『Vietnam,Việt Nam,越南』 Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích, Vụ Tân Hiệp Phát, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát(新协发贸易服务有限公司), Tập đoàn Tân Hiệp Phát, Chủ tịch Tân Hiệp Phát 2024.4.23-9.6

2024.9.6 Bị cáo Trần Quí Thanh không được giảm án ở phiên phúc thẩm
Chiều 6.9, TAND Cấp cao tại TPHCM tuyên sửa một phần bản án sơ thẩm, chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Trần Uyên Phương, con gái của Trần Quí Thanh.
Chiều 6.9, sau một ngày xét xử phúc thẩm và nghị án, TAND Cấp cao tại TPHCM đã tuyên phạt bị cáo Trần Quí Thanh (cựu Giám đốc Công ty TNHH Tân Hiệp Phát) 8 năm tù (y án sơ thẩm) và Trần Uyên Phương (con gái ông Thanh) 3 năm 3 tháng tù (giảm 9 tháng tù so với bản án sơ thẩm) cùng về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đối với kháng cáo của bị hại là bà Đặng Thị Kim Oanh (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai), tòa chấp nhận yêu cầu rút một phần kháng cáo về việc không yêu cầu bị cáo Trần Quí Thanh bồi thường số tiền hơn 50 tỉ đồng.
Trong quá trình xét xử, bà Oanh cũng rút yêu cầu buộc bị cáo Trần Quí Thanh phải bồi thường thiệt hại về mất cơ hội kinh doanh là 531 tỉ đồng. Vì vậy, tòa không buộc yêu cầu bà Oanh phải nộp án phí về số tiền này.
Tòa không chấp nhận yêu cầu của bà Oanh về việc tuyên Công ty Minh Thành sở hữu 100% cổ phần tại dự án Minh Thành Đồng Nai.
Theo cáo trạng, từ năm 2019 – 2020, bị cáo Trần Quí Thanh cùng hai con gái thông qua môi giới đã cho nhiều người vay tiền với lãi suất 3%/tháng – dưới mức cấu thành tội phạm về cho vay lãi nặng.
Bị cáo Thanh không làm hợp đồng cho vay tiền có cầm cố tài sản mà yêu cầu người vay phải ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cổ phần của dự án để che giấu bản chất của việc cho vay. Khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo thỏa thuận bán lại tài sản ban đầu thì các bị cáo đưa ra nhiều lý do để không trả lại tài sản.
Cơ quan chức năng xác định, 3 bố con bị cáo Thanh đã thực hiện 4 vụ chiếm đoạt tài sản, tổng trị giá hơn 1.048 tỉ đồng. Trong đó, bị cáo Thanh chiếm đoạt tài sản của 4 bị hại gồm: 2 dự án Minh Thành, Nhơn Thành của bà Đặng Thị Kim Oanh; 29 thửa đất được tách từ thửa đất số 452 của ông Nguyễn Văn Chung; 4 thửa đất của ông Lâm Sơn Hoàng và 2 thửa đất của ông Nguyễn Huy Đông.
Xét xử sơ thẩm trước đó, Tòa án Nhân dân TPHCM đã tuyên phạt bị cáo Trần Quí Thanh 8 năm tù, Trần Uyên Phương 4 năm tù, Trần Ngọc Bích 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, cùng về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Ông Trần Quí Thanh bị tuyên y án sơ thẩm

Bà Trần Uyên Phương được HĐXX phúc thẩm tuyên giảm án, từ mức án 4 năm tù của án sơ thẩm, xuống còn 3 năm 3 tháng tù; còn ông Trần Quí Thanh bị tuyên y án 8 năm tù.

Chiều 6/9, HĐXX TAND cấp cao tại TPHCM tuyên bác kháng cáo của ông Trần Quí Thanh (SN 1953, ngụ tỉnh Bình Dương), giữ nguyên mức án 8 năm tù mà HĐXX sơ thẩm đã tuyên hồi tháng 4/2024.

Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Trần Uyên Phương, HĐXX cho rằng bị cáo Phương phạm tội có phần hạn chế, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên có căn cứ xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.

Theo đó, HĐXX phúc thẩm tuyên giảm cho bị cáo Trần Uyên Phương từ 4 năm tù xuống còn 3 năm 3 tháng tù cùng tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Trước đó, vào ngày 25/4, HĐXX phiên tòa sơ thẩm của TAND TPHCM đã tuyên phạt ông Trần Quí Thanh 8 năm tù; bà Trần Uyên Phương 4 năm tù và bà Trần Ngọc Bích 3 năm tù (cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm – bà Bích không kháng cáo). Cả ba bị cáo cùng tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Về dân sự, bản án sơ thẩm buộc các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Sau án sơ thẩm, ông Thanh kháng cáo thay đổi tội danh, xin giảm hình phạt và yêu cầu HĐXX tuyên buộc những người vay tiền của ông phải trả tiền vay, tiền lãi và không hồi tố khoản tiền lãi đã trả. Bà Phương kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin hưởng án treo.

Theo nội dung vụ án, ông Thanh và 2 con gái đã thỏa thuận giao dịch vay tiền với 4 người là các ông Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Huy Đông, Lâm Sơn Hoàng và bà Đặng Thị Kim Oanh. Các bên thỏa thuận miệng lãi 3%/tháng, lãi chậm trả 4,5%/tháng, bên vay tiền ký tên chuyển nhượng đất, cổ phần. Nếu bên vay hoàn trả vốn và lãi thì bên cho vay sẽ hoàn trả lại đất, cổ phần. Khi bên vay trả tiền thì bên cho vay (cha con ông Thanh) lấy nhiều lý do gây khó dễ, không trả lại tài sản cho bên vay và đã chiếm đoạt của các bị hại gần 1.084 tỷ đồng.

Tran Uyen Phuong女士被上诉法院减刑,从一审的4年有期徒刑减至3年零3个月; Tran Qui Thanh(陈贵清)被判处8年有期徒刑。

9月6日下午,胡志明市高级人民法院驳回陈贵清(1953年出生,平阳省)的上诉,维持一审于2024 年 4 月宣布的8年有期徒刑。

对于Tran Uyen Phuong(陈渊芳)要求减轻刑罚的上诉,陪审团表示,被告Phuong的犯罪行为有限,并且有很多情有可原的情节,因此有基础考虑部分减轻刑罚。

据此,上诉法院以“滥用信托和挪用财产”罪将被告陈渊芳的刑期从4年减至3年零3个月。

此前,4月25日,胡志明市人民法院一审判处陈贵清有期徒刑8年, Tran Uyen Phuong (陈渊芳,陈贵清女儿)被判处 4 年监禁,Tran Ngoc Bich(陈碧玉,陈贵清另一女儿) 女士被判处 3 年监禁(缓刑,缓刑期为 5 年 – Bich 女士未上诉)。三名被告均被指控犯有“滥用信托和挪用财产”罪。在民事方面,一审判决迫使当事人相互偿还所收到的款项。

Con gái ông Trần Quí Thanh được giảm 9 tháng tù

TP HCM – Tòa phúc thẩm xác định Trần Uyên Phương giữ vai trò thứ yếu, có nhiều tình tiết giảm nhẹ mới nên giảm án; bác kháng cáo của ông Trần Quí Thanh.

Chiều 6/9, TAND Cấp cao tại TP HCM tuyên y án 8 năm tù với ông Trần Quí Thanh (71 tuổi) về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tòa cũng không chấp nhận kháng cáo của ông Thanh về việc yêu cầu bị hại trả lãi suất và lãi phạt đối với số tiền cho vay.

Theo HĐXX, cấp sơ thẩm tuyên bị cáo phạm tội danh trên là có căn cứ, đúng người, đúng pháp luật; mức án áp dụng là tương xứng với tính chất, mức độ hành vi nên không có cơ sở giảm nhẹ.

Đối với Trần Uyên Phương (43 tuổi, con gái ông Thanh), tòa chấp nhận một phần kháng cáo, tuyên giảm án từ 4 năm xuống còn 3 năm 3 tháng tù về cùng tội danh.

Theo HĐXX, bị cáo Phương là đồng phạm giúp sức, không tham gia vào việc thỏa thuận thực hiện các giao dịch, nhân thân tốt… mức án cấp sơ thẩm áp dụng là tương xứng. Tại tòa phúc thẩm, bị cáo xuất trình thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ mới như tham gia nhiều hoạt động từ thiện, công ty của bị cáo có đóng góp nhiều về thuế cho Nhà nước.

Đối với các bị hại, HĐXX chấp nhận một phần kháng cáo của bà Đặng Thị Kim Oanh (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai) và ông Lâm Sơn Hoàng; còn lại giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Theo HĐXX, các tài liệu trong hồ sơ xác định từ 2019 đến 2020 ông Thanh cùng hai con gái thông qua môi giới có thỏa thuận miệng cho nhiều người vay tiền với lãi suất 3% một tháng. Các bị cáo yêu cầu người vay ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cổ phần của dự án, sang tên cho các con ông Thanh và công ty của mình đứng tên, đồng thời cam kết bán lại để che giấu bản chất của việc cho vay.

Hành vi cho vay tiền là giao dịch dân sự không trái pháp luật, song để đảm bảo việc vay tiền và tiền lãi phát sinh các bị cáo đã ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản (bất động sản, cổ phần dự án). Sau khi nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản, các bị cáo đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản nên dùng thủ đoạn gian dối, đưa ra các lý do gây khó khăn khiến các bị hại không thể chuộc lại được tài sản.

Tổng cộng, ông Thanh đã thực hiện 4 vụ chiếm đoạt tài sản, tổng trị giá hơn 1.048 tỷ đồng. Trong đó có hai dự án Minh Thành, Nhơn Thành của bà Oanh; 29 thửa đất được tách từ thửa số 452 của ông Nguyễn Văn Chung, 4 thửa đất của ông Lâm Sơn Hoàng và 2 thửa đất của ông Nguyễn Huy Đông.

上诉法院认定陈渊芳起次要作用,有多种情有可原,故减刑;驳回Tran Qui Thanh先生的上诉。

对于Tran Uyen Phuong(43岁,Thanh先生的女儿陈渊芳),法院接受了部分上诉,将同一罪行的刑期从4年减至3年零3个月。

陪审团认为,被告Phuong系共犯,未参与协议进行交易,品格良好……一审量刑适当。在上诉法院,被告提出了许多新的减刑情节,例如参加许多慈善活动以及被告公司向国家贡献大量税收等。

Buộc bà Đặng Thị Kim Oanh trả cho ông Trần Quí Thanh 235 tỉ đồng
06/09/2024 17:53

HĐXX cấp phúc thẩm đã quyết định sửa một phần bản án sơ thẩm vụ án liên quan ông Trần Quí Thanh và hai con gái.

Chiều 6-9, TAND Cấp cao tại TP HCM đã bác kháng cáo của ông Trần Quí Thanh, cựu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát, giữ nguyên mức án 8 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. HĐXX nhận định không có đủ căn cứ để giảm nhẹ hình phạt cho ông Thanh.

Đối với bị cáo Trần Uyên Phương, con gái ông Thanh, HĐXX đã chấp nhận giảm nhẹ hình phạt do bà Phương có vai trò thứ yếu trong vụ án và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, kháng cáo xin hưởng án treo của bà không được chấp nhận do bị cáo phạm tội nhiều lần. Bà Phương sẽ phải chấp hành bản án 3 năm 3 tháng tù giam.

Trong phiên xét xử, HĐXX cũng đồng ý với việc rút một phần kháng cáo của bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai, về việc đòi bồi thường hơn 50 tỉ đồng từ ông Trần Quí Thanh. Bà Oanh cũng đã rút yêu cầu bồi thường 531 tỉ đồng về thiệt hại kinh doanh.

Tuy nhiên, yêu cầu của bà Oanh về việc tuyên Công ty Minh Thành sở hữu toàn bộ cổ phần tại dự án Minh Thành Đồng Nai không được chấp thuận. Thay vào đó, bà Oanh phải hoàn trả ông Thanh 235 tỉ đồng.

Nội dung vụ án thể hiện từ năm 2019-2020, ông Thanh thông qua môi giới đã cho 4 cá nhân gồm: Lâm Sơn Hoàng, Nguyễn Huy Đông, Nguyễn Văn Chung, Đặng Thị Kim Oanh vay tiền với lãi suất 3%/tháng.

Tuy nhiên, các bên không lập hợp đồng cho vay, thay vào đó là lập hợp đồng chuyển nhượng tài sản/cổ phần của các dự án mà bên vay sở hữu, để che giấu bản chất vụ việc. Sau đó, ông Thanh cho 2 con gái làm thủ tục sang tên tài sản của bên vay. Đôi bên cam kết sẽ cho những người vay tiền mua lại tài sản khi trả xong nợ gốc, lãi theo trong thời gian thoả thuận.

Đến khi bên vay muốn trả nợ gốc và lãi thì cha con ông Thanh nại lý do quá hạn hoặc gây khó khăn để từ chối thanh toán, tăng lãi phạt, làm cho người vay không thể hoàn tất việc trả nợ. Từ đó, cha con ông Thanh cho rằng bên vay không thực hiện đúng cam kết vay tiền, xác định người vay “mất quyền mua lại tài sản”.

HĐXX xác định các hợp đồng giao dịch dân sự chuyển nhượng tài sản nêu trên là trái pháp luật. Tổng giá trị tài sản mà 3 cha con ông Thanh chiếm đoạt của các bị hại là hơn 1.000 tỉ đồng.

Sau phiên sơ thẩm, ngoài kháng cáo của các bị cáo, những bị hại là bà Đặng Thị Kim Oanh, ông Lâm Sơn Hoàng và một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.

Ông Trần Quí Thanh: ‘Bị cáo không chiếm đoạt, chỉ chiếm giữ tài sản’
Thứ sáu, 6/9/2024, 10:05 (GMT+7)

TP HCM – Ông Trần Quí Thanh thừa nhận hành vi như bản án sơ thẩm xác định, song đề nghị tòa phúc thẩm xem xét lại tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, và giảm nhẹ hình phạt.

Ngày 6/9, TAND Cấp cao tại TP HCM mở phiên xem xét kháng cáo của ông Trần Quí Thanh (71 tuổi, nguyên giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát) và con gái Trần Uyên Phương (43 tuổi, phó giám đốc) về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Được cảnh sát dẫn giải vào phòng xử, ông Thanh trông tiều tụy hơn lần ra tòa sơ thẩm 5 tháng trước.

Được HĐXX cho phép trình bày kháng cáo, ông Thanh đề nghị tòa giảm nhẹ hình phạt; xem xét lại toàn bộ chứng cứ “một cách khách quan, toàn diện để không oan sai, bỏ lọt tội phạm” và xem xét lại tội danh đối với ông “một cách chính xác”. “Chúng tôi không chiếm đoạt mà chỉ chiếm giữ thôi”, ông Thanh nói, bày tỏ mong muốn tòa kiểm tra, đánh giá, xác định lại tội danh “vì bản thân không có khả năng đánh giá mình phạm tội gì”.

Ông Thanh thừa nhận hành vi của mình đúng như bản án sơ thẩm nêu, song cho rằng: “Bị cáo thấy không có chứng cứ nào là ‘lạm dụng’ cả. Bị cáo không cho vay mà mua bán, không chiếm đoạt mà chỉ chưa trả lại tài sản cho bị hại vì họ chưa trả tiền. Vì vậy bị cáo chỉ là ‘đang chiếm giữ’ thôi”.

Về dân sự, ông Thanh đề nghị tòa xem xét, tính toán, buộc các bị hại trả lại tiền gốc, lãi và lãi phạt. Sau đó, ông sẽ trả lại giấy tờ tài sản cho bị hại. Đồng thời, ông giữ nguyên kháng cáo yêu cầu bà Đặng Thị Kim Oanh (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh Đồng Nai, một trong các bị hại) có trách nhiệm hoàn trả hơn 238 tỷ đồng, thay vì hơn 235 tỷ đồng như cấp sơ thẩm đã tuyên.

Về vấn đề này, chủ tọa phân tích, các giao dịch giả cách không được tính lãi, mà chỉ được tính khi bản án có hiệu lực nhưng bị hại không thi hành. Các khoản tiền bản án sơ thẩm đã tính toán cụ thể. Đối với các yêu cầu của ông Thanh tòa sẽ xem xét, đánh giá và cân nhắc trong bản án.

Trong khi đó, bị cáo Trần Uyên Phương giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo với lý do không trực tiếp tham gia thỏa thuận, giao dịch và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

Rút yêu cầu ông Thanh bồi thường 54 tỷ đồng

Là một trong 3 bị hại, bà Đặng Thị Kim Oanh rút một phần kháng cáo đòi ông Thanh và các bị cáo bồi thường 54 tỷ đồng thiệt hại.

Bà Oanh giữ nguyên kháng cáo yêu cầu tòa tuyên bà sở hữu 100% cổ phần Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản Minh Thành Đồng Nai, toàn bộ dự án khu dân cư – dịch vụ tại xã An Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai; Công ty Thuận Lợi sở hữu toàn bộ dự án khu dân cư Nhơn Thành tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai; buộc bị cáo Thanh phải trả lại toàn bộ giấy tờ liên quan đến hai dự án, bàn giao bản gốc.

Ngoài ra, phía bà Oanh cũng cho rằng việc cấp sơ thẩm buộc bà phải đóng 639 triệu đồng tiền án phí đối với phần yêu cầu “ông Thanh bồi thường 500 tỷ đồng do mất cơ hội kinh doanh” nhưng không được chấp nhận, là chưa thỏa đáng.

Phiên xử dự kiến kéo dài đến chiều nay.

Theo bản án sơ thẩm, từ 2019 đến 2020, ông Thanh cùng hai con gái thông qua môi giới có thỏa thuận miệng cho nhiều người vay tiền với lãi suất 3% một tháng. Các bị cáo yêu cầu người vay phải ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cổ phần của dự án, sang tên cho các con ông Thanh và công ty của mình đứng tên, đồng thời cam kết bán lại để che giấu bản chất của việc cho vay.

Tổng cộng, bố con ông Thanh đã thực hiện 4 vụ chiếm đoạt tài sản, tổng trị giá hơn 1.048 tỷ đồng. Trong đó, ông Thanh chiếm đoạt hai dự án Minh Thành, Nhơn Thành của đại gia Đặng Thị Kim Oanh; 29 thửa đất được tách từ thửa số 452 của ông Nguyễn Văn Chung, 4 thửa đất của ông Lâm Sơn Hoàng và 2 thửa đất của ông Nguyễn Huy Đông.

Hôm 25/4, TAND TP HCM xử sơ thẩm đã tuyên ông Thanh phạm tội Lạm dụng tín nghiệm chiếm đoạt tài sản. Với vai trò giúp sức, Trần Uyên Phương bị phạt 4 năm tù; Trần Ngọc Bích lĩnh 3 năm tù nhưng được hưởng án treo.

Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên huỷ các hợp đồng chuyển nhượng giữa các bị cáo và bị hại, cam kết bán lại, và các văn bản liên quan… Các bị hại phải trả lại cho ông Thanh số tiền đã nhận, phía ông Thanh phải trả lại các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cổ phần đã nhận từ bị hại.

Về việc bà Đặng Thị Kim Oanh yêu cầu các bị cáo bồi thường hơn 530 tỷ đồng thiệt hại do mất cơ hội kinh doanh đối với hai dự án bị chiếm đoạt, HĐXX cho là không có cơ sở. Đối với việc bà này vay của ông Thanh 500 tỷ đồng, tòa buộc trả lại cho bị cáo hơn 235 tỷ đồng nợ gốc; huỷ các hợp đồng giao kết giữa các bị cáo, tổ chức có liên quan về việc chuyển nhượng cổ phần tại hai dự án Minh Thành và Chơn Thành; giao trả lại toàn bộ giấy tờ hồ sơ cho bà Oanh.

Đối với số tiền 183 tỷ đồng vợ ông Thanh đã nộp khắc phục thiệt hại, HĐXX tuyên trả lại.

陈贵清承认一审判决所认定的行为,但要求上诉法院重新考虑滥用信托挪用财产罪,并减轻处罚。

9月6日,胡志明市高级人民法院开庭审理陈贵清(71岁,陈协发贸易服务有限公司前董事)及其女儿Uyen Phuong(43岁,副主任)关于滥用信托和挪用财产罪的上诉。

在警察的护送下,陈先生看上去比5个月前出现在一审法庭时更加憔悴。

2024.8.20 Ngày 20-8, TAND Cấp cao tại TPHCM mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo đơn kháng cáo của bị cáo Trần Quí Thanh và con gái là Trần Uyên Phương (43 tuổi, con gái ông Thanh).
Ông Trần Quí Thanh kháng cáo xin xem xét lại phần hình phạt và yêu cầu bị hại Đặng Thị Kim Oanh hoàn trả hơn 238 tỷ đồng, thay vì hơn 235 tỷ đồng như cấp sơ thẩm đã tuyên. Bà Trần Uyên Phương kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngoài ra, 3 bị hại và một số người liên quan trong vụ án cũng có đơn kháng cáo.
Tại phiên tòa, Luật sư của bị cáo Trần Quí Thanh nộp đơn xin hoãn phiên tòa do cần thêm thời gian để bổ sung tài liệu, chứng cứ. Trả lời HĐXX, bị cáo Thanh đồng tình và khẳng định mong muốn xin hoãn phiên tòa của mình. Sau khi nghe ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa và mở lại vào ngày 6-9.

Hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm ông Trần Quí Thanh

TAND Cấp cao tại TPHCM quyết định hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm ông Trần Quí Thanh (71 tuổi, cựu Giám đốc Công ty TNHH Tân Hiệp Phát) sau khi xem xét đơn xin hoãn phiên tòa của luật sư.

Ngày 20-8, TAND Cấp cao tại TPHCM mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo đơn kháng cáo của bị cáo Trần Quí Thanh và con gái là Trần Uyên Phương (43 tuổi, con gái ông Thanh).

Ông Trần Quí Thanh kháng cáo xin xem xét lại phần hình phạt và yêu cầu bị hại Đặng Thị Kim Oanh hoàn trả hơn 238 tỷ đồng, thay vì hơn 235 tỷ đồng như cấp sơ thẩm đã tuyên. Bà Trần Uyên Phương kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngoài ra, 3 bị hại và một số người liên quan trong vụ án cũng có đơn kháng cáo.

Tại phiên tòa, Luật sư của bị cáo Trần Quí Thanh nộp đơn xin hoãn phiên tòa do cần thêm thời gian để bổ sung tài liệu, chứng cứ. Trả lời HĐXX, bị cáo Thanh đồng tình và khẳng định mong muốn xin hoãn phiên tòa của mình. Sau khi nghe ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa và mở lại vào ngày 6-9.

Trước đó, cuối tháng 4-2024, TAND TPHCM tuyên phạt bị cáo Trần Quí Thanh 8 năm tù, các con gái Trần Uyên Phương 4 năm tù, Trần Ngọc Bích 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2019 đến năm 2020, ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích, bà Trần Uyên Phương thông qua môi giới đã cho các ông, bà Lâm Sơn Hoàng, Nguyễn Huy Đông, Nguyễn Văn Chung, Đặng Thị Kim Oanh vay tiền với lãi suất 3%/tháng. Cha con ông Thanh và các bên vay không làm hợp đồng vay tiền có cầm cố tài sản mà yêu cầu bên vay phải làm hợp đồng chuyển nhượng dự án, cổ phần trong dự án, bất động sản, có giá trị thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực tế của tài sản.

Khi bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, tiền lãi theo thỏa thuận thì cha con ông Thanh nại ra lý do để không trả lại tài sản, cho rằng chủ tài sản vi phạm các điều khoản hợp đồng nên bị mất quyền mua lại; hoặc tạo ra các lý do khác như buộc chủ tài sản phải trả thêm tiền, không cho trả lẻ từng khoản mà bắt trả toàn bộ tiền gốc…

Hoãn phiên xử phúc thẩm ông Trần Quí Thanh

Luật sư của ông Trần Quí Thanh có đơn xin hoãn phiên tòa và được tòa án cấp phúc thẩm đồng ý. Phiên tòa sẽ được mở lại vào ngày 6-9.

Ngày 20-8, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm đối với ông Trần Quí Thanh (71 tuổi) và bà Trần Uyên Phương (43 tuổi, con gái ông Thanh) cùng về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Luật sư xin hoãn để thu thập chứng cứ

Phiên tòa được mở do có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Trần Quí Thanh, bà Uyên Phương và kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Đặng Thị Kim Oanh liên quan đến phần dân sự.

Tại phiên tòa hôm nay, luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang (bào chữa cho ông Trần Quí Thanh) có đơn xin hoãn phiên tòa với lý do cần thu thập thêm tài liệu chứng cứ.

Trả lời hội đồng xét xử, ông Trần Quí Thanh đồng thuận với đề nghị của luật sư và đề nghị hoãn phiên tòa.

Do phiên tòa này được mở lần đầu nên đại diện viện kiểm sát và hội đồng xét xử thống nhất đồng ý hoãn phiên tòa. Hội đồng xét xử thông báo sẽ mở lại phiên tòa vào ngày 6-9.

Theo án sơ thẩm, trong khoảng thời gian từ năm 2019 – 2020, ông Trần Quí Thanh cùng hai con gái thông qua môi giới đã cho bà Đặng Thị Kim Oanh, ông Nguyễn Văn Chung, ông Lâm Sơn Hoàng, ông Nguyễn Huy Đông vay tiền với lãi suất 3%/tháng.

Điều kiện cho vay được đặt ra là các chủ tài sản hoặc dự án thế chấp phải thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản hoặc cổ phần của dự án để che giấu bản chất của việc cho vay.

Tuy nhiên, theo điều tra thì khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo thỏa thuận nhưng cha con ông Trần Quí Thanh lại viện ra các lý do để không trả lại tài sản.

Chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng

Theo các cơ quan tiến hành tố tụng, tổng trị giá chiếm đoạt của các bị cáo được xác định là hơn 1.048 tỉ đồng.

Xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân TP.HCM đã tuyên phạt ông Trần Quí Thanh mức án 8 năm tù, bà Trần Uyên Phương lãnh 4 năm tù và bà Trần Ngọc Bích lãnh 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Ông Trần Quí Thanh và hai con gái còn bị phạt bổ sung mỗi người 100 triệu đồng, sung ngân sách nhà nước.

Theo án sơ thẩm, đối với các giao dịch vay tiền bằng thỏa thuận miệng giữa những người liên quan vụ án với phía ông Trần Quí Thanh được giải quyết theo Bộ luật Dân sự về vay tài sản và ghi nhận các thỏa thuận không trái với quy định pháp luật.

Cụ thể, tại phiên tòa các bị cáo đã thừa nhận về số tiền vốn và lãi vay, giữa các bên đã giao dịch theo trình bày của bốn bị hại là đúng.

Đồng thời ông Trần Quí Thanh cũng đồng ý với đề nghị của bốn bị hại về việc hoàn trả lại tiền cho vay và hủy các hợp đồng, tài liệu liên quan đến giao dịch được xác lập giả tạo, trái pháp luật nên hội đồng xét xử ghi nhận.

Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên hủy các hợp đồng chuyển nhượng tài sản được các cơ quan có thẩm quyền công nhận, được công chứng chứng thực, cùng các giấy tờ đã giao kết có liên quan giữa các bị cáo và bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

8月20日,胡志明市高级人民法院根据被告人Tran Qui Thanh(陈贵清)及其女儿Tran Uyen Phuong(陈渊芳)(43岁)的上诉,就“滥用信托和挪用财产”案开庭审理。

Tran Qui Thanh先生呼吁重新考虑处罚,Tran Uyen Phuong 女士请求减刑。此外,3名受害人和多名涉案人员也提出上诉。

庭审中,被告人陈贵清的律师因需要更多时间补充文件和证据而申请推迟审理。在回应陪审团时,被告 Thanh 同意并确认他请求推迟审判的愿望。陪审团听取检察院代表意见后,决定推迟审理,于9月6日重新开庭。

此前,2024年4月下旬,胡志明市人民法院判处被告人陈贵清有期徒刑8年,其女儿陈渊芳有期徒刑4年,陈玉碧有期徒刑3年,但缓刑

2024.5.22 Sau bản án sơ thẩm 8 năm tù, ông Trần Quí Thanh có đơn kháng cáo.
Ngày 22-5, TAND TPHCM cho biết đã nhận được đơn kháng cáo của ông Trần Quí Thanh (cựu Giám đốc Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát) và con gái là Trần Uyên Phương (cựu Phó Giám đốc). Bà Trần Ngọc Bích (cựu Phó Giám đốc) không kháng cáo.
Cụ thể, ông Thanh và con gái Trần Uyên Phương kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Các bị hại gồm bà Đặng Thị Kim Oanh, ông Lâm Sơn Hoàng và một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có đơn kháng cáo.

Bị tuyên án 8 năm tù, ông Trần Quí Thanh kháng cáo

Sau bản án sơ thẩm 8 năm tù, ông Trần Quí Thanh có đơn kháng cáo.

Ngày 22-5, TAND TPHCM cho biết đã nhận được đơn kháng cáo của ông Trần Quí Thanh (cựu Giám đốc Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát) và con gái là Trần Uyên Phương (cựu Phó Giám đốc). Bà Trần Ngọc Bích (cựu Phó Giám đốc) không kháng cáo.

Cụ thể, ông Thanh và con gái Trần Uyên Phương kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Các bị hại gồm bà Đặng Thị Kim Oanh, ông Lâm Sơn Hoàng và một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có đơn kháng cáo.

Trước đó, ngày 25-4, TAND TPHCM đã tuyên án ông Trần Quí Thanh 8 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; 2 con gái của ông Thanh là bà Trần Uyên Phương 4 năm tù và Trần Ngọc Bích (cựu Phó Giám đốc) 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

HĐXX cũng tuyên hủy tất cả các hợp đồng chuyển nhượng về tài sản giao kết giữa các bị cáo và các bị hại để che giấu việc cho vay tiền, buộc các bị hại trả lại số tiền gốc đã vay cho bị cáo Thanh. HĐXX tuyên buộc những người môi giới vay tiền trả lại số tiền “hoa hồng” cho các bị hại có yêu cầu. Tòa không chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

Tòa cũng tuyên trả lại số tiền hơn 183 tỷ đồng mà gia đình các bị cáo nộp để khắc phục hậu quả cho bà Phạm Thị Nụ (mẹ của hai bị cáo Phương và Bích) do các bị cáo Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích không phải chịu trách nhiệm dân sự trong vụ án.

Tổng cộng các bị cáo đã chiếm đoạt của bị hại hơn 1.048 tỷ đồng, cụ thể:

Vụ thứ nhất, ông Thanh và bà Phương cho ông Lâm Sơn Hoàng vay 115 tỷ đồng; thế chấp bằng 4 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đều có địa chỉ tại Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TPHCM trị giá hơn 195,3 tỷ đồng. Khi ông Lâm Sơn Hoàng chuẩn bị tiền trả thì phía ông Thanh lấy lý do ông Hoàng chậm trả, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt là 80,3 tỷ đồng.

Vụ thứ 2, ông Thanh và bà Phương cho ông Nguyễn Huy Đông vay 80 tỷ đồng; thế chấp bằng 2 thửa đất tại đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, TPHCM trị giá 118,9 tỷ đồng. Khi ông Đông chuẩn bị đủ 80 tỷ để nhận lại 2 thửa đất thì các bị cáo yêu cầu phải trả thêm 15 tỷ nếu không thì không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt là 38,9 tỷ đồng.

Vụ thứ 3, ông Thanh và bà Phương cho ông Nguyễn Văn Chung vay 35 tỷ đồng; thế chấp 2 thửa đất ở phường An Lạc, quận Bình Tân trị giá 83 tỷ đồng. Đến khi ông Chung chuẩn bị đủ 35 tỷ đồng để nhận lại đất thì các bị cáo yêu cầu phải trả thêm 14 tỷ đồng. Giá trị chiếm đoạt là hơn 48 tỷ đồng.

Vụ thứ 4, ông Thanh, bà Phương và bà Bích cho bà Đặng Thị Kim Oanh vay 500 tỷ đồng; thế chấp dự án Minh Thành trị giá 842 tỷ đồng và dự án Nhơn Thành trị giá 603 tỷ đồng. Khi phía bà Kim Oanh chuẩn bị đủ 500 tỷ đồng thì phía ông Thanh đưa ra các lý do vi phạm các điều khoản trong hợp đồng nên mất quyền mua lại, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị bị chiếm đoạt là hơn 880 tỷ đồng.

5月22日,胡志明市人民法院表示,已收到Tran Qui Thanh先生(Tan Hiep Phat贸易服务有限公司前董事)及其女儿Tran Uyen Phuong(前副董事)的上诉。 Tran Ngoc Bich女士(前副主任)没有提出上诉。

具体来说,Thanh 先生和他的女儿 Tran Uyen Phuong 请求减刑。包括Dang Thi Kim Oanh女士、Lam Son Hoang先生以及一些有相关权利和义务的人在内的受害者也提出了上诉。

2024.4.25, 越南全面打貪 飲料大亨因詐欺案遭判刑8年

法新社報導,越南飲料大亨陳貴清(Tran Qui Thanh)因涉嫌一起4,000萬美元的詐欺案,今天(25日)被判處8年有期徒刑。這是越南全面打貪行動中,最近一名遭逮捕的知名商業人士。

胡志明市一間法院裁定,陳貴清和兩個女兒在2019年和2020年發放的貸款中欺騙投資人,判處他們有罪。

越南國營媒體報導,新協發飲料集團(Tan Hiep Phat Beverage Group)董事長、現年71歲的陳貴清,被裁定策劃騙局,以侵占投資人用來抵押貸款的資產。

即使借款人連本帶利償還貸款,陳貴清仍以各種藉口拒絕歸還資產,包括聲稱他們因違反合約,導致喪失回購權。

法院判處陳貴清的43歲女兒,同時也是集團副執行長陳鴛芳(Tran Uyen Phuong)4年有期徒刑。

至於40歲的小女兒陳玉碧(Tran Ngoc Bich),則被判處3年緩刑。

法官黃文竹(Huynh Van Truc,音譯)今天在法庭宣讀判決時表示,被告的罪行「對社會造成危害」。

他說:「被告很清楚他們的行為將受到法律懲罰,卻故意犯罪。」

在越南這場名為「炙熱熔爐」(blazing furnace)的打貪行動中,一些最成功的商界領袖紛紛落網。

其中一起史上最大詐騙案中,地產大亨張美蘭(Truong My Lan)於本月稍早被判處死刑,罪名是策劃詐欺,造成約270億美元的損失。

與張美蘭一同受審的還有85名被告,包括多名資深銀行官員,他們因犯下收賄、濫用職權、侵占和違反銀行法等罪名而遭到判刑。

今年3月,河內一間法院判處豪宅大亨都英東(Do Anh Dung)8年徒刑,罪名是在3.55億美元的債券騙局中欺騙數千名投資人。

2024.4.25, 今天(4月25日)上午10点,胡志明市人民法院对Tran Qui Thanh(71岁,Tan Hiep Phat贸易和服务有限公司前董事)及其两个女儿Tran Uyen Phuong(43岁)和Tran Ngoc Bich(陈玉碧,40 岁)作出判决。陪审团认为有必要将 Tran Qui Thanh和 Tran Uyen Phuong 与社会隔离一段时间。至于被告人Tran Ngoc Bich,没有加重情节,也有不少减轻情节,缓刑足以起到震慑作用。
被告人Tran Qui Thanh被判处8年有期徒刑,Tran Uyen Phuong被判处4年有期徒刑,Tran Ngoc Bich被判处3年缓刑。

Tòa tuyên án 3 cha con ông Trần Quí Thanh

Sau 2 ngày xét xử và nghị án, HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Quí Thanh 8 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Sau hai ngày xét xử và nghị án, hôm nay (ngày 25-4), TAND TP.HCM tuyên án sơ thẩm đối với ba cha con ông Trần Quí Thanh trong vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Quí Thanh 8 năm tù, Trần Uyên Phương 4 năm tù, Trần Ngọc Bích 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, cùng về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Phạt bổ sung mỗi bị cáo 100 triệu đồng.

HĐXX nhận định, các bị cáo thực hiện giao dịch dân sự cho 4 bị hại vay tiền là không trái pháp luật.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc vay tiền và lãi phát sinh, các bị cáo đã thỏa thuận kí kết hợp đồng chuyển nhượng tài sản, quyền sử dụng đất, cổ phần công ty, dự án… Đây là các hợp đồng giả tạo, trái pháp luật, mà sau khi đứng tên trên các giấy tờ hợp pháp từ các bị hại (người vay tiền) thì các bị cáo nảy sinh ý định chiếm đoạt nên đã dùng thủ đoạn gian dối, nại ra lí do để từ chối thanh toán làm cho bên vay không thể nhận lại tài sản.

Từ đó, các bị cáo đã chiếm phần giá trị tài sản chênh lệch so với số tiền gốc mà bị hại đã vay. HĐXX xác định, các bị cáo đã chiếm đoạt của 4 bị hại tổng số tiền 1.048 tỉ đồng.

Trong đó, bị cáo Thanh có vai trò chính, chịu trách nhiệm toàn bộ giá trị tài sản chiếm đoạt. Bị cáo Phương là đồng phạm giúp sức, làm theo chỉ đạo của bố, phải chịu trách nhiệm hơn 350 tỉ đồng chiếm đoạt của 4 bị hại. Bị cáo Bích với vai trò đồng phạm giúp sức, làm theo chỉ đạo của bố phải chịu trách nhiệm giá trị tài sản chiếm đoạt bị hại Đặng Thị Kim Oanh hơn 600 tỉ đồng.

HĐXX nhận định, hành vi của các bị cáo nguy hiểm cho xã hội, vì vụ lợi cá nhân mà xâm phạm đến tài sản của người khác; các bị cáo biết rõ hành vi sẽ bị pháp luật trừng phạt nhưng vẫn phạm tội. Bị cáo Trần Quí Thanh, Uyên Phương có tình tiết tăng nặng là phạm tội hai lần trở lên.

Về tình tiết giảm nhẹ: Các bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, tác động người thân nộp hơn 183 tỉ đồng để khắc phục hậu quả; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải… Bị cáo Thanh là người già trên 70 tuổi, hai bị cáo Phương và Bích là đồng phạm giúp sức hạn chế, làm theo sự chỉ đạo của bố là bị cáo Thanh.

Trên thực tế các bị cáo chỉ mới chiếm được quyền tài sản trên giấy tờ và các tài sản này vẫn đang do bị hại quản lí, sử dụng. Các bị cáo là người trực tiếp sáng lập, điều hành hoạt động Công ty Tân Hiệp Phát góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động; nhận được nhiều bằng khen, huân chương…

Do các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, HĐXX xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt đối với các bị cáo. Cần thiết cách ly bị cáo Thanh và Phương một thời gian để răn đe. Bị cáo Bích không có tình tiết tăng nặng nên HĐXX xem xét cho hưởng án treo để thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.

HĐXX nhận định, căn cứ hồ sơ vụ án, các chứng cứ, tài liệu; tại tòa các bị cáo đã thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Theo đó, từ năm 2019 đến năm 2020, ông Trần Quí Thanh thông qua môi giới đã cho ông Lâm Sơn Hoàng, Nguyễn Huy Đông, Nguyễn Văn Chung và bà Đặng Thị Kim Oanh vay tiền với lãi suất 3%/tháng; lãi chậm trả 4,5%/tháng. Kèm theo là yêu cầu chủ tài sản/dự án phải kí hợp đồng chuyển nhượng tài sản/cổ phần của dự án để che giấu bản chất cho vay.

Khi bên đi vay đồng ý trả lại đủ tiền trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận thì các bị cáo đã dùng thủ đoạn gian đối, nại ra các lí do bất hợp lí, buộc người vay trả thêm lãi phạt… để không trả lại tài sản.

Đối với các bị hại, HĐXX tuyên huỷ các hợp đồng chuyển nhượng mà các bị cáo đã ký với các bị hại trước đó.

Đối với bị hại Lâm Sơn Hoàng, HĐXX ghi nhận sự đồng tình của ông Hoàng về việc phải trả cho ông Thanh số tiền 115 tỉ đồng đã nhận; Huỷ các hợp đồng chuyển nhượng, cam kết bán lại và các văn bản liên quan. Buộc người môi giới phải trả lại số tiền 3 tỉ đồng đã nhận từ bị hại.

HĐXX buộc bị hại Nguyễn Huy Đông hoàn trả lại cho ông Thanh số tiền 78 tỉ đồng; huỷ các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hai bên đã ký, cam kết bán lại và các giao dịch khác.

HĐXX buộc bị hại Nguyễn Văn Chung trả lại cho ông Thanh 34 tỉ sau khi trừ đi số tiền thuế phí; huỷ hợp đồng chuyển nhượng các thửa đất đã sang tên cho Trần Uyên Phương và các văn bản có liên quan. Buộc các môi giới trả cho ông Chung số tiền 1,4 tỉ đồng phí đã nhận.

Đối với việc bà Đặng Thị Kim Oanh vay của ông Thanh 500 tỉ đồng, tại tòa các bên thừa nhận về số tiền vay đã nhận, buộc bà Oanh trả lại cho ông Thanh hơn 235 tỉ đồng nợ gốc; huỷ các hợp đồng giao kết giữa các bị cáo, tổ chức có liên quan; giao trả lại toàn bộ giấy tờ hồ sơ cho bà Oanh.

HĐXX không chấp nhận yêu cầu của bà Oanh về việc yêu cầu bồi thường hơn 531 tỉ đồng thiệt hại do mất cơ hội kinh doanh đối với hai dự án bị chiếm đoạt.

HĐXX ghi nhận sự thoả thuận của ông Minh và bà Trang (Công ty Minh Thành) về việc trả lại 65 tỉ đồng đã nhận từ ông Thanh khi chuyển nhượng 50% cổ phần công ty.

Bị cáo Trần Quí Thanh lĩnh 8 năm tù, một con gái hưởng án treo

HĐXX cho rằng cần cách ly ông Thanh và Trần Uyên Phương ra khỏi xã hội một thời gian. Riêng bị cáo Bích không có tình tiết tăng nặng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên cho hưởng án treo cũng đủ răn đe.

10h hôm nay (25/4), TAND TPHCM tuyên án đối với ông Thanh (71 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Tân Hiệp Phát) cùng hai con gái Trần Uyên Phương (43 tuổi) và Trần Ngọc Bích (40 tuổi).

Theo đó, bị cáo Trần Quí Thanh lĩnh 8 năm tù, Trần Uyên Phương 4 năm tù, Trần Ngọc Bích lĩnh 3 năm tù treo. Thời gian thử thách của Bích là 5 năm.

Các hợp đồng chuyển nhượng được xử lý ra sao?

Về quan hệ dân sự, tòa tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng 4 thửa đất giữa ông Lâm Sơn Hoàng và Trần Uyên Phương; buộc môi giới Nguyễn Hoàng Phú trả lại 2,5 tỷ đồng cho Lâm Sơn Hoàng.

Với vụ Nguyễn Huy Đông vay của ông Trần Quí Thanh 80 tỷ, tòa buộc ông Đông hoàn trả tiền vay sau khi trừ thuế phí là 78,4 tỷ cho ông Thanh; hủy hợp đồng chuyển nhượng đất giữa Trần Uyên Phương và ông Đông.

Hủy hợp đồng chuyển nhượng đất giữa Trần Uyên Phương với Nguyễn Văn Chung; buộc ông Chung hoàn trả cho ông Thanh 34,7 tỷ đồng; buộc môi giới Nguyễn Phi Long trả 700 triệu đồng tiền môi giới cho ông Chung.

Với việc bà Đặng Thị Kim Oanh vay của ông Thanh 500 tỷ đồng, tòa tuyên buộc bà Kim Oanh hoàn trả cho ông Thanh hơn 235 tỷ đồng; không chấp nhận yêu cầu của bà Oanh về bồi thường thiệt hại do mất kinh doanh ở 2 công ty; hủy hợp đồng giao kết giữa ông Thanh và bà Oanh; hủy hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa Công ty Minh Thành, Nhơn Thành và Trần Uyên Phương.

HĐXX cũng phạt bổ sung mỗi bị cáo 100 triệu đồng sung quỹ Nhà nước.

HĐXX nhận định, tại tòa các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Các bị cáo đã thông qua môi giới cho 4 bị hại vay tiền, yêu cầu các chủ tài sản và dự án ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cổ phần công ty cho mình. Sau đó, khi bị hại yêu cầu chuộc lại tài sản, các bị cáo không đồng ý, nảy sinh ý định chiếm đoạt của các bị hại.

Hành vi của các bị cáo cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Số tài sản các bị cáo chiếm đoạt của các bị hại là hơn 1.048 tỷ đồng, trong đó ông Thanh có vai trò chính và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ số tài sản chiếm đoạt nêu trên.

Trong đó, bị cáo Trần Uyên Phương đóng vai trò đồng phạm giúp sức, làm theo chỉ đạo của cha mình, phải chịu trách nhiệm với thiệt hại hơn 350 tỷ đồng. Bị cáo Trần Ngọc Bích cũng với vai trò đồng phạm giúp sức làm theo chỉ đạo của cha, chịu trách nhiệm với phần tài sản hơn 600 tỷ đồng.

Hành vi của các bị cáo nguy hiểm cho xã hội, vì vụ lợi cá nhân xâm phạm tới tài sản của người khác. Các bị cáo biết rõ hành vi vi phạm sẽ bị pháp luật trừng phạt nhưng cố ý phạm tội.

Các bị cáo chiếm đoạt tài sản hơn 500 tỷ đồng trở lên, cần phải được xử lý nghiêm minh. Tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lần trở lên, tình tiết giảm nhẹ như có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo, tác động người thân nộp hơn 800 tỷ đồng.

Tuy nhiên, HĐXX cũng xem xét các bị cáo chiếm đoạt tài sản của bị hại trên giấy tờ, quyền tài sản, các tài sản này vẫn do các bị hại sử dụng. Ông Thanh và 2 con gái được tặng nhiều bằng khen, có nhiều đóng góp cho xã hội, ông Thanh hơn 70 tuổi, Phương và Bích giúp sức hạn chế… Đây là những tình tiết giảm nhẹ được tòa xem xét.

Từ những phân tích trên, HĐXX cho rằng cần cách ly ông Trần Quí Thanh và Trần Uyên Phương ra khỏi xã hội một thời gian. Riêng bị cáo Bích không có tình tiết tăng nặng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên cho hưởng án treo cũng đủ răn đe.

Bị cáo Trần Quí Thanh lĩnh 8 năm tù, một con gái hưởng án treo – 3
Bị cáo Trần Quí Thanh xuất hiện tại phiên tòa sáng 25/4 (Ảnh: Nam Anh).

Ông Thanh cùng 2 con gái bày tỏ hối tiếc về hành vi của mình

Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2019 đến 2020, ông Trần Quí Thanh cùng hai con gái thông qua môi giới đã cho nhiều người vay tiền với lãi suất 3%/tháng. Các bị cáo yêu cầu người vay phải ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cổ phần của dự án và cam kết bán lại để che giấu bản chất của việc cho vay.

Khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo thỏa thuận bán lại tài sản ban đầu, thì các bị cáo đưa ra nhiều lý do để không trả lại.

Bằng hình thức này, ba cha con ông Thanh đã thực hiện 4 vụ chiếm đoạt tài sản, tổng trị giá hơn 1.048 tỷ đồng. Trong đó, ông Thanh chiếm đoạt 2 dự án Minh Thành, Nhơn Thành của đại gia Đặng Thị Kim Oanh; 29 thửa đất được tách từ thửa đất số 452 của ông Nguyễn Văn Chung, 4 thửa đất của ông Lâm Sơn Hoàng và 2 thửa đất của ông Nguyễn Huy Đông.

Quá trình xét xử, ông Thanh và 2 con gái thừa nhận quan hệ giữa mình và các bị hại là vay tài sản. Đồng thời, bị cáo xin chấp nhận mọi phán quyết của tòa đưa ra.

Trong phần luận tội, đại diện VKS sau khi đánh giá mức độ, tính chất hành vi phạm tội của từng bị cáo đã đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Trần Quí Thanh 9-10 năm tù, Trần Uyên Phương 5-6 năm tù và Trần Ngọc Bích 4-5 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Bào chữa cho các bị cáo, luật sư trình bày hàng loạt tình tiết giảm nhẹ, xin HĐXX xem xét cho thân chủ mình được hưởng khoan hồng của pháp luật, sớm trở về tiếp tục điều hành doanh nghiệp, cống hiến cho xã hội.

Nói lời sau cùng, ông Thanh cùng 2 ái nữ bày tỏ hối tiếc về hành vi của mình đã thực hiện và mong tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Tuyên phạt ông Trần Quí Thanh 8 năm tù23

Sáng 25-4, TAND TP.HCM đã tuyên phạt ông Trần Quí Thanh 8 năm tù, phạt bà Trần Uyên Phương 4 năm tù; bà Trần Ngọc Bích 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo cùng về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Lấy lý do quá hạn, không cho bên vay lấy lại tài sản

Theo hội đồng xét xử, qua tranh luận tại phiên tòa, các bị cáo Trần Quí Thanh, Trần Ngọc Bích, Trần Uyên Phương thừa nhận hành vi của mình, lời khai của các bị cáo phù hợp với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án.

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù, bà Trần Ngọc Bích được hưởng án treo

Từ đó, có cơ sở kết luận trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2020, ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích, bà Trần Uyên Phương thông qua môi giới đã cho các ông, bà Lâm Sơn Hoàng, Nguyễn Huy Đông, Nguyễn Văn Chung, Đặng Thị Kim Oanh vay tiền.

Tiền này cho vay với lãi suất 3%/tháng, nhưng yêu cầu các chủ tài sản/dự án phải thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản/cổ phần của dự án để che giấu bản chất của việc cho vay.

Khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi theo thỏa thuận thì các cha con ông Thanh đã nại ra các lý do bên vay đã vi phạm cam kết để không trả lại tài sản cho chủ tài sản.

Tổng giá trị tài sản mà các bị cáo chiếm đoạt của 4 bị hại là 1.048 tỉ đồng.

Vụ thứ nhất: Thông qua người môi giới Nguyễn Hoàng Phú, các bị cáo cho ông Lâm Sơn Hoàng vay 115 tỉ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách.

Hợp đồng này chuyển nhượng có công chứng 4 thửa đất tại Bình Chánh, Thủ Đức từ ông Lâm Sơn Hoàng, vợ chồng anh Nguyễn Hữu Nghĩa (cháu ông Hoàng) cho bà Trần Uyên Phương với lãi suất 3%/tháng; lãi phạt chậm trả 4,5%. Hợp đồng mua bán giả cách bằng các cam kết bán lại.

Đến khi ông Lâm Sơn Hoàng chuẩn bị đủ tiền để trả thì phía ông Trần Quí Thanh lấy lý do ông Lâm Sơn Hoàng chậm trả, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt là hơn 80 tỉ đồng.

Vụ thứ hai: Thông qua người môi giới Đoàn Nguyễn Minh Hoàng, các bị cáo cho ông Nguyễn Huy Đông vay 80 tỉ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng có công chứng 2 thửa đất tại đường Kinh Dương Vương (phường An Lạc, Bình Tân, TP.HCM).

Số tiền vay này cũng phải trả lãi suất 3%/tháng, lãi phạt chậm trả 4,5%, giả cách bằng các cam kết bán lại.

Đến khi ông Nguyễn Huy Đông chuẩn bị đủ 80 tỉ để nhận lại 2 thửa đất, thì các bị cáo yêu cầu phải trả thêm 15 tỉ, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt là hơn 38 tỉ đồng.

Vụ thứ ba: Thông qua người môi giới Nguyễn Phi Long, các bị cáo Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương cho ông Nguyễn Văn Chung vay 35 tỉ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng có công chứng 29 thửa đất (tại phường An Lạc, Bình Tân, TP.HCM) từ ông bà Lâm Hoàng cho Trần Uyên Phương.

Thửa đất trên ông Nguyễn Văn Chung đã mua của ông bà Lâm Hoàng trước đó, chưa làm thủ tục sang tên. Số tiền vay giả cách này cũng phải trả lãi suất 3%/tháng.

Đến khi ông Nguyễn Văn Chung chuẩn bị đủ 35 tỉ để nhận lại 29 thửa đất, thì các bị cáo yêu cầu phải trả thêm 14 tỉ, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt là hơn 48 tỉ đồng.

Vụ thứ tư: Thông qua người môi giới Nguyễn Hoàng Phú, các bị cáo cho bà Đặng Thị Kim Oanh (chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Kim Oanh) vay 500 tỉ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng cổ phần Công ty Minh Thành.

Hợp đồng này có nội dung thỏa thuận hứa chuyển nhượng/hứa nhận chuyển nhượng dự án Nhơn Thành cho bà Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích, phía Công ty TCS (công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát). Số tiền vay phải trả lãi suất 3%/tháng, lãi phạt chậm trả 4,5%/tháng che đậy bằng các cam kết bán lại.

Đến khi phía bà Đặng Thị Kim Oanh chuẩn bị đủ số tiền 500 tỉ thì phía ông Trần Quí Thanh nại ra các lý do vi phạm các điều khoản trong hợp đồng nên mất quyền mua lại, không cho chuộc lại tài sản.

Giá trị chiếm đoạt dự án Minh Thành là hơn 427 tỉ đồng, giá trị chiếm đoạt dự án Nhơn Thành là hơn 453 tỉ đồng.

Con gái út của ông Trần Quí Thanh được hưởng án treo
Về bản chất vụ án, theo hội đồng xét xử, có đủ căn cứ kết luận các bị cáo đã có hành vi bằng các giao dịch dân sự với các bị hại là không trái pháp luật.

Nhưng để đảm bảo việc vay tiền và tiền lãi phát sinh, các bị cáo đã cùng bị hại làm hợp đồng chuyển nhượng tài sản. Các hợp đồng chuyển nhượng này là giả tạo, trái pháp luật.

Sau khi nhận tài sản từ các bị hại là những người vay tiền thì các bị cáo nảy sinh ý định chiếm đoạt, gây khó khăn, nại ra các lý do, không cho trả tiền gốc… để bên vay không thể trả được, từ đó chiếm đoạt tài sản là số tiền chênh lệch sau khi trừ đi khoản tiền các bị hại đã vay.

Trong vụ án này, bị cáo Trần Quí Thanh là người phải chịu trách nhiệm chính và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ giá trị tài sản chiếm đoạt.

Bị cáo Trần Uyên Phương với vai trò giúp sức và phải chịu trách nhiệm với giá trị tài sản chiếm đoạt là 350 tỉ và Trần Ngọc Bích đồng phạm giúp sức với vai trò làm theo chỉ đạo của bố và phải chịu trách nhiệm với giá trị tài sản chiếm đoạt là 600 tỉ.

Các bị cáo biết rõ hành vi của mình sẽ bị pháp luật trừng phạt, nhưng vẫn cố ý phạm tội, cần phải được xử lý nghiêm.

Về tình tiết tăng nặng, các bị cáo Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương phạm tội 2 lần trở lên. Về tình tiết giảm nhẹ, các bị cáo ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, đã tác động người thân bồi thường 183 tỉ đồng, thực tế các bị cáo mới chiếm đoạt được trên giấy tờ, còn các bị hại vẫn đang quản lý, sử dụng tài sản, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện…

Bị cáo Thanh là người từ 70 tuổi trở lên, các bị cáo Phương, Bích có vai trò hạn chế, làm theo sự chỉ đạo của bố ruột. Bị cáo Bích không có tình tiết tăng nặng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên được hưởng án treo.

Từ đó, hội đồng xét xử đã tuyên mức án trên.

Ngoài ra, hội đồng xét xử còn áp dụng hình phạt bổ sung, buộc ông Thanh, Uyên Phương, Ngọc Bích nộp 100 triệu mỗi người để sung công quỹ.

Ông chủ Tân Hiệp Phát bị tuyên phạt 8 năm tù

(ANTV) – Sáng ngày 25/4, toà án nhân dân Tp.HCM đã tuyên án sơ thẩm trong vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong vụ án này, 3 bị cáo gồm ông Trần Quý Thanh, 2 con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích, bị xét xử với cáo buộc cho nhiều người vay tiền dưới hình thức hợp đồng chuyển nhượng tài sản rồi chiếm đoạt tổng giá trị 1.048 tỷ đồng.

Qua hồ sơ vụ án và căn cứ vào lời khai của các bị cáo, người liên quan, Hội đồng xét xử nhận định, có đủ cơ sở để xác định từ năm 2019 đến năm 2020, bị cáo Thanh và hai con gái thông qua môi giới đã cho ông Lâm Sơn Hoàng, Nguyễn Huy Đông, Nguyễn Văn Chung và bà Đặng Thị Kim Oanh vay tiền với lãi suất 3%/tháng.

Bị cáo Trần Quý Thanh là người trực tiếp làm việc, trao đổi với người vay tiền, môi giới rồi thông báo 2 con là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích nên phải chịu trách nhiệm chính; chịu trách nhiệm tiếp theo là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích. Các bị cáo che giấu việc vay tài sản bằng ký hợp đồng vốn góp, có biến động sang tên, chuyển nhượng thậm chí khởi kiện tranh chấp ra toà. Bị hại khi chuẩn bị đủ tiền thì bị cáo lấy lý do không trả lại tài sản.

Cả 3 bị cáo trong vụ án là ông Trần Quý Thanh, Trần Ngọc Bích và Trần Uyên Phương được hội đồng xét xử ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ như: có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, có đóng góp cho phát triển kinh tế, xã hội, tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động.

Từ các nhận định trên, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Quý Thanh 8 năm tù, Trần Uyên Phương 4 năm tù. Riêng bị cáo Trần Ngọc Bích bị tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

2024.4.25, 4 月 24 日审判日,陪审团弹劾了被告。据此,陪审团认定,从2019年1月至2020年11月,Tran Qui Thanh先生及其两个女儿实施了4起滥用信托行为,侵占4名受害者的财产,总价值超过1,048亿越南盾。
经过2天的庭审,被告人对自己的行为已经了解,并如实供述并承认了起诉书所述的内容。 4月24日下午,辩论结束后,被告在陪审团审议前做出了最后发言。
Tan Hiep Phat主席Tran Qui Thanh 的女儿 Tran Ngoc Bich 表示,鉴于 Thanh 先生被提议判处 9 至 10 年监禁,“被告的父母将很难再次见面……”。
4月25日上午,胡志明市人民法院将判处Tran Qui Thanh先生(Tan Hiep Phat贸易服务有限公司前董事)及其两个女儿Tran Uyen Phuong和Tran Ngoc Bich:滥用信托财产。

Ông Trần Quý Thanh bị đề nghị 10 năm tù, con gái sợ cha mẹ “khó gặp lại nhau”

Bà Trần Ngọc Bích, con gái ông chủ Tân Hiệp Phát cho rằng với mức án bị đề nghị 9-10 năm tù của ông Thanh sẽ “khó để cha mẹ bị cáo gặp lại nhau…”.

Sáng nay, ngày 25/4, TAND TP HCM sẽ tuyên án đối với ông Trần Quí Thanh (cựu Giám đốc Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát) và 2 con gái là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trong ngày xét xử 24/4, HĐXX đã luận tội các bị cáo. Theo đó, HĐXX xác định từ tháng 1/2019 đến tháng 11/2020, ông Trần Quí Thanh và 2 con gái đã thực hiện 4 hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của 4 bị hại, với tổng giá trị hơn 1.048 tỷ đồng.

Sau 2 ngày xét xử, các bị cáo đã nhận thức hành vi, thành khẩn khai báo, thừa nhận nội dung như cáo trạng quy kết. Chiều ngày 24/4, sau khi kết thúc phần tranh luận, các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án.

Ông Trần Quí Thanh là người đầu tiên nói lời sau cùng. Đầu tiên, bị cáo nói lời cảm ơn HĐXX, VKS, cảm ơn giám thị và cán bộ trại tạm giam… đã phân tích cho ông hiểu rõ những sai lầm mà bản thân đã thực hiện. Bị cáo cũng mong HĐXX xem xét khoan hồng cho bị cáo có cơ hội sớm trở về.

Báo Dân Trí dẫn thông tin tại tòa cho biết, bị cáo Thanh nghẹn ngào, khóc và nói bản thân trưởng thành từ cô nhi viện, trải qua nhiều thăng trầm, biến cố nhưng vẫn luôn vượt qua, làm gương cho các con và cộng sự của mình. Bị cáo sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Bị cáo và gia đình đã lao động hàng chục năm với mong muốn đóng góp cho xã hội thông qua nghĩa vụ, chính sách và tạo công ăn việc làm cho người lao động, làm từ thiện.

“Vợ chồng bị cáo cùng các con thường xuyên làm việc trực tiếp cùng nhân viên 10 – 16 giờ mỗi ngày. Gia đình bị cáo có chung sứ mệnh là mong muốn xây dựng được một tập đoàn của Việt Nam vươn ra thế giới.

Do vậy, các nhu cầu của từng thành viên đều duy trì ở mức tối giản, không tiêu dùng phung phí, xa hoa. Lợi nhuận thu được đều được tiếp tục tái đầu tư, để tiếp tục lao động, đóng góp. Ai rồi cũng chết và không mang theo gì.

Dù đã 70 tuổi, nhưng bị cáo vẫn làm việc vì muốn đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Bị cáo có nguyện vọng để lại cho xã hội sự tự hào về những sản phẩm mang thương hiệu Việt và doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới”, báo Người lao động dẫn lời ông chủ Tân Hiệp Phát nói tại toà chiều 24/4.

Trong phần lời sau cùng, nhắc về người vợ của mình, báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Trần Quí Thanh xúc động nói: “Bị cáo xót xa và biết ơn người vợ mình đã 70 tuổi, lại bị tai biến nhưng lại phải nhận điều hành công việc trong công ty trong hoàn cảnh hết sức khó khăn”.

Bị cáo Thanh cho rằng không có ý định dùng những thành công, đóng góp của mình để biện minh cho sai lầm của mình. Bị cáo mong muốn hội đồng xét xử cho bị cáo cơ hội sửa chữa sai lầm của mình để tiếp tục đóng góp.

Ái nữ nhà Tân Hiệp Phát: “Còn thở là còn cống hiến”

Bị cáo Trần Ngọc Bích là người tiếp theo bước lên bục nói lời sau cùng sau ông Trần Quí THanh. Tương tự bố, bị cáo cũng cảm ơn các cơ quan tố tụng đã giải thích cho mình hiểu rõ sai lầm và cảm ơn nhà chức trách đã cho tại ngoại để có điều kiện thực hiện các thỏa thuận của công ty với đối tác.

Bị cáo nói sinh ra và lớn trong gia đình làm kinh tế nên được giáo dục theo phương châm sống là phải cho đi, cống hiến cho xã hội. Bị cáo cảm thấy hối tiếc về lỗi lầm mình đã gây ra và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho cha, chị gái và mình.

“Bị cáo nuối tiếc cho cái sai của mình nhưng đây là cơ hội để bị cáo trưởng thành. Mong HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo, cha của bị cáo và chị của bị cáo. Cha của bị cáo bị đề nghị quá nặng, với thời gian này, sẽ khó để cha mẹ bị cáo gặp lại nhau…” báo PL TPHCM dẫn lời bị cáo Trần Ngọc Bích nói lời sau cùng.

Là người cuối cùng bước lên bục khai báo, bà Trần Uyên Phương nói rất hối tiếc về hành vi của mình. Bị cáo cũng nghẹn giọng nói 12 tháng bị tạm giam là khoảng thời gian khó quên, để cô chiêm nghiệm lại cuộc sống, và đã chất vấn bản thân rất nhiều.

Bị cáo cho biết là doanh nhân Việt đầu tiên viết sách bằng tiếng Anh, xuất bản tại Mỹ, kể câu chuyện kinh doanh về thương hiệu Việt thắng thương hiệu nước ngoài.

“Hôm nay đứng đây, bị cáo khẳng định với chính mình ‘còn thở là còn cống hiến’. Tất cả những kết quả bị cáo vừa nêu, là đều được học từ ba. Bị cáo rất hối tiếc cho cái sai của mình”, VnExpress dẫn lời bà Trần Uyên Phương nói. Bị cáo đồng thời cũng xin tòa xem xét giảm nhẹ, khoan hồng cho cha và em gái.

Khi nghe 2 con gái nói lời sau cùng, ông Thanh nhiều lần cúi mặt xuống lau nước mắt.

Trước đó, HĐXX đánh giá hành vi của bị cáo Thanh ban đầu là giao dịch cho vay chưa cấu thành tội mà chỉ là quan hệ giao dịch dân sự. Tới giai đoạn cuối, khi bị cáo tuyên bố bị hại mất quyền đối với tài sản thì mới phạm tội.

Còn bị cáo Trần Uyên Phương – con gái bị cáo Thanh – tại tòa thừa nhận cáo trạng truy tố. Đối với giao dịch của các bị hại, bị cáo Phương cho biết, không tham gia bàn bạc, chỉ nhận được thông tin bị hại có đất muốn bán, còn mình có nhu cầu mua nên ký hợp đồng.

Về phần bị cáo Trần Ngọc Bích – con út bị cáo Thanh không biết thương lượng nào giữa bị cáo Thanh và bị hại, và chỉ căn cứ thực hiện trên hồ sơ, thỏa thuận giữa các bên.

Từ đó, VKSND TPHCM đề nghị bị cáo Trần Quí Thanh 9-10 năm tù, Trần Uyên Phương 5-6 năm tù, Trần Ngọc Bích 4-5 năm tù.

4月24日下午,胡志明市人民法院继续对Tran Qui Thanh先生及其两个女儿涉嫌滥用信托罪和挪用财产罪进行一审审理。
被告Thanh泪流满面地表示,他在孤儿院长大,经历过很多坎坷和事件,但总是克服它们,为孩子和同事树立了榜样。被告愿意为自己的行为承担责任。
被告人作完最后陈述后,主席宣布庭审暂停进行审议。陪审团将于 4 月 25 日明天上午 10 点宣布裁决。

Ông Trần Quí Thanh khóc khi nói lời sau cùng

Nói lời sau cùng, ông Trần Quí Thanh thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm của mình và mong HĐXX xem xét khách quan, công minh.

Chiều 24-4, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử sơ thẩm ông Trần Quí Thanh và hai con gái về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Sau khi kết thúc phần tranh luận, các bị cáo nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án.

Dự kiến 10 giờ sáng mai, 25-4, toà sẽ tuyên án.

Bị cáo Trần Quí Thanh gửi lời cảm ơn HĐXX đã phân tích để bị cáo nhận thức rõ về sai lầm của bị cáo; cảm ơn giám thị và cán bộ trại giam đã động viên, giải thích cho bị cáo.

Bị cáo Thanh bật khóc và cho biết, bản thân trưởng thành từ cô nhi viện, trải qua nhiều thăng trầm, biến cố nhưng vẫn luôn vượt qua, làm gương cho các con và cộng sự của mình. Bị cáo sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Bị cáo và gia đình đã lao động hàng chục năm với mong muốn đóng góp cho xã hội thông qua nghĩa vụ, chính sách và tạo công ăn việc làm cho người lao động, làm từ thiện. Mong muốn xây dựng một tập đoàn vươn xa thế giới nên gia đình luôn không tiêu xài phung phí, xa hoa và lợi nhuận luôn được tái đầu tư.

“Ai rồi cũng phải chết, không mang theo gì. Dù 70 tuổi nhưng bị cáo vẫn đóng góp cho ngành công nghiệp và mang doanh nghiệp vươn ra thế giới. Vụ việc này không làm thay đổi quyết tâm, nguyện vọng của bị cáo. Bị cáo khẳng định mình không bỏ cuộc, thẳng thắng nhìn nhận sai lầm…” – bị cáo Thanh nói.

Bị cáo Thanh khẳng định, vụ án này không liên quan đến doanh nghiệp và gia đình bị cáo đang điều hành. Bị cáo cảm ơn vợ vì đang bệnh nhưng vẫn điều hành doanh nghiệp, đồng thời cảm ơn các con đã cố gắng vì doanh nghiệp nhưng vì bị cáo mà phải đứng tại đây ngày hôm nay.

“Bị cáo không kể chi tiết về thành công của mình để biện minh cho hành động của bị cáo trong vụ án. Mong HĐXX xem xét khách quan, công minh để bị cáo tiếp tục thực hiện mong muốn, đóng góp của mình” – bị cáo Thanh trình bày.

Bị cáo Trần Ngọc Bích cảm ơn VKS, HĐXX đã phân tích cho bị cáo nhận ra hành vi sai của mình. Cảm ơn CQĐT đã cho bị cáo thời gian điều hành công ty trong khi xảy ra vụ án.

Bị cáo Bích trình bày, cha của bị cáo (ông Trần Quí Thanh – PV) thường nói con là con gái nên chọn con đường dễ dàng. Tuy nhiên, sống là cống hiến xã hội, cho đất nước, sống tiết chế vừa đủ vì chết không mang theo gì. Cả bị cáo và chị Trần Uyên Phương đều mời chuyên gia nước ngoài về để xây dựng doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh.

“Bị cáo nuối tiếc cho cái sai của mình nhưng đây là cơ hội để bị cáo trưởng thành. Mong HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo, cha của bị cáo và chị của bị cáo. Cha của bị cáo bị đề nghị quá nặng, với thời gian này, sẽ khó để cha mẹ bị cáo gặp lại nhau…” = bị cáo Trần Ngọc Bích nói lời sau cùng.

“Bị cáo nuối tiếc cho cái sai của mình nhưng đây là cơ hội để bị cáo trưởng thành. Mong HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo, cha của bị cáo và chị của bị cáo. Cha của bị cáo bị đề nghị quá nặng, với thời gian này, sẽ khó để cha mẹ bị cáo gặp lại nhau…” – bị cáo Bích trình bày.

Trần Uyên Phương trình bày, rất hối tiếc cho cái sai của mình. 12 tháng tạm giam, bị cáo có nhiều bài học trong cuộc sống, đã trải qua các giai đoạn thăng trầm của cảm xúc, chất vấn bản thân rất nhiều.

“Bị cáo là tác giả, là doanh nghiệp đầu tiên kể câu chuyện thương hiệu Việt tại nước ngoài, để truyền cảm hứng cho doanh nghiệp Việt. Ngày hôm nay, bị cáo vẫn khẳng định một ngày còn thở là một ngày còn cống hiến.

Bị cáo đã lớn và trưởng thành hơn, mức án của cha bị cáo là quá nặng nề. Mong HĐXX xem xét, khoan dung cho cha của bị cáo và bị cáo; đặc biệt là bị cáo Bích để về điều hành công ty. Xin cho bị cáo có cơ hội bù đắp những thiếu sót” – bị cáo Phương nói lời sau cùng.

VKS đề nghị HĐXX cân nhắc, giảm hình phạt thể hiện khoan dung

Tại phần luận tội, VKS đề nghị mức án đối với bị cáo Trần Quí Thanh từ 9-10 năm tù, Trần Uyên Phương 5-6 năm tù và Trần Ngọc Bích 4-5 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo VKS, bị cáo Trần Quí Thanh phải chịu trách nhiệm chính; chịu trách nhiệm tiếp theo là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích. Các bị cáo che giấu việc vay tài sản bằng kí hợp đồng vốn góp; có biến động sang tên, chuyển nhượng thậm chí khởi kiện tranh chấp ra toà. Bị hại khi chuẩn bị đủ tiền thì bị cáo lấy lí do không trả lại tài sản.

Các bị cáo có tình tiết giảm nhẹ: thành khẩn khai báo, đóng góp cho xã hội và khắc phục hậu quả. Các bị cáo có tình tiết tăng nặng là phạm tội hai lần trở lên.

Tại phần đối đáp, VKS cũng cho rằng, việc LS bào chữa xin cho bị cáo Trần Ngọc Bích hưởng án treo, VKS thấy rằng thuộc thẩm quyền của HĐXX. Cạnh đó, đối với việc LS xin giảm nhẹ cho các bị cáo, đây là tình tiết mới trong quá trình tranh luận, VKS đề nghị HĐXX cân nhắc giảm nhẹ hình phạt một phần cho các bị cáo để thể hiện nhân đạo, khoan dung.

2 con gái của Trần Quí Thanh mong tòa xem xét giảm nhẹ cho cha mình

Nói lời sau cùng tại tòa, bị cáo Trần Quí Thanh (cựu Giám đốc Công ty TNHH TMDV Tân Hiệp Phát) cho biết đã nhìn nhận được những sai lầm của mình gây ra, mong Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét khách quan, khoan dung để bị cáo sớm có cơ hội trở về và tiếp tục thực hiện mong muốn đóng góp cho xã hội.

2 con gái của Trần Quí Thanh mong tòa xem xét giảm nhẹ cho cha mình
Bị cáo Trần Quí Thanh. Ảnh: Anh Tú

Chiều 24.4, phiên tòa xét xử bị cáo Trần Quí Thanh và Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích kết thúc phần tranh luận. Trước khi tòa nghị án, các bị cáo nói lời sau cùng.

Là người trình bày đầu tiên, bị cáo Trần Quí Thanh gửi lời cảm ơn tới HĐXX, Viện Kiểm sát nhân dân vì đã đã phân tích để bị cáo nhận thức rõ cái sai của mình. Hiện tại, bị cáo nhìn nhận được những sai lầm của mình đã gây ra. Bị cáo cũng gửi lời cảm ơn tới các cơ quan đối tác, bạn bè, nhân viên đã luôn động viên và bên cạnh bị cáo trong thời gian qua.

“Vụ án này không liên quan gì đến doanh nghiệp mà bị cáo đã gây dựng. Bị cáo mong HĐXX xem xét khách quan, khoan dung để bị cáo sớm có cơ hội trở về và tiếp tục thực hiện mong muốn đóng góp cho xã hội”, bị cáo Thanh nói.

Tiếp theo đến phần trình bày của mình, bị cáo Trần Ngọc Bích cũng gửi lời cảm ơn đến HĐXX, Viện kiểm sát đã cho bị cáo nhận thức rõ cái sai của mình. Theo bị cáo Bích, bản thân được sinh ra và lớn lên trong gia đình đều coi trọng việc lao động. Sống là để cống hiến cho gia đình và xã hội, tinh thần này đã được gia đình bị cáo đưa vào trong công việc hàng ngày.

“Ngay lúc này, bị cáo vẫn mang tinh thần nỗ lực để đóng góp cho xã hội, đất nước. Bị cáo rất hối hận vì cái sai của mình. Mong HĐXX, Viện Kiểm sát xem xét, có đề nghị khoan dung cho bị cáo, để bị cáo có cơ hội sửa chữa những sai phạm trong thời gian qua”, bị cáo Bích nói.

Là người trình bày sau cùng, bị cáo Trần Uyên Phương cũng nhận thức rõ và rất hối tiếc về hành vi sai phạm của mình. Suốt thời gian tạm giam vừa qua bị cáo học được rất nhiều bài học cho cuộc sống. Bị cáo cho biết rất hối tiếc về vụ việc vừa qua, xin HĐXX và Viện kiểm sát cho bị cáo có cơ hội sửa sai.

Tại phiên tòa, cả 2 người con là bị cáo Phương và Bích cũng xin HĐXX, Viện Kiểm sát xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho ba của mình là bị cáo Trần Quí Thanh.

Trước đó, trong phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM đề nghị bị cáo Trần Quí Thanh 9-10 năm tù, Trần Uyên Phương 5-6 năm tù, Trần Ngọc Bích 4-5 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo Viện Kiểm sát nhân dân, bị cáo Trần Quí Thanh cùng 2 con gái là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đã thực hiện các hành vi chiếm đoạt của 4 bị hại với giá trị tài sản hơn 1.048 tỉ đồng.

Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng bị cáo Trần Quí Thanh là người trực tiếp làm việc, trao đổi với người vay tiền, môi giới rồi thông báo 2 người con nên bị cáo Thanh phải chịu trách nhiệm chính; chịu trách nhiệm tiếp theo là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích.

Các bị cáo đã che giấu việc vay tài sản bằng ký hợp đồng vốn góp; có biến động sang tên, chuyển nhượng, thậm chí khởi kiện tranh chấp ra tòa. Bị hại khi chuẩn bị đủ tiền thì bị cáo lấy lý do không trả lại tài sản. Viện Kiểm sát nhân dân cho rằng hành vi này thể hiện ý thức chiếm đoạt tài sản của các bị cáo.

Sau khi các bị cáo kết thúc phần nói lời sau cùng, chủ tọa thông báo tạm dừng phiên tòa để nghị án. HĐXX sẽ tuyên án vào 10h sáng mai 25.4.

Theo cáo trạng, từ năm 2019 đến 2020, bị cáo Thanh cùng hai con gái thông qua môi giới đã cho nhiều người vay tiền với lãi suất 3%/tháng – dưới mức cấu thành tội phạm về cho vay lãi nặng. Bị cáo Thanh không làm hợp đồng cho vay tiền có cầm cố tài sản mà yêu cầu người vay phải ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cổ phần của dự án để che giấu bản chất của việc cho vay. Khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo thỏa thuận bán lại tài sản ban đầu, thì các bị cáo đưa ra nhiều lý do để không trả lại.

Nhà chức trách xác định, ba bố con bị cáo Thanh đã thực hiện 4 vụ chiếm đoạt tài sản, tổng trị giá hơn 1.048 tỉ đồng. Trong đó, bị cáo Thanh chiếm đoạt tài sản của 4 bị hại gồm: 2 dự án Minh Thành, Nhơn Thành của bà Đặng Thị Kim Oanh; 29 thửa đất được tách từ thửa đất số 452 của ông Nguyễn Văn Chung; 4 thửa đất của ông Lâm Sơn Hoàng và 2 thửa đất của ông Nguyễn Huy Đông.

2024.4.23, Ông Trần Quí Thanh và 2 con gái hầu toà vì cáo buộc chiếm đoạt hơn 1.048 tỷ đồng
(Tran Qui Thanh 先生和他的两个女儿因涉嫌滥用信任侵占四人资产(总额超过 10,480 亿越南盾)而出庭。)

Ông Trần Quí Thanh cùng các con gái hầu tòa
23/04/2024

Sáng 23/4, cha con ông Trần Quí Thanh – nguyên giám đốc Tân Hiệp Phát bị đưa ra xét xử với cáo buộc cho vay bằng ‘hợp đồng giả cách’ chuyển nhượng bất động sản rồi chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng.

Ba cha con ông Trần Quí Thanh được đưa ra tòa để xét xử sáng ngày 23-4 – Ảnh

Đúng 8h sáng, bị cáo Trần Quí Thanh và con gái là Trần Uyên Phương được dẫn giải đến tòa. Bị cáo thứ 3 được tại ngoại là Trần Ngọc Bích cũng có mặt tại phòng xử ngay sau đó.

Hôm nay (23-4), Tòa án nhân dân TP.HCM xét xử vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với ông Trần Quí Thanh (giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) cùng hai con gái là bà Trần Uyên Phương (43 tuổi) và bà Trần Ngọc Bích (40 tuổi).

Cha con cùng hầu tòa

Bị cáo Trần Quí Thanh bị dẫn giải đến tòa – Ảnh

Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài từ hôm nay đến ngày 25-4, do thẩm phán Huỳnh Văn Trực làm chủ tọa.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM tham gia phiên tòa theo sự phân công của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm: ông Vũ Tất Ba, ông Phạm Văn Hiền và ông Mai Hoàn Đông.

Các bị hại trong vụ án được xác định gồm: bà Đặng Thị Kim Oanh, ông Nguyễn Văn Chung, ông Lâm Sơn Hoàng, ông Nguyễn Huy Đông.

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Kim Oanh Đồng Nai và 34 cá nhân khác tham gia phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Ông Trần Quí Thanh và hai con gái có bốn luật sư bào chữa.

Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2019 – 2020, ông Trần Quí Thanh cùng Trần Ngọc Bích, Trần Uyên Phương thông qua môi giới đã cho bốn cá nhân vay tiền với lãi suất 3%/tháng. Tổng trị giá tài sản chiếm đoạt đối với cả bốn bị hại được xác định là hơn 1.048 tỉ đồng.

Điều kiện cho vay được đặt ra là các chủ tài sản hoặc dự án thế chấp phải thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản hoặc cổ phần của dự án để che giấu bản chất của việc cho vay.

Tuy nhiên, theo điều tra thì khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo thỏa thuận nhưng cha con ông Trần Quí Thanh lại viện ra các lý do để không trả lại tài sản.

Vừa mất tài sản, vừa bị tòa xử thua

Trong bốn bị hại, ông Nguyễn Huy Đông vừa bị mất tài sản, vừa bị con gái ông Thanh kiện ra tòa.

Theo đó, vào năm 2017, ông Nguyễn Huy Đông thế chấp 2 thửa đất cho một ngân hàng để lấy 59 tỉ đồng. Đến tháng 1-2019, ông Đông cần vay 67 tỉ đồng để trả nợ ngân hàng thì được môi giới giới thiệu với ông Trần Quí Thanh.

Người môi giới trao đổi cách thức vay là ông Đông phải chịu lãi suất 3%/tháng nhưng phải chuyển nhượng 2 thửa đất cho bà Trần Uyên Phương và chịu phí môi giới 6%/tổng tiền vay.

Bị cáo Trần Uyên Phương bị dẫn giải đến tòa – Ảnh

Khi gặp ông Thanh, ông Đông đề nghị vay 90 tỉ đồng nhưng ông Thanh chỉ đồng ý cho vay 80 tỉ đồng.

Sau khi thống nhất, đầu tháng 2-2019, ông Đông thực hiện giải chấp khoản vay 67 tỉ đồng tại ngân hàng và làm hợp đồng giả cách chuyển nhượng lại cho bà Uyên Phương tại văn phòng công chứng Hoàng Xuân Ngụ.

Bà Uyên Phương không có mặt tại văn phòng công chứng mà ủy quyền cho nhân viên của mình thực hiện thủ tục sang tên 2 thửa đất.

Sau khi thực hiện các thủ tục trên, ông Đông nhận được giấy viết tay có nội dung “vay 80 tỉ, trả ngân hàng 67,4 tỉ đồng, lãi 3 tháng là 7,2 tỉ, tiền môi giới 2,5 tỉ, thuế thu nhập cá nhân và thuế trước bạ (2,5%) là 1,684 tỉ đồng, còn lại thực nhận là 1,241 tỉ đồng”. Đến lúc này ông Đông mới biết chỉ thực nhận được hơn 1,2 tỉ đồng nhưng buộc phải ký xác nhận.

Bị cáo Trần Ngọc Bích (được tại ngoại) đã có mặt tại phiên tòa – Ảnh

Ngày 18-2-2019, ông Đông được Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Bình Tân gọi xác minh việc thay đổi tên người sử dụng đất sang bà Trần Uyên Phương, thì ông Đông nhiều lần liên lạc Phương nhưng không được. Do đó, ông Đông đề nghị dừng việc thay đổi tên sở hữu 2 thửa đất.

Sau đó, ông Đông đến Công ty Tân Hiệp Phát tìm gặp ông Trần Quí Thanh xin trả 80 tỉ đồng để chuộc lại 2 thửa đất thì phía Tân Hiệp Phát yêu cầu ông phải đóng 95 tỉ đồng, ông Đông nhắn tin xin giảm bớt nhưng ông Thanh không trả lời.

Sau đó, bà Trần Uyên Phương khởi kiện ông Đông, tranh chấp hai thửa đất trên và được Tòa án nhân dân quận 3 tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bà Phương, buộc ông Đông tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tại hợp đồng mua bán.

Ngày 8-6-2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an có văn bản gửi Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM đề nghị giám đốc thẩm để hủy bản án sơ thẩm.

Đầu năm 2024, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử tái thẩm, tuyên hủy bản án sơ thẩm trên của Tòa án nhân dân quận 3.

Giá trị chiếm đoạt trong vụ này được xác định là 38,9 tỉ đồng.

Ông Trần Quí Thanh và 2 con gái hầu toà vì cáo buộc chiếm đoạt hơn 1.048 tỷ đồng

(CLO) Ông Trần Quí Thanh và hai con gái hầu tòa do bị cáo buộc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của bốn cá nhân, tổng số tiền hơn 1.048 tỷ đồng.

Ngày 23/4, TAND TP HCM mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử ông Trần Quí Thanh và 2 con gái về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

HĐXX cũng triệu tập 4 bị hại trong vụ án là bà Đặng Thị Kim Oanh, ông Nguyễn Văn Chung, ông Lâm Sơn Hoàng và ông Nguyễn Huy Đông. 35 cá nhân, pháp nhân khác cũng được triệu tập tới tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Ông Thanh cùng 2 con gái có 4 luật sư bào chữa gồm: Luật sư Trương Thị Minh Thơ, Kiều Vũ Thụy Uyên, Trương Thanh Đức và Nguyễn Trường Sơn.

Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định, từ năm 2019 – 2020, các bị cáo thông qua môi giới đã cho các ông, bà Lâm Sơn Hoàng, Nguyễn Huy Đông, Nguyễn Văn Chung và Đặng Thị Kim Oanh vay tiền với lãi suất 3%/tháng.

Tuy nhiên, các bị cáo yêu cầu các chủ tài sản, dự án phải thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản, cổ phần của dự án để che giấu bản chất của việc cho vay.

Khi chủ tài sản, cổ phần của dự án (bên vay) thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi theo thỏa thuận thì các bị cáo tìm lý do để không trả lại tài sản cho chủ tài sản.

Vụ thứ nhất, thông qua môi giới, ông Lâm Sơn Hoàng được vay 115 tỷ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng có công chứng, sang tên từ ông Lâm Sơn Hoàng, vợ chồng anh Nguyễn Hữu Nghĩa (cháu ông Hoàng) 4 thửa đất tại xã Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức với lãi suất 3%/tháng, lãi phạt chậm trả 4,5%, hợp đồng giả cách bằng các cam kết bán lại.

Đến khi ông Lâm Sơn Hoàng chuẩn bị đủ tiền để trả thì nhận được lý do ông Hoàng chậm trả, không cho chuộc lại tài sản. Cơ quan tố tụng xác định giá trị chiếm đoạt là hơn 80 tỷ đồng.

Vụ thứ hai, thông qua môi giới, ông Nguyễn Huy Đông đã vay 80 tỷ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng có công chứng 2 thửa đất tại địa chỉ 643 và 643A Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân với lãi suất 3% mỗi tháng, lãi phạt chậm trả 4,5%.

Đến khi ông Nguyễn Huy Đông chuẩn bị đủ 80 tỷ đồng để nhận lại 2 thửa đất thì các bị cáo yêu cầu phải trả thêm 15 tỷ đồng, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt là hơn 38 tỷ đồng.

Vụ thứ ba, thông qua môi giới, ông Nguyễn Văn Chung được vay 35 tỷ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng có công chứng từ ông bà Lâm Hoàng (là chủ đất cũ, bán cho ông Chung) 29 thửa đất tại phường An Lạc, quận Bình Tân với lãi suất 3%/tháng.

Đến khi ông Nguyễn Văn Chung chuẩn bị đủ 35 tỷ đồng để nhận lại 29 thửa đất thì các bị cáo yêu cầu phải trả thêm 14 tỷ đồng, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt là hơn 48 tỷ đồng.

Vụ thứ tư, cũng thông qua môi giới, bà Đặng Thị Kim Oanh (Chủ tịch HĐQT Công ty Kim Oanh) được vay 500 tỷ đồng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng cổ phần Công ty Minh Thành, thỏa thuận hứa chuyển nhượng dự án Nhơn Thành với lãi suất 3%/tháng, lãi phạt chậm trả 4,5%/tháng, che đậy bằng cam kết bán lại.

Đến khi phía bà Đặng Thị Kim Oanh chuẩn bị đủ số tiền 500 tỷ đồng thì bị đưa ra các lý do vi phạm các điều khoản trong hợp đồng nên mất quyền mua lại, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt dự án Minh Thành là hơn 427 tỷ đồng, dự án Nhơn Thành hơn 453 tỷ đồng.

Như vậy, tổng giá trị chiếm đoạt của các bị cáo đối với các tài sản của 4 bị hại là hơn 1.048 tỷ đồng.

Dự kiến phiên tòa diễn ra từ ngày 23/4-25/4.

评论

发表回复

您的邮箱地址不会被公开。 必填项已用 * 标注

More posts