国家银行监察清查局原局长被指控受贿
2023年11月18日 16:45:55
[本报消息]公安部调查警察机关日前已完善调查结论,并向最高人民检察院移交卷宗,提议对万盛发集团、西贡商业股份银行(SCB)与相关单位发生案件的86名嫌犯作出案件起诉《决定》。
在86名嫌犯当中,万盛发集团董事长张美兰被提议起诉3项罪名,包括: “贪污财产”、“违反银行活动规定”和“行贿” 罪。
其余嫌犯被起诉涉嫌各项罪名,包括:“贪污财产”、“违反银行活动规定”、“受贿”、“ 利用职权执行公务之便”、“失责成造成严重后果”、“滥用信任侵吞财产”罪等。上述被起诉“受贿”罪嫌犯中,杜氏娴(国家银行监察清查局原局长)被提议起诉受贿520万美元罪名。
据调查结论,杜氏娴是按照阮文兴(国家银行总监察署银行监察清查专责副署长)的指导落实,同时直接指导下属参谋与制定向各级领导汇报清查结论草案。然而,杜氏娴已通过SCB银行总经理武晋黄文收取SCB银行的贿款。
也据上述结论,向SCB银行首次清查时,杜氏娴指导下属阮氏凤(监察团副团长)与综合小组忽视呆账分类近38万亿元数据; 提取风险防备金逾18万7000亿元等,让SCB银行合格化列入监察团报告与清查结论草案并政府报告。
此外,杜氏娴也被指控在清查结果中向国家银行领导汇报多项失实的内容,创造条件给SCB银行继续重组活动。从而导致国家银行、政府没有充分证据、资料以指导惩处SCB银行违规行径,遏止张美兰和其他共犯的不法行径。
越首富張美蘭詐騙3952億 佔該國GDP 6%
2023/11/19 07:20
〔財經頻道/綜合報導〕持有香港身份證的越南女首富張美蘭(Truong My Lan,音譯)涉嫌金融詐騙案,去年遭越南政府逮捕。最新調查指出,張美蘭涉嫌掏空西貢商業銀行(SCB),並挪用客戶資金304兆越南盾(約台幣3952億),約佔越南GDP的6%,相當驚人。
綜合越媒報導,越南女首富、萬盛發集團董事長張美蘭及多名公司職員,去年10月7日突然遭到拘捕。調查人員指控張美蘭涉金融詐騙案,將西貢商銀做為「金融工具」吸金,發行了25批債券,價值超過30兆越南盾。
調查人員還指出,2012年至2022年,張及旗下集團設立數千個法人實體,找來數千名個人作為代表,利用假客戶向西貢商銀申貸,這些貸款有93%流向張,7%流向張的老客戶。
調查並顯示,在2018年2月至2022年10月期間,張美蘭指示下屬準備916份貸款申請書,貸款總額約545兆越南盾,並挪用其中304兆越南盾,造成近130兆越南盾的利息損失。如果加計利息,總額超過 415 兆越南盾(約台幣5395億)。
這起金融詐騙案,連越南央行官員也被控涉入其中。今年3月,越南國家銀行的5名官員,因涉及張美蘭案被捕。目前警方還在追捕兩名前西貢商銀老董和5名員工,其中,1名是中國公民,1名為加拿大公民。
根據最新調查顯示,張美蘭涉嫌掏空西貢商銀及挪用客戶資金達304兆越南盾,約佔越南今年前三季GDP的6%,佔全越南未償房貸餘額的11%。這筆驚人的數字比越南5位億萬富豪的淨資產總和還要多,更是越南首富范日旺身家的3倍。
Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng của SCB
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị cáo buộc chi phối hoạt động của Ngân hàng SCB để chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng – khoảng 12,36 tỷ USD.
Ngày 17/11, bà Lan bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, đề nghị truy tố về ba tội: Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.
Liên quan vụ án, 85 người còn lại bị đề nghị truy tố về các tội: Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ba tội danh trên, bà Lan còn bị khởi tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc phát hành trái phiếu và Rửa tiền. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã tách vụ án này ra để tiếp tục điều tra và xử lý sau.
Theo kết luận điều tra, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là một loại hình công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; đồng thời là một tổ chức tín dụng, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng.
Bà Lan không nắm giữ chức vụ nào tại SCB nhưng là người có quyền tại đây vì từ khi sáp nhập (năm 2012) đến nay bà luôn nắm cổ phần chi phối từ 85% đến 91,5%; số cổ phần còn lại (< 10%) do hơn 4.000 cổ đông nhỏ lẻ nắm giữ.
Theo Bộ Công an, với việc nắm cổ phần chi phối hoạt động, bố trí người thân tín giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng SCB (Hội đồng quản trị, Ban điều hành) nên mọi hoạt động của ngân hàng này “đều cơ bản phục vụ hoạt động” của bà Lan.
Bà Lan bị cáo buộc sử dụng SCB để huy động vốn, sau đó chỉ đạo người tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ hợp thức hóa như một khoản vay để rút tiền. Cơ quan điều tra cho hay dù áp dụng “cách tính có lợi cho bị can” nhưng số tiền bà Lan chiếm đoạt đặc biệt lớn, lên đến 304.096 tỷ đồng của SCB. Đây được xác định là tiền người dân, khách hàng gửi.
Số tiền này đến nay ngân hàng không thể chi trả và còn phát sinh lãi hơn 129.372 tỷ đồng. Như vậy, bà Lan bị cáo buộc gây thiệt hại tổng cộng hơn 415.000 tỷ đồng.
Theo Bộ Công an, từ năm 2018 đến 2020, các nghi phạm liên quan tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và một số công ty, tổ chức còn có “hành vi gian dối, làm trái quy định pháp luật” để tạo lập 25 gói trái phiếu có tổng giá trị hơn 30.000 tỷ đồng. Họ bán lô trái phiếu này nhằm mục đích huy động tiền rồi chiếm đoạt.
Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt số tiền lớn như thế nào
So với quy mô GDP Việt Nam tới cuối quý III năm nay (4,7 triệu tỷ đồng), số tiền 304.096 tỷ đồng mà bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt tương đương 6%.
Xét các chỉ tiêu về hoạt động của ngành ngân hàng, con số này bằng 2,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế (12,75 triệu tỷ đồng) tính tới cuối quý III, bằng 11% tổng dư nợ cho lĩnh vực bất động sản. Số tiền này cũng tương đương với tổng tài sản một ngân hàng quy mô tầm trung trên thị trường hiện nay.
304.096 tỷ đồng cũng nhiều hơn vốn hóa của 9/10 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán hiện nay, chỉ đứng sau vốn hóa của Vietcombank (mã VCB). Cụ thể, kết phiên 15/11, VCB có vốn hóa trên sàn chứng khoán đạt 490.000 tỷ đồng. 9 doanh nghiệp còn lại trong top 10 đều dưới 300.000 tỷ (BIDV – mã BID là 223.300 tỷ đồng; Vinhomes gần 180.500 tỷ đồng còn Vingroup hơn 173.000 tỷ đồng).
Theo Real Time Billionaires
Như vậy, số tiền 12,53 tỷ USD bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt của SCB lớn hơn tổng tài sản của cả 5 tỷ phú Việt Nam (hiện ở mức 11,8 tỷ USD) và gấp 3 lần tài sản của người giàu nhất Việt Nam – ông Phạm Nhật Vượng.
Vụ án liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được C03 điều tra từ ngày 7/10/2022 với 4 người đầu tiên bị bắt là bà Trương Mỹ Lan
Ngày 28/3, C03 khởi tố bà Đỗ Thị Nhàn (cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước) và 4 người của đoàn thanh tra liên ngành thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước về tội
Bộ Công an đang truy nã hai cựu chủ tịch Ngân hàng SCB Nguyễn Thị Thu Sương và Đinh Văn Thành cùng 5 cấp dưới Chiêm Minh Dũng, cựu phó tổng giám đốc SCB; Trầm Thích Tồn, cựu thành viên HĐQT SCB; Sun Henry Ka Ziang, quốc tịch Trung Quốc, thành viên HĐQT SCB; Lam Lee George, quốc tịch Canada, cựu thành viên Hội đồng quản trị SCB; Nguyễn Lâm Anh Vũ, cựu phó giám đốc Chi nhánh Bến Thành SCB.
86 bị can bị đề nghị truy tố
Tội Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản
Thứ bảy, 18/11/2023, 16:04 (GMT+7)
- Trương Mỹ Lan: Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Tội Nhận hối lộ
- Đỗ Thị Nhàn: cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Tội Tham ô tài sản và Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng
- Đinh Văn Thành: cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB
- Bùi Anh Dũng: cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB
- Tạ Chiêu Trung: Tổng giám đốc Công ty CP tài chính Việt Vĩnh Phú, cựu Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB
- Võ Tấn Hoàng Văn: cựu Tổng giám đốc Ngân hàng SCB
Tội Tham ô tài sản
- Trương Khánh Hoàng: cựu quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB
- Trần Thị Mỹ Dung: cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB
- Hồ Bửu Phương: cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán Tân Việt, cựu Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
- Nguyễn Phương Anh: Phó tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula
- Đặng Phương Hoài Tâm: Phó trưởng phòng Văn phòng HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
- Trương Huệ Vân: Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor
- Trương Tấn Phước: Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt
Tội Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng
- Nguyễn Thị Thu Sương: cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB
- Uông Văn Ngọc Ẩn: cựu Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB
- Chiêm Minh Dũng: cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB
- Nguyễn Văn Thanh Hải: cựu Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB
- Nguyễn Thị Phương Loan: Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB
- Võ Thành Hùng: cựu Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB
- Trầm Thích Tồn: Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB
- Trần Thuận Hòa: Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB
- Lê Khánh Hiền: cựu Tổng giám đốc Ngân hàng SCB
- Hoàng Minh Hoàn: Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB
- Bùi Nhân: cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB
- Diệp Bảo Châu: Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB
- Phạm Văn Phi: cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB
- Nguyễn Anh Phước: Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB
- Nguyễn Cửu Tính: cựu Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB
- Đỗ Phú Huy: Chủ tịch Ủy ban kinh doanh và đầu tư Ngân hàng SCB
- Võ Văn Tường: cựu Giám đốc Phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB
- Khổng Minh Thế: cựu Phó giám đốc Khối phê duyệt tín dụng Ngân hàng SCB
- Trần Hoàng Giang: Phó giám đốc Khối phê duyệt tín dụng Ngân hàng SCB
- Từ Văn Tuấn: Phó giám đốc Khối doanh nghiệp Ngân hàng SCB
- Phạm Mạnh Cường: Giám đốc Phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB
- Nguyễn Huỳnh Lan Chi: cựu Trưởng phòng Tái thẩm định Ngân hàng SCB
- Mai Hồng Chín: cựu Giám đốc Phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB
- Mai Văn Sáu Nhở: cựu Trưởng phòng Tái thẩm định Ngân hàng SCB
- Lương Thị Hồng Quế: Giám đốc Phòng phê duyệt tín dụng khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng SCB
- Lê Anh Phương: cựu Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn Ngân hàng SCB
- Phan Tấn Khôi: Giám đốc Chi nhánh Đông Sài Gòn Ngân hàng SCB
- Lưu Chấn Nguyên: Giám đốc Phòng giao dịch Bảy Hiền Ngân hàng SCB
- Hồ Bảo Ngọc: Giám đốc Vùng 2 Ngân hàng SCB
- Nguyễn Anh Thép: cựu Phó giám đốc SCB Chi nhánh Cống Quỳnh, cựu Giám đốc SCB Chi nhánh Sài Gòn
- Võ Triệu Lân: Giám đốc Chi nhánh Chợ Lớn, Ngân hàng SCB
- Nguyễn Ngọc Tú: Phó giám đốc Ngân hàng SCB Chi nhánh Cống Quỳnh
- Nguyễn Lâm Anh Vũ: cựu Phó giám đốc Chi nhánh Bến Thành Ngân hàng SCB
- Phạm Thế Quảng: cựu Phó giám đốc Chi nhánh Bến Thành Ngân hàng SCB
- Huỳnh Thiên Văn: Giám đốc kinh doanh khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng SCB
- Bùi Đức Khoa: Phó tổng giám đốc Công ty CP Natural Land
- Nguyễn Thị Khánh Vân: cựu nhân viên Công ty CP Natural Land
- Trần Thị Kim Chi: cựu nhân viên Công ty CP Natural Land
- Nguyễn Phi Long: nhân viên tài chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
- Đặng Quang Nguyên: cựu Phó tổng giám đốc Công ty CP Lavifood
- Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee Eric, Hồng Kông): Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư quảng trường thời đại Times Square
- Cao Việt Dũng: Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt
- Nguyễn Thanh Tùng: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dầu khí Đông Phương
- Đào Chí Kiên: Phó tổng giám đốc Công ty CP Dầu khí Đông Phương
- Lê Văn Chánh: Giám đốc Khối hỗ trợ kinh doanh Ngân hàng SCB
- Bùi Ngọc Sơn: Phó giám đốc Phòng tái thẩm định Ngân hàng SCB
- Lê Huy Khánh: Giám đốc Công ty TNHH thẩm định giá Tầm Nhìn Mới
- Hồ Bình Minh: Phó giám đốc Công ty TNHH thẩm định giá MHD
- Trần Thị Kim Ngân: Tổng giám đốc Công ty CP thẩm định giá Thiên Phú
- Trần Tuấn Hải: nhân viên thẩm định giá Công ty CP thẩm định giá Thiên Phú
- Trần Văn Nhị: Phó giám đốc Công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC
- Đỗ Xuân Nam: Phó tổng giám đốc Công ty CP tư vấn dịch vụ bất động sản DATC
- Lê Kiều Trang: Phó tổng giám đốc Công ty CP thẩm định giá EXIM
Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
- Nguyễn Văn Hưng: cựu Phó chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (thuộc Ngân hàng Nhà nước)
- Nguyễn Thị Phụng: Phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II
- Bùi Tuấn Khoa: Phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II
- Vương Đỗ Anh Tuấn: Trưởng phòng Thanh tra thuộc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II
- Trần Văn Tuấn: Thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (thuộc Thanh tra Chính phủ)
- Lê Thanh Hà: Phó chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước, cựu Trưởng phòng Kiểm toán ngân hàng 1, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII
- Nguyễn Văn Thùy: cựu Phó trưởng ban Giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
- Nguyễn Tuấn Anh: cựu công chức Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước (thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước)
- Vũ Khánh Linh: Phó trưởng phòng Thanh tra ngân hàng thương mại cổ phần (thuộc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước)
- Trương Việt Hưng: thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (thuộc Thanh tra Chính phủ)
- Nguyễn Duy Phương: thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp
- Nguyễn Văn Dũng: Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM
- Nguyễn Thị Phi Loan: cựu Phó chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM
- Phan Tấn Trung: Phó chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM
- Võ Văn Thuần: Phó chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM
- Nguyễn Tín: cựu Phó trưởng phòng Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng TP HCM thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước
Tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
- Phạm Thu Phong: cựu Trưởng ban Kiểm soát Ngân hàng SCB
- Lưu Quốc Thắng: Trưởng ban Kiểm soát Ngân hàng SCB
- Nguyễn Văn Du: cựu quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước
Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
- Nguyễn Cao Trí: Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella
Truong My Lan accused of manipulating banking operations in Van Thinh Phat case
November 18, 2023 at 17:30:29
Truong My Lan, Chairwoman of the Board of Directors of Van Thinh Phat Group, is facing proposed charges of “Embezzlement of property,” “Violating regulations on banking activities,” and “Bribery.”
The Investigation Police Agency of the Ministry of Public Security has just completed the investigation and transferred the case file to the Supreme People’s Procuracy to propose the prosecution of 86 defendants involved in the case at Van Thinh Phat Group, Saigon Joint Stock Commercial Bank (SCB), and related entities.
Among the accused, Truong My Lan, Chairwoman of the Board of Directors of Van Thinh Phat Group, is facing proposed charges of “Embezzlement of property,” “Violating regulations on banking activities,” and “Bribery.”
The remaining suspects face charges including “Embezzlement of property,” “Violating regulations on banking activities,” “Accepting bribes,” ” Abusing position and power while performing official duties,” “Lack of responsibility, causing serious consequences,” and “Abusing trust to appropriate property.”
Among those accused of the “Accepting bribes” offense, Do Thi Nhan, former Director of the Banking Supervision and Inspection Agency II, is proposed for prosecution, with allegations of receiving a sum of US$5.2 million from SCB through Vo Tan Hoang Van (CEO of SCB).
During the first inspection at SCB, Do Thi Nhan instructed her subordinates, including Nguyen Thi Phung, Deputy Head of the Inspection Delegation, and the synthesis team, to manipulate data by leaving out bad debts of nearly VND38 trillion and risk provisions of over VND18.7 trillion.
The information presented by Nhan inaccurately portrayed the wrongdoings and violations of SCB in various projects.
Do Thi Nhan is also accused of providing misleading information to the leadership of the State Bank of Vietnam on various aspects of the inspection results to create favorable conditions for SCB to continue restructuring. Consequently, the State Bank of Vietnam and the Government lacked sufficient information and documentation to address wrongdoings at SCB and prevent the criminal activities of Truong My Lan and her accomplices at this bank.
Tactics for manipulating banking operations
According to the investigation conclusion, Truong My Lan, as the Chairwoman of the Board of Directors for Van Thinh Phat Group, which encompasses multiple affiliated companies, exploited the banking activities to source capital for the business requirements of Van Thinh Phat Group and its affiliates. Truong My Lan took control of three banks by acquiring a significant portion of their shares, manipulating their operations to serve personal interests.
Accordingly, since December 2011, through the method of having individuals hold shares on her behalf, Truong My Lan has held 81.43 percent of the shares of the former Saigon Joint Stock Commercial Bank under the names of 32 shareholders, 98.74 percent of the shares of Vietnam Tin Nghia Joint Stock Commercial Bank under the names of 36 shareholders, and 80.46 percent of the shares of First Joint Stock Commercial Bank under the names of 24 shareholders.
Following the consolidation of these three banks on January 1, 2012, to form the Saigon Joint Stock Commercial Bank (SCB), Truong My Lan continued to have 73 shareholders to hold over 85 percent of SCB’s shares on her behalf. Concurrently, she continued to acquire and utilize individuals as nominees to augment her ownership stake in SCB to over 91 percent by January 1, 2018.
According to the investigation agencies, as of October 2022, SCB had a charter capital of over VND15.2 trillion, with a total of more than 4,100 shareholders, recognized by the State Bank of Vietnam. Among them, Truong My Lan owns and controls 1.3 billion shares of SCB, accounting for 91.536 percent of the charter capital, facilitated by 27 legal entities and individuals acting as nominees.
With the ownership/control of the SCB shares mentioned above, Truong My Lan appointed or utilized individuals she trusted. These individuals, all well-qualified and with extensive experience in the financial and banking sectors, were placed in crucial positions at SCB to follow her guidance. They were compensated with salaries ranging from VND200-500 million per month for roles such as the Board of Directors, Executive Board, Directors of major branches, and Head of the Board of Supervisors. In reality, all key leaders at SCB were handpicked and given responsibilities by Truong My Lan to run the entirety of SCB’s operations.
By acquiring, holding controlling shares, and directing the bank’s operations via key figures at SCB, Truong My Lan utilized SCB bank with the functions of a joint-stock commercial bank as a financial instrument to attract deposits from people and organizations and mobilize capital from sources that are different from the regulations of the Credit Institutions Law.
However, in its lending operations, SCB predominantly catered to the personal interests of Truong My Lan.
The investigation agency accuses Truong My Lan’s behaviors of violating Clause 1, Article 7, Clause 2, and Article 55 of the Law on Credit Institutions 2010, amended and supplemented in 2017. The actions of the individuals at SCB have contravened the provisions outlined in Article 38 of the Law on Credit Institutions 2010, amended and supplemented in 2017.
State of SCB after being manipulated
According to the Investigation Police Agency of the Ministry of Public Security, from January 1, 2012, to October 7, 2022, SCB provided loans and disbursed funds to 1,366 customers. Among these, 2,527 loans were related to the responsibilities of Truong My Lan and her accomplices, amounting to a total of VND1 trillion. As of October 17, 2022, there are still 875 customers with 1,284 outstanding loans, comprising 512 loans for individual customers and 772 loans for organizational customers, with a remaining debt of over VND677 billion. This includes over VND483 billion in principal and over VND193 billion in interest. All these loans fall into the Group 5 debt category with no potential for recovery.
From January 1, 2018, to October 7, 2022, SCB disbursed funds to 571 customers associated with Truong My Lan’s group, comprising 188 individual customers and 383 organizational customers. This involved a total of 916 loans, including 208 loans for individual customers and 708 loans for organizational customers.
As of October 17, 2022, the remaining total debt was VND545 billion, consisting of VND415 billion in principal and VND129 billion in interest.
The investigation findings on the outstanding debt of over VND483 billion for 875 customers at SCB as of October 17, 2022, provide sufficient grounds for the following conclusion: After taking control of SCB, in order to withdraw money from this bank for personal financial purposes, Truong My Lan utilized trusted individuals in pivotal roles at SCB, including Vo Tan Hoang Van, Nguyen Phuong Hong, Truong Khanh Hoang, and Tran Thi My Dung, alongside key figures at Van Thinh Phat Group, including Ho Buu Phuong and Nguyen Phuong Anh.
They orchestrated the withdrawal of funds from SCB, disguising it as disbursements for legitimized loan applications (fraudulent loans). Notably, there were instances of funds being withdrawn even before the completion of the loan applications. Each withdrawal, at various stages, involved distinct approaches and was delegated to specific groups within Van Thinh Phat to establish phantom companies, draw up investment plans for different projects, and assign departments to calculate collateral assets accordingly.
During the disbursement of the VND483 billion, the Investigation Police Agency of the Ministry of Public Security concluded that Truong My Lan and her accomplices were involved in the embezzlement of property and violations of regulations related to banking activities. Investigative documents reveal that the majority of this amount was disbursed through three units under the headquarters, namely the Wholesale Customer Business Center, the direct business channel for corporate customers, and the hub for real estate loans in Ho Chi Minh City 2. Additionally, three major branches, namely SCB Saigon Branch, SCB Cong Quynh Branch, and SCB Ben Thanh Branch were units/branches compliant with the directives of Truong My Lan and her accomplices.
Trương Mỹ Lan – ‘bà trùm’ dựng lên hệ sinh thái khủng vươn vòi hút chục tỷ USD
Chủ nhật, 19/11/2023 – 08:18
Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan gồm cả nghìn doanh nghiệp, được kết luận đã chiếm đoạt hàng trăm nghìn tỷ đồng qua tín dụng với Ngân hàng SCB và qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Hệ sinh thái ‘khủng’ của Vạn Thịnh Phát
Bà Trương Mỹ Lan (1956) thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát từ năm 1992, ban đầu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Sau này, công ty mở rộng thành Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản với nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ.
Sau nhiều năm, bà Trương Mỹ Lan đã tạo nên một “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát với loạt công ty con, tiêu biểu như: CTCP Vạn Thịnh Phát, CTCP Đầu tư An Đông, CTCP Đầu tư Time Square, Công ty Tập đoàn Sài Gòn Peninsula,…
Đây là nhóm công ty chuyên liên kết đầu tư bất động sản. Ngay từ những ngày đầu thành lập (năm 2007), các doanh nghiệp này được cho là có liên quan đến nhóm cổ đông của Ngân hàng Sài Gòn (SCB) và Tập đoàn VIPD.
Đặc điểm chung của nhóm này là có vốn điều lệ đăng ký “siêu khủng”, đều trên dưới 10.000 tỷ đồng.
Vạn Thịnh Phát có hai công trình lớn là Khách sạn Thương mại An Đông – Windsor Plaza Hotel, cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence.
Tại TP.HCM, bà Trương Mỹ Lan được mệnh danh là “bà trùm” của những dự án bất động sản “khủng” nằm tại nhiều vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn như Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Union Square…
Bên cạnh đó, Vạn Thịnh Phát còn sở hữu hàng loạt siêu dự án khác như: Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence, Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza; nhà hàng cà phê Central Nguyễn Huệ, nhà hàng Hữu Nghị và nhà hàng Đức Bảo, đều nằm ở trung tâm Quận 1, TP.HCM.
Trong một thời gian dài, Vạn Thịnh Phát được xếp vào hàng những công ty gia đình lớn và bí ẩn nhất Việt Nam. Tin tức về lãnh đạo doanh nghiệp này rất ít và gần như không tiếp xúc với truyền thông.
Thông tin về Vạn Thịnh Phát được biết đến nhiều hơn sau đám cưới giữa Trương Huệ Vân – doanh nhân thế hệ thứ tư của Trương gia tộc – với ca sĩ, nhạc sĩ Thanh Bùi hồi cuối năm 2013.
Trong năm 2022, Vạn Thịnh Phát được nhắc tên nhiều trên báo chí với vai trò có liên quan đến 2 công ty trúng đấu giá đất ở Thủ Thiêm.
Cụ thể là CTCP Sheen Mega trúng đấu giá lô 3-8 với mức giá 4.000 tỷ đồng và CTCP Dream Republic mua lô 3-5 với giá 3.820 tỷ đồng. Tuy nhiên, hai công ty này cũng “nối gót” Tân Hoàng Minh bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất Thủ Thiêm.
Nổi bật nhất trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát là nhóm các định chế tài chính, gồm Ngân hàng SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt, CTCP Đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú. Ngân hàng SCB được xem là tổ chức chính cấp vốn cho các doanh nghiệp trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.
Bà Trương Mỹ Lan thường xuyên nắm giữ 80-90% cổ phần Ngân hàng SCB qua việc nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần và có tiếng nói quyết định tại ngân hàng có quy mô tài sản lên tới hơn nửa triệu tỷ đồng này.
Bà Trương Mỹ Lan và hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát rút tiền của SCB thông qua các doanh nghiệp bất động sản, nhà hàng, khách sạn; thông qua các công ty ma, dự án ma với các tài sản chưa đủ điều kiện pháp lý, tài sản bị nâng khống giá trị…
Bên cạnh đó, bà Trương Mỹ Lan còn có mạng lưới nhiều công ty vỏ bọc tại các vùng lãnh thổ, quốc gia “thiên đường thuế”.
Theo kết luận điều tra của Cơ quan điều tra Bộ Công an, quá trình hoạt động, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xây dựng hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước, với hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện pháp luật hoặc là người có quan hệ họ hàng, cán bộ, công nhân viên.
Hàng loạt bê bối
Trong thập kỷ qua, Vạn Thịnh Phát được xem là một trong những tập đoàn hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, có tiềm lực tài chính được cho là rất mạnh, thường xuyên có mặt ở những dự án rất lớn và các thương vụ thâu tóm đình đám.
Ngoài tiếng tăm trong kinh doanh, nữ doanh nhân này không ít lần bị nhắc tên trong các vụ bê bối.
Năm 2014, bà Trương Mỹ Lan được ông Dương Chí Dũng nêu tên tại phiên tòa xét xử ông Dương Tự Trọng, liên quan tới một lãnh đạo cấp cao Bộ Công an.
Năm 2016, báo chí cũng nhắc nhiều đến tên bà Lan vì một số nhân vật trong “Hồ sơ Panama” có tên giống với tên vợ chồng bà. “Hồ sơ Panama” là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử thế giới, tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực chuyển tiền ra nước ngoài từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015.
Năm 2017, cái tên Trương Mỹ Lan tiếp tục gây xôn xao với thông tin bà cùng 9 thành viên khác trong gia đình nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam. Sau đó, bà cùng người thân đều rút hồ sơ và được trả lại.
Bà cũng từng là bị đơn trong một vụ kiện đòi nợ của một Việt kiều Hong Kong.
Trong năm 2022, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị Thanh tra Chính phủ nêu tên có sai phạm trong các dự án chuyển đổi nhà, đất tại TP.HCM.
Hồi tháng 10/2022, nữ doanh nhân Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát – bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong hai năm 2018-2019
Trong khoảng thời gian này, một số công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát như CTCP Thiết kế và trang trí nội thất Norah và CTCP Tập đoàn đầu tư An Đông (chủ đầu tư của Khách sạn Thương mại An Đông) đã huy động trái phiếu trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng (tương đương cả tỷ USD) một cách âm thầm lặng lẽ. Nhiều trái phiếu được tư vấn phát hành bởi CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVSI), được bảo lãnh thanh toán bởi Ngân hàng SCB. Một số không có bảo lãnh, không có tài sản đảm bảo.
Nhiều doanh nghiệp trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát có người Hoa đứng đầu/từng đứng đầu như Norah, Đầu tư Sài Gòn Pearl…
Vạn Thịnh Phát cũng được cho là liên quan tới nhóm cổ đông bí ẩn gốc Hoa có hoạt động thâu tóm đất vàng tại TP.HCM, như trường hợp 6.000m2 tại 2-4-6 Hai Bà Trưng (Quận 1, TP.HCM) sau khi bị lộ ra từ một báo cáo của Kiểm toán Nhà nước liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 của Sabeco.
Ngày 17/11, bà Lan bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố về ba tội: Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản. Bà Lan bị cáo buộc chi phối hoạt động của Ngân hàng SCB để chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng – khoảng 12,4 tỷ USD.
发表回复