越南首富張美蘭涉詐騙近千億港元 約為越南首3季GDP的6%
出版:2023-12-18 18:50
更新:2023-12-18 20:20
越南最高人民檢察院12月15日發布公訴書,起訴包括越南女首富、萬盛發集團創辦人兼主席張美蘭在內的86人。張涉嫌掏空西貢商業銀行(SCB),並挪用客戶資金304萬億越南盾(約977億港元)。
這筆款項約為越南首三季本地生產總值(GDP)6%、越南全國未償還按揭餘額的11%。這筆錢比越南5位億萬富豪的身家加起來還要多,更是越南首富范日旺身家的3倍。
張美蘭及多名公司職員已在2022年10月7日被捕。她是華裔人士,1956年在越南出生。她的丈夫是香港人朱立基,而她也持有香港身份證。
越南最高人民檢察院指控她行賄、違反銀行監管規定,以及挪用公款。
調查人員指控她涉將SCB當成「金融工具」吸金,發行25批債券,價值超過30萬億越南盾。
調查人員指出,在2012年至2022年,張及旗下集團設立數千個法人實體,安排數千個人作為代表,利用假客戶向SCB申請貸款。這批貸款有93%流向張;7%流向張的老客戶。
張在2018年2月至2022年10月指示下屬準備916份貸款申請書,貸款總額約545萬億越南盾,並挪用其中304萬億越南盾,導致129萬億越南盾(約415億港元)的利息損失。如計入利息,利息損失總額則逾415萬億越南盾。
Truy tố bà Trương Mỹ Lan và 85 bị can vụ Vạn Thịnh Phát
16/12/2023 8:06
(PLO)- Bà Trương Mỹ Lan bị truy tố về các tội tham ô tài sản, đưa hối lộ và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
VKSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan và 85 bị can ra trước TAND TP.HCM để xét xử. VKSND Tối cao cũng ủy quyền cho VKSND TP.HCM thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm.
Tội phạm tinh vi, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Trong vụ án này, các bị can bị truy tố về các tội tham ô tài sản; vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến tháng 10-2022, bị can Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần như tuyệt đối của Ngân hàng SCB (85%-91,5% cổ phần).
Qua đó, bà Lan trở thành cổ đông có “quyền lực” để chỉ đạo, điều hành, thực chất là thao túng toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB, phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình.
Bà Lan cùng nhiều đồng phạm đã thực hiện một chuỗi hành vi gồm: tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại Ngân hàng SCB, thành lập một số đơn vị thuộc Ngân hàng SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của bà Lan; thành lập, sử dụng hàng ngàn công ty “ma”, thuê nhiều cá nhân; câu kết với các cá nhân đứng đầu nhiều doanh nghiệp liên quan để thực hiện tội phạm.
Tiếp đó, thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ Ngân hàng SCB; lập phương án rút tiền, “cắt đứt” dòng tiền sau khi giải ngân.
Đồng thời, bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu để che giấu sai phạm; mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước làm trái công vụ.
Vụ án này, nhiều tội phạm được thực hiện dưới dạng đồng phạm có tổ chức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn.
Từ đó, Trương Mỹ Lan và đồng phạm với những vị trí, vai trò khác nhau thực hiện nhiều tội phạm xâm phạm về sở hữu, xâm phạm hoạt động của ngân hàng, hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước. Trong đó, nhiều tội phạm được thực hiện dưới dạng đồng phạm có tổ chức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn.
Nhận 5,2 triệu USD để bưng bít sai phạm
Trên cơ sở kết quả điều tra, kết quả công tố, các cơ quan tiến hành tố tụng đã rà soát, phân loại xử lý các bị can theo các tội danh cụ thể tương ứng với vị tri, vai trò; số lượng, tính chất, mức độ hành vi phạm tội và lỗi của từng bị can.
Trong đó, bị can Trương Mỹ Lan bị truy tố về các tội tham ô tài sản, đưa hối lộ và tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Cụ thể, từ ngày 1-1-2012 đến 7-10-2022, bà Lan và đồng phạm đã lập một số lượng lớn các hồ sơ vay vốn khống để rút ra số tiền đặc biệt lớn.
Trong đó, từ ngày 1-1-2012 đến 31-12-2017, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 368 hồ sơ vay vốn để rút tiền của Ngân hàng SCB sử dụng vào các mục đích khác nhau.
Đến ngày 17-10-2022, còn dư nợ 132.247 tỉ đồng, không có khả năng thu hồi. Hành vi của bà Lan đã gây hậu quả thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 64.621 tỉ đồng.
Từ ngày 9-2-2018 đến 7-10-2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt của Ngân hàng SCB hơn 304.096 tỉ đồng, gây thiệt hại 129.372 tỉ đồng.
Để che giấu thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém và các sai phạm của Ngân hàng SCB, để Ngân hàng SCB không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và tiếp tục được tái cơ cấu, bà Lan đã mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước.
Theo đó, bà Lan đã trực tiếp gặp và trao đổi với bà Đỗ Thị Nhàn, trưởng đoàn thanh tra, là người chỉ đạo, chịu trách nhiệm chính về kết quả thanh tra. Bà Lan còn chỉ đạo bị can Võ Tấn Hoàng Văn, cựu tổng giám đốc Ngân hàng SCB, tiếp xúc, đặt vấn đề và trực tiếp đưa 5,2 triệu USD cho bà Nhàn. Đồng thời đưa tiền, quà bồi dưỡng cho các thành viên trong đoàn thanh tra.
Sau khi nhận hối lộ 5,2 triệu USD, bà Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới báo cáo và ban hành dự thảo kết luận thanh tra không khách quan, không trung thực, không đúng thực trạng tài chính của Ngân hàng SCB, bao che, bưng bít sai phạm của Ngân hàng SCB.
Cơ quan công tố xác định hành vi của bà Nhàn đã phạm vào tội nhận hối lộ quy định tại khoản 4 Điều 354 BLHS năm 2015.
Xem xét nguyên tắc có lợi cho các bị can
Bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội trong một thời gian dài, trong khi BLHS có sự thay đổi cơ bản về đường lối xử lý trước và sau ngày 1-1-2018. Theo quy định của BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 và Nghị quyết 41 ngày 20-6-2017 của Quốc hội về việc thi hành BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành tương ứng với thời điểm thực hiện hành vi phạm tội thì những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 1-1-2018 bị xử lý theo điều khoản tương ứng (Điều 179) BLHS năm 1999. Những hành vi phạm tội xảy ra sau ngày 1-1-2018 bị xử lý theo các điều khoản (Điều 353, Điều 206) BLHS năm 2015, có xem xét đến nguyên tắc có lợi cho các bị can.
Không ra đầu thú, 5 bị can bỏ trốn trong vụ Vạn Thịnh Phát sẽ bị xét xử thế nào?
Ngày 16/12/2023 06:00 AM (GMT+7)
VKSND Tối cao kêu gọi năm bị can bỏ trốn trong vụ Vạn Thịnh Phát ra đầu thú để được hưởng khoan hồng, nếu tiếp tục bỏ trốn, sẽ bị xét xử vắng mặt theo quy định.
Ngày 15-12, VKSND Tối cao (Vụ 3) đã ban hành Thông báo số 250/TB-VKSTC-V3 về việc truy tố các bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Ngân hàng TMCP phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan.
Có 5 bị can bỏ trốn trong vụ Vạn Thịnh Phát.
Thông báo của VKSND Tối cao khẳng định sẽ truy tố và đề nghị xét xử vắng mặt theo quy định của pháp luật đối với năm bị can bỏ trốn trong vụ Vạn Thịnh Phát nếu như họ không ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước và thực hiện quyền tự bào chữa.
Ngày 13-12, VKSND Tối cao đã ban hành Cáo trạng số 219/CTr-VKSTC-V3 truy tố 86 bị can về các tội tham ô tài sản; vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trong số 86 bị can bị truy tố này, có 5 bị can hiện đang bỏ trốn gồm: Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB), Chiêm Minh Dũng (nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB), Trầm Thích Tồn (thành viên HĐQT Ngân hàng SCB), Nguyễn Thị Thu Sương (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB), Nguyễn Lâm Anh Vũ (nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Bến Thành Ngân hàng SCB).
Để đảm bảo giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật, VKSND Tối cao (Vụ 3) kêu gọi 5 bị can này đến cơ quan Công an hoặc Viện kiểm sát nhân dân nơi gần nhất đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước và thực hiện quyền tự bào chữa theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.banner_tostring(bnBAER_159_15s, “bnBAER_159_15s”);
Nếu các bị can này tiếp tục bỏ trốn, Viện kiểm sát nhân dân tối cao coi đó là từ bỏ quyền tự bào chữa và bị truy tố, xét xử vắng mặt theo quy định của pháp luật.
Theo cáo trạng, bị can Đinh Văn Thanh đã giúp sức tích cực cho bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát trong việc lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của Ngân hàng SCB gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn.
Bị can Chiêm Minh Dũng đã giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan bằng cách ký hợp thức 362 khoản vay, gây thiệt hại 140.713 tỉ đồng.
Bị can Thầm Thích Tồn giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan rút tiền của ngân hàng SCB. Từ ngày 25-7-2012 đến ngày 24-5-2013, bị can đã ký hợp thức 80 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 7.176 tỉ đồng.
Bị can Nguyễn Thị Thu Sương đã ký hợp thức 79 khoản vay cho nhóm Vạn Thịnh Phát, gây thiệt hại số tiền 6.989 tỉ đồng.
Bị can Nguyễn Lâm Anh Vũ ký hợp thức hồ sơ 112 khoản vay, gây thiệt hại số tiền 3.762 tỉ đồng.
Bà Trương Mỹ Lan chuyển 1.000 tỷ đồng không giấy biên nhận
16/12/2023 – 19:51
Theo cáo trạng truy tố, CQĐT đã kê biên 1.237 bất động sản liên quan trực tiếp đến Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, kê biên hơn 857 triệu cổ phần SCB của bà Lan và các cá nhân đứng tên hộ. Ngoài ra cơ quan chức năng còn xác định, bà Lan nhiều lần chuyển tiền lên tới 1.000 tỷ đồng nhưng không có giấy biên nhận.
Như Báo Công lý đã đưa tin, VKSNDTC vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị can liên quan, trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan.
Theo cáo trạng truy tố, trong giai đoạn điều tra, cơ quan chức năng đã thu giữ hơn 590 tỉ đồng và gần 15 triệu USD. Trong giai đoạn truy tố đã thu giữ của các bị can số tiền hơn 55 tỉ đồng.
CQĐT đã phong tỏa 42 tài khoản của các bị can và cá nhân đứng tên hộ mở tại nhiều ngân hàng, với tổng số tiền phong tỏa là hơn 1.800 tỉ đồng và hơn 8 triệu USD. Cụ thể, phong tỏa 42 tài khoản của các bị can Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân, Võ Tấn Hoàng Văn, Dương Tấn Trước…
Kê biên 1.237 bất động sản liên quan trực tiếp đến Trương Mỹ Lan. Kê biên 61 bất động sản và ngăn chặn giao dịch 8 bất động sản của các bị can Bùi Anh Dũng, Bùi Đức Khoa, Trần Thị Mỹ Dung, Trương Huệ Vân, Cao Việt Dũng… và những cá nhân đứng tên hộ các bị can.
Kê biên 8 bất động sản của Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh tại tỉnh Quảng Ninh liên quan đến thỏa thuận hợp tác của Trương Mỹ Lan với Tập đoàn Tuần Châu, Quảng Ninh.
CQĐT kê biên hơn 857 triệu cổ phần SCB của Trương Mỹ Lan và các cá nhân đứng tên hộ bị can. Kê biên 22 tài sản là phương tiện, gồm 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô của Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân do các pháp nhân đứng tên và những đồ vật, tài liệu khác của bị can hoặc liên quan đến vụ án.
Liên quan đến các bị can phạm tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo cáo trạng, trong giai đoạn điều tra, truy tố đã thu giữ tổng cộng hơn 25 tỉ đồng và hơn 5 triệu USD. Ngoài ra, CQĐT cũng thu giữ 10 sổ tiết kiệm có tổng số tiền hơn 10 tỉ đồng, 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các thiết bị điện tử và đồ vật khác.
Liên quan đến bị can Nguyễn Cao Trí, CQĐT đã thu giữ tiền mặt khi khám xét người, nơi làm việc với tổng số gần 94 tỉ đồng. Gia đình bị can nộp khắc phục số tiền hơn 640 tỉ đồng; CQĐT đã kê biên 7 bất động sản.
Trong vụ án này, bị can Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch Công ty đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang) bị VKS truy tố tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” do có hành vi chiếm đoạt 1.000 tỉ đồng của Chủ tịch Vạn Thịnh Phát.
Theo cáo trạng, trong giai đoạn 2017 – 2020, bị can Trương Mỹ Lan nhiều lần chuyển tiền cho Nguyễn Cao Trí để mua cổ phần một số dự án.
Lần đầu là vào năm 2017, Nguyễn Cao Trí thỏa thuận chuyển 65% vốn điều lệ của Công ty Cao su Công nghiệp với giá 45 triệu USD cho Trương Mỹ Lan. Sau đó, bà Lan chuyển 21,25 triệu USD, tương ứng với 31,22% cổ phần nhưng không có giấy tờ biên nhận.
Do cổ phần Công ty Cao su Công nghiệp không được chuyển nhượng trong 5 năm nên các bị can thống nhất ký hợp đồng “ủy thác đầu tư”, nhờ người quen của cả hai bên đứng tên hợp đồng. Các bị can Lan, Trí thống nhất chuyển số tiền 21,25 triệu USD nói trên thành tiền mua bán 10% cổ phần Công ty Văn Lang.
Lần tiếp theo liên quan đến việc thỏa thuận mua bán cổ phần Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (tỉnh Lâm Đồng). Nguyễn Cao Trí thâu tóm 58% cổ phần của doanh nghiệp này với giá 2.230 tỉ đồng trong năm 2020 – 2021.
Bị can Trí thỏa thuận bán 100% doanh nghiệp này cho Trương Mỹ Lan với giá 3.000 tỉ đồng và đã nhận “đặt cọc” 1 triệu USD và 127 tỉ đồng. Số tiền này sau đó cũng được hai bên thống nhất chuyển sang tiền mua 10% cổ phần Công ty Văn Lang.
Lần thứ ba, Trương Mỹ Lan chuyển tiền cho Nguyễn Cao Trí khi hai người hợp tác đầu tư tại huyện Hải Hà (Quảng Ninh). Trí thỏa thuận cho Lan tham gia dự án, và nữ Chủ tịch Vạn Thịnh Phát đã 2 lần chuyển tổng cộng 9,5 triệu USD. Sau đó, bà Lan lại không tham gia dự án nữa và yêu cầu chuyển số tiền trên thành tiền mua 10% vốn Công ty Văn Lang.
Theo cáo trạng, Trương Mỹ Lan đã chuyển cho Nguyễn Cao Trí tổng cộng 1.000 tỷ đồng nhưng đều không có giấy tờ biên nhận.
Tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan bị bắt nên Nguyễn Cao Trí đã chỉ đạo trợ lý soạn thảo văn bản điều chỉnh giá, và còn lập khống các văn bản thanh lý các hợp đồng, nhằm chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng đã nhận.
Cũng theo cáo trạng truy tố, trong số 86 bị can bị truy tố này, có 5 bị can hiện đang bỏ trốn gồm: Đinh Văn Thành (SN 1971, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng SCB), Chiêm Minh Dũng (SN 1973, nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB), Trầm Thích Tồn (SN 1961, Thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB), Nguyễn Thị Thu Sương (SN 1974, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng SCB), Nguyễn Lâm Anh Vũ (SN 1969, nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Bến Thành Ngân hàng SCB).
Để đảm bảo giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật, VKSNDTC (Vụ 3) kêu gọi 5 bị can này đến Cơ quan Công an hoặc VKSND nơi gần nhất đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước và thực hiện quyền tự bào chữa theo quy định tại Điều 60 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
Nếu các bị can này tiếp tục bỏ trốn, VKSNDTC coi đó là từ bỏ quyền tự bào chữa và bị truy tố, xét xử vắng mặt theo quy định của pháp luật.
发表回复