Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát, giai đoạn 1, Án tử hình, Xét xử phúc thẩm
(张美兰,万盛发案,第一阶段,死刑,上诉)
2024.12.3 Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên y án tử hình
Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên y án tử hình
Tòa án cấp phúc thẩm đã tuyên y án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan trong vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 1).
Những tài sản mà bị cáo Trương Mỹ Lan muốn đưa vào khắc phục hậu quả chưa đủ căn cứ để xác định giá trị nên không đủ căn cứ xem xét giảm từ tử hình xuống chung thân.
—
张美兰被判处死刑
上诉法院维持万盛发案(第一阶段)中对 Truong My Lan(张美兰) 的死刑判决。
被告张美兰想要用来克服后果的资产没有足够的依据来确定其价值,因此没有足够的依据考虑将死刑减为无期徒刑。
—
Xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: Tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan
Ngày 3/12, sau gần một tháng xét xử và nghị án, Hội đồng xét xử của phiên tòa phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) tuyên án đối với các bị cáo. Bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị y án tử hình.
Trước đó, bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân TPHCM đã tuyên phạt Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; tử hình về tội “Tham ô tài sản”; 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”; tổng hợp hình phạt chung là tử hình. Bị cáo đã có đơn kháng xin giảm nhẹ bản án.
Hội đồng xét xử nhận định, qua xét hỏi và tranh tụng công khai tại tòa, các bị cáo đã thừa nhận toàn bộ nội dung vụ án. Lời khai của các bị cáo phù hợp với nhau, với tài liệu chứng cứ trong hồ sơ, có căn cứ xác định Trương Mỹ Lan là chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng nhiều công ty khác hoạt động theo mô hình tập đoàn lấy Vạn Thịnh Phát làm trọng tâm, kiểm soát hoạt động của các công ty còn lại. Sau khi biết 3 ngân hàng gồm Ngân hàng SCB, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng Đệ Nhất mất khả năng thanh khoản, buộc phải hợp nhất hoặc mua lại, bị cáo Trương Mỹ Lan đã nhờ nhiều người thân tín, bạn bè đứng ra mua một lượng lớn cổ phần. Tính đến tháng 10/2022, bị cáo Lan đã thâu tóm, nắm giữ khoảng 91,5% cổ phần Ngân hàng SCB.
Cáo trạng cho thấy, dù bị cáo Trương Mỹ Lan không nắm giữ các chức vụ tại SCB nhưng gián tiếp sở hữu trên 91% cổ phần của ngân hàng. Do đó, bị cáo Lan có quyền chi phối, quyết định các vấn đề của ngân hàng này và trở thành người quyết định cao nhất tại Ngân hàng SCB. Lợi dụng vai trò là cổ đông gần như tuyệt đối của ngân hàng, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các bị cáo là lãnh đạo SCB như: Bùi Anh Dũng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung, Võ Tấn Hoàng Văn… rút tiền ra khỏi ngân hàng để phục vụ mục đích của mình. Điều này gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn.
Kết quả điều tra xác định, trong giai đoạn từ ngày 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 2.527 hồ sơ cho vay để giải ngân từ SCB tổng số tiền 1.066.608 tỷ đồng. Đến ngày 17/10/2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay với dư nợ 677.286 tỷ đồng. Các khoản vay đều thuộc nợ nhóm 5, không có khả năng thu hồi. Dư nợ gốc các khoản vay của bị cáo Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc của 23.042 khoản vay còn dư nợ tại Ngân hàng SCB.
Sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo, cáo trạng xác định, bị cáo Trương Mỹ Lan gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỷ đồng. Từ ngày 1/1/2012-31/12/2017, bị cáo vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, gây thiệt hại hơn 64.000 tỷ đồng, sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo các khoản vay. Từ ngày 1/1/2018-7/10/2022, bị cáo tham ô tài sản hơn 304.000 tỷ đồng nợ gốc và hơn 129.000 tỷ đồng lãi phát sinh từ nợ gốc, sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo cho các khoản vay.
Hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm là nguyên nhân căn bản, cốt yếu dẫn đến Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỷ đồng. Do đó, Hội đồng xét xử lập luận đã đủ dấu hiệu tội phạm để cáo buộc bị cáo Lan tội “Tham ô tài sản”. Nhận định này cũng là luận điểm để Hội đồng xét xử bác bỏ quan điểm của các luật sư bào chữa cho rằng bị cáo Lan không nắm giữ chức vụ gì trong SCB, không là chủ thể của tội phạm.
Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử cho biết, do chính sách pháp luật hình sự có sự thay đổi cơ bản về đường lối xử lý trước và sau ngày 1/1/2018, nên thời điểm sau ngày 1/1/2018, hành vi của các bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội “Tham ô tài sản” (tội này áp dụng cả trong lĩnh vực tư nhân).
Hội đồng xét xử nhấn mạnh, hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan gây ra đặc biệt nghiêm trọng; là người chủ mưu, đưa ra chủ trương cho các bị cáo khác thực hiện, cùng một lúc gây ra 3 hành vi phạm tội, gây mất an ninh tiền tệ quốc gia. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo Lan 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; tử hình về tội “Tham ô tài sản”; 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ” là có căn cứ, phù hợp với tính chất, hành vi phạm tội mà bị cáo thực hiện, không oan sai.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Trương Mỹ Lan đã có chuyển biến sâu sắc về nhận thức, ăn năn hối cải và đưa ra nhiều tình tiết giảm nhẹ. Đồng thời, bị cáo đưa ra các phương án, đưa tài sản vào để khắc phục hậu quả bao gồm hơn 600 mã tài sản đã được định giá, 440 mã tài sản chưa được định giá, 658 mã tài sản của gia đình bị cáo Lan và dự án 6A khu Trung Sơn Bình Chánh. Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử nhận thấy, có đủ căn cứ để chấp nhận một phần quan điểm của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao TPHCM xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Lan về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Tuy nhiên, xét về tổng thể, Hội đồng xét xử cho rằng vụ án này đặc biệt lớn, bị cáo phạm nhiều tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nên không có cơ sở giảm nhẹ tội “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”. Ngoài ra, các tài sản bị cáo Lan đưa vào chưa đủ căn cứ pháp lý để xác định giá trị tài sản, từ đó không có căn cứ xác định bị cáo đã khắc phục đủ hậu quả của vụ án để áp dụng giảm nhẹ hình phạt tử hình cho bị cáo.
Song, Hội đồng xét xử cũng lưu ý, theo quy định pháp luật, người bị kết án tử hình sau khi bản án có hiệu lực, nếu tiếp tục tích cực khắc phục 3/4 hậu quả vụ án trong giai đoạn thi hành án thì sẽ được xem xét chuyển từ tử hình sang chung thân.
2024.11.26 Chiều 26/11, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan giai đoạn 1 kết thúc phần tranh luận. Sau phần nói lời nói sau cùng, Hội đồng xét xử quyết định sẽ nghị án kéo dài và tuyên án vào sáng ngày 3/12.
(11月26日下午,经过最后陈述后,审判委员会决定延长审理时间,于12月3日上午宣判)
2024.11.25 Bị cáo Trương Mỹ Lan nộp 3/4 tài sản sẽ được xem xét giảm án tử hình
VKS tiếp tục đề nghị tử hình bà Trương Mỹ Lan
TP HCM – VKS giữ nguyên quan điểm xác định số tiền chiếm đoạt và tội danh đối với bà Trương Mỹ Lan như bản án sơ thẩm, tiếp tục đề nghị HĐXX tuyên án tử hình về tội Tham ô tài sản.
Ngày 25/11, đại diện VKSND Cấp cao tại TP HCM phát biểu quan điểm đối đáp về nhiều nội dung tranh luận mà bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, và các luật sư đã nêu trong những ngày làm việc trước.
VKS ghi nhận sự chuyển biến trong nhận thức của bà Lan, tích cực đưa nhiều mã tài sản vào khắc phục hậu quả vụ án… Tuy nhiên, nhiều tài sản chưa được các cơ quan tố tụng xác định có đầy đủ giá trị pháp lý, để từ đó xác định giá trị là bao nhiêu.
“Hậu quả của vụ án là đặc biệt lớn, chưa từng có từ trước đến nay, chưa biết khi nào mới khắc phục được”, VKS nói, đồng thời giữ nguyên quan điểm các tình tiết giảm nhẹ của bà Lan “chưa đáp ứng đủ điều kiện để giảm án tử hình” theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Hình sự.
VKS phân tích, điều luật này quy định “người bị kết án tử hình mà sau khi bị kết án đã nộp lại 3/4 tài sản, tích cực phối hợp với cơ quan điều tra trong việc giải quyết vụ án…” – tức là người bị kết án phải chủ động tự mình hoặc nhờ người thân nộp, hoặc không phản đối việc người thân, nộp lại số tiền bằng 3/4 tiền chiếm đoạt. Như vậy, bị cáo phải giao nộp lại ít nhất là 280.000 tỷ đồng thì mới có căn cứ xem xét.
“Việc xem xét hình phạt tử hình cho bị cáo sẽ ở trong giai đoạn thi hành án. Bị cáo phải tích cực phối hợp với SCB và các cơ quan tố tụng để làm sao bán được tài sản, thu hồi được tiền nhanh nhất, thì Chủ tịch nước sẽ xem xét”, đại diện VKS nói và cho rằng đây là quan điểm riêng của VKS, còn mức án cụ thể HĐXX sẽ xem xét sau nghị án.
Trước đó, đối đáp với quan điểm của luật sư “bà Lan chỉ thực hiện một hành vi xuyên suốt nhưng tách ra xử lý về 2 tội là bất lợi cho bị cáo”, VKS cho rằng việc nhập cả hai giai đoạn (theo đề nghị của luật sư) sẽ làm số liệu tăng lên, gây bất lợi cho bà Lan.
Căn cứ vào hồ sơ và kết quả thẩm vấn công khai cho thấy, bị cáo sở hữu gần như tuyệt đối cổ phần của SCB, chi phối mọi hoạt động của ngân hàng. Bị cáo đã bố trí và chỉ đạo những người có vai trò chủ chốt để rút tiền SCB dùng vào mục đích cá nhân. Số liệu thể hiện, từ năm 2012 đến 2017, bà Lan đã chỉ đạo lập hồ sơ khống cho 304 khách hàng, vay 368 khoản. Đến năm 2022, các khoản vay này còn dư nợ hơn 132.000 tỷ đồng cả gốc và lãi. Sau khi cấn trừ vào số tài sản đảm bảo các khoản vay này gây thiệt hại 64.600 tỷ đồng. Hành vi trong giai đoạn này của bà Lan là phạm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỷ đồng, chiếm đoạt 304.000 tỷ; gây thiệt hại gần 130.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh. Do Bộ luật Hình sự 2015 có sự thay đổi về đường lối xử lý đối với các sai phạm xảy ra tại thời điểm trước và sau ngày 1/1/2018 (Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực) nên hành vi này của bà Lan phạm tội Tham ô tài sản.
Trong suốt 10 năm thâu tóm SCB, bà Lan đã chỉ đạo đồng phạm giải ngân cho nhóm công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500 khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn gần 1.300 khoản vay dư nợ 677.000 tỷ đồng, trong đó có 483.000 tỷ đồng nợ gốc. Trong số các khoản vay này thì các khoản vay của bà Lan chiếm đến 84%, đều thuộc nợ xấu nhóm 5.
Theo VKS, kết quả xác minh tại Sở Kế hoạch Đầu tư cũng xác định, các pháp nhân được dùng để lập hồ sơ vay vốn đều mới thành lập; phương án vay vốn cũng đươc lập khống, tài sản đã được nâng khống giá trị. Trong các khoản giải ngân, xác định số tiền để trả nợ các khoản vay cũ từ trước năm 2012 là 57.000 tỷ, sử dụng nội bộ là 5.200 tỷ đồng, còn lại chuyển ra khỏi ngân hàng thông qua các cá nhân, tổ chức rút tiền mặt… Do đó, hành vi của bị cáo lan có dấu hiệu Tham ô tài sản
VSK cho rằng, bà Lan đã rút tiền của SCB dùng để đầu tư các dự án bất động sản, trả nợ cá nhân. Hành vi chiếm đoạt của bị cáo còn thể hiện ở việc chỉ đạo đồng phạm vận chuyển một số tiền mặt 108.000 tỷ đồng và 14 triệu USD từ ngân hàng về chỗ ở sử dụng mục đích cá nhân.
“Hành vi của bị cáo và các đồng phạm gây thiệt hại cho SCB khoản tiền gốc và lãi đặc biệt lớn, nên VKS truy tố về tội Tham ô tài sản là phù hợp với quy định của pháp luật. Như đã phân tích, hành vi của bị cáo xuyên suốt, nếu nhập 2 giai đoạn làm một số tiền bị cáo buộc chiếm đoạt sẽ tăng lên, gây bất lợi cho bị cáo”, VKS nêu quan điểm.
Đối với quan điểm của luật sư cho rằng bà Lan “rút tiền chủ yếu để đảo nợ khoản vay cũ, tiền không ra khỏi ngân hàng”, VKS lặp lại số liệu đã công bố về 1.284 khoản vay, xác định ngoài tiền giải ngân để đảo nợ bị cáo còn sử dụng vào mục đích cá nhân. Đối với việc đảo nợ, các bị cáo đã thực hiện rút tiền ra khỏi ngân hàng, sau đó chuyển lòng vòng tạo thành nguồn tiền mới. Hành vi phạm tội của các bị cáo đã hoàn thành từ lúc rút tiền ra khỏi SCB.
Ngoài ra, VKS cho rằng, trong 1.169 mã tài sản liên quan đến bị cáo Lan và nhờ người khác đứng tên thì chỉ có 60 tài sản mua trước 2012. Còn lại 94% số tài sản trên mua sau khi tham gia tái cơ cấu SCB. Các bị cáo khác nguyên là lãnh đạo, nhân viên Vạn Thịnh Phát cũng thừa nhận tập đoàn không có hoạt động kinh doanh đáng kể. Lời khai của các bị cáo cho thấy bị cáo Lan dùng tiền rút từ SCB để chi cho việc mua lại các dự án, đầu tư, chi cho người được nhờ đứng tên.
“Như vậy, bị cáo Lan không chỉ sử dụng tiền vay để đảo nợ mà dùng nhiều mục đích khác nhau khi tiền ra khỏi ngân hàng”, VKS kết luận.
Trong phạm vi phiên tòa sáng nay, đại diện VKS không đề cập cụ thể đến quan điểm của bà Lan và luật sư cho rằng bị cáo “phải chịu trách nhiệm đối với 125.000 tỷ đồng nợ cũ, trước tái cơ cấu (không liên quan bà Lan)”. Nhưng VKS đưa ra các số liệu như trên, để chứng minh số tiền bị bà Lan chiếm đoạt như nêu trong bản án sơ thẩm là chính xác.
Đối với khoảng 20 bị cáo, VKS cũng giữ nguyên quan điểm đề nghị như trước đó, một số bị cáo khác được VKS đề nghị giảm nhẹ thêm 6 tháng tù.
Tranh luận lại quan điểm của VKS, luật sư Phan Trung Hoài (một trong 5 người bào chữa cho bà Lan) trình bày khá dài về việc tách bạch số tiền đảo nợ, tiền giải ngân trả nợ cũ tái cơ cấu… Tuy nhiên, đại diện VKS bác toàn bộ những vấn đề luật sư nêu.
Chiều nay, VKS sẽ nêu quan điểm đối đáp với 20 bị cáo còn lại, kháng cáo của SCB và người liên quan.
Hôm 15/11, trong lần đầu đưa ra quan điểm giải quyết đơn kháng cáo của bà Lan, VKS ghi nhận thêm tình tiết thành khẩn khai báo, cam kết khắc phục toàn bộ thiệt hại… đề nghị HĐXX giảm nhẹ từ 20 năm xuống 16-18 năm tù về tội Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, VKS giữ nguyên quan điểm của tòa sơ thẩm, xác định bà Lan có vai trò cầm đầu, phạm tội mang tính chất tinh vi… nên dù có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ vẫn chưa đủ để giảm nhẹ đối với 2 tội còn lại. Từ đó, VKS đề nghị y án tử hình về tội Tham ô tài sản và 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; tổng hợp hình phạt bà Lan phải chịu là tử hình.
—
检察院继续建议判处张美兰死刑
检察院注意到张美兰观念的转变,积极投入多项资产代码,以克服案件后果……然而,很多资产并没有被检察机关认定其在法律上具有充分的价值。
检察院表示,“该案后果特别严重,迄今为止前所未有,尚不清楚何时能够克服”,仍认为张美兰的情节“尚未达到减刑条件”。依照刑法第四十条的规定,适用死刑。
检察院称,该法规定“被判处死刑的人,判处死刑后,交出3/4的财产,并积极配合侦查机关侦破案件……”——即被定罪的人必须本人主动缴纳或者要求亲属缴纳返还损失资金的3/4。因此,被告张美兰必须交出至少280万亿越南盾才有考虑依据。
—
Phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 1:
Bị cáo Trương Mỹ Lan nộp 3/4 tài sản sẽ được xem xét giảm án tử hình
Theo Viện KSND, đối với hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) mà đã nộp được 3/4 tài sản, tức nộp 280.000 tỉ đồng, thì mới có cơ sở xem xét giảm nhẹ hình phạt tử hình trong giai đoạn thi hành án.
Ngày 25.11, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM tranh luận lại với các luật sư trong vụ án Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB 673.000 tỉ đồng ở giai đoạn 1.
Theo Viện kiểm sát (VKS), đối với hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) mà đã nộp được 3/4 tài sản, tức nộp 280.000 tỉ đồng, thì mới có cơ sở xem xét giảm nhẹ hình phạt tử hình trong giai đoạn thi hành án (THA). Trong quá trình tổ chức xử lý tài sản tại giai đoạn THA, nếu bị cáo Lan tích cực hợp tác với cơ quan chức năng, thì có thể nộp đơn lên Chủ tịch nước xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên tòa ghi nhận bị cáo Lan tự nguyện dùng 658 mã tài sản, dự án 6A, tiền mặt và một số tài sản khác để khắc phục, cho thấy bị cáo đã có thái độ tích cực hợp tác, nỗ lực khắc phục hậu quả, VKS đề nghị tòa ghi nhận điểm này cho bị cáo.
“Tuy nhiên, số tiền tham ô là quá lớn, chưa từng có trong lịch sử. Hậu quả để lại không biết đến khi nào mới khắc phục, ảnh hưởng tới nhiều mặt đời sống xã hội, nền kinh tế, thị trường tài chính, bất động sản… Để ngân hàng (NH) không đổ vỡ, phá sản thì nhà nước phải nỗ lực rất nhiều. Mà tiền của nhà nước là tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân”, đại diện VKS nêu.
Từ đó, VKS đề nghị tòa phúc thẩm bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan y án tử hình về tội tham ô tài sản và 20 năm tù tội đưa hối lộ.
VKS đề nghị tòa chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Lan, tuyên phạt từ 16 – 18 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (sơ thẩm 20 năm tù). Tổng hình phạt chung mà bị cáo Lan bị đề nghị là án tử hình cho cả 3 tội danh. Bị cáo còn bị đề nghị bồi thường cho NH SCB hơn 673.000 tỉ đồng.
Ngoài ra, cũng theo VKS, 440 mã tài sản của bị cáo thực chất là không định giá được chứ không phải định giá bằng 0 đồng. Các tài sản này sẽ có giá trị khi THA và đã có đầy đủ cơ sở pháp lý. Còn 658 mã tài sản đang bị kê biên của bị cáo Lan cũng có nhiều mã là do người khác đứng tên, chưa đánh giá được giá trị thực chất của tài sản.
Tại tòa, bị cáo Lan yêu cầu không giao tài sản bị kê biên là dự án 6A cho SCB xử lý mà giao cho cơ quan THA tổ chức. Bởi bị cáo lo ngại rằng NH này không có khả năng xử lý, sẽ gây thất thoát tài sản cho nhà nước.
Về vấn đề này, VKS cho rằng đây là vụ án hình sự nên không thể giao cho SCB quản lý xử lý tài sản mà phải có các cơ quan liên quan phối hợp tham gia, như cơ quan điều tra, VKS giám sát để đảm bảo khắc phục hậu quả vụ án nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Đáng chú ý, VKS đã thay đổi quan điểm về giảm án cho bị cáo Trương Khánh Hoàng (cựu quyền Tổng giám đốc SCB). Cụ thể, VKS đề nghị tòa giảm án thêm cho bị cáo Hoàng, tuyên phạt bị cáo từ 15 – 16 năm tù về tội tham ô tài sản. Trước đó hôm 15.11, VKS đề nghị tòa sửa án sơ thẩm để giảm án cho bị cáo từ 18 năm xuống còn 16 – 17 năm tù. Lý do là bị cáo Hoàng có thêm tình tiết giảm nhẹ mới như như nộp 1,2 tỉ đồng để khắc phục hậu quả, tham gia công tác thiện nguyện…
VKS vẫn giữ nguyên quan điểm đề nghị tòa bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt án chung thân đối với bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát NH II) đã nhận hối lộ 5,2 triệu USD của bị cáo Lan.
—
张美兰及其同伙案件第一阶段的上诉:
被告张美兰提交3/4资产,死刑将被减刑
人民检察院表示,对于被告人张美兰(68岁,万盛发集团董事局主席)的犯罪行为,如果已缴纳3/4资产,即280万亿越盾,则考虑在执行阶段减少死刑是有依据的。
11月25日,胡志明市高级人民检察院再次与律师就张美兰及其47名共犯第一阶段给SCB银行造成673万亿越南盾损失一案进行辩论。
检察院称,被告人张美兰(68岁,万盛发集团董事局主席)的犯罪行为,已支付3/4资产,即280万亿越盾,在执行阶段有考虑减少死刑的基础。
庭审中,被告人张美兰主动使用658个资产代码、6A项目、现金等部分资产来克服问题,显示出被告人积极配合、努力克服后果的态度。检察院请求法院对被告人的这一点予以认可。
“然而,贪污数额太大,历史上前所未有,后果未知,何时能克服,影响到社会生活、经济、金融市场、房地产……等诸多方面。要做到银行不倒闭、不破产,国家必须付出很多努力,国家的钱是人民的汗水和泪水。”
此后,检察院提请上诉法院驳回减轻刑罚的上诉,以贪污罪判处被告人张美兰死刑,并以受贿罪判处有期徒刑20年。
2024.11.19 Bị cáo Trương Huệ Vân khẩn cầu xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
Bị cáo Trương Huệ Vân khẩn cầu xin cho cô ruột Trương Mỹ Lan được sống
Trong lúc nêu công trạng của người cô ruột là Trương Mỹ Lan, bị cáo Trương Huệ Vân nghẹn ngào, khẩn cầu xin tòa cho cô mình được sống, thẩm phán phải cắt lời, động viên bị cáo Vân bình tĩnh.
Ngày 19.11, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm do đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tại giai đoạn 1. Phiên xét xử hôm nay tới phần bào chữa của các luật sư dành cho các bị cáo trong vụ án.
Tại tòa, bị cáo Trương Huệ Vân (38 tuổi, Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cháu ruột bị cáo Trương Mỹ Lan) thừa nhận dù vô tình hay hữu ý thì bị cáo có sai nên mới đứng trước bục khai báo. Bị cáo nhắc đến công trạng của bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo trong vụ án vì cho rằng đây là những người tâm huyết, có trách nhiệm với công việc và có “tấm lòng yêu nước thiết tha”.
“Bị cáo cố gắng nuốt nước mắt vào trong. Nỗi đau của bị cáo không là gì so với cô bị cáo (Trương Mỹ Lan – PV). Bị cáo khẩn cầu tòa cho cô bị cáo cơ hội được sống, để tập trung sức lực tìm cách hoàn trả những thiệt hại cho ngân hàng”, bị cáo Huệ Vân nói như khóc.
Thấy vậy, thẩm phán phải cắt lời bị cáo Huệ Vân, đề nghị bị cáo giữ bình tĩnh, đừng có thần thánh hóa quá vấn đề.
Bào chữa cho bị cáo Trương Huệ Vân, luật sư Chu Thị Trang Vân đề nghị tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ. Bởi theo luật sư, công việc thực tế tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bị cáo Huệ Vân chủ yếu là phụ việc cho chồng của bị cáo Trương Mỹ Lan. Bị cáo Huệ Vân hoàn toàn không tham gia bất cứ hoạt động tín dụng nào, bị cáo không sử dụng tiền vay vốn, nhưng lại bị tòa sơ thẩm phạt mức án rất nặng.
Cũng theo luật sư, tòa cấp sơ thẩm cho rằng, tài sản của bị cáo Trương Huệ Vân thực chất là tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan. Theo luật sư, nhận định này là không phù hợp, nên đề nghị tòa phúc thẩm xem xét giải tỏa kê biên đối với một số tài sản. Cụ thể, luật sư đề nghị tòa xem xét lại căn nhà 21 Trần Cao Vân (TP.HCM) vì đây là tài sản riêng của bị cáo Huệ Vân, không liên quan đến vụ án… Thời gian bị cáo thực hiện hành vi phạm tội rất ngắn, việc tòa cấp sơ thẩm áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức đối với bị cáo Huệ Vân là không phù hợp. Ngoài ra, bị cáo được tặng thưởng nhiều bằng khen trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, hoạt động xã hội và tích cực hợp tác với cơ quan tố tụng. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo đã nộp thêm 10 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
Hôm 15.11, bị cáo Trương Huệ Vân được Viện kiểm sát đề nghị tòa sửa án sơ thẩm để giảm án cho bị cáo từ 17 năm tù xuống còn 14 – 15 năm tù, về tội tham ô tài sản.
Tại tòa phúc thẩm, bị cáo Vân thừa nhận, thời điểm bị cáo được bổ nhiệm Tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng là lúc dịch Covid-19 bùng phát. Vậy nên tính đến thời điểm khởi tố thì có đến 2/3 thời gian, bị cáo chỉ tập trung vào chống dịch, còn lại bị cáo tập trung vào hoạt động xúc tiến đầu tư…
“Thời gian bị cáo tham gia Vạn Thịnh Phát khá ngắn. Trong khoảng thời gian đó, bị cáo cũng chưa bao giờ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm ảnh hưởng đến ai hay làm điều gì sai trái”, bị cáo Huệ Vân trình bày tại tòa.
Bị cáo Huệ Vân xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt. Trước đó, cơ quan điều tra cũng đã ghi nhận cho bị cáo, những khoản vay của bị cáo đều có tài sản đảm bảo. Cũng theo bị cáo Huệ Vân, những tài sản đảm bảo đang bị kê biên có nhiều bất động sản là của cá nhân bị cáo, tài sản chung của hai vợ chồng và của bà nội để lại. Do đó, bị cáo xin tòa giải tỏa kê biên, trả lại những tài sản đó cho bị cáo, để ổn định cuộc sống gia đình về sau.
Theo bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM hồi tháng 4, bị cáo Trương Huệ Vân phạm tội trong thời gian ngắn, chỉ tham gia khâu thành lập công ty “ma” trong hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhằm tạo lập hồ sơ vay khống, giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 1.088 tỉ đồng của SCB. Bị cáo Trương Huệ Vân được bị cáo Trương Mỹ Lan tin tưởng, giao quản lý, điều hành nhiều công ty khác nhau có hoạt động kinh doanh thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Từ năm 2020, bị cáo Huệ Vân chỉ đạo nhân viên cấp dưới thành lập, sử dụng 52 công ty “ma” và 4 công ty có hoạt động thật, tạo lập 155 khoản vay khống để bị cáo và Trương Mỹ Lan rút tiền từ SCB.
Tính đến tháng 10.2022, 155 khoản vay này còn dư nợ hơn 2.800 tỉ đồng, gồm dư nợ gốc hơn 2.800 tỉ đồng và dư nợ lãi suất hơn 25 tỉ đồng.
Với tài sản kê biên của bị cáo Trương Huệ Vân, tòa sơ thẩm nhận định bị cáo được bị cáo Lan nuôi nấng từ nhỏ, bản chất tài sản là của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nên tuyên tiếp tục kê biên để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.
—
被告张惠文 (Truong Hue Van) 恳求让她的亲姨妈张美兰 (Truong My Lan) 活下去
被告Truong Hue Van在陈述姑姑Truong My Lan的案情时哽咽,恳求法庭放她一命,法官不得不打断并鼓励被告Van冷静下来。
“被告强忍着泪水。被告的痛苦与与被告的阿姨(张美兰)相比根本算不了什么。被告恳求法庭给被告(张美兰)一个活下去的机会,让她集中力量想办法偿还银行损失。”被告 Hue Van 哭着说道。
见状,法官不得不打断被告Hue Van的话,要求被告保持冷静,不要过度神圣化这个问题。
2024.11.15 VKSND cấp cao TP HCM lý giải nguyên nhân bị cáo Đỗ Thị Nhàn không bị đề nghị tử hình
VKSND cấp cao TP HCM lý giải nguyên nhân bị cáo Đỗ Thị Nhàn không bị đề nghị tử hình
Đại diện VKSND đánh giá bản án sơ thẩm đã đánh giá đúng người, đúng tội.
Ngày 15-11, TAND cấp cao tại TP HCM tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 47 đồng phạm có kháng cáo, với phần tranh luận.
Trước đó, đại diện VKSND trình bày kết luận về vụ án. VKSND ghi nhận định các bị cáo đã thừa nhận hành vi như cáo trạng và bản án sơ thẩm của TAND TP HCM.
Hành vi phạm tội của bị cáo Lan rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu. Án sơ thẩm tuyên phạt tử hình về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ” và 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định cho vay”, tổng hợp hình phạt là tử hình, được đánh giá là đúng người, đúng tội.
Tại phiên xét xử phúc thẩm, bị cáo Lan thành khẩn khai báo, quyết tâm khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án, trong đó có việc đưa 658 mã tài sản không bị thế chấp, kê biên vào khắc phục hậu quả.
VKSND ghi nhận bị cáo Lan có các tình tiết giảm nhẹ như đóng góp từ thiện và nộp 3.500 tỉ đồng khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, do hành vi phạm tội nhiều lần và gây hậu quả lớn khiến không có cơ sở để giảm án.
Với cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, theo VKSND, đã có hành vi che giấu kết quả thanh tra nhằm giúp Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Hành động này tạo điều kiện cho bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt một khoản tiền đặc biệt lớn, gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín và hiệu lực của các cơ quan quản lý nhà nước.
Mặc dù hành vi của bà Nhàn có thể bị áp dụng mức án tử hình do mức độ nghiêm trọng và hậu quả mà nó gây ra, tuy nhiên, việc bị cáo đã nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ là tình tiết giảm nhẹ quan trọng, giúp thoát khỏi mức án tử hình. Chính vì vậy, mức án chung thân mà tòa sơ thẩm đã tuyên được cho là không oan sai và tương xứng với tính chất của hành vi phạm tội.
Đối với bị cáo Trương Huệ Vân (cháu ruột bị cáo Lan), người được bà Trương Mỹ Lan giao điều hành nhiều công ty, VKSND xác định bà Vân giúp bà Lan thành lập 52 công ty “ma” nhằm hỗ trợ việc chiếm đoạt 1.000 tỉ đồng từ SCB.
Các bị cáo khác như Võ Tấn Hoàng Văn, Trương Khánh Hoàng và Nguyễn Thị Mỹ Dung cũng bị xác định đóng vai trò tích cực trong việc tạo điều kiện để bị cáo Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của SCB.
Theo VKSND, hành vi của các bị cáo này là đặc biệt nguy hiểm, đòi hỏi phải có mức án nghiêm khắc để răn đe và phòng ngừa chung. Mức án sơ thẩm dành cho các bị cáo đã được đánh giá là hoàn toàn tương xứng với hành vi phạm tội.
Đối với các bị cáo còn lại, VKSND đưa ra quan điểm xem xét giảm nhẹ cho những người đã khắc phục hậu quả và có những tình tiết giảm nhẹ đặc biệt.
Về các kháng cáo và đề nghị cụ thể của VKS:
-Đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, VKSND đề nghị chấp nhận một phần kháng cáo, giảm mức án cho tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xuống còn 14-16 năm tù. Tuy nhiên, với các tội “Tham ô tài sản” và “Đưa hối lộ”, VKS đề nghị giữ nguyên mức án tử hình.
-Đối với bị cáo Đỗ Thị Nhàn, không chấp nhận kháng cáo và đề nghị giữ nguyên mức án chung thân.
-Đối với bị cáo Chu Lập Cơ, giảm án từ 9 năm tù xuống còn 7-8 năm tù với tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
-Đối với bị cáo Trương Huệ Vân, giảm mức án từ 17 năm xuống còn 14-15 năm tù.
-Đối với bị cáo Nguyễn Cao Trí, giảm mức án từ 8 năm xuống còn 5-6 năm tù, do bị cáo đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đang mắc bệnh cột sống.
-Đối với bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, giảm mức án xuống 15-16 năm tù cho tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” nhưng giữ nguyên mức án chung thân cho tội “Tham ô tài sản.”
-Đối với bị cáo Trương Khánh Hoàng, giảm mức án cho tội “Tham ô tài sản” xuống còn 16-17 năm tù…
—
胡志明市高级人民检察院解释为何不建议判处被告人杜氏仁死刑
2024.11.15 Viện Kiểm sát đề nghị y án tử hình đối với Trương Mỹ Lan
Viện Kiểm sát đề nghị y án tử hình đối với Trương Mỹ Lan
Mặc dù bị cáo có những tình tiết giảm nhẹ mới nhưng theo quy định pháp luật thì bị cáo chưa đủ điều kiện để giảm nhẹ hình phạt ở tội Đưa hối lộ và tội Tham ô tài sản – đại diện Viện kiểm sát khẳng định.
Ngày 15-11, sau 2 ngày tạm ngưng, TAND cấp cao tại TPHCM mở lại phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) và 47 đồng phạm trong giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Tập đoàn VTP, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan.
Theo đại diện Viện Kiểm sát, bản án sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo có kháng cáo về các tội vi phạm quy định về cho vay, đưa – nhận hối lộ, tham ô tài sản là có căn cứ, đúng người, đúng tội. Căn cứ vào chứng cứ, lời khai của các bị cáo tại tòa đã xác định, bị cáo Trương Mỹ Lan có quyền chi phối, quyết định các vấn đề của ngân hàng và trở thành người quyết định cao nhất tại ngân hàng SCB, đã đủ dấu hiệu về chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
Bị cáo Trương Mỹ Lan cùng lúc thực hiện 3 hành vi phạm tội, đã xâm phạm nghiêm trọng trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, gây hậu quả đặc biệt lớn, gây hoang mang trong nhân dân, gây dư luận xấu trong xã hội.
Tòa cấp sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 20 năm tù tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù tội Đưa hối lộ và tử hình tội Tham ô tài sản. Tòa buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung là tử hình, là đúng người, đúng tội, không oan sai.
Xét kháng cáo về tội vi phạm quy định về cho vay, đại diện Viện kiểm sát đánh giá, ngoài các tình tiết giảm nhẹ mà Tòa cấp sơ thẩm xem xét áp dụng cho bị cáo, tại cấp phúc thẩm, bị cáo Trương Mỹ Lan có thêm tình tiết giảm nhẹ mới. Cụ thể: ăn năn hối cải, thể hiện quyết tâm khắc phục hậu quả vụ án khi đưa dự án 6A Bình Chánh và 658 mã tài sản không đảm bảo cho bất kỳ khoản vay nào tại SCB vào khắc phục hậu quả, có đơn trình bày về các phương án xử lý tài sản, đến nay đã nộp gần 3.500 tỷ đồng… Đây là những tình tiết giảm nhẹ có thể xem xét để chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo.
Tuy nhiên, dù bị cáo có những tình tiết giảm nhẹ mới nêu trên nhưng theo quy định pháp luật thì bị cáo chưa đủ điều kiện để giảm nhẹ hình phạt ở tội Đưa hối lộ và tội Tham ô tài sản – đại diện Viện kiểm sát khẳng định.
Từ những phân tích trên, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX giảm án đối với tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, y án đối với 2 tội danh Đưa hối lộ và Tham ô tài sản, buộc bị cáo phải chấp nhận hình phạt chung là tử hình.
Xét kháng cáo của bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II – NHNN, Trưởng đoàn thanh tra SCB), đại diện Viện Kiểm sát nhận định bị cáo đã nhận hối lộ 5,2 triệu USD, “bưng bít” kết quả thanh tra để ngân hàng này không bị kiểm soát đặc biệt. Hành vi phạm tội của bị cáo xâm phạm vào hoạt động, uy tín của cơ quan tổ chức, tạo điều kiện cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.
Tòa cấp sơ thẩm xử phạt án tù chung thân là tương xứng. Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo đã nộp thêm tiền khắc phục, tuy nhiên chưa đủ điều kiện để được giảm án theo quy định pháp luật nên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo là không có cơ sở chấp nhận.
Theo đại diện Viện Kiểm sát, hành vi phạm tội của bị cáo Đỗ Thị Nhàn lẽ ra phải áp dụng án tử hình nhưng Tòa cấp sơ thẩm đã xét đến tình tiết bị cáo đã nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ nên tuyên phạt mức án khoan hồng.
Với các bị cáo còn lại, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị chấp nhận giảm án cho các bị cáo có tình tiết giảm nhẹ mới như nộp thêm số tiền đáng kể để khắc phục hậu quả hoặc đã khắc phục hoàn toàn trách nhiệm. Trong đó, Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho Trương Huệ Vân (cấp sơ thẩm tuyên 17 năm tù) mức án 14-15 năm tù, Chu Lập Cơ (cấp sơ thẩm 9 năm tù) mức án 7-8 năm tù, Nguyễn Cao Trí (cấp sơ thẩm 8 năm tù) mức án 5-6 năm tù… Ngoài ra, Viện Kiểm sát đề nghị chấp nhận kháng cáo của Trần Thị Kim Chi, Nguyễn Thị Phi Loan, Trần Văn Nhị, đề nghị tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Đối với kháng cáo về phần dân sự, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị bác kháng cáo của Ngân hàng SCB, ông Nguyễn Sơn Hoa, Công ty Hồng Hà, Công ty Cảnh Hưng – Hải Thành, Công ty T&H Hạ Long, Công ty Âu Lạc Quảng Ninh.
—
VKS đề nghị y án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan
VKS ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có nhiều tình tiết mới nên đề nghị giảm hình phạt tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, song không giảm án tử hình đối với 2 tội còn lại.
Sáng 15/11, phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan và 47 bị cáo cùng một số người liên quan bước sang phần tranh luận.
Nêu quan điểm giải quyết vụ án, đại diện VKSND Cấp cao tại TP HCM đánh giá hành vi của bà Lan là đặc biệt nghiêm trọng; là người chủ mưu, cầm đầu, cùng lúc phạm 3 tội Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Đưa hối lộ; tác động xấu đến hoạt động ngân hàng, mất an ninh trật tự, hoang mang dư luận và mất niềm tin của nhân dân. Do đó tòa sơ thẩm tuyên bị cáo mức án tử hình về 3 tội này là “đúng người, đúng pháp luật, không oan sai”.
Ngoài các tình tiết giảm nhẹ cấp sơ thẩm đã áp dụng như có nhiều thành tích trong hoạt động từ thiện, phòng chống Covid -19… tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo có nhiều tình tiết mới: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, cam kết khắc phục toàn bộ thiệt hại và đã cam kết giao toàn bộ 658 tài sản không thế chấp cho bất cứ khoản vay nào, cùng dự án 6A khu Trung Sơn để khắc phục hậu quả vụ án trong trường hợp 1.121 mã tài sản thế chấp không đủ…
VKS xác định đây là những tình tiết giảm nhẹ mới, cần xem xét giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt về tội Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Từ đó, cơ quan công tố đề nghị giảm án từ 20 năm xuống 16-18 năm tù về tội này.
“Đối với 2 tội còn lại, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, có tổ chức, tinh vi, phạm tội hai lần trở lên trong thời gian dài. Mặc dù bị cáo có thêm tình tiết giảm nhẹ mới như trên, nhưng căn cứ quy định của pháp luật thì chưa đủ điều kiện để giảm hình phạt. Do đó không có cơ sở giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo về tội Tham ô tài sản (tử hình), Đưa hối lộ (20 năm tù)”, đại diện VKS nêu quan điểm.
Ngay sau khi VKS đề nghị y án tử hình đối với bà Lan, HĐXX ngắt lời, đề nghị cho bị cáo Lan được ngồi để tiếp tục nghe luận tội.
Tương tự bà Trương Mỹ Lan, một số bị cáo nguyên là lãnh đạo cấp cao của SCB và Vạn Thịnh Phát được giảm nhẹ một phần hình phạt về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng hoặc Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Trong đó, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, cựu tổng giám đốc SCB; Bùi Anh Dũng, cựu chủ tịch SCB được đề nghị giảm xuống 15-16 năm.
Ông Chu Lập Cơ (chồng bà Lan) được đề nghị giảm xuống 7-8 năm tù; Trương Huệ Vân giảm xuống 14-15 năm tù.
Một số bị cáo nguyên là cán bộ đoàn thanh tra cũng được đề nghị giảm từ 6 tháng đến 1 năm tù; 3 bị cáo được đề nghị giảm xuống 3 năm tù cho hưởng án treo.
Về phần trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị HĐXX giữ nguyên bản án sơ thẩm, buộc bà Lan phải bồi thường toàn bộ thiệt hại của vụ án là 677.000 tỷ đồng, được cấn trừ một số khoản vay đã được tất toán.
VKS ghi nhận việc SCB đã hoàn trả cho bà Lan 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ, song bác kháng cáo của ngân hàng này về việc yêu cầu bà Lan phải chịu trách nhiệm bồi thường số tiền lãi đối với 1.283 khoản vay cho đến ngày hoàn thành nghĩa vụ, và một số yêu cầu khác.
Cơ quan công tố cũng đề nghị tòa bác kháng cáo của những cá nhân, tổ chức có quyền nghĩa vụ liên quan trong vụ án; giữ nguyên bản án sơ thẩm.
VKS: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn ‘lẽ ra phải chịu án tử hình’
Đối với bị cáo Đỗ Thị Nhàn, VKS cho rằng đáng lẽ phải chịu mức án tử hình về tội Nhận hối lộ. Do bị cáo đã nộp lại số tiền chiếm hưởng nên cấp sơ thẩm tuyên phạt bị báo mức án chung thân là phù hợp.
Tại tòa phúc thẩm, bị cáo nộp thêm 500 triệu đồng để khắc phục hậu quả chung của vụ án và nộp phạt 100 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền không đáng kể so với mức độ phạm tội của bị cáo, đề nghị HĐXX bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên y án sơ thẩm”, đại diện VKS nêu quan điểm.
Bản án sơ thẩm hồi tháng 4 xác định bà Nhàn chỉ đạo đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm chính về kết quả thanh tra SCB. Bị cáo đã gặp gỡ bà Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát) thỏa thuận về việc “làm mờ sai phạm” và 4 lần nhận tiền từ SCB thông qua Võ Tấn Hoàng Văn, tổng cộng 5,2 triệu USD. Từ đó, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới báo cáo và ban hành dự thảo kết luận thanh tra không trung thực, bao che, bưng bít sai phạm của SCB.
Theo đại diện VKS, căn cứ vào tài liệu chứng cứ, kết quả thẩm vấn công khai, có cơ sở xác định, từ năm 2011 bà Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân để hợp nhất thành SCB. Lợi dụng chính sách của Nhà nước trong đề án tái cơ cấu SCB, bị cáo đã thâu tóm nhà băng như một công cụ tài chính để huy động vốn phục vụ kinh doanh cá nhân và hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát.
Là người sở hữu 91,5% cổ phần của SCB, bà Lan đã chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng, chỉ đạo lãnh đạo chủ chốt tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập các hồ sơ khống, rút tiền ngân hàng. Trong đó, từ năm 2012 đến 2017, bà Lan đã chỉ đạo lập hồ sơ khống cho 304 khách hàng, vay 368 khoản. Đến năm 2022, các khoản vay này còn dư nợ hơn 132.000 tỷ đồng cả gốc và lãi. Sau khi cấn trừ vào số tài sản đảm bảo các khoản vay này gây thiệt hại 64.600 tỷ đồng. Hành vi trong giai đoạn này của bà Lan là phạm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỷ đồng, chiếm đoạt 304.000 tỷ; gây thiệt hại gần 130.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh. Do Bộ luật Hình sự 2015 có sự thay đổi về đường lối xử lý đối với các sai phạm xảy ra tại thời điểm trước và sau ngày 1/1/2018 (Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực) nên hành vi này của bà Lan phạm tội Tham ô tài sản.
Trong suốt 10 năm thâu tóm SCB, bà Lan đã chỉ đạo đồng phạm giải ngân cho nhóm công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500 khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn gần 1.300 khoản vay dư nợ 677.000 tỷ đồng gốc và lãi. Theo VKS, đây số tiền thiệt hại của vụ án và bà Lan có nghĩa vụ phải bồi thường cho SCB.
Ngoài ra, để che giấu thực trạng yếu kém của SCB, giúp nhà băng thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp mua chuộc đoàn cán bộ thanh tra. Trong đó, Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng giám đốc SCB) đã 4 lần đưa cho bà Đỗ Thị Nhàn (Cục trưởng Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước) số tiền 5,2 triệu USD; đưa tiền và quà cho các thành viên đoàn thanh tra để bưng bít sai phạm, tạo điều kiện cho SCB được tiếp tục tái cơ cấu. Hành vi này là phạm tội Đưa hối lộ.
Quá trình xét xử phúc thẩm, bà Lan cho biết không kêu oan về 3 tội danh bị cáo buộc, chỉ xin tòa xem xét bối cảnh phạm tội để giảm nhẹ hình phạt tử hình. Đồng thời, bà cũng xin tòa xem xét tính toán lại số tiền bị cáo buộc chiếm đoạt, định giá lại các tài sản bị kê biên. Giá trị của các tài sản này theo định giá của Công ty Hoàng Quân (công ty được chọn định giá tài sản trong vụ án) là quá thấp.
Ngoài ra, bà xin lại một số tài sản của người thân và gia đình có nguồn gốc từ trước thời điểm tham gia tái cơ cấu ngân hàng như: căn biệt thự cổ 110-112 Võ Văn Tần, tòa nhà 19-25 Nguyễn Huệ, 24 Lê Lợi là những tài sản do mẹ bà mua cho các cháu và một số tài sản là trụ sở của Vạn Thịnh Phát.
Bà nhiều lần nói đang lên phương án chi tiết khắc phục hậu quả vụ án để gửi cho tòa và cam kết chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền Ngân hàng nhà nước cho SCB mượn.
Chủ tịch Vạn Thịnh Phát cũng lần đầu nhắc đến khoản tiền 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho SCB nộp năm 2021 nhưng chưa được ngân hàng nhà nước ghi nhận nên đề nghị tòa thu hồi. Bà cũng đề nghị tòa thu hồi số tiền hơn 2.000 tỷ đồng bà và SCB cho một đối tác vay khi thực hiện thỏa thuận nhận chuyển nhượng dự án trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Các bị cáo khác nguyên là lãnh đạo cấp cao, nhân viên của SCB và Vạn Thịnh Phát đề nghị tòa xem xét bối cảnh thực hiện hành vi phạm tội để giảm nhẹ một phần hình phạt. Các bị cáo này cho rằng, thực hiện hành vi phạm tội trong bối cảnh SCB gặp khó khăn về tài chính, áp lực vì những khoản vay cũ quá lớn. Việc lập khống hồ sơ giải ngân chủ yếu là để đảo nợ cho những khoản vay cũ đã quá hạn.
—
检察院建议维持张美兰死刑判决
检察院代表确认,虽然被告人有新的减轻情节,但根据法律规定,被告人不符合受贿罪、贪污财产罪减轻处罚的条件。
—
Bà Trương Mỹ Lan bối rối, xúc động mạnh
Bị cáo Trương Mỹ Lan bày tỏ cảm thấy bối rối, bất an, thậm chí có dấu hiệu choáng và đứng không vững.
Chiều 15-11, TAND cấp cao tại TP HCM tiếp tục phiên xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 47 đồng phạm.
Sau khi đại diện VKSND cấp cao tại TP HCM đề nghị giữ nguyên hình phạt tử hình cho mình, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết cảm thấy bối rối, bất an, thậm chí có dấu hiệu choáng và đứng không vững.
Bị cáo nói trong tình trạng mất bình tĩnh rằng tha thiết đề nghị HĐXX và VKS xem xét lại hai cáo buộc “Tham ô tài sản” và “Nhận hối lộ”. Đồng thời khẳng định không chiếm đoạt tiền của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và hy vọng HĐXX sẽ cân nhắc lại bản án.
“Đến hôm nay, khi VKSND vẫn giữ mức án tử hình, tinh thần của bị cáo thực sự bấn loạn, bị cáo không còn tâm trí nào. Kính xin tòa và VKS xem xét thật kỹ. Bị cáo chỉ mong được tiếp tục trả nợ cho Ngân hàng Nhà nước” – bị cáo Lan nói, giọng xúc động.
Nữ bị cáo bày tỏ suốt 10 năm qua dành nhiều tâm huyết để đóng góp cho SCB.
“Bị cáo là người dám làm, dám chịu trách nhiệm. Bị cáo mong HĐXX và VKSND xem xét thật kỹ các số liệu, và một lần nữa cho bị cáo cơ hội đối chiếu với SCB” – bị cáo Lan nói.
Trong phần bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan, luật sư cho biết mặc dù bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực, bị cáo Lan đã chủ động gửi đơn đến Cục Thi hành án dân sự, đề nghị tổ chức thi hành án theo các quyết định của cả hai bản án sơ thẩm giai đoạn 1 và 2.
Luật sư cho rằng tại phiên phúc thẩm, bà Lan đã có sự thay đổi nhận thức, không còn kêu oan về tội danh mà chỉ mong HĐXX xem xét thấu đáo các tình tiết vụ án, đặc biệt là nguyên nhân, bối cảnh và tính xác thực của các số liệu quy buộc. Bà Lan cũng đã tự nguyện đề xuất những phương án nhằm khắc phục hậu quả, đảm bảo nguồn tài chính để bồi thường theo đúng cam kết của mình.
Luật sư đề nghị HĐXX cân nhắc đến nhân thân và hoàn cảnh của bà Lan cũng như đóng góp của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong 30 năm qua, với vai trò tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động.
Luật sư cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá khách quan đề án tái cơ cấu SCB và việc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho SCB tái cơ cấu nợ từ năm 2012.
Luật sư hy vọng HĐXX xem xét giảm nhẹ mức án tử hình đối với tội danh “Tham ô tài sản” mà bản án sơ thẩm đã tuyên.
—
Bị cáo Trương Mỹ Lan lạc giọng, mất bình tĩnh khi bị đề nghị án tử hình
Tự bào chữa, bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, người vừa bị Viện kiểm sát đề nghị y án tử hình, giọng run run “bị cáo xin lỗi, bị cáo bị mất bình tĩnh”.
Ngày 15.11, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đề nghị tòa bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về hai tội danh: tội tham ô tài sản (tử hình), tội đưa hối lộ (20 năm tù). Đề nghị tòa chấp nhận 1 phần kháng cáo của bị cáo Lan, tuyên phạt từ 16 – 18 năm tù đối với tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (sơ thẩm 20 năm tù). Tổng hợp hình phạt chung mà bị cáo Lan phải chịu trách nhiệm là án tử hình.
Tự bào chữa bị cáo Trương Mỹ Lan cảm ơn Viện kiểm sát vì đã đề nghị giảm cho bị cáo một phần mức án đối với tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, bị cáo xin xem xét lại hai tội danh là tội tham ô tài sản và tội đưa hối lộ.
“Nếu bị cáo không nói chắc bị cáo sẽ ngất tại chỗ. Đến hôm nay nếu tiếp tục giữ mức hình phạt như thế thì bị cáo không còn tâm trí nào, tinh thần bị cáo bấn loạn”, bị cáo Trương Mỹ Lan lạc giọng. Bị cáo xin tòa và Viện kiểm sát xem xét lại thật kỹ cho bị cáo, bị cáo chỉ mong muốn rằng làm sao để trả nợ cho Ngân hàng Nhà nước.
“Khi nghe đến hai từ “rút tiền”, thì tim gan bị cáo tan nát. Gia đình bị cáo bây giờ cũng đã tan nát. Bị cáo thật sự đã rất ăn năn hối cải, đã nhận tội hết. Bị cáo chỉ xin tòa xem xét cho bị cáo một con đường sống, đường được trở về nhà. Xin cho bị cáo được đối chiếu với SCB một lần nữa”, bị cáo Lan nghẹn ngào.
Bị cáo Trương Mỹ Lan cũng xin tòa xem xét cho bị cáo là “người dám làm, dám chịu trách nhiệm”. Suốt 10 năm qua, bị cáo đã cống hiến rất nhiều cho SCB, không chiếm đoạt của SCB.
Hiện các luật sư đang bào chữa cho bị cáo.
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Lan là chủ của hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bị cáo sở hữu và chi phối hơn 91,5% cổ phần SCB, là người thực tế có quyền lực chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của SCB; tuyển chọn, bố trí nhân sự chủ chốt tại SCB. Từ đó, trong 10 năm (từ 2011 – 2022), bị cáo Lan đã chỉ đạo các cựu lãnh đạo chủ chốt tại SCB giải ngân cho nhóm bị cáo hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng, chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng.
Đến năm 2022, nhóm bị cáo Lan còn 1.284 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỉ đồng (gần 484.000 tỉ đồng dư nợ gốc, hơn 193.000 tỉ đồng tiền lãi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.
Khi SCB bị thanh tra, bị cáo Trương Mỹ Lan gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II), Trưởng đoàn thanh tra. Đồng thời, bị cáo Lan chỉ đạo Tổng giám đốc SCB Võ Tấn Hoàng Văn đưa 5,2 triệu USD hối lộ cho Nhàn.
Ngoài ra, phía SCB còn đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong đoàn thanh tra, cao nhất là 390.000 USD, thấp nhất là 40 triệu đồng. Mục đích là để bưng bít các sai phạm của SCB.
Ngoài bản án trên, hôm 17.10, bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm còn bị TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.
Tòa phạt bị cáo Lan tổng hợp hình phạt chung là tù chung thân về 3 tội danh: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (tù chung thân); tội rửa tiền (12 năm tù); tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (8 năm tù).
Tòa buộc bị cáo Lan bồi thường toàn bộ hơn 30.800 tỉ đồng cho hơn 35.800 người bị hại. Lý do bị cáo Lan và 33 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 30.000 tỉ đồng của trái chủ, rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng, và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới khoảng 106.730 tỉ đồng.
—
11月15日下午,胡志明市高级人民法院继续审理被告人万盛发集团前董事长张美兰及47名同案犯。
在胡志明市高级人民检察院代表提出保留其死刑后,被告人张美兰表示,她感到困惑、没有安全感,甚至表现出震惊和不安的迹象。
被告失态地表示,他恳切请求陪审团和检察院重新考虑“贪污财产”和“收受贿赂”两项指控。同时,他申明自己没有从西贡商业股份银行(SCB)挪用资金,并希望陪审团重新考虑判决。
“时至今日,在人民检察院仍然保留死刑的情况下,被告人的精神确实受到了困扰,被告人已经没有了理智。我们恳请法院和检察院慎重考虑。”——被告张美兰失声发脾气。
被告人张美兰在自辩时已无法保持冷静
2024.11.15 Phúc thẩm Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: Chi tiết mức hình phạt VKS đề nghị đối với 48 bị cáo
Phúc thẩm Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1: Chi tiết mức hình phạt VKS đề nghị đối với 48 bị cáo
Đề nghị mức án trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1, đại diện VKS đã đề nghị giảm mức hình phạt cho một số bị cáo.
Ngày 15-11, đại diện VKSND Cấp cao tại TP.HCM đã đề nghị mức hình phạt đối với bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 47 bị cáo khác trong phiên toà phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án Vạn Thịnh Phát.
Theo đó, bị cáo Trương Mỹ Lan được VKS đề nghị cấp phúc thẩm tuyên phạt 16-18 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (án sơ thẩm tuyên phạt 20 năm tù) và y mức án sơ thẩm 20 năm tù về tội đưa hối lộ, tử hình về tội tham ô tài sản. Tổng hợp mức án mà VKS đề nghị đối với bị cáo Trương Mỹ Lan là tử hình.
Chi tiết đề nghị mức hình phạt của đại diện VKS đối với các bị cáo như sau:
STT | Họ tên | Chức vụ | Mức án sơ thẩm giai đoạn 1 | Mức án sơ thẩm giai đoạn 2 | Mức án phúc thẩm GĐ1 mà VKS đề nghị |
1 | Trương Mỹ Lan | Cựu chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát | Tử hình về tội tham ô tài sản 20 năm tù về tội đưa hối lộ; 20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp hình phạt: tử hình. | Chung thân về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. | 16-18 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và y mức án sơ thẩm 20 năm tù về tội đưa hối lộ, tử hình về tội tham ô tài sản. Tổng hợp mức đề nghị: tử hình. |
2 | Bùi Anh Dũng | Cựu chủ tịch HĐQT SCB | Chung thân về tội tham ô tài sản và 19 năm tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tổng hợp hình phạt: Chung thân | 10 năm tù tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản | Chung thân về tội tham ô tài sản và 15-16 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Tổng hợp mức đề nghị: Chung thân |
3 | Tạ Chiêu Trung | Cựu thành viên HĐQT SCB | 14 năm tù về tội tham ô tài sản và 6 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp hình phạt là 20 năm tù. | 18-19 năm tù về tội tham ô tài sản và tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. | |
4 | Võ Tấn Hoàng Văn | Cựu tổng giám đốc SCB | Chung thân về tội tham ô tài sản và 19 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp hình phạt là chung thân | 17 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản | Chung thân về tội tham ô tài sản và 15-16 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng mức đề nghị: chung thân |
5 | Trương Khánh Hoàng | Cựu quyền tổng giám đốc SCB | 18 năm tù về tội tham ô tài sản | 23 năm tù về 3 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. | 16 – 17 năm tù |
6 | Trần Thị Mỹ Dung | Cựu phó tổng giám đốc SCB | 16 năm tù về tội tham ô tài sản | 14 năm tù tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền | 14 – 15 năm tù |
7 | Hồ Bửu Phương | Cựu phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát | 20 năm tù về tội tham ô tài sản | 10 năm tù tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản | 16 – 17 năm tù về tội tham ô tài sản |
8 | Nguyễn Phương Anh | Cựu phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula; | 17 năm tù về tội tham ô tài sản | 16 năm tù | 15 – 16 năm tù |
9 | Đặng Phương Hoài Tâm | Trưởng phòng Văn phòng Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát | 15 năm tù về tội tham ô tài sản | 13 – 14 năm tù | |
10 | Trương Huệ Vân | Cháu Trương Mỹ Lan; thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor – WMC | 17 năm tù tội tham ô tài sản | 14 – 15 năm tù | |
11 | Dương Tấn Trước | Tổng giám đốc Công ty Tường Việt | 11 năm tù về tội tham ô tài sản | 7 – 8 năm tù | |
12 | Trần Thuận Hòa | Cựu thành viên HĐQT SCB | 4 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng | 2 – 3 năm tù | |
13 | Lê Khánh Hiền | cựu tổng giám đốc SCB | 5 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng | 3 – 4 năm tù | |
14 | Phạm Văn Phi | cựu phó tổng giám đốc SCB | 8 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng | đề nghị y án sơ thẩm | |
15 | Nguyễn Văn Thanh Hải | cựu phó chủ tịch HĐQT SCB | 13 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 11 – 12 năm tù | |
16 | Diệp Bảo Châu | cựu Phó tổng giám đốc SCB | 10 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 9 – 9 năm 6 tháng tù | |
17 | Nguyễn Cửu Tính | cựu phó tổng giám đốc SCB | 11 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 9 năm 6 tháng – 10 năm tù | |
18 | Đỗ Phú Huy | cựu chủ tịch Ủy ban Kinh doanh và Đầu tư SCB | 14 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 13 – 13 năm 6 tháng | |
19 | Khổng Minh Thế | cựu giám đốc Phòng Tái thẩm định SCB | 6 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 4 – 5 năm tù | |
20 | Mai Hồng Chín | cựu giám đốc Phòng Tái thẩm định thuộc Khối Tái thẩm định SCB | 10 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 8 năm 6 tháng – 9 năm tù | |
21 | Mai Văn Sáu Nhở | cựu giám đốc Phòng Tái thẩm định SCB | 12 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 10 năm 6 tháng – 11 năm tù | |
22 | Lương Thị Hồng Quế | cựu giám đốc Phòng phê duyệt tín dụng Khách hàng doanh nghiệp SCB | 3 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 18 – 24 tháng tù | |
23 | Lê Phương Anh | cựu giám đốc SCB chi nhánh Sài Gòn | 7 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 5 – 6 năm tù | |
24 | Phan Tấn Khôi | cựu giám đốc SCB chi nhánh Đông Sài Gòn | 7 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 6 – 6 năm 6 tháng tù | |
25 | Hồ Bảo Ngọc | cựu giám đốc SCB chi nhánh Phạm Ngọc Thạch | 6 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 5 – 5 năm 6 tháng tù | |
26 | Phạm Anh Thép | cựu giám đốc SCB chi nhánh Sài Gòn | 6 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 5 – 5 năm 6 tháng tù | |
27 | Nguyễn Ngọc Tú | cựu phó giám đốc SCB Chi nhánh Cống Quỳnh | 4 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 3 – 3 năm 6 tháng tù | |
28 | Phạm Thế Quảng | cựu giám đốc SCB Chi nhánh Bến Thành | 2 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 18 tháng tù | |
29 | Lê Văn Chánh | cựu giám đốc Phòng định giá và quản lý tài sản SCB | 5 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 4 – 4 năm 6 tháng tù | |
30 | Trần Thị Kim Chi | Cựu nhân viên Công ty Cổ phần Natural Land | 4 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo | |
31 | Đặng Quang Nguyên | Cựu phó tổng giám đốc Công ty Lavifood | 3 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | y án sơ thẩm | |
32 | Bùi Đức Khoa | cựu phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Natural Land | 11 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 10 – 10 năm 6 tháng tù | |
33 | Nguyễn Thị Khánh Vân | cựu nhân viên Công ty Natural Land | 4 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 3 – 3 năm 6 tháng tù | |
34 | Chu Lập Cơ | Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Times Square | 9 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng | 7 – 8 năm tù | |
35 | Nguyễn Thanh Tùng | Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dầu Khí Đông Phương | 5 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | y án sơ thẩm | |
36 | Đào Chí Kiên | cựu phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Dương | 3 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | y án sơ thẩm | |
37 | Hồ Bình Minh | Phó Giám đốc Công ty TNHH Thẩm định giá MHD; | 6 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 5 – 5 năm 6 tháng tù | |
38 | Trần Văn Nhị | Phó Giám đốc Công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC, chi nhánh TP.HCM | 3 năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo | |
39 | Nguyễn Thị Phụng | cựu phó Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước | 4 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 3 – 3 năm 6 tháng tù | |
40 | Lê Thanh Hà | Phó Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước | 3 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | y án sơ thẩm | |
41 | Nguyễn Tuấn Anh | cựu công chức Vụ Thanh tra, giám sát các Tổ chức tín dụng trong nước (Vụ I), Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước | 3 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 2 – 2 năm 6 tháng tù | |
42 | Nguyễn Duy Phương | cựu thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ I), Thanh tra Chính phủ; | 2 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 12 – 18 tháng tù | |
43 | Đỗ Thị Nhàn | cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước | Tù chung thân về tội nhận hối lộ | y án sơ thẩm | |
44 | Nguyễn Văn Dũng | cựu phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM | 11 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 9 – 10 năm tù | |
45 | Nguyễn Thị Phi Loan | cựu phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM | 4 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo | |
46 | Võ Văn Thuần | cựu phó chánh thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM | 7 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 6 – 6 năm 6 tháng tù | |
47 | Phan Tấn Trung | cựu phó chánh thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM | 7 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ | 6 – 6 năm 6 tháng tù | |
48 | Nguyễn Cao Trí | cựu chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Capella | 8 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản | 5 – 6 năm tù |
—
Van Thinh Phat案第一阶段 上诉:检察院对 48 名被告提出的量刑建议的详细信息
2024.11.6 Người khác được hưởng án treo sao bản thân không được?
Cựu thành viên HĐQT ngân hàng SCB thắc mắc vì sao không được hưởng án treo
06/11/2024 16:57
(PLO)- Bị cáo Trần Thuận Hòa, cựu thành viên HĐQT ngân hàng SCB nói trong vụ án một số bị cáo khác có vị trí, vai trò cao hơn mình nhưng được hưởng án treo, trong khi đó mình không được.
Chiều 6-11, phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm trong giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan tiếp tục với phần xét hỏi.
Đại diện VKS và luật sư xét hỏi đối với nhóm bị cáo thuộc nhóm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Người khác được hưởng án treo sao bản thân không được?
Bị cáo Trần Thuận Hòa (cựu thành viên HĐQT ngân hàng SCB) bị cấp sơ thẩm tuyên phạt bốn năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bị cáo này đã đồng ý cho 71 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn VTP vay tại ngân hàng SCB, gây thiệt hại 2.371 tỉ đồng.
Trả lời đại diện VKS, bị cáo này giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Đáng chú ý, ông Hòa trình bày một số bị cáo trong HĐQT của ngân hàng có quyền hạn, vị trí cao hơn bị cáo nhưng được cấp sơ thẩm xem xét, áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại điểm i, khoản 2, Điều 51 BLHS (phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng).
Ví dụ như: bị cáo Uông Văn Ngọc Ẩn (Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB); Nguyễn Thị Phương Loan (thành viên HĐQT ngân hàng SCB); Võ Thành Hùng (Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB). Ba người này đều được tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Trong khi bị cáo bị tuyên phạt 4 năm tù nên cảm thấy đối xử chưa công bằng.
Ngoài ra, bị cáo Hòa cũng cho biết mặc dù bản án cấp sơ thẩm không tuyên buộc nộp tiền khắc phục hậu quả nhưng vẫn tự nguyện nộp tiền khắc phục hậu quả. Từ đó, bị cáo này xin VKS và HĐXX cấp phúc thẩm xem xét, đánh giá.
Đại diện VKS cũng cho biết đối với bị cáo Hòa cũng như tất cả các bị cáo khác về nhóm tội danh này, bản án cấp sơ thẩm không tuyên buộc các bị cáo phải khắc phục hậu quả nhưng vẫn chủ động nộp tiền khắc phục, điều này thể hiện sự ăn năn hối cải. Do đó, trong phiên tòa phúc thẩm này nếu như có bị cáo nào có thiện chí nộp tiền khắc phục hậu quả thì thực hiện và nộp chứng cứ lên HĐXX và VKS để xem xét.
Chủ tịch Công ty dầu khí xin miễn 500 triệu đồng án phí
Tại bản án sơ thẩm, bị cáo Nguyễn Thanh Tùng (Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần dầu khí Đông Phương) bị tuyên phạt năm năm tù về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Đồng thời bản án sơ thẩm cũng xác định bị cáo này sử dụng 35 pháp nhân liên quan đến công ty Đông Phương để tạo lập 37 hồ sơ vay 1.720,88 tỉ đồng trái quy định tại ngân hàng SCB để bị cáo được sử dụng 11 khoản vay (443,6 tỉ đồng) nhằm chi phí cho hoạt động của công ty Đông Phương.
Do đó, tòa sơ thẩm buộc bị cáo Nguyễn Thanh Tùng và công ty dầu khí Đông Phương phải bồi hoàn lại số tiền 443,6 tỉ đồng cho ngân hàng SCB.
Tại tòa, bị cáo Tùng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin xem xét lại phần trách nhiệm dân sự, án phí.
Cụ thể, bị cáo khai số tiền 443,6 tỉ đồng vay tại ngân hàng SCB là số tiền dùng để Công ty dầu khí Đông Phương nộp vào ngân sách Nhà nước, bị cáo không sử dụng mục đích cá nhân nên xin xem xét không tuyên buộc bị cáo phải nộp số tiền này. Đồng thời kéo theo đó là không tuyên buộc bị cáo phải nộp số tiền hơn 500 triệu đồng án phí sơ thẩm.
—
11月6日下午,SCB银行前董事会成员被告陈顺和表示,本案中,其他一些SCB银行董事会被告的职位和角色比他高,但被判处缓刑,而他却没有。
2024.11.6 Vụ Vạn Thịnh Phát: Bị cáo phạm tội vì muốn vực dậy Ngân hàng SCB
Vụ Vạn Thịnh Phát: Bị cáo phạm tội vì muốn vực dậy Ngân hàng SCB
06/11/2024 – 12:14
Khai tại tòa về hành vi phạm tội, nhiều cựu lãnh đạo của Ngân hàng SCB cho rằng bản thân chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo, chịu áp lực từ cấp trên và thời điểm đó các bị cáo muốn vực dậy SCB khi tiến hành tái cơ cấu.
Hôm nay (6/11), phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi nhóm bị cáo là lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Bản án sơ thẩm xác định, các bị cáo nguyên là cựu lãnh đạo của SCB đã giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan “hợp thức hóa” hồ sơ vay vốn khống của các công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát để vay tiền của SCB.
Tại phiên phúc thẩm, các bị cáo không có ý kiến về tội danh, chỉ xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt, với lý do rằng bản thân chỉ thực hiện theo sự chỉ đạo, chịu áp lực từ cấp trên và thời điểm đó các bị cáo muốn vực SCB dậy khi tiến hành tái cơ cấu.
Bị cáo Nguyễn Văn Thanh Hải (cựu Phó Chủ tịch HĐQT SCB) trình bày, vào thời điểm ký các hồ sơ, bị cáo không nhận thức được sai phạm của mình, chỉ đến khi bị xét xử sơ thẩm mới nhận ra rằng tất cả các tờ trình đã duyệt đều không phản ánh đúng thực tế. Bị cáo giải thích rằng trong suốt thời gian công tác tại SCB, vai trò của mình chủ yếu là ký các giấy tờ theo các tờ trình đã có sẵn và không hề hay biết về những vấn đề sai phạm trong các hồ sơ đó.
Bị cáo Mai Hồng Chín (cựu Giám đốc Phòng Tái thẩm định SCB) cho rằng sai phạm của mình xuất phát từ sự hiểu lầm về bản chất của quá trình tái cơ cấu. Bị cáo khai, do không lường trước được những hậu quả nghiêm trọng của quá trình này nên đặt niềm tin sai lầm vào những lời chỉ đạo của các lãnh đạo.
Thời điểm đó bị cáo cho rằng việc “ký hồ sơ đảo nợ” chỉ là một giải pháp tạm thời mà không nhận thức đầy đủ về những hệ lụy lâu dài và nghiêm trọng mà hành động này có thể gây ra.
Bị cáo buộc trong khoảng thời gian từ tháng 11/2021-9/2022, bị cáo Lương Thị Hồng Quế, với vai trò Giám đốc Phòng Phê duyệt tín dụng khách hàng doanh nghiệp (tái thẩm định) tại SCB, đã ký duyệt 4 tờ trình tái thẩm đồng ý cho 4 khách hàng thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay tổng cộng 46 khoản vay tại SCB. Đến ngày 17/10/2022, tổng dư nợ của các khoản vay này lên đến 700 tỷ đồng.
Bản án sơ thẩm xác định, bị cáo Quế biết rõ các khoản vay này thực chất là hợp thức hóa hồ sơ vay vốn, giải ngân và rút tiền để nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng trái với mục đích vay vốn đã cam kết.
Tại phiên tòa, bị cáo Quế trình bày rằng vào thời điểm ký duyệt các hồ sơ vay, bị cáo mới nhận nhiệm vụ tái thẩm. Bị cáo nghĩ mình chỉ thực hiện thủ tục tái thẩm cho các hồ sơ vay vốn cũ của Công ty Lavifood và không hề biết rằng công ty này đã được bị cáo Trương Mỹ Lan mua lại.
Ngoài việc trình bày về nguyên nhân đến hành vi phạm tội, các bị cáo cũng bày tỏ về thiện chí khắc phục hậu quả. Theo các bị cáo, dù hoàn cảnh gia đình hiện khó khăn nhưng họ vẫn vận động gia đình khắc phục hậu quả của vụ án nhằm bù đắp phần nào những sai lầm đã gây ra, giảm bớt thiệt hại.
—
今天(11月6日),SCB银行多位前领导在法庭上认罪时表示,他们只是听从上级的指示,并受到上级的压力,当时被告在进行架构重组时希望重振SCB银行。
被告Mai Hong Chin(SCB重估部前总监)表示,他的错误源于对重组过程性质的误解。被告作证说,由于他没有预见到这一过程的严重后果,他错误地相信了领导的指示。
当时,被告表示,“签署债务展期文件”只是一种临时解决方案,并未充分意识到这一行为可能造成的长期而严重的后果。
2024.11.5 Lời trần tình của cựu tổng giám đốc SCB: Khoản nợ phình to như “cơn lũ cuốn sạch mọi thứ”
Lời trần tình của cựu tổng giám đốc SCB: Khoản nợ phình to như “cơn lũ cuốn sạch mọi thứ”
(NLĐO) – Cựu tổng giám đốc SCB khai bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ dùng tài sản để bảo đảm khoản vay mà không có nguồn tiền thực sự để trả nợ đến hạn.
Sáng 5-11, TAND Cấp cao tại TP HCM tiếp tục xét xử phúc thẩm đối với 48/86 bị cáo có đơn kháng cáo trong đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1.
Trong số kháng cáo có bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, cựu tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn (SCB), với 2 tội “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, bị tuyên án chung thân.
Theo bản án sơ thẩm, mỗi khi cần tiền, bà Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, thường gọi điện cho ông Văn để thỏa thuận về việc rút tiền từ SCB thông qua các khoản vay. Bà Lan đã chỉ đạo SCB giải ngân những khoản vay này để sử dụng cho các mục đích như trả nợ cũ, thanh toán khoản vay ở ngân hàng khác, mua và đầu tư dự án mới… không đúng với phương án trong hồ sơ vay.
Bị cáo Văn đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt trên cơ sở đề nghị HĐXX xem xét lại vai trò, bối cảnh phạm tội.
Bị cáo cho biết chi phí cho quá trình tái cơ cấu SCB lên tới 20.000-25.000 tỉ đồng mỗi năm, bao gồm chi phí hoạt động và huy động vốn. Trong quá trình này, bà Lan có đưa tài sản vào cho SCB thật nhưng chỉ để bảo đảm các khoản vay mà không có nguồn tài chính thực sự để trả nợ khi đến hạn.
Bị cáo Văn phủ nhận việc nhận chỉ đạo từ bà Lan và giải thích rằng SCB chấp nhận các khoản vay nhằm bảo vệ thành quả mong manh của quá trình tái cơ cấu, dẫn đến sự dễ dãi trong phê duyệt hồ sơ và bỏ qua nhiều thủ tục cần thiết để tránh tình trạng nợ xấu gia tăng.
Hệ quả là việc cho vay đảo nợ diễn ra liên tục trong nhiều năm, tạo thành vòng xoáy vay trả nối tiếp, khiến khoản nợ phình to như “cơn lũ cuốn sạch mọi thứ” và dẫn đến tình trạng hiện tại.
Bị cáo Văn trần tình rằng đây là lý do giải thích vì sao ông và các đồng phạm dù đều là những người có trình độ và địa vị lại mắc phải những sai phạm như vậy dù không hưởng lợi ích cá nhân.
—
SCB银行前总经理自白:债务膨胀如“洪水冲走一切”
SCB前总经理宣称,被告张美兰仅使用资产来担保贷款,而没有任何实际资金来源来偿还到期债务。
11月5日上午,胡志明市高级人民法院继续审理万盛发案第一阶段上诉案的48/86名被告人。
上诉中,西贡商业股份银行(SCB)前总经理武陈黄文(Vo Tan Hoang Van)因“挪用资产”和“违反银行信贷机构贷款规定”两项罪名被起诉,被判处终身监禁。
被告Van以要求审判团重新考虑犯罪的角色和背景为由,请求减刑。
被告表示,SCB重组过程的成本每年高达20,000-250,000亿越南盾,包括运营成本和资本动员成本。在此过程中,张美兰将资产交给了SCB银行,但只是为了获得贷款,而没有任何实际财力来偿还到期债务。
被告Van否认收到张美兰的指示,并解释说SCB银行接受贷款是为了保护重组过程中脆弱的结果,导致审批文件时过于宽松,并忽略了许多必要的程序,以避免坏账增加。
于是,债务展期贷款连续多年持续不断,形成了连续贷款和还款的螺旋式上升,导致债务像“洪水冲走一切”一样膨胀,导致了目前的局面。
被告人Van供述,这就是他及其同伙虽然都是有资格、有地位的人,在没有享受个人利益的情况下实施此类违法行为的原因。
2024.11.5 Vợ chồng bà Trương Mỹ Lan ôm chầm lấy nhau
Vợ chồng bà Trương Mỹ Lan ôm chầm lấy nhau
05/11/2024 11:44
(NLĐO) – Ngay khi nhận được sự đồng ý từ tòa, ông Chu Lập Cơ nhanh chóng tiến về phía vợ, cả hai ôm chầm lấy nhau.
Ngày 5-11, TAND Cấp cao tại TP HCM tiếp tục phiên xét xử phúc thẩm đối với 48/86 bị cáo có đơn kháng cáo trong đại án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1.
Tại phiên tòa, một trong năm luật sư được bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ủy quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đã trình bày đơn đề nghị HĐXX cho phép bà Lan và ông Chu Lập Cơ được tiếp xúc.
Trước đó, do các quy định nghiêm ngặt về quản lý và bảo đảm an ninh trong quá trình xét xử, vợ chồng bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ không được phép tiếp xúc.
Mặc dù cả hai cùng phải ra hầu tòa trong hai giai đoạn của vụ án Vạn Thịnh Phát nhưng họ chưa từng có cơ hội gặp gỡ hay trò chuyện. Trong suốt quá trình xét xử, họ được ngồi ở hai phòng riêng, chỉ có thể nhìn thấy nhau qua màn hình.
Sau khi xem xét đề nghị, HĐXX đã quyết định chấp thuận và cho phép hai vợ chồng bị cáo tiếp xúc với nhau trong thời gian nghỉ giải lao.
Ngay khi nhận được sự đồng ý từ tòa, ông Chu Lập Cơ nhanh chóng tiến về phía vợ, cả hai ôm chầm lấy nhau trong xúc động.
Trước đó, luật sư Phan Trung Hoài đã đề nghị kiểm tra tình trạng sức khỏe của bà Trương Mỹ Lan, vì theo ông, bà Lan có dấu hiệu sức khỏe suy yếu sau khi kết thúc giai đoạn 2 của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư nhận thấy có cán bộ y tế sẵn sàng hỗ trợ nhưng ông đề xuất rằng nếu bà Lan có biểu hiện mệt mỏi, cần cho phép bà kiểm tra sức khỏe tại chỗ hoặc được ngồi trong suốt phiên xử.
Ngoài ra, luật sư cũng nhấn mạnh rằng do vụ án có nhiều số liệu phức tạp, ông xin phép HĐXX cung cấp giấy viết cho bà Lan để ghi chép. Luật sư còn đề nghị được tiếp xúc và trao đổi với bà Lan trong quá trình xét xử, tất cả dưới sự giám sát của lực lượng chức năng.
Về tình trạng sức khỏe của mình, bà Trương Mỹ Lan cho biết mặc dù cảm thấy không được tốt lắm nhưng sẽ nỗ lực để không làm ảnh hưởng đến phiên tòa. Nữ bị cáo chia sẻ rằng nhận thức được nhiều bị cáo khác cũng mong muốn quá trình xét xử sớm kết thúc để có thể thi hành án và trở về với gia đình, bản thân bà sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe cho bản thân.
—
收到法庭批准后,朱立高快步走向妻子,两人拥抱在一起。
11月5日,胡志明市高级人民法院继续审理万盛发案第一阶段上诉的48/86名被告。
此前,由于庭审期间管理和安全规定严格,张美兰和朱立高夫妇不被允许联系。
尽管两人都必须在 Van Thinh Phat 案件的两个阶段出庭,但他们从未有机会见面或交谈。审判期间,他们坐在不同的房间,只能通过屏幕看到对方。
考虑到这一请求后,审判团决定接受并允许被告及其妻子在休息期间相互联系。
得到法院批准后,朱立高快步走向妻子,两人激动地拥抱在一起。
—
Tòa án cho bà Trương Mỹ Lan và chồng Chu Lập Cơ gặp riêng
05/11/2024 | 18:48
TPO – HĐXX cho phép bà Trương Mỹ Lan trò chuyện riêng cùng chồng là ông Chu Lập Cơ trong giờ giải lao. Ông Cơ và bà Lan là bị cáo và đang chung phòng xử án.
Hôm nay (5/11), sang ngày xét xử thứ hai phiên tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1, HĐXX Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM đã cho hai vợ chồng bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ, cả hai cùng là bị cáo là được gặp nhau tại tòa.
Cụ thể, khoảng 9 giờ 25 phút sáng, HĐXX do thẩm phán Huỳnh Thanh Duyên làm chủ tọa đến giờ giải lao. Cùng lúc này, chủ tọa thông báo cho phép bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và chồng của bị cáo Lan là bị cáo Chu Lập Cơ được trò chuyện cùng nhau ngay tại phiên tòa.
Theo quan sát của phóng viên Tiền Phong, ngay sau khi chủ tọa vừa dứt lời, ông Chu Lập Cơ liền đi nhanh về phía bà Lan. Cùng lúc, bà Lan choàng người ôm lấy ông Cơ.
Sau đó cả hai trò chuyện khoảng 15 phút. Trong khoảng thời gian này, bà Lan đặt tay lên bàn tay chồng và trò chuyện. Ông Cơ chủ yếu nghe vợ nói và gật đầu.
Đây là lần đầu tiên vợ chồng bà Lan tay trong tay, kể từ ngày bà Lan bị bắt tạm giam ngày 8/10/2022.
—
今天(11月5日),审判团允许 Truong My Lan 在休息期间与她的丈夫 Chu Lap Co 私下聊天。Co和Lan同为被告,并在同一法庭。
具体来说,上午 9 点 25 分左右,由法官 Huynh Thanh Duyen 主持的陪审团开始休会,同时,主席宣布允许被告张美兰(万盛发集团董事长)和被告张美兰的丈夫、被告朱立高在庭审时谈话。
据记者观察,主席话音刚落,朱立高就快步走向了张美兰。与此同时,张美兰也一把搂住了朱立高。
随后两人又聊了大约15分钟。这时候,张美兰把手放在了丈夫的手上,朱立高听了妻子的话,点了点头。
这是自2022年10月8日张美兰被拘留以来,张美兰和她的丈夫第一次牵手。
2024.11.4 Bước vào thời gian làm việc buổi chiều, HĐXX bắt đầu thẩm vấn các bị cáo
Bà Trương Mỹ Lan khẳng định không kêu oan, chỉ xin xem xét lại bối cảnh phạm tội
Bị cáo Trương Mỹ Lan khẳng định bản thân không kháng cáo kêu oan mà xin cấp phúc thẩm xem xét lại hành vi phạm tội, bối cảnh phạm tội của mình.
Chiều 4-11, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên toà xét xử phúc thẩm giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan.
Lời khai ban đầu, bị cáo Lan khẳng định bản thân không kháng cáo kêu oan mà xin cấp phúc thẩm xem xét lại hành vi phạm tội, bối cảnh phạm tội… Trình bày bị cáo nói về quá trình hình thành gia tộc của mình, quá trình tham gia vào tái cấu trúc ngân hàng SCB và những việc làm đã giúp cho xã hội, cho người dân.
Về hành vi, bị cáo Lan khẳng định bản thân chưa bao giờ có chữ ký nào vay vốn tại ngân hàng SCB, chưa bao giờ chỉ đạo bất cứ người nào tại ngân hàng SCB, chưa bao giờ nhân danh VTP giao dịch, hay đưa tham gia vào tái cấu trúc SCB nên HĐXX xem xét lại vị trí, vai trò của mình tại SCB.
—
被告张美兰确认,她没有对自己的无罪提出上诉,但要求上诉法院审查她的犯罪行为和犯罪背景。
11月4日下午,胡志明市高级人民法院对万盛发集团(VTP)、西贡商业股份银行(SCB)及相关单位案件进行第一阶段上诉审理。
被告人张美兰在最初的证言中确认,他没有上诉自己的无罪,而是要求上诉法院重新考虑犯罪行为,犯罪的背景……
—
Bà Trương Mỹ Lan xin lại du thuyền, biệt thự, siêu xe
Thứ hai, 04/11/2024 – 17:30
Tại tòa phúc thẩm, bà Trương Mỹ Lan xin được giải tỏa kê biên nhiều bất động sản trên đường Nguyễn Huệ (quận 1, TPHCM), một du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô cùng hàng loạt tài sản khác.
Chiều 4/11, TAND Cấp cao tại TPHCM tiếp tục xem xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm.
Trong buổi sáng, HĐXX hoàn tất các thủ tục và dành thời gian tóm tắt bản án sơ thẩm dài hơn 300 trang. Bước vào thời gian làm việc buổi chiều, HĐXX bắt đầu thẩm vấn các bị cáo.
Bà Trương Mỹ Lan nói không kêu oan
Sau khi HĐXX hỏi các bị cáo có vai trò chủ chốt trong vụ án, tòa chuyển sang hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan.
Trong phần trình bày của mình, bà Lan nhiều lần khóc nghẹn, những thành viên trong HĐXX phải liên tục nhắc bị cáo bình tĩnh.
Trước tòa, bị cáo nói không kêu oan nhưng mong HĐXX xem xét lại toàn bộ hành vi phạm tội và những đóng góp của bản thân bà đối với xã hội. Từ đó, bà chủ Vạn Thịnh Phát xin tòa phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt cho mình.
HĐXX hỏi bị cáo có sử dụng tài sản của SCB hay không, bà Lan trình bày lòng vòng về hành trình gia đình bà tạo lập Vạn Thịnh Phát. Bị cáo nói cho SCB mượn các tài sản cá nhân nhằm tái cơ cấu nhà băng này, phủ nhận cáo buộc chiếm đoạt tiền.
Khi tòa hỏi nguồn tiền để tạo lập các tài sản, bị cáo Trương Mỹ Lan khai trước năm 1975, gia đình bà là tiểu thương có tiếng tại chợ Bến Thành. Sau đó, bà bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm khắp Việt Nam, mở rộng ra các nước trong khu vực. Năm 1992, bà Lan thành lập Vạn Thịnh Phát và bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản và nhà hàng, tích lũy vốn trong nhiều năm.
Tiếp đó, bà Lan mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho tất cả bị cáo trong vụ án để họ sớm trở về làm lại cuộc đời. Người phụ nữ này cho rằng, những đồng phạm thực hiện hành vi sai phạm chỉ vì muốn cứu SCB.
Sau khi trình bày những nội dung liên quan tới vụ án, bà Lan mong muốn xin lại các tài sản đang bị kê biên, phong tỏa trong quá trình điều tra.
Cụ thể, bị cáo xin tòa giải tỏa 2 tòa nhà trên đường Trần Cao Vân và Lê Lợi (quận 1) vì đây là tài sản mẹ của bà cho riêng Trương Huệ Vân (cháu bà Lan), không liên quan vụ án.
Đồng thời, bà cũng xin giải tỏa kê biên căn biệt thự cổ trên đường Võ Văn Tần (quận 3). Điều này đã được bà trình bày rất nhiều tại phiên tòa sơ thẩm. Bị cáo nói đây là tài sản riêng của gia đình, có giá trị lớn về mặt văn hóa, di sản.
Ngoài ra, bà đề nghị HĐXX giải tỏa tòa nhà số 19-25 Nguyễn Huệ (quận 1). Nữ bị cáo nói xin lại tài sản này để cho thuê, lấy tiền tu sửa biệt thự trên đường Võ Văn Tần vì nhiều năm nay SCB không thanh toán tiền thuê nhà.
Bà chủ Vạn Thịnh Phát cũng xin lại căn nhà số 78 Nguyễn Huệ (quận 1) vì đây là tài sản mua cho con gái và xin lại một du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô đang bị kê biên trong quá trình điều tra vụ án.
Ngoài ra, bà Lan xin lại hàng loạt tài sản như sổ tiết kiệm, các bất động sản làm trụ sở Vạn Thịnh Phát vì được tạo lập trước khi bà tham gia tái cơ cấu SCB.
Hồi tháng 4, TAND TPHCM xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan 20 năm tù tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù tội Đưa hối lộ và tử hình tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt bị cáo Lan phải chấp hành là tử hình.
—
张美兰要求归还她的游艇、别墅和超级跑车
张美兰在上诉法院请求解除对阮惠街(胡志明市第一区)多处房产、一艘游艇、2艘船、19辆汽车的扣押以及其他一系列资产。被告称,这是该家庭的私有财产
在陈述过程中,张美兰多次哭泣
2024.11.4 Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa phúc thẩm xin giảm án tử hình
Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa phúc thẩm xin giảm án tử hình
Sáng 4/11, TAND Cấp cao tại TPHCM mở phiên tòa phúc thẩm, xem xét đơn kháng cáo bản án tử hình của bà Trương Mỹ Lan về tội Tham ô gây thiệt hại 677.000 tỷ đồng cho SCB (giai đoạn một của vụ án).
Sáng 11/4, Tòa án Nhân dân (TAND) Cấp cao tại TPHCM đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 47 bị cáo khác. Các tội danh bao gồm: Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Tham ô tài sản, Đưa và nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.
—
张美兰在上诉法庭请求减轻死刑
11月4日上午,胡志明市高级人民法院(人民法院)对被告张美兰及其他47名被告进行上诉审理。犯罪行为包括:违反信贷机构业务放贷规定、贪污财产罪、行贿受贿罪、滥用职权罪、违反银行业务规定等。
上午6时15分左右,护送张美兰及被告的车队抵达胡志明市高等法院。
许多相关个人和单位旁听了庭审。法院还传唤了 Quoc Cuong Gia Lai 股份公司等 5 名具有相关权利和义务的人
参加庭审的律师近100名,为被告人、受害人及相关人的合法权益进行辩护和维护,其中张美兰有5名律师。
法庭内准备了许多LED屏幕,供受害者和相关人士观看Van Thinh Phat案第一阶段的上诉审判。
审判团由3名资深法官组成,主席为Huynh Thanh Duyen女士(胡志明市高级人民法院经济庭庭长)。
2024.11.4 Sáng 4/11, xem xét đơn kháng cáo bản án tử hình của bà Trương Mỹ Lan về tội Tham ô gây thiệt hại 677.000 tỷ đồng cho SCB (giai đoạn 1)
Sau bản án sơ thẩm, bà Trương Mỹ Lan cùng 47 bị cáo khác kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt. Ngoài ra, bà Lan cũng xin tòa phúc thẩm miễn 673 tỷ đồng án phí.
Phiên tòa phúc thẩm kéo dài đến 25/11, dưới sự điều hành của chủ tọa Huỳnh Thanh Duyên (Chánh Tòa Kinh tế TAND Cấp cao tại TP.HCM).
—
一审判决后,张美兰等48名被告人提出上诉,要求减刑。此外,张美兰还请求上诉法院免除6730亿越南盾的律师费。
上诉审判主席Huynh Thanh Duyen(审判长黄清颜法官, 胡志明市高级人民法院经济法庭庭长),上诉审判将持续到11月25日。
—
Bắt đầu xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát, bị cáo Trương Mỹ Lan sức khỏe ổn định
04/11/2024 – 10:22
Gần 9h sáng 4/11, phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 48 đồng phạm chính thức bắt đầu. Chủ tọa Thẩm phán Huỳnh Thanh Duyên đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Toàn bộ nội dung quyết định được phiên dịch lại cho bị cáo Chu Lập Cơ, chồng Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) nghe.
Tiếp đó, HĐXX kiểm tra lý lịch của các bị cáo. Bị cáo Trương Mỹ Lan thẩm tra lý lịch đầu tiên. Bị cáo Lan cho biết tinh thần ổn định.
Ngoài phòng xét xử chính, TAND cấp cao tại TP.HCM bố trí màn hình lớn tại 2 phòng riêng dành cho phóng viên, báo chí tác nghiệp.
Trước đó, theo ghi nhận của phóng viên, công tác an ninh cho phiên tòa đều được thắt chặt. Phía bên ngoài trụ sở TAND cấp cao tại TP.HCM, các lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an, Cảnh sát cơ động, dân quân tự vệ… được huy động nhằm đảm bảo an ninh trật trong thời gian diễn ra phiên tòa.
Phía bên trong trụ sở Tòa án, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phải xuất trình giấy triệu tập và những giấy tờ liên quan mới được vào.
Trong vụ án này, bị cáo Trương Mỹ Lan bị truy tố 3 tội danh “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Theo nội dung vụ án, Ngân hàng SCB được hợp nhất trên cơ sở 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Bị cáo Trương Mỹ Lan, mặc dù không trực tiếp giữ chức vụ tại Ban quản trị, Ban điều hành Ngân hàng SCB, nhưng với việc nắm giữ số lượng rất lớn, chiếm gần tuyệt đối cổ phần Ngân hàng SCB (trên 90%), bố trí người thân tín của mình giữ các chức vụ chủ chốt.
Trương Mỹ Lan đã nắm quyền điều hành, chi phối, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Ngân hàng này, biến Ngân hàng SCB trở thành công cụ tài chính để Lan tổ chức huy động tiền gửi, chỉ đạo các đối tượng là lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng SCB và tại hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do Lan làm chủ, sử dụng hàng nghìn cá nhân, pháp nhân để lập hàng nghìn bộ hồ sơ “khống” đứng tên vay vốn tại Ngân hàng SCB.
Trương Mỹ Lan rút tiền, chiếm đoạt, sử dụng trái mục đích dẫn đến Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỷ đồng.
—
万盛发案上诉审理开始,被告张美兰健康状况稳定
2024 年 11 月 4 日 – 10:22
11月4日上午近9点,被告人张美兰及48名同案犯的上诉庭审正式开始。审判长Huynh Thanh Duyen宣读了对该案进行审判的决定。
接下来,被告张美兰首先接受了状况调查。被告人张美兰称,她精神状态稳定。
除了主法庭外,胡志明市高级人民法院还在两个独立的房间内布置了大屏幕,供记者和新闻工作使用。
此前,据记者了解,庭审安保工作已加强。胡志明市高级人民法院总部外,出动了交警、警察、流动警察、民兵和自卫队……以确保庭审期间的安全和秩序。
—
Danh sách những người kháng cáo (上诉人名单)
Những người kháng cáo bản án sơ thẩm giai đoạn một
STT | Tên bị cáo | Tội danh | Án sơ thẩm |
1 | Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát | Tham ô, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Đưa hối lộ | Tử hình |
2 | Bùi Anh Dũng, cựu chủ tịch HĐQT SCB | Tham ô, Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | Chung thân |
3 | Tạ Chiêu Trung, Thành viên HĐQT SCB | Tham ô; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng | 20 năm |
4 | Võ Tấn Hoàng Văn, cựu tổng giám đốc SCB | Tham ô; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng | Chung thân |
5 | Trương Khánh Hoàng, cựu quyền tổng giám đốc SCB | Tham ô tài sản | 18 năm |
6 | Trần Thị Mỹ Dung, cựu phó giám đốc SCB | Tham ô tài sản | 16 năm |
7 | Hồ Bửu Phương, phó tổng giám đốc tập đoàn Vạn Thịnh Phát | Tham ô tài sản | 20 năm |
8 | Nguyễn Phương Anh, phó giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn Peninsula | Tham ô tài sản | 17 năm |
9 | Đặng Phương Hoài Tâm, phó chánh văn phòng HĐQT Vạn Thịnh Phát | Tham ô tài sản | 15 năm |
10 | Trương Huệ Vân, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát | Tham ô tài sản | 17 năm |
11 | Dương Tấn Trước, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Tường Việt | Tham ô tài sản | 11 năm |
12 | Trần Thuận Hòa, cựu thành viên HĐQT SCB | Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng | 4 năm |
13 | Lê Khánh Hiền, cựu tổng giám đốc SCB | Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng | 5 năm |
14 | Phạm Văn Phi, cựu phó tổng giám đốc SCB | Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng | 8 năm |
15 | Nguyễn Văn Thanh Hải | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 13 năm |
16 | Diệp Bảo Châu, cựu phó tổng giám đốc SCB | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 10 năm |
17 | Nguyễn Cửu Tính, cựu phó tổng giám đốc SCB | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 11 năm |
18 | Khổng Minh Thế, cựu giám đốc phòng Tái thẩm định SCB | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 6 năm |
19 | Mai Hồng Chín, cựu giám đốc phòng Tái thẩm định khối tài chính SCB | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 10 năm |
20 | Mai Văn Sáu Nhở, cựu giám đốc phòng Tái thẩm định SCB | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 12 năm |
21 | Lương Thị Hồng Quế, cựu giám đốc phòng phê duyệt tín dụng khách hàng doanh nghiệp SCB | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 3 năm |
22 | Lê Anh Phương, cựu giám đốc SCB chi nhánh Sài Gòn | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 7 năm |
23 | Phan Tấn Khôi, cựu giám đốc SCB chi nhánh Đông Sài Gòn | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 7 năm |
24 | Hồ Bảo Ngọc, cựu giám đốc SCB chi nhánh Phạm Ngọc Thạch | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 6 năm |
25 | Nguyễn Anh Thép, cựu giám đốc SCB chi nhánh Sài Gòn | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 6 năm |
26 | Nguyễn Ngọc Tú, cựu phó giám đốc SCB chi nhánh Cống Quỳnh | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 4 năm |
27 | Phạm Thế Quảng, nguyên phó giám đốc SCB chi nhánh Bến Thành | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 2 năm |
28 | Lê Văn Chánh, cựu giám đốc phòng định giá và quản lý tài sản SCB | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 5 năm |
29 | Trần Thị Kim Chi, nguyên nhân viên công ty cổ phần Natural Land | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 4 năm |
30 | Đặng Quang Nguyên, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Lavifood | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 3 năm |
31 | Bùi Đức Khoa, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Natural Land | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 11 năm |
32 | Nguyễn Thị Khánh Vân, nguyên nhân viên công ty cổ phần Natural Land | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 4 năm |
33 | Chu Lập Cơ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Times Squre | Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng | 9 năm |
34 | Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dầu khí Đông Phương | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 5 năm |
35 | Đào Chí Kiên, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần dầu khí Đông Phương | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 3 năm |
36 | Hồ Bình Minh, nguyên phó giám đốc Công ty TNHH thẩm định giá MHD | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 6 năm |
37 | Trần Văn Nhị, Phó giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và định giá ATC | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 3 năm |
38 | Nguyễn Thị Phụng, cựu phó cục trưởng cục thanh tra giám sát NHNN | Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ | 4 năm |
39 | Lê Thanh Hà, cựu phó chánh thanh tra NHNN | Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ | 3 năm |
40 | Nguyễn Tuấn Anh, công chức vụ thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng trong nước | Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ | 3 năm |
41 | Nguyễn Duy Phương, cựu thanh tra viên Vụ thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo NHNN | Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ | 2 năm |
42 | Đỗ Thị Nhàn, cựu cục trưởng thanh tra giám sát NHNN | Nhận hối lộ | Chung thân |
43 | Nguyễn Văn Dũng, cựu phó giám đốc NHNN TP HCM | Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ | 11 năm |
44 | Nguyễn Thị Phi Loan, cựu phó chánh thanh tra, giám sát NHNN TP HCM | Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ | 4 năm |
45 | Võ Văn Thuần, cựu phó chánh thanh tra, giám sát NHNN TP HCM | Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ | 7 năm |
46 | Phan Tấn Trung, cựu phó chánh thanh tra, giám sát NHNN TP HCM | Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ | 7 năm |
47 | Đỗ Phú Huy, cựu chủ tịch UBKD và đầu tư SCB | Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng | 14 năm |
48 | Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch HĐQT Công ty Canpella | Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản | 8 năm |
2024.11.4 Hình ảnh bà Trương Mỹ Lan trong ngày xét xử phúc thẩm kháng cáo bản án tử hình
2024.10.27 Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo những nội dung gì của bản án tử hình?
Bà Trương Mỹ Lan trình bày gì khi xin giảm án tử hình?
TP HCM-Trong đơn kháng cáo, bà Trương Mỹ Lan phân trần bản án tử hình đối với một người phụ nữ như bà là quá nặng nề và nghiêm khắc, xin tòa xem xét có đường lối xét xử khoan hồng, nhân đạo.
Kháng cáo của bà Lan cùng 47 người khác về bản án ở giai đoạn một vụ án – sai phạm xảy ra tại SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, sẽ được TAND Cấp cao tại TP HCM xem xét từ ngày 4 đến 25/11.
Trong đơn kháng cáo viết tay dài hơn 5 trang, bà Lan cho rằng TAND TP HCM tuyên phạt bà mức án tử hình về 3 tội Tham ô tài sản, Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là quá nặng nề và nghiêm khắc.
Bà Lan không phân trần đối với các hành vi bị cáo buộc, mà chỉ nói về tâm tư, về quá trình hoạt động kinh doanh, tích lũy khối tài sản của gia đình và việc hình thành Tập đoàn Vạn Thịnh Phát từ năm 2012. “Vì niềm đam mê kinh doanh và muốn xây dựng, cống hiến, với mong muốn tạo nên những công trình tầm cỡ thế giới cho Việt Nam, tôi đã đánh đổi và hy sinh nhiều hạnh phúc của bản thân và gia đình”, đơn kháng cáo nêu.
Theo Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, suốt 20 năm qua bà và gia đình đã có nhiều đóng góp cho xã hội và các hoạt động từ thiện như: xây dựng bệnh viện tặng cho TP HCM; tài trợ cho các lễ hội của thành phố trong các dịp lễ tết… Do đó, vợ chồng bà đã được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng 3 từ năm 2011 và nhiều bằng khen, giấy khen khác.
Đặc biệt, thời điểm Covid-19 bùng phát, bà và chồng đã tìm mọi cách trong bối cảnh cực kỳ khó khăn để mua 25 triệu liều vaccine tài trợ cho người dân, xây dựng hàng loạt bệnh viện dã chiến, cung cấp nhu yếu phẩm cho thành phố…
Bà Lan cũng trình bày về bối cảnh vận động bạn bè, gia đình tham gia giúp hợp nhất 3 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém và tái cơ cấu SCB vào năm 2012. Bản thân bà và toàn thể cán bộ SCB đứng trước áp lực rất lớn và “khó khăn tột cùng khi ngân hàng lúc bấy giờ có tổng tài sản là 144.000 tỷ đồng nhưng tổng nợ phải trả đã lên tới 133.000 tỷ đồng”. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ SCB trong nhiều năm đã cố gắng duy trì hoạt động ổn định, không mất thanh khoản, không vay tái cấp vốn cũng như sử dụng kinh phí của Nhà nước.
“Mạnh mẽ và quyết đoán trong thương trường, nhưng từ sâu thẳm bên trong tôi vẫn là một người phụ nữ đơn độc, thiếu sự hỗ trợ về mặt hiểu biết pháp luật, gánh chịu nhiều áp lực từ dư luận trái chiều. Trong hành trình cuộc đời nhiều bão dông, thực sự tôi không cam lòng. Hằng đêm tôi vẫn luôn day dứt và tự hỏi vì sao tôi và gia đình lại lâm vào cảnh thế này?”, bà Lan giãi bày.
Bà trình bày thêm, dù trong hoàn cảnh nào, suốt quá trình điều tra cho tới phiên tòa sơ thẩm (giai đoạn một) bà luôn tự nguyện mang hết tài sản của mình và phối hợp tích cực cùng SCB để khắc phục hậu quả, xử lý các dự án dở dang để thu hồi đúng giá trị cho SCB
Cuối cùng, bà xin HĐXX và các cơ quan tố tụng xem xét thấu đáo và có đường lối xét xử phù hợp đối với gia đình bà và một số cá nhân khác, để nhận được sự khách quan, công bằng, nhân đạo của pháp luật cũng như sự vị tha khoan hồng của Đảng, Nhà nước.
Bản án sơ thẩm xác định, từ năm 2011, bà Lan thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân để hợp nhất thành SCB. Lợi dụng chính sách của Nhà nước trong đề án tái cơ cấu SCB, bà Lan sử dụng nhà băng như một công cụ tài chính để huy động vốn phục vụ kinh doanh cá nhân và Hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát.
Với việc sở hữu 91,5% cổ phần của SCB thông qua nhiều cá nhân, bà Lan đã chỉ đạo lãnh đạo chủ chốt tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập các hồ sơ khống, rút tiền SCB. Trong đó, từ năm 2012 đến 2017, bà Lan đã chỉ đạo lập hồ sơ khống cho 304 khách hàng, vay 368 khoản. Đến năm 2022, các khoản vay này còn dư nợ hơn 132.000 tỷ đồng cả gốc và lãi. Sau khi cấn trừ vào số tài sản đảm bảo các khoản vay này gây thiệt hại 64.600 tỷ đồng. Hành vi trong giai đoạn này của bà Lan là phạm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỷ đồng, chiếm đoạt 304.000 tỷ; gây thiệt hại gần 130.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh. Do Bộ luật Hình sự 2015 có sự thay đổi về đường lối xử lý đối với các sai phạm xảy ra tại thời điểm trước và sau ngày 1/1/2018 (Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực) nên hành vi này của bà Lan phạm tội Tham ô tài sản.
Trong suốt 10 năm thâu tóm SCB, bà Lan đã chỉ đạo đồng phạm giải ngân cho nhóm công ty trong Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500 khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn gần 1.300 khoản vay dư nợ 677.000 tỷ đồng gốc và lãi.
Ngoài ra, bà còn chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB) 4 lần đưa cho bà Đỗ Thị Nhàn (Cục trưởng Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước) số tiền 5,2 triệu USD; đưa tiền và quà cho các thành viên đoàn thanh tra để bưng bít sai phạm, tạo điều kiện cho SCB được tiếp tục tái cơ cấu. Hành vi này là phạm tội Đưa hối lộ.
Quá trình điều tra, xét xử bà Lan nhận trách nhiệm đối với các thiệt hại đã gây ra cho SCB. Tuy nhiên, bà cho rằng hành vi sai phạm của mình xuất phát từ nhận thức thiếu hiểu biết về Luật các tổ chức tín dụng, nên chỉ phạm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng chứ không Tham ô tài sản; không chỉ đạo Văn Đưa hối lộ.
Ngoài bản án này, bà Lan và 33 người khác còn bị kết tội ở giai đoạn hai vụ án xảy ra Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Hôm 17/10, bà Lan bị tòa sơ thẩm tuyên phạt án chung thân về 3 tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (30.081 tỷ đồng của 35.824 trái chủ) thông qua việc phát hành trái phiếu khống; Rửa tiền (445.747 tỷ đồng) và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (4,5 tỷ USD – tương đương 106.730 tỷ đồng).
—
张美兰在要求减刑时提出了什么?
张美兰在上诉中解释说,对她这样的女性判处死刑过于严厉和严厉,要求法院考虑采取宽大和人道的审判方式。
张美兰和其他47人就SCB和Van Thinh Phat集团发生的违法行为第一阶段的判决提出的上诉,将于11月4日至25日由胡志明市高级人民法院审理。
张美兰在一份超过5页的手写上诉书中表示,胡志明市人民法院因在组织信用活动中贪污财产、受贿、违反借贷规定等3项罪名判处她死刑过于沉重和严格。
张美兰没有详细说明涉嫌的行为,只是讲述了她的想法、企业运作的过程、家族资产的积累以及自2012年以来万盛发集团的组建。“因为我对商业的热情,怀着为越南创造世界级项目的愿望,我拿自己和家人交换建设和贡献,牺牲了很多幸福。”
—
Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo những nội dung gì của bản án tử hình?
Trong đơn kháng cáo bản án sơ thẩm giai đoạn 1, bà Trương Mỹ Lan mong được xem xét thấu đáo và có đường lối xử lý phù hợp để nhận được sự công bằng, khách quan.
Sau khi nghe phán quyết với mức án tử hình, bà Trương Mỹ Lan đã có đơn kháng cáo dài 6 trang để kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM.
Theo bà Lan, bản án sơ thẩm tuyên mức án tử hình đối với một người phụ nữ như bà là quá nặng nề và nghiêm khắc.
Trong đơn kháng cáo, bà Lan đã trình bày lại quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Từ năm 1975, bà Kha Yêu (mẹ bà Trương Mỹ Lan) là tiểu thương tại chợ Bến Thành, quận 1 kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng. Sau đó chuyển từ mô hình kinh doanh sang trung tâm thiết bị vật tư du lịch với nhiều cửa hàng vàng, bạc, đá quý… và từ năm 1992 đến nay là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Gia tộc của bà đã tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, xây dựng bệnh viện và có nhiều đóng góp trong đợt dịch COVID-19.
Bà Lan trình bày, bà đã cùng các cổ đông, người thân và bạn bè giúp Ngân hàng SCB tái cấu trúc kịp thời nhằm ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính quốc gia.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cho rằng SCB là ngân hàng thương mại cổ phần với hàng nghìn cổ đông, khách hàng, không phải công ty trách nhiệm hữu hạn mà quy buộc cá nhân bà phải chịu trách nhiệm toàn bộ. Dù trong hoàn cảnh nào, suốt quá trình điều tra cho đến khi xét xử sơ thẩm, bà Lan luôn thể hiện sự tự nguyện mang hết tài sản và tích cực phối hợp cùng SCB để khắc phục hậu quả.
Trong đơn kháng cáo, bà Lan kính mong HĐXX và các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét thấu đáo và có đường lối xử lý phù hợp để bà nhận được sự công bằng, khách quan đảm bảo tinh thần nhân đạo của pháp luật.
—
张美兰对死刑判决的哪些内容提出上诉?
张美兰介绍了万盛发集团的组建和发展历程。自1975年以来,Kha Yeu女士(Truong My Lan女士的母亲)一直是第一区Ben Thanh市场的小商贩,销售消费品。然后,商业模式转变为旅游装备和用品中心,拥有许多金、银、宝石商店……Van Thinh Phat集团从1992年至今
2024.10.23 TAND Cấp cao tại TPHCM đã ấn định ngày xét xử phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan, giai đoạn 1. Phiên tòa diễn ra từ ngày 4.11 đến 25.11
Từ ngày 4.11, xét xử phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan giai đoạn 1
TPHCM – TAND Cấp cao tại TPHCM đã ấn định ngày xét xử phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan, giai đoạn 1. Phiên tòa diễn ra từ ngày 4.11 đến ngày 25.11.
Ngày 23.10, TAND Cấp cao tại TPHCM đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm xem xét kháng cáo đối với bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 47 bị cáo khác về các tội: “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; “tham ô tài sản”; “đưa hối lộ”; “nhận hối lộ”; “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; “vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.
Phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra từ ngày 4.11 đến ngày 25.11. Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Huỳnh Thanh Duyên.
Phiên tòa phúc thẩm được mở do có 48 bị cáo kháng cáo bản án sơ thẩm trước đó. Bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) kháng cáo toàn bộ bản án.
Bên cạnh đó, bị hại là Ngân hàng SCB cùng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai, ông Nguyễn Sơn Hoa, Công ty CP T&H Hạ Long, Công ty Âu Lạc Quảng Ninh cũng có kháng cáo.
Tại phiên tòa sơ thẩm vào ngày 11.4, TAND TPHCM tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. Theo đó, HĐXX TAND TPHCM đã tuyên tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan về tội Tham ô tài sản, 20 năm tù tội Đưa hối lộ và 20 năm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp hình phạt tử hình đối với bị cáo Trương Mỹ Lan.
HĐXX nhận định, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan không tỏ ra ăn năn hối lỗi, không thừa nhận hành vi phạm tội đúng như cáo trạng truy tố. Bên cạnh đó, bị cáo phạm tội nhiều lần, đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà nước, Ngân hàng SCB, nhân dân… nên cần nghiêm trị với mức hình phạt nghiêm khắc. Từ đó, HĐXX tuyên áp dụng khung hình phạt nghiêm khắc nhất đối với bị cáo Trương Mỹ Lan là tử hình.
Theo cáo trạng, bị cáo Trương Mỹ Lan sở hữu tới 91,5% cổ phần của SCB và là cổ đông có “quyền lực” để thao túng toàn bộ hoạt động của SCB, phục vụ cho các mục đích của mình.
Để lấy tiền từ SCB, bị cáo Lan và đồng phạm đã thực hiện một chuỗi hành vi: Tuyển chọn, bố trí nhân sự vào các vị trí chủ chốt tại SCB; thành lập một số đơn vị thuộc SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu; thành lập, sử dụng hàng ngàn “công ty ma”…
Cùng với đó là thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; tạo lập hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ SCB; lập phương án rút tiền, “cắt đứt” dòng tiền sau giải ngân; bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu, để che giấu sai phạm; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước làm trái công vụ.
Từ năm 2012 đến 2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ, cho vay, giải ngân 2.527 khoản (gồm 1.057 khoản khách hàng cá nhân, 1.470 khoản khách hàng tổ chức) với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng.
Đến ngày 17.10.2022 (thời điểm khởi tố vụ án), còn 1.284 khoản vay (gồm 440 cá nhân vay 512 khoản, 435 tổ chức vay 772 khoản) với dư nợ hơn 677.000 tỉ đồng không có khả năng thu hồi.
—
胡志明市高级人民法院确定了张美兰案第一阶段上诉审判的日期。审判将于11月4日至11月25日进行。
—
Tòa xét đơn xin giảm án tử hình của bà Trương Mỹ Lan trong 20 ngày
TP HCMTAND Cấp cao sẽ xem xét kháng cáo bản án tử hình của bà Trương Mỹ Lan về tội tham ô gây thiệt hại 677.000 tỷ đồng cho SCB (giai đoạn một vụ án) từ ngày 4 đến 25/11.
Tòa phúc thẩm cũng xem xét đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 46 bị cáo khác về các sai phạm liên quan đến Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trong đó có ông Chu Lập Cơ (chồng bà Lan), Trương Huệ Vân (cháu bà Lan), Đỗ Thị Nhàn (cựu cục trưởng thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước)…
Riêng ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch tập đoàn Capella xin giảm nhẹ hình phạt 8 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản vì chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng của bà Lan.
Tòa cũng xem xét kháng cáo của bị hại trong vụ án là SCB cùng một số cá nhân, tổ chức có liên quan, trong đó có Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.
张美兰四月在一审中
HĐXX gồm 3 thẩm phán cao cấp, do Chánh Tòa Kinh tế TAND Cấp cao tại TP HCM Huỳnh Thanh Duyên làm chủ tọa.
Tham gia phiên tòa có gần 100 luật sư bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bị cáo, bị hại, người liên quan. Bà Lan có 5 luật sư là Phan Trung Hoài, Giang Hồng Thanh, Nguyễn Huy Thiệp, Phan Minh Hoàng, Nguyễn Thị Huyền Trang.
Hồi tháng 4, TAND TP HCM xử sơ thẩm tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt, bị cáo phải chấp hành án tử hình.
—
法院20天内审议张美兰减刑申请
胡志明市高级人民法院将于11月4日至25日考虑对张美兰因贪污罪对SCB造成677万亿越南盾损失的死刑判决提出上诉(第一阶段案件)。
发表回复