『Vietnam,Việt Nam,越南』 Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, 张美兰, 万盛发案第二阶段, 诈骗财产罪, 洗钱罪, 非法运输货币出境罪 2024.9.6-10.4

2024.10.4 Vụ Vạn Thịnh Phát: Có 8 nguồn chính và 3 nguồn phụ để khắc phục hậu quả vụ án
Theo luật sư Thanh, nếu không vướng vào vụ án này bị cáo sẽ trả đầy đủ gốc, lãi cho các trái chủ bởi rất nhiều người là họ hàng của mình và là cán bộ, nhân viên thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Có 8 nguồn chính và 3 nguồn phụ để khắc phục hậu quả vụ án

Theo luật sư Thanh, nếu không vướng vào vụ án này bị cáo sẽ trả đầy đủ gốc, lãi cho các trái chủ bởi rất nhiều người là họ hàng của mình và là cán bộ, nhân viên thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Chiều 4/10, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo.

Bào chữa cho Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), luật sư Giang Hồng Thanh thay mặt bị cáo gửi lời xin lỗi chân thành tới 35.824 trái chủ. Vì sự cố xảy ra mà bị cáo đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các bị hại.

Theo luật sư Thanh, nếu không vướng vào vụ án này bị cáo sẽ trả đầy đủ gốc, lãi cho các trái chủ bởi rất nhiều người là họ hàng của mình và là cán bộ, nhân viên thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Về cáo buộc Trương Mỹ Lan phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” luật sư Thanh cho rằng, người phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” phải có ý thức chiếm đoạt trước khi chuyển hóa hành vi thành việc chiếm đoạt.

Tuy nhiên, bị cáo không có ý chiếm đoạt tài sản vì 6 gói trái phiếu do 4 doanh nghiệp phát hành đều chưa tới hạn thanh toán tại thời điểm bị cáo bị bắt.

Cụ thể, gói trái phiếu Công ty An Đông 11.969 tỷ đồng và gói trái phiếu Công ty An Đông 3.000 tỷ đồng đồng hạn thanh toán là ngày 10/9/2023. Gói trái phiếu Công ty An Đông 10.000 tỷ đồng, ngày đến hạn thanh toán là 24/12/2023. Gói trái phiếu Công ty Quang Thuận 1.500 tỷ đồng, ngày đến hạn là 27/12/2023. Gói trái phiếu Công ty Sunny Word 2.500 tỷ đồng hiện nay dư nợ 1.612 tỷ đồng, ngày đến hạn là 24/10/2023 và gói trái phiếu Công ty Setra 2.000 tỷ đồng ngày đến hạn là 31/8/2025. Trương Mỹ Lan bị bắt vào ngày 6/10/2022 nên bị cáo không có cơ hội cùng với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán cho các trái chủ.

Về tài sản khắc phục hậu quả, luật sư Thanh liệt kê có 8 nguồn chính và 3 nguồn phụ. Đó là 420 tỷ đồng do gia đình bị cáo Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã nộp khắc phục hậu quả; 15.712 tỷ đồng từ các đơn vị phát hành trái phiếu; 784 tỷ đồng từ việc chuyển nhượng 18% cổ phần của Liên doanh Vietcombank; 638 tỷ đồng từ việc hợp tác phát triển Khu đô thị Sing-Việt; 1.000 tỷ đồng cho Nguyễn Văn Liêm vay; 1.000 tỷ đồng qua 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở tỉnh Quảng Ninh do 1 ngân hàng phải trả; 21.000 tỷ đồng do thu hồi từ vụ án giai đoạn 1; 12.313 tỷ đồng là giá trị quy đổi tài sản đang bị kê biên phong tỏa. Như vậy, tại giai đoạn này, Lan đang có 55.868 tỷ đồng có thể khắc phục toàn bộ gói trái phiếu 30.000 tỷ đồng của 35.824 trái chủ.

Ngoài ra, bị cáo Lan còn 3 nguồn dự phòng để khắc phục hậu quả. Đó là 3.250 tỷ đồng liên quan đến dự án Tiến Phát sau khi trừ đi các nghĩa vụ tồn đọng của vụ án; 130 triệu USD (tương đương 3.000 tỷ đồng) từ tòa nhà 29 Liễu Giai (Hà Nội) và 7.000 tỷ đồng từ Khu tứ giác Bến Thành thông qua Tập đoàn Novaland.

Từ những phân tích nêu trên, luật sư Giang Hồng Thanh đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo Trương Mỹ Lan; thu hồi số tiền 15.712 tỷ đồng mà các ngân hàng đang sử dụng có nguồn gốc từ trái phiếu để đảm bảo khắc phục hậu quả vụ án. Đối với các tài sản của người nhà bị cáo, không liên quan đến vụ án, Hội đồng xét xử trả lại như đề nghị của bị cáo.

Về cáo buộc Trương Mỹ Lan phạm tội “Rửa tiền,” luật sư Nguyễn Huy Thiệp lập luận, theo quy định của Bộ luật Hình sự thì hành vi rửa tiền phải xuất phát từ tội phạm nguồn.

Trong vụ án này, cùng một hành vi rút tiền, sử dụng tiền nhưng bị cáo Lan bị xử lý tội danh “Tham ô tài sản” ở giai đoạn 1 và tội “Rửa tiền” ở giai đoạn 2; cùng một hành vi phát hành trái phiếu, chiếm đoạt tiền và sử dụng tiền không đúng mục đích nhưng bị cáo Lan cũng bị truy tố hai hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền” ở giai đoạn 2.

Theo luật sư Thiệp, chứng cứ hồ sơ vụ án và lời khai của các bị cáo tại phiên tòa thể hiện bị cáo Trương Mỹ Lan không đề xuất và đưa ra chủ trương phát hành trái phiếu mà thông qua đề xuất của Nguyễn Phương Hồng.

Do đó, cáo trạng quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan đưa ra chủ trương, chỉ đạo phát hành trái phiếu để chiếm đoạt tiền của trái chủ là chưa phù hợp. Mục đích của phát hành trái phiếu là hỗ trợ cho Ngân hàng SCB và hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Trên thực tế có những khoản chi phục vụ hoạt động của Ngân hàng SCB như chi phụ cấp cho kế toán của Ngân hàng nhưng tất cả được nhập lại và quy kết cho bị cáo Trương Mỹ Lan về hành vi “Rửa tiền”.

Cũng theo luật sư Thiệp, trong vụ án này, bị cáo Trương Mỹ Lan hoàn toàn không biết các nguồn tiền từ hành vi “Tham ô tài sản” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” không nhận thức số tiền từ phạm tội từ đâu mà có, do đó không có cơ sở để xác định bị cáo cố tình che giấu, chuyển tiền phạm tội thành tiền hợp pháp. Với nhận thức và mức độ sai phạm như vậy, luật sư Thiệp xin Hội đồng xét xử xem xét có xử lý bị cáo Lan thêm tội danh “Rửa tiền” hay không.

Đối với số liệu tiền chuyển ra nước ngoài trong hành vi “Rửa tiền,” luật sư Thiệp đề nghị Hội đồng xét xử xem xét, đánh giá lại vì có sự chênh lệch giữa số tiền chuyển tiền ra nước ngoài bằng tiền đô la Mỹ khác với số tiền quy đổi ra tiền Việt Nam đồng.

Trả lời tại tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan đồng ý với với quan điểm bào chữa của các luật sư đã trình bày. Trong suốt thời gian tự bào chữa, bị cáo Lan nhiều lần bật khóc, cho rằng mình và đồng phạm đã làm mọi việc để cứu Ngân hàng SCB và những sai phạm xảy ra là do “tai nạn.”

Bị cáo nhận thấy mức án chung thân mà đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị đối với bị cáo là quá nghiêm khắc vì thực tế bị cáo và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hoàn toàn không sử dụng số tiền phát hành trái phiếu.

Đối với mức nghị án của 33 đồng phạm, Trương Mỹ Lan cũng cho rằng quá nghiêm khắc và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo này. Riêng đối với 9 bị cáo đang tại ngoại, Lan xin Hội đồng xét xử cho các bị cáo đó được tiếp tục tại ngoại để họ có điều kiện chăm sóc gia đình.

Bị cáo Lan cam kết sẽ khắc phục toàn bộ hậu quả cho các bị hại và đề nghị Hội đồng xét xử thu hồi các khoản tiền bị cáo đã chuyển cho các đối tác và các khoản tiền mà họ đã vay mượn của bị cáo.

Phiên tòa tiếp tục làm việc vào ngày 7/10/2024 với phần bào chữa tiếp theo của các luật sư.

万盛发案:有8个主要来源和3个次要来源来克服该案的后果

10月4日下午,胡志明市人民法院继续审理发生在万盛发集团股份公司(Van Thinh Phat Group)和西贡股份商业银行案件的第二阶段一审。

为张美兰(万盛发集团前董事长)辩护的Giang Hong Thanh律师代表被告向35,824名债券持有人致以诚挚的歉意。被告因该事件严重影响了受害人的合法权益。

对于指控张美兰犯有“诈骗财产”罪,Thanh律师表示,犯“诈骗财产”罪的人在将行为转化为侵占行为之前,必须有侵占意识。

然而,被告无意侵占财产,因为被告被捕时,4家企业发行的6笔债券尚未到期支付。

具体来说,安东公司的债券计划为119,690亿越南盾,安东公司的债券计划为30,000亿越南盾,付款期限为2023年9月10日。安东公司债券总额为10万亿越南盾,付款到期日为2023年12月24日。 Quang Thuan公司债券规模为1.5万亿越南盾,到期日为2023年12月27日。 Sunny Word公司的2.5万亿越南盾债券目前未偿还债务为1.612亿越南盾,到期日为2023年10月24日;Setra公司的2万亿越南盾债券目前未偿还债务为1.612亿越南盾,到期日为2025年8月31日。张美兰于 2022 年 10 月 6 日被捕,因此被告没有机会与发行债券的企业合作以支付债券持有人。

关于补救资产,Thanh律师列出了8个主要来源和3个次要来源。被告Truong My Lan的家人和Van Thinh Phat集团支付了4200亿越南盾以克服后果;来自债券发行人的157,120亿越南盾; 7,840亿越南盾来自转让Vietcombank Joint Venture 18%股份; 6380亿越南盾来自新加坡-越南城市区合作开发;向阮文廉提供1万亿越南盾贷款; 1家银行通过广宁省5个土地使用权证支付1万亿越南盾; 21万亿越南盾用于第一阶段损失的恢复; 123,130亿越南盾是被扣押和冻结的资产的折算价值。因此,现阶段张美兰拥有558,680亿越南盾,可以固定35,824名债券持有人的全部300,000亿越南盾债券包。

此外,被告兰还有3个备用来源来克服后果。扣除案件未清债务后,与Tien Phat项目相关的金额为3.25万亿越南盾; 29 Lieu Giai 大楼(河内)出资 1.3 亿美元(相当于 3 万亿越南盾),通过 Novaland 集团从滨城四方院出资 7 万亿越南盾。

审判将于 2024 年 10 月 7 日继续进行,律师将进行下一次辩护。

2024.10.4 Hôm nay 4.10, đại diện Viện KSND TP.HCM giữ quyền công tố tại tòa đã luận tội và đề nghị mức án ở giai đoạn 2 vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 bị cáo về các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, “rửa tiền”, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2:
Trương Mỹ Lan bị đề nghị thêm tù chung thân, bồi thường hơn 30.000 tỉ đồng

Giai đoạn 2 vụ án, bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm lừa đảo hơn 30.869 tỉ đồng của trái chủ, ‘rửa tiền’ hơn 445.000 tỉ đồng, và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới khoảng 106.730 tỉ đồng.

Hôm nay 4.10, đại diện Viện KSND TP.HCM giữ quyền công tố tại tòa đã luận tội và đề nghị mức án ở giai đoạn 2 vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 bị cáo về các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, “rửa tiền”, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Luận tội, Viện kiểm sát đánh giá bị cáo Trương Mỹ Lan là người chịu trách nhiệm chính ở 3 hành vi phạm tội, các bị cáo đồng phạm còn lại có vai trò là người thực hành theo chỉ đạo của bị cáo Lan, ở mỗi hành vi.

Từ đó, 9 bị cáo bị tòa xét xử từ 2 đến 3 tội danh, Viện kiểm sát đề nghị:
Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tổng hợp hình phạt chung là tù chung thân về 3 tội danh.
Nguyễn Phương Anh (cựu Phó tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula) tổng hợp hình phạt chung từ 17 – 25 năm tù về 3 tội danh.
Trịnh Quang Công (cựu Tổng giám đốc Công ty CP tập đoàn quản lý Acumen) tổng hợp hình phạt chung từ 15 – 18 năm tù về 3 tội danh.
Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc SCB) tổng hợp hình phạt chung từ 24 – 27 năm tù về 3 tội danh.
Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó tổng giám đốc SCB) từ 7- 8 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ 7 – 8 năm tù về tội “rửa tiền”. Tổng hợp hình phạt chung từ 14 – 16 năm tù.
Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB) từ 12 – 13 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ 5 – 6 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tổng hợp hình phạt từ 17 – 19 năm tù.
Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) từ 8 – 9 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ 2 – 3 vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tổng hợp hình phạt từ 10 – 12 năm tù.
Nguyễn Hữu Hiệu (cựu Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Square Việt Nam) từ 9 – 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ 4 – 5 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tổng hợp hình phạt từ 13 – 15 năm tù.
Nguyễn Vũ Anh Thi (cựu Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam) từ 7 – 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ 2 – 3 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tổng hợp hình phạt từ 9 – 11 năm tù.

20 bị cáo còn lại lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 30.869 tỉ đồng của 35.824 nhà đầu tư thông qua phát hành 25 mã trái phiếu “khống”, không có tài sản đảm bảo, bị Viện kiểm sát đề nghị:
Trương Huệ Vân (cựu Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor – WMC) từ 6 – 7 năm tù.
Hồ Bửu Phương (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán Tân Việt – TVSI, cựu Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) từ 10 – 11 năm tù.
Bùi Đức Khoa (cựu Phó tổng giám đốc Công ty CP Natural Land) từ 7 – 8 năm tù.
Thái Thị Thanh Thảo (cựu Giám đốc Dịch vụ khách hàng Wholesale, SCB chi nhánh Sài Gòn) từ 5 – 6 năm tù.
Ngô Thanh Nhã (cựu Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông) từ 7 – 8 năm tù.
Trương Thị Kim Lài (cựu Kế toán trưởng Công ty CP tập đoàn Đầu tư An Đông) từ 5 – 6 năm tù.
Kwok Hakman Oliver (quốc tịch Úc, cựu Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông) từ 7 – 8 năm tù.
Trương Vincent Kinh (quốc tịch Việt Nam và Mỹ, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula, Chủ tịch HĐQT Công ty Sunny World) từ 7 – 8 năm tù.
Trần Thị Thúy Ái (cựu kiểm soát viên ngân quỹ kiêm thủ kho SCB chi nhánh Sài Gòn) từ 5 – 6 năm tù.
Phạm Thị Thúy Hằng (cựu Kế toán trưởng Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula) từ 5 – 6 năm tù.
Đặng Phương Hoài Tâm (cựu Phó trưởng phòng Văn phòng HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn VTP) từ 4 – 5 năm tù.
Phan Chí Luân (cựu nhân viên Văn phòng HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) từ 6 – 7 năm tù.
Trần Văn Tuấn (cựu Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ – Thương mại TP. HCM – Công ty Setra) từ 6 – 7 năm tù.
Trần Thị Lan Chi (cựu Kế toán trưởng Công ty Setra) từ 3 – 4 năm tù.
Trần Đình Hưng (cựu Phó giám đốc Tài chính Công ty Sunny World và Công ty Quang Thuận) từ 5 – 6 năm tù.
Huỳnh Phong Phú (cựu kế toán Công ty Quang Thuận) từ 3 – 4 năm tù.
Vũ Quốc Tuấn (cựu Giám đốc tài chính Công ty Sunny World) từ 6 – 7 năm tù.
Đinh Thị Ngọc Thanh (cựu kế toán trưởng Công ty Sunny World) từ 3 – 4 năm tù.
Lý Quốc Trung (cựu Phó tổng giám đốc, kiểm toán viên Công ty kiểm toán A&C) từ 3 – 4 năm tù.
Phạm Hoa Đăng (cựu kiểm toán viên Công ty kiểm toán A&C) từ 2 – 3 năm tù.

Về hành vi “rửa tiền” hơn 445.000 tỉ đồng, từ ngày 1.1.2018 – 7.10.2022, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 445.000 tỉ đồng có được từ hành vi phạm tội tham ô tài sản của SCB (hơn 415.000 tỉ đồng) và lừa đảo chiếm đoạt tài sản của trái chủ (hơn 30.081 tỉ đồng).

Sau đó, Trương Mỹ Lan chỉ đạo một số bị cáo lên phương án thực hiện việc rút, chuyển tiền ra khỏi hệ thống SCB nhằm che giấu nguồn gốc tiền do phạm tội mà có, hợp pháp hóa hơn 445.000 tỉ đồng để sử dụng cho các mục đích theo chỉ đạo của bị cáo Lan.

4 bị cáo còn lại liên quan đến hành vi “rửa tiền”, Viện kiểm sát đề nghị:
Chu Lập Cơ (Chu Nạp Kê Eric, chồng bị cáo Lan) từ 24 – 30 tháng tù.
Bùi Văn Dũng (tài xế của bị cáo Trương Mỹ Lan) từ 30 – 36 tháng tù.
Trần Thị Hoàng Uyên (thư ký của Trương Mỹ Lan) từ 30 – 36 tháng tù.

Trần Xuân Phượng (cựu thư ký của bị cáo Ngô Thanh Nhã – Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát) từ 30 – 36 tháng tù.
Về hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, Trương Mỹ Lan và đồng phạm thông qua các hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài; sau đó thông qua hệ thống SCB, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài.

Tổng số tiền bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỉ USD, tương đương 106.730 tỉ đồng. Trong đó, chuyển tiền ra nước ngoài trái quy định hơn 1,5 tỉ USD, và nhận tiền từ nước ngoài về hơn khoảng 3 tỉ USD.

Trong 9 bị cáo phạm tội, thì bị cáo Tô Thị Anh Đào (cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị Viện kiểm sát đề nghị từ 30 – 36 tháng tù.

Về trách nhiệm dân sự, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX buộc bị cáo Trương Mỹ Lan bồi thường toàn bộ hậu quả hơn 30.869 tỉ đồng của 35.824 người bị hại. Giữ nguyên sự tự nguyện của các bị cáo, cá nhân, tổ chức khắc phục hậu quả trong vụ án, từ đó tịch thu hơn 1.700 tỉ đồng và đối trừ nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan.

在该案第二阶段,被告张美兰和33名同伙诈骗债券持有人超过308,690亿越南盾,“洗钱”超过4,450,000亿越南盾,并非法跨境运输货币约1,067,300亿越南盾。
今天,10月4日,胡志明市人民检察院代表对Van Thinh Phat 集团案张美兰(68岁,董事会主席)和33 名被告第二阶段侵占财产、洗钱和非法跨境运输货币的欺诈行为提出建议量刑。

检察机关认定,被告人张美兰是这三起犯罪行为的主要责任人

此后,9名被告人因2至3项罪名被法庭审理检察机关建议:

其余20名被告通过发行25个“空白”债券代码,在没有任何抵押的情况下,从35,824名投资者那里诈骗了超过308,690亿越南盾的资产检察机关建议:

其余4名被告人均涉嫌“洗钱”检察机关建议:

2024.10.4 VKS đánh giá bà Trương Mỹ Lan phạm tội với thủ đoạn tinh vi, nhiều lần, gây hậu quả đặc biệt lớn… đề nghị tòa tuyên án chung thân về 3 tội danh.

Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị án chung thân

VKS đánh giá bà Trương Mỹ Lan phạm tội với thủ đoạn tinh vi, nhiều lần, gây hậu quả đặc biệt lớn… đề nghị tòa tuyên án chung thân về 3 tội danh.

Sáng 4/10, phiên xét xử bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, và 33 đồng phạm về các sai phạm trong giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chuyển qua phần tranh luận.

Phát biểu quan điểm giải quyết vụ án, đại diện VKS xác định, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã thực hiện hàng loạt hành vi: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (30.081 tỷ đồng thông qua việc phát hành trái phiếu); Rửa tiền (445.747 tỷ) và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (4,5 tỷ USD). Cơ quan công tố khẳng định việc truy tố, xét xử các bị cáo là có căn cứ. Trong đó, bà Lan là người chịu trách nhiệm chính, các bị cáo khác thực hiện hành vi với vai trò giúp sức.

Ở tội lừa đảo, từ năm 2018 đến năm 2020, bà Lan cùng các nhân sự chủ chốt tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) đã họp bàn sử dụng 4 công ty thuộc tập đoàn (Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra) để phát hành 25 mã trái phiếu khống, không có tài sản đảm bảo. Bằng các thủ đoạn gian dối, bà Lan và đồng phạm đã bán trái phiếu cho gần 36.000 bị hại chiếm đoạt số tiền hơn 30.000 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền chiếm đoạt các bị cáo sử dụng vào việc chi trả nợ, chi dự án, chuyển trái phép ra nước ngoài.

“Các bị cáo đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của số lượng bị hại đặc biệt lớn. Hành vi của các bị cáo ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán, môi trường đầu tư trong và ngoài nước; gây hoang mang, mất niềm tin của người dân…”, VKS nêu.

Ở tội Rửa tiền, VKS xác định, từ 1/1/2018 đến 7/10/2022, bà Lan nhằm che giấu nguồn gốc và hợp thức số tiền hơn 415.000 tỷ đồng tham ô của SCB, đã chỉ đạo các thuộc cấp thực hiện nhiều thủ đoạn chuyển tiền ra khỏi hệ thống SCB; hoặc chuyển khoản cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản. Hành vi này nhằm tránh việc các cơ quan chức năng phát hiện, truy vết dòng tiền.

Tổng hợp với số tiền lừa đảo chiếm đoạt của các trái chủ (hơn 30.000 tỷ đồng), bà Lan và đồng phạm đã thực hiện hành vi Rửa tiền tổng cộng 445.747 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong vòng 10 năm (từ 27/10/2012 đến 7/10/2022) đã có 21 công ty thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện 78 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài trái quy định với tổng số tiền hơn 1,5 tỷ USD. 21 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã nhận tiền từ nước ngoài chuyển về trái quy định, với 152 giao dịch (tổng cộng hơn 3 tỷ USD). Như vậy, bà Lan và đồng phạm đã Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới hơn 4,5 tỷ USD – tương đương 106.730 tỷ đồng.

Theo VKS, cáo trạng truy tố bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm là đúng người, đúng tội, không oan sai. Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, diễn ra trong thời gian dài, xuyên suốt. Trong đó, hành vi của bà Lan là tiền đề giúp các bị cáo khác phạm tội; thực hiện một cách tinh vi; nhiều lần…

Bên cạnh đó, VKS cũng ghi nhận, áp dụng cho bà Lan nhiều tình tiết giảm nhẹ như: thành khẩn khai báo, có nhiều thành tích trong việc phòng chống đại dịch Covid-19, đã trên 60 tuổi, có nhiều đóng góp cho xã hội…

Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bà Lan mức án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 12-13 năm tù về tội Rửa tiền; 8-9 năm tù về tội Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới. Tổng hợp hình phạt là tù chung thân.

Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị tòa buộc bà Lan có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại trong vụ án; tiếp tục kê biên các bất động sản, tài sản có liên quan bị cáo để khắc phục hậu quả.

Liên quan vụ án, bị cáo Trương Huệ Vân bị xác định giúp bà Lan cùng đồng phạm ký các hợp đồng, chứng từ khống chuyển tiền để cho Công ty An Đông mua sơ cấp trái phiếu, chiếm đoạt số tiền 13.000 tỷ đồng của 20.623 bị hại. VKS đề nghị tòa tuyên phạt Vân 6-7 năm tù.

Ngô Thanh Nhã (em dâu bà Lan) đã ký nhiều tài liệu, hồ sơ khống giúp sức cho bà Lan và đồng phạm phát hành trái phiếu của Công ty An Đông, chiếm đoạt số tiền hơn 24.969 tỷ đồng của 30.738 bị hại. Với hành vi này, bị cáo bị VKS đề nghị 7-8 năm tù.

Ông Chu Lập Cơ (chồng bà Lan) bị đề nghị mức án 2 năm đến 2 năm 6 tháng về hành vi giúp sức cho vợ Rửa tiền 33 tỷ đồng có nguồn gốc phạm tội mà có.

Là người có vai trò giúp sức cho bà Lan ở cả 3 tội danh, Trương Khánh Hoàng (cựu tổng giám đốc SCB) bị đề nghị 24-27 năm tù; Nguyễn Phương Anh (nguyên phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) 17-20 năm tù; Trịnh Quang Công (34 tuổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn quản lý Acumen) 15-18 năm tù.

Ngoài ra, Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB) có vai trò giúp sức tích cực cho bà Lan trong việc triển khai bán các gói trái phiếu đến người dân – bị VKS đề nghị mức án 17-19 năm tù.

Phiên tòa tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư.

Trước đó, quá trình thẩm vấn, bà Lan nhiều lần nói “tôn trọng cáo buộc của cơ quan điều tra”, song đề nghị HĐXX và VKS xem xét nguyên nhân, bối cảnh của hành vi phạm tội. Bà nhận toàn bộ trách nhiệm về hậu quả xảy ra. Các bị cáo khác cũng thừa nhận toàn bộ hành vi sai phạm nêu trong cáo trạng.

Về phương án khắc phục hậu quả vụ án, bà Lan đề nghị tòa sử dụng nhiều nguồn tiền ở cả giai đoạn một và 2 – ưu tiên khắc phục cho các trái chủ. Cụ thể: 21.000 tỷ đồng tiền mặt mà các tổ chức cá nhân phải trả bà ở giai đoạn một (theo bản án sơ thẩm); hơn 386 tỷ đồng mà bà và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nộp ở giai đoạn hai; thu hồi hơn 17.000 tỷ đồng mà một số ngân hàng đã thụ hưởng có nguồn gốc từ tiền phát hành trái phiếu.

Ngoài ra, bà Lan đồng ý dùng dự án 6A tại khu Trung Sơn, huyện Bình Chánh có trị giá hơn 20.000 tỷ đồng; dự án Amigo, quận 1 (khu tứ giác Nguyễn Huệ) có giá trị gấp 3 lần Times Square và hàng loạt tài sản, cổ phần đang bị kê biên, phong tỏa, ngăn chặn để khắc phục hậu quả.

Ở giai đoạn một đại án, bà Trương Mỹ Lan bị xác định trong 10 năm thâu tóm SCB đã chỉ đạo đồng phạm giải ngân cho nhóm công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500 khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn gần 1.300 khoản vay dư nợ 677.000 tỷ đồng gốc và lãi. Tuy nhiên, đến thời điểm xét xử sơ thẩm, đã có một số khoản vay đã được tất toán, bị cáo Lan cũng nộp thêm một số tiền khắc phục hậu quả nên còn bồi thường hơn 673.800 tỷ đồng.

TAND TP HCM tuyên phạt bà Lan 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt, bà Lan phải chấp hành án tử hình.

Hiện, bà Lan và các bị cáo đã kháng cáo bản án này, tòa phúc thẩm chưa ấn định ngày xét xử.

张美兰女士被建议终身监禁
胡志明市检察院评估认为,张美兰作案手法精巧,多次造成特别严重的后果……请求法院以三项罪名判处她无期徒刑。

10月4日上午,万盛发集团案第二阶段违法案件68岁张美兰及33名同案犯的审理进入辩论环节。

检察院提请陪审团以诈骗罪、挪用财产罪判处张美兰无期徒刑;因洗钱罪被判处 12-13 年监禁;因非法携带货币过境被判处8至9年监禁。总刑罚是终身监禁。

Vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án chung thân
Trong phạm vi vụ án đang xét xử, Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị cáo buộc về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.”

Ngày 4/10, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) với phần luận tội của Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị đề nghị mức án chung thân.

Trong phạm vi vụ án đang xét xử, Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị cáo buộc về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.”

Theo cáo trạng, khoảng tháng 8/2018, Ngân hàng SCB đang ở trong tình trạng bị các cơ quan quản lý thanh tra, kiểm tra; việc xin cấp tín dụng từ Ngân hàng SCB của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gặp khó khăn, kèm theo tình hình nợ xấu kéo dài.

Trước tình hình trên, Trương Mỹ Lan chủ trì họp bàn với các bị cáo là nhân sự chủ chốt của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và Công ty Cổ phần chứng khoán Tân Việt (Công ty chứng khoán Tân Việt) nhằm chọn các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để phát hành, tư vấn, chào bán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ bất hợp pháp, huy động tiền từ người dân để trả nợ ngân hàng, đầu tư dự án và các mục đích cá nhân khác.

Thực hiện chủ trương của Trương Mỹ Lan, từ năm 2018 đến năm 2020, các nhân sự chủ chốt tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty chứng khoán Tân Việt chọn 4 công ty thuộc Tập đoàn để phát hành 25 mã trái phiếu “khống”, không có tài sản đảm bảo, với tổng khối lượng 308.691.388 trái phiếu rồi chào bán bất hợp pháp, huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư, thu về hàng chục nghìn tỷ đồng.

Số tiền trên không được sử dụng đúng mục đích phát hành trái phiếu mà bị Lan và đồng phạm sử dụng vào các mục đích khác như trả nợ vay ngân hàng; trả gốc, lãi trái phiếu; chi dự án; chuyển tiền ra nước ngoài và mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan, dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.

Tính đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 30.081 tỷ đồng của 35.824 bị hại.

Ngoài ra, cáo trạng cũng xác định trong 10 năm từ năm 2012 đến 2022, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng 23 công ty (12 công ty tại Việt Nam và 11 công ty, tổ chức nước ngoài) để chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam.

Trong số đó, 21 công ty đã thực hiện 78 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài trái quy định (tổng cộng 1,5 tỷ USD – khoảng 35.360 tỷ đồng) và thực hiện 152 giao dịch nhận tiền từ nước ngoài về (tổng 3 tỷ USD, tương đương 71.360 tỷ đồng).

Tổng số tiền Trương Mỹ Lan bị cáo buộc vận chuyển trái phép qua biên giới là 4,5 tỷ USD (khoảng 106.730 tỷ đồng).

Trương Mỹ Lan và đồng phạm còn bị cáo buộc tội “Rửa tiền” từ nguồn tiền tham ô tài sản của Ngân hàng SCB, với số tiền 445.747 tỷ đồng.

Để che giấu nguồn gốc tiền và hợp thức số tiền đã “rút ruột” của Ngân hàng SCB, bị cáo đã chỉ đạo các thuộc cấp thực hiện nhiều thủ đoạn “rửa” tiền bằng cách rút tiền ra rồi chuyển lòng vòng vào hàng trăm tài khoản cá nhân và pháp nhân để sử dụng theo chỉ đạo của Lan.

Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, hành vi của các bị cáo trong vụ án làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, gây hoang mang, mất niềm tin của người dân trong và ngoài nước.

Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, diễn ra thời gian dài, xuyên suốt, hành vi của bị cáo này là tiền đề giúp bị cáo khác thực hiện vai trò phạm tội. Hậu quả mà các bị cáo gây ra là đặc biệt lớn.

Viện Kiểm sát xác định bị cáo Trương Mỹ Lan là người chi phối, điều hành, chỉ đạo, quyết định mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các pháp nhân thuộc Tập đoàn; là người đưa ra chủ trương và chỉ đạo phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Trong quá trình xét hỏi, bị cáo Lan cho rằng mình không phải là người đề ra chủ trương phát hành trái phiếu, nhưng Viện Kiểm sát xác định lời khai này không có căn cứ.

Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát cáo buộc Lan đã trực tiếp chỉ đạo cấp dưới thực hiện nhiều sai phạm.

Từ luận điểm trên, Viện Kiểm sát kết luận ở cả ba tội danh bị cáo Trương Mỹ Lan phải chịu trách nhiệm cao nhất.

Các bị cáo còn lại chỉ đóng vai trò giúp sức cho Lan. Trong đó, bị cáo Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB) là người tiếp nhận chủ trương từ Trương Mỹ Lan, chỉ đạo cấp dưới chạy dòng tiền “khống”, phát hành trái phiếu trái quy định pháp luật.

Bị cáo Ngô Thanh Nhã (cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty An Đông, em dâu Trương Mỹ Lan) đã ký hợp đồng để Công ty An Đông phát hành trái phiếu giá trị gần 25.000 tỷ đồng trái quy định pháp luật.

Trương Mỹ Lan cùng nhiều đồng phạm bị áp dụng tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lần trở lên và phạm tội với thủ đoạn tinh vi. Mặt khác, Viện Kiểm sát cũng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Trương Mỹ Lan cùng một số bị cáo khác vì có nhiều hoạt động từ thiện cho xã hội như thành khẩn khai báo, tích cực tham gia phòng, chống COVID-19.

Riêng bị cáo Trương Mỹ Lan đã trên 60 tuổi, đồng ý dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả vụ án. Tuy vậy, trong vụ án này hậu quả do Lan và đồng phạm gây ra đặc biệt lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự xã hội nên cần phải có mức án tương xứng.

Từ những phân tích trên, Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 12-13 năm tù giam về tội “Rửa tiền”, 8-9 năm tù giam về tội “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới.”

Tổng hợp hình phạt Trương Mỹ Lan bị đề nghị là tù chung thân.

Liên quan vụ án, bị cáo Trương Huệ Vân, cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cựu Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor, cháu gái bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị 6-7 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

Bị cáo Ngô Thanh Nhã bị đề nghị 7-8 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.” Bị cáo Chu Lập Cơ, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Times Square, chồng của Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án 24-30 tháng tù về tội “Rửa tiền.” Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 30 tháng tù đến 27 năm tù./.

10月4日,胡志明市人民法院继续审理发生在万盛发集团股份公司(Van Thinh Phat Group)和西贡商业银行(SCB银行)案件的第二阶段一审。

被告人、万盛发集团前董事长张美兰被建议判处无期徒刑。

在审理的案件范围内,张美兰及33名同案犯被指控“诈骗财产”、“洗钱”和“非法运输货币跨境”等罪名。

胡志明市人民检察院表示,该案被告的行为影响了投资环境,造成国内外民众的混乱和信任丧失。

被告人的行为特别具有社会危害性,发生时间较长,该被告人的行为为其他被告人实施犯罪行为提供了前提。被告造成的后果尤为严重。

检察院认定,被告人张美兰是万盛发集团及其法人实体所有活动的控制、经营、指挥和决定者;是制定政策并指导公司债券发行的人。

讯问中,被告人张美兰表示,发行债券政策不是她本人提出的,但检察院认为该说法没有根据。

此外,检察院还指控张美兰直接指挥下属实施多项违法行为。

综上所述,检察院认为,被告人张美兰对于这三项犯罪行为均负有最高责任。

2024.10.1 Bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX buộc Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn trả lại dự án 6A Trung Sơn (huyện Bình Chánh, TP HCM) cùng 65 tài sản khác

Bị cáo Trương Mỹ Lan “đòi nợ” SCB

Bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX buộc Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn trả lại dự án 6A Trung Sơn (huyện Bình Chánh, TP HCM) cùng 65 tài sản khác

Trưa 1-10, HĐXX vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 đã lấy ý kiến của luật sư và bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, về nội dung phụ lục 10 trong cáo trạng.

Cụ thể, HĐXX yêu cầu bà Lan làm rõ các tài sản liên quan đến bị cáo và những tài sản đã được thu giữ, chuyển đến TAND TP HCM để xem xét, giải quyết.

Sau khi thu thập ý kiến, HĐXX quyết định tạm dừng phiên xử để bị cáo Lan có thời gian nghiên cứu thêm về phụ lục 10, sau khi được tiếp cận hồ sơ từ luật sư trong 15 phút nghỉ giải lao tại tòa. Phiên tòa sẽ tiếp tục vào buổi chiều cùng ngày.

Trước đó, luật sư Phan Trung Hoài đã yêu cầu bị cáo Lan xác nhận và làm rõ các nguồn tiền được sử dụng để khắc phục hậu quả vụ án.

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại toà

Trả lời luật sư, bị cáo Lan đồng ý ưu tiên sử dụng tiền của mình để bồi thường cho người mua trái phiếu đối với hành vi bị xác định là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Về nguồn tiền khắc phục, bị cáo Lan đồng ý sử dụng các tài sản bị kê biên và phong tỏa trong cả hai giai đoạn của vụ án. Bị cáo cũng cam kết sử dụng toàn bộ số tiền thu hồi từ các khoản nợ của các tổ chức, cá nhân còn nợ.

Khoản tiền này, theo ước tính của bị cáo vào khoảng 21.000 tỉ đồng, trừ 1.500 tỉ đồng đã nộp khắc phục hậu quả trong giai đoạn 1. Bị cáo nhấn mạnh rằng đây đều là tiền mặt và những người nợ sẽ trực tiếp mang đến tòa để nộp. Việc ưu tiên sử dụng số tiền này sẽ do HĐXX quyết định.

Ngoài ra, bị cáo Lan cũng đồng ý sử dụng các nguồn tài sản đã được làm rõ tại tòa, dù có liên quan đến gia đình mình.

Bên cạnh đó, bị cáo còn đề nghị HĐXX buộc Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn (SCB) trả lại dự án 6A Trung Sơn (huyện Bình Chánh, TP HCM) cùng 65 tài sản khác mà SCB đang giữ, không được sử dụng để đảm bảo các nghĩa vụ trả nợ khác.

Theo bị cáo Lan, dự án 6A từng là 1 trong 5 tài sản đảm bảo cho việc tái cơ cấu SCB từ những năm sau khi hợp nhất. Bị cáo khai rằng sau đó bản thân đã dùng nguồn tiền khác trả hết nợ cho SCB. Tuy nhiên, thay vì trả lại sổ đỏ của dự án 6A cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB vẫn “giữ hộ”.

Bị cáo Lan khẳng định rằng dự án này không đảm bảo bất kỳ nghĩa vụ nào khác.

Luật sư cho biết hiện tại, dự án 6A được Công ty Hoàng Quân định giá 16.540 tỉ đồng và SCB đang “hạch toán ngoại bảng” đối với tài sản này.

Bị cáo Lan đồng ý với mức giá thẩm định và mong muốn dùng dự án này để bồi thường cho người mua trái phiếu.

Bị cáo nói: “Trái phiếu do SCB sử dụng, tôi không hề sử dụng. Do đó, tôi muốn SCB trả lại dự án 6A cùng với 65 tài sản khác. Tôi không sử dụng chúng để hưởng thụ mà để trả lại cho người dân”.

被告张美兰向西贡银行“追债”
被告张美兰要求陪审团强制西贡股份商业银行归还6A Trung Son项目(胡志明市平正区)和其他65项资产。
10月1日中午,陪审团就发生在万盛发集团股份公司第二阶段案件起诉书附录10征求了律师、被告、万盛发集团董事局主席张美兰的意见。。
具体来说,陪审团要求张美兰澄清与被告相关的资产以及已扣押并移交胡志明市人民法院审议和解决的资产。
被告张美兰称,6A项目是西贡银行合并后数年重组的五项资产之一。被告宣称,她随后使用其他资金来源偿还了西贡银行的所有债务。然而,西贡银行并没有将6A项目的红皮书归还给万盛发集团,而是“保留着”。

2024.9.30 Bị cáo Trương Mỹ Lan xin Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên nhiều tài sản để người nhà tiếp tục phát triển hoặc bán để lấy tiền nộp khắc phục hậu quả vụ án…

Bà Trương Mỹ Lan xin giải tỏa kê biên nhiều tài sản để khắc phục hậu quả
30/09/2024 17:18

Bị cáo Trương Mỹ Lan xin Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên nhiều tài sản để người nhà tiếp tục phát triển hoặc bán để lấy tiền nộp khắc phục hậu quả vụ án…

Ngày 30/9, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 33 bị cáo khác có liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2) tiếp tục với phần xét hỏi.

Trong phiên xét xử hôm nay, Hội đồng xét xử tiếp tục làm rõ những tài sản bị kê biên, ngăn chặn giao dịch đối với cổ phần, phần vốn góp liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo, cá nhân khác có liên quan.

Tại tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan xin Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên đối với 77,89% cổ phần tại Công ty cổ phần Dược phẩm Đông Dược 5 cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để lấy tiền khắc phục hậu quả vụ án.

Đối với 84,82% phần vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết, phần vốn góp này không phải của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, mà là của một cá nhân nước ngoài và cá nhân bị cáo. Phần của nhà đầu tư nước ngoài bị cáo xin Hội đồng xét xử giải toả để trả lại cho họ, còn phần còn lại của bị cáo thì xin nộp khắc phục hậu quả.

“Bị cáo kính xin Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên để cho nhóm anh em của bị có ở ngoài hoàn thiện hồ sơ, phát triển dự án này vì nguồn thu mang lại không dưới 50.000 tỷ đồng. Nếu không được giải tỏa kê biên thì không thể thực hiện các thủ tục được”, bị cáo Trương Mỹ Lan nói.

Đối với 13,23% cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư Sao Thủy đang bị kê biên, bị cáo Lan khai rằng không nhớ thời điểm hình thành số cổ phần này. Số cổ phần này không liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, mà của cá nhân bị cáo, bị cáo nhờ người đứng tên hộ.

Theo đó, bị cáo Lan xin Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên để người ở nhà bán đấu giá, vì dự án này rất đẹp. Bị cáo cam kết sau khi bán 13,23% số cổ phần này sẽ lấy tiền để nộp khắc phục hậu quả của vụ án.

Hội đồng xét xử tiếp tục phần xét hỏi đối với bị cáo Trương Huệ Vân (cháu gái bà Lan) liên quan đến 100% cổ phần tại Công ty Tập đoàn Đầu tư Thương mại Dịch vụ Hòa Thuận Phát. Tại tòa, bị cáo Vân khai nhận, không nhớ chính xác bản thân sở hữu bao nhiêu cổ phần tại công ty này, bởi bị cáo chỉ là người đứng tên đại diện cho một số cá nhân và tổ chức khác.

Theo trình bày của Trương Huệ Vân, Công ty Tập đoàn Đầu tư Thương mại Dịch vụ Hòa Thuận Phát do bị cáo giữ 100% cổ phần được hình thành từ tiền của bà nội cho. Đây là công ty gia đình nên chuyển qua lại giữa các thành viên. Cổ phần tại công ty này không phải của Trương Mỹ Lan, nên mong Hội đồng xét xử xem xét, giải tỏa kê biên.

“Bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét giải tỏa kê biên cho Công ty, vì Công ty không có giá trị về kinh tế, mà chỉ có giá trị truyền thống là chính. Bị cáo cũng không biết tại sao Công ty này lại bị kê biên. Bị cáo mong muốn được nhận lại để tiếp tục phát triển, giữ gìn truyền thống gia đình”, bị cáo Trương Huệ Vân nói.

Xác nhận lời khai trên, bị cáo Trương Mỹ Lan cho hay, Công ty Tập đoàn Đầu tư Thương mại Dịch vụ Hòa Thuận Phát không liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Toàn bộ số cổ phần tại Công ty này là của mẹ bị cáo cho anh em nhà Trương Huệ Vân, bị cáo không tham gia vào việc này.

“Không có tài liệu nào để thể hiện công ty này là của mẹ bị cáo để lại cho các cháu… Nhưng công ty này bán cũng không có ai mua, mong Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên, không đưa vào khắc phục hậu quả vì không có giá trị kinh tế”, bị cáo Trương Mỹ Lan nói.

Còn đối với 1,4 triệu cổ phần Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đang bị kê biên, bị cáo Lan cho biết, bản thân không tham gia, không biết cái này là gì. Bị cáo không biết bản thân chiếm bao nhiêu phần trăm tại Công ty… Bị cáo xin Hội đồng xét xử xem xét, số phần nào của bị cáo thì giữ lại để khắc phục hậu quả, còn phần nào không phải của bị cáo thì trả lại.

Đối với 18% phần vốn góp tại Công ty liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday – Bến Thành, bà Lan cho rằng, số cổ phần này do Công ty cổ phần Dịch vụ – Thương mại TP.HCM (viết tắt là Công ty Setra) đại diện đứng tên giúp bị cáo từ năm 2011.

Theo bị cáo, công ty này thuộc Vietcombank, là tài sản của nhà nước. Vì vậy, bị cáo Lan đề nghị Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên, sau đó cho đấu thầu để lấy tiền khắc phục hậu quả.

“Nếu có thể được, bị cáo mong Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên để cho người nhà bị cáo mang đi đấu giá theo quy định của pháp luật. Bên nào trả giá cao được thì bán, nếu bán mà không thông qua đấu giá thì bị cáo sợ bị ảnh hưởng đến con cháu sau này…”, bị cáo Trương Mỹ Lan nói.

Đối với số tài sản này, Hội đồng xét xử triệu tập đại diện Công ty Setra, người này cho biết, từ tháng 4/2024, Công ty liên doanh TNHH Vietcombank và Tập đoàn vạn Thịnh Phát có văn bản thực hiện nguyên tắc bán 18% cổ phần cho Vietcombank để khắc phục hậu quả.

Công ty định giá do Vietcombank thuê xác định 18% cổ phần này tương đương với 920 tỷ đồng. Nếu “thương vụ” này thành công, Công ty Setra đề nghị chuyển 20% của 920 tỷ đồng vào một tài khoản riêng để đóng thuế, số tiền còn lại sử dụng để khắc phục hậu quả cho việc phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu.

Về việc 73,4% cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư Hợp Thành 1 cũng bị kê biên, bà Lan trình bày, hoạt động của công ty này là phục vụ du lịch chứ không phải buôn bán tài sản, buôn bán nhà. Theo bà Lan, toàn bộ là của cha mẹ, không liên quan bị cáo.

“Kính xin Hội đồng xét xử gỡ bỏ kê biên, gia đình bị cáo cam kết bán để đưa vào khắc phục, không sử dụng riêng. Việc gỡ bỏ kê biên để dễ mua bán, lấy tiền khắc phục hậu quả”, bà Lan trình bày.

Đối với 82% cổ phần tại Công ty Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam, bà Lan khẳng định không thuộc sở hữu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và cũng không dính tới Ngân hàng SCB. Theo bà Lan, trước đây công ty bảo hiểm này có người trả 200 – 300 triệu USD mà bị cáo không bán. Bà Lan mong Hội đồng xét xử giải tỏa kê biên, bà sẽ dùng số tiền bán được để khắc phục hậu quả chứ không sử dụng riêng.

被告张美兰请求审判委员会解除对许多资产的扣押,以便他的家人可以继续开发这些资产或出售它们以获取资金来克服案件的后果……

Bà Trương Mỹ Lan khai về hàng loạt tài sản ‘khủng’ bị kê biên
30/9/2024, 15:14 (GMT+7)

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xin tòa giải tỏa kê biên một loạt dự án, cổ phần trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng để bán lấy tiền khắc phục hậu quả vụ án.

Ngày 30/9, phiên tòa xét xử giai đoạn hai vụ án Vạn Thịnh Phát tiếp tục với phần xét hỏi bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và người có quyền, nghĩa vụ liên quan về các tài sản kê biên trong vụ án.

Trong phạm vi vụ án đang xét xử, cơ quan điều tra đã thu giữ 224 tỷ đồng của bà Lan; phong tỏa 79 tài khoản của các bị cáo trị giá hơn 92 tỷ đồng và 1,6 triệu USD; ngăn chặn giao dịch 205 tài khoản thanh toán, sổ tiết kiệm, tài khoản chứng khoán tại Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) của các bị cáo, người liên quan, các pháp nhân liên quan với tổng số tiền 824 tỷ đồng và gần 262.000 USD.

Các cơ quan tố tụng cũng kê biên, ngăn chặn giao dịch đối với số cổ phần, vốn góp (liên quan đến bà Lan, các bị cáo khác và các cá nhân được nhờ đứng tên) tại nhiều tập đoàn, công ty với tổng giá trị quy đổi là khoảng 12.313 tỷ đồng; kê biên 9 bất động sản của bà Lan và các bị cáo tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng.

Trả lời HĐXX về các tài sản, cổ phần đang bị kê biên thuộc sở hữu của cá nhân, gia đình, tập đoàn hoặc nhờ người khác đứng tên, bà Lan phần lớn đề nghị HĐXX cho giải tỏa kê biên, giao cho “anh em bên ngoài, người nhà” đứng ra rao bán và cam kết toàn bộ tiền sẽ được dùng vào việc khắc phục hậu quả vụ án. Một số tài sản khác là kỷ niệm của gia đình, thuộc sở hữu hợp pháp của người khác, bà xin tòa trả lại cho họ.

Cụ thể, đối với 18% cổ phần vốn góp tại Công ty liên doanh TNHH Vietcombank – Bonday – Bến Thành, bà Lan cho biết đã góp vốn vào liên doanh từ năm 2011 để “lấy lãi cho con cháu”. Nguồn tiền có từ trước khi hợp nhất ngân hàng SCB nên không liên quan đến SCB. Liên doanh này là chủ đầu tư của tòa tháp Vietcombank Tower Saigon – một trong những tòa nhà cao nhất và có vị trí đắc địa khu trung tâm quận 1.

Bà Lan khai bản thân và Vạn Thịnh Phát đã giao 18% cổ phần cho Công ty cổ phần Dịch vụ – Thương mại TP HCM (Setra) nắm giữ. Trước đó, phía bà và Vietcombank có thỏa thuận chuyển nhượng số cổ phần này cho Vietcombank với giá khoảng 920 tỷ đồng. Do số cổ phần này nằm trong liên doanh với tài sản nhà nước nên cần phải đấu giá, “ai mua được giá cao thì bán”.

Bị cáo xin tòa giải tỏa kê biên cao ốc, để cho người nhà đứng ra xử lý, lấy tiền khắc phục hậu quả vụ án, chứ “việc kê biên hiện nay không có ý nghĩa gì”.

Được thẩm vấn trước đó, đại diện liên doanh và Vietcombank xác nhận bà Lan thông qua Công ty Setra sở hữu 18% cổ phần tại tòa cao ốc. Phía Vietcombank đề nghị tòa huỷ bỏ lệnh kê biên, cho phép ngân hàng nhận chuyển nhượng số cổ phần nói trên và hoàn thiện các thủ tục pháp lý; đồng thời đề nghị hướng dẫn các thủ tục để Vietcombank chuyển tiền mua cổ phần vào tài khoản của cơ quan điều tra, cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xử lý tài sản.

Còn đại diện Setra đề nghị, nếu việc chuyển nhượng theo thỏa thuận trên được hoàn tất thì cho công ty nhận 20% giá trị chuyển nhượng để thực hiện nghĩa vụ thuế.

Đối với 84,82% vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị Ngọc Viễn Đông (hơn 4.580 tỷ đồng), bà Lan cho biết bà và tập đoàn Vạn Thịnh Phát giao cho Công ty TNHH Phát triển Hạ tầng Bến Nghé đứng tên. Ngọc Viễn Đông là doanh nghiệp được thành lập để dự kiến triển khai dự án khu phức hợp Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, nằm trên khu đất của Cảng Sài Gòn trải dài ven sông và mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành, quận 4.

Theo bà Lan, phần vốn góp trên là của gia đình, không liên quan đến SCB, Vạn Thịnh Phát. Dự án này được bắt đầu từ “rất lâu”, đã bồi thường gần xong, nhưng do vướng thủ tục nên chưa thể thực hiện. Trong số cổ phần bà sở hữu có khoảng 200 triệu USD của nước ngoài.

“Nếu dự án này tiếp tục làm thì phần chênh lệch cũng không nhỏ, có giá trị mấy chục nghìn tỷ. Phần nào của nước ngoài thì trả cho họ, phần còn lại bị cáo tình nguyện dùng cho mục đích khắc phục hậu quả hoặc sử dụng làm các công trình phúc lợi xã hội”, bà Lan nói và cũng xin tòa giải tỏa kê biên để “các anh em bên ngoài xử lý”, cam kết không dùng vào mục đích cá nhân.

Tương tự, bà Lan đề nghị tòa giải tỏa kê biên 73,5% vốn góp tại Công ty cổ phần Đầu tư Hợp Thành 1 do bà Lan và Vạn Thịnh Phát giao cho Công ty cổ phần Bông Sen đứng tên sở hữu. Đây là công ty sở hữu 70% vốn của Công ty cổ phần Daeha – doanh nghiệp sở hữu khách sạn Daewoo Hà Nội.

Trả lời tòa liên quan đến việc sở hữu 82% cổ phần tại Công ty TNHH bảo hiểm FWD Việt Nam, bà Lan xác nhận đã giao cho 5 cá nhân và 2 công ty thuộc tập đoàn đứng tên. Công ty này ban đầu có 100% cổ phần của nước ngoài, bà sau đó đã mua lại và hiện đồng ý giao cho SCB bán số cổ phần này để khắc phục hậu quả. Đối với những người sở hữu cổ phần không liên quan đến bà, thì trả lại cho họ.

Đại diện Công ty FWD cho biết, khoảng tháng 3/2022 đã chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới liên quan đến bà Trương Mỹ Lan. Việc chuyển nhượng đã thực hiện nhưng chưa hoàn thiện giấy tờ thủ tục thì xảy ra vụ án Vạn Thịnh Phát, nên trên giấy phép vẫn là các cổ đông cũ đứng tên.

Phía doanh nghiệp đề xuất tòa 2 phương án xử lý tài sản: trường hợp Bộ Tài chính công nhận danh sách cổ đông mới thì tòa triệu tập cổ đông cũ phối hợp để hoàn thiện hồ sơ pháp lý; nếu Bộ Tài chính không đồng ý thì đề nghị công ty cũ hoàn lại số tiền đã nhận để có nguồn tiền khắc phục hậu quả vụ án.

Bà Lan sau đó cũng có ý kiến bổ sung, đồng ý với phương án của đại diện công ty này đưa ra.

Đối với 1,4 triệu cổ phần tại Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt (1.400 tỷ đồng), bà Lan đề nghị “cứ giữ lấy ngày nào bán được thì đem đi khắc phục”. “Nguồn gốc số cổ phần này là từ năm 2003. Lúc đó những anh em chứng khoán Tân Việt khó khăn, kiếm người chuyển nhượng nên bị cáo mua lại và nhờ người đứng tên. Hiện bị cáo không biết sở hữu bao nhiêu %”, bà Lan nói.

Riêng đối với 100% cổ phần tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại Hòa Thuận Phát; 77,89% cổ phần Công ty Đông Dược Nam, bà Lan cho rằng giá trị không đáng kể, do gia đình lập ra để thực hiện các hoạt động từ thiện không thu lời. Do đó, bà đề nghị tòa gỡ lệnh kê biên để gia đình bà giữ làm kỷ niệm.

Trong đó, Công ty Hòa Thuận Phát có nguồn gốc là xưởng đóng tàu của gia tộc. Mẹ bị cáo đã giao cho gia đình Trương Huệ Vân quản lý.

Trả lời tòa về vấn đề này, bị cáo Vân cho biết cổ phần trong công ty do bà nội bán vàng cho các cháu nội. Do đó, cô xin tòa cho nhận lại để sau này có cơ hội quay về phát triển công ty.

Chiều nay, phiên tòa tiếp tục với phần thẩm vấn một số người liên quan, trong đó có đại diện Vạn Thịnh Phát liên quan đến các tài sản kê biên.

Trước đó, TAND TP HCM đã hoàn tất thẩm vấn bà Lan và 33 đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (30.000 tỷ đồng của 35.824 trái chủ); Rửa tiền (445.768 tỷ đồng) và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (4,5 tỷ USD).

Quá trình thẩm vấn bà Lan nhiều lần nói “tôn trọng cáo buộc của cơ quan điều tra”, song đề nghị HĐXX và VKS xem xét nguyên nhân, bối cảnh của hành vi phạm tội. Bà nhận toàn bộ trách nhiệm về hậu quả xảy ra. Các bị cáo khác cũng thừa nhận toàn bộ hành vi sai phạm nêu trong cáo trạng

张美兰女士就一系列被扣押的“巨额”资产作证

Bà Trương Mỹ Lan muốn bán một loạt cổ phần lấy tiền khắc phục hậu quả
30/09/2024 – 13:47

Bà Trương Mỹ Lan mong muốn HĐXX hủy bỏ kê biên cổ phần tại nhiều công ty như: Công ty Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam, Công ty Hợp Thành 1… để bán lấy tiền khắc phục hậu quả vụ án.

Sáng nay (30/9), phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi, làm rõ các vật chứng, tài sản, đồ vật thu giữ của các bị cáo và các quyền tài sản của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Liên quan đến 18% vốn góp của Công ty Setra (1 trong 4 doanh nghiệp phát hành các lô trái phiếu khống) tại Công ty liên doanh TNHH Vietcombank-Bonday-Bến Thành, đang bị kê biên, bà Nguyễn Thị Minh Hải (đại diện của Ngân hàng Vietcombank) đề nghị HĐXX hủy bỏ lệnh kê biên để Vietcombank và Công ty Setra triển khai việc chuyển nhượng.

Theo bà Hải, Vietcombank và Công ty Setra đã ký thỏa thuận chuyển nhượng vốn góp, việc ký kết này được Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu – Bộ Công an (C03) hướng dẫn cụ thể về phương thức, quy định. Dự kiến Vietcombank sẽ thanh toán toàn bộ cho Setra thông qua hình thức chuyển khoản, đảm bảo quy định pháp luật theo hướng dẫn của C03.

Đại diện Công ty Setra cũng đề nghị HĐXX giải tỏa kê biên để công ty này bán lại cổ phần cho Vietcombank và xin giữ lại 20% để đóng thuế, phí, số còn lại sẽ dùng để khắc phục hậu quả của việc phát hành trái phiếu.

Trình bày về nguồn gốc 18% cổ phần tại Công ty Setra, bà Trương Mỹ Lan cho biết đây là cổ phần của mẹ bà. Theo bà Lan, gia đình bà chuyên góp vốn tại các công ty để lấy lãi.

Tỏ ý không muốn bán 18% cổ phần tại Công ty Setra cho Vietcombank, bà Lan đề nghị HĐXX giải tỏa kê biên đối với số cổ phần này nhưng yêu cầu được đem ra bán đấu giá, người nào trả giá cao thì bán và người nhà bị cáo được đứng ra bán.

Về việc 73,4% cổ phần tại Công ty CP đầu tư Hợp Thành 1 cũng bị kê biên, bà Lan trình bày, hoạt động của công ty này là phục vụ du lịch chứ không phải buôn bán tài sản, bất động sản. Theo bà Lan, toàn bộ là của cha mẹ, không liên quan đến bị cáo.

“Kính xin HĐXX gỡ bỏ kê biên, gia đình bị cáo cam kết bán để đưa vào khắc phục, không sử dụng riêng”, bà Lan trình bày.

Đối với 82% cổ phần tại Công ty Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam, bà Lan khẳng định không thuộc sở hữu của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và cũng không dính tới Ngân hàng SCB.

“Trước đây số cổ phần này có người trả tới 300 triệu USD, nhưng bị cáo không bán. Mong HĐXX giải tỏa kê biên, bị cáo sẽ dùng số tiền bán được để khắc phục hậu quả chứ không sử dụng riêng” – lời bà Lan.

Liên quan tới Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Thương mại dịch vụ Hòa Thuận Phát, bị cáo Trương Huệ Vân (cháu ruột bà Trương Mỹ Lan) trình bày, không nhớ mình có cổ phần trong đó không, hay chỉ đại diện cho các anh chị em.

Theo bị cáo Vân, công ty này do bà nội cho tiền để thành lập, không liên quan gì tới bà Trương Mỹ Lan. Tuy nhiên, bị cáo không có tài liệu nào chứng minh việc bà bị cáo cho tiền để thành lập lên công ty này.

“Bà nội mua bán vàng có lãi cho anh em bị cáo tiền để lập công ty, chính vì vậy mới có tên là Hòa Thuận Phát, mong HĐXX giải tỏa kê biên. Công ty này không có giá trị nhiều về vật chất nhưng có giá trị về truyền thống gia đình, bị cáo mong muốn được giữ lại để sau này có cơ hội sẽ tiếp tục gìn giữ, phát triển”, Trương Huệ Vân trình bày.

Cũng mong muốn được giữ lại Công ty Hòa Thuận Phát, bà Trương Mỹ Lan khai, công ty này do mẹ bị cáo cho 3 anh em Trương Huệ Vân và chủ yếu để hoạt động từ thiện, xây dựng chùa, không liên quan gì tới Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

“Công ty này bán cũng chẳng ai mua, chỉ là truyền thống của gia đình, mong HĐXX giải tỏa kê biên”, bà Lan đề nghị.

Đối với 1,4 triệu cổ phần Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đang bị kê biên, bà Lan cho biết, bị cáo không biết bản thân chiếm bao nhiêu phần trăm tại TVSI, chỉ xin HĐXX xem xét, phần nào của bị cáo thì giữ lại để khắc phục hậu quả, phần nào không phải thì xin trả lại.

今天上午(9月30日),被告人张美兰及其同伙的庭审继续对证据、被告人被没收的资产、物品以及被告人的财产权利和义务进行质询和澄清。

2024.9.26 Sáng 26-9, phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi. Tại tòa, nhiều bị cáo khai nhận chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan để nhận, chuyển 4,5 tỉ USD từ Việt Nam sang nước ngoài và ngược lại.
Để vận chuyển trái phép qua biên giới hơn 4,5 tỉ USD (tương đương 106.730 tỉ đồng), các bị cáo đồng phạm khai làm việc trực tiếp, nhận chỉ đạo trực tiếp từ bị cáo Trương Mỹ Lan về lập các hợp đồng ‘khống’, ký lệnh chuyển tiền và nhận tiền.

Bà Trương Mỹ Lan chuyển trái phép 4,5 tỉ USD ra nước ngoài bằng cách nào?1

Sáng 26-9, phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi. Tại tòa, nhiều bị cáo khai nhận chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan để nhận, chuyển 4,5 tỉ USD từ Việt Nam sang nước ngoài và ngược lại.

Các bị cáo Trương Mỹ Lan (chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB), Nguyễn Phương Anh (phó tổng giám đốc Saigon Pennisula), Trịnh Quang Công (tổng giám đốc Công ty Acumen), Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB);

Cùng các bị cáo: Nguyễn Hữu Hiệu (phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Square Việt Nam), Nguyễn Vũ Anh Thi (tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam), Bùi Anh Dũng (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB), Tô Thị Anh Đào (phó tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát) bị truy tố về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Lập hợp đồng khống giữa các công ty ‘ma’ chuyển tiền ra nước ngoài

Theo lời khai của bà Trương Mỹ Lan tại cáo trạng, khi cần chuyển tiền ra nước ngoài để trả nợ hoặc nhận tiền vay từ nước ngoài chuyển về Việt Nam, bà Lan giao cho Công phối hợp cùng với Phương Anh, Chiu Bing Keung Kenneth (luật sư) lập các hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn, vay nợ giữa các công ty tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài (đều là các công ty “ma” thuộc quản lý, điều hành của các cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

Thông qua các hợp đồng “khống” này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài qua hệ thống Ngân hàng SCB.

Dưới sự chỉ đạo của bà Lan, các đối tượng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã phối hợp với các nhân viên Ngân hàng SCB thực hiện việc chuyển tiền, nhận tiền quốc tế.

SCB là công cụ chuyển, nhận tiền từ nước ngoài

Theo cáo trạng, đa số hồ sơ chuyển tiền ra nước ngoài không đủ điều kiện như: thiếu văn bản xác nhận của công ty tại Việt Nam về việc công ty nước ngoài sở hữu cổ phần theo hợp đồng chuyển nhượng;

Thiếu chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự của người đại diện công ty nước ngoài đứng ra ký hợp đồng chuyển nhượng…

Hoặc các giao dịch nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam còn thiếu trường thông tin về chuyển tiền bị hệ thống tự động khóa… nhưng Võ Tấn Hoàng Văn, Chen Yi Chung, Trương Khánh Hoàng, Bùi Anh Dũng vẫn duyệt cho chuyển tiền trên hệ thống để hoàn tất việc chuyển tiền quốc tế.

Từ năm 2012 đến năm 2022, bằng phương thức thủ đoạn nêu trên, các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng 23 công ty chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.

Trong đó, có 21 công ty thực hiện 78 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài trái quy định pháp luật với tổng số tiền 1,5 tỉ USD và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về trái quy định pháp luật với tổng số tiền 3 tỉ USD.

Tổng số tiền Trương Mỹ Lan và đồng phạm vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỉ USD (tương đương 106.730 tỉ đồng).

Tại tòa các bị cáo cấp dưới đều thừa nhận hành vi như cáo trạng, các bị cáo này khai chỉ là người làm công ăn lương, thực hiện theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan và không được hưởng lợi gì.

张美兰是如何非法向境外转移45亿美元的

在“空壳”公司之间建立虚假合同以将资金转移到国外

SCB银行是从国外转账和收款的工具

Xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2:
Trương Mỹ Lan chỉ đạo lập hợp đồng ‘khống’, vận chuyển trái phép 106.730 tỉ đồng

Để vận chuyển trái phép qua biên giới hơn 4,5 tỉ USD (tương đương 106.730 tỉ đồng), các bị cáo đồng phạm khai làm việc trực tiếp, nhận chỉ đạo trực tiếp từ bị cáo Trương Mỹ Lan về lập các hợp đồng ‘khống’, ký lệnh chuyển tiền và nhận tiền.

Sáng 26.9, ngày thứ 6 xét xử sơ thẩm, HĐXX của TAND TP.HCM bắt đầu xét hỏi 9 bị cáo trong nhóm tội danh vận chuyển trái phép qua biên giới hơn 4,5 tỉ USD (tương đương 106.730 tỉ đồng), trong đó có bị cáo Trương Mỹ Lan.

Cáo trạng thể hiện, bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) là người chủ mưu, các bị cáo khác có vai trò thực hành, giúp sức cho hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới của Trương Mỹ Lan.

Theo hồ sơ vụ án, từ 2012 – 2022, mỗi khi cần tiền chuyển đi nước ngoài để trả nợ và nhận tiền vay từ nước ngoài về, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Trịnh Quang Công (cựu Tổng giám đốc Công ty CP tập đoàn quản lý Acumen) phối hợp Nguyễn Phương Anh (cựu Phó tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula), Chiu Bing Keung Kenneth (luật sư, được Lan giao quản lý các công ty nước ngoài, đang yêu cầu tương trợ tư pháp xác minh đối tượng này nhưng chưa có kết quả) lập các hợp đồng “khống” giữa các công ty “ma” tại Việt Nam và công ty, tổ chức ở nước ngoài.

Thông qua các hợp đồng “khống” này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Tổng số Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4,5 tỉ USD, tương đương 106.730 tỉ đồng.

Làm theo chỉ đạo của bị cáo Trương Mỹ Lan

Tại tòa, bị cáo Trịnh Quang Công khai, từ tháng 7.2020 – 10.2022 bị cáo đã chuyển tổng cộng 1,8 tỉ USD và nhận từ nước ngoài về 1,4 tỉ USD, tương đương với 34.000 tỉ đồng. Bị cáo phụ trách 7 công ty, hầu hết các công ty đang là chủ đầu tư các dự án tại TP.HCM và Long An.

Theo Trịnh Quang Công khai, ban đầu bị cáo làm việc trực tiếp với bị cáo Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc SCB), nhưng sau đó làm việc với bị cáo Lan. Riêng ông Chiu sẽ thỏa thuận, làm việc với phía nước ngoài để ký hợp đồng. Đồng thời, thực tế không phát sinh giao dịch thật nào với công ty ở nước ngoài.

“Sau khi hoàn thiện các hợp đồng “khống”, sẽ chuyển cho SCB các chi nhánh làm thủ tục giải ngân. Trong các hồ sơ có những hồ sơ liên quan đến việc chuyển nhượng phần vốn góp từ bên nước ngoài chuyển về là không thực hiện được. Anh Trương Khánh Hoàng là người ký duyệt hồ sơ cho nhân viên SCB thực hiện lệnh chuyển tiền. Bị cáo tin tưởng anh Khánh Hoàng là người của SCB nên nghĩ việc mình làm là đúng pháp luật. Nhưng sau này khi làm việc với cơ quan điều tra mới hiểu hành vi của mình là sai”, Trịnh Quang Công khai.

Bị cáo Tô Thị Anh Đào (cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) khai được giao phụ trách sổ sách 2 công ty. Năm 2022, theo chỉ đạo, bị cáo liên hệ luật sư Chiu Binh Keung Kenneth lấy giấy phép công ty nước ngoài làm hợp đồng bổ sung vay vốn kinh doanh 40 triệu USD để cho các cổ đông vay ngược lại.

Khi được hỏi ai là người chỉ đạo làm hợp đồng này, bị cáo Đào khai: “Chị Trương Mỹ Lan là người chỉ đạo việc lập hồ sơ khống để chuyển tiền đi và về. Chị Lan gọi điện thoại chỉ đạo. 40 triệu USD bị cáo chuyển cho Trần Thị Hoàng Uyên (thư ký của Trương Mỹ Lan) theo chỉ đạo của chị Lan. Lúc đó bị cáo không biết các hợp đồng là khống, bị cáo chỉ nghĩ đơn thuần là hợp đồng vay vốn, chuyển nhượng cổ phần thôi”.

Cáo trạng xác định, Tô Thị Anh Đào đã cùng đồng phạm vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 99 triệu USD, tương đương với 2.445 tỉ đồng (chuyển đi 59 triệu USD, tương đương 1.467 tỉ đồng; nhận về 40 triệu USD, tương đương 978 tỉ đồng).

Ký duyệt lệnh chuyển và nhận tiền, không nắm nghiệp vụ

Bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) khai tại tòa, từ năm 2013 – 2020, bị cáo đã ký duyệt 6 lệnh chuyển tiền ra nước ngoài hơn 712 tỉ đồng thông qua các hợp đồng “khống”. Sau này làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo mới biết việc chuyển tiền ra nước ngoài là sai quy định.

Chủ tọa hỏi: “Bị cáo là lãnh đạo ngân hàng, sao có thể không biết được”. Bị cáo Bùi Anh Dũng trả lời: “Có nhân viên các khối làm thủ tục, tin tưởng anh em nên bị cáo cứ ký duyệt 6 hồ sơ chứ bị cáo không nắm về nghiệp vụ, quy định. Lúc ký duyệt hồ sơ, bị cáo không biết công ty này thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát”.

Tương tự, bị cáo Trương Khánh Hoàng cũng khai từ ngày 15.5.2021 đến ngày 12.8.2022, đã ký duyệt 38 lệnh chuyển tiền ra nước ngoài với tổng 929 triệu USD, tương đương 21.810 tỉ đồng và nhận 1,9 tỉ USD, tương đương 47.392 tỉ đồng từ nước ngoài chuyển về (106 giao dịch). Các giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam đều do các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện thông qua các loại hợp đồng “khống”.

Theo Trương Khánh Hoàng, các lệnh chuyển tiền ra nước ngoài do bị cáo ký duyệt đều không đủ điều kiện chuyển tiền. Đối với các giao dịch nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam mặc dù thiếu thông tin về mục đích chuyển tiền, bị hệ thống tự động khóa, bị cáo vẫn duyệt mở khóa trên hệ thống để hạch toán vào tài khoản của khách hàng nhận tiền.

“Bị cáo nhận chỉ đạo của chị Trương Mỹ Lan về việc chuyển tiền ra nước ngoài, và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam. Bị cáo không biết các hợp đồng được làm thế nào”, Trương Khánh Hoàng khai.

为了非法跨境转移超过 45 亿美元(相当于 1,067,300 亿越南盾),同案被告声称他们接受被告张美兰的直接指示,起草合同,签署汇款单并进行转移。

被告裴英勇(SCB前董事会主席)出庭作证称,从2013年至2020年,被告签署并批准了6项通过“虚假”合同向国外转移资金超过7120亿越南盾的命令。后经与调查机构配合,被告得知向境外转移资金不符合规定。

主席问道:“被告是银行领导,怎么可能不知道?”被告裴英勇答道:“有各部门的工作人员在办理手续,信任,所以被告不断地签署和批准6份文件,但被告不了解操作和规定。在签署和批准文件时,被告我不知道这家公司是否属于 万盛发集团。”

2024.9.25 Lời khai của tài xế bà Trương Mỹ Lan về việc chở 108.000 tỷ đồng tiền mặt. Bùi Văn Dũng, 60 tuổi, khai mỗi buổi chiều bà Trương Mỹ Lan kêu “có tiền, qua ngân hàng nhận” là lái ôtô qua tầng hầm trụ sở SCB, chở các thùng tiền đã được đóng sẵn.

Lời khai của tài xế bà Trương Mỹ Lan về việc chở 108.000 tỷ đồng tiền mặt

Bùi Văn Dũng, 60 tuổi, khai mỗi buổi chiều bà Trương Mỹ Lan kêu “có tiền, qua ngân hàng nhận” là lái ôtô qua tầng hầm trụ sở SCB, chở các thùng tiền đã được đóng sẵn.

Ngày 25/9, TAND TP HCM thẩm vấn bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm về hành vi Rửa tiền 445.748 tỷ đồng – có nguồn gốc từ tiền tham ô của SCB và phát hành trái phiếu.

Cáo trạng xác định, từ tháng 2/2019 đến tháng 9/2022, Bùi Văn Dũng đã nhận, vận chuyển tổng số tiền 108.878 đồng và 14.757 USD từ Ngân hàng SCB về giao cho các cá nhân theo chỉ đạo của bà Lan. Hành vi của Dũng đã giúp sức bà Lan che giấu nguồn gốc, hợp thức sử dụng 6.330 tỷ đồng.

Trả lời HĐXX, ông Dũng thừa nhận hành vi, cho biết làm việc cho bà Lan từ năm 2012 đến 2022. “Công việc của bị cáo là chở chị Lan đến công ty, hoặc kêu đi đâu thì chở tới đó. Ngoài ra, ngày nào chị Lan kêu ‘chiều có tiền, phụ cô Uyên (Trần Thị Hoàng Uyên, thư ký của bà Lan) qua ngân hàng lấy’ thì bị cáo đi chở”, ông Dũng khai.

Bị cáo chạy ôtô 7 chỗ qua tầng hầm SCB gặp nhân viên Thúy Ái (ngân quỹ) nhận tiền. Thúy Ái đã bỏ sẵn tiền trong các thùng, nên ông này chỉ việc chở về. “Cô Ái nói giao ai thì bị cáo giao. Có khi chở về công ty trên đường Trần Hưng Đạo, khi thì chở về nhà riêng của chị Lan trên đường Pasteur. Việc giao tiền cho các cá nhân khác thì bị cáo có ghi sổ”, ông Dũng khai, song cho biết khi làm việc với cơ quan điều tra mới biết tổng số tiền đã chở là 108.000 tỷ đồng và hơn 14.000 USD.

Theo bị cáo, ông không được bà Lan hứa hẹn tặng thưởng gì khi thực hiện công việc trên, ngoài việc mỗi lần chuyển tiền về thì được cho 500.000 đồng đến một triệu. “Bị cáo cũng không biết nguồn gốc số tiền, chỉ biết nhận từ ngân hàng”, ông Dũng nói, thừa nhận không oan sai về tội danh bị truy tố.

Là một trong những người bị xác định nhận 5.000 tỷ đồng từ tài xế Bùi Anh Dũng, bị cáo Trần Thị Hoàng Uyên khai chỉ “giúp việc tại nhà riêng” của bà Lan và sau này được giao thêm việc theo dõi, quản lý thẻ tín dụng do vợ chồng bà Lan và hai con gái sử dụng.

“Bị cáo chỉ biết qua SCB lấy tiền về mà không rõ nguồn gốc. Đối với các thẻ tín dụng thì hàng tháng bị cáo tới ngân hàng in sao kê, những người trong danh sách sử dụng hết bao nhiêu thì báo cô Lan tới tháng mang tiền đến ngân hàng nộp”, Uyên khai. Về việc chi số tiền nhận từ Dũng, Uyên cho biết, theo chỉ đạo của bà Lan “khi nào có người gọi điện nói giao thì bị cáo giao”.

Về việc bị xác định “giúp sức cho bà Lan che giấu nguồn gốc, sử dụng số tiền phạm tội mà có”, Uyên nói hành vi của mình là sai nhưng không biết, không nhận thức được vì chỉ là người giúp việc, không có chuyên môn gì. “Việc truy tố bị cáo không oan sai nhưng mong tòa xem xét lại. Thực sự bị cáo không biết nguồn tiền từ đâu, ngoài tiền lương bị cáo không được hưởng gì”, Uyên nói.

Bị cáo Trần Xuân Phượng – thư ký của Ngô Thanh Nhã (em dâu bà Lan), bị xác định nhận từ Bùi Văn Dũng số tiền hơn 325 tỷ đồng (từ nguồn bán trái phiếu Công ty An Đông) để sử dụng hết vào các mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan và Ngô Thanh Nhã.

Phượng khai, nhận chuyển số tiền nói trên theo chỉ đạo của bà Lan và Thanh Nhã. Bị cáo đã chi số tiền này cho một số hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, từ thiện và một số cá nhân mua tài sản nhỏ lẻ.

Tương tự ông Dũng và Uyên, Phượng nói ban đầu chỉ biết nguồn tiền này chuyển từ SCB về, sau này mới biết có nguồn gốc từ phát hành trái phiếu của Công ty An Đông. “Năm 2019 bị cáo không nhận thức được hành vi của mình do hạn chế hiểu biết pháp luật. Khi được cơ quan điều tra giải thích bị cáo mới biết và cảm thấy ân hận về hành vi của mình”, Phượng trình bày.

Trả lời thẩm vấn trước đó, các bị cáo là lãnh đạo tại SCB và nhân viên Vạn Thịnh Phát thừa nhận vai trò giúp sức cho bà Lan trong việc “rửa” số tiền hơn 445.748 tỷ đồng, che giấu, hợp thức hóa nguồn gốc bất hợp pháp.

Hội đồng xét xử giai đoạn hai của đại án Vạn Thịnh Phát.
万盛发案件第二阶段的审判小组。

Nhà chức trách xác định, sau khi “cắt đứt” dòng tiền, bà Lan rút tiền mặt chuyển cho các cá nhân 15.143 tỷ đồng; chi thực hiện dự án 1.800 tỷ đồng; trả nợ giữa các công ty, cá nhân trong Vạn Thịnh Phát (vay mượn nhau) 48.430 tỷ đồng; trả cho các ngân hàng ngoài SCB 7.600 tỷ đồng; chi trả các khoản vay tại SCB 183.228 tỷ đồng; chuyển cho SCB Cầu Giấy 356 tỷ đồng (chủ yếu để mua USD); trả gốc và lãi các gói trái phiếu đã phát hành 1.690 tỷ đồng; chuyển tiền ra nước ngoài 32.164 tỷ đồng; “chi cá nhân và khoản khác” 8.000 tỷ đồng.

Như vậy, cơ quan điều tra đã xác định “đích đến” của 298.311 tỷ đồng, riêng số tiền còn lại 147.436 tỷ đồng bà Lan “sử dụng cho mục đích khác”.

Ngoài hành vi nói trên, những ngày làm việc trước đó, HĐXX đã thẩm vấn xong bà Lan và đồng phạm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt 30.000 tỷ đồng của 35.824 trái chủ thông qua việc phát hành trái phiếu khống.

Trọng phạm vi vụ án đang xét xử, bà Lan và đồng phạm còn bị cáo buộc về hành vi vận chuyển trái phép 4,5 tỷ USD (tương đương 106.730 tỷ đồng) qua biên giới.

司机张美兰女士关于运送108万亿越南盾现金的证词
胡志明市60岁的裴文勇称,每天下午,张美兰女士打电话“我有钱,去银行领取”

Xét xử Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2:
Từng thùng tiền được Trương Mỹ Lan chỉ đạo rút ra khỏi SCB

Bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 445.000 tỉ đồng có được từ hành vi phạm tội tham ô tài sản (hơn 415.000 tỉ đồng) của SCB và lừa đảo chiếm đoạt tài sản (hơn 30.081 tỉ đồng) từ trái chủ.

Sáng 25.9, ngày thứ 5 TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hơn 30.869 tỉ đồng của 35.824 nhà đầu tư thông qua phát hành 25 mã trái phiếu “khống”; rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng; vận chuyển trái phép qua biên giới hơn 4,5 tỉ USD (tương đương 106.730 tỉ đồng).

Hôm nay, HĐXX bắt đầu thẩm vấn bị cáo Trương Mỹ Lan và 8 bị cáo đồng phạm “rửa tiền” hơn 445.000 tỉ đồng. 4 ngày trước đó, HĐXX, Viện kiểm sát, luật sư đã thẩm vấn xong bị cáo Trương Mỹ Lan và 28 đồng phạm “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, từ ngày 1.1.2018 đến ngày 7.10.2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 445.000 tỉ đồng có được từ hành vi phạm tội tham ô tài sản (415.000 tỉ đồng) và lừa đảo chiếm đoạt tài sản (hơn 30.081 tỉ đồng).

Bị cáo Trương Mỹ Lan muốn dùng ‘siêu dự án’ Amigo để khắc phục cho trái chủ

Sau đó, Trương Mỹ Lan chỉ đạo một số bị cáo lên phương án thực hiện việc rút, chuyển tiền ra khỏi hệ thống SCB nhằm che giấu nguồn gốc tiền do phạm tội mà có, hợp pháp hóa hơn 445.000 tỉ đồng để sử dụng cho các mục đích theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.

Cụ thể, việc rút tiền mặt, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng (cựu Phó tổng giám đốc SCB, đã qua đời) phối hợp Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc SCB), Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó tổng giám đốc SCB), Nguyễn Phương Anh (cựu Phó tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula) cho các công ty “ma”, thuê cá nhân rút tiền.

Khi tiền ra khỏi SCB chi nhánh Sài Gòn thì giao Bùi Văn Dũng (lái xe của bà Trương Mỹ Lan) để Dũng vận chuyển tiền về tòa nhà Sherwood tại số 127 Pasteur, Q.3, TP.HCM giao cho Trần Thị Hoàng Uyên (thư ký của Trương Mỹ Lan). Uyên tiếp tục giao cho các cá nhân theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan; hoặc Dũng vận chuyển tiền về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giao cho Trần Xuân Phượng (trợ lý cho Ngô Thanh Nhã, cựu Tổng giám đốc Vạn Thịnh Phát); một số trường hợp Dũng trực tiếp chuyển tiền cho các cá nhân theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.

Khi chưa sử dụng tiền mặt, Trương Mỹ Lan chỉ đạo đồng phạm tại SCB chuyển tiền phạm tội đến tài khoản chờ, khi cần sử dụng sẽ lập phương án chuyển tiền lòng vòng giữa các tài khoản, cuối cùng đến tài khoản chỉ định để Trương Mỹ Lan sử dụng.

Tạo khoản vay khống, rút tiền ra khỏi ngân hàng

Tại tòa, bị cáo Nguyễn Phương Anh khai trong thời gian phụ trách đã thành lập và sử dụng khoảng 600 công ty phối hợp với lãnh đạo SCB lập các khoản vay khống để rút tiền ra khỏi SCB sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Bị cáo này khai kịch bản chạy dòng tiền do bị cáo Nguyễn Phương Hồng hướng dẫn cho mình thực hiện.

Về kịch bản chạy dòng tiền, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung khai bản thân chỉ nhận được thông tin từ Trương Mỹ Lan phối hợp với Nguyễn Phương Anh để lên phương án vay vốn và giải ngân, còn lại sau đó không biết chi tiết dòng tiền chạy như thế nào.

Tương tự, bị cáo Trương Khánh Hoàng cũng khai phối hợp với bị cáo Phương Anh để lên phương án giải ngân cho các khoản vay. Tuy nhiên, bị cáo phụ trách việc giải ngân từ ngân hàng, còn sau khi tiền giải ngân ra do bị cáo Phương Anh phụ trách.

Về nhận thức của mình, bị cáo Hoàng nói thời điểm vào làm SCB thì ngân hàng này đang khó khăn, bản thân chỉ cố gắng giúp sức để tái cơ cấu SCB thành công. Sau này mới biết hành vi của mình là sai và buồn khi quá trình SCB tái cơ cấu không thành công.

Tài xế khai đến ngân hàng, thì tiền mặt đã chuẩn bị sẵn từng thùng

Trả lời HĐXX, bị cáo Bùi Văn Dũng khai công việc của mình là lái xe cho bị cáo Trương Mỹ Lan. Theo đó, sáng bị cáo chở bà Lan đến công ty, trong ngày bà Lan đi đâu thì bị cáo chở đi, còn tối bị cáo xong việc thì về nhà.

Ngoài ra, bị cáo Dũng khai, theo chỉ đạo của bị cáo Lan, bị cáo Dũng còn đến SCB lấy tiền, cụ thể khi cần đi vận chuyển tiền thì bị cáo được Trần Thị Hoàng Uyên (thư ký của Trương Mỹ Lan) thông báo đến SCB gặp thủ quỹ nhận tiền.

“Khi nhận tiền thì nhận tại tầng hầm của ngân hàng, đến nơi thì có người đã đóng tiền vào các thùng hoàn chỉnh, bị cáo chỉ việc đưa lên xe chở về. Khi đi giao tiền cho ai thì đều ghi vào sổ, trường hợp không có chỉ đạo giao cho ai thì chở tiền về tòa nhà 127 Pasteur giao cho thư ký của chị Lan”, bị cáo Dũng trình bày.

Cáo trạng xác định, từ tháng 2.2019 đến tháng 9.2022, Dũng đã nhận, vận chuyển tổng số tiền là: 108.000 tỉ đồng và hơn 14,7 triệu USD. Hành vi của Bùi Văn Dũng đã giúp cho Trương Mỹ Lan che giấu, hợp thức sử dụng số tiền 6.330 tỉ đồng chiếm đoạt được thông qua hành vi phạm tội tham ô tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thứ ký theo dõi và thanh toán thẻ tín dụng cho gia đình Trương Mỹ Lan
Đối với bị cáo Trần Thị Hoàng Uyên, thư ký của Trương Mỹ Lan khai công việc chính của mình là giúp việc nhà cho bị cáo Lan. Ngoài ra còn theo dõi, quản lý và thanh toán các thẻ ngân hàng cho các thành viên trong gia đình bị cáo Lan (thẻ của 2 vợ chồng và 2 con gái).
Bị cáo Uyên khai đến cuối tháng khi ngân hàng gửi sao kê về thì bị cáo ghi lại và báo cáo Trương Mỹ Lan để thanh thanh toán các khoản chi tiêu này. Ngoài ra còn nhận tiền từ lái xe của bị cáo Lan chuyển về.
Tại tòa, bị cáo Uyên nói không biết nguồn gốc tiền từ đâu, bị cáo chỉ biết mình chỉ đưa theo thùng tiền chứ không biết nguồn gốc. Sau này khi điều tra, được điều tra viên cho biết nguồn gốc tiền từ tham ô, lừa đảo thì mới biết.

每箱钱均由张美兰指示从SCB银行提取

司机称,他到达银行时,每个箱子里都备有现金
被告裴文勇在回应陪审团时 宣称,他的工作是为被告张美兰开车。据此,被告早上开车送张美兰去公司,白天张美兰去哪里,被告就开车送她去,晚上下班后,被告就回家。

此外,被告裴文勇表示,也按照被告张美兰的指示前往SCB取钱,具体来说,当他需要运送金钱时,被告是Tran Thi Hoang Uyen(张美兰的秘书)通知的。

“当我收到钱的时候,我是在银行的地下室收到的。当我到达那里时,已经有人把钱装进完整的盒子里了,只需要把它放在车上就可以带回家了。当我去的时候被要求给某人送钱,账本上有记载,如果没有指示交给任何人,就将钱带到127巴斯德大楼,交给张美兰的秘书。”被告裴文勇介绍道。

Tài xế của bà Trương Mỹ Lan chở hơn 108.000 tỷ đồng đi đâu?

Bị cáo Bùi Văn Dũng bị cáo buộc nhận hơn 108.000 tỷ đồng từ Ngân hàng SCB rồi chở tới nhà riêng của bà Trương Mỹ Lan hoặc về trụ sở của Vạn Thịnh Phát theo yêu cầu.

Ngày 25/9, phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm bước vào phần hỏi các bị cáo trong nhóm tội Rửa tiền.

Trong hành vi này, bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc cùng 8 đồng phạm thực hiện việc chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm cắt đứt dòng tiền, che giấu, hợp thức hóa số tiền 445.748 tỷ đồng.

Trước tòa, các đồng phạm của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết và mong HĐXX xem xét hoàn cảnh, nhận thức của bị cáo khi thực hiện sai phạm.

Một trong các đồng phạm giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan là bị cáo Bùi Văn Dũng (lái xe). Theo đó, từ cuối năm 2018 đến tháng 8/2022, bị cáo Lan chỉ đạo ông Dũng đến SCB chi nhánh Sài Gòn nhận tiền để giao cho Trần Thị Hoàng Uyên (thư ký bà Lan) tại tòa nhà 127 Pasteur, quận 1 hoặc giao cho Trần Xuân Phượng (thư ký của Ngô Thanh Nhã – em dâu Trương Mỹ Lan) tại số 193-203 Trần Hưng Đạo, quận 1 và một số cá nhân khác.

Từ ngày 26/2/2019 đến 12/9/2022, bị cáo Dũng đã nhận vận chuyển hơn 108.000 tỷ đồng và 14.700 USD. Trong đó, có 6.330 tỷ đồng có nguồn gốc do bà Trương Mỹ Lan phạm tội mà có từ hành vi Tham ô tài sản và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tại tòa, người đàn ông khai có nhiệm vụ chở bà Lan đi làm. Từ năm 2018, theo sự chỉ đạo của thư ký bà Lan, ông ta tới SCB để nhận tiền và giao theo chỉ đạo. Người này nói khi tới ngân hàng thì nhân viên đã đóng tiền vào từng thùng, ông chỉ việc mang đi về nhà bà Lan hoặc trụ sở của Vạn Thịnh Phát.

Khi được tòa hỏi về nguồn gốc số tiền, ông Dũng khai không biết, chỉ làm theo chỉ đạo, nhận và giao tiền. Đồng thời, người đàn ông này nói chỉ là người làm công ăn lương, không được hưởng lợi nên mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt.

Tới lượt mình, bị cáo Uyên khai nhận tiền từ ông Dũng theo sự chỉ đạo của bà Lan rồi ghi chép “đầu ra” của dòng tiền. Thư ký của bà Lan nói không biết số tiền trên có nguồn gốc từ hành vi phạm tội.

Tiếp đó, bà Uyên trình bày thân phận là người giúp việc nên hiểu biết kém và đã có hành vi sai phạm. Ngay lập tức bị chủ tọa ngắt lời và nói: “Bị cáo là thư ký của Trương Mỹ Lan không phải giúp việc như bị cáo trình bày”.

Trả lời HĐXX, bị cáo Trần Xuân Phượng khai nhận chỉ đạo chủ yếu từ bà Ngô Thanh Nhã (em dâu bà Lan) trong việc nhận tiền. Lý giải về việc ít khi bị bà Lan chỉ đạo, bị cáo nói do bà Trương Mỹ Lan hiếm khi ở Việt Nam.

Bà Phượng thừa nhận việc nhận tiền từ ông Dũng và sau đó chi theo chỉ đạo. Nữ bị cáo này khai có ghi chép việc chi tiền như chi cho hoạt động từ thiện, chi cho các cá nhân mua bất động sản nhỏ lẻ…

Khi được hỏi về nhận thức, bà Phượng nói ban đầu không biết nguồn tiền từ đâu nhưng sau đó thì mới hiểu số tiền nhận từ ông Dũng là tiền phát hành trái phiếu. Người này phân trần bản thân không có chủ đích giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan nên mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Liên quan tới vấn đề trên, bị cáo Trương Mỹ Lan khai ông Bùi Văn Dũng chỉ là một lái xe, chở bà đi làm mỗi ngày. Nhận thấy người này hiền lành và không tham tiền nên bà đã giao cho công việc trên. Chủ tịch Vạn Thịnh Phát nói rằng ông Dũng không được hưởng lợi nên mong HĐXX xem xét cho bị cáo.

Về cáo buộc chỉ đạo nhân viên chở tiền từ SCB về nhà riêng hoặc nơi làm việc, bị cáo Trương Mỹ Lan nói tôn trọng cáo buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng.

张美兰的司机将超过108万亿越南盾运往何处?

被告裴文勇被指控从SCB银行接收超过108万亿越南盾,然后根据要求将其转移到张美兰的私人住宅或万盛发的总部。

张美兰被指控与八名同伙从SCB银行系统转移资金,以切断现金流、隐藏并合法化4,457,480亿越南盾的金额。

在法庭上,万盛发集团董事长的同伙承认了起诉书指控的罪行,并希望陪审团考虑被告在实施违法行为时的情况和意识。

帮助张美兰女士的同伙之一是被告人裴文勇(司机)。据此,2018年底至2022年8月,被告张美兰指示裴文勇前往SCB银行西贡分行领取款项,并交付给位于第一郡巴斯德大厦127号的Tran Thi Hoang Uyen(张美兰的秘书)或指定给Tran 193-203 Tran Hung Dao, District 1 的Xuan Phuong(Ngo Thanh Nha 的秘书——张美兰的嫂子)和其他一些人。

从2019年2月26日至2022年9月12日,被告裴文勇接收了超过108万亿越南盾和14,700美元的运输。其中,6.33万亿越盾源于张美兰的犯罪行为,是贪污财产和挪用财产诈骗造成的。

在法庭上,该男子称他负责接送张美兰上班。 2018年起,他在张美兰秘书的指导下,前往SCB银行领取款项并按指示交付。该人士称,当他到达银行时,工作人员已经将钱放入每个箱子里,他只需将钱带回张美兰家或万盛发的总部即可。

当法庭询问这笔钱的来源时,裴文勇声称他不知道,只是按照指示接收和交付了钱。同时,该男子表示自己只是工薪族,没有领取福利,因此希望陪审团考虑并减轻处罚。

2024.9.25 Bà Trương Mỹ Lan phủ nhận sử dụng 445.748 tỷ đồng của SCB

Bà Trương Mỹ Lan phủ nhận sử dụng 445.748 tỷ đồng của SCB

Chủ tịch Vạn Thịnh Phát nhiều lần nhắc lại quan điểm “tôn trọng cáo trạng truy tố”, song cho rằng không sử dụng số tiền 445.748 tỷ đồng của SCB cho cá nhân hay tập đoàn.

“Mong HĐXX làm rõ cho bị cáo. Như Trương Khánh Hoàng (cựu tổng giám đốc SCB) đã khai, trong 104.000 tỷ đồng người này rút ra có 75.000 tỷ đồng các anh em dùng cơ cấu trả nợ cho SCB”, bà Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) trả lời tòa vào trưa 25/9, khi bị xét hỏi về hành vi Rửa tiền 445.748 tỷ đồng.

Bà Lan bị cáo buộc sau khi thực hiện hành vi tham ô tài sản của SCB và lừa đảo chiếm đoạt tài sản (thông qua việc phát hành trái phiếu khống), đã chỉ đạo nhóm cán bộ chủ chốt tại SCB và Vạn Thịnh Phát chuyển tiền ra khỏi SCB; hoặc cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền, che giấu nguồn gốc bất hợp pháp 445.748 tỷ đồng do phạm tội mà có.

Khi tòa hỏi đã sử dụng số tiền trên vào những việc gì, bà Lan không trả lời thẳng mà nói “đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm giai đoạn một”. Chủ tọa đề cập lời khai tại cơ quan điều tra về hành vi Rửa tiền, bà cho biết giữ nguyên nội dung.

Vẫn giọng to, mạch lạc khi trả lời thẩm vấn như những buổi làm việc trước, bà Lan nói “tôn trọng lời khai của các bị cáo khác” nhưng muốn giải thích thêm cho rõ. Bị cáo nói không sử dụng số tiền này cho cá nhân mà dùng toàn bộ vào việc cơ cấu SCB. “Còn số tiền chuyển ra nước ngoài là rất ít, trong khi tiền từ nước ngoài chuyển vào thì nhiều hơn. Đối với các khoản dùng để trả cho các ngân hàng khác thì bị cáo không rõ. Vạn Thịnh Phát không vay các ngân hàng, chỉ có SCB vay”, bà Lan khai.

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng phủ nhận việc chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng (cựu phó tổng giám đốc SCB, đã chết), Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung (cựu tổng, phó tổng giám đốc SCB) và các bị cáo khác trong việc lập hồ sơ vay khống rút tiền khỏi SCB.

Chủ tọa nhắc lại lời khai của các bị cáo khác, thể hiện “khi cần tiền thì bà Lan chỉ đạo Hoàng, Dung lập phương án vay khống để rút”. Bà Lan phản đối, nói không giao hay chỉ đạo ai, những người đó “tự động làm như Nguyễn Phương Hồng đã làm”. Khoản vay nào đến bạn, các bị cáo này tự động tìm nguồn tiền trả đảo nợ.

“Bị cáo giải thích thế nào về việc các bị cáo khác khai sử dụng một phần tiền cho Vạn Thịnh Phát”, chủ tọa hỏi.

Bà Lan đáp, theo Dung khai thì Vạn Thịnh Phát có sử dụng khoảng 287.000 tỷ đồng, song bà chỉ cho SCB mượn tên các công ty để hợp thức hóa các khoản vay chứ Vạn Thịnh Phát không sử dụng. “Bản thân bị cáo chưa bao giờ nhân danh Vạn Thịnh Phát ký bất cứ giấy vay tiền nào. Ngay cả tiền nộp vào các thẻ visa cho mình và người thân sử dụng cũng là tiền cá nhân chứ không lấy của SCB”, bị cáo nói.

Khi tòa chuyển qua hỏi về khoản tiền 108.000 tỷ đồng tiền mặt và hơn 14.000 USD mà Bùi Văn Dũng chở từ ngân hàng SCB về, bà Lan nói số tiền này không phải của SCB mà của mình. Trước đó, bà đưa tiền vào SCB để tái cơ cấu nên sau đó lấy ra để trả nợ. “Có lúc bị cáo đã phải vay 15.000 tỷ đồng để đưa vào trả nợ cho SCB”, bà Lan khai.

Về việc các bị cáo khác đã lên phương án khống rút tiền ra khỏi ngân hàng, bà Lan không có ý kiến gì, chỉ xin HĐXX xem xét việc “không có tiền rút ra khỏi hệ thống mà là dùng khoản vay mới trả khoản vay cũ”.

Trước khi kết thúc phần thẩm vấn, chủ tọa hỏi: “VKS truy tố bị cáo về hành vi Rửa tiền có oan không?”.

“Có oan hay không là nghiệp vụ của cơ quan tố tụng, bị cáo không có ý kiến. Nhưng trong 10 năm (từ 2012 đến khi bị bắt 2022), bị cáo chỉ thực hiện một việc mà lại đẻ ra tới 4-5 tội. Có đáng để truy tố bị cáo thêm một tội nữa hay không?”, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát đáp, song lại đề cập “tôn trọng nội dung truy tố”.

Cơ quan điều tra xác định, sau khi “cắt đứt” dòng tiền, bà Lan rút tiền mặt chuyển cho các cá nhân 15.143 tỷ đồng; chi thực hiện dự án 1.800 tỷ đồng; trả nợ giữa các công ty, cá nhân trong Vạn Thịnh Phát (vay mượn nhau) 48.430 tỷ đồng; trả cho các ngân hàng ngoài SCB 7.600 tỷ đồng; chi trả các khoản vay tại SCB 183.228 tỷ đồng; chuyển cho SCB Cầu Giấy 356 tỷ đồng (chủ yếu để mua USD); trả gốc và lãi các gói trái phiếu đã phát hành 1.690 tỷ đồng; chuyển tiền ra nước ngoài 32.164 tỷ đồng; “chi cá nhân và khoản khác” 8.000 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra đã xác định “đích đến” của 298.311 tỷ đồng, riêng số tiền còn lại 147.436 tỷ đồng bà Lan “sử dụng cho mục đích khác”.

Là người cuối cùng bị thẩm vấn trong nhóm hành vi Rửa tiền, bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan) thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Ông cho biết thường đi công tác nước ngoài nên sử dụng nhiều thẻ tín dụng, trong đó có của SCB. Ông thừa nhận việc bà Lan đã chỉ đạo nhân viên nộp tiền vào tài khoản thẻ do ông đứng tên và có sử dụng 33 tỷ đồng.

“Khi nhận kết luận điều tra, cáo trạng tôi rất ngạc nhiên vì số tiền 33 tỷ đồng có nguồn gốc bất hợp pháp”, ông nói và cho biết đã tác động gia đình nộp lại 19 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

Chiều nay phiên tòa tiếp tục với phần thẩm vấn của VKS, luật sư đối với các bị cáo.

Ngoài hành vi nói trên, những ngày làm việc trước đó, HĐXX đã thẩm vấn bà Lan cùng đồng phạm về hành vi chiếm đoạt 30.000 tỷ đồng của 35.824 trái chủ thông qua việc phát hành trái phiếu. Trong những ngày làm việc sắp tới, tòa xét hỏi các bị cáo về cáo buộc vận chuyển trái phép 4,5 tỷ USD (tương đương 106.730 tỷ đồng) qua biên giới.

张美兰否认使用SCB银行 4,457,480亿越南盾

2024.9.23 Nói tôn trọng cáo trạng nhưng bị cáo Trương Mỹ Lan không thừa nhận hành vi
Thừa nhận là người chi phối, điều hành, quyết định mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát nhưng bị cáo Trương Mỹ Lan phủ nhận rằng bản thân không đưa ra chủ trương phát hành trái phiếu, không lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các nhà đầu tư.
Theo bị cáo Lan, ông Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB, đang trốn truy nã) và Nguyễn Phương Hồng (Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB – đã chết) mới là người đề xuất phát hành trái phiếu trên.
Trình bày về bối cảnh của việc phát hành trái phiếu, nữ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát khai rằng, vào năm 2017 các cá nhân trên đến gặp bà nói Ngân hàng SCB đang gặp khó khăn và đề xuất xin bị cáo cho mượn các công ty có dự án gồm: công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra để phát hành trái phiếu.
Về số tiền thu được từ nguồn phát hành trái phiếu, bị cáo Trương Mỹ Lan khai do Ngân hàng SCB sử dụng và bị cáo giao cho Nguyễn Phương Hồng, Trần Thị Mỹ Dung (Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB) quản lý, theo dõi.
Không thừa nhận là người ra chủ trương phát hành trái phiếu khống nhưng bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng, sẽ đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường cho hàng chục ngàn bị hại của vụ án.

Nói tôn trọng cáo trạng nhưng bị cáo Trương Mỹ Lan không thừa nhận hành vi

Liên quan phiên toà xét xử các bị cáo trong giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát, trả lời thẩm vấn của HĐXX, bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng tôn trọng, không có ý kiến gì về nội dung của bản cáo trạng. Đồng thời, xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo là cấp dưới của mình.

Không thừa nhận hành vi nhưng xin chịu trách nhiệm bồi thường

Trả lời xét hỏi của HĐXX về nội dung bản cáo trạng, bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cho rẳng bản thân tôn trọng cáo trạng và không có ý kiến gì về cáo buộc của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Song bà Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX xem xét lại điều kiện, bối cảnh của việc phát hành trái phiếu và xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo là cấp dưới.

Thừa nhận là người chi phối, điều hành, quyết định mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát nhưng bị cáo Trương Mỹ Lan phủ nhận rằng bản thân không đưa ra chủ trương phát hành trái phiếu, không lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các nhà đầu tư.

Theo bị cáo Lan, ông Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB, đang trốn truy nã) và Nguyễn Phương Hồng (Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB – đã chết) mới là người đề xuất phát hành trái phiếu trên.

Trình bày về bối cảnh của việc phát hành trái phiếu, nữ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát khai rằng, vào năm 2017 các cá nhân trên đến gặp bà nói Ngân hàng SCB đang gặp khó khăn và đề xuất xin bị cáo cho mượn các công ty có dự án gồm: công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra để phát hành trái phiếu.

Về số tiền thu được từ nguồn phát hành trái phiếu, bị cáo Trương Mỹ Lan khai do Ngân hàng SCB sử dụng và bị cáo giao cho Nguyễn Phương Hồng, Trần Thị Mỹ Dung (Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB) quản lý, theo dõi.

Không thừa nhận là người ra chủ trương phát hành trái phiếu khống nhưng bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng, sẽ đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường cho hàng chục ngàn bị hại của vụ án.

Về phương án khắc phục, bà Lan đề nghị HĐXX xem xét thu hồi hơn 17.320 tỷ đồng mà các ngân hàng và các tổ chức khác đã nhận từ nguồn tiền phát hành trái phiếu của các pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Bên cạnh đó, bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng, tổng số tiền, tài sản, cổ phiếu, cổ phần liên quan giai đoạn 1 của vụ án mà cơ quan tố tụng thu giữ và toà tuyên buộc các cá nhân, tổ chức nộp lại đã hơn 21.000 tỷ đồng.

“Như vậy, tổng cộng có hơn 38.000 tỷ đồng để trả tiền lại cho người dân và phải ưu tiên trả lại cho họ, bị cáo không để cho bị hại nào bị thiệt hại”- bị cáo Lan nói.

Các bị cáo là đồng phạm xin khoan hồng

Trước đó, trả lời thẩm vấn của HĐXX các bị cáo trong nhóm phát hành 25 mã trái phiếu khống để lừa đảo chiếm đoạt 30.081 tỷ đồng của 35.824 nhà đầu tư, đều thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Các bị cáo nguyên là lãnh đạo Ngân hàng SCB, lãnh đạo các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan đều khai thực hiện hành vi phạm tội theo chỉ đạo và tin tưởng các chủ trương do Trương Mỹ Lan đề ra.

Tại toà, các bị cáo tỏ ra ăn năn, hối hận về hành vi của mình đã gây ra thiệt hại quá lớn cho người dân và cho rằng ngoài tiền lương, không được hưởng lợi gì từ việc phát hành trái phiếu. Từ đó, các bị cáo là đồng phạm bị cáo Trương Mỹ Lan xin HĐXX khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt.

Cáo trạng truy tố các bị cáo xác định, bà Trương Mỹ Lan và 28/33 bị cáo trong vụ án đã đề ra chủ trương phát hành trái phiếu không đúng quy định pháp luật.

Cụ thể từ năm 2018 – 2020, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các bị cáo: Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB; Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB; Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB; Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch, Tổng Giám đốc TVSI và Hồ Bửu Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sử dụng 4 pháp nhân là: Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu khống.

Nhóm bị cáo đã phát hành 308 triệu trái phiếu để huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư thứ cấp), thu về tổng số tiền hơn 30.081 tỷ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.

被告张美兰尊重起诉书,但并未承认自己的行为

关于万盛发案第二阶段被告的审判,被告张美兰在回答陪审团提问时表示,她尊重起诉书的内容,并且没有意见。同时请求陪审团减轻对作为下属的被告人的处罚。

不承认该行为但承担赔偿责任

针对陪审团对起诉书内容的讯问,被告人张美兰(万盛发集团董事局主席)表示,她尊重起诉书,对检察院的指控没有意见。不过,张美兰女士要求陪审团审查债券发行的条件和背景,并要求对级别较低的被告减刑。

被告张美兰承认自己是万盛发集团和万盛发生态系统中公司所有活动的控制、运营和决定者,但否认自己制定债券发行政策,也没有欺诈性挪用投资者的资产。

据被告张美兰称,建议发行上述债券的是Dinh Van Thanh先生(SCB银行前董事长,目前在逃)和Nguyen Phuong Hong(SCB银行副总经理 – 已故) 。

张美兰在介绍债券发行的情况时表示,2017年,上述人士来找她,称SCB银行遇到困难,并提议向被告公司提供贷款。项目包括:An Dong、Sunny World、Quang Thuan 和 Setra 发行债券。

关于发行债券的收益,被告张美兰宣称该款项已被SCB银行使用。

被告张美兰不承认自己是发行假债券的人,但表示将负责赔偿该案数万名受害者。

Bà Trương Mỹ Lan nói ‘bằng mọi cách sẽ khắc phục thiệt hại cho người dân’

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cho rằng không đưa ra chủ trương phát hành trái phiếu mà chỉ cho SCB mượn công ty, song cam kết khắc phục thiệt hại cho người dân.

“Bị cáo muốn ưu tiên khắc phục hậu quả cho các trái chủ, vì có nhiều ông bà cụ già đã mua và đó là tiền tiết kiệm cả đời của họ. Họ vì tin tưởng Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát mà mua. Bị cáo cam kết bằng mọi cách sẽ khắc phục hậu quả cho các bị hại”, bà Lan, 68 tuổi, trình bày với tòa, chiều 23/9.

Trong phiên làm việc chiều nay, TAND TP HCM tập trung xét hỏi bà Lan về sai phạm trong việc phát hành các gói trái phiếu khống, lừa bán cho 35.824 trái chủ chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng.

Bà Lan bị cáo buộc là người chi phối, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; đưa ra chủ trương sử dụng các công ty thuộc tập đoàn để phát hành trái phiếu. Thực hiện việc này, bà Lan đã họp bàn với các nhân sự chủ chốt của Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, Công ty chứng khoán Tân Việt – TVSI chọn và sử dụng 4 công ty thuộc tập đoàn là: An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu khống với tổng khối lượng 308.691 triệu trái phiếu để huy động vốn, chiếm đoạt tiền.

“Cáo trạng mô tả đúng hành vi của bị cáo. Bị cáo tôn trọng các tội danh mà VKS truy tố”, bà Lan trả lời thẩm vấn, song đề nghị: “Kính xin HĐXX xem xét thấu đáo về nguyên nhân bối cảnh động cơ của việc phát hành trái phiếu”.

Giọng to, rõ ràng, trước mỗi câu trả lời bà Lan luôn “kính thưa HĐXX, VKS”. Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng nói “tôn trọng lời khai của 28 bị cáo trả lời thẩm vấn trước đó (nhận tội như cáo trạng, khai bà Lan là người ra chủ trương), không có ý kiến gì”.

“Mỗi người có hoàn cảnh, công việc khác nhau nhưng họ đều là người làm công ăn lương, không được hưởng lợi gì từ việc phát hành trái phiếu. Họ cũng vì muốn cứu SCB mà làm”, bà Lan trình bày.

Bà Lan khai người ra chủ trương phát hành trái phiếu đang trốn truy nã, hoặc đã chết

Trả lời HĐXX về việc có hay không phải là người đưa ra chủ trương phát hành trái phiếu, bà Lan nói, Vạn Thịnh Phát từ trước đến giờ không có nhu cầu phát hành trái phiếu. Nhưng xuất phát từ việc Đinh Văn Thành (Chủ tịch HĐQT SCB trước đây, đang trốn truy nã) và Nguyễn Phương Hồng (Phó tổng giám đốc SCB, đã chết) đề xuất. Do tình hình SCB khó khăn, nên bị cáo đã tổ chức buổi ăn trưa với sự có mặt của nhiều lãnh đạo SCB, Vạn Thịnh Phát và Công ty chứng khoán Tân Việt để trao đổi về vấn đề này.

“Phương Hồng nói ‘chị ơi ngân hàng bị thanh tra liên tục không có tiền trả cho người dân’ nên nói bị cáo đề nghị mượn các công ty của Vạn Thịnh Phát để phát hành trái phiếu”, bà Lan khai. “Lúc đó, bị cáo nói Vạn Thịnh Phát không có nhu cầu phát hành trái phiếu, dù tập đoàn đủ tài sản để phát hành. Nhưng vì nghĩ mình đưa bao nhiêu tài sản vào SCB rồi mà không phát hành trái phiếu, SCB sụp đổ là mất hết nên đồng ý cho mượn các công ty”, bà Lan trình bày.

Tiếp đó, bà này khẳng định: “Bị cáo biết gì mà ra chủ trương. Bị cáo chỉ đồng ý cho mượn công ty, còn việc phát hành là của ngân hàng. Xin HĐXX, VKS xác định lại”.

Bà Lan cho rằng, sau khi đồng ý cho mượn các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát để phát hành trái phiếu, mọi việc còn lại do Nguyễn Phương Hồng và người của SCB triển khai, “chỉ có ngân hàng mới biết cách làm thế nào”.

Về Hồ Bưu Phương, phó tổng giám đốc phụ trách tài chính của Vạn Thịnh Phát, theo bà Lan, người này hiểu biết về các vấn đề tài chính, kiểm toán nên nhờ người này cũng như một số nhân viên khác của Vạn Thịnh Phát đứng ra lo giúp thủ tục cần thiết cho SCB. Bà hoàn toàn không biết gì về trái phiếu và thủ tục phát hành.

Về việc riêng pháp nhân của Công ty An Đông phát hành trái phiếu thu hơn 25.000 tỷ đồng, bà Lan nói “rất đau lòng”. Sau khi nghe Phương Hồng nói SCB cần tiền gấp, bà đã huy động cả người thân, bạn bè mua trái phiếu tới 5.000 tỷ đồng.

Đối với việc quản lý và theo dõi quá trình phát hành trái phiếu cũng như dòng tiền sử dụng vào việc gì, bà Lan khai “đều giao cho Nguyễn Phương Hồng phụ trách”.

“Bị cáo và Vạn Thịnh Phát không sử dụng tiền của các gói trái phiếu. Vạn Thịnh Phát đủ khả năng phát hành trái phiếu tới hàng trăm nghìn tỷ nhưng không có nhu cầu, mà tiền này sử dụng cho SCB”, bà Lan nhiều lần nhắc lại nội dung này trong quá trình bị thẩm vấn.

Bà Lan phân trần, bản thân cũng rất mù mờ và phải nhờ cơ quan điều tra giải thích xác minh dòng tiền từ phát hành trái phiếu sử dụng vào mục đích gì. “Chỉ cần bị cáo biết sự thật về việc sử dụng số tiền này, bị cáo sẵn sàng đứng ta giải quyết hết”, bà Lan nói.

Theo bị cáo, trước đó bà không biết phát hành bao nhiêu trái phiếu thu về bao nhiêu tiền cho tới khi cơ quan điều tra ra kết luận. Nhưng trong đó không có khoản tiền nào bà sử dụng mà dùng để cho SCB và trả lãi cho dân.

Trong khi đó, cáo trạng xác định, sau khi thu được tiền từ việc bán trái phiếu, các đồng phạm của bà Lan đã thực hiện giao dịch chuyển tiền cho cá nhân được thuê để rút tiền tại SCB nhằm che giấu, cắt đứt dòng tiền và sử dụng toàn bộ tiền bán trái phiếu vào mục đích: trả nợ vay ngân hàng; trả gốc, lãi trái phiếu; chi dự án; chuyển tiền ra nước ngoài và mục đích cá nhân khác của bà Lan, dẫn đến mất khả năng chi trả cho người mua trái phiếu.

Khắc phục hậu quả cho gần 36.000 bị hại bằng cách nào?

Về hướng xử lý khắc phục thiệt hại cho các trái chủ, bà Lan cho biết, ở giai đoạn một của vụ án, tòa đã tuyên buộc các cá nhân, tổ chức hoàn trả cho bà tổng cộng 21.000 tỷ đồng. Ngoài ra, có nhiều tổ chức tín dụng đã sử dụng tổng cộng 17.000 tỷ đồng có nguồn gốc từ tiền phát hành trái phiếu nên đề nghị tòa ưu tiên dùng số tiền này khắc phục thiệt hại.

Bị cáo cũng nói sẵn sàng dùng toàn bộ tài sản của gia đình để khắc phục thiệt hại. Trong đó, SCB đang “mượn” dự án 6A ở khu Trung Sơn – có trị giá lên đến 20.000 tỷ đồng và 65 tài sản khác của bị cáo nên “đề nghị tòa hỗ trợ để bị cáo lấy lại các tài sản này, khắc phục thiệt hại cho các trái chủ”.

“Nếu không đủ, bị cáo còn có một dự án ở khu trung tâm quận 1 gấp 3 lần Times Square là tài sản chưa bị kê biên”, bà Lan nói, thêm rằng có rất nhiều cơ hội khắc phục hậu quả “nhưng ở trong này không thể làm gì. “Bị cáo một lòng một dạ muốn khắc phục thiệt hại cho người dân”, bà Lan vừa khóc vừa nói.

Sau khi kết thúc phần thẩm vấn của HĐXX đối với bị cáo Lan, phiên xử tiếp tục với phần xét hỏi của đại diện VKS đối với các bị cáo.

Trong giai đoạn hai của đại án, ngoài hành vi trên, bà Lan và đồng phạm bị cáo buộc hành vi “rửa” 445.747 tỷ đồng, vận chuyển trái phép 4,5 tỷ USD (tương đương 106.730 tỷ đồng) qua biên giới.

在回答陪审团关于她是否是发行债券政策的提出者时,张美兰表示,万盛发从来没有发行债券的需要。但它源于Dinh Van Thanh(SCB银行前董事长,目前在逃)和Nguyen Phuong Hong(SCB银行副总经理,已故)的提议。由于SCB的处境困难,被告组织了一次午餐会,邀请了SCB、万盛发和Tan Viet证券公司的许多领导出席,以讨论这一问题。

“Phuong Hong 说‘姐姐,银行一直在接受检查,没有钱给人们付款’,所以她建议从万盛发的公司借款来发行债券,”张美兰宣称。 “当时,被告表示Van Thinh Phat没有必要发行债券,尽管该集团有足够的资产来发行债券。但因为自己已将这么多资产投入SCB,若不发行债券,SCB就崩溃了。”张美兰解释道。

张美兰表示,同意贷款给万盛发公司发行债券后,其他一切都是Nguyen Phuong Hong和SCB银行的人做的,“只有银行知道怎么做”

Bà Trương Mỹ Lan không thừa nhận hành vi lừa đảo nhưng nói “tìm mọi cách trả đầy đủ tiền” cho các trái chủ

Ngày thứ 3 xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã xét hỏi Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của 35.824 bị hại – là những người đã mua 25 mã trái phiếu khống do các công ty thuộc hệ sinh thái VTP phát hành.

Ngày 23-9, TAND TPHCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Theo cáo trạng, Trương Mỹ Lan là người đã đề ra chủ trương và chỉ đạo các bị cáo: Đinh Văn Thành, cựu Chủ tịch HĐQT SCB; Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng Giám đốc SCB; Nguyễn Phương Hồng, cựu Phó Tổng Giám đốc SCB; Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán TVSI và Hồ Bửu Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VTP, sử dụng 4 công ty phát hành 25 mã trái phiếu “khống”, bán cho các nhà đầu tư, thu về tổng số tiền hơn 30.000 tỷ đồng.

Bị cáo Trương Mỹ Lan sử dụng số tiền này vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.

Trả lời xét hỏi, bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày, bản thân “tôn trọng” cáo trạng, tuy nhiên bị cáo không lừa đảo, không chiếm đoạt tài sản của các nhà đầu tư. Về chủ trương phát hành trái phiếu, bà Lan cho hay, VTP không có nhu cầu phát hành trái phiếu vì bị cáo thấy không cần thiết, không cần kinh doanh mảng khác.

Việc phát hành trái phiếu căn cứ theo đề xuất của Nguyễn Phương Hồng, cựu Phó Tổng Giám đốc SCB (đã chết), cho mượn các công ty thuộc VTP đã phát hành trái phiếu cứu SCB.

Về dòng tiền khống để phát hành trái phiếu, sử dụng nguồn tiền thu về như thế nào, bị cáo chỉ biết Nguyễn Phương Hồng quản lý, theo dõi, các bị cáo khác tham gia như thế nào bị cáo không biết.

Về trách nhiệm bồi thường cho các trái chủ, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết, đề nghị HĐXX yêu cầu nhiều ngân hàng nhận được tiền của SCB có nguồn gốc từ trái phiếu do Công ty An Đông phát hành trả lại tiền (khoảng hơn 17.000 tỷ) trả lại cho bị cáo để bị cáo bồi thường cho các trái chủ.

Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX giải tỏa nhiều tài sản đang bị kê biên, giao cho SCB quản lý ở giai đoạn 1 của vụ án để người nhà bị cáo bán lấy tiền trả cho bị hại.

Thẩm phán Nguyễn Thị Hà, chủ tọa phiên tòa.
法官阮氏河主持庭审。

HĐXX khẳng định HĐXX luôn tạo điều kiện để cho bị cáo có điều kiện khắc phục hậu quả.

Bà Trương Mỹ Lan nói: “Các trái chủ, nhiều ông bà cụ già, với họ, tiền mua trái phiếu là tiền cuối đời. Vì tin tưởng bị cáo, tin tưởng SCB nên họ mới mua trái phiếu. Vì vậy, bị cáo bằng mọi giá tìm mọi cách trả đầy đủ tiền cho trái chủ. Bị cáo trong hoàn cảnh bi đát thế này vẫn cố gắng khắc phục thiệt hại cho trái chủ”.

张美兰女士没有承认欺诈,但表示她“想尽办法全额支付”债券持有人

9月23日,第二阶段审判张美兰及其同伙案的第三天,审判小组就该行为向万盛发集团股份公司(VTP)董事会主席提出质询。 35,824 名受害者的“欺诈性挪用”资产——购买了 VTP 生态系统中公司发行的 25 个空白债券代码的人。

被告张美兰将这笔钱用于多种不同目的,而不是用于发行目的,导致无法偿还债券债务。

被告张美兰在回应质询时解释称,她“尊重”起诉书,但被告并没有欺诈或挪用投资者资产的行为。关于债券发行政策,张美兰表示,VTP没有必要发行债券,也不需要做其他业务。

此次债券发行是根据SCB前副总经理(已故)Nguyen Phuong Hong的提议,向为拯救SCB银行而发行债券的VTP公司提供贷款。

对于虚假现金流发债券、所得款项如何使用,被告只知道Nguyen Phuong Hong如何管理和监控,其他被告如何参与,他并不知道。

关于赔偿债券持有人的责任,被告张美兰表示,他要求陪审团要求多家接受SCB银行源自安东公司发行债券的资金的银行将返还给被告的资金(约超过17万亿元)返还给被告。

此外,被告张美兰要求陪审团在案件第一阶段释放许多被扣押的资产,并将其交给SCB银行管理,以便被告的家人可以出售这些资产来支付受害者的钱。

2024.9.20 Chiều 20/9, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử giai đoạn 2 vụ án tiêu cực tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, các đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan được xét hỏi về quá trình phát hành trái phiếu “khống”.
Quang cảnh xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án tiêu cực tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
万盛发集团案件第二阶段一审现场。

Đồng phạm của Trương Mỹ Lan khai nhận quá trình phát hành trái phiếu ‘khống’

Chiều 20/9, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử giai đoạn 2 vụ án tiêu cực tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, các đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan được xét hỏi về quá trình phát hành trái phiếu “khống”.

Trả lời HĐXX, bị cáo Hồ Bửu Phương – cựu Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố, nhưng phản đối cáo buộc mình là đồng phạm tích cực của bị cáo Trương Mỹ Lan – cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Thay vào đó, bị cáo Hồ Bửu Phương cho rằng, bản thân chỉ là người làm công ăn lương, sử dụng chuyên môn để hỗ trợ chủ trương phát hành trái phiếu theo chỉ đạo của bị cáo Lan.

Cựu Phó Giám đốc của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nói không nhận thức đầy đủ về khía cạnh pháp lý của hành vi phạm tội, không ngờ lượng người mua trái phiếu lên đến hàng ngàn người. Bị cáo Phương bày tỏ sự hối hận và nói bản thân không hưởng lợi từ việc phát hành trái phiếu.

Trước đó, nội dung cáo trạng xác định, bị cáo Hồ Bửu Phương với vai trò là đầu mối yêu cầu các công ty “con” thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chuẩn bị hồ sơ pháp lý và báo cáo tài chính cho quá trình phát hành trái phiếu, Do đó, bị cáo Phương bị cáo buộc giúp sức tích cực cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong việc phát hành trái phiếu cho các công ty “con” kể trên, chiếm đoạt gần 28.000 tỉ đồng từ hơn 33.000 bị hại trong vụ án.

Đối với bị cáo Nguyễn Phương Anh – nguyên Phó Tổng Giám đốc công ty SPG trả lời xét hỏi, cũng thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng. Bị cáo này cho biết, bản thân chỉ thực hiện theo chỉ đạo của bị cáo Trương Mỹ Lan và chủ yếu giám sát các kế toán viên thực hiện hoạt động tài chính tại các công ty “con” thuộc nhóm công ty SPG. Đồng thời, ngoài mức lương hàng tháng, bị cáo Phương không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ việc phát hành trái phiếu.

Tại tòa, bị cáo Trần Thúy Ái – Kiểm soát viên ngân quỹ kiêm thủ kho SCB – Chi nhánh Sài Gòn trình bày, bản thân chỉ làm theo chỉ đạo của Nguyễn Phương Hồng – cựu Phó Tổng Giám đốc SCB (đã mất). Tuy nhiên, bị cáo này thừa nhận, được lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo làm việc sau giờ làm việc cho một số khách hàng ký rút, chuyển tiền. Khi bị cáo băn khoăn thì lãnh đạo nói yên tâm và chỉ cần làm theo.

Đối với nhóm bị cáo tại chi nhánh ngân hàng SCB cũng khai nhận hành vi phạm tội, nhưng cho rằng chỉ thực hiện theo chủ trương từ bị cáo Trương Mỹ Lan và bà Nguyễn Phương Hồng.

Riêng bị cáo Trương Khánh Hoàng – cựu Quyền Tổng Giám đốc SCB từ tháng 6/2020 về thay cho bà Hồng, đã được trực tiếp bà Hồng điện thoại nói bị cáo Trương Mỹ Lan muốn giải ngân vì gói trái phiếu của công ty An Đông (công ty “con” của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) sắp hết hạn. Bà Hồng yêu cầu bị cáo Hoàng phải tìm công ty để phát hành trái phiếu mới để trả lãi trái phiếu của công ty An Đông.

Trong xuyên suốt ngày xét xử thứ 2 vụ án, HĐXX dành phần lớn thời gian xét hỏi đối với nhóm bị cáo đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan về quá trình phát hành trái phiếu “khống” của các công ty “con” của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

张美兰的同伙承认发行“虚假”债券的过程

9月20日下午,在万盛发集团反面案第二阶段一审中,被告人张美兰的同伙就发行“虚假”债券的过程接受讯问。

被告万盛发集团负责财务的前副总经理何布芳(Ho Buu Phuong)在回应陪审团时承认了起诉书中指控的罪行,但反对关于他是被告张美兰的共犯的指控。 相反,被告 Ho Buu Phuong 表示,他只是一名工薪族,利用自己的专业知识支持被告张美兰指导下的发行债券政策。

在案件审理的第二天,陪审团大部分时间都在询问被告张美兰的同伙关于该公司“子公司”发行“虚假”债券的过程。

Nữ ‘phó tướng’ của bà Trương Mỹ Lan qua lời khai của các cựu nhân viên, lãnh đạo SCB

Chiều 20-9, phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi. Trong vụ án, bà Nguyễn Phương Hồng được xem là ‘cánh tay phải’ của bà Lan.

Dù đã đình chỉ điều tra, song tại tòa có nhiều bị cáo là nhân viên, lãnh đạo cấp cao của SCB.

Từng thắc mắc về các giao dịch khống nhưng sếp nói ‘yên tâm đi’

Thái Thị Thanh Thảo (nguyên giám đốc dịch vụ khách hàng Wholesale, thuộc Ngân hàng SCB, chi nhánh Sài Gòn) thừa nhận hành vi đúng như cáo trạng truy tố.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Nguyễn Phương Hồng tiếp nhận các file Excel có thông tin các giao dịch nộp, rút, chuyển tiền giữa các cá nhân, công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Sau đó Thảo đã chỉ đạo các giao dịch viên SCB chi nhánh Sài Gòn đi lệnh nộp, chuyển, rút tiền trong dòng tiền khống 27.369 tỉ đồng để tạo lập trái phiếu do các Công ty An Đông và Sunny World, giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 26.581 tỉ đồng của 30.744 bị hại.

Tương tự, bị cáo Trần Thị Thúy Ái (kiểm soát viên ngân quỹ kiêm thủ kho SCB) cũng thừa nhận hành vi.

Theo hồ sơ, bà Ái đã tiếp nhận, xử lý và ký 191 chứng từ nộp và 238 chứng từ rút tiền mặt liên quan đến dòng tiền khống tạo lập trái phiếu Công ty An Đông;

24 chứng từ nộp tiền mặt và 28 chứng từ rút tiền mặt liên quan đến dòng tiền khống tạo lập trái phiếu Công ty Sunny World theo chỉ đạo của bà Nguyễn Phương Hồng.

Tại tòa, bà Ái khai khi có giao dịch ngoài giờ thì Nguyễn Phương Hồng (cựu phó tổng giám đốc SCB) sẽ chỉ đạo.

Bà từng thắc mắc đối với những giao dịch nộp tiền nhưng không có khách hàng lên nộp là không đúng quy định thì bà Hồng nói ‘yên tâm đi, đảm bảo 100% số tiền nộp vào và rút ra đúng với số tiền trong ngân quỹ’.

Bà Ái khẳng định không được hưởng lợi gì.

Phát hành trái phiếu Setra để trả lãi cho gói trái phiếu An Đông

Bị cáo Trương Khánh Hoàng (quyền tổng giám đốc SCB) khai tháng 8-2020, bà Nguyễn Phương Hồng điện cho bị cáo bảo sếp (tức bà Trương Mỹ Lan) nói sắp phải trả lãi cho gói trái phiếu An Đông nên cần tiền.

Tuy nhiên, lúc đó ngân hàng đang khó khăn nên không khả thi, Hồng nói phát hành gói trái phiếu mới để trả lãi cho gói trái phiếu An Đông.

‘Việc trả lãi cho người dân cũng là việc làm cho bị cáo sốt ruột. Bị cáo có nói với Trịnh Quang Công về việc phát hành trái phiếu Setra’ – ông Hoàng nói.

Từ đó, Trương Khánh Hoàng và đồng phạm đã lên phương án chạy dòng tiền khống tạo lập nhà đầu tư sơ cấp giúp Công ty Setra phát hành trái phiếu trị giá 2.000 tỉ đồng, giúp sức bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền 2.000 tỉ đồng của 2.431 bị hại.

Ông Hoàng cho biết rất ân hận về hành vi của mình, gia đình của bị cáo cũng mua trái phiếu này. Bản thân ông Hoàng không hưởng lợi từ việc phát hành trái phiếu.

Nguyễn Phương Hồng (cựu phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) là người đề xuất và tham gia họp bàn chủ trương phát hành trái phiếu cùng Trương Mỹ Lan và các nhân sự chủ chốt nhiều tổ chức để lên phương án phát hành trái phiếu, điều phối dòng tiền, quản lý, theo dõi, sử dụng tiền thu được từ nguồn trái phiếu.

Từ năm 2018 đến 2022, Hồng đã giúp bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành 25 gói trái phiếu khống của 4 công ty: An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra, giúp bà Lan chiếm đoạt số tiền 30.081 tỉ đồng.

Tuy nhiên, bà Hồng chết nên đã đình chỉ điều tra.

9月20日下午,对张美兰女士及33名同案犯的审讯继续进行。在本案中,Nguyen Phuong Hong女士被认为是兰女士的“得力助手”。

曾经想过假交易,但老板说“别担心”
Thai Thi Thanh Thao(SCB银行西贡分行前批发客户服务总监)承认,她的行为与起诉书一致。

因此,按照 Nguyen Phuong Hong 的指示,接收包含Van Thinh Phat 集团所属个人和公司之间存款、取款和汇款交易信息的 Excel 文件。

Thao随后指示SCB西贡分行交易员下令存入、转账和提取273,690亿越南盾的虚假现金流,以创建An Dong公司和Sunny World Companies公司发行的债券,帮助张美兰从其中挪用了265,810亿越南盾。

同样,被告人Tran Thi Thuy Ai(财务主管兼SCB仓库管理员)也承认了这一行为。

据记录,Ai女士接收、处理并签署了与虚假现金流创建An Dong公司债券相关的191份付款文件和238份现金提取文件;涉及在Nguyen Phuong Hong女士的指导下为Sunny World Company创建债券虚假现金流量的24份现金存款文件和28份现金提取文件。

Ai女士在法庭上宣称,当发生盘后交易时,由Nguyen Phuong Hong(SCB银行前副总经理)指挥。

她曾经对没有客户提交的付款交易感到疑惑,这不符合规定。Hong女士说,“放心,存入和取出的钱一定要保证100%与预算中的金额相符。” 。

Em dâu Trương Mỹ Lan sửng sốt khi biết hậu quả gây ra với người dân

Chiều 20/9, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét hỏi các bị cáo liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Đáng chú ý, trong phần xét hỏi, bị cáo Ngô Thanh Nhã, là em dâu của bị cáo Trương Mỹ Lan đã sửng sốt khi biết hậu quả gây ra cho người dân thông qua việc phát hành trái phiếu. Ban đầu, bà Nhã được bà Trương Mỹ Lan sắp xếp tham gia Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để giúp bà Lan điều hành nhà hàng Ngân Đình. Đến năm 2006, bà Trương Mỹ Lan thành lập Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và giao cho bà Nhã làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty. Sau này, bà Trương Mỹ Lan tiếp tục giao cho bà Nhã giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty An Đông và đồng thời là Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Bị cáo Ngô Thanh Nhã khai, dù giữ vị trí Tổng giám đốc, Chủ tịch nhưng bị cáo chỉ thực hiện các các công việc liên quan đến hậu cần, lương, thưởng, từ thiện, quản lý nhà hàng, khách sạn của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Mọi hoạt động về nhân sự, tài chính của các công ty này đều do bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ đạo, điều hành.

Qua quá trình làm việc tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Nhã thấy Tập đoàn thành lập rất nhiều công ty. Ngoài các công ty mà bà Nhã được tham gia để thiết kế, quản lý nhà hàng, khách sạn thì các công ty còn lại thành lập để làm gì bà Nhã không rõ.

Việc thành lập, quản lý và sử dụng các công ty đều do Văn phòng HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện theo chủ trương của bà Trương Mỹ Lan. Quá trình Công ty An Đông phát hành trái phiếu theo chủ trương của bị cáo Trương Mỹ Lan, bị cáo Ngô Thanh Nhã xác nhận đã ký nhiều tài liệu.

Cụ thể, bị cáo Nhã, với tư cách Chủ tịch HĐQT Công ty An Đông ký Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc hợp tác đầu tư với Công ty Sài Gòn Peninsula đầu tư Dự án Khu Công viên Mũi Đèn Đỏ và Khu nhà ở đô thị tại phường Phú Thuận, quận 7, TP. Hồ Chí Minh do Peninsula làm chủ đầu tư.

Tổng chi phí đầu tư dự án khoảng 119.600 tỉ đồng, bao gồm 22.000 tỉ đồng nguồn vốn tự có của Công ty SPG, phần còn lại do Công ty An Đông huy động vốn bằng các hình thức vay của các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu hoặc hình thức hợp pháp khác.

Sau đó, với tư cách là Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Nhã ký Hợp đồng mua sơ cấp trái phiếu để thực hiện 5 giao dịch chuyển tiền trong chuỗi các giao dịch khống tạo lập trái phiếu Công ty An Đông năm 2018.

Tại phiên tòa, bị cáo Ngô Thanh Nhã đã thừa nhận hành vi ký các biên bản, hợp đồng, chứng từ để tạo lập, phát hành trái phiếu Công ty An Đông là vi phạm pháp luật. Nhưng việc này, bị cáo thực hiện theo chủ trương, tin tưởng tuyệt đối vào sự chỉ đạo của chị dâu Trương Mỹ Lan. Trả lời HĐXX, bị cáo Ngô Thanh Nhã cho biết: “Tại thời điểm đó chị Lan kêu đứng tên là đứng tên, kêu ký là ký, ký gì bị cáo không biết, không nhớ. Bị cáo thực sự sửng sốt khi biết hậu quả gây ra cho người dân và mong chị Lan khắc phục”.

Tính đến ngày khởi tố vụ án, Công ty An Đông còn dư nợ 24.969.138.800 đồng của 30.738 nhà đầu tư (bị hại) không có khả năng thanh toán.

张美兰的嫂子得知此事给人民带来的后果后感到震惊

9月20日下午,胡志明市人民法院继续讯问万盛发团股份公司(VTP)、西贡商业股份银行(SCB)及相关单位发生的“诈骗财产”、“洗钱”、“非法运输货币跨境”案件相关被告人。

值得注意的是,在审讯过程中,被告人张美兰的嫂子、被告人Ngo Thanh Nha(吴青雅)震惊地得知,发行债券给人民带来了后果。最初,Nha女士被张美兰安排加入Van Thinh Phat集团,帮助张美兰经营Ngan Dinh餐厅。 2006年,张美兰创立了Van Thinh Phat集团,并任命Nha女士担任公司总裁兼总经理。随后,张美兰继续指派Nha担任安东公司(An Dong公司)董事长兼万盛发集团总经理。

被告Ngo Thanh Nha声称,尽管担任总经理和董事长,但被告仅执行与集团的后勤、工资、奖金、慈善以及餐厅和酒店管理有关的任务。这些公司的所有人力资源和财务活动均由被告张美兰指导和管理。

通过在 Van Thinh Phat 集团的工作,Nha 女士看到该集团成立了许多公司。除了Nha女士参与设计和管理餐厅和酒店的公司外,其余公司成立的目的是什么,Nha女士并不知道。

公司的设立、管理和使用均由万盛发集团董事会办公室按照张美兰女士的政策进行。在安东公司按照被告张美兰的政策发行债券的过程中,被告Ngo Thanh Nha证实她签署了许多文件。

具体而言,被告人Nha作为安东公司董事长,签署了《股东大会纪要》和《股东大会关于与西贡半岛公司投资合作投资该项目的决定》。

项目总投资约119.6万亿越南盾,其中SPG公司自有资本22万亿越南盾,其余资金由安东公司以向信贷机构贷款、发行债券或其他合法形式筹集。

随后,Nha女士作为Van Thinh Phat集团的总经理,签署了一份初级债券购买合同,在2018年一系列虚假交易中进行了5笔汇款交易,以创建安东公司的债券。

庭审中,被告人Ngo Thanh Nha承认,其签署会议纪要、合同和文件以设立和发行安东公司债券的行为违法。但这件事,被告是按照政策去做的,绝对信任其嫂子张美兰的指示。被告Ngo Thanh Nha在回应陪审团时说:“当时,兰女士要求签她的名字,她签了她的名字,她要求签,她签了,被告不知道也不记得她签了什么。”被告得知这给人民带来的后果后感到非常震惊,并希望兰女士能够解决这个问题。

2024.9.19 Xét xử giai đoạn 2 đại án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Sáng 19/9, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên xét xử giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lan, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 33 đồng phạm gây ra.
Phiên xét xử lần này, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm bị xét xử về các tội: lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 30.081 tỷ đồng; rửa tiền (445.747 tỷ đồng); vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (4,5 tỷ USD – tương đương 106.730 tỷ đồng).
Phiên tòa lần này, do số lượng người bị hại đặc biệt lớn (35.824 bị hại) nên tòa xét xử vắng mặt nhưng trước khi phiên tòa diễn ra, nhiều bị hại vẫn đến tòa để đề nghị được tham gia phiên xử.
Cáo trạng xác định, bà Trương Mỹ Lan đề ra chủ trương phát hành 24 mã trái phiếu khống thông qua các công ty để huy động hơn 30.869 tỷ đồng của các khách hàng.
Sau huy động, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm sử dụng vào các mục đích khác, nhưng không thực hiện đầu tư và trả quyền lợi như cam kết với khách hàng.
Tính đến 7/10/2022), các công ty còn dư nợ 30.081 tỷ đồng của 35.824 bị hại và không có khả năng thanh toán.
Liên quan đến vụ án này, cáo trạng cũng xác định các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã chuyển hơn 1,5 tỷ USD ra nước ngoài trái quy định; nhận hơn 3 tỷ USD từ nước ngoài chuyển về. Tổng cộng, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới tổng số tiền hơn 4,5 tỷ USD.
Phiên tòa dự kiến kéo dài từ 19/9 đến 19/10/2024.

[CLIP] Cảnh sát dẫn giải bà Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm tới tòa
19/09/2024 | 09:50

TPO – Khoảng 5h40 sáng nay 19/9, đoàn xe cảnh sát chở các bị cáo, trong đó có bà Trương Mỹ Lan đến khuôn viên tòa án. Phiên tòa bắt đầu từ 8h ngày hôm nay và kéo dài đến ngày 19/10.

8h sáng nay, HĐXX của TAND TPHCM tiến hành xét xử giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát – Trương Mỹ Lan. Phiên tòa sơ thẩm này do thẩm phán Nguyễn Thị Hà làm chủ tọa, dự kiến diễn ra từ hôm nay đến ngày 19/10.

Đây là phiên tòa thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Từ sáng sớm hàng chục cơ quan báo chí đã có mặt tại khu vực trước tòa án để đưa tin.

Đoạn đường trước khu vực tòa án có nhiều lực lượng tham gia điều tiết giao thông, làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự. Bên trong khuôn viên tòa án, có nhiều cảnh sát làm nhiệm vụ.

Theo quan sát của phóng viên Tiền Phong, tòa án đã dùng 2 phòng xử án A và B và khoảng trống ở giữa 2 phòng này là nơi xét xử chính, bên cạnh dựng rạp ngoài sân tòa (kết nối qua màn hình truyền hình ảnh từ phòng xử án ra). HĐXX, đại diện Viện Kiểm sát sẽ ngồi làm việc tại phòng xử án B.

Báo chí được tòa án bố trí vào một phòng riêng biệt, không được mang máy tính hay điện thoại vào phòng. Ban tổ chức cho báo chí mượn máy tính và USB. Phóng viên ảnh được trực tiếp tác nghiệp 15 phút đầu giờ.

Khoảng 5h40, đoàn xe cảnh sát đưa các bị cáo trong vụ án đến khu vực tòa án. Xe chở bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) được cảnh sát điều khiển chạy vòng qua sân tòa án đậu phía bên hông tòa, từ đây bà Lan được cảnh sát dẫn giải vào phòng xử án.

Tại phiên tòa này, bà Trương Mỹ Lan và 33 bị cáo bị xét xử với 3 tội danh khác nhau, gồm: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Trong đó bà Trương Mỹ Lan bị xét xử về cả 3 tội danh nêu trên.

Chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng của gần 36.000 bị hại

Theo cáo buộc, bà Trương Mỹ Lan là người chi phối, điều hành, chỉ đạo, quyết định mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Bà Lan cũng là người đưa ra chủ trương và chỉ đạo phát hành trái phiếu doanh nghiệp; chủ trì họp bàn với các nhân sự chủ chốt của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB quyết định sử dụng 4 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là: An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu “khống” với tổng khối lượng 308.691.388 trái phiếu; chạy dòng tiền khống để hợp thức nhà đầu tư sơ cấp cho số trái phiếu phát hành, sau đó thông qua công ty chứng khoán bán trái phiếu cho hàng ngàn nhà đầu tư, thu tiền về sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, không đúng với mục đích phát hành trái phiếu.

Tính đến ngày 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt số tiền 30.000.000 đồng của 35.824 bị hại. Ngoài bà Trương Mỹ Lan, ở tội danh này còn có 28 đồng phạm khác.

Rửa tiền hơn 445.000 tỷ đồng

Theo cáo trạng, từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các bị cáo Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung phối hợp với Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB, hoặc cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản nhằm cắt đứt dòng tiền để che giấu, hợp thức nguồn gốc bất hợp pháp số tiền 445.000 tỷ đồng do Trương Mỹ Lan phạm tội mà có vào các mục đích khác nhau.

Đó là các khoản chi: Trả gốc, lãi trái phiếu; Chi trả nợ các khoản vay tại Ngân hàng SCB; Chi phí lãi vay, chi phí hoạt động của Ngân hàng SCB; Chi cho dự án Dự án Mũi Đèn Đỏ; Dự án A6, huyện Bình Chánh); Chi cho các cá nhân; Chuyển tiền ra nước ngoài… Ở tội danh này, ngoài bà Trương Mỹ Lan còn có 8 bị cáo đồng phạm khác.

Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 4,5 tỷ USD

Ở tội danh “Rửa tiền”, Viện Kiểm sát nêu rằng, trong thời gian từ năm 2012 đến 2022, mỗi khi cần sử dụng tiền chuyển đi nước ngoài để trả nợ và nhận tiền vay từ nước ngoài về, Trương Mỹ Lan giao cho thuộc cấp lập các hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, góp vốn, tư vấn giữa các nước ngoài (đều là các công ty ma thuộc quản lý, điều hành của các cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát).

Thông qua các hợp đồng “khống” này, tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng SCB.

Tổng số tiền mà bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép qua biên giới là 4,5 tỷ USD. Ở tội danh này, ngoài bà Trương Mỹ Lan còn có 8 bị cáo đồng phạm khác.

Ở giai đoạn 1 vụ án, tại bản án hình sự sơ thẩm số 157/2024/HSST ngày 11/4/2024 của TAND TPHCM, bà Trương Mỹ Lan bị tuyên tử hình chung cho các tội: “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Tham ô tài sản” và “Đưa hối lộ”.

Bà Trương Mỹ Lan đã có kháng cáo, TAND cấp cao tại TPHCM đang thụ lý theo trình tự phúc thẩm vụ án này.

Vợ chồng bà Trương Mỹ Lan tiếp tục bị xét xử ở giai đoạn 2 vụ án
19/09/2024 07:38 GMT+7

Bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm bị TAND TP.HCM để xét xử trong vụ án ở giai đoạn 2 về các tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” 30.869 tỉ đồng, “rửa tiền” hơn 445.000 tỉ đồng, và “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” 106.730 tỉ đồng.

Sáng nay (19.9), gần 7 giờ sáng, bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm đã bị áp giải ra TAND TP.HCM để xét xử trong vụ án ở giai đoạn 2 về các tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “rửa tiền” và “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Khoảng 8 giờ 35 cùng ngày, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm bắt đầu. Theo thông báo của thư ký tòa, ngoài 34 bị cáo và gần 100 luật sư, thì có 505 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người phiên dịch có mặt tại phiên tòa.

Được thẩm tra lý lịch đầu tiên, bị cáo Trương Mỹ Lan trả lời HĐXX, cáo trạng quy buộc bị cáo 3 tội danh; bị cáo bị bắt từ ngày 8.10.2022 và bị tuyên án tử hình trong giai đoạn 1 của vụ án. Chủ tọa phiên tòa tiếp tục thẩm tra lý lịch các bị cáo còn lại.

Đối với hành vi phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành 25 gói trái phiếu khống, không có tài sản đảm bảo, hiện đã mất khả năng thanh toán. Tổng giá trị các gói trái phiếu là hơn 30.869 tỉ đồng, đến nay, còn dư nợ hơn 30.081 tỉ đồng của 35.824 nhà đầu tư.

Về tội rửa tiền, bị cáo Lan và đồng phạm bị cáo buộc về hành vi rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng từ nguồn “tham ô tài sản” của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan còn bị cáo buộc là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo các bị can và người liên quan tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB vận chuyển trái phép qua biên giới hơn 4,5 tỉ USD (tương đương 106.730 tỉ đồng).

Các bị cáo còn lại bị cáo buộc giúp sức bị cáo Trương Mỹ Lan thực hiện các hành vi phạm tội trên. Trong đó, bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị can Trương Mỹ Lan) đã giúp sức vợ “rửa tiền”.

Cụ thể, từ ngày 1.1.2018 – 10.10.2022, bà Lan chỉ đạo nhân viên nộp hơn 225 tỉ đồng vào 3 thẻ tín dụng của chồng. Trong tổng số tiền này, ông Chu Lập Cơ đã dùng hơn 33 tỉ đồng để thanh toán các dịch vụ, mua sắm nữ trang, kim khí, đá quý… cho cá nhân và vợ trong quá trình sinh sống, lưu trú, đi lại tại Việt Nam, Hồng Kông, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ý…

Trước đó, tháng 4.2024, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 1, tuyên bị cáo Lan tử hình vì chiếm đoạt của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hơn 677.000 tỉ đồng. Dự kiến, cuối tháng 10.2024, TAND cấp cao tại TP.HCM sẽ xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của Trương Mỹ Lan và một số bị cáo, người liên quan.

11/34 bị cáo từng bị tuyên án trong giai đoạn 1 vụ án Trương Mỹ Lan
Trong 34 bị cáo giai đoạn 2 bị đưa ra xét xử, có 11 bị cáo đã bị xét xử và tuyên án ở giai đoạn 1.
Trong đó, bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình; bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan, cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư Quảng trường thời đại Việt Nam – Times Square) bị tuyên 9 năm tù; 9 bị cáo còn lại bị tuyên mức án: bị cáo Nguyễn Phương Anh (cựu Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula) 17 năm tù; Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc SCB) 18 năm tù; Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB), Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) cùng bị tuyên tù chung thân; Trần Thị Mỹ Dung (cựu Phó tổng giám đốc SCB) 6 năm tù; Trương Huệ Vân (cựu Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor) 17 năm tù; Hồ Bửu Phương (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán TVSI, nguyên Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) 20 năm tù; Bùi Đức Khoa (cựu Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Natural Land) 11 năm tù; Đặng Phương Hoài Tâm (cựu Phó văn phòng HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) 15 năm tù.

Cách thức Trương Mỹ Lan rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng
19/09/2024 17:18 (GMT+7)

Chiều 19.9, VKSND TPHCM công bố cáo trạng tại phiên xử Trương Mỹ Lan liên quan sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB (giai đoạn 2).

Theo cáo trạng, Trương Mỹ Lan bị truy tố về các tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Bị cáo Trương Mỹ Lan, Cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là người chi phối, điều hành, chỉ đạo, quyết định mọi hoạt động của tập đoàn và các pháp nhân thuộc tập đoàn.

Đồng thời, bị cáo Lan cũng là người đưa ra chủ trương và chỉ đạo phát hành trái phiếu doanh nghiệp; chủ trì họp bàn với các nhân sự chủ chốt của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, Công ty TVSI; quyết định sử dụng 4 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (là An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra) phát hành 25 mã trái phiếu “khống” với tổng khối lượng hơn 308 triệu trái phiếu; chạy dòng tiền khống để hợp thức nhà đầu tư sơ cấp cho số trái phiếu phát hành.

Sau đó, thông qua công ty chứng khoán bán trái phiếu cho hàng ngàn nhà đầu tư thu tiền về sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, không đúng với mục đích phát hành trái phiếu. Tính đến ngày 7.10.2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt số tiền hơn 30.000 tỉ đồng của gần 36.000 bị hại.

Ngoài số tiền trên, bị cáo Lan cùng đồng phạm còn chiếm đoạt thêm 415.666 tỉ đồng của Ngân hàng SCB. Để hợp thức hóa nguồn tiền trên, Trương Mỹ Lan chỉ đạo cấp dưới lên phương án thực hiện việc rút, chuyển tiền ra khỏi hệ thống SCB. Trương Mỹ Lan chỉ đạo cấp dưới lập danh sách các pháp nhân, cá nhân nhận tiền, rút tiền, chủ yếu là từ các công ty “ma”. Sau khi nhân viên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB phối hợp, hoàn tất thủ tục rút tiền mặt, các cá nhân được thuê đứng tên công ty “ma” sẽ đến ngân hàng ký chứng từ rút tiền.

Đồng phạm với bị cáo Lan ở hành vi Rửa tiền là Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan), cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần đầu tư Quảng trường thời đại (Việt Nam) – Times Square; Bùi Văn Dũng, lái xe riêng của Lan; Trần Thị Hoàng Uyên, thư ký của Lan; Trần Xuân Phượng, thư ký của Ngô Thanh Nhã, cựu Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát (em dâu Lan).

Cựu phó tổng giám đốc SCB Trần Thị Mỹ Dung bị đề nghị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền.

Tiền sau khi xuất khỏi quỹ SCB được giao cho Bùi Văn Dũng (lái xe của Lan) vận chuyển về tòa nhà Sherwood tại số 127 Pasteur (Quận 3, TPHCM) giao cho Trần Thị Hoàng Uyên (trợ lý của Lan). Uyên tiếp tục giao lại cho các cá nhân theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.

Bên cạnh đó, tài xế của Trương Mỹ Lan cũng vận chuyển lượng lớn tiền mặt về trụ sở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở số 193-203 Trần Hưng Đạo (Quận 1, TPHCM) hoặc trực tiếp chuyển tiền cho các cá nhân theo chỉ đạo của Lan. Từ tháng 2.2019 đến tháng 9.2022, Dũng theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan đã nhận và vận chuyển hơn 108.000 tỉ đồng và hơn 14,7 triệu USD.

Sau khi chiếm đoạt tiền từ SCB, tùy theo mục đích sử dụng mà Trương Mỹ Lan chỉ đạo các bị cáo khác sử dụng các pháp nhân được thuê và các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đến ngân hàng ký khống giấy nộp/rút tiền, thực hiện ủy nhiệm chi để chạy dòng tiền theo phương án đề ra. Các dòng tiền này phần lớn để Trương Mỹ Lan chi trả các khoản vay khác tại SCB, chi thực hiện dự án, chi cho nhiều cá nhân, thanh toán các khoản nợ; trả gốc và lãi trái phiếu…

万盛发集团重大案件二期审理

(人民报) 9月19日上午,胡志明市人民法院对万盛发集团前董事长张美兰女士及33名万盛发集团案件进行第二阶段审理 。

数百名受害者聚集在张美兰第二阶段审判前
大批受害者聚集在胡志明市人民法院前,第二阶段案件被告人张美兰(68岁,万盛发集团前董事局主席)及33名同谋因“挪用财产诈骗罪”、“洗钱罪”和“非法运输货币跨境罪”受审。警方不得不动员多个工作组来保障审判安全。

9月19日早上5点40分左右,载有张美兰女士等被告人的警车车队抵达法院园区。审判于今天上午8点开始,持续到10月19日。

今天上午(9月19日)上午近7时,被告人张美兰(68岁,万盛发集团前董事长)及33名同案犯被押解至胡志明市人民法院,接受该案最后阶段关于“诈骗财产”、“洗钱”和“非法运输货币出境”罪的审判。

当日上午8时35分左右,被告人张美兰及其同伙的审判开始。据法院书记员通报,除34名被告人和近100名律师外,旁听庭审的还有相关权利义务人和翻译人员505人。

9月19日下午,胡志明市人民检察院在审判张美兰时公布了有关万盛发集团和西贡商业银行(第二阶段)违法行为的起诉书。

起诉书称,张美兰因“诈骗财产”、“洗钱”和“非法跨境运输货币”等罪名被起诉。

2024.9.6 Ngày 19-9 tới, sẽ xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2)
Xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm: Việc xét xử vắng mặt không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bị hại, đương sự.
Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa có thông báo về việc xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị liên quan.
Theo đó, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh hiện đang thụ lý, giải quyết hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm số 531/2024/HSST, ngày 12-7-2024 đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2), bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về các tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Rửa tiền”; “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” theo quy định tại Điều 174; Điều 324 và Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017.
Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh quyết định đưa vụ án ra xét xử vào lúc 8 giờ ngày 19-9-2024 (dự kiến kết thúc vào ngày 19-10-2024) tại trụ sở Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh (số 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Vụ án Trương Mỹ Lan: Xét xử vắng mặt không ảnh hưởng quyền, lợi ích của bị hại
Theo Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, việc xét xử vắng mặt các bị hại, đương sự trong vụ án Trương Mỹ Lan không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bị hại, đương sự.
08/09/2024

Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa có thông báo về việc xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và các công ty, đơn vị liên quan.

Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang thụ lý, giải quyết hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm số 531/2024/HSST, ngày 12/7/2024 đối với vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2), bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về các tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;” “Rửa tiền;” “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” theo quy định tại Điều 174; Điều 324 và Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định đưa vụ án ra xét xử vào lúc 8 giờ ngày 19/9/2024 (dự kiến kết thúc vào ngày 19/10/2024) tại trụ sở Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (số 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1,Thành phố Hồ Chí Minh).

Quyết định đưa vụ án ra xét xử và các phụ lục danh sách các bị hại, danh sách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án kèm theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử được Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đăng công khai trên Trang thông tin điện tử Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh https://hochiminhcity.toaan.gov.vn.

Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các bị hại (danh sách bị hại tại phụ lục 1A, phụ lục 1B, phụ lục 1C, phụ lục 1D, phụ lục 1E, phụ lục 1F kèm theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử); người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (danh sách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tại phụ lục 2, 3, 4 kèm theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử) theo dõi thông tin về ngày, giờ xét xử vụ án và cập nhật diễn biến vụ án trên Trang thông tin điện tử Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng thời, Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt bị hại, đương sự theo quy định tại Điều 62; Điều 65 và Điều 292 Bộ luật Tố tụng hình sự và đảm bảo quyền, lợi ích của các bị hại, đương sự theo đúng quy định của pháp luật.

Việc xét xử vắng mặt các bị hại, đương sự không gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bị hại, đương sự.

Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng lưu ý, đối với các cá nhân sở hữu trái phiếu nhưng không thuộc 6 mã trái phiếu sau: QT2018.12.01; ADC 2018.09; ADC 2018.09.01; ADC 2019.01; SET.H2025; SNW-2018.10 do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông; Công ty Cổ phần đầu tư Sunny World; Công ty Cổ phần đầu tư Quang Thuận và Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Setra) phát hành thì không nằm trong phạm vi xét xử đối với vụ án này.

Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xác định có 35.824 bị hại; 534 tổ chức, cá nhân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án./.

张美兰案:缺席审判不影响受害人权益
胡志明市人民法院表示,对张美兰案受害人和诉讼当事人进行缺席审理,不影响受害人和诉讼当事人的合法权益。

胡志明市人民法院刚刚宣布对发生在万盛发集团股份公司、西贡商业股份银行(SCB)及相关公司和单位的张美兰及其同伙案件进行审理。

胡志明市人民法院目前正在受理并解决2024年7月12日第531/2024/HSST号关于张美兰及其同伙案(第二阶段)的一审刑事案件卷宗,由最高人民检察院对犯罪事实:“诈骗罪;” “洗钱;”第一百七十四条规定的“非法运输货币出境”; 2015年《刑法》第324条、第189条,2017年修订补充。

胡志明市人民法院决定于2024年9月19日上午8时(预计2024年10月19日结束)在胡志明市人民法院总部审理此案。 (胡志明市第一区滨城坊南奇起义131号)。

胡志明市人民法院发布了提审决定以及提审决定所附的受害人名单、与案件有关的权利和义务人员名单。胡志明市在胡志明市人民法院网站 https://hochiminhcity.toaan.gov.vn 上公开发布。

胡志明市人民法院要求受害人(受害人名单见《提审决定书》附件1A、附件1B、附件1C、附件1D、附件1E、附件1F);相关权利义务人(相关权利义务人名单见《立案决定书》附件二、三、四)志明市人民法院网站。

同时,法院将按照第六十二条的规定对被害人和当事人进行缺席审判;刑事诉讼法第65条、第292条,依照法律规定保障被害人和当事人的权益。

被害人、当事人缺席审理,不影响案件的解决,不影响被害人、诉讼人的合法权益。

胡志明市人民法院还指出,对于拥有债券但不属于以下6个债券代码的个人:QT2018.12.01; ADC 2018.09; ADC 2018.09.01; ADC 2019.01;设置.H2025;安东投资集团股份有限公司SNW-2018.10;阳光世界投资股份公司; Quang Thuan投资股份公司和胡志明市服务贸易股份公司(Setra)发行的文件不属于本案审理范围。

胡志明市人民法院确认了35,824名受害者; 534个组织和个人在本案中享有相关权利和义务。

Xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2 từ ngày 19/9 tới
Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” “Rửa tiền…” từ ngày 19/9-19/10 tới.
06/09/2024

Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết từ ngày 19/9 đến ngày 19/10 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” “Rửa tiền,” “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.”

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử, phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm (giai đoạn 2) do Thẩm phán Nguyễn Thị Hà, Phó Chánh tòa Hình sự, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ tọa; 5 Kiểm sát viên Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giữ quyền công tố tại tòa.

Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xác định có 35.824 bị hại; 534 tổ chức, cá nhân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, từ năm 2018 đến 2019, Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành 25 gói trái phiếu của 4 Công ty An Đông, Quang Thuận, Setra, Sunny World (đều thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), chiếm đoạt 30.081 tỷ đồng của 35.824 bị hại.

Số tiền trên không được sử dụng đúng mục đích phát hành trái phiếu, mà bị bị cáo Lan và đồng phạm sử dụng vào các mục đích khác. Ngoài ra, từ năm 2012 đến 2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm thông qua 21 Công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, với tổng số tiền hơn 4,5 tỷ USD (khoảng 106.730 tỷ đồng).

Trương Mỹ Lan và đồng phạm cũng bị cáo buộc rửa tiền từ nguồn tiền tham ô tài sản của Ngân hàng SCB và lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ phát hành trái phiếu, với số tiền 445.747 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 11/4, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ,” 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và tử hình về tội “Tham ô tài sản.” Tổng hợp hình phạt, bị cáo Trương Mỹ Lan phải chấp hành án tử hình./.

张美兰及其同伙案第二阶段一审将于9月19日开庭
胡志明市人民法院将于9月19日至10月19日开庭审理张美兰及其33名同案犯“诈骗财产”、“非法跨境运输货币”、“洗钱……”等犯罪案件。

胡志明市人民法院发布了提审决定以及提审决定所附的受害人名单、与案件有关的权利和义务人员名单。
胡志明市人民法院确认了35,824名受害者; 534个组织和个人在本案中享有相关权利和义务。

法院将在受害人和诉讼当事人缺席的情况下进行审理,但仍会依照法律规定保障受害人和诉讼当事人的权益。被害人、当事人缺席审理,不影响案件的解决,不影响被害人、诉讼人的合法权益。

Những con số đáng chú ý trong vụ án Trương Mỹ Lan giai đoạn 2
08/09/2024

Bà Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 30.000 tỉ đồng từ phát hành trái phiếu; bà còn chỉ đạo rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng và chuyển trái phép hơn 4,5 tỉ USD qua biên giới…

Như Pháp Luật TP.HCM đã đưa tin, TAND TP.HCM đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 người khác về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; rửa tiền; vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Phiên toà sẽ bắt đầu từ ngày 19-9 và dự kiến kết thúc vào ngày 19-10.

Tương tự như ở giai đoạn 1 của vụ án, những con số theo cáo buộc của VKS về hành vi phạm tội của bà Lan cùng các đồng phạm khiến nhiều ngỡ ngàng.

Chiếm đoạt hơn 30.000 tỉ đồng của 35.824 bị hại

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, khoảng tháng 8-2018, Ngân hàng SCB đang ở trong tình trạng bị các cơ quan quản lý thanh tra, kiểm tra. Việc xin cấp tín dụng từ Ngân hàng SCB của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) gặp khó khăn, kèm theo tình hình nợ xấu kéo dài.

Từ đó, bà Trương Mỹ Lan đã họp với các nhân sự chủ chốt của tập đoàn VTP và ngân hàng SCB để chọn và sử dụng bốn công ty thuộc Tập đoàn VTP để phát hành 25 mã trái phiếu “khống”; không có tài sản đảm bảo; với mục đích để tăng quy mô vốn, phát triển hoạt động kinh doanh, dự án đầu tư và cơ cấu lại các khoản nợ.

25 mã trái phiếu được phát hành bởi bốn công ty (An Đông, Quang Thuận, Sunny World và Setra) với tổng khối lượng 308.691.388 trái phiếu, có giá trị là 30.869 tỉ đồng.

Các gói trái phiếu của Công ty An Đông, Quang Thuận và Setra đã thông qua Công ty chứng khoán TVSI – đại diện tổ chức phát hành, trực tiếp ký kết hợp đồng bán trái phiếu; gói trái phiếu Sunny World được chuyển nhượng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) để đầu tư, bán ra thị trường.

Các bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (đại diện Ngân hàng SCB), Nguyễn Tiến Thành (đại diện Công ty chứng khoán TVSI) phối hợp xây dựng chương trình đào tạo, sau đó Ngân hàng SCB đã tổ chức đào tạo cho 2.479 nhân viên/239 Chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống tư vấn, giới thiệu các nhà đầu tư thứ cấp (người dân) ký kết hợp đồng mua trái phiếu với Công ty Chứng khoán TVSI và Ngân hàng SHB.

Theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, sau khi thu được tiền từ việc bán trái phiếu, các đối tượng đã thực hiện các giao dịch chuyển tiền cho các cá nhân được thuê để rút tiền tại Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn, Bến Thành. Hành vi này nhằm che giấu, cắt đứt dòng tiền và sử dụng toàn bộ số tiền bán trái phiếu vào các mục đích như trả nợ vay ngân hàng; trả gốc, lãi trái phiếu; chi dự án; chuyển tiền ra nước ngoài và mục đích cá nhân khác của Trương Mỹ Lan, dẫn đến mất khả năng chi trả cho người mua trái phiếu.

Vận chuyển trái phép 4,5 tỉ USD qua biên giới

Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng cũng xác định được trong khoảng thời gian từ năm 2012-2020, 23 công ty thuộc tập đoàn VTP đã thực hiện chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam trái quy định với tổng số tiền là 4,5 tỉ USD, tương đương hơn 106.000 tỉ đồng. Trong đó, tiền chuyển ra nước ngoài là 1,5 tỉ USD, tiền nhận từ nước ngoài là 3 tỉ USD.

Để hợp thức hoá việc chuyển tiền ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập các hợp đồng “khống” về mua bán, chuyển nhượng cổ phần, vốn góp, vay tiền, tư vấn giữa các công ty ở Việt Nam với các công ty/tổ chức ở nước ngoài và sử dụng các công ty để lên phương án chạy dòng tiền, chuyển tiền qua lại với các đối tác nước ngoài thông qua các hợp đồng “khống”.

Việc chuyển tiền, nhận tiền từ nước ngoài được thực hiện tại 3 chi nhánh của Ngân hàng SCB gồm Sài Gòn, Cống Quỳnh và Bến Thành.

Hơn 445.000 tỉ đồng được “rửa tiền” ra sao?

Ngoài hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, bà Trương Mỹ Lan còn bị đưa ra xét xử về tội rửa tiền với số tiền bị cáo buộc là hơn 445.000 tỉ đồng.

Cụ thể, từ tháng 1-2018 đến tháng 10-2022, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung phối hợp với Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Phương Anh chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB hoặc cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản nhằm cắt đứt dòng tiền để che giấu, hợp thức nguồn gốc bất hợp pháp số tiền 445.000.000 tỉ đồng do Trương Mỹ Lan phạm tội mà có.

Tiền rút ra khỏi ngân hàng được sử dụng vào các mục đích khác nhau, như: Trả gốc, lãi trái phiếu; chi trả nợ các khoản vay tại Ngân hàng SCB; chi phí lãi vay, chi phí hoạt động của Ngân hàng SCB; chi trả cho những người được thuê đứng tên làm giám đốc, cho những người ký chứng từ chạy dòng tiền; thanh toán các khoản chi cá nhân của Trương Mỹ Lan và Chu Lập Cơ…

Ông Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan) cũng bị cáo buộc giúp sức cho vợ rửa tiền, ông này đã mở và sử dụng ba thẻ thanh toán (Visa, Master) tại Ngân hàng SCB.

Trong quá trình sinh sống, lưu trú, đi lại tại Việt Nam và khi đi ra nước ngoài (Hồng Kông, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ý…), từ ngày 1-1-2018 đến ngày 7-10-2022, ông Chu lập Cơ đã chi tiêu 225 tỉ đồng bằng các thẻ tín dụng nêu trên.

Trong tổng số tiền này, Chu Lập Cơ đã sử dụng hơn 33 tỉ đồng để thanh toán cá nhân khi đi nước ngoài. Quá trình điều tra, Chu Lập Cơ khai biết vợ chỉ đạo nhân viên nộp tiền vào tài khoản của mình để sử dụng và phải chịu trách nhiệm với số tiền hơn 33 tỉ đồng.

Xét xử vắng mặt 35.824 bị hại

Theo thông báo của TAND TP.HCM, quyết định đưa vụ án ra xét xử và các phụ lục danh sách bị hại, danh sách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án đã được TAND TP.HCM đăng công khai trên Trang thông tin điện tử TAND TP.HCM tại địa chỉ: https://hochiminhcity.toaan.gov.vn.

Do đó, toà án đề nghị bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo dõi thông tin về ngày, giờ xét xử vụ án và cập nhật diễn biến vụ án trên Trang thông tin điện tử TAND TP.HCM.

Đồng thời, tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt bị hại, đương sự nhưng vẫn sẽ đảm bảo quyền, lợi ích của các bị hại, đương sự theo đúng quy định của pháp luật. Việc xét xử vắng mặt các bị hại, đương sự không gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bị hại, đương sự.

Đối với các cá nhân sở hữu trái phiếu nhưng không thuộc sáu mã trái phiếu QT2018.12.01; ADC 2018.09; ADC 2018.09.01; ADC 2019.01; SET.H2025; SNW-2018.10 do các công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành thì không nằm trong phạm vi xét xử đối với vụ án này.

张美兰案第二阶段的重要数字

审判将于9月19日开始,预计10月19日结束。

与本案第一阶段类似,检察院指控兰女士及其同伙犯罪的数字让很多人感到惊讶。

从35,824名受害者身上挪用了超过30万亿越南盾

非法跨境转运45亿美元

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Bà Trương Mỹ Lan cùng 33 bị cáo khác hầu toà trong 1 tháng
06/09/2024 16:40

Trong giai đoạn 2 của vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 bị cáo khác sẽ bị đưa ra xét xử từ ngày 19-9.

Ngày 6-9, thông tin từ TAND TP.HCM cho biết, vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới do bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 bị cáo khác thực hiện sẽ được đưa ra xét xử từ ngày 19-9 và dự kiến kết thúc vào ngày 19-10.

Chủ toạ phiên toà là thẩm phán Nguyễn Thị Hà (Phó chánh toà Hình sự), năm kiểm sát viên thuộc VKSND TP.HCM giữ quyền công tố tại toà.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, HĐXX xác định vụ án có 35.824 bị hại; 534 tổ chức, cá nhân là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Trong giai đoạn 2 của vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị cáo Trương Mỹ Lan bị truy tố ba tội là lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được bà Trương Mỹ Lan thành lập, nắm giữ 60% cổ phần và làm Chủ tịch Hội đồng quản trị từ năm 1992 đến nay. Ngoài ra, Trương Mỹ Lan thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI); qua đó thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối mọi hoạt động của các pháp nhân này.

Ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kết quả cho thấy, tháng 8-2018, SCB đang ở trong tình trạng bị các cơ quan quản lý thanh tra, kiểm tra, việc các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát xin cấp tín dụng từ SCB gặp khó khăn. Kèm theo đó là tình hình nợ xấu kéo dài ở SCB.

Bà Trương Mỹ Lan đã họp với nhóm cán bộ chủ chốt để tìm cách tháo gỡ. Từ năm 2018 đến năm 2020, bà Trương Mỹ Lan đã đề ra chủ trương và chỉ đạo các bị can: Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT SCB; Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB; Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc thuộc Ngân hàng SCB; Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch, Tổng Giám đốc TVSI và Hồ Bửu Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, sử dụng 4 công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu “khống”, với tổng số 308 triệu trái phiếu.

Qua đó, nhóm này huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư thứ cấp), thu về tổng số tiền 30.081 tỉ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.

Ở tội rửa tiền, từ ngày 1-1-2018 đến ngày 7-10-2022, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt tổng số tiền là 445.748 tỉ đồng bằng việc tham ô tài sản của SCB và phát hành trái phiếu như trên.

Trong quá trình chiếm đoạt số tiền trên, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo đồng phạm thực hiện các hành vi rút tiền, chuyển tiền ra khỏi hệ thống SCB nhằm che giấu nguồn gốc, hợp thức sử dụng số tiền do phạm tội. Số tiền này chủ yếu để chi trả các khoản vay của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại SCB; trả nợ giữa các công ty, cá nhân trong tập đoàn vay mượn nhau; chuyển tiền ra nước ngoài thanh toán các hợp đồng “khống”.

Từ ngày 27-10-2012 đến ngày 7-10-2022, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập các hợp đồng “khống” mua bán cổ phần, vốn góp; giữa các công ty tại Việt Nam và công ty ở nước ngoài.

Thông qua các hợp đồng này thực hiện chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài tổng số tiền là 4,5 tỉ USD tương đương hơn 106.730 tỉ đồng. Trong đó, chuyển đi 1,5 tỉ USD tương đương hơn 35.361 tỉ đồng, nhận về hơn 3 tỉ USD tương đương 71.368 tỉ đồng.

Cáo buộc cho rằng bị can Trương Mỹ Lan là người chi phối, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các pháp nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Bà Trương Mỹ Lan là người đưa ra chủ trương sử dụng các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để phát hành trái phiếu. Chính bà Lan là người họp bàn với các đồng phạm là nhân sự chủ chốt của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB, TVSI chọn và sử dụng 4 công ty phát hành 25 mã trái phiếu “khống”.

Danh sách bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

9月6日,胡志明市人民法院消息称,被告人张美兰等33名被告人挪用财产诈骗、洗钱、非法跨境运输货币案将于9月19日开庭审理,预计10月19日结束。

主持审判的是刑事法院副院长阮氏河法官,胡志明市人民检察院的五名检察官拥有当庭起诉权。

根据将此案送审的决定,陪审团确定该案有35,824名受害者; 534个组织和个人在本案中享有相关权利和义务。

Chuẩn bị xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2
06/09/2024

Từ ngày 19.9 đến ngày 19.10, TAND TP.HCM sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Chiều 6.9, TAND TP.HCM thông tin, từ ngày 19.9 – 19.10, TAND TP.HCM sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và đồng phạm giai đoạn 2.

Vụ án do thẩm phán Nguyễn Thị Hà (Phó chánh tòa hình sự TAND TP.HCM) làm chủ tọa, và 6 kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

Theo quyết định xét xử, phiên tòa sẽ có 35.824 người bị hại là các nhà đầu tư mua trái phiếu của Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông (mã ADC 2018.09; ADC 2018.12.1, và ADC 2019.01); Công ty CP đầu tư Sunny Word (mã SNW-2018.10); Công ty CP đầu tư Quang Thuận (mã QT.2018.12.1); Công ty CP dịch vụ và thương mại TP.HCM (mã SET.H2025); cùng 534 cá nhân, tổ chức liên quan vụ án.

Theo cáo buộc của giai đoạn 2 của vụ án, bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 bị cáo bị truy tố với 3 tội danh khác nhau, gồm: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Trong đó, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị truy tố về cả 3 tội danh nêu trên.

Cụ thể, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành 25 gói trái phiếu khống, không có tài sản đảm bảo, hiện mất khả năng thanh toán. Tổng trị giá các gói trái phiếu là hơn 30.869 tỉ đồng, đến nay, còn dư nợ hơn 30.081 tỉ đồng của hơn 35.000 nhà đầu tư; bị cáo Lan rửa tiền với tổng số hơn 445.000 tỉ đồng; vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới tổng số tiền 4,5 tỉ USD (tương đương hơn 106.000 tỉ đồng).

Tháng 4.2024, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 1, tuyên bị cáo Lan tử hình vì chiếm đoạt của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) hơn 677.000 tỉ đồng. Dự kiến, tháng 10.2024, TAND cấp cao tại TP.HCM sẽ xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của Trương Mỹ Lan và một số bị cáo, người liên quan.

张美兰及其同伙案第二阶段的审判准备工作

9月19日至10月19日,胡志明市人民法院将对张美兰及其同伙诈骗财产、洗钱、非法转运货币出境案进行一审审理。
9月6日下午,胡志明市人民法院通报,9月19日至10月19日,胡志明市人民法院将开庭审理张美兰(董事长),Van Thinh Phat 集团的成员同谋第二阶段。

该案由胡志明市人民法院刑事法庭副庭长阮氏河法官主持,6名检察官参与审理。

Thứ sáu, 6/9/2024, 15:45 (GMT+7)
Xét xử vắng mặt hơn 35.800 bị hại mua trái phiếu của Vạn Thịnh Phát

TP HCM-Do số lượng bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đặc biệt lớn, tòa quyết định xét xử vắng mặt 35.824 bị hại nhưng vẫn “đảm bảo quyền lợi của đương sự”.

Từ 19/9 đến 19/10, TAND TP HCM sẽ xét xử giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bà Trương Mỹ Lan cùng 33 người bị truy tố về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền; Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Phiên tòa do thẩm phán Nguyễn Thị Hà, Phó chánh tòa Hình sự (TAND TP HCM) làm chủ tọa. Ngoài HĐXX 5 người còn có 4 thẩm phán và hội thẩm dự khuyết. Đại diện VKS có 5 kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa và một người dự khuyết.

Tham gia phiên tòa có gần 100 luật sư bào chữa, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, người liên quan và bị hại. Trong đó, riêng bà Lan có 4 luật sư. Tổng cộng 534 tổ chức, cá nhân được triệu tập với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

TAND TP HCM cho biết, danh sách các bị hại, người có quyền nghĩa vụ liên quan được đăng công khai trên trang thông tin điện tử của tòa án. Do số lượng bị hại và người liên quan đặc biệt lớn nên tòa sẽ xét xử vắng mặt bị hại, đương sự nhưng đảm bảo quyền và lợi ích của họ. Tòa đề nghị các bị hại và đương sự cập nhật diễn biến vụ án trên cổng thông tin điện tử.

Các cá nhân đang sở hữu trái phiếu nhưng không thuộc 6 mã trái phiếu gồm: QT-2018.12.1; ADC-2018.09; ADC-2018.09.1; ADC-2019.01; SET.H2025.01; SET.H2025; SNW-2018.10 (do Tập đoàn đầu tư An Đông; Sunny World; Quang Thuận; Dịch vụ và thương mại TP HCM – Setra phát hành) sẽ không nằm trong phạm vi xét xử vụ án ở giai đoạn hai này.

Cáo trạng xác định, bà Trương Mỹ Lan đề ra chủ trương phát hành 24 mã trái phiếu khống thông qua 4 công ty để huy động hơn 30.869 tỷ đồng của 35.824 khách hàng. Số tiền này không được sử dụng đúng mục đích phát hành trái phiếu là đầu tư vào các dự án kinh tế để sinh lời, đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi cho trái chủ, mà bị bà Lan và đồng phạm sử dụng vào các mục đích khác. Tính đến thời điểm khởi tố vụ án (7/10/2022), 4 công ty trên còn dư nợ 30.081 tỷ đồng của 35.824 bị hại và không có khả năng thanh toán.

Bà Lan bị cáo buộc đã chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng (thành viên HĐQT, nguyên phó tổng giám đốc SCB, đã chết) trực tiếp điều hành, quản lý và theo dõi việc sử dụng số tiền trên cho nhiều mục đích của tập đoàn. Trong đó, phần lớn đã chuyển cho các tổ chức tín dụng để tất toán những khoản vay của cá nhân, tổ chức thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, trả nợ vay mượn các cá nhân, trả lãi trái phiếu đến hạn, chăm sóc khách hàng, chi tất toán các thẻ tín dụng của người nhà và rút tiền mặt sử dụng.

Trong phạm vi vụ án này, cơ quan công tố xác định, từ 27/10/2012 đến 7/10/2022, có 21 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã chuyển hơn 1,5 tỷ USD ra nước ngoài trái quy định; nhận hơn 3 tỷ USD từ nước ngoài chuyển. Tổng cộng, bà Lan và đồng phạm đã Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới tổng số tiền hơn 4,5 tỷ USD – tương đương 106.730 tỷ đồng.

Đồng thời, bà Lan và đồng phạm cũng bị cáo buộc Rửa tiền từ nguồn tiền tham ô tài sản của ngân hàng SCB và lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ phát hành trái phiếu, tổng 445.747 tỷ đồng.

Từ 1/1/2018 đến 7/10/2022, để che giấu nguồn gốc tiền do phạm tội mà có và hợp thức việc sử dụng 415.666 tỷ đồng (trong số tiền tham ô của SCB), tránh việc các cơ quan chức năng phát hiện, truy vết dòng tiền, bà Lan và đồng phạm chuyển số tiền chiếm đoạt được ra khỏi hệ thống SCB hoặc chuyển khoản cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản.

Ở giai đoạn một vụ án, bà Lan bị xác định trong 10 năm thâu tóm SCB đã chỉ đạo đồng phạm giải ngân cho nhóm công ty trong Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500 khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn gần 1.300 khoản vay dư nợ 677.000 tỷ đồng gốc và lãi.

Hôm 11/4, TAND TP HCM tuyên phạt bà Lan 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt, bị cáo phải chấp hành án tử hình.

对购买 Van Thinh Phat 债券的 35,800 多名受害者进行缺席审判

胡志明市由于受害人和有相关权利和义务的人人数特别多,法院决定对35,824名受害人进行缺席审判,但仍“确保当事人的权利”。

9月19日至10月19日,胡志明市人民法院将审理发生在Van Thinh Phat集团的案件的第二阶段。张美兰女士及33人因诈骗挪用财产,洗钱,非法跨境运输货币罪被起诉。

审判由刑事法院(胡志明市人民法院)副院长阮氏河法官主持。除5人陪审团外,还有4名评委和候补陪审员。检察院由有权出庭起诉的检察官5名和候补检察官1名组成。

近百名辩护律师参加庭审,维护了被告人、相关人员及受害人的合法权益。其中,仅兰女士就有4名律师。共有534个组织和个人作为相关权利和义务人参加了会议。

胡志明市人民法院表示,受害人和相关权利义务人名单已在法院网站上公开。由于受害人及相关人员数量特别多,法院将缺席审理该案,并保证受害人及当事人的权益。法院要求受害人和诉讼当事人在电子信息门户上更新案件进展。

Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 vào ngày 19-9
06/09/2024

TAND TP.HCM vừa có quyết định đưa vụ án Trương Mỹ Lan (nguyên chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm giai đoạn 2 ra xét xử vào ngày 19-9.

Các bị cáo Trương Mỹ Lan, Trương Khánh Hoàng, Nguyễn Phương Anh, Trịnh Quang Công bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Các bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Hữu Hiệu, Nguyễn Vũ Anh Thi và Bùi Anh Dũng bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Bị cáo Trần Thị Mỹ Dung bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền.

Các bị cáo Trương Huệ Vân, Hồ Bửu Phương, Bùi Đức Khoa, Thái Thị Thanh Thảo, Ngô Thanh Nhã, Trương Thị Kim Lài, Kwok Hakman Oliver, Trần Thị Thúy Ái, Phạm Thị Thúy Hằng, Đặng Phương Hoài Tâm, Phan Chí Luân, Trần Văn Tuấn, Trần Thị Lan Chi, Trần Đình Hưng, Huỳnh Phong Phú, Vũ Quốc Tuấn, Đinh Thị Ngọc Thanh, Lý Quốc Trung, Phạm Hoa Đăng bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các bị cáo Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee Eric), Bùi Văn Dũng, Trần Thị Hoàng Uyên và Trần Xuân Phượng bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội rửa tiền.

Bị cáo Tô Thị Anh Đào bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Thời gian mở phiên tòa 8h ngày 19-9-2024.

Địa điểm mở phiên tòa là trụ sở Tòa án nhân dân TP.HCM (131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM). Vụ án được xét xử công khai.

Hội đồng xét xử gồm chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Thị Hà (phó chánh tòa hình sự – TAND TP.HCM), thẩm phán Vũ Hoài Nam và 3 hội thẩm nhân dân.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM tham gia phiên tòa gồm ông Vũ Tất Ba, ông Đào Lê Văn, ông Nguyễn Hồng Hiệp, bà Bùi Thanh Hằng, bà Lê Trương Hà Linh.

Trong vụ án có 35.824 người được xác định là bị hại, có 534 cá nhân, tổ chức được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Hàng trăm luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Trong đó người bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan gồm các luật sư Phan Trung Hoài, Phan Minh Hoàng (Đoàn luật sư TP.HCM), Nguyễn Huy Thiệp, Giang Hồng Thanh (Đoàn luật sư Hà Nội).

Dự kiến phiên tòa kết thúc vào ngày 19-10-2024.

Theo cáo trạng, Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được Trương Mỹ Lan thành lập. Bà Lan nắm giữ 60% cổ phần và làm chủ tịch hội đồng quản trị từ năm 1992 đến nay.

Ngoài ra bà Lan thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần tại Ngân hàng SCB, Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt (TVSI). Qua đó, bà Lan thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối mọi hoạt động của các pháp nhân này.

Cáo trạng xác định từ năm 2018 đến năm 2020, bà Lan đã đề ra chủ trương và chỉ đạo các bị can Đinh Văn Thành – chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng SCB, Võ Tấn Hoàng Văn – tổng giám đốc Ngân hàng SCB, Nguyễn Phương Hồng – phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB… sử dụng bốn công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu “khống”, tổng khối lượng hơn 308 triệu trái phiếu, huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư thứ cấp).

Qua đó thu về tổng số tiền hàng chục ngàn tỉ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành, dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.

Bị can và đồng phạm chiếm đoạt số tiền hàng chục ngàn tỉ đồng của 35.824 bị hại.

Đối với hành vi rửa tiền, bà Lan và 8 đồng phạm bị cáo buộc chiếm đoạt hàng trăm nghìn tỉ đồng thông qua tham ô tài sản và phát hành trái phiếu.

Về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, cáo trạng nêu bà Lan cùng đồng phạm đã vận chuyển trái phép số tiền hơn 4,5 tỉ USD.

Van Thinh Phat 第二阶段试验将于 9 月 19 日进行

胡志明市人民法院刚刚决定于9月19日对张美兰(万盛发集团前董事长)及33名第二阶段同案犯一案进行审理。

被告人张美兰、张庆晃、阮芳英、郑光功因犯挪用财产诈骗罪、洗钱罪、非法跨境运输货币罪,被最高人民检察院提起公诉。

被告人武新黄文、阮友孝、阮武英氏、裴英勇被最高人民检察院以诈骗罪、非法运输货币罪等罪名向最高人民检察院提起公诉。

被告人陈氏美勇因涉嫌挪用财产罪、洗钱罪,被最高人民检察院提起公诉。

被告:Truong Hue Van、Ho Buu Phuong、Bui Duc Khoa、Thai Thi Thanh Thao、Ngo Thanh Nha、Truong Thi Kim Lai、Kwok Hakman Oliver、Tran Thi Thuy Ai、Pham Thi Thuy Hang、Dang Phuong Hoai Tam、Phan Chi Luan、 Tran Van Tuan、Tran Thi Lan Chi、Tran Dinh Hung、Huynh Phong Phu、Vu Quoc Tuan、Dinh Thi Ngoc Thanh、Ly Quoc Trung 和 Pham Hoa Dang 因诈骗财产罪被最高人民检察院起诉。

被告人朱立错(Chu Nap Kee Eric)、裴文勇、陈氏黄渊、陈春芳因洗钱罪被最高人民检察院提起公诉。

被告人苏氏英岛因非法携带货币出境罪被最高人民检察院提起公诉。

开庭时间为2024年9月19日上午8点。

审判地点为胡志明市人民法院总部(胡志明市第一区滨城坊Nam Ky Khoi Nghia 131号)。该案已公开审理。

审判小组由审判长阮氏河法官(胡志明市人民法院刑事法庭副庭长)、法官武怀南和3名人民陪审员组成。

参加庭审的胡志明市人民检察院代表包括武达巴先生、道乐文先生、阮鸿协先生、裴清恒女士、黎张夏灵女士。

该案共确定受害人35824人,确定具有相关权利和义务的个人和组织534人。

数百名律师参与为被告辩护。被告张美兰的辩护人包括律师潘忠辉 (Phan Trung Hoai)、潘明黄 (Phan Minh Hoang)(胡志明市律师协会)、阮辉添 (Nguyen Huy Thiep) 和江鸿清 (Giang Hong Thanh)(河内律师协会)。

审判预计将于 2024 年 10 月 19 日结束。

评论

发表回复

您的邮箱地址不会被公开。 必填项已用 * 标注