Vietnam! bị cáo, cho vay lãi nặng, vay nặng lãi, Thiên Minh Đức, Tập đoàn Thiên Minh, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, Hàn the chả heo, mua bán người, lừa đảo, Buôn người, Lừa đảo Xuyên biên giới, nhận tiền mua búp bê Baby Three nhưng không giao hàng, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đòi nợ thuê giang hồ, mua bán thận, giết người, sát hại nữ giáo viên ở Lào Cai 2025.1.18-1.27

2025.1.27 Nghi phạm sát hại nữ giáo viên ở Lào Cai đã đầu thú
Theo nhà chức trách, nghi phạm sát hại cô N.L.T. (29 tuổi) là Phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Tả Van Chư.
Sáng 27/1, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo huyện Bắc Hà (Lào Cai) cho biết, cơ quan công an đang tiếp tục làm rõ vụ án mạng xảy ra tại xã Tả Van Chư khiến một nữ giáo viên tử vong.
Theo vị lãnh đạo, nghi phạm trong vụ việc được xác định là Tải Văn Q. (SN 1986, ở huyện Bắc Hà), Phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Tả Van Chư.
Qua xác định ban đầu, khoảng 22h40 ngày 21/1, Q. tham dự buổi sinh nhật của chị Vũ Kiều L. (46 tuổi), giáo viên cùng trường. Trong quá trình tổ chức sinh nhật, mọi người ăn cơm và uống rượu tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Tả Van Chư.
Tại bữa ăn, anh Vàng Văn B. (32 tuổi, giáo viên nhà trường) ngồi cạnh cô N.L.T. (29 tuổi) và có cử chỉ thân mật với nhau, nên Q. ghen tuông.
Tới khoảng 22h40 cùng ngày, T. vào phòng Q. và bảo Q. ra ngoài nói chuyện. Cả hai đi bộ ra khu vực đồi cây cách trường khoảng 1km để nói chuyện.
Sau đó hai người cãi cọ, giằng co nhau. Q. càng ghen tuông và bực tức, nên đã vật T. nằm xuống đất, nhét áo phông vào miệng T. và dùng hai tay bịt miệng, mũi.
Một lúc sau, khi không thấy T. cử động., Q. kiểm tra thì thấy T. đã chết nên tìm cách giấu xác nạn nhân. Sau khi gây án, Q. điều khiển xe máy vào huyện Si Ma Cai rồi lên đồi trốn.
Đến 8h ngày 24/1, Q. đến Công an xã Tả Van Chư đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Công an huyện Bắc Hà đang phối hợp với các cơ quan chức năng củng cố hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ việc.

2025.1.27 Đường dây lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị triệt phá: Hơn 13.000 bị hại có cơ hội lấy lại tiền không?

60 đối tượng bị bắt khi vừa nhập cảnh các cửa khẩu tại khu vực biên giới hoặc tới các sân bay trong nước định về quê ăn Tết sau một năm lừa đảo.

Liên quan đến vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị triệt phá, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đang tiếp tục điều tra điều tra mở rộng vụ án về các hành vi có dấu hiệu của tội Rửa tiền và tổ chức cho người khác trốn, ở lại nước ngoài trái phép và truy bắt các đối tượng liên quan.

Hiện tại, Công an tỉnh Bắc Ninh đã làm rõ, xác định có 42 đối tượng đủ căn cứ để khởi tố bị can, trong đó ra quyết định tạm giữ hình sự 38 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cơ quan Công an cũng đề nghị những ai là bị hại từ những thủ đoạn trên thì liên hệ ngay Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh để phối hợp điều tra, giải quyết; đồng thời yêu cầu các đối tượng liên quan ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Chia sẻ về chuyên án, Đại tá Bùi Chiến Thắng – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh, Trưởng Ban Chuyên án cho biết, trong quá trình phá án, Công an tỉnh Bắc Ninh đã nhận được sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của Công an các tỉnh, các Cục nghiệp vụ Bộ Công an.

Hiện công an Việt Nam đang phối hợp phía nước bạn tiếp tục truy bắt các đối tượng chưa về Việt Nam hoặc đã về Việt Nam còn đang lẩn trốn

Thông tin trên VTV về việc truy thu số tiền nhóm đối tượng đã lừa đào, Đại tá Thắng cho biết hiện cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Bắc Ninh đã phong tỏa số tài khoản của các đối tượng này.

Tuy nhiên thực tế, đa phần số tiền lớn của người dân bị chiếm đoạt đều trong những số tài khoản ngân hàng do đối tượng cầm đầu là người nước ngoài quản lý, nên việc lấy lại tiền cho người dân là rất khó khăn.

“Chúng tôi gặp phải khó khăn lớn khi các đối tượng hoạt động ở ngoài phạm vi biên giới của nước ta, trong một nhóm kín có tổ chức rất chặt chẽ, phân công cụ thể tới từng thành viên trong tổ chức đó. Những thông tin để thu thập trước khi phá án về hoạt động phạm tội của các đối tượng cũng gặp khó khăn. Họ nằm rải rác, địa bàn rất rộng. Đặc biệt lực lượng tham gia phá án không hề biết mặt các đối tượng, trong khi đó số lượng những kẻ đó rất đông”, VTC News dẫn lời ông Bùi Chiến Thắng – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh, Trưởng ban chuyên án cho biết.

Qua sự việc trên, Đại tá Thắng cũng có một số kiến nghị với các ngành các cấp trong quản lý dữ liệu cá nhân của công dân, quản lý tài khoản cá nhân. Bởi hiện nay tiền lừa đảo đều qua các tài khoản này và ra nước ngoài mới rút, chứ không phải mang tiền đi đường bộ qua nước ngoài.

Huy động gần 200 lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ để bắt giữ nhóm đối tượng

Công an tỉnh Bắc Ninh ngày 22/1 đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an; 2 Cảng vụ hàng không miền Bắc và miền Nam, các hệ thống ngân hàng, nhà mạng, các cửa khẩu và Công an các tỉnh, thành phố như: Tây Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Quảng Bình, TP.HCM… triệt xóa đường dây sử dụng công nghệ cao lừa đảo xuyên biên giới, với các thủ đoạn tinh vi, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Để có thành quả như vậy, ban chuyên án đã huy động gần 200 lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ chiến sỹ triển khai 43 tổ công tác tại cửa khẩu và các sân bay địa phương để bắt giữ hơn 60 nghi phạm, trong đó có kẻ chủ mưu, cầm đầu hay quản lý, có vai trò quan trọng trong ổ nhóm.

5 đối tượng chính là: Nguyễn Văn Mạnh (36 tuổi, ở tỉnh Quảng Ninh); Đỗ Văn Nghĩa (25 tuổi, ở Lục Nam, Bắc Giang); Đinh Như Quỳnh (23 tuổi, ở tỉnh Phú Thọ); Nguyễn Đức Toàn (32 tuổi ở TP Hải Phòng) và Phạm Thị Huyền Trang (26 tuổi, ở huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng).

60 đối tượng bị bắt khi vừa nhập cảnh các cửa khẩu tại khu vực biên giới hoặc tới các sân bay trong nước định về quê ăn Tết sau một năm lừa đảo.

Theo thông tin trên VTV, 2 tỷ đồng là số tiền mà 1 trong những đối tượng trong đường dây lừa đảo mỗi tháng. Càng lừa được nhiều tiền tiền lương càng cao. Chính vì những cám dỗ vật chất đã khiến cho các đối tượng trở thành những người chủ mưu, quản lý, thậm chí viết kịch bản cho đường dây lừa đảo này.

Trong quá trình làm việc, toàn bộ các nhân viên đều phải sử dụng mã số do công ty đặt khi mới vào làm việc. Mỗi người được đăng ký 1 tài khoản Telegram để trao đổi thông tin nội bộ trong quá trình làm việc, tài khoản này được đặt tên theo mã số do công ty đặt. Tài khoản Telegram này chỉ được sử dụng trên máy tính trong thời gian làm việc tại công ty, không được sử dụng trên điện thoại cá nhân ngoài giờ làm việc.

Cơ quan Công an xác định từ tháng 5/2024 đến nay, các đối tượng đã chiếm đoạt gần 1000 tỷ đồng của hơn 13.000 bị hại trên cả nước. Trong đó có hơn 300 bị hại ở Bắc Ninh với số tiền chiếm đoạt trên 31 tỷ đồng.

Đến hiện tại, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh đã làm rõ, xác định có 42 đối tượng đủ căn cứ để khởi tố bị can, trong đó ra quyết định tạm giữ hình sự 38 đối tượng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tiếp tục điều tra mở rộng vụ án về các hành vi có dấu hiệu của tội: Rửa tiền và Tổ chức cho người khác trốn, ở lại nước ngoài trái phép và truy bắt các đối tượng liên quan.

2025.1.26 Công an Hà Nội bắt giang hồ Hải “Lu”

Theo cáo buộc, Hải “Lu” là đối tượng “đàn anh” có nhiều tiền án, tiền sự, đã tuyển mộ nhiều đàn em để hoạt động đòi nợ thuê.

Tối 26/1, Công an TP Hà Nội cho biết Phòng Cảnh sát hình sự đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Hồng Hải (tức Hải “Lu”, 52 tuổi, quê Hòa Bình) về tội Cưỡng đoạt tài sản.

Ngoài ra, cảnh sát cũng khởi tố Phạm Ngọc An (tức An “Phệ”, ở Hà Nội), Nguyễn Hưng Tiến (tức Tiến “Đen”, ở Hà Nội), Lê Xuân Thủy (45 tuổi, quê Hưng Yên), Lê Đình Chiến (52 tuổi, quê Hà Nam), Hà Thanh Nam (47 tuổi, quê Phú Thọ, lái xe của Hải) cùng về tội danh trên.

Theo cơ quan chức năng, Hải “Lu” là đối tượng “đàn anh” có nhiều tiền án, tiền sự, với nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp với các đối tượng hình sự cộm cán tại TP Hà Nội.

Cơ quan điều tra xác định, Hải “Lu” cầm đầu, chỉ đạo, các hoạt động đòi nợ, siết nợ của băng nhóm.

Mai Hồng Hải, tức Hải “Lu” (Ảnh: Công an cung cấp).

Mặc dù không trực tiếp cho khách vay tiền nhưng lợi dụng “tên tuổi” trong xã hội của bản thân, Hải thường nhận các hợp đồng, “cáp” đòi nợ thuê rồi chỉ đạo hoặc trực tiếp cùng một số đối tượng đàn em như An “Phệ”, Tiến “Đen” – chủ Công ty An ninh Bảo vệ Tâm An có nhiều nhân viên là các đối tượng hình sự xăm trổ – đến nhà hoặc nơi làm việc của các con nợ để uy hiếp, chửi bới.

Chúng ép con nợ phải viết giấy vay tiền, giấy nhận tiền để hợp thức hóa việc đòi tiền.

Sau đó, Hải sẽ thường xuyên chỉ đạo hoặc trực tiếp đi cùng nhiều đàn em đến nhà, công ty, nơi làm việc của khách nợ để phô trương thanh thế, gây sức ép buộc người đang có khoản nợ phải gặp Hải trả tiền hoặc phải làm theo các yêu cầu của bọn chúng.

Theo nhà chức trách, khoảng tháng 1/2024, Nguyễn Khắc Chí Nghĩa (42 tuổi, ở quận Bắc Từ Liêm) nợ tiền ông Tseng Yu-Sin (người Đài Loan, thường được gọi là Tăng) 8 tỷ đồng nên ông này đã ủy quyền cho một người tên Thành đòi nợ giúp.

Sau đó, Thành nhờ Chiến và Thủy. Hai đối tượng này đến gặp Nghĩa và được Nghĩa thỏa thuận sẽ gán khoản nợ cho chị Huyền, do trước đó Nghĩa và Huyền làm ăn nên chị Huyền nợ tiền Nghĩa.

Đồng thời, Nghĩa cũng gọi cho An “Phệ” để nhờ can thiệp. An sau đó gọi cho Hải. Hải “Lu” liền huy động Tiến “Đen” dẫn theo hơn 10 đàn em đến giải quyết việc cho Nghĩa.

Tại đây, khi gặp và biết tiếng của Hải, Tiến, nhóm Chiến – Thủy không dám can thiệp đòi tiền Nghĩa và thống nhất sẽ cùng nhóm của Hải đòi tiền chị Phạm Thị Huyền. Nếu đòi được tiền, hai nhóm sẽ chia mỗi bên 50%.

Do đó, từ ngày 8/3/2024 đến khoảng đầu tháng 6/2024, nhóm Hải “Lu”, Tiến “Đen”, Thủy, Chiến cùng đàn em đã 7 lần tìm gặp chị Huyền để đe dọa, gây sức ép đòi tiền.

Các đối tượng thường tụ tập khoảng 10-20 đối tượng xăm trổ đến quán cà phê tại số 48-D6 Geleximco (phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) nằm đối diện công ty của chị Huyền để gây sức ép, yêu cầu chị phải ra gặp, giải quyết.

Trong đó, ngày 1/4/2024, nhóm của Hải đã đe dọa, chửi bới, bắt ép chị Huyền phải viết giấy cam kết trả nợ số tiền 4,1 tỷ đồng cho Nghĩa để hợp thức hóa việc đòi tiền.

Sau đó, từ ngày 10/4/2024 đến ngày 23/5/2024, dưới sức ép của nhóm giang hồ, chị Huyền đã 3 lần đưa cho các đối tượng tổng số tiền là 2,78 tỷ đồng. Số tiền này, Nghĩa trả cho Hải và Chiến 1,17 tỷ đồng tiền công đòi nợ.

Công an Hà Nội đã mở rộng vụ án, triệu tập các đối tượng đàn em tham gia giúp sức để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

2025.1.26 Cảnh sát Hình sự Đà Nẵng triệt phá tổ chức lừa đảo quốc tế 1.800 tỷ đồng
Chiều 26-1, Thượng tá Lê Văn Tín, Phó trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị vừa triệt phá tổ chức tội phạm lừa đảo quốc tế do đối tượng người Trung Quốc cầm đầu.
6 đối tượng đã bị khởi tố với các tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền”, trong đó có ZHANGMAO (1982, người Trung Quốc) là một trong những đối tượng chủ mưu. Các đối tượng còn lại là người Việt Nam gồm H.T.T (1994, trú tỉnh Thái Nguyên); P.T.K (2003, trú Thọ Xuân, Thanh Hóa), N.Q.T (2001, trú Phong Điền, Huế); N.T.N.A (2004, trú Thái Thụy, Thái Bình); T.D.Ch (1991, trú Thủ Đức, TP.HCM).
Tổ chức tội phạm lừa đảo này hoạt động dưới vỏ bọc Công ty DH889 tại khu Kim Sa 2 (Campuchia), do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu, nhiều người Việt Nam làm nhân viên. Trong khoảng thời gian từ tháng 8-2024 đến nay, các đối tượng đã lừa đảo 1.800 tỷ đồng của 800 nạn nhân người Việt Nam. Trong đó, nạn nhân tại Đà Nẵng 5 tỷ đồng.
Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo thông qua các app đầu tư, app tình yêu, app tiktok, hack telegram. Ngoài việc “rửa tiền” lừa đảo cho công ty của mình, thì Công ty DH889 còn thực hiện việc “rửa tiền” cho các công ty lừa đảo khác trong khu Kim Sa 2.
Các đối tượng người Việt khi qua Campuchia làm việc đều biết là thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, khi trở về nước sẽ bị xử lý. Do vậy khi qua Campuchia làm việc các đối tượng đều sử dụng bằng biệt danh và đều giấu thông tin thật của mình, ngay cả với người làm cùng, vì vậy việc xác minh các đối tượng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các trinh sát phải sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ.
Hiện vụ việc vẫn tiếp tục được điều tra mở rộng.

Đối tượng Nguyễn Kim Xuyến bị bắt – Ảnh: CA Cà Mau
2025.1.25 Đối tượng truy nã đặc biệt Nguyễn Kim Xuyến bị bắt ngày cận Tết
Đối tượng Nguyễn Kim Xuyến bị truy nã đặc biệt vào cuối năm 2024 và bị công an bắt giữ khi đang lẩn trốn tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
Tin từ Công an tỉnh Cà Mau ngày 25/1 cho biết Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Kim Xuyến (SN 1990; ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) khi đối tượng đang lẩn trốn tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
Xuyến đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Cà Mau ra Quyết định truy nã về tội “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép” vào ngày 24/12/2024.
Theo hồ sơ vụ án, bằng chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”, tháng 5/2024, Xuyến đã tổ chức cho 5 người nhập cảnh trái phép sang Campuchia lao động với điều kiện chỉ cần biết đánh máy vi tính là sẽ được nhận vào làm và mỗi người nhận mức lương khoảng 20 triệu đồng/tháng.
Đến đầu tháng 6/2024, anh N. (một trong những người được Xuyến đưa đi) gọi điện thoại về cầu cứu gia đình và nhờ gửi tiền chuộc về.
Người đàn ông này cho biết, công việc ở Campuchia của họ là bị ép đi lừa đảo người khác và phía công ty ở nước bạn cũng thông báo anh và những người khác đã bị bán với giá 30 triệu đồng/người.
Qua quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Cà Mau đã khởi tố Nguyễn Kim Xuyến về hành vi “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”. Tuy nhiên, do Xuyến đang lẩn trốn nên công an đã ra quyết định truy nã đặc biệt đối với Xuyến.
Nhóm người lừa bán Baby Three nhưng khách chuyển tiền xong không giao hàng – Ảnh: Công an cung cấp
2025.1.23 Khởi tố nhóm nhận tiền mua búp bê Baby Three nhưng không giao hàng
Nhóm thanh thiếu niên dùng chiêu thức rao bán Baby Three trên mạng xã hội, lần đầu khách liên hệ mua, những người này nhận chuyển khoản và giao hàng để tạo lòng tin. Tuy nhiên, lần sau nhóm này nhận tiền mà không giao hàng.
Ngày 23-1, đại diện Công an TP.HCM cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận 7 (TP.HCM) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 5 bị can, gồm: Phạm Tấn Dũng (19 tuổi), Phạm Thanh Tài (18 tuổi), Bùi Gia Nghi (19 tuổi), Lê Huỳnh Nhất Thiên (17 tuổi), Phan Ngọc Phương Ngân (19 tuổi) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 2 điều 174 Bộ luật Hình sự.
Theo kết quả điều tra, khoảng tháng 11-2024 Dũng cùng bạn gái là Nghi và nhóm bạn bàn nhau buôn bán gấu bông Baby Three (đựng trong hộp “mù”, khi người mua mở ra sẽ có những búp bê Baby Three khác nhau, tạo tính bất ngờ) trên mạng xã hội Facebook. Để tạo uy tín, lần đầu giao hàng, Dũng và Nghi cùng nhóm bạn giao hàng đàng hoàng.
Khi khách tiếp tục đặt hàng, cả hai yêu cầu chuyển khoản đặt cọc thì Dũng, Nghi không giao hàng và chiếm đoạt tiền của bị hại. Bằng thủ đoạn trên, nhóm này tạo lập nhiều tài khoản Facebook, thuê một căn hộ chung cư trên địa bàn quận 7 để tạo sự tin tưởng và cùng bàn bạc lừa của nhiều bị hại với tổng số tiền hơn 100 triệu đồng. Số tiền bất chính có được, các đối tượng chia nhau tiêu xài.
Ngày 29-12-2024, khi nhóm này đang thực hiện hành vi tương tự thì bị phát hiện. Dũng và Nghi bị đưa về Công an phường 17, quận Gò Vấp làm việc, còn các đối tượng khác tẩu thoát và bị lực lượng công an triệu tập ngay sau đó.
Công an quận Gò Vấp bàn giao các đối tượng cho Công an quận 7 thụ lý theo thẩm quyền. Tại cơ quan điều tra, nhóm thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Sau khi khẩn trương điều tra, xác minh, củng cố hồ sơ, Công an quận 7 đã ra các quyết định trên để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
2025.1.22 Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?

Hà Nội: Đường dây mua bán bộ phận cơ thể người bị triệt phá như thế nào?
Thứ Tư, 22/01/2025, 16:50

Ngày 22/1, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an thông tin chi tiết về đường dây mua bán bộ phận cơ thể người (thận) xảy ra tại TP Hà Nội và các địa phương. Trong đó, một đối tượng đã từng bán thận và có em gái đang chấp hành án về hành vi này.

Đến nay, cơ quan Công an đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố, tạm giam các bị can (đã được Viện KSND TP Hà Nội phê chuẩn) gồm: Nguyễn Văn Tân (SN 1984), trú tại huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Nguyễn Thị Dung (SN 1985), trú tại TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Riêng bị can Võ Thị Cưng (SN 1992) cũng đã bị khởi tố, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

Trước đó, thực hiện Điện số 77 của đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bảo đảm ANTT Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Cục Cảnh sát hình sự đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo các phòng thuộc Cục và Phòng Cảnh sát hình sự, Công an các địa phương đồng loạt ra quân thực hiện. Đồng thời, được sự đồng ý của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Cục Cảnh sát hình sự xác lập chuyên án triệt phá đường dây mua bán bộ phận cơ thể người (thận) xảy ra tại TP Hà Nội và các địa phương; đồng thời giao Phòng Phòng ngừa, điều tra tội phạm mua bán người (Phòng 5) phối hợp với Công an TP Hà Nội và các đơn vị, địa phương đấu tranh chuyên án.

Sau thời gian đủ điều kiện phá án, Phòng 5 chủ trì, phối hợp với Công an TP Hà Nội và các đơn vị, địa phương tiến hành phá án, chỉ đạo 3 tổ công tác triệu tập, áp giải 3 đối tượng về trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội, gồm: Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Thị Dung và Võ Thị Cưng.

Căn cứ tài liệu đấu tranh chuyên án và lời khai của các đối tượng đã khai nhận, để những người có nhu cầu mua, bán bộ phận cơ thể người có thể liên hệ, kết nối, đối tượng Tân sử dụng hoặc trực tiếp chỉ đạo Dung và Cưng dùng tài khoản facebook đăng bài có nội dung cần người hiến thận gấp, hậu tạ cao, kèm theo số điện thoại cần liên hệ và qua một số chân rết tại địa phương (thường là những cá nhân đã từng bán bộ phận cơ thể người) tìm kiếm những người có nhu cầu bán thận và thỏa thuận giá cả, cách thức ghép.

Đối tượng Nguyễn Thị Dung thời điểm vừa bị triệu tập về trụ sở cơ quan Công an.

Thông qua các mối quan hệ quen biết, Tân đã tìm kiếm, trao đổi với những người có nhu cầu ghép thận nhằm lấy thông tin bệnh án, thống nhất giá cả, đặt cọc tiền, trao đổi phương thức thanh toán. Sau khi người bán đồng ý, Tân trực tiếp hoặc chỉ đạo Dung hướng dẫn người bán thực hiện các thủ tục pháp lý tại địa phương, dưới hình thức hiến tặng bộ phận cơ thể người nhằm đảm bảo thủ tục nhân đạo và yêu cầu người bán có mặt tại Hà Nội để các đối tượng dẫn đi kiểm tra, đánh giá sức khỏe, xét nghiệm các chỉ số đặc thù (chỉ số tương thích HLA) phục vụ việc cấy ghép.

Quá trình đi lại, ăn ở, chi phí xét nghiệm của người bán đều được các đối tượng chi trả. Sau khi chọn được các cặp ghép mua, bán thận có chỉ số tương thích LHA đảm bảo điều kiện tiến hành cấy ghép, các đối tượng thống nhất làm thủ tục y tế để bệnh viện tiến hành cấy ghép tạng giữa người mua và người bán.

Để nhóm đối tượng đồng ý tìm kiếm người bán thận đảm bảo điều kiện ghép tạng, người mua phải đặt cọc một khoản tiền. Sau khi tìm được người bán có chỉ số phù hợp, Tân đứng ra thỏa thuận giá cả, cách thức thanh toán với người mua, người bán, giá 1 quả thận khoảng 800 – 950 triệu đồng, chưa bao gồm chi phí phẫu thuật cho người bán và người mua (khoảng 300 triệu đồng), chi phí phát sinh khác (xét nghiệm, ăn ở, đi lại…) do người mua chịu trách nhiệm. Các đối tượng trả cho người bán khoảng 300 – 450 triệu đồng đối với 1 quả thận, không bao gồm chi phí ăn ở, đi lại, xét nghiệm trước khi cấy ghép.

Ngay trước khi tiến hành cấy ghép, người mua hoặc thân nhân người mua phải chuyển số tiền như thỏa thuận cho Tân thông qua tài khoản ngân hàng do đối tượng chỉ định để Tân chuyển cho người bán hoặc thân nhân người bán (hoặc người nhà người mua chuyển thẳng cho người bán hoặc người nhà người bán), hưởng lợi khoảng 160 – 400 triệu đồng đối với 1 ca ghép thành công. Ngoài ra, Tân chia phần hưởng lợi cho các thành viên trong nhóm, tùy thuộc vào vai trò, vị trí của từng đối tượng. Đối tượng Tân và đồng bọn đã tổ chức môi giới thành công cho 2 cặp ghép thận.

Theo đó, anh B.V.H (SN 1998), trú tại tỉnh Sơn La bán thận cho anh N.M.T (SN 1982), trú tại Hà Nội tại một bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. Ngay sau khi thực hiện ca ghép thận, chị N.T.H (là vợ của anh T) chuyển tiền vào tài khoản của Tân, với tổng số tiền 216 triệu đồng. Sau đó, đối tượng Tân trả công cho Dung 40 triệu đồng, còn lại Tân hưởng lợi 176 triệu đồng.

Còn chị N.T.T (SN 1992), trú tại tỉnh Hải Dương bán thận cho anh Đ.X.K (SN 1978) trú tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai tại một bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. Ngay sau khi thực hiện ca ghép thận, người nhà của anh K đã chuyển tiền vào tài khoản của Tân, với số tiền 163 triệu đồng. Tân trả công cho Dung 78 triệu đồng, Cưng 20 triệu đồng và Tân hưởng lợi 65 triệu đồng.

Ngoài ra, có thông tin, tài liệu thể hiện Tân và đồng bọn còn thực hiện môi giới các cặp ghép khác, hiện Ban chuyên án đang tiếp tục xác minh, làm rõ.

Theo trinh sát của Phòng 5, đối tượng Cưng cũng từng bán thận do Tân môi giới và em gái Cưng là Võ Thị Kiều, trú tại tỉnh Bình Thuận đang chấp hành án về tội mua bán bộ phận cơ thể người, năm 2024.

Cục Cảnh sát hình sự đang tiếp tục phối hợp với Công an TP Hà Nội và các đơn vị, địa phương đấu tranh, điều tra mở rộng chuyên án để xử lý triệt để các hành vi phạm tội của các đối tượng bị bắt giữ và làm rõ hành vi phạm tội các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Triệt phá đường dây mua bán thận ở Hà Nội, khởi tố 3 bị can
Thứ Sáu, 11:33, 17/01/2025

Một đường dây mua bán thận hoạt động với thủ đoạn tinh vi vừa được Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an triệt phá, khởi tố 3 đối tượng trong đường dây.

Phòng Cảnh sát Hình sự (PC02 – Công an TP Hà Nội) vừa phối hợp với Phòng 5 – Cục Cảnh sát Hình sự (C02) – Bộ Công an tiến hành điều tra, triệt phá thành công đường dây mua bán thận sử dụng mạng xã hội để tìm người mua, người bán. Các đối tượng thậm chí còn nuôi ăn ở người bán thận, trong quá trình chờ đợi phẫu thuật cấy ghép cho người mua.

Ba đối tượng vừa bị khởi tố trong đường dây gồm: Nguyễn Văn Tân (SN 1984, quê Bà Rịa – Vũng Tàu); Nguyễn Thị Dung (SN 1985, quê Thái Bình); Võ Thị Cưng (SN 1992, quê Bình Thuận).

Quá trình điều tra xác định, Nguyễn Văn Tân là đối tượng từng ghép thận, Nguyễn Thị Dung từng đăng ký hiến thận nhưng không được nên các đối tượng quen biết nhau, nắm được quy trình hiến – ghép thận.

Các đối tượng trong đường dây: Nguyễn Thị Dung (trái), Nguyễn Văn Tân và Võ Thị Cưng

Biết được việc môi giới mua bán thận sẽ thu được nhiều tiền nên các đối tượng đã bàn bạc, cùng nhau lập đường dây mua bán, ghép thận để hưởng lợi cá nhân. Cụ thể tháng 5/2021, chị T. (SN 1992, Hải Dương) do điều kiện kinh tế khó khăn nên đã sử dụng mạng xã hội Facebook để truy cập vào nhóm mua bán thận. Chị T. trả lời bình luận vào một bài viết cần người bán thận và được đối tượng Võ Thị Cưng liên hệ, thoả thuận số tiền bán thận là 370 triệu đồng.

Sau khi hướng dẫn cho chị T. quy trình mua bán thận, Võ Thị Cưng báo lại cho Nguyễn Văn Tân và thoả thuận phí môi giới Cưng sẽ nhận là 20 triệu đồng. Tân đồng ý và Võ Thị Cưng chuyển số liên hệ của chị T. cho Tân để hai người tự liên lạc với nhau.

Theo hướng dẫn của Tân, chị T. đến bệnh viện Quân y 103 gặp Tân và được đối tượng dẫn về nhà trọ tại ngõ 12, đường Phùng Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội) để tạm thời sống ở đây trong quá trình chờ đợi phẫu thuật.

Quá trình chị T. chờ bán thận, Tân thoả thuận với T. giá bán thận là 350 triệu đồng. Sau đó Tân tìm kiếm người mua thuận và liên hệ với anh K. (SN 1978, quê Bình Dương, đang bị suy thận cần ghép). Tân thoả thuận với anh K. giá mua thận là 553 triệu đồng. Ngoài ra, anh K. sẽ phải tự trả chi phí cho ca phẫu thuật. Ngày 28/7/2021, tại bệnh viện Quân y 103, chị T. và anh K. đã tiến hành ghép thận. Sau khi trừ đi các chi phí, Nguyễn Văn Tân được hưởng lợi 45 triệu đồng.

Với thủ đoạn tương tự, nhóm Tân, Dung và Cưng thực hiện một vụ mua bán thận khác vào tháng 10/2021. Trong “phi vụ” này, Nguyễn Văn Tân hưởng lợi 90 triệu đồng, Nguyễn Thị Dung hưởng lợi 78 triệu đồng vì đã môi giới mua bán thận.

Hiện, Phòng PC02 – Công an TP Hà Nội đang tiếp tục điều tra mở rộng làm rõ các đối tượng liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật. Lực lượng chức năng cảnh báo người dân không tìm kiếm các đối tượng môi giới mua bán thận trên mạng xã hội, mà nên đến các cơ sở y tế để khám, điều trị theo đúng quy định.

Vợ chồng làm chả trộn hàn the ở Đà Nẵng bị xét xử tội hình sự, lãnh mức án tương xứng – Ảnh
2025.1.21 Xét xử chủ cơ sở sản xuất chả trộn hàn the
Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đang xét xử cặp vợ chồng chủ cơ sở chuyên sản xuất chả trộn hàn the.
Sáng 21-1, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng xét xử vợ chồng bị cáo Phạm Xu Tý (41 tuổi, trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) và Võ Thị Tuyệt về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Các bị cáo này trong quá trình sản xuất, chế biến chả đã trộn hàn the vào.
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ tháng 4-2024 đến ngày 20-12-2024, ông Tý và vợ đã sử dụng hàn the (phụ gia thực phẩm không nằm trong danh mục được phép sử dụng theo quy định) để sản xuất, chế biến chả các loại.
Số chả này được mang đi tiêu thụ với giá bán 180.000 đồng/kg chả bò, 120.000 đồng/kg chả heo, 120.000 đồng/kg chả da heo, 120.000 đồng/kg chả quết, với số tiền đã thu lợi bất chính 20 triệu đồng.
Vào ngày 20-12-2024, khi kiểm tra cơ sở sản xuất chả của ông Tý, cơ quan chức năng đã phát hiện, thu giữ 518kg chả bò, 97kg chả heo, 90kg chả da heo, 122kg chả quết có chứa chất hàn the với tổng giá trị hơn 134 triệu đồng.
Theo điều tra, trong quá trình sản xuất, do số lượng chả làm ra nhiều, không tiêu thụ hết, không bảo quản được lâu, dễ bị hư hỏng phải vứt bỏ, mất vốn nên ông Tý đã lên mạng xã hội tìm hiểu cách bảo quản chả được lâu hơn.
Ông này xem clip hướng dẫn mua hàn the trộn vào chả để tăng thời gian bảo quản, làm chả tươi hơn, dẻo hơn. Đồng thời đưa clip hướng dẫn cho vợ cùng xem và cả hai thống nhất mua hàn the bỏ vào chả.
Vào tháng 4-2024, ông Tý đến khu vực chợ Cồn (Đà Nẵng) liên hệ với một người (chưa xác định nhân thân, lý lịch) mua 10kg hàn the với giá 300.000 đồng mang về để tại cơ sở sản xuất chả của mình.
Hằng ngày, ông Tý đến chợ lấy thịt heo, thịt bò, thịt mỡ từ 30-50kg rồi mang về cơ sở sản xuất.
Sau khi xay thịt nhuyễn thì ông này hoặc vợ bỏ hàn the vào chả với liều lượng 1 muỗng hàn the/10kg thịt.
Sau khi làm xong, ông Tý mang chả đến bỏ lại cho các tiểu thương đã lấy thịt. Một số chả bán cho khách trực tiếp đến mua.
Bước vào phần xét hỏi, vợ chồng bị cáo Tý thừa nhận hành vi như cáo trạng đã truy tố.
2 đối tượng Lang Thị Năm và Nguyễn Văn Vinh
2025.1.19 Công an Nghệ An bắt 2 đối tượng cho vay lãi nặng
Ngày 19/1, Công an huyện Tân Kỳ cho biết đang tạm giữ hình sự 2 đối tượng Lang Thị Năm (sinh năm 1991) trú tại xã Tân Hợp và Nguyễn Văn Vinh (sinh năm 1983) trú tại xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, với tổng số tiền cho vay hơn 7,5 tỷ đồng.
Lợi dụng nhu cầu cần tiền gấp của người dân để giải quyết công việc, 2 đối tượng Lang Thị Năm và Nguyễn Văn Vinh đã cho người dân tại huyện Tân Kỳ vay tiền với lãi suất lên tới 85.000 đồng/triệu đồng/ngày. Khi người vay không có khả năng trả nợ, các đối tượng tìm mọi cách để đe dọa, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Sau thời gian xác lập chuyên án, Công an huyện Tân Kỳ đã bắt giữ 2 đối tượng trên về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Tân Kỳ phát hiện đối tượng Lang Thị Năm có nhiều dấu hiệu hoạt động phạm tội liên quan đến hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, thường xuyên quan hệ với các đối tượng có tiền án, tiền sự trên địa bàn. Sau khi tiến hành xác minh, Công an huyện Tân Kỳ đã xác lập chuyên án để đấu tranh, làm rõ hành vi phạm tội của đối tượng.
Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ, ngày 14/01/2025, Công an huyện Tân Kỳ phá chuyên án, bắt giữ đối tượng Lang Thị Năm về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Quá trình đấu tranh bước đầu, Công an huyện Tân Kỳ làm rõ, Lang Thị Năm đã nhiều lần cho nhiều người dân trên địa bàn huyện Tân Kỳ vay lãi nặng với lãi suất từ 3.000 đồng đến 85.000 đồng/triệu đồng/ngày. Khi người vay không có khả năng trả nợ, các đối tượng tìm mọi cách để đe dọa, gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Chỉ trong thời gian từ tháng 6/2023 đến tháng 12/2024, Lang Thị Năm đã cho 5 người dân trên địa bàn huyện Tân Kỳ vay nợ tổng số tiền hơn 5,2 tỷ đồng, thu lợi bất chính số tiền gần 1,4 tỷ đồng. Tiến hành đấu tranh mở rộng chuyên án, Công an huyện Tân Kỳ bắt giữ thêm đối tượng Nguyễn Văn Vinh về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Tại cơ quan Công an, qua đấu tranh, 2 đối tượng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Công an huyện Tân Kỳ làm rõ tổng số tiền mà 2 đối tượng này đã cho vay là hơn 7,5 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 1,4 tỷ đồng.
Hiện, chuyên án đang được đấu tranh mở rộng.

2025.1.18 Khởi tố 7 bị can tại Tập đoàn Thiên Minh Đức
Bà Chu Thị Thành, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Minh Đức, cùng thuộc cấp bị khởi tố với cáo buộc tham ô tài sản và in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Ngày 18-1, Bộ Công an cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra đang thực hiện kế hoạch đấu tranh làm rõ các dấu hiệu lãng phí, thất thoát trong quản lý tài chính, thuế và làm rõ hành vi chiếm đoạt Quỹ bình ổn giá xăng dầu với số lượng rất lớn tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức (Tập đoàn Thiên Minh Đức) và các đơn vị có liên quan.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khám xét khẩn cấp 6 địa điểm và triệu tập đấu tranh ghi lời khai các cá nhân tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và các công ty liên quan.
Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Tham ô tài sản; In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” xảy ra tại Tập đoàn Thiên Minh Đức và các đơn vị có liên quan.
Đồng thời Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can đối với bà Chu Thị Thành, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Minh Đức; Lê Thanh An, phó tổng giám đốc; Nguyễn Thị Bích Liên, kế toán trưởng; Chu Đức Mạnh, trưởng phòng kinh doanh về 2 tội danh “tham ô tài sản” và tội “in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước”.
Khởi tố bị can đối với Mai Anh Tuyên, phó tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Minh Đức, về tội “tham ô tài sản”.
Khởi tố 2 bị can về tội “in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” gồm Nguyễn Văn Công, giám đốc Công ty TNHH Hợp Mạnh và Cao Bảo Ngọc, giám đốc Công ty TNHH TMTH xăng dầu Việt Trung.
Cơ quan cảnh sát điều tra áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam đối với Chu Thị Thành, Mai Anh Tuyên, Lê Thanh An, Nguyễn Thị Bích Liên và Chu Đức Mạnh. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Văn Công và Cao Bảo Ngọc.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) phê chuẩn, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các quyết định, lệnh nêu trên đúng quy định của pháp luật. Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để, mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản.
Trước đó ngày 3-1, cảnh sát đã khám xét nhà riêng bà Chu Thị Thành và trụ sở Công ty Thiên Minh Đức cùng một số địa điểm ở TP Vinh. Hiện sai phạm cụ thể của những người liên quan chưa được công bố.

评论

发表回复

您的邮箱地址不会被公开。 必填项已用 * 标注

More posts