『Vietnam,Việt Nam,越南』 10 LỪA DẢO, lừa đảo trên không gian mạng, trốn truy nã, đường dây đánh bạc, khởi tố, vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng, XÉT XỬ SƠ THẨM, rửa tiền 2024.8.16-8.26

2024.8.26 Chiêu trò “lừa đảo nhận tiền, quà từ nước ngoài” trên không gian mạng đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua. Tuy nhiên, gần đây, hình thức lừa đảo này xuất hiện trở lại khá phổ biến với phương thức mới là thuê người nhận hộ tiền hoặc hàng hoá từ nước ngoài gửi về Việt Nam, Với chiêu trò này các đối tượng lừa đảo đã dễ dàng lừa gạt nhiều nạn nhân.

Tái diễn thủ đoạn lừa đảo nhận tiền, quà từ nước ngoài

Chiêu trò “lừa đảo nhận tiền, quà từ nước ngoài” trên không gian mạng đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua. Tuy nhiên, gần đây, hình thức lừa đảo này xuất hiện trở lại khá phổ biến với phương thức mới là thuê người nhận hộ tiền hoặc hàng hoá từ nước ngoài gửi về Việt Nam, Với chiêu trò này các đối tượng lừa đảo đã dễ dàng lừa gạt nhiều nạn nhân.

Mới đây, một người phụ nữ trú tại thành phố Bắc Kạn được một người đàn ông ngoại quốc nhắn tin kết bạn làm quen. Sau một thời gian tâm sự, trao đổi, người này ngỏ ý muốn gửi quà gồm điện thoại, mỹ phẩm, trang sức… về Việt Nam tặng chị.

Ngày 20/8/2024, chị này nhận được cuộc gọi của một người tự xưng là nhân viên hải quan, yêu cầu chị chuyển 26 triệu vào số tài khoản do các đối tượng cung cấp. Chị đã đến Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LP Bank), chi nhánh Bắc Kạn, ý định rút tiền tiệm kiệm gửi tại ngân hàng để chuyển khoản 26 triệu đồng theo yêu cầu của đối tượng.

Được các nhân viên giao dịch của Ngân hàng và cán bộ phòng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Bắc Kạn kịp thời tuyên truyền và hỗ trợ, chị đã may mắn không bị mất số tiền trên. Trước đó, cũng với thủ đoạn tương tự, một người phụ nữ ở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn một mực tin tưởng và muốn chuyển khoản 25 triệu đồng theo yêu cầu của các đối tượng, được nhân viên ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agibank), chi nhánh tỉnh Bắc Kạn phối hợp với lực lượng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Bắc Kạn đã ngăn chặn thành công yêu cầu chuyển cho các đối tượng.

Với thủ đoạn này, đầu tiên đối tượng lừa đảo sẽ kết bạn Zalo, Facebook, tiktok…sau đó lợi dụng sự cả tin của người dân để nhờ họ làm trung gian nhận tiền, quà hoặc tài sản với giá trị lớn. Nếu nạn nhân chấp nhận, đối tượng sẽ yêu cầu ứng tiền chi phí vận chuyển, thuế hải quan hoặc nâng cấp tài khoản ngân hàng. Khi nạn nhân “sập bẫy” và chuyển khoản, đối tượng lừa đảo sẽ khóa tài khoản mạng xã hội, nhanh chóng chuyển tiền chiếm đoạt qua nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau rồi chiếm đoạt.

Cơ quan Công an tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng của các đối tượng đến đông đảo quần chúng nhân dân và khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác khi được người lạ tặng quà hoặc đề nghị chuyển tiền phí hải quan để nhận quà. Trong tháng 8/2024, lực lượng An ninh kinh tế, Công an tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận 03 khách hàng đến ngân hàng giao dịch chuyển khoản cho các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng. 2 trong 3 vụ việc là chiêu trò làm quen, gửi quà từ nước ngoài yêu cầu nạn nhân chuyển phí hải quan.

Tâm lý chung của những người là nạn nhân của các đối tượng lừa đảo đều lo sợ, hoang mang bởi các đối tượng đã nắm được một số thông tin cá nhân và biết được nạn nhân có tiền gửi ở Ngân hàng hoặc tiền gửi tiết kiệm. Vì vậy, mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức cảnh giác bảo vệ tài sản của chính mình, trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hãy kịp thời thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận, giải quyết./.

屡屡收受境外金钱、礼物的诈骗伎俩

最近,这种诈骗形式再次流行起来,通过雇人接收从国外寄往越南的钱或货物的新方法,诈骗者很容易就欺骗了许多受害者。

近日,一名居住在北干市的女子收到一名外国男子发短信加好友。经过一段时间的倾诉和交流,这个人主动提出要给她寄回越南的礼物,包括手机、化妆品、珠宝……。

2024.8.26 Toà tuyên án các bị cáo vụ vi phạm quy định cho vay gây thiệt hại 291 tỉ đồng
Sau nhiều ngày đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tín dụng” tại Cần Thơ, ngày 26/8, TAND TP Cần Thơ tuyên phạt mức án cao nhất 6 năm tù cho bị cáo phạm tội.
Các bị cáo gồm: Lê Thanh Hải (60 tuổi), Trần Huy Liệu (52 tuổi) – cựu Giám đốc và Phó giám đốc Agribank Cần Thơ; Bùi Tuấn Anh (49 tuổi) – cựu Trưởng phòng Tín dụng; Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân (44 tuổi) – Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông thủy sản Tây Nam; Phạm Tường Thi (44 tuổi); Nguyễn Văn Đạt (38 tuổi).
Theo tuyên bố của Hội đồng xét xử, các bị cáo phạm tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo khoản 3 Điều 179 BLHS năm 1999.
Tòa tuyên phạt bị cáo Lê Thanh Hải (cựu giám đốc chi nhánh ngân hàng) 6 năm tù; mức án 5 năm tù cho hai bị cáo là Trần Huy Liệu (cán bộ ngân hàng) và Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân (Giám đốc công ty Tây Nam).
Các bị cáo Bùi Tuấn Anh 1 năm 2 tháng 24 ngày tù; Phạm Tường Thi 1 năm 2 tháng 13 ngày tù; Nguyễn Văn Đạt 1 năm 2 tháng 28 ngày tù, bằng với thời gian tạm giam. Tòa tuyên ba bị cáo này đã chấp hành xong hình phạt tù.
Về trách nhiệm dân sự, tòa còn tuyên buộc bị cáo Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân liên đới các công ty Tây Nam, công ty Nam Bộ Cửu Long, công ty Đồng Bằng Xanh và hai cá nhân Phan Duy Phương, Nguyễn Bửu Tâm trả nợ các khoản vay gồm lãi và nợ gốc cho ngân hàng tổng cộng hơn 1.270 tỉ đồng.

Tòa Cần Thơ tuyên án vụ gây thiệt hại cho ngân hàng 291 tỉ đồng

Tòa án nhân dân TP Cần Thơ tuyên án vụ gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 291 tỉ đồng trong vụ vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

6 bị cáo trong vụ gây thiệt hại cho ngân hàng 291 tỉ đồng

Ngày 26-8, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ tuyên án 6 bị cáo gây thiệt hại cho Agribank Cần Thơ hơn 291 tỉ đồng trong vụ án vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, kéo dài 9 năm qua.

Không chấp nhận lời bào chữa

Các bị cáo gồm Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân – giám đốc Công ty TNHH MTV Nông thủy sản Tây Nam; Phạm Tường Thi – giám đốc Công ty TNHH Tân Tiến; Nguyễn Văn Đạt – nhân viên Công ty TNHH Tân Tiến; Lê Thanh Hải – nguyên giám đốc Agribank Cần Thơ; Trần Huy Liệu – nguyên phó giám đốc Agribank Cần Thơ và Bùi Tuấn Anh – nguyên trưởng phòng tín dụng Agribank Cần Thơ.

Thẩm phán Phạm Lâm Đồng đã đọc bản án dài 5 giờ đồng hồ, từ 8h30 sáng đến 13h30 cùng ngày.

Nội dung bản án nêu khá chi tiết, đầy đủ các cáo buộc, lời bào chữa của các luật sư, lời tự bào chữa của các bị cáo và ý kiến của Agribank Cần Thơ.

Theo hội đồng xét xử, quy trình, thủ tục tố tụng vụ án trên được thực hiện theo đúng quy trình, quy định của pháp luật. Các kết luận giám định tài sản, xác định số tiền thiệt hại 291 tỉ đồng trong tố tụng hình sự cũng được hội đồng thẩm định giá trung ương chấp nhận.

Các hành vi phạm tội của các bị cáo có đầy đủ trong hồ sơ vụ án, thông qua các lời khai cũng như chứng cứ thu thập được thông qua chuyển hóa dữ liệu điện tử, dữ liệu trích xuất dòng tiền.

Do đó, hội đồng xét xử không chấp nhận lời bào chữa, đề nghị của các luật sư và bị cáo trước đó cho rằng các bị cáo không phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Buộc trả ngân hàng hơn 1.271 tỉ đồng

Hội đồng xét xử cho rằng các bị cáo Hải, Liệu, Tuấn Anh biết rõ Công ty Tây Nam không thuộc đối tượng cho vay với lãi suất ưu đãi theo quyết định 63/2010 của Thủ tướng Chính phủ nhưng các bị cáo vẫn bàn bạc, câu kết với nhóm doanh nghiệp để hợp thức hóa các thủ tục cho vay.

Sau khi giải ngân, Hải, Liệu, Tuấn Anh đã không kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn. Đến lúc phát hiện dòng vốn sử dụng không đúng mục đích thì tiếp tục bàn bạc, câu kết nâng khống giá trị tài sản đảm bảo, lập khống hồ sơ, chứng từ để đối phó với cơ quan chức năng.

Hành vi của các bị cáo được thực hiện nhiều lần, trong đó bị cáo Hải giữ vai trò chính khi chỉ đạo các bị cáo cấp dưới thực hiện hành vi phạm tội, dẫn đến nguy cơ mất vốn.

Đối với bị cáo Nhân, hội đồng xét xử cho rằng Nhân cũng biết rõ công ty mình không thuộc đối tượng cho vay nhưng đã bàn bạc, câu kết với Thi, Đạt và nhóm cán bộ ngân hàng để lập doanh nghiệp, lập khống hồ sơ để được vay vốn. Sau khi được giải ngân, Nhân sử dụng một phần nhỏ vốn vay để đầu tư sản xuất.

Phần còn lại sử dụng sai mục đích như mua bất động sản, trả nợ và đem tiền gửi lại cho Agribank để lấy lãi gần 1 tỉ đồng.

Đến khi mất khả năng thanh toán nợ thì Nhân chỉ đạo Thi, Đạt tiêu hủy hồ sơ, tài liệu để xóa dấu vết. Riêng Thi, Đạt dù chỉ làm công ăn lương nhưng cũng giúp sức cho bị cáo Nhân phạm tội.

Tòa xác định Nhân là người khởi xướng vụ việc ngay từ đầu, câu kết chặt chẽ với các bị cáo khác.

Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, đã vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại số tiền rất lớn cho Agribank Việt Nam, do đó cần phải cách ly khỏi xã hội một thời gian.

Các bị cáo cũng được xem xét, áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ như có thành tích trong công tác, hợp tác giao nộp tài liệu, khai báo thành thật giúp cơ quan điều tra xử lý vụ án.

Với các lẽ trên, hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Hải 6 năm tù, Nhân và Liệu mỗi bị cáo 5 năm tù. Bị cáo Thi, Đạt, Tuấn Anh bị phạt hơn 1 năm, 2 tháng bằng thời gian tạm giam.

Về phần dân sự, tòa buộc Công ty Tây Nam, Đồng Bằng Xanh, Nam Bộ Cửu Long và các cá nhân Phan Duy Phương, Nguyễn Bửu Tâm và bị cáo Nhân chịu trách nhiệm liên đới trả cho Agribank Việt Nam cả gốc và lãi hơn 1.271 tỉ đồng.

Nếu không thực hiện thì phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi vốn, nếu không đủ thì bị cáo Nhân chịu trách nhiệm liên đới trả thêm.

6 bị cáo gây thiệt hại 291 tỉ đồng cho ngân hàng ở Cần Thơ lãnh án

Sau 3 ngày nghị án, TAND TP.Cần Thơ tuyên án đối với 6 bị cáo trong vụ vi phạm quy định cho vay gây thiệt hại cho ngân hàng 291 tỉ đồng xảy ra tại Cần Thơ.

Tổng số nợ phải thanh toán trên 1.270 tỉ đồng

Ngày 26.8, sau 3 ngày nghị án, TAND TP.Cần Thơ tuyên án đối với 6 bị cáo trong vụ vi phạm quy định cho vay gây thiệt hại cho ngân hàng 291 tỉ đồng.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Thanh Hải (cựu giám đốc một chi nhánh ngân hàng tại Cần Thơ) 6 năm tù về tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo khoản 3 Điều 179 BLHS năm 1999.

Cùng tội danh, 2 bị cáo Trần Huy Liệu (cựu phó giám đốc chi nhánh ngân hàng, cấp dưới của Hải) và Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân (42 tuổi, cựu giám đốc Công ty TNHH MTV nông thủy sản Tây Nam) mỗi bị cáo 5 năm tù.

3 bị cáo còn lại là và Bùi Tuấn Anh (cựu trưởng phòng tín dụng chi nhánh ngân hàng), Phạm Tường Thi và Nguyễn Văn Đạt (cựu giám đốc, nhân viên Công ty TNHH Tân Tiến) bị tuyên phạt tù bằng thời hạn tạm giam (từ 1 năm 2 tháng 13 ngày đến 1 năm 2 tháng 28 ngày).

Tòa cũng tuyên, bị cáo Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân có trách nhiệm chính trong việc thanh toán cho chi nhánh ngân hàng tại Cần Thơ tổng số nợ trên 1.270 tỉ đồng (tính đến ngày 19.7.2024); trong đó nợ gốc 534 tỉ đồng, lãi 737 tỉ đồng.

Tìm mọi cách để vay ưu đãi bất chấp sai nguyên tắc, trái quy định

Tòa cũng đã phân tích hành vi, vai trò, vị trí của từng bị cáo trong vụ án; phân tích các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để cá thể hóa hình phạt với từng bị cáo.

Theo nhận định của HĐXX, quá trình khởi tố, điều tra vụ án đảm bảo quy định pháp luật; đủ cơ sở kết luận hành vi phạm tội của các bị cáo. Quá trình phạm tội của bị cáo diễn ra nhiều lần, trong thời gian dài, đã được ngăn chặn từ tháng 6.2016. Hành vi phạm tội của bị cáo đặc biệt nguy hiểm, gây thiệt hại lớn cho tổ chức tín dụng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng, thị trường tiền tệ…

Bị cáo Hải với vai trò giám đốc chi nhánh ngân hàng biết rõ Công ty TNHH MTV nông thủy sản Tây Nam không thuộc đối tượng được vay vốn theo chính sách ưu đãi theo Quyết định số 63/2010 của Thủ tướng (quy định về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản). Tuy nhiên, vì mục đích cá nhân và mong muốn tăng trưởng tín dụng đã làm sai nguyên tắc, trái quy định. Bị cáo Hải đã tạo điều kiện nâng khống giá trị tài sản thế chấp cho Nhân vay tiền, sử dụng tiền vay (the chính sách ưu đãi) không đúng mục đích, thậm chí gởi lại ngân hàng lấy lãi. Khi bị phát hiện, Hải đã cố tình che giấu, hợp thức hóa việc làm trái quy định. Việc làm của Hải đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Bị cáo Liệu vì mục đích cá nhân đã thông đồng, cấu kết cho vay vốn ưu đãi, sử dụng không đúng mục đích. Bị cáo Tuấn Anh có vai trò giúp sức.

Bị cáo Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân có quan hệ với chi nhánh ngân hàng do Hải làm giám đốc, dù biết rõ công ty của mình không thuộc đối tượng hưởng chính sách vay vốn ưu đãi lãi suất nhưng đã cố tình trục lợi cá nhân. Nhân đã chủ động cấu kết cùng Hải, Liệu tìm mọi cách để được vay theo chính sách ưu đãi lãi suất. Chỉ đạo nhân viên lập khống chứng từ hợp thức hoá, nâng khống giá trị tài sản đảm bảo; sử dụng vốn vay không đúng mục đích… dẫn đến mất khả năng thanh toán, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Khi bị phát hiện, Nhân chỉ đạo nhân viên tiêu hủy tài liệu, khai báo khống… Các bị cáo Thi, Đạt có vai trò đồng phạm, giúp sức cho Nhân.

Vụ án trên có quyết định khởi tố đầu tiên được ban hành từ cuối năm 2015. Lần lượt các tội danh được đề cập trong vụ án này gồm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đầu năm 2022, TAND TP.Cần Thơ xét xử sơ thẩm lần đầu đã tuyên cả 6 bị cáo nói trên không phạm tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Sau đó, Viện KSND TP.Cần Thơ kháng nghị toàn bộ bản án sơ thẩm. Tháng 8.2022, xử phúc thẩm, TAND cấp cao tại TPHCM đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.

芹苴法院对造成银行损失2910亿越南盾的案件作出判决

8月26日,芹苴市人民法院对6名被告进行了宣判,罪名是其在信贷机构经营活动中违反贷款规定,给芹苴农业银行造成超过2910亿越南盾的损失,该案历时较长,该案于2015年底首次作出起诉决定,已9年。

范林同法官于当天上午 8:30 至下午 1:30 宣读了长达 5 个小时的判决书。

2024.8.23 Chiều 23/8, TAND TPHCM tuyên phạt bị cáo Trần Kỳ Hình (nguyên Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1/2014 đến tháng 7/2021) 19 năm tù về tội Nhận hối lộ và 6 năm Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ; tổng hợp ông Hình phải chấp hành là 25 năm tù. Bị cáo Đặng Việt Hà, người kế nhiệm sau khi ông Hình về hưu, bị phạt 19 năm về tội Nhận hối lộ. 252 bị cáo còn lại trong vụ án bị phạt mức án từ 1 năm tù treo đến 30 năm tù giam.

Cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình nhận 25 năm tù3

Chiều 23-8, TAND TP.HCM tuyên án đối với 254 bị cáo trong vụ sai phạm tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm tại TP.HCM và các địa phương khác. Cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Trần Kỳ Hình lãnh 25 năm tù.

Theo hội đồng xét xử, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đăng kiểm xe cơ giới và phương tiện thủy nội địa.

Vụ án tham nhũng phạm vi rộng trong cả nước, có tính hệ thống từ cục đến phòng, ban đăng kiểm, trung tâm tư nhân, đội ngũ Nhà nước thoái hóa, biến chất, làm mất lòng tin của nhân dân.

Hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của những người tham gia giao thông.

Vì động cơ vụ lợi nhận hối lộ, bỏ qua sai phạm của phương tiện giao thông, đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng.

Tòa cũng xác định trong vụ án này các bị cáo là những người được đào tạo về đăng kiểm, có đầy đủ năng lực hành vi nhưng đã phạm tội với lỗi cố ý, thể hiện sự xem thường pháp luật, vì vậy cần xử lý nghiêm.

Bên cạnh đó, hội đồng xét xử cho rằng trong vụ án có đồng phạm, nên cần phân hóa vai trò của từng bị cáo để có mức án tương xứng. Tòa ghi nhận cho các bị cáo nhiều tình tiết như thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng.

Tại tòa, một số bị cáo và luật sư đề nghị xem xét lại tội danh và số tiền hưởng lợi. Về nội dung này, hội đồng xét xử cho rằng các bị cáo không đưa ra được chứng cứ, tài liệu để chứng mình cho lời khai nên không có căn cứ chấp thuận.

Hội đồng xét xử xác định có nhiều bị cáo phạm tội với vai trò hạn chế, có nơi cư trú rõ ràng, có nhân thân tốt nên không cần thiết cách ly khỏi xã hội.

Từ đó, hội đồng xét xử tuyên phạt ông Trần Kỳ Hình (cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) 19 năm tù về tội nhận hối lộ, 6 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tổng hình phạt chung là 25 năm tù.

Tòa cũng tuyên phạt ông Đặng Việt Hà (cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) 19 năm tù về tội nhận hối lộ.

Hội đồng xét xử đang tuyên án.

Hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam lĩnh án

Ông Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà vì động cơ vụ lợi đã đưa ra chủ trương nhận hối lộ, bỏ qua sai phạm trong hoạt động đăng kiểm, gây hậu quả nghiêm trọng.

Chiều 23/8, TAND TPHCM tuyên phạt bị cáo Trần Kỳ Hình (nguyên Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1/2014 đến tháng 7/2021) 19 năm tù về tội Nhận hối lộ và 6 năm Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ; tổng hợp ông Hình phải chấp hành là 25 năm tù.

Bị cáo Đặng Việt Hà, người kế nhiệm sau khi ông Hình về hưu, bị phạt 19 năm về tội Nhận hối lộ. 252 bị cáo còn lại trong vụ án bị phạt mức án từ 1 năm tù treo đến 30 năm tù giam.

Trước đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, tổ công tác của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TPHCM, phát hiện 2 ô tô có dấu hiệu cơi nới thành thùng trái với quy chuẩn nên tiến hành dừng phương tiện để kiểm tra.

Kết quả kiểm tra xác định kích thước thành, thùng xe trùng khớp với giấy chứng nhận kiểm định, nhưng lại sai lệch so với thông số kỹ thuật của xe trên cơ sở dữ liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Vụ việc sau đó được chuyển cơ quan điều tra để xác minh.

Từ dấu hiệu tội phạm này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã tiến hành điều tra, xác định hành vi phạm tội có tổ chức xuyên suốt từ Cục Đăng kiểm Việt Nam đến các trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới, chi cục đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TPHCM và các địa phương trên cả nước.

Qua quá trình điều tra, cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra và truy tố tổng cộng 254 bị can về 11 tội danh. Trong đó, hai bị cáo Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà là hai cựu cục trưởng phải chịu trách nhiệm cao nhất vì đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

Kết quả thẩm vấn công khai và hồ sơ xác định, trong thời gian giữ chức Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam, ông Đặng Việt Hà đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát để các phòng trực thuộc Cục Đăng kiểm, trung tâm đăng kiểm và chi cục đăng kiểm trên cả nước xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống suốt thời gian dài.

Khi bị phát hiện, ông Hà không chấn chỉnh, xử lý mà vì vụ lợi cá nhân tiếp tục đưa ra các chủ trương, chỉ đạo cán bộ Phòng Kiểm định xe cơ giới và các trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ. Số tiền này sẽ được chia mức hưởng lợi theo nguyên tắc phải đảm bảo lợi ích của ông Hà là cao nhất.

HĐXX xác định bị cáo Hà phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số tiền nhận hối lộ là hơn 40 tỷ đồng và hưởng lợi hơn 8 tỷ đồng.

Đối với ông Trần Kỳ Hình (người tiền nhiệm của ông Hà), HĐXX xác định có các hành vi sai phạm tương tự, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vì động cơ vụ lợi đã nhận tiền hối lộ tổng cộng hơn 7,5 tỷ đồng của doanh nghiệp, các đơn vị đăng kiểm, bỏ qua sai phạm trong việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động trung tâm đăng kiểm, sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện.

Ngoài ra, bị cáo Hình còn lợi dụng chức vụ quyền hạn vị trí công tác làm trái quy định, duyệt cấp đủ năng lực cho các cơ sở không đủ điều kiện, tạo điều kiện cho cơ sở đóng tàu hoạt động trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các chi cục đăng kiểm và Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Ông Hình và ông Hà bị áp dụng tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lần trở lên. Bên cạnh đó, 2 cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm được HĐXX ghi nhận cho hàng loạt tình tiết giảm nhẹ, như thành khẩn khai báo, gia đình có công với cách mạng, quá trình công tác có nhiều đóng góp.

Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đăng kiểm xe cơ giới và phương tiện thủy nội địa.

“Vụ án tham nhũng phạm vi rộng trong cả nước, có tính hệ thống từ Cục đến phòng, ban đăng kiểm, trung tâm tư nhân, đội ngũ cán bộ thoái hóa, biến chất, mất lòng tin của nhân dân đến ngành đăng kiểm”, HĐXX nhận định.

Theo HĐXX, hành vi của các bị cáo gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của những người tham gia giao thông, vì động cơ vụ lợi nhận hối lộ, bỏ qua sai phạm của phương tiện giao thông, đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra tai nạn giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng.

Tòa cũng xác định trong vụ án này các bị cáo là những người được đào tạo về đăng kiểm, có đầy đủ năng lực hành vi nhưng đã phạm tội với lỗi cố ý, thể hiện sự xem thường pháp luật, vì vậy cần xử lý nghiêm.

Bên cạnh đó, HĐXX cho rằng, trong vụ án có đồng phạm nên cần phân hóa vai trò của từng bị cáo để có mức án tương xứng. Tòa ghi nhận cho các bị cáo nhiều tình tiết như thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng.

Tại tòa, một số bị cáo và luật sư đề nghị xem xét lại tội danh và số tiền hưởng lợi. Về nội dung này, HĐXX cho rằng các bị cáo không đưa ra được chứng cứ, tài liệu để chứng mình cho lời khai nên không có căn cứ chấp thuận.

HĐXX xét xử xác định có nhiều bị cáo phạm tội với vai trò hạn chế, có nơi cư trú rõ ràng, có nhân thân tốt nên không cần thiết cách ly ra khỏi xã hội.

8月23日下午,胡志明市人民法院在越南登记处、胡志明市登记中心、登记分局等地对254名违法案件被告人进行了宣判。前登记部主任 Tran Ky Hinh 被判处 25 年监禁。

被告人邓越河 (Dang Viet Ha) 是 Hinh 退休后的继任者,因受贿罪被判处 19 年有期徒刑。该案其余252名被告人分别被判处有期徒刑1年至30年不等的刑期。

Tuyên án hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm

Tổng hợp 2 hình phạt, bị cáo Trần Kỳ Hình bị tuyên phạt 25 năm tù. Bị cáo Đặng Việt Hà bị tuyên phạt 19 năm tù.

Ngày 23/8, sau gần một tuần nghị án, Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên án đối với 254 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm tại TP.HCM và các địa phương khác.

Theo đó, bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) bị tuyên phạt mức án từ 19 năm tù về tội “nhận hối lộ”; 6 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng hợp hình phạt của 2 tội là 25 năm tù.

Bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) bị tuyên phạt mức án từ 19 năm tù về tội “nhận hối lộ”; Bị cáo Trần Anh Quân (quyền trưởng phòng VAR) bị tuyên phạt mức án 14 năm tù về tội “nhận hối lộ”.

Đặc biệt, bị cáo Trần Lập Nghĩa (chủ nhiều Trung tâm Đăng kiểm) bị tuyên phạt 13 năm tù về tội nhận hối lộ; 12 năm tù về tội giả mạo trong công tác; 5 năm tù về tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác. Tổng hợp hình phạt là 30 năm tù.

Hội đồng xét xử tiếp tục tuyên án đối với các bị cáo khác liên quan đến vụ án.

Nội dung vụ án thể hiện, trong quá trình thực hiện thẩm định hồ sơ thiết kế cải tạo xe cơ giới, các lãnh đạo, đăng kiểm viên, chuyên viên phòng VAR đã lợi dụng vị trí công tác, nhận tiền hối lộ của các công ty từ 1,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng/hồ sơ để không thực hiện đúng quy trình thẩm định, kiểm tra theo Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, bỏ qua lỗi trên hồ sơ thiết kế, từ đó cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế cải tạo xe cơ giới trái quy định.

Đến tháng 10/2022, do Cơ quan Công an phát hiện, xử lý các sai phạm của các đơn vị đăng kiểm nên các đối tượng trên không nhận tiền hối lộ trong hoạt động thẩm định hồ sơ thiết kế nữa.

Hội đồng xét xử cho rằng, có đủ cơ sở xác định, hành vi phạm tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Tham ô tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Giả mạo trong công tác”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật”, “Xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác”, của các bị cáo tại các trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới, các chi cục đăng kiểm phương tiện thủy nội địa, đến Phòng kiểm định xe cơ giới, phòng tàu sông và cao nhất là Cục đăng kiểm Việt Nam.

Cụ thể, trong quá trình làm việc, các bị cáo đã cố ý làm trái quy định pháp luật, nhận tiền hối lộ của các chủ phương tiện và đơn vị liên quan để thực hiện hành vi gian dối trong hoạt động đăng kiểm. Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM (Viện Kiểm sát) truy tố 254 bị cáo ở nhiều vị trí công tác, thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau là có cơ sở, đúng pháp luật.

Theo Hội đồng xét xử, đây là vụ án nghiêm trọng, là nguyên nhân gián tiếp gây thiệt hại tới tính mạng con người thông qua phương tiện giao thông không đủ điều kiện nhưng vẫn được kiểm duyệt. Các bị cáo là người được đào tạo về chuyên môn, biết rõ hậu quả xảy ra khi không làm đúng quy định pháp luật nhưng vẫn thực hiện. Vì vậy, các bị cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.

Đồng thời, HĐXX không chấp nhận quan điểm của một số luật sư và bị cáo đề nghị xem xét lại số tiền phải trịu trách nhiệm hình sự. Bởi trước đó, cơ quan cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát đã căn cứ số liệu phương tiện mà Trung tâm đã kiểm định, số tiền Lãnh đạo trung tâm nhận để chung chi cho Lãnh đạo cục; số tiền các đăng kiểm viên chia nhau, chia cho nhân viên văn phòng và căn cứ vào chính lời khai của các bị cáo, các cá nhân liên quan tại Trung tâm để xác định số tiền nói trên.

Hơn nữa, trong quá trình điều tra, xét xử, các bị cáo đều khai, xác nhận thời gian công tác, số tiền được chia theo quy ước tại mỗi cơ sở. Số tiền hưởng lợi theo các lời khai tại cơ quan điều tra đều có luật sư bảo vệ quyền và lợi ích tham dự chứng kiến. Do đó, HĐXX xác định số liệu Cáo trạng truy tố là phù hợp, có căn cứ và có lợi nhất cho các bị cáo.

Trước đó, phân tích về hành vi của lãnh đạo Cục Đăng kiểm, HĐXX cho hay, khi phát hiện có sai phạm, tiêu cực xảy ra tại các phòng trực thuộc Cục đăng kiểm Việt Nam, các Trung tâm Đăng kiểm, Chi cục Đăng kiểm, bị cáo Trần Kỳ Hình không chấn chỉnh, xử lý mà còn nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp, các đơn vị đăng kiểm; nhận tiền của Lãnh đạo các phòng về việc các Đăng kiểm các sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện, nhận tiền hối lộ trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế…

Theo đó, bị cáo Trần Kỳ Hình phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi “Nhận hối lộ” với số tiền là hơn 7,1 tỷ đồng và hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” trong việc duyệt cấp Thông báo năng lực cho 63 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện theo quy định.

Khi Trần Kỳ Hình nghỉ hưu, Đặng Việt Hà được bổ nhiệm làm Cục trưởng. Sau khi trở thành người có thẩm quyền cao nhất, Hà không những không chấn chỉnh, xử lý đối với các hành vi tiêu cực, sai phạm xảy ra trong Cục đăng kiểm và các Trung tâm đăng kiểm, Chi cục đăng kiểm, mà còn tiếp tục chỉ đạo cấp dưới phải nâng mức hưởng lợi của cá nhân đối với số tiền tiêu cực.

Bị cáo Đặng Việt Hà phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi “Nhận hối lộ” với tổng số tiền là 40,2 tỷ đồng. Trong đó, cá nhân bị can Đặng Việt Hà hưởng lợi số tiền 8,5 tỷ đồng.

Vụ án liên quan đến Cục Đăng kiểm Việt Nam: Hai cựu Cục trưởng lĩnh án 19 và 25 năm tù giam

Hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà lần lượt nhận mức án 25 năm tù giam và 19 năm tù giam.

Sau gần một tháng xét xử và nghị án, ngày 23/8, Hội đồng xét xử Phiên tòa sơ thẩm vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm, chi cục đăng kiểm địa phương tiến hành tuyên án. Hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà lần lượt nhận mức án 25 năm tù giam và 19 năm tù giam.

Xuất phát từ việc kiểm tra hai ô tô có dấu hiệu quá khổ quá tải, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện hành vi phạm tội có tổ chức từ Cục Đăng kiểm Việt Nam đến các trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới và chi cục đăng kiểm phương tiện thủy nội địa trên cả nước. Tổng cộng, 254 bị cáo đã bị khởi tố, truy tố và xét xử về 11 tội danh gồm: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Giả mạo trong công tác”, “Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật”, “Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Tham ô tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng số tiền hối lộ hơn 40 tỷ đồng.

Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Huỳnh Văn Trực cho biết, từ hồ sơ, chứng cứ và diễn biến tại tòa, Hội đồng xét xử đủ căn cứ xác định Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh truy tố 254 bị cáo với 11 tội danh là có cơ sở và đúng quy định pháp luật. Một số bị cáo đề nghị tòa xem xét lại tội danh và số tiền thu lợi bất chính. Tuy nhiên, bản án xác định những người này không đưa ra được tài liệu, chứng cứ nhằm chứng minh cho lời khai nên không có căn cứ để xem xét.

Quan điểm của Hội đồng xét xử là phải xét xử nghiêm khắc đối với các bị cáo là lãnh đạo Cục, chủ đầu tư và trung tâm tư nhân theo mức án Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị; đồng thời phân hóa vai trò, mức độ phạm tội của các đăng kiểm viên là người làm thuê, có quan hệ lệ thuộc cấp dưới – cấp trên, làm công hưởng lương, làm theo chỉ đạo cấp trên. Các bị cáo này không nhận thức đầy đủ hành vi phạm tội nên cần xem xét kết hợp với các tình tiết giảm nhẹ, nhất là các bị cáo chủ động khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra.

Trong đó, bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1/2014 đến tháng 7/2021) bị xét xử về tội “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Hội đồng xét xử xác định, bị cáo Hình có các hành vi sai phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vì động cơ vụ lợi đã nhận tiền hối lộ tổng cộng hơn 7,5 tỷ đồng và 23.000 USD của doanh nghiệp, các đơn vị đăng kiểm, bỏ qua sai phạm trong việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động trung tâm đăng kiểm, sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện. Hình còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác làm trái quy định, duyệt cấp đủ năng lực cho các cơ sở không đủ điều kiện, tạo điều kiện cho cơ sở đóng tàu hoạt động trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các chi cục đăng kiểm và Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Ngoài việc bị cáo Trần Kỳ Hình có tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lần trở lên, Hội đồng xét xử cũng ghi nhận bị cáo Hình có nhiều tình tiết giảm nhẹ hình phạt là gia đình có công với cách mạng, có nhiều đóng góp trong quá trình công tác… Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Kỳ Hình 19 năm tù giam về tội “Nhận hối lộ” và 6 năm tù giam về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, tổng hình phạt là 25 năm tù giam.

Bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 8/2021 đến tháng 9/2022, được bổ nhiệm sau khi Trần Kỳ Hình nghỉ hưu) bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”. Theo Hội đồng xét xử, bị cáo Hà đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống suốt thời gian dài. Khi bị phát hiện sai phạm, Hà không chấn chỉnh, xử lý mà vì vụ lợi cá nhân tiếp tục đưa ra các chủ trương, chỉ đạo cán bộ Phòng Kiểm định xe cơ giới và các trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ. Số tiền này được chia mức hưởng lợi theo nguyên tắc phải đảm bảo lợi ích của Hà là cao nhất.

Hội đồng xét xử xác định Đặng Việt Hà phải chịu trách nhiệm số tiền nhận hối lộ là hơn 40 tỷ đồng và hưởng lợi hơn 8,5 tỷ đồng. Tòa cũng ghi nhận Hà có các tình tiết giảm nhẹ như: Thành khẩn khai báo, ăn năn hối hận, đã khắc phục tiền thu lợi bất chính, có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, gia đình có công với cách mạng… Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Đặng Việt Hà 19 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.

Cựu Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Vũ Hải, phụ trách hoạt động của Phòng Tàu sông bị truy tố về hành vi cấp thông báo năng lực cho 15 hồ sơ cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện theo quy định. Bị cáo Hải bị tuyên án 4 năm tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Có vai trò sau lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam là các bị cáo thuộc nhóm lãnh đạo và cán bộ tại Phòng Kiểm định xe cơ giới (VAR) – nơi có chức năng thẩm định hồ sơ thiết kế cải tạo phương tiện xe. Trong đó, Trần Anh Quân, cựu quyền Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới, hưởng lợi 11,5 tỷ đồng và 9.500 USD nhưng phải chịu trách nhiệm với toàn bộ số tiền các đăng kiểm viên thuộc Phòng đã nhận hối lộ là hơn 60 tỷ đồng. Hội đồng xét xử tuyên phạt 14 năm tù giam đối với bị cáo Trần Anh Quân về tội “Nhận hối lộ”.

Bị cáo Trần Lập Nghĩa (cựu chủ 5 trung tâm đăng kiểm ở khu vực Tây Nam Bộ) bị tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, 12 năm tù về tội “Giả mạo trong công tác”; 5 năm tù về tội “Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác”; tổng hợp hình phạt là 30 năm tù.

Bị cáo Đỗ Trung Học (cựu Trưởng Phòng tàu sông, Cục Đăng kiểm Việt Nam) đã bỏ trốn và bị phát lệnh truy nã, Viện Kiểm sát truy tố và Hội đồng xét xử xét xử vắng mặt. Bị cáo này nhận 2,8 tỷ đồng để đề xuất ký duyệt hồ sơ năng lực cho 38 cơ sở đóng tàu không đủ điều kiện. Qua hồ sơ, chứng cứ và diễn biến phiên tòa, đủ căn cứ xác định bị cáo Học phạm vào tội “Nhận hối lộ”. Tòa xác định, việc đưa bị cáo Học ra xét xử vắng mặt là đúng quy định pháp luật.

Hội đồng xét xử nhận định, vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm, chi cục đăng kiểm địa phương được xác định là vụ án tham nhũng chức vụ, kinh tế có quy mô đặc biệt lớn và gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng kiểm phương tiện xe cơ giới và phương tiện thủy nội địa xảy ra trong thời gian dài, mang tính hệ thống. Các bị cáo mặc dù là cán bộ, lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên thuộc cơ quan quản lý nhà nước nhưng vì động cơ vụ lợi đã cùng nhau thống nhất nhận tiền từ chủ phương tiện để bỏ qua lỗi, trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đăng kiểm xe cơ giới và phương tiện thủy nội địa./.

2024.8.18 Ngày 18/8, Công an quận 4 TP Hồ Chí Minh cho biết đã bắt khẩn cấp 2 đối tượng: Phạm Đình Chương (SN 1972; HKTT quận 7) và Nguyễn Lâm Cẩm Vân (SN 1988; HKTT quận 4; cùng ngụ tại phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tàng trữ trái phép chất ma túy.

Thuê căn hộ ngắn ngày để “diễn kịch” lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ngày 18/8, Công an quận 4 TP Hồ Chí Minh cho biết đã bắt khẩn cấp 2 đối tượng: Phạm Đình Chương (SN 1972; HKTT quận 7) và Nguyễn Lâm Cẩm Vân (SN 1988; HKTT quận 4; cùng ngụ tại phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú) về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tàng trữ trái phép chất ma túy.

Vào khoảng 18h15 ngày 13/8, anh Trần Trọng Hiếu (SN 1985; HKTT tổ 9, ấp Cẩm Tân, Xuân Tân, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) là quản lý cửa hàng điện thoại “Trai Đẹp Bán Iphone” nhận được cuộc gọi đặt mua 2 điện thoại di động hiệu Iphone 15 Pro Max và 12 Pro Max từ tài khoản Zalo có tên “Le Huynh Bao Yen”.

Khi đã được khách hàng chuyển tiền đặc cọc 500.000 đồng, anh Hiếu yêu cầu nhân viên là Trương Quốc Lâm (SN 1998; HKTT phường Tân Hưng Thuận, quận 12) mang đến Chung cư Saigon Royal số 35 Bến Vân Đồn, phường 13, quận 4 để giao cho khách hàng. Khi đến nơi, anh Lâm được người đàn ông đứng đón và dẫn lên căn hộ chung cư Saigon Royal.

Hai đối tượng Phạm Đình Chương và Nguyễn Lâm Cẩm Vân cùng tang vật.
Chương và Vân bị cảnh sát tạm giữ để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bước vào phòng, Lâm thấy có một người phụ nữ và một đứa nhỏ đang sinh hoạt trong nhà. Lúc này, Lâm đưa 2 điện thoại cho người phụ nữ để kiểm tra thì Lâm được người đàn ông trên gửi tiền bồi dưỡng 200.000 đồng và nhờ chở đến Trung tâm Saigon Center để lấy tiền trả tiền điện thoại đặt mua với lý do tiền trong tài khoản ngân hàng bị kẹt và không có tiền mặt tại nhà.

Do Tâm nghĩ đã biết nhà cửa của khách hàng nên Lâm tin tưởng giao 2 điện thoại trên lại cho khách và chở người đàn ông đến trước cửa Trung tâm Saigon Center. Tại đây, người đàn ông kêu Lâm đứng đợi để vào lấy tiền mang tiền ra trả.

Tuy nhiên, sau đó Lâm không thấy người đàn ông ra trả tiền nên đã liên hệ lại số điện thoại đặt mua hàng thì thấy số điện thoại trên đã tắt máy. Lâm chạy về căn hộ nơi Lâm giao điện thoại thì biết được căn hộ mà Lâm vào là căn hộ cho thuê ngắn ngày và người ở trong căn hộ là khách thuê. Bản thân biết mình bị lừa nên Lâm đã đến Công an phường 13, quận 4 trình báo sự việc trên.

Nhận được tin báo, Đội Cảnh sát hình sự Công an quận 4 phối hợp cùng Công an phường 13, quận 4 nhanh chóng triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm các đối tượng.

Ngày 16/8, Công an đã phát hiện 2 đối tượng thực hiện vụ việc trên là Phạm Đình Chương và Nguyễn Lâm Cẩm Vân. Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của 2 đối tượng Chương và Vân, Công an thu hồi được 1 điện thoại di động, bộ dụng cụ sử dụng ma túy gồm 1 bình nhựa có nắp được khoét 2 lỗ tròn; 2 ống thủy tinh (nỏ), 1 gói ma túy trọng lượng 0,7438g ma túy tổng hợp (Methampetamin) mà 2 đối tượng đã dùng tiền bán 1 trong 2 ĐTDĐ chiếm đoạt được để mua ma túy sử dụng.

Tại cơ quan điều tra, Chương và Vân khai nhận thủ đoạn lừa đảo là dùng con riêng của Vân đóng vai thành một gia đình, sau đó tìm thuê các căn hộ (cho thuê ngắn ngày) tại các chung cư cao cấp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh để tạo vỏ bọc là một gia đình khá giả, rồi sẽ lên mạng tìm kiếm trang web bán hàng của các cửa hàng điện thoại có dịch vụ bán hàng online trên địa bàn thành phố để đặt mua điện thoại và yêu cầu nhân viên cửa hàng giao điện thoại đến căn hộ mà các đối tượng đã chuẩn bị sẵn.

Khi đã tạo được lòng tin cho người giao hàng, các đối tượng sẽ cho tiền bồi dưỡng để người giao hàng càng tin tưởng hơn để từ đó có thể dễ dàng yêu cầu nhân viên để điện thoại tại căn hộ và chở đến nơi khác với nhiều lý do để tạo điều khiện cho Vân lấy điện thoại, thu dọn đồ đạc trong căn hộ và trả phòng tẩu thoát…

Sau khi thực hiện thành công hành vi, Chương và Vân sẽ bán điện thoại chiếm đoạt được và cùng nhau ăn chơi, tiêu xài chung.

Với thủ đoạn trên, Chương và Vân thừa nhận đã thực hiện nhiều vụ khác tại các địa bàn quận 3, quận 1 và các địa bàn khác…

Cặp đôi chuyên thuê căn hộ cao cấp gài bẫy các cửa hàng bán iPhone ở TPHCM

Nhóm lừa đảo thuê các căn hộ ngắn ngày tại các chung cư cao cấp để tạo vỏ bọc là một gia đình khá giả để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều cửa hàng điện thoại ở TPHCM.

Ngày 18/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 4, TPHCM, tạm giữ Phạm Đình Chương (SN 1972) và Nguyễn Lâm Cẩm Vân (SN 1988, cùng ngụ quận Tân Phú) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Khoảng 18h15 ngày 13/8, anh Trần Trọng Hiếu (SN 1985, ngụ tỉnh Đồng Nai) là quản lý cửa hàng điện thoại “Trai Đẹp Bán iPhone” nhận được cuộc gọi đặt mua 2 chiếc iPhone loại 15 Pro Max và 12 Pro Max từ tài khoản Zalo có tên “Le Huynh Bao Yen”.

Khi khách hàng chuyển tiền đặc cọc 500.000 đồng, anh Hiếu yêu cầu nhân viên tên Lâm mang đến chung cư Saigon Royal, số 35 Bến Vân Đồn, phường 13, quận 4, để giao cho khách.

Đến nơi, anh Lâm được người đàn ông đứng đón và dẫn lên căn hộ chung cư SaiGon Royal. Bước vào phòng, Lâm thấy có một người phụ nữ và một đứa nhỏ đang sinh hoạt trong nhà.

Lúc này, Lâm đưa 2 điện thoại cho người phụ nữ kiểm tra, và Lâm được người đàn ông gửi bồi dưỡng 200.000 đồng. Sau đó, người đàn ông nhờ Lâm chở đến Trung tâm Thương mại Saigon Center để lấy tiền trả với lý do tài khoản ngân hàng bị kẹt và không có tiền mặt tại nhà.

Nam nhân viên tin tưởng vì biết nhà của khách hàng nên giao 2 điện thoại trên lại cho khách và chở người đàn ông đến trước cửa Saigon Center. Người đàn ông nói Lâm đứng đợi để vào lấy tiền mang ra trả. Tuy nhiên, lúc Lâm thấy người đàn ông trở ra, gọi điện thoại thì người này tắt máy. Lâm chạy về chung cư Saigon Royal thì biết được đây là căn hộ này do khách thuê ngắn ngày. Lúc này, nam nhân viên biết mình bị lừa nên đến Công an phường 13, quận 4, trình báo.

Vào cuộc điều tra, Đội Cảnh sát hình sự Công an quận 4 phối hợp cùng Công an phường 13, phát hiện 2 đối tượng gây án là Chương và Vân nên bắt giữ.

Khám xét khẩn cấp nơi ở của 2 nghi phạm, cảnh sát thu hồi được 1 điện thoại di động, bộ dụng cụ sử dụng ma túy và một gói nylon chứa 0,7gr ma túy tổng hợp mà 2 đối tượng dùng tiền bán chiếc điện thoại vừa chiếm đoạt để mua về sử dụng.

Chương và Vân khai nhận thủ đoạn lừa đảo là dùng con riêng của Vân đóng vai thành một gia đình, sau đó tìm thuê các căn hộ ngắn ngày tại các chung cư cao cấp trên địa bàn TPHCM để tạo vỏ bọc là một gia đình khá giả. Sau đó, nhóm này lên mạng tìm kiếm các cửa hàng điện thoại có dịch vụ bán hàng online để đặt mua điện thoại và yêu cầu nhân viên giao điện thoại đến căn hộ mà các đối tượng đã chuẩn bị sẵn.

Khi đã tạo được lòng tin cho người giao hàng, Chương và Vân sẽ cho tiền bồi dưỡng để người giao hàng càng tin tưởng hơn rồi từ đó dễ dàng yêu cầu nhân viên để điện thoại tại căn hộ và chở đến nơi khác trả tiền rồi tẩu thoát. Với thủ đoạn này, Chương và Vân đã thực hiện thành công nhiều vụ tại các địa bàn quận 3, quận 1…

短时间出租公寓“玩”侵占房产骗局

8月18日,胡志明市第四区警方宣布紧急逮捕两名嫌疑人:范廷章(Pham Dinh Chuong,1972年出生;第七区)和阮林锦文(Nguyen Lam Cam Van,1988年出生;居住在同一地区新富县)欺诈性侵占财产和非法持有毒品。

这对夫妇专门出租豪华公寓,并在胡志明市开设了 iPhone 商店,以高档公寓短租为幌子,以小康家庭为幌子,诈骗胡志明市多家手机店的资产。

2024.8.18 Hiện nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều với các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Trong đó nhiều chiêu trò hướng đến những bênh nhân đang điều trị bệnh hiểm nghèo. Xuất phát từ suy nghĩ có bệnh vái tứ phương, nhiều đối tượng đã quảng cáo nhiều bài thuốc đặc trị và rao bán trên mạng xã hội. Thực tế đây không phải là những thần dược như quảng cáo, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua bán trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với các loại thuốc đặc trị không rõ nguồn gốc.

Cảnh báo chiêu trò lừa đảo bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội

Hiện nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều với các chiêu trò lừa đảo tinh vi. Trong đó nhiều chiêu trò hướng đến những bênh nhân đang điều trị bệnh hiểm nghèo. Xuất phát từ suy nghĩ có bệnh vái tứ phương, nhiều đối tượng đã quảng cáo nhiều bài thuốc đặc trị và rao bán trên mạng xã hội. Thực tế đây không phải là những thần dược như quảng cáo, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dân tuyệt đối không mua bán trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với các loại thuốc đặc trị không rõ nguồn gốc.

Với tâm lý có bệnh vái tứ phương, chị Hương cũng như nhiều người bệnh khác khi biết mình bị U tuyến giáp rất hoang mang. Tìm kiếm trên mạng xã hội để tìm hiểu thêm về căn bệnh này, chị đã bắt gặp nhiều lời quảng cáo với cam kết hấp dẫn hết khỏi U chỉ với phương thuốc đặc trị.

Chị Nguyễn Thu Hương, TP Bắc Ninh cho biết, mình trước đi siêu âm bị tuyến giáp mình lên mạng tìm hiểu nhiều thuốc lắm. xem quảng cáo trên mạng cũng mua thuốc về uống nhưng không khỏi.

Cùng với sự phát triển của mạng xã hội, các đối tượng dễ dàng tiếp cận với người có nhu cầu. Để thực hiện chiêu trò lừa đảo trên, các đối tượng lừa đảo sẽ hoạt động theo hội nhóm, tạo lập các tài khoản mạng xã hội ảo, đăng bài quảng cáo về các loại thuốc thần dược với giá cao, những loại thuốc này có giá từ vài trăm ngàn đồng đến hàng chục triệu đồng, với các công dụng khác nhau như: Thuốc phòng chống bệnh ung thư, thuốc cho người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối nhưng thực chất là các loại thuốc giá rẻ với thành phần không rõ nguồn gốc.

Với nhiều năm kinh nghiệm về chuyên khoa Ung bướu, Bác sĩ Thái cho rằng, thay vì nghe những bài thuốc không có kiểm định trên mạng xã hội, người dân khi mang bệnh hiểm nghèo cần tiến hành thăm khám tại những bệnh viện lớn, có quy trình điều trị khoa học.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối không thực hiện mua bán thuốc trên mạng xã hội, đặc biệt là đối với các loại thuốc đặc trị không rõ nguồn gốc. Người dân khi có bệnh cần đến bệnh viện để trực tiếp thăm khám và mua thuốc dưới sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.Tuyệt đối cảnh giác với quảng cáo thuốc hứa hẹn chữa trị nhanh chóng các bệnh nghiêm trọng hoặc cung cấp kết quả thần kỳ mà không có bằng chứng rõ ràng; khi mua thuốc cần tìm hiểu kỹ về nhà sản xuất và thuốc qua các nguồn thông tin đáng tin cậy.

警告有关在社交网络上销售特殊药品的诈骗

(ANTV) – 如今,网络诈骗越来越多,诈骗手段也越来越复杂,其中许多技巧都是针对正在接受严重疾病治疗的患者,许多人在社交网络上宣传并出售许多特殊疗法。事实上,这些并不是广告宣传的神药,信息通信部信息安全司建议人们绝对不要在社交网络上买卖,尤其是来源不明的药品。

当得知自己患有甲状腺肿瘤时,香女士和很多其他患者一样,非常困惑。她在社交网络上搜索以了解有关这种疾病的更多信息时,发现了许多广告,其中有诱人的承诺,只需特殊治疗即可治愈肿瘤。

随着社交网络的发展,诈骗者可以轻松接触到有需要的人。为了实施上述骗局,诈骗者会结伙,创建虚拟社交网络帐户,高价发布有关神奇药物的广告,这些药物的价格从几十万越南盾到数千万越南盾不等,用途不同,比如:防癌药,癌症晚期的药,但其实都是廉价药,成分来源明确。

2024.8.18 Lợi dụng chính sách cắt sóng 2G và nhu cầu đổi điện thoại từ 2G sang 4G sử dụng của một bộ phận người dân, đa số là người cao tuổi có nhu cầu sử dụng máy phím bấm 4G, một số đối tượng đã lừa đảo người dân mua máy 2G nhưng “đội lốt” 4G với giá 400.000 – 500.0000 đồng/máy.

Lừa đảo mua điện thoại 4G, lắp SIM mới phát hiện mua phải “dế” 2G
NDO – Lợi dụng chính sách cắt sóng 2G và nhu cầu đổi điện thoại từ 2G sang 4G sử dụng của một bộ phận người dân, đa số là người cao tuổi có nhu cầu sử dụng máy phím bấm 4G, một số đối tượng đã lừa đảo người dân mua máy 2G nhưng “đội lốt” 4G với giá 400.000 – 500.0000 đồng/máy.

CẢNH BÁO MUA HÀNG GIẢ, HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Lợi dụng chính sách cắt sóng 2G và nhu cầu đổi điện thoại từ 2G sang 4G sử dụng của một bộ phận người dân, đa số là người cao tuổi có nhu cầu sử dụng máy phím bấm 4G, một số đối tượng đã lừa đảo người dân mua máy 2G nhưng “đội lốt” 4G với giá 400.000 – 500.0000 đồng/máy.

Đối với hình thức trên, các đối tượng sử dụng mạng xã hội hoặc thông qua bán trực tiếp để tiếp cận, lừa đảo bán điện thoại giả 4G cho người dùng. Tại đây, đối tượng đăng tải những bài đăng với nội dung rao bán điện thoại di động 4G giá rẻ.

Không chỉ vậy, một số đối tượng còn rao bán những loại smartphone 3G đã qua sửa chữa với lời rao “3G hay 4G đều xài thoải mái” với giá chưa đến 1 triệu đồng. Sau khi bán sản phẩm, các đối tượng sẽ xóa tài khoản bán hàng hoặc chặn tài khoản của người mua trên mạng xã hội.

Không ít người dùng ham rẻ, thiếu kiến thức đã đặt mua điện thoại của các đối tượng lừa đảo, đến khi nhận máy, lắp SIM mới phát hiện mua phải điện thoại 2G. Hay smartphone 3G cũng nằm trong diện không sử dụng được khi chuyển lên sóng 4G sắp tới.

Do người tiêu dùng sẽ rất khó để phân biệt được đâu là điện thoại feature phone 4G, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nên lựa chọn các địa chỉ mua hàng uy tín, không mua những mặt hàng trôi nổi trên mạng xã hội.

Người tiêu dùng nên chọn mua tại các hệ thống cửa hàng uy tín như FPT Shop, CellphoneS, Viettel Store… để yên tâm 100% hàng hoá chính hãng, đúng như yêu cầu.

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần báo cáo ngay cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

骗买4G手机,插入新SIM卡,发现自己买的是2G“手机”。
(人民报)——利用2G信号被切断的政策,以及部分人口(其中大部分是老年人,想要使用4G键盘)需要将手机从2G换成4G的需要,一些人欺骗了他们。购买 2G 设备,但以 400,000 – 500,000越南盾/部的价格“伪装”4G。

利用2G信号割断政策以及需要将手机从2G换成4G供一部分人群使用,其中大部分是想要使用4G键盘的老年人,一些人欺骗了人们购买2G设备,但“伪装”4G 的价格为 400,000 – 500,000越南盾/部。

上述形式中,主体利用社交网络或直销等方式接近并向用户骗购假冒4G手机。此处,该主体发布了包含销售廉价4G手机内容的帖子。

不仅如此,一些主体还以不到100万越南盾的价格出售带有“您可以舒适地使用3G或4G”广告的维修3G智能手机。销售产品后,主体将删除销售帐户或在社交网络上屏蔽买家帐户。

很多用户贪图便宜,缺乏知识,从骗子那里订购了手机,当他们收到手机并安装SIM卡时,才发现自己购买的是2G手机。或者,当转向即将到来的4G浪潮时,3G智能手机也将无法使用。

由于消费者很难区分4G功能手机,信息安全司(信息通信部)建议人们选择信誉良好的购买地址,不要购买社交网络上流传的假货。

2024.8.17 Trong 10 phút nói lời sau cùng, cựu cục trưởng Trần Kỳ Hình nghẹn giọng bày tỏ ăn năn, tiếc nuối; có lúc bật khóc, xin được hưởng khoan hồng của pháp luật. Ngày 17/8, sau một tháng làm việc, phiên tòa xét xử hai cựu cục trưởng Đăng kiểm Trần Kỳ Hình, Đặng Việt Hà và 252 bị cáo kết thúc phần tranh luận. Trước khi tòa nghị án, các bị cáo nói lời sau cùng.

Đại án đăng kiểm: Cựu cục trưởng Trần Kỳ Hình bật khóc, mong được về với vợ

Nói lời sau cùng, cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình liên tục nói thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội và mong muốn được về với vợ.

Ngày 17-8, TAND TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử 254 bị cáo trong đại án đăng kiểm xảy ra Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Sau khi kết thúc phần tranh luận, các bị cáo nói lời sau cùng trước khi HĐXX vào nghị án.

Cục trưởng Trần Kỳ Hình mong được về với vợ

Là người đầu tiên nói lời sau cùng, cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình liên tục thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội, ăn năn hối cải về sai phạm.

Bị cáo Hình trình bày, từ ngày ra trường cho đến khi về hưu, bị cáo rất phấn khởi khi được làm việc trong ngành đăng kiểm. 37 năm 7 tháng, từ vị trí nhân viên đến lãnh đạo, bị cáo đều toàn tâm toàn ý đóng góp cho ngành. Sự cố gắng và tâm huyết của bị cáo đã được ghi nhận thông qua các thành tích đã được trao tặng.

Tuy nhiên, cuối những năm trước khi nghỉ hưu, bị cáo đã không giữ được mình dẫn đến việc nhận hối lộ. Khi được HĐXX xét xử công bằng đã giúp bị cáo nhận thức rõ hơn về những lỗi lầm và vô cùng tiếc nuối cho những năm tháng đã đóng góp cho ngành đăng kiểm.

“Tôi gửi lời xin lỗi đến gia đình, Đảng, Chính phủ, Nhà nước và ngành GTVT. Tôi cúi đầu xin lỗi toàn thể nhân viên các thế hệ ngành đăng kiểm đã tin tưởng tôi. Đến cuối đời, tôi vẫn không biết mình có thể vượt qua được sự cắn rứt lương tâm hay không. Án tù có thể dài nhưng án lương tâm còn đau đớn hơn” – bị cáo Hình bày tỏ.

Bị cáo Hình xin HĐXX khoan hồng cho tất cả các bị cáo trong vụ án để họ có thể tiếp tục tham gia ngành hoặc xây dựng gia đình, làm lại cuộc đời.

Cuối cùng, bị cáo Trần Kỳ Hình bật khóc và bày tỏ nguyện vọng cá nhân. Theo đó, bị cáo Hình đã 64 tuổi, suốt những năm cống hiến trong ngành đăng kiểm, những năm cuối đời, bị cáo chỉ mong muốn trả nghĩa cho vợ. Nhưng từ nay đến cuối đời bị cáo không biết còn đủ sức khoẻ để mãn hạn tù về với gia đình hay không.

“Bị cáo rất cắn rứt, dày vò, ân hận. Kính xin HĐXX, VKS và những người có liên quan cho tôi được hưởng sự nhân đạo của Đảng, sự khoan hồng của pháp luật. Tôi mong được giữ sức khỏe để trở về với gia đình và làm những gì chưa làm được cho gia đình, con cháu, và hướng dẫn con cháu không bao giờ mắc phải những sai lầm như tôi đã gây ra” – bị cáo Hình trình bày.

Trước đó, đại diện VKS đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Kỳ Hình 18-19 năm tù về tội nhận hối lộ và 5-6 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp hình phạt đề nghị từ 23-25 năm tù.

Các cựu lãnh đạo đều nhận sai

Cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà (bị VKS đề nghị từ 18-19 năm tù) thừa nhận bản thân đã sai, ân hận và đã khắc phục toàn bộ thiệt hại. Bị cáo Hà gửi xin lỗi Đảng, nhà nước, nhân dân, lãnh đạo Bộ GTVT và cán bộ, viên chức, người lao động cục đăng kiểm. Bị cáo tin tưởng phán quyết HĐXX công tâm, thấu tình đạt lý.

Bị cáo Trần Anh Quân (cựu quyền trưởng phòng VAR, bị VKS đề nghị từ 16-17 năm tù) trình bày, thời điểm trước khi bị bắt, bị cáo có hơn 42 năm học tập, cống hiến cho nhà nước. Những năm tháng trong trại tạm giam bị cáo đã rất ăn năn hối cải, hối hận sâu sắc về hành vi phạm tội của mình.

Bị cáo Quân gửi lời xin lỗi Bộ GTVT, Cục đăng kiểm Việt Nam. Vì những lỗi lầm của mình ảnh hưởng uy tín của ngành trước xã hội, nhân dân. Mong HĐXX xem xét thấu đáo quá trình công tác, cống hiến và hoàn cảnh bị cáo. Mong HĐXX xem xét để các bị cáo đăng kiểm viên sớm được trở về vì họ là những tri thức trẻ, cống hiến cho xã hội.

越南登记中心大案

8月17日,胡志明市人民法院继续审理涉及越南登记处、胡志明市11个登记中心和隆安、槟椥、朔庄3个登记分局的登记案中的254名被告。

辩论结束后,被告在陪审团进入商议前做最后陈述。

作为第一个最后陈述的人,前登记部主任陈启兴多次承认自己的全部罪行,并对自己的错误表示悔恨。

被告表示,从毕业那天到退休,他对在登记行业工作感到非常兴奋。37年零7个月,从员工到领导岗位,被告全心全意为行业做出贡献。被告的努力和奉献精神通过所获奖项得到了认可。

但在退休前几年,被告人无法自保,导致收受贿赂。陪审团的公正审判,让被告更加认识到自己的错误,并对自己多年来为登记行业做出的贡献深感悔恨。

“我向我的家人、党、政府、国家和交通部门道歉。我低下头,向信任我的历代登记人员表示歉意。在我生命的最后一刻,我仍然不知道我是否能够克服我的愧疚感。监狱的刑期可能很长,但良心的刑罚更加痛苦”——被告人陈表示。

被告陈启兴请求陪审团对本案所有被告宽大处理,以便他们能够继续参与该行业或建立家庭并重建生活。

最后,被告人陈启兴泪流满面,表达了自己的个人愿望。据此,被告已经64岁了,他在登记行业奉献了多年,在生命的最后几年,被告只想回报他的妻子。但从现在到生命的尽头,被告不知道他是否仍然健康,可以在服刑后回到家人身边。

“被告人非常愧疚、痛苦、悔恨。我谨请求陪审团、检察院和相关人员让我享受党的人道和法律的宽大。我希望身体健康,回家与我的家人一起,为我的家人、子孙做一些没有做过的事情,并引导我的子孙永远不要犯我犯过的同样的错误”——被告表示。

此前,检察代表要求陪审团以受贿罪判处被告人陈其兴18至19年有期徒刑,以在执行公务时滥用职权罪判处5至6年有期徒刑,拟议的刑罚总计为23-25年监禁。

Cựu cục trưởng đăng kiểm Trần Kỳ Hình khóc, xin khoan hồng

Trong 10 phút nói lời sau cùng, cựu cục trưởng Trần Kỳ Hình nghẹn giọng bày tỏ ăn năn, tiếc nuối; có lúc bật khóc, xin được hưởng khoan hồng của pháp luật.

Ngày 17/8, sau một tháng làm việc, phiên tòa xét xử hai cựu cục trưởng Đăng kiểm Trần Kỳ Hình, Đặng Việt Hà và 252 bị cáo kết thúc phần tranh luận. Trước khi tòa nghị án, các bị cáo nói lời sau cùng.

Là người đầu tiên thực hiện quyền của bị cáo, ông Trần Kỳ Hình tỏ ra mất bình tĩnh, nói trong 37 năm công tác, từ đăng kiểm viên đến làm quản lý, đều tâm huyết với công việc, không nghỉ phép một ngày nào. Nhưng vào những năm cuối, khi sắp nghỉ hưu, thì bị cáo không giữ được mình, đã phạm tội dẫn đến phải trả giá bằng bản án cuối đời.

Ông Hình bày tỏ, sau những ngày bị xét xử, bản thân “đã nhận thức rất rõ hành vi phạm tội, vô cùng ăn năn hối cải”. Ông xin lỗi gia đình, Đảng, Nhà nước cùng toàn bộ cán bộ ngành đăng kiểm. “Bị cáo vô cùng đau xót, ân hận khi không làm tròn trách nhiệm được giao phó, mong mọi người tha thứ”, ông Hình nói, thêm rằng “đến cuối đời không biết còn đủ sức khỏe để chờ mãn hạn tù hay không”.

Không giữ được bình tĩnh, ông Hình bật khóc, nói: “Bản án tòa sẽ tuyên đã nặng, nhưng bản án lương tâm còn nặng hơn. Ở tuổi xế chiều, bị cáo phải trả giá bằng những ngày tháng trong lao tù”.

Cựu cục trưởng cũng cho biết “rất tiếc cho cuộc đời của mình, những năm cuối không được sống cùng gia đình”. “Lời cuối, bị cáo xin một sự nhân đạo của Đảng, khoan hồng của pháp luật, lòng nhân đức của HĐXX, xử nhẹ cho bị cáo. Cho bị cáo có cơ hội để giữ sức khỏe trở về với gia đình…”, ông Hình nghẹn giọng, đồng thời xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các cựu cán bộ Cục Đăng kiểm để họ sớm trở về tiếp tục cống hiến cho xã hội.

Là người tiếp theo được nói lời sau cùng, cựu cục trưởng Đặng Việt Hà trình bày ngắn, gãy gọn về sự ăn năn hối hận. Lời cuối, ông nói: “Bị cáo biết mình đã sai. Bị cáo xin lỗi Đảng, Nhà nước và nhân dân; xin lỗi các cán bộ công nhân viên chức ngành đăng kiểm. Mong HĐXX xem xét cho bị cáo mức án nhẹ nhất”.

Các bị cáo sau đó cũng bày tỏ ăn năn hối hận, xin tòa xem xét các tình tiết giảm nhẹ, hoàn cảnh gia đình… để giảm nhẹ hình phạt.

Toà tuyên án vào sáng 23/8.

Ông Đặng Việt Hà và 51 người được VKS giảm mức án đề nghị

Tại phiên làm việc chiều 16/8, trước khi kết thúc phần tranh luận, đại diện VKS cho biết đã cân nhắc những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với các bị cáo. Từ đó, VKS giảm mức án đề nghị đối với ông Đặng Việt Hà từ 20 năm xuống còn 18-19 năm tù về tội Nhận hối lộ.

41 bị cáo khác cũng được đề nghị giảm từ 1-3 năm so với mức đề nghị ban đầu. 10 bị cáo được thay đổi mức đề nghị từ án tù giam sang được hưởng án treo.

VKS giữ nguyên quan điểm đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Trần Kỳ Hình 18-19 năm tù về tội Nhận hối lộ; 5-6 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tổng hợp hình phạt phải chấp hành là 23-25 năm tù.

Phát biểu quan điểm luận tội, VKS xác định trong thời gian giữ chức Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam, ông Đặng Việt Hà đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát để các Phòng trực thuộc Cục Đăng kiểm, Trung tâm Đăng kiểm, Chi cục Đăng kiểm trên cả nước xảy ra sai phạm, tiêu cực có hệ thống trong suốt thời gian dài. Khi phát hiện, ông Hà không chấn chỉnh, xử lý mà “vì vụ lợi cá nhân” tiếp tục đưa ra các chủ trương, chỉ đạo cán bộ Phòng kiểm định xe cơ giới, các Trung tâm Đăng kiểm nhận hối lộ.

Lời khai của các bị cáo khác cùng dữ liệu thu thập được có căn cứ xác định, ông Hà đã nhận hối lộ từ các trung tâm đăng kiểm khối V, Phòng kiểm định xe cơ giới (phòng VAR) và một số trung tâm đăng kiểm khối D. Tổng cộng ông Hà phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số tiền nhận hối lộ là hơn 40 tỷ đồng.

Đối với ông Trần Kỳ Hình (người tiền nhiệm của ông Hà), VKS xác định bị cáo vì động cơ vụ lợi cá nhân đã nhận tiền hối lộ tổng cộng hơn 6,5 tỷ đồng và 23.000 USD của doanh nghiệp, các đơn vị đăng kiểm, bỏ qua sai phạm trong việc cấp phép đủ điều kiện hoạt động Trung tâm Đăng kiểm, sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện.

Ngoài ra, ông Hình còn lợi dụng chức vụ quyền hạn vị trí công tác làm trái quy định, duyệt cấp đủ năng lực cho các cơ sở không đủ điều kiện, tạo điều kiện cho cơ sở đóng tàu hoạt động trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các chi cục đăng kiểm và Cục đăng kiểm Việt Nam.

Clip: Cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Trần Kỳ Hình khóc nức nở khi nói lời sau cùng

Bị cáo Trần Kỳ Hình, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm, nói rằng ông cảm thấy dằn vặt lương tâm còn đau đớn hơn cả án tù

Sáng nay (17-8), TAND TP HCM tiếp tục phiên xét xử đại án đăng kiểm. Hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm và hơn 200 đồng phạm nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án để đưa ra phán quyết.

Bị cáo Trần Kỳ Hình – cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm; bị VKSND TP HCM đề nghị mức án 23-25 năm tù về tội “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ” – nói lời sau cùng đầu tiên. Bị cáo bày tỏ lòng biết ơn, sự tự hào về quá trình cống hiến suốt 37 năm 7 tháng không ngừng nghỉ trong ngành đăng kiểm, từ nhân viên đến vị trí lãnh đạo.

Một đoạn trong lời phát biểu của cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Trần Kỳ Hình tại toà

Clip: Cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Trần Kỳ Hình khóc nức nở khi nói lời sau cùng
Bị cáo Trần Kỳ Hình tại toà

Bị cáo Trần Kỳ Hình thừa nhận những sai lầm trong năm cuối trước khi nghỉ hưu, dẫn đến vụ án này. Bị cáo nhận lỗi và xin lỗi gia đình; xin lỗi Đảng, Chính phủ, Nhà nước và ngành giao thông vận tải.

Bị cáo Trần Kỳ Hình thừa nhận trách nhiệm của mình, bày tỏ sự lo lắng về sức khỏe và khả năng trở về với gia đình. Bị cáo nói cảm thấy sự dằn vặt lương tâm còn đau đớn hơn cả án tù; thể hiện sự tiếc nuối sâu sắc về những đóng góp đã mất; hy vọng các bị cáo khác trong vụ án, cũng như bản thân, được khoan hồng để có cơ hội sửa chữa sai lầm.

“Cho đến cuối đời, bị cáo vẫn không biết có hết cắn rứt hay không. Án tù dài nhưng án lương tâm còn đau đớn hơn” – bị cáo Trần Kỳ Hình bày tỏ.

Cuối cùng, khi nhắc đến vợ, bị cáo này bật khóc nức nở: “Năm nay tôi đã 64 tuổi, suốt 37 năm 7 tháng tôi không hề nghỉ phép ngày nào, toàn tâm toàn sức cho công việc.

Tôi chỉ mong muốn trả nghĩa cho vợ sau hơn 40 năm gắn bó, nhưng không biết liệu có làm được điều đó hay không. Cho dù đã muộn, tôi kính xin HĐXX, VKS và những người liên quan cho tôi được hưởng sự nhân đạo của Đảng, sự khoan hồng của pháp luật cũng như tấm lòng nhân đạo của chủ tọa và những người liên quan.

Tôi mong giữ được sức khỏe để trở về với gia đình, làm nốt những gì chưa làm được cho gia đình, con cháu và hướng dẫn con cháu không bao giờ mắc phải sai lầm như tôi đã gây ra”.

Trong khi đó, bị cáo Đặng Việt Hà – cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm; bị VKSND TP HCM đề nghị mức án 18-19 năm tù về tội “Nhận hối lộ” – phát biểu: “Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng và Nhà nước đã bồi dưỡng, giúp tôi có cơ hội hơn 23 năm phục vụ trong ngành đăng kiểm, phục vụ nhân dân. Tôi biết mình đã sai và xin gửi lời xin lỗi tới Đảng, Nhà nước, nhân dân, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và toàn thể cán bộ, nhân viên Cục Đăng kiểm. Tôi kính mong HĐXX công tâm, thấu tình đạt lý”.

Hơn 200 bị cáo đang tiếp tục nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án.

2024.8.16 Những khách hàng đường dây lừa đảo hướng đến là phụ nữ đơn thân, thiếu thốn tình cảm. Ban đầu nhóm lừa đảo kết bạn với khách để tạo niềm tin, sau khi cơ hội chín muồi sẽ dẫn khách đến các ứng dụng kêu gọi đầu tư nhằm chiếm đoạt tài sản.

Lời khai của nghi phạm trong đường dây lừa đảo quốc tế ‘dùng người Việt lừa người Việt’

Những khách hàng đường dây lừa đảo hướng đến là phụ nữ đơn thân, thiếu thốn tình cảm. Ban đầu nhóm lừa đảo kết bạn với khách để tạo niềm tin, sau khi cơ hội chín muồi sẽ dẫn khách đến các ứng dụng kêu gọi đầu tư nhằm chiếm đoạt tài sản.

Kết bạn mới hằng ngày để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Đinh Văn Châu là một tổ trưởng trong đường dây lừa đảo quốc tế vừa bị công an triệt phá tại khu kinh tế Tam Giác Vàng (tỉnh Bò Kẹo, Lào), cho biết trước đây có đến tỉnh Bò Kẹo làm việc, sau đó quen biết một người bạn.

Người này gợi ý sẽ mở công ty riêng nên rủ Châu cùng đến làm việc.

Thời gian đầu, Châu làm việc như một nhân viên bình thường và không biết công việc này không tốt. Sau đó công ty cho một số lợi nhuận, chức vụ để giữ lại làm việc. Quá trình làm việc phải ký hợp đồng, nên muốn về phải đền hợp đồng với số tiền 70 triệu.

Khi được giao nhiệm vụ làm tổ trưởng, Châu chịu sự quản lý của “sếp” và “cấp trên”. Nhiệm vụ hằng ngày là lên công ty để giám sát, đôn đốc các nhân viên làm việc.

“Khi được cấp trên giao nhiệm vụ, Châu sẽ thông báo lại cho các nhân viên trong tổ. Tùy thuộc các nhiệm vụ sẽ giao theo ngày hoặc tuần, các nhân viên sẽ được giao đi kết bạn (trên mạng xã hội), phải có “khách hàng” chat mới trong ngày là bao nhiêu người” – Châu khai.

Theo Châu, mỗi ngày một nhân viên phải tương tác với hai khách hàng mới. Những khách hàng này chủ yếu là phụ nữ đơn thân, thiếu thốn tình cảm.

Mục đích nhân viên kết bạn với khách hàng để tạo lòng tin, sau khi chín muồi sẽ dẫn khách hàng vào các ứng dụng do công ty viết ra để họ đầu tư và chiếm đoạt tài sản.

Quá trình nhân viên trong đường dây lừa đảo này tìm khách hàng dựa trên một tài liệu mà công ty cung cấp.

Trong đó ghi rõ quy trình đi tìm khách hàng, làm quen, chào hỏi, nói chuyện với khách hàng như thế nào để tình cảm ngày càng sâu hơn.

Bị trừ tiền, bắt chống đẩy nếu không hoàn thành “nhiệm vụ”

Một phụ nữ trong đường dây lừa đảo quốc tế vừa bị công an triệt phá khai khi được giới thiệu vào làm việc được hứa trả lương mỗi tháng 5.000 nhân dân tệ. Tuy nhiên hai tháng đầu không có doanh thu, bị phạt, nên tổng số tiền chỉ nhận được 4.000 nhân dân tệ.

Hằng ngày, các nhân viên được quản lý và tổ trưởng giao cho các Facebook ảo và kịch bản để nói chuyện với những phụ nữ trung niên ở Việt Nam. Các Facebook ảo thể hiện là những doanh nhân thành đạt, giàu có, thường xuyên đăng ăn chơi những nơi sang trọng.

Lúc đầu nói chuyện với khách hàng sẽ hỏi năm sinh, quê quán, rồi sau đó nói chuyện quan tâm đến cuộc sống của nhau. Khi khách hàng đã tin tưởng sẽ dẫn khách hàng vào “mua phòng” nộp tiền đầu tư.

Trong vòng 3 ngày nếu không có khách hàng tiềm năng nói chuyện, các nhân viên trong đường dây này sẽ bị trừ tiền, thậm chí bắt phải chống đẩy. Có nhiều nhân viên còn bị những kẻ cầm đầu đánh đập.

“Hợp đồng ký giữa em và người Trung Quốc là làm 10 tháng sẽ cho về, nhưng có trường hợp làm xong 10 tháng vẫn không cho về.

Nhiều lần em muốn về nhưng bị họ nhốt không cho ra khỏi tòa nhà. Em cũng gọi điện hỏi vay tiền đền hợp đồng để về nhưng không vay được” – người này nói.

Ngày 2-8, Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm mua bán người Bộ Công an Lào, Công an đặc khu kinh tế tại tỉnh Bò Kẹo; đại diện cảnh sát Việt Nam tại Lào, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh và các đơn vị nghiệp vụ khác đã đấu tranh, triệt phá thành công tổ chức tội phạm hoạt động mua bán người, lừa đảo qua mạng với quy mô đặc biệt lớn, bắt gọn 155 nghi phạm người Việt Nam đang hoạt động tại tỉnh Bò Kẹo (Lào).

Tang vật thu giữ gần 100 quyển hộ chiếu, 74 viên hồng phiến, 18.900 nhân dân tệ, hàng chục máy tính và gần 500 điện thoại cùng hàng nghìn sim điện thoại không chính chủ và các công cụ, tài liệu khác dùng để thực hiện hành vi lừa đảo.

该诈骗热线的客户是情感上有需要的单身女性。最初,诈骗团伙与客户交朋友以建立信任,然后当机会成熟时,他们会引导客户申请要求投资适当的资产。

犯罪嫌疑人“利用越南人欺骗越南人”的证词令人心寒

2024.8.16 Chiều 16-8, TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bà “hầu đồng” Đinh Thị Hoa Hồng (SN 1993, trú quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bà “hầu đồng” 9X lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,4 tỉ đồng

Nhận hơn 1,4 tỉ đồng để làm dịch vụ giải hạn, cúng bái cho người âm, nhưng Đinh Thị Hoa Hồng tại Đà Nẵng lại lấy tiền đi du lịch, mua sắm.

Chiều 16-8, TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bà “hầu đồng” Đinh Thị Hoa Hồng (SN 1993, trú quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Đinh Thị Hoa Hồng tại phiên tòa chiều 16-8

Theo cáo trạng, Đinh Thị Hoa Hồng “nổ” rằng bản thân có căn mạng, có khả năng hầu đồng, nhìn thấy trước được tương lai, nói chuyện được với người đã khuất.

Hồng nói với Nguyễn Thị Như Quỳnh rằng Quỳnh đang bị bùa ngải nên thường xuyên ốm đau; phần âm của gia đình Quỳnh hiện cần chu cấp tiền bạc, đồ lễ nếu không Quỳnh sẽ gặp bất trắc.

Tin tưởng Hồng, Quỳnh 9 lần chuyển tiền, tổng cộng hơn 1,4 tỉ đồng để nhờ cúng giải hạn, cúng lễ cho người mẹ đã mất.

Quá trình điều tra xác định sau khi nhận tiền từ Quỳnh, Hồng không thực hiện việc cúng giải hạn mà đã chuyển khoản cho rất nhiều người, trong đó có người yêu và cha mẹ ruột, em gái để nhờ rút tiền mặt để du lịch, ăn uống, mua sắm,…

Tuy nhiên, những người trên đều không biết việc Hồng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Quỳnh.

Với hành vi trên, HĐXX đã tuyên bị cáo Đinh Thị Hoa Hồng mức án 10 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” .

8月16日下午,岘港市人民法院以“诈骗罪”对“伴娘”丁氏和红(1993年出生,住岘港市连潮区)一审开庭审理。

根据起诉书,丁氏和红“爆发”说她有服务灵媒、预见未来以及与死者交谈的能力。

2024.8.16 Ngày 15.8, thông tin từ Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố đối với bị can Nguyễn Thị Hồng Đào (SN 1990), trú tại xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Truy tố người phụ nữ lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng

Đối tượng Nguyễn Thị Hồng Đào (SN 1990), trú tại xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp vừa bị đề nghị truy tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng

Đối tượng Đào đã bị đề nghị truy tố về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hàng chục tỉ đồng.

Ngày 15.8, thông tin từ Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố đối với bị can Nguyễn Thị Hồng Đào (SN 1990), trú tại xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, đơn vị cũng đề nghị truy tố 4 bị can khác về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Theo kết luận điều tra, do không có sẵn nguồn vốn, Nguyễn Thị Hồng Đào đã vay mượn tiền của nhiều người, với thời gian ngắn, lãi suất cao để làm ăn, kinh doanh.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh liên tục bị thua lỗ nên Đào lâm vào cảnh nợ nần do nợ tiền gốc và lãi phát sinh ngày càng tăng lên.

Để có tiền duy trì hoạt động kinh doanh cũng như trả nợ gốc, tiền lãi, từ tháng 9.2020 đến tháng 9.2022, Đào đã sử dụng nhiều thủ đoạn, đưa ra hàng loạt thông tin gian dối.

Đào đưa ra thông tin bản thân có quan hệ thân thiết với nhiều cán bộ ngân hàng, đang liên kết để làm đáo hạn các khoản vay tại ngân hàng; có mối quan hệ, hợp tác kinh doanh bất động sản với nhiều người có chức vụ, cần huy động vốn để kinh doanh…

Sau đó, Đào đưa ra mức lãi suất, lợi nhuận cao để đánh vào lòng tham, làm cho người khác tin tưởng để cho Đào vay tiền.

Thậm chí Đào còn giả mạo cán bộ ngân hàng, giả mạo các tin nhắn giữa Đào với cán bộ ngân hàng đặt vấn đề vay tiền để đáo hạn cho người khác…

Sau khi vay được tiền, Đào không sử dụng để làm ăn kinh doanh như thông tin đã đưa ra, mà dùng để trả nợ xoay vòng bằng việc vay tiền của người này để trả nợ gốc và lãi cho người khác và tiêu xài cá nhân.

Cứ như vậy, số tiền nợ của Đào ngày càng tăng lên rất nhiều lần. Thực tế, Đào không trả nợ được cho những người đã cho vay đúng theo cam kết và không còn điều kiện, khả năng để khắc phục, trả nợ.

Cũng theo kết luận điều tra, Đào đã lừa đảo, chiếm đoạt của 7 cá nhân là gần 47 tỉ đồng. Ngoài ra, Đào còn nợ tiền vay của 28 cá nhân khác với tổng số tiền trên 42 tỉ đồng.

Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra Cảnh sát điều tra đã làm rõ có 4 đối tượng trên địa bàn huyện Đắk R’lấp cho Đào vay tổng số tiền 5,7 tỉ đồng với mức lãi suất từ 100,26%/năm đến 200,75%/năm, thu lợi bất chính tổng số tiền gần 1,2 tỉ đồng.

居住在 Dak R’lap 区 Dak Wer 公社的嫌疑人 Nguyen Thi Hong Dao(生于 1990 年)刚刚因诈骗数百亿盾而被提请起诉。

评论

《“『Vietnam,Việt Nam,越南』 10 LỪA DẢO, lừa đảo trên không gian mạng, trốn truy nã, đường dây đánh bạc, khởi tố, vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng, XÉT XỬ SƠ THẨM, rửa tiền 2024.8.16-8.26”》 有 1 条评论

发表回复

您的邮箱地址不会被公开。 必填项已用 * 标注