mã cổ phiếu ROS trong giai đoạn 2017-2022. Số cổ phiếu ông còn nắm giữ hiện nay là hơn 667.000 cổ phiếu. Ông Nông đề nghị tòa án trả lại quyền lợi công bằng cho nhà đầu tư, ông mong muốn nhận lại tiền bỏ ra, được lấy lại vật chất cả tinh thần.

Theo cáo trạng, Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm đã thực hiện hành vi bán 391.155.480 cổ phiếu khống, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Ở tội Thao túng thị trường chứng khoán, Viện kiểm sát cáo buộc các bị cáo thao túng 5 mã cổ phiếu là AMD, HAI, GAB, FLC, ART để thu lời bất chính số tiền hơn 723 tỷ đồng.

Nhật ký xử vụ FLC: 9 phút xét hỏi cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

(Dân trí) – 11h, bị cáo Trịnh Văn Quyết được đưa trở lại phòng xử và lập tức đứng lên bục khai báo. 9 phút sau, HĐXX hoàn tất việc xét hỏi đối với cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC.
23/7 – Ngày xét xử thứ 2 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC tiếp tục phần xét hỏi.

Chưa đầy 2 ngày, tất cả 50 bị cáo đã trả lời các câu hỏi của HĐXX để làm rõ vụ án. Hầu hết, các bị cáo đều thừa nhận cáo buộc, đồng ý với tội danh bị truy tố, bao gồm cả cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết.

Chỉ có bị cáo Lê Văn Tuấn (cựu kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội – CPA Hà Nội) là phản cung, đổ tội cho “cấp trên” tại CPA Hà Nội.

9 phút xét hỏi bị cáo Trịnh Văn Quyết

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết là một trong 3 người bị cách ly trong thời gian HĐXX xét hỏi 47 bị cáo còn lại. Ba bị cáo trên cũng là nhóm được tòa xét hỏi cuối cùng trong sáng 23/7.

11h, ông Quyết được đưa trở lại phòng xử và lập tức đứng lên bục khai báo.

“Kính thưa HĐXX , tôi tôn trọng cáo trạng, tôi đồng ý với cáo trạng”, cựu Chủ tịch FLC trả lời câu hỏi đầu tiên của tòa. Nội dung này không bất ngờ bởi từ trước khi phiên tòa diễn ra, ông Quyết thông qua luật sư, đã nhận tội, thậm chí yêu cầu những người bào chữa cho bị cáo không phản biện về hành vi phạm tội.

Đối diện với những chất vấn của chủ tọa để làm rõ vụ án, ông Quyết không đưa ra bất kỳ lời bào chữa, bao biện nào mà nhiều lần gói gọn trong cụm từ: “Đúng trong cáo trạng”.

Chỉ có duy nhất nội dung mà cựu Chủ tịch FLC phải lên tiếng “đính chính” trước tòa, đó là khi HĐXX đặt câu hỏi: “Hành vi lừa đảo mục đích có để chiếm đoạt tiền của người mua cổ phiếu không?”.

Ông Trịnh Văn Quyết khẳng định chưa bao giờ có mục đích sẽ chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư. Lời khai này sau đó một lần nữa được ông Quyết xác nhận khi trả lời câu hỏi của luật sư, rằng ông ta chưa bao giờ có ý định muốn bán cổ phiếu, lúc nào cũng muốn giữ cổ phiếu và mua thêm.

9 phút là khoảng thời gian mà HĐXX hoàn tất việc xét hỏi với cựu Chủ tịch FLC.

Đến phiên làm việc buổi chiều một số luật sư đề nghị HĐXX cho hỏi bị cáo Trịnh Văn Quyết. Ngoài việc trả lời một câu hỏi liên quan đến tài sản và kế hoạch khắc phục hậu quả vụ án, ông Quyết bảo lưu các nội dung đã khai trong 9 phút buổi sáng, đồng thời xin HĐXX được từ chối trả lời tất cả các luật sư.

Trước tòa, ông Trịnh Văn Quyết xin được dùng tài sản cá nhân trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng của mình để khắc phục. 4.300 tỷ đồng là số tiền mà cơ quan công tố buộc ông Quyết phải chịu trách nhiệm.

Để có thể thực hiện cam kết trên, cựu Chủ tịch FLC mong được tạo điều kiện thuận lợi để được xử lý khối tài sản cá nhân đã và đang bị cơ quan điều tra phong tỏa hơn 2 năm qua.

Ông Quyết cũng trình bày mới được cơ quan tố tụng cho phép bán tài sản “tâm huyết” là hãng hàng không Bamboo Airways và trước mắt đã thu được gần 200 tỷ đồng. Số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra.

Số tiền 500 tỷ đồng tiếp theo nhận từ việc bán hãng hàng không Bamboo, ông Quyết cho biết sẵn sàng nộp để khắc phục hậu quả vụ án.

Bị cáo duy nhất thay đổi lời khai

Tại tòa, Lê Văn Tuấn, cựu Kiểm toán viên CPA Hà Nội, đã phản cung, tố cáo ông Nguyễn Ngọc Tỉnh (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng giám đốc CPA Hà Nội).

Theo cáo trạng, Tuấn và ông Tỉnh đã cùng ký vào nhiều báo cáo kiểm toán của Công ty Faros. Tuy nhiên, trước HĐXX, Tuấn nói đã bị cấp trên gây sức ép, buộc phải ký dù thời điểm đó (2014-2015), Tuấn còn chưa được cấp phép hành nghề kiểm toán.

Tuấn khẳng định từng nói với ông Tỉnh sẽ không ký vào báo cáo tài chính vì Tuấn không làm. Tuy nhiên, theo Tuấn, ông Tỉnh đã hứa sẽ không có vấn đề gì xảy ra.

“Bị cáo nhận thức nếu tôi không đồng ý, ông Tỉnh sẽ cho dừng hành nghề, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh”, bị cáo Lê Văn Tuấn trình bày và khẳng định không biết các diễn biến hoạt động hồ sơ kiểm toán của Công ty Faros.

Tại bục khai báo, cựu kiểm toán viên nhiều lần nói rằng bản thân đã khai không trung thực, đã vi phạm pháp luật vì không làm mà nhận.

Tuấn cũng cáo buộc ông Tỉnh đã “mớm” lời khai cho Tuấn khi làm việc với cơ quan điều tra. Bị cáo này khai được Tỉnh đưa cho một bản giải trình các câu hỏi của công an dài khoảng 8-10 trang để nghiên cứu.

“Vì vậy, bản khai của tôi trước cơ quan công an mới trùng cung và khớp cung như vậy”, Tuấn nói và cho biết từng rơi vào trầm cảm, mất ngủ kéo dài.

Đứng trước những cáo buộc của Tuấn, bị cáo Tỉnh bác bỏ, khẳng định không hề gây bất kỳ sức ép nào cho đối phương. Đối với “bản giải trình” mà Tuấn nhắc đến, bị cáo Tỉnh cho biết đó là danh mục câu hỏi do cảnh sát đưa để trả lời cho dễ hiểu.

Theo Tỉnh, bị cáo trao đổi về câu hỏi trên với Tuấn vì Tuấn cũng là kiểm toán viên trong nhóm. Sau đó, Tuấn còn xin bản danh mục để về tham khảo.

7月23日,FLC集团股份公司案件开庭第二天继续讯问。

不到2天的时间,50名被告全部回答了陪审团的提问,澄清了案情。大多数被告承认并同意这些指控,其中包括前 FLC 主席 Trinh Van Quyet。

2024.7.22 Xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của các nhà đầu tư. Bắt đầu ngày 22/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa ra xét xử ông Trịnh Văn Quyết (SN 1975, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty cổ phần Hàng không Tre Việt) và 49 bị can trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán…Có 8 bị cáo hầu tòa về cả 2 tội trên gồm Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết), Trịnh Thị Thúy Nga (kế toán Tập đoàn FLC, thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán BOS), Hương Trần Kiều Dung (Phó Chủ tịch thường trực Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty BOS)…22 bị cáo bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 13 bị cáo bị truy tố về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Một số bị cáo còn lại bị truy tố về tội Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.Trước đó, tòa án triệu tập gần 100.000 người gồm bị hại là các nhà đầu tư và người liên quan tới phiên tòa. Tuy nhiên, có khoảng 30 người có mặt.

Hàng chục nghìn bị hại vắng mặt trong phiên tòa vụ án Trịnh Văn Quyết
HÀ NỘI – TAND Hà Nội bắt đầu xét xử cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 người, song trong gần 100.000 người được tòa triệu tập chỉ khoảng 30 người tới.

Trong phần thủ tục, luật sư của bị cáo Lê Văn Sắc, cựu giám đốc Công ty FLC Land, 75 tuổi, đề nghị HĐXX cho thân chủ ngồi trong quá trình xét xử, do đây là bị cáo lớn tuổi nhất toàn vụ án.

Luật sư của bị cáo Trần Thế Anh, cựu phó tổng giám đốc tập đoàn FLC, cho hay thân chủ được em trai bồi thường thay, do đó đề nghị được triệu tập người này với vai trò người liên quan, để có thể đến tòa và nộp thêm tiền.

Sau hội ý, HĐXX quyết định do phiên tòa dài ngày, tùy diễn biến sẽ triệu tập những người được đề nghị nếu thấy cần thiết.

9h10, đại diện VKS công bố cáo trạng 107 trang.

TAND Hà Nội dựng rạp, bố trí hàng nghìn ghế ngồi để phục vụ phiên xét xử. Đến 8h30, khi bắt đầu phiên toà, mới có khoảng 30 người trong hơn 30.000 bị hại được triệu tập.

Bị hại Trường Giang, 27 tuổi, trú huyện Đông Anh, cho biết đang còn 38.000 cổ phiếu ROS chưa bán được bởi mã này đã bị đình chỉ giao dịch, đang lỗ 17%. Đây là số cổ phiếu anh mua dần trong nhiều năm, từ khi còn nằm trong nhóm VN30. “Bây giờ tôi muốn được bồi thường lại số tiền đã mua mã cổ phiếu này, theo giá lúc mua vào”, Giang nói.

Bị hại này chia sẻ thêm, trước đó anh từng nhiều lần mua mã cổ phiếu FLC, nhưng chỉ “lướt sóng”, có lúc lãi, có lúc lỗ. Chỉ có mã ROS anh tính đầu tư lâu dài “nhưng không nghĩ có ngày bị đình chỉ giao dịch, kẹt số tiền lớn trong tài khoản”.

Anh Trường Giang nói mong sớm lấy lại được số tiền hàng chục tỷ đồng đã đầu tư khi mua cổ phiếu “họ FLC”.

Anh Lê Ngọc Nông, quê Quảng Nam, cho biết khi nhận được giấy triệu tập đã bắt xe khách Hà Nội từ thứ 7 tuần trước với mong muốn sớm nhận lại được tiền. Anh mua ba mã FLC, AMD, ROS từ đầu năm 2017, tổng cộng gần 800.000 cổ phiếu. Riêng ROS mua từ giữa năm 2017 với giá 120.000 đồng/cổ phiếu, mức gần đỉnh của mã này trước khi được đưa vào rổ VN30. Khi cổ phiếu này bị đình chỉ giao dịch vào tháng 8/2022 giá chỉ còn gần 3.000 đồng.

Cả ba mã cổ phiếu, anh đều muốn đầu tư lâu dài bởi “không có thời gian lướt sóng”. Đến nay toàn bộ cổ phiếu của anh đều bị kẹt không bán được.

27 bị cáo tạm giam được dẫn giải trên 5 xe bít bùng và hai xe 24 chỗ nối đuôi nhau đến TAND Hà Nội, từ 7h.

Các bị cáo vào khu vực xét xử.

Chu Tiến Vượng, cựu phó Chủ tịch thường trực HĐQT Công ty BOS.

Trịnh Thị Thúy Nga, cựu phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS (em gái ruột ông Quyết).

Bị cáo Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC (em gái ruột ông Quyết).

Bị cáo Trịnh Tuân, cựu giám đốc Công ty FLC Land (cháu họ ông Quyết).

Ông Trịnh Văn Đại, cựu phó tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros..

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết là một trong những người bị áp giải đầu tiên vào khu vực xét xử.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết.

Ông Lê Hải Trà, cựu ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.

Ông Trần Đắc Sinh, cựu chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM.

Bị cáo Hương Trần Kiều Dung, cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC.

Đoàn xe đưa các bị cáo vào TAND Hà Nội.

Ngày 22/7, TAND Hà Nội khai mạc phiên xét xử với số lượng người triệu tập cao kỷ lục: 50 bị cáo, gần 100 luật sư, hơn 30.000 bị hại và 63.000 nhà đầu tư cùng nhiều người liên quan.

Giống vụ án Tân Hoàng Minh, TAND Hà Nội tiếp tục dựng rạp ngoài trời với màn hình lớn để người được triệu tập thuận tiện theo dõi. Dự kiến phiên tòa diễn ra nhiều ngày.

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, sáng 22/7.

Ông Quyết, 49 tuổi, bị VKSND Tối cao truy tố 2 tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Luật sư của ông Quyết cho hay sức khỏe của thân chủ ổn định sau thời gian chữa bệnh lao. Ông vừa được gia đình nộp thêm 23 tỷ đồng. Hiện ông là người khắc phục nhiều tiền nhất trong 50 bị cáo, với 212,5 tỷ đồng.

Ông Quyết và hai em gái, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga, bị kê biên hơn 2.200 m2 nhà đất tại quận Nam Từ Liêm và Cầu Giấy (Hà Nội). VKSND Tối cao ghi nhận hai em gái ông Quyết, mỗi người đã nộp 100 triệu đồng khắc phục hậu quả.

Rạp ngoài trời dựng ở cổng vào số 2 với sức chứa hơn 500 người.

Trong 50 bị cáo, phần lớn là các lãnh đạo và nhân viên của các công ty thuộc “hệ sinh thái” 82 công ty của FLC. Họ đồng thời là anh em, bạn bè ông Quyết. Ngoài ra có 7 cựu cán bộ thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).

Ông Quyết (bị bắt tháng 3/2022) cùng 26 bị cáo đang bị tạm giam. 23 người còn lại được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.

“Cánh tay phải” của ông Quyết trong vụ án được xác định là Doãn Văn Phương, cựu tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros, song đang bỏ trốn. Nhà chức trách cho hay ông Phương đã xuất cảnh sang Anh và chưa trở lại Việt Nam. Cơ quan điều tra đã tách hành vi của ông này để xử lý sau.

Doãn Văn Phương, cựu tổng giám đốc Tập đoàn FLC, được xác định đang bỏ trốn.

Theo cáo trạng, ông Quyết lập và làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC năm 2009, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ du lịch. Sau 11 năm, hệ sinh thái FLC có 82 công ty, 5 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.

Để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, năm 2014, ông Quyết chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế và Doãn Văn Phương tăng khống vốn góp Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS) từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, niêm yết trên sàn chứng khoán.

Ông Phương và bà Huế nhờ một số người đứng tên cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Faros. Lãnh đạo công ty ghi nhận thông tin gian dối này vào báo cáo tài chính kiểm toán và cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS.

VKSND Tối cao cho rằng một số cựu cán bộ Ủy ban chứng khoán nhà nước, trung tâm lưu ký chứng khoán và sàn HOSE biết sai phạm, nhưng do “lo sợ, do quen biết, muốn tạo điều kiện” vẫn chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS.

Cáo trạng nêu sai phạm kéo dài của các bị can trong năm 2014-2016 khiến nhà đầu tư chứng khoán lầm tưởng cổ phiếu ROS có giá trị thật. Từ đây, ông Quyết bán 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng. Hành vi này khiến ông Quyết bị truy tố Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngoài theo dõi tại rạp hoặc trong phòng xét xử chính, người được triệu tập có thể theo dõi phiên xét xử trong một hội trường, qua màn hình lớn.

Với tội Thao túng thị trường chứng khoán (năm 2017-2022), VKSND Tối cao cáo buộc ông Quyết chỉ đạo em gái Huế mượn giấy tờ của 45 người đứng tên 20 doanh nghiệp và mở 500 tài khoản chứng khoán để thao túng thị trường, thu lợi bất chính.

Trong khi đó, em gái còn lại của ông Quyết, bị cáo Nga, với tư cách Phó Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần chứng khoán BOS, liên tục cấp hạn mức khống cho các tài khoản này mua cổ phiếu, dù không hề có tiền. Tổng số tiền được bà Nga cấp khống, qua hơn 1.500 lần, được xác định lên tới 170.000 tỷ đồng.

5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART liên tục được nhóm ông Quyết mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào lúc mở cửa và đóng cửa phiên giao dịch. Nhóm đặt lệnh mua bán rồi hủy nhằm tạo cung cầu giả. Hành vi này giúp ông Quyết thu lợi 723 tỷ đồng.

Việc thao túng cổ phiếu AMD diễn ra trước khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực nên ông Quyết phải chịu trách nhiệm hình sự với 4 mã còn lại, tổng tiền 684 tỷ đồng. Ông Quyết và bà Huế phải nộp lại số tiền thu lợi từ mã AMD.

Trong cả hai sai phạm, ông Quyết đều bị xác định là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo toàn bộ hành vi của các đồng phạm.

Em gái Trịnh Văn Quyết khai ‘là người nhà nhưng không hưởng lợi’

HÀ NỘI – Bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga khai làm theo chủ trương của anh trai Trịnh Văn Quyết, ký các tài liệu “không biết là gì” do em gái Trịnh Thị Minh Huế đưa song không được hưởng lợi.

Bị cáo Nga, 45 tuổi, là người trả lời HĐXX sau cùng, trong phiên xét xử ngày 22/7. Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và em gái út, Trịnh Thị Minh Huế, vẫn bị cách ly từ lúc bắt đầu xét hỏi.

VKS xác định khi xảy ra vụ án, bà Nga là kế toán tổng hợp của tập đoàn FLC, là thành viên HĐQT kiêm phó Tổng giám đốc của công ty chứng khoán BOS, một trong 82 công ty thuộc “hệ sinh thái” FLC.

Trong vụ án, bị cáo Nga bị xác định liên quan trong cả hai sai phạm: khống vốn Faros và thao túng 5 mã chứng khoán.

Trịnh Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS (em gái ruột ông Quyết), ngày 22/7.

VKS cáo buộc Faros vốn là công ty do ông Quyết mua lại năm 2011 với vốn 1,5 tỷ, sau đó dùng các phương thức gian dối để tăng vốn khống trong 5 giai đoạn, lên gấp 2.866 lần, thành 4.300 tỷ đồng chỉ sau 2 năm.

Để tránh bị phát hiện số vốn khống, lãnh đạo Faros sau đó ký khống các hợp đồng đầu tư với các công ty thuộc “hệ sinh thái” FLC, rải hết số tiền vốn vừa khống được cho các thương vụ không hề tồn tại.

Bà Nga bị cáo buộc ký 50 ủy nhiệm chi tổng 1.327 tỷ đồng (dù thực tế không có việc chuyển tiền) để hợp thức, che giấu vốn góp khống. Bà sau đó ký khống 6 hợp đồng ủy thác đầu tư, nhận 368 tỷ đồng của Faros để phục vụ “dự án”, dù Faros chưa bao giờ chuyển tiền cho các công ty do bà Nga đứng tên.

Tại phiên tòa, bà Nga thừa nhận các chữ ký đều là của mình, song thời điểm ký “không biết là gì, không biết ký khi nào”. Bị cáo phân trần bà Huế chỉ bảo ký, “không nói để làm gì” và phải đến khi làm việc với cơ quan điều tra mới “lần đầu tiên” biết đó là hợp đồng ủy thác đầu tư.

Khi bà Nga nói nhận thức thực tế Faros không hề chuyển tiền cho các công ty được ủy thác trong hợp đồng, chủ tọa chất vấn “không nhận tiền thì ký làm gì?”.

Bà Nga đưa ra câu trả lời cũ, “lúc đó không biết, làm việc với cơ quan điều tra mới được nói cho biết là để nâng vốn góp vào Faros”. Bà khai “hiểu chủ trương của anh Quyết còn tất cả là Huế triển khai”.

Ông Trịnh Văn Quyết cùng em gái út, Trịnh Thị Minh Huế, bị cách ly suốt quá trình HĐXX xét hỏi các bị cáo khác.

Với sai phạm thao túng 5 mã chứng khoán họ FLC, chiếm đoạt hơn 700 tỷ đồng, bà Nga bị cáo buộc với vai trò Phó Tổng giám đốc của công ty chứng khoán BOS, đã cấp hạn mức mua chứng khoán cho các tài khoản không đủ tiền, không có tài sản thế chấp.

Các tài khoản chứng khoán này, theo cáo buộc, đều do anh em ông Quyết “mượn” giấy tờ tùy thân của người nhà, bạn bè để lập nên và sử dụng để mua bán cổ phiếu, chi phối thị trường.

Bà Nga thừa nhận cáo buộc, cho hay hàng ngày sẽ được bà Huế báo các tài khoản nào cần cấp khống hạn mức và cấp bao nhiêu. Bà sau đó truyền thông tin lại cho nhân viên thực hiện cấp khống tiền cho các tài khoản này.

“Tiền không có thật, nhưng khách vẫn đặt được lệnh để mua”, bị cáo Nga khai, song việc dùng mã nào, mua bán bao nhiêu cổ phiếu thì không biết.

Anh trai bị VKSND Tối cao quy kết hưởng lợi tới 700 tỷ đồng từ vụ thao túng thị trường, song bị cáo Nga khẳng định “không được bàn bạc, hưởng lợi gì dù là anh chị em ruột”.

Cựu chủ tịch Faros: Chỉ phụ trách “hình ảnh”, không biết công ty làm ăn thế nào

Tương tự em gái ông Quyết, bị cáo Hương Trần Kiều Dung, Chủ tịch HĐQT công ty BOS, kiêm phó chủ tịch thường trực tập đoàn FLC trong phần trả lời 17 phút đã 5 lần nói “không biết, khi làm việc với cơ quan tố tụng mới biết sai”.

Giống bà Nga, bị cáo Dung bị cáo buộc đại diện 3 công ty ký khống các hợp đồng mua lại cổ phần của cổ đông, để góp vốn vào Faros tổng hơn 520 tỷ đồng. Tại tòa, bà Dung thừa nhận có ký nhưng khi đó “không hề phụ trách mảng tài chính” nên không biết 3 công ty có chuyển tiền cho các cổ đông hay Faros thật không. Bị cáo nói “đến khi làm việc với cơ quan tố tụng mới biết” thực tế 3 công ty không chuyển tiền.

Theo bà Dung, 3 công ty có các bộ phận kế toán tài chính độc lập, bị cáo không được báo cáo là họ có chuyển tiền thực tế hay không, “khi làm việc với các cơ quan tố tụng mới biết thực tế 3 công ty này không chuyển tiền cho cổ đông”, bà Dung nhắc lại.

Để hợp thức hóa vốn khống, bà Dung cũng được giao ký các hợp đồng ủy thác đầu tư. Theo đó, Faros “giải ngân” 48 tỷ đồng cho Công ty FLC Travel do bà Dung đứng tên đại diện pháp luật.

Hương Trần Kiều Dung, cựu Phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC ra tòa ngày 22/7/2024.

“Sau đó FLC Travel có nhận được tiền của Faros không, có được dùng kinh doanh không hay quay trở lại Faros?”, chủ tọa truy vấn. Bà Dung đáp, thời điểm đó có rất nhiều hợp kinh tế giữa hai công ty, bị cáo “thấy dòng tiền chảy vào liên tục” nên nghĩ đây là hoạt động kinh tế bình thường.

“Thời điểm đó không biết có thanh toán thực tế số tiền và sau đó được sử dụng vào việc gì. Đến khi làm việc với cơ quan tố tụng mới biết là Faros không chuyển tiền”, bà Dung nói.

Sau 5 lần nâng khống vốn, bà Dung bị cáo buộc chuyển nhượng hơn 10 triệu cổ phần Faros (tương đương 100 tỷ đồng) cho Trịnh Văn Quyết để ông này trở thành cổ đông lớn nhất Faros với 52% vốn góp.

Bị cáo Dung khai được ông Quyết chỉ đạo nên ký chuyển nhượng cổ phần cho ông Quyết, nhưng không nhớ có được thanh toán không. “Đến khi làm việc với cơ quan điều tra mới biết ông Quyết không thanh toán tiền”.

Với hành vi thao túng thị trường chứng khoán, bà Dung bị cáo buộc với tư cách Chủ tịch HĐQT, là người ký hai nghị quyết của công ty BOS để bà Nga tự do cấp khống hạn mức cho các giao dịch trên 10 tỷ đồng, dù biết các tài khoản không hề có tiền hoặc tài sản đảm bảo. Song cũng giống 4 lần trả lời trước, bà Dung khai: “Tại thời điểm ký không biết vi phạm pháp luật, khi làm việc với các cơ quan tố tụng mới biết”.

Nguồn gốc tất cả sai phạm này, theo bà Dung là do xuất phát điểm của bị cáo là phó tổng giám đốc FLC phụ trách mảng xúc tiến đầu tư và phát triển dự án, bị ông Quyết thuyết phục sang kiêm nhiệm các công ty khác, trong đó có BOS.

“Anh Quyết chỉ đạo bị cáo làm chức này, bị cáo cũng đã từ chối vì hoàn toàn không có kinh nghiệm chuyên môn, không hề tham gia đầu tư chứng khoán. Thực sự nếu bị cáo không muốn đến BOS, chỉ có cách nghỉ việc tại FLC. Bị cáo đã báo cáo rất rõ là chỉ đứng về mặt hình ảnh còn hoàn toàn không quản lý điều hành gì, hoàn toàn không quan tâm đến hoạt động của BOS”, Chủ tịch BOS khai.

Theo bị cáo, dù là chủ tịch, nhưng khi được thêm vào nhóm Viber của BOS, bà Dung không bao giờ tương tác, nên không biết có việc cấp khống hạn mức mua cổ phiếu cho tài khoản không đủ tiền. Song bà Nga ngay sau đó khẳng định “bị cáo nghĩ những người trong nhóm đó đều biết”.

Hôm nay, HĐXX tiếp tục phần xét hỏi với các bị cáo còn lại.

Nhật ký xử vụ FLC: Bị hại muốn được bồi thường số tiền đã mua cổ phiếu ROS

Tại phiên tòa, nhiều bị hại mong muốn được bồi thường lại số tiền đã mua cổ phiếu ROS thuộc Tập đoàn FLC.

22/7 – Ngày xét xử đầu tiên của phiên tòa sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC kết thúc với phần lớn thời gian dành cho VKS. Hơn 100 trang cáo trạng được công bố trong khoảng gần 5 tiếng đồng hồ.

16h cùng ngày, trước khi HĐXX bắt đầu xét hỏi, chủ tọa phiên tòa – thẩm phán Vũ Quang Huy – yêu cầu cách ly 3 bị cáo để đảm bảo khách quan, gồm: Ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC), Trịnh Thị Minh Huế (cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC, em gái ruột Trịnh Văn Quyết) và Lê Văn Tuấn (kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội).

Những bị cáo “họ Trịnh”

Trong khoảng gần 2 tiếng, HĐXX tập trung xét hỏi những bị cáo thuộc Tập đoàn FLC và các công ty “họ FLC”, xoay quanh cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán.

Hàng loạt các bị cáo lần lượt đứng lên bục xét hỏi, cùng trả lời những câu hỏi tương đối giống nhau của chủ tọa: “Bị cáo có quan hệ như thế nào với Trịnh Văn Quyết?”; “Bị cáo có góp vốn, có là cổ đông của Tập đoàn FLC?”; “Bị cáo có ký các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần?”; “Bị cáo có được hưởng lợi gì không?”…

Quyết định cách ly anh em Quyết – Huế của chủ tọa là hợp lý bởi một số bị cáo trong đợt xét hỏi này là em gái, con bác ruột… của ông Quyết, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cựu Chủ tịch FLC và Trịnh Thị Minh Huế.

Một trong số đó là Trịnh Thị Thúy Nga, cựu Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS (cũng là em gái ruột ông Quyết). Nga đau đớn khai nhận về 6 chữ ký dường như bị người em gái – Huế – lừa ký vào các bản hợp đồng mà bản thân Nga thời điểm đó không hề biết nội dung là gì.

Chỉ khi làm việc với cơ quan điều tra, được xác nhận chữ ký là của mình, Nga mới được biết mình đã ký vào các hợp đồng ủy thác nhằm góp vốn khống, nâng vốn khống cho công ty, với giá trị hơn 360 tỷ đồng.

Không những vậy, Nga còn nghe theo lời của em gái, mượn chứng minh thư, thông tin cá nhân của 2 nhân viên trong công ty để Huế mở tài khoản chứng khoán, lập hợp đồng ủy thác đầu tư.

“Bản thân bị cáo Quyết không trực tiếp nhờ nhưng bị cáo hiểu chủ trương là của anh trai”, lời khai này của Nga cũng tương tự nhiều bị cáo khác vào chiều cùng ngày.

Trịnh Văn Đại – cựu Phó Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros (họ hàng với ông Quyết) – cho rằng vì anh em Quyết – Huế nhờ vả nên ký các thủ tục nâng khống vốn góp; đứng tên cổ đông, nhận ủy thác đầu tư với số tiền lớn để hợp thức việc nâng khống vốn góp tại Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros, giúp Trịnh Văn Quyết niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn HOSE để bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư.

Trịnh Tuân – cựu Giám đốc Công ty FLC Land (cháu họ Quyết) – khai không phải là cổ đông Công ty FLC Faros, không góp vốn. Tuy nhiên, chữ ký của Tuân xuất hiện trong hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền mua cổ phần trị giá 15 tỷ đồng và một số chứng từ.

Giống Nga, chỉ đến khi làm việc với cơ quan điều tra, Tuân mới ngỡ ngàng khi biết bản thân có góp vốn vào FLC Faros.

Tuân cũng không phải ngoại lệ khi trở thành công cụ của Huế trong việc mượn giấy tờ tùy thân thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, từ đó vô tình giúp Huế thao túng thị trường.

Tất cả họ đều có chung một câu trả lời: “Bị cáo không được hưởng lợi gì”. Dù vậy, các bị cáo đều nhận thức được hành vi của bản thân, chấp nhận các cáo buộc và chỉ bày tỏ mong muốn được HĐXX xem xét về vai trò, cho hưởng khoan hồng.

Ông Quyết và những nhà đầu tư

Sáng 22/7, ông Trịnh Văn Quyết mặc áo trắng, quần âu màu đen, mái tóc vuốt ngược, đeo trên tay chiếc còng số 8, được cảnh sát áp giải đến phiên tòa. Trông ông Quyết khá già so với thời điểm trước khi bị bắt.

Cách đó chỉ vài chục mét, anh Lê Ngọc Nông (46 tuổi, ở Quảng Nam, một trong những bị hại) đội chiếc mũ lưỡi chai sờn rách bạc màu che đi mái tóc hoa tiêu cùng đôi mắt đầy sự suy tư, đang ngồi theo dõi phiên tòa qua màn hình lớn được TAND TP Hà Nội bố trí ở sân.

Là một trong hàng vạn bị hại đầu tư vào những mã cố phiếu bị ông Quyết và đồng phạm thao túng, anh Nông “đánh cược” 30 năm làm lụng tiết kiệm, vay mượn bạn bè, người thân, ngân hàng vào gần 800.000 cổ phiếu FLC, AMD và ROS, với tổng giá trị thời điểm mua là 14 tỷ đồng.

Kết quả, anh Nông phải bán nhà, tài sản để trả nợ, sạt nghiệp và mất trắng. Được triệu tập tới phiên tòa, nhà đầu tư 46 tuổi không dám đi máy bay, buộc phải vay mượn tiền và ngồi 17 tiếng trên tàu từ Đà Nẵng ra Hà Nội, với hy vọng giành lại được quyền lợi, tiền bạc.

Tương tự, một bị hại khác ở Hà Nội cũng đang bị “kẹt” 38.000 cổ phiếu ROS không thể giao dịch. Giá trị của số cổ phiếu trên so với thời điểm khớp lệnh đang “âm 17%”. Nhà đầu tư này chia sẻ muốn được bồi thường lại số tiền đã mua ROS theo giá lúc mua vào.

Trong vụ án này, cơ quan công tố xác định 30.403 nhà đầu tư mua cổ phiếu (lần bán ra ban đầu) ROS là bị hại trong vụ án. Họ đều được gửi giấy triệu tập. Tuy nhiên, sáng 22/7, chỉ có vài chục người đến dự, theo dõi phiên tòa.

Ngày xét xử thứ 2 của vụ án sẽ tiếp tục vào 8h ngày 23/7.

越南房地产大亨操纵证券市场案开审

越南房地产大亨郑文决(中)周一被警察押送至河内法庭受审。(法新社)

(河内法新电)越南房地产开发商FLC集团前董事长郑文决涉嫌操纵证券市场案星期一开审,这是越南政府针对腐败官员和商界精英的最新反腐案件。

近年来,越南政府对腐败官员和商界精英进行严厉打击。自2021年以来,已有4400多人因涉及1700多起贪腐案被控,其中包括越南饮料业大亨、新协发集团董事长陈贵清以及他的两名女儿,他们被指控挪用3150万美元。

郑文决被指控在2017年至2022年期间非法敛财超过1亿4600万美元。

警方在2022年3月以操纵证券市场、故意隐瞒证券活动信息为由拘留了郑文决。此外,当局还逮捕了另外49名涉案官员及企业高管,包括郑文决的两名妹妹、越南国家证券委员会主席陈文勇和胡志明市证券交易所总经理黎海茶。

根据控状,郑文决成立多家股票经纪公司,为数十名家庭成员注册,表面上进行股票交易,实则操纵股价,从中赚取厚利。

48岁的郑文决星期一(7月22日)身穿白衬衫,戴着手铐被警察押进庭。

今年4月,越南女首富、越南房地产发展商万盛发集团主席张美兰被控侵吞逾120亿美元罪名成立,被判死刑。这是越南历来最大规模金融诈骗案。

2024.4.9 Vụ án Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết 50 người bị VKSND Tối cao truy tố

50 người bị VKSND Tối cao truy tố

Tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

1.Trịnh Văn Quyết: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC

2.Trịnh Thị Minh Huế: Cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC (em gái ruột ông Quyết)

3.Trịnh Thị Thúy Nga: Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS (em gái ruột ông Quyết)

4.Hương Trần Kiều Dung: Phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC

5.Trịnh Văn Đại: Phó tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros (anh họ Quyết)

6.Nguyễn Văn Mạnh: Trưởng nhóm vật tư cảnh quan, phòng mua sắm của Công ty TNHH MTV FLC Land (em rể ông Quyết, chồng Trịnh Thúy Nga)

7.Trịnh Tuân: Nguyên giám đốc Công ty FLC Land (cháu họ ông Quyết)

8.Nguyễn Thị Hồng Dung: Lao động tự do (vợ Nguyễn Quang Trung, họ hàng với ông Quyết)

Tội Thao túng thị trường chứng khoán:

1.Nguyễn Quỳnh Anh: Tổng giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán BOS

2.Đỗ Thị Huyền Trang: Phó phòng kế toán, Tập đoàn FLC (cháu họ ông Quyết)

3.Nguyễn Thị Nga: Nhân viên Ban kế toán, Tập đoàn FLC (cháu họ ông Quyết)

4.Trịnh Thị Thanh Huyền: Nhân viên Công ty FLC Homes (chị họ ông Quyết)

5.Hoàng Thị Huệ: Nhân viên Công ty CP Thương mại và dịch vụ số FLC (cháu họ ông Quyết)

6.Trịnh Văn Nam: Nhân viên Công ty CP Hàng không Tre Việt (cháu họ ông Quyết, con trai bị can Trịnh Văn Đại)

7.Nguyễn Thị Thanh Phương: Trưởng phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS

8.Nguyễn Thị Thu Thơm: Phó phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS

9.Bùi Ngọc Tú: Phó phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty CP Chứng khoán BOS

10.Quách Thị Xuân Thu: Kế toán trưởng Công ty CP Chứng khoán BOS

11.Trần Thị Lan: Kế toán trưởng Công ty CP Chứng khoán BOS

12.Nguyễn Quang Trung: Lái xe Bệnh viện Đa khoa Hà Thành (em rể ông Quyết)

13.Chu Tiến Vượng: Cựu phó Chủ tịch thường trực HĐQT Công ty BOS

Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

1.Nguyễn Thiện Phú: Phó tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng FLC Faros

2.Đỗ Như Tuấn: Cựu tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros

3.Đàm Mai Hương: Cựu kế toán trưởng Công ty CP Xây dựng Faros

4.Nguyễn Văn Thanh: Cựu trưởng Ban kiểm soát Công ty CP Xây dụng Faros

5.Hoàng Thị Thu Hà: Kế toán Công ty TNHH MTV FLC Land (em họ ông Quyết)

6.Trần Thế Anh: Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC

7.Đỗ Quang Lâm: Cựu tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros

8:Nguyễn Thanh Bình: Cựu phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty RTS; (bạn cùng quê ông Quyết)

9.Lê Thành Vinh: Cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros

10.Nguyễn Tiến Dũng: Cựu tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros; (bạn ông Quyết)

11.Lê Tân Sơn: Cựu phó Chánh Văn phòng, Thư ký Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC

12.Đặng Thị Hồng: Cựu phó trưởng Ban Pháp chế, Công ty CP Tập đoàn FLC

13.Lê Văn Sắc: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Địa ốc Alaska kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV FLC Land

14.Trương Văn Tài: Nhân viên Văn phòng Công ty CP Tập đoàn FLC (lái xe cho ông Quyết)

15.Nguyễn Bình Phương: Cựu chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng FLC Faros

16.Nguyễn Minh Điểm: Nhân viên hành chính nhân sự Công ty CP Chứng khoán BOS

17.Nguyễn Ngọc Tỉnh: Chủ tịch Hội đồng thành viên, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội

18.Lê Văn Tuấn: Kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội.

19.Trịnh Thị Út Xuân: Nhân viên Công ty dịch vụ số FLC

20.Phạm Thanh Hương: Kế toán Công ty TNHH Đầu tư Sevin

21.Phạm Thị Hải Ninh: Nguyên phó ban đầu tư Tập đoàn FLC

22.Trần Thị Hạnh: Phó tổng Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán TTP

Tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ:

1.Trần Đắc Sinh: Cựu chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM

2.Lê Hải Trà: Cựu ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM

3.Trầm Tuấn Vũ: Cựu phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM

4.Lê Thị Tuyết Hằng: Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM

Tội Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán:

1.Lê Công Điền: Cựu vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

2.Dương Văn Thanh: Cựu tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam

3.Phạm Trung Minh: Cựu trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam

Riêng bị can Doãn Văn Phương, cựu tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros đang bỏ trốn nên C01 tạm tách hành vi để xử lý sau.

FLC主席Trinh Van Quyet案 50人被最高人民检察院起诉


评论

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。 必填项已用 * 标注