『Vietnam,Việt Nam,越南』 10 LỪA DẢO, lừa đảo trên không gian mạng, trốn truy nã, đường dây đánh bạc, khởi tố, vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng, XÉT XỬ SƠ THẨM, rửa tiền 2024.6.26-8.16

2024.8.16 Ngày 15/8, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự các bị cáo: Nguyễn Xuân Tùng (SN 1990, trú thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, Yên Bái), Đinh Quốc Tuấn (SN 1987, trú phường Long Bình, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh); Nguyễn Thị Thắm (SN 1990, trú phường Long Bình, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Nguyễn Minh Hoàng (SN 1984, trú phường Kim Liên, quận Đống Đa, TP Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; các bị cáo: Nguyễn Phúc Vinh (SN 1999, trú xã Vĩnh Châu B, huyện Tân Hưng, Long An), Nhữ Thị Nguyên (SN 1988, trú phường Phú Mỹ, quận 7, TP Hồ Chí Minh) về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.

Sử dụng mạng xã hội để phạm tội, 6 bị cáo “bóc lịch” gần 32 năm tù

Với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và mua bán dữ liệu data khách hàng để thu lợi bất chính, 6 bị cáo đã bị TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt tổng mức án 31 năm 6 tháng tù giam.

Ngày 15/8, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà xét xử sơ thẩm hình sự các bị cáo: Nguyễn Xuân Tùng (SN 1990, trú thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên, Yên Bái), Đinh Quốc Tuấn (SN 1987, trú phường Long Bình, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh); Nguyễn Thị Thắm (SN 1990, trú phường Long Bình, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Nguyễn Minh Hoàng (SN 1984, trú phường Kim Liên, quận Đống Đa, TP Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; các bị cáo: Nguyễn Phúc Vinh (SN 1999, trú xã Vĩnh Châu B, huyện Tân Hưng, Long An), Nhữ Thị Nguyên (SN 1988, trú phường Phú Mỹ, quận 7, TP Hồ Chí Minh) về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.

Theo bản cáo trạng do đại diện Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh công bố, quá trình làm việc và sinh sống tại Campuchia, Nguyễn Thị Thắm sống chung với Đinh Quốc Tuấn và cùng quen biết Đường Trung Tình (không rõ lai lịch, địa chỉ). Cuối tháng 9/2022, Tình mời Tuấn, Thắm đến nhà tại Thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) chơi, Tuấn rủ thêm Nguyễn Minh Hoàng và người đàn ông tên Hiếu (không rõ lai lịch, địa chỉ) cùng đến nhà Tình.

Tại nhà của Đường Trung Tình, ngoài Tuấn, Thắm, Hoàng, Hiếu thì còn có Nguyễn Xuân Tùng và một số người khác là bạn của Tình. Quá trình gặp nhau, Tình trao đổi và khởi xướng thành lập nhóm hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức sử dụng trang web giả mạo công ty cho vay tài chính để tư vấn cho vay với lãi suất thấp, không thế chấp, thủ tục đơn giản… nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền của người vay.

Sau đó, Tùng, Hoàng, Tuấn và Hiếu đồng ý, thống nhất mỗi người góp 2.000 USD chuyển vào tài khoản của Thắm để Thắm mua trang thiết bị, thuê nhà… phục vụ cho hoạt động lừa đảo.

Các thành viên góp vốn gồm: Đường Trung Tình, Đinh Quốc Tuấn, Nguyễn Xuân Tùng, Nguyễn Minh Hoàng, Hiếu và một người bạn của Tình. Tình và các đồng phạm thống nhất số tiền lừa đảo chiếm đoạt được sẽ chia đều cho 6 người cùng góp vốn.

Ngày 27/9/2022, Đinh Quốc Tuấn sử dụng tài khoản Telegram “@ChikSongShok” tên hiển thị là “Homeless” lập nhóm chát có tên “Tình Tính Tang” để trao đổi, bàn bạc và theo dõi việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đồng thời, phân công nhiệm vụ như sau: Đinh Quốc Tuấn mua các tài khoản ngân hàng cá nhân, tài khoản ngân hàng công ty để sử dụng nhận tiền lừa đảo; Nguyễn Minh Hoàng có nhiệm vụ đặt mua trang web giả mạo công ty tài chính và hỗ trợ các thành viên trong nhóm về kỹ thuật web; Nguyễn Xuân Tùng có nhiệm vụ mua dữ liệu data, quản lý hoạt động của nhân viên; Đường Trung Tình quản lý các tài khoản ngân hàng và tiền chiếm đoạt được từ bị hại; Nguyễn Thị Thắm theo dõi quản lý thu chi, kiểm tra hoạt động của nhân viên…

Để lừa đảo chiếm đoạt tiền của người khác, các bị can sử dụng đường link trang web giả mạo công ty cho vay tài chính. Trang web này được lập trình sẵn, khi người vay ấn vào lệnh rút tiền, nhân viên sẽ thao tác gửi thông báo lỗi vì các lý do như: điền sai thông tin tài khoản ngân hàng nên khoản vay tạm thời bị đóng băng; hồ sơ không đảm bảo do rủi ro tín dụng từ công ty hoặc ngân hàng khác… và người vay không rút được tiền.

Khi người vay hỏi, nhân viên sẽ tiếp tục hướng dẫn, tư vấn khắc phục lỗi bằng cách người vay sẽ chuyển tiền đảm bảo vào tài khoản ngân hàng của công ty và sẽ nhận lại tiền đảm bảo khi rút tiền vay. Mỗi lần trang web thông báo các lỗi khác nhau như trên, nhân viên sẽ yêu cầu người vay chuyển một số tiền dao động từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng để khắc phục lỗi. Khi người vay không tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu trả lại tiền thì nhân viên sẽ chặn liên lạc với người vay.

Sau khi lừa đảo chiếm đoạt được tiền, các nhân viên sẽ gửi hình ảnh về việc chuyển tiền vào các nhóm đã lập trước đó để Tình, Tùng, Hoàng, Tuấn và Lee (không rõ lai lịch, địa chỉ, được thuê quản lý, tổng hợp số tiền chiếm đoạt hàng ngày của nhóm nhân viên) theo dõi.

Bằng các thủ đoạn nêu trên, từ đầu tháng 11/2022 đến giữa tháng 12/2022, các bị cáo đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của 5 bị hại với tổng số tiền là 333.320.000 đồng.

Mở rộng điều tra vụ án, lực lượng chức năng xác định, Nguyễn Phúc Vinh và Nhữ Thị Nguyên là người đã bán dữ liệu thông tin cá nhân của người khác cho Nguyễn Xuân Tùng để Tùng phục vụ cho hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo đó, từ tháng 6/2021, Vinh làm nhân viên môi giới bất động sản nên cần tìm nguồn thông tin cá nhân khách hàng để gọi điện. Quá trình này, Vinh thấy việc mua bán dữ liệu thông tin cá nhân của người khác diễn ra nhiều trên Facebook nên đã nảy sinh ý định mua dữ liệu data về chỉnh sửa và bán lại cho người khác nhằm kiếm lời.

Để thực hiện hành vi này, Vinh sử dụng nhiều tài khoản Facebook khác nhau như “Vinh Vang Vọng”, “Rachel Mohamed”, “Nguyễn Phương Vy” tham gia vào các nhóm mua bán dữ liệu data trên mạng xã hội như: “Data khách hàng tiềm năng”, “Cung cấp Data uy tín chất lượng tuyệt đối”… Thông qua các nhóm này, Vinh đã nhiều lần mua và lưu trữ vào máy tính cá nhân của mình hơn 45.000 dữ liệu thông tin cá nhân khách hàng của Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (gọi tắt là FeCredit) với số tiền 13.000.000 đồng, từ nhiều tài khoản mạng xã hội không xác định. Sau đó, Vinh hướng dẫn và cung cấp các dữ liệu trên cho Nguyên để cùng tìm kiếm người mua, nhằm bán thu lợi nhuận.

Từ tháng 9/2022 đến tháng 6/2023, Vinh và Nguyên đã bán cho Nguyễn Xuân Tùng; Đỗ Thế Tín (SN 1998, trú TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) 291.050 dữ liệu thông tin cá nhân của khách hàng FeCredit, cùng hưởng lợi 242.700.000 đồng. Ngoài ra, Vinh còn bán cho Nguyễn Vũ Trường (SN 1994, trú huyện An Phú, An Giang) 338.000 dữ liệu thông tin cá nhân của khách hàng FeCredit, hưởng lợi số tiền 84.867.000 đồng.

Tại phiên xử, các bị cáo đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.

Đánh giá toàn diện các hành vi, mức độ nguy hiểm mà các bị cáo gây ra, HĐXX quyết định tuyên phạt: Nguyễn Xuân Tùng 9 năm tù giam; Đinh Quốc Tuấn 8 năm tù giam; Nguyễn Thị Thắm 7 năm tù giam; Nguyễn Minh Hoàng 2 năm 6 tháng tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bị cáo Nguyễn Phúc Vinh 3 năm tù giam; Nhữ Thị Nguyên 2 năm tù giam về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.

Còn đối với các đối tượng: Đường Trung Tình, Hiếu, một người bạn của Tình là những người đã cùng các bị cáo góp tiền và cùng thực hiện hành vi lừa đảo; đối tượng tên Lee là người giúp sức cho các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội nhưng quá trình điều tra không xác định được địa chỉ nơi cư trú, nhân thân lai lịch của các đối tượng. Vì vậy, Cơ quan CSĐT tách hành vi và tài liệu liên quan để tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật khi có căn cứ.

6名被告人因诈骗财产、交易客户数据牟取非法利益,被河静省人民法院判处总计31年6个月有期徒刑。

2024.8.11 Vừa qua, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt các bị cáo: Hoàng Tiến Dũng (SN 1987), ở Đông Anh, TP Hà Nội 9 năm tù; Vũ Văn Việt (SN 1992), ở Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 9 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Lãnh án nghiêm khắc vì rủ nhau lừa tiền của bạn gái cũ

Vừa qua, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt các bị cáo: Hoàng Tiến Dũng (SN 1987), ở Đông Anh, TP Hà Nội 9 năm tù; Vũ Văn Việt (SN 1992), ở Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 9 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Cùng tội danh trên, tòa án cũng tuyên phạt mức án nghiêm khắc đối với các bị cáo: Phan Hà Hải (SN 1993) ở quận Hà Đông, TP Hà Nội 7 năm tù; Doãn Tiến Mạnh (SN 1992) ở quận Cầu Giấy, TP Hà Nội 6 năm tù và Trần Minh Hải (SN 1997) ở huyện Thanh Trì, TP Hà Nội 3 năm tù.

Được biết, Nguyễn Minh Nghĩa (SN 1992), quê ở tỉnh Bắc Giang (hiện tại đối tượng Nghĩa đang bỏ trốn khỏi nơi cư trú) từng cho bị cáo Phan Hà Hải vay 5 triệu đồng. Tháng 2/2023, đối tượng Nghĩa đòi nợ nhưng bị cáo Phan Hà Hải nói không có tiền trả. Vì vậy, để xóa khoản nợ cho bị cáo Hải, đối tượng Nghĩa đã rủ bị cáo Hải tham gia lừa tiền của bạn gái cũ là chị Nông Thị T. (ở tỉnh Lạng Sơn).

Đối tượng Nghĩa nói rằng chị T. làm nghề đổi nhân dân tệ, khách hàng có nhu cầu sẽ đưa tiền Việt và chỉ định số tài khoản ngân hàng bên Trung Quốc. Chị T. nhận tiền Việt sau đó sẽ quy đổi theo tỷ giá và gửi nhân dân tệ vào tài khoản đó.

Nguyễn Minh Nghĩa tránh không ra mặt, còn bị cáo Phan Hà Hải và các bị cáo khác đóng giả làm người mua, bán khoai lang từ Trung Quốc vào Việt Nam, cần đổi nhân dân tệ. Nếu chị T. mắc lừa, gửi tiền vào tài khoản bên Trung Quốc, các bị cáo sẽ không đưa tiền Việt cho chị T. mà bỏ chạy để chiếm đoạt số ngoại tệ.

Nhóm tội phạm trên sau đó tập trung tại một căn hộ, phân công nhau mượn tài khoản ngân hàng Trung Quốc; chuẩn bị 600 triệu đồng tiền mặt để chị T. nhìn thấy; phân vai diễn ai là người mua, người bán khoai lang; thuê ô tô để tẩu thoát sau khi chiếm đoạt được tiền…

Kế hoạch được chuẩn bị tỉ mỉ, cả nhóm đã hẹn gặp chị T. vào chiều 1/3/2023 tại một quán cà phê ở quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Tại đây, các bị cáo tự giới thiệu muốn đổi 18 vạn nhân dân tệ (tương đương 600 triệu đồng) để thanh toán lô hàng khoai lang.

Bị cáo Mạnh đặt túi nilon màu xanh bên trong đựng 600 triệu đồng xuống bàn uống nước để chị T. nhìn thấy và tin tưởng. Tuy nhiên, chị T. nói không đủ tiền mà chỉ có thể chuyển hơn 13.000 tệ (tương đương 430 triệu đồng) và các bị cáo đồng ý.

Sau đó chị T. chuyển số tiền 13.000 tệ vào tài khoản ngân hàng bên Trung Quốc do các bị cáo cung cấp; có quay video, chụp ảnh chứng từ thể hiện giao dịch.

Tuy nhiên, các bị cáo luôn khẳng định tài khoản chưa có tiền, nói chị T. “làm ăn không uy tín” rồi dàn cảnh cãi vã nhau để bỏ chạy ra xe ô tô chuẩn bị sẵn. Chị T. lúc này “tá hỏa”, chạy ra hô hoán “cướp, cướp”, đồng thời kéo các bị cáo lại khiến cọc tiền 600 triệu đồng bung ra. Các bị cáo nhặt lại cọc tiền nhưng vẫn bị rơi 100 triệu đồng xuống đất nên hai bị cáo: Hải và Việt ở lại để tìm. Số tiền này sau đó được chị T. phát hiện, giữ lấy. Cùng lúc đó, lực lượng Công an nhận được tin báo về sự việc đã có mặt, kịp thời đưa tất cả các đối tượng về trụ sở làm việc.

Sau đó, tất cả nhóm lừa đảo trên lần lượt ra trình diện và khai báo hành vi phạm tội của mình trước cơ quan Công an. Riêng bạn trai cũ của chị T. là Nguyễn Minh Nghĩa đã bỏ trốn, đến nay cơ quan chức năng chưa bắt được để xử lý.

Căn cứ vào toàn bộ hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt mức án nghiêm khắc đối với các bị cáo như đã nêu trên. Về dân sự, ngoài 100 triệu đồng các bị cáo “đánh rơi” được Công an tạm giữ, chị T. mới nhận thêm 30 triệu đồng bồi thường, vì vậy Tòa đã yêu cầu các bị cáo phải hoàn trả đủ 430 triệu đồng cho chị T.

因串谋骗取前女友钱财而被判重刑

2024.8.5 Bắt 6 người Trung Quốc vượt biên, chuẩn bị vào TP.HCM lập đường dây lừa đảo công nghệ cao

Bắt 6 người Trung Quốc vượt biên, chuẩn bị vào TP.HCM lập đường dây lừa đảo công nghệ cao

Biên phòng Quảng Trị phát hiện ra nhóm người Trung Quốc đang trên đường vào TP.HCM để lập đường dây lừa đảo công nghệ cao.

Những người bị bắt giữ

Sáng 5-8, Biên phòng Quảng Trị cho hay Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (huyện Hướng Hoá) vừa khởi tố vụ án về hành vi tổ chức, môi giới người nước ngoài nhập cảnh trái phép, hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu, chuyển cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Trị điều tra.

Nhóm người này gồm 1 người Lào, 2 người Việt Nam và 6 người Trung Quốc.

8h ngày 27-7, tại khu vực biên giới thuộc khóm Ka Tăng (thị trấn Lao Bảo), Biên phòng Quảng Trị phối hợp Công an Quảng Trị, Đoàn trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát Bộ đội biên phòng) bắt quả tang Si Non (19 tuổi, trú huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào) sử dụng xe máy chở một người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Si Non khai nhận trước đó 2 giờ, Si Non cùng 2 người Lào khác chở 3 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào thị trấn vùng biên Lao Bảo. Anh này được thuê chở người nhập cảnh với giá 1,5 triệu Kíp Lào (1,7 triệu đồng).

Mở rộng điều tra, các lực lượng phối hợp bắt giữ 4 người Trung Quốc đã nhập cảnh trái phép trước đó đang đợi ở khách sạn Sê Pôn (thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa) và 1 người Việt Nam.

Nhóm này gồm Nguyễn Thanh Hùng (30 tuổi, trú xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, Quảng Trị), Lai Jia Liang (25 tuổi) và Wu Jia Bin (27 tuổi, cùng trú tỉnh Phúc Kiến), Chen De Bin (22 tuổi, trú tỉnh Quý Châu) và Liu Yan Jun (30 tuổi, trú tỉnh An Huy).

Tiếp tục truy xét, lực lượng chức năng bắt giữ thêm Pei Ze Zeng (22 tuổi, trú tỉnh Giang Tây). Biên phòng Quảng Trị cũng bắt giữ thêm Hồ Hội (24 tuổi, trú thị trấn Lao Bảo).

Trong đó Nguyễn Thanh Hùng đang chờ nhóm người Trung Quốc nhập cảnh đầy đủ để đưa họ vào TP.HCM và Campuchia. Hùng khai nhận được Hội thuê tiếp nhận và đặt vé cho những người Trung Quốc đi vào TP.HCM với tiền công 1,5 triệu đồng/người.

Tang vật thu giữ gồm một xe ô tô 4 chỗ, 45 điện thoại thông minh.

Những người Trung Quốc trên khai nhận được huấn luyện, đào tạo bài bản về các thủ đoạn lừa đảo bằng công nghệ cao tại khu vực Tam giác vàng, sau đó tìm cách nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và đi đến TP.HCM, Campuchia để thiết lập các đường dây, mốc nối với các máy chủ ở trong nước và nước ngoài sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Khởi tố vụ án hình sự về tổ chức, môi giới người nước ngoài nhập cảnh trái phép

Ngày 5/8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi tổ chức, môi giới người nước ngoài nhập cảnh trái phép.

Theo đó, vào 8 giờ ngày 27/7, tại khu vực sát biên giới thuộc địa phận khóm Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị), Phòng Trinh sát và Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) chủ trì, phối hợp với Phòng An ninh điều tra, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an tỉnh Quảng Trị), Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ đội Biên phòng) bắt quả tang đối tượng Si Non (19 tuổi), trú tại bản Densavan, huyện SePon, tỉnh Savanakhet (Lào) đang sử dụng xe gắn máy chở một người Trung Quốc có hành vi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Mở rộng điều tra, truy xét, các lực lượng chức năng đã phối hợp bắt giữ thêm 4 đối tượng người Trung Quốc (đã nhập cảnh trái phép trước đó, đang đợi ở khách sạn Sê Pôn, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa), 1 đối tượng người Việt Nam gồm: Nguyễn Thanh Hùng (30 tuổi, trú tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị); Lai Jia Liang (25 tuổi) và Wu Jia Bin (27 tuổi), cùng trú tại tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc); Chen De Bin (22 tuổi, trú tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc) và Liu Yan Jun (30 tuổi, trú tại tỉnh An Huy, Trung Quốc).

Tiếp tục truy xét, các lực lượng chức năng đã bắt giữ thêm các đối tượng: Pei Ze Zeng (22 tuổi, trú tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc) là đối tượng đã nhập cảnh trái phép cùng với nhóm của Si Non đã bỏ chạy trước đó; Hồ Hội (24 tuổi, trú tại tổ 2 khóm Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Qua đấu tranh khai thác, các đối tượng người Trung Quốc khai nhận được một chủ khách sạn ở “Tam giác vàng” giới thiệu, hướng dẫn và thuê xe đưa về bản Densavan, huyện SePon (Lào), sau đó được các đối tượng người Lào chờ sẵn và sử dụng xe máy chở theo đường tiểu ngạch nhập cảnh trái phép qua biên giới.

Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, nhóm đối tượng người Trung Quốc được huấn luyện, đào tạo bài bản về các thủ đoạn lừa đảo bằng công nghệ cao tại khu vực “Tam giác vàng”, sau đó tìm cách nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, di chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh, Campuchia để thiết lập các đường dây, móc nối với các máy chủ ở trong nước và nước ngoài, sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đang hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu, chuyển cho Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Quảng Trị để tiếp tục điều tra, truy tố theo quy định của pháp luật…

抓获6名越境准备进入胡志明市设立高科技诈骗团伙的中国人

6中國男子欲赴柬詐騙 偷渡越南中轉被逮

(河內7日中央電)越南近日逮捕6名中國男子從寮國偷渡到越南廣治省,準備轉往柬埔寨從事詐騙。偷渡客落網後供稱,他們打算去柬埔寨“工作”,於是雇用寮國人騎摩托車載他們非法穿越寮越邊境。

越南媒體VTC News報道,位於越南中部的廣治省邊防部隊指揮部周一表示,相關部門近日針對一條以越南為跳板前往柬埔寨的非法偷渡路線進行打擊,一共逮捕6名中國男子及其余涉案的寮國、越南嫌犯。

打擊行動在7月27日早上執行,當時廣治省邊防部隊與相關部門配合,當場逮獲19歲的寮國素旺省色奔縣居民施農,後者當時正騎著摩托車載著一名中國人從寮國偷渡至越南。

施農坦承,當天清晨6時許,他受家鄉居民委托,以150萬基普(約303令吉)載中國人非法入境越南。案發時施農與另外兩名寮國人騎著摩托車各載一名中國人進入越南。

施農穿越邊境進入越南不久就被抓,其他人見狀鉆入山林里逃脫,但之後陸續落網。廣治省這次出擊共計逮捕6名中國人,年齡介於22歲至30歲。

此外,在寮國飯店內負責與中國偷渡客接應的30歲廣治省居民阮清雄也被捕。

這些中國偷渡客落網後供認,在金三角地區一家飯店老板的介紹、指導下,他們租車前往寮國色奔縣,接著聘雇寮國人騎摩托車載他們非法穿越寮越邊境。

經過調查,廣治省相關部門確認這些中國偷渡客受過專業的高科技詐騙訓練,計劃非法入境越南前往胡志明市,再轉赴柬埔寨從事詐騙。

2024.8.2 Xét xử nhóm cán bộ đòi ‘lại quả’ 33% giá trị gói thầu

Xét xử nhóm cán bộ đòi ‘lại quả’ 33% giá trị gói thầu

Các bị cáo thừa nhận các hành vi thỏa thuận chia phần trăm tiền “lại quả” của DN trúng thầu; đưa thông tin cho DN trước khi dự án được công khai; tự lập khống hồ sơ để rút tiền thanh quyết toán dự án dù không thực hiện để chiếm đoạt tiền của Nhà nước.
TAND TP Đà Nẵng mới tuyên phạt Hồ Văn Khoa (51 tuổi, cựu Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ); Võ Thiên Sinh (46 tuổi, cấp phó của Khoa) cùng mức án 9 năm tù về tội Nhận hối lộ.

Với vai trò đồng phạm, Võ Thành Quý (38 tuổi, cựu Trưởng Phòng Quản lý đô thị (QLĐT) bị phạt 7 năm tù; Trần Phước Mỹ (50 tuổi, cấp phó của Quý) lĩnh 5 năm tù.

Liên quan vụ án, Hoàng Ngọc Tiến (35 tuổi, Phó GĐ Cty ALDES) bị tuyên 2 năm tù; Phan Văn Tiến (36 tuổi, cựu chuyên viên Phòng QLĐT) 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Võ Thành Quý nhận 2 năm tù; cùng về tội Tham ô tài sản.

Bị cáo Nguyễn Đặng Nhất Duy (43 tuổi, Phó GĐ Cty TNHH Thy Nghĩa Hưng) lĩnh 8 năm tù về tội Đưa hối lộ.

Theo HĐXX, các bị cáo là người có hiểu biết, biết hành vi của mình là sai nhưng vẫn bất chấp để thực hiện gây thiệt hại lớn, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận cần có bản án nghiêm khắc.

Theo cáo trạng, trong hai năm 2021 – 2022, UBND quận Cẩm Lệ có hai gói thầu duy tu, nạo vét bùn các tuyến mương, cống thoát nước đường dưới 10,5m (đường có tên) trên địa bàn quận. Tổng giá hai gói thầu này hơn 16,4 tỷ đồng.

Đây là các gói thầu dịch vụ phi tư vấn, cung cấp dịch vụ công ích, thực hiện theo phương thức 1 giai đoạn, 1 túi hồ sơ và lần đầu tiên thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi qua mạng. Phòng QLĐT được giao nhiệm vụ làm bên mời thầu, thực hiện các công tác đấu thầu.

Sau khi phê duyệt dự toán, Khoa chỉ đạo Sinh và Lê Hoài Nam (Trưởng Phòng QLĐT, đã chết) nghiên cứu, tìm nguồn thu cho các hoạt động riêng của UBND quận. Duy biết thông tin sẽ tổ chức đấu thầu thoát nước đã tìm gặp Lê Hoài Nam để nhờ giúp đỡ khi dự thầu.

Lê Hoài Nam đã chỉ đạo Mỹ và Tiến hỗ trợ cung cấp các thông tin liên quan đến gói thầu cho Duy để có lợi thế khi dự thầu. Từ tháng 2/2021, Lê Hoài Nam bị bệnh nên giao lại công việc cho Quý tạm thời phụ trách.

Sinh đã chỉ đạo Mỹ sau khi chấm thầu, thương thảo hợp đồng xong thì gọi DN lên làm việc trực tiếp để thỏa thuận việc sẽ phải trích lại bao nhiêu phần trăm số tiền trúng thầu cho UBND quận, trước khi ký ban hành quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Theo cáo trạng, Khoa, Sinh, Quý, Mỹ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, chủ động liên lạc, tiếp xúc với Duy, yêu cầu trích lại 33% khi DN trúng gói thầu. Sau khi đạt được thỏa thuận, bốn bị cáo đã lập hồ sơ để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu liên danh trúng thầu theo trình tự, thủ tục quy định. Sau đó, các bị cáo đã nhận hối lộ của Duy ở hai gói thầu với tổng số tiền hơn 3,1 tỷ đồng.

Ngoài ra, với gói thầu giám sát dịch vụ duy tu, nạo vét bùn các tuyến mương, cống thoát nước năm 2021, Quý đã câu kết với Tiến lấy pháp nhân Cty ALDES để lập khống hồ sơ thi công và thanh quyết toán, tham ô hơn 195 triệu đồng tiền ngân sách. Hai người này chia nhau theo tỷ lệ 7/3. Quá trình thực hiện có sự giúp sức của Tiến.

Tại phiên xử, các bị cáo thừa nhận các hành vi thỏa thuận chia phần trăm tiền “lại quả” của DN trúng thầu; đưa thông tin cho DN trước khi dự án được công khai; tự lập khống hồ sơ để rút tiền thanh quyết toán dự án dù không thực hiện để chiếm đoạt tiền của Nhà nước.

Riêng Khoa nói bản thân không trao đổi, bàn bạc về tỷ lệ phần trăm và không gặp gỡ DN; việc nhận hàng trăm triệu đồng mỗi lần là “quà cáp của DN biếu mỗi khi đến các dịp lễ, Tết nên vẫn nhận bình thường mà không nghĩ là tiền hối lộ”.

Khoa cho biết “đã xấu hổ và ân hận”, quá trình làm việc liên quan đến các gói thầu đã giao nhiệm vụ cho cấp dưới, nhưng thiếu kiểm tra, mong tòa xem xét về hành vi thiếu trách nhiệm trong quá trình quản lý. Tuy nhiên, VKS khẳng định việc truy tố bị cáo Khoa và thuộc cấp về tội Nhận hối lộ là đúng người, đúng tội.

审判一批索要合同价值 33% “回扣”的官员

2024.7.12 Ngày 12/7, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP.HCM tuyên án đối với 14 bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM. Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (đang bị truy nã, xét xử vắng mặt; cựu Chủ tịch Công ty AIC) 24 năm tù về tội đưa hối lộ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt ở 2 bản án trước, HĐXX tuyên buộc bị cáo Nhàn phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù (là mức cao nhất của tù có thời hạn). Các bị cáo còn lại cũng bị xét xử vắng mặt do bỏ trốn, đang bị truy nã, HĐXX tuyên phạt: Trần Mạnh Hà (cựu Phó tổng giám đốc AIC) 19 năm tù, tổng hợp hình phạt ở các bản án trước, buộc bị cáo chấp hành chung 30 năm tù; bị cáo Trần Đăng Tấn (cựu Trưởng văn phòng đại diện AIC tại TP.HCM) 18 năm tù về tội đưa hối lộ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Vụ AIC: Vì sao xét xử vắng mặt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và thuộc cấp?

Chiều 12-7, TAND TP.HCM đã tuyên án đối với 14 bị cáo trong vụ vi phạm quy định về đấu thầu, đưa – nhận hối lộ xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, Công ty AIC. Theo đó, tòa cho rằng việc xử vắng mặt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là có căn cứ.

Theo hội đồng xét xử, quá trình điều tra, truy tố, xét xử, luật sư, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không có ý kiến hoặc khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng của các cơ quan cảnh sát điều tra, viện kiểm sát, điều tra viên và kiểm sát viên nên hội đồng xét xử xét các hành vi, quyết định tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

Các hành vi, quyết định tố tụng đều hợp pháp

Đối với đề nghị xem xét lại tố tụng đối với các bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trần Mạnh Hà, Trần Đăng Tuấn, Đỗ Văn Trường của người bào chữa, hội đồng xét xử cho rằng trong vụ án này, tại thời điểm khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cả bốn bị cáo đều không có mặt tại nơi cư trú, nơi làm việc và không thực hiện yêu cầu triệu tập, thư kêu gọi của các cơ quan tiến hành tố tụng để nhận các quyết định, lệnh tố tụng.

Mặc dù đã thông báo cho thân nhân và đăng tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã tiến hành xác minh nhưng không xác định được nơi cư trú của các bị cáo. Cơ quan cảnh sát điều tra đã ban hành các quyết định truy nã đối với các bị cáo.

Bên cạnh đó, các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, ngoài việc tống đạt các quyết định tố tụng cho các bị cáo theo quy định thì cũng đã thông báo và yêu cầu các bị cáo ra trình diện hoặc đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật nhưng các bị cáo vẫn không trình diện hay đầu thú trước cơ quan chức năng. Đặc biệt là bị cáo Nhàn và bị cáo Hà, không chỉ trong vụ án này mà xuyên suốt hai vụ án đã xét xử.

Xác định bà Thanh Nhàn và 3 đồng phạm bỏ trốn là có căn cứ

Qua bốn phiên tòa, mặc dù các cơ quan tiến hành tố tụng đều có thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng hai bị cáo vẫn vắng mặt trong vụ án này.

Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án đã thực hiện tống đạt quyết định theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, đồng thời niêm yết công khai tại nơi cư trú và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, yêu cầu các bị cáo ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng. Tuy nhiên các bị cáo vẫn vắng mặt tại phiên tòa.

Từ những cơ sở trên, hội đồng xét xử nhận thấy việc các cơ quan tiến hành tố tụng xác định các bị cáo bỏ trốn hoàn toàn có căn cứ.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 điều 229, khoản 2 điều 247 Bộ luật Tố tụng hình sự, việc tạm đình chỉ chỉ có thể trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà lý do tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo khác thì có thể tạm đình chỉ đối với từng bị can.

Trong vụ án này có nhiều bị can, bị cáo và bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người có vai trò chủ mưu, tổ chức thực hiện tội phạm. Các bị cáo Trần Mạnh Hà, Trần Đăng Tấn, Đỗ Văn Trường thực hiện hành vi phạm tội có liên quan đến tất cả các bị cáo khác nên các cơ quan tiến hành tố tụng không tạm đình chỉ mà truy tố, xét xử đối với các bị cáo bị truy nã là hoàn toàn đúng quy định, phù hợp với tính chất, đặc điểm của vụ án.

Đồng thời cũng để giải quyết toàn diện, triệt để vụ án, đến thời điểm xét xử các bị cáo vắng mặt là từ bỏ quyền của các bị can, bị cáo được quy định tại điều 60 và điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Vẫn đảm bảo quyền bào chữa cho các bị cáo

Mặc dù vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn đảm bảo quyền bào chữa cho các bị cáo bằng cách chỉ định và tạo điều kiện để người bào chữa cho các bị cáo nghiên cứu hồ sơ, trực tiếp tham gia một số hoạt động tố tụng như nhận dạng, giám định chữ ký.

Xét thấy sự vắng mặt của các bị cáo không gây trở ngại trong việc xét xử, hội đồng xét xử quyết định xét xử vắng mặt các bị cáo.

Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục lãnh thêm 24 năm tù

Trong quá trình thực hiện thầu, Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới đưa tiền hối lộ cho ông Xô 6 lần với tổng số tiền là 14,4 tỷ đồng.

Sau 3 ngày xét xử sơ thẩm, chiều 12/7, TAND TPHCM đã tuyên án đối với bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC), Dương Hoa Xô (cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM), Trần Thị Bình Minh (cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM) và các đồng phạm trong vụ sai phạm xảy ra tại Trung tâm công nghệ sinh học TPHCM.

Theo HĐXX, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và kết quả thẩm vấn tại tòa, có đủ cơ sở xác định tháng 4/2014, bị cáo Nhàn biết Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM đang triển khai dự án mua sắm thiết bị 12 phòng thí nghiệm, nên đặt vấn đề với bị cáo tạo điều kiện để Công ty AIC trúng thầu.

Sau đó, bị cáo Nhàn cùng bị cáoTrần Mạnh Hà (nguyên Phó Tổng giám AIC) và Trần Đăng Tấn (nguyên Trưởng văn phòng đại diện Công ty AIC tại TPHCM), móc nối với bị cáo Xô để Công ty AIC trúng 8 gói thầu với giá đã được nâng khống lên 40% để hưởng lợi, gây thiệt hại cho Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện thủ tục thầu và trúng thầu, Nhàn đã chỉ đạo các thuộc cấp của Công ty AIC nhiều lần tới hối lộ cho bị cáo Xô tổng số tiền 14,4 tỷ đồng.

Bị cáo Nhàn và các bị cáo Trần Mạnh Hà, Trần Đăng Tấn và Đỗ Vân Trường (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mopha), đang bị truy nã không có ở nơi cư trú, không thực hiện như triệu tập để nhận các quyết định tố tụng dù tòa đã có thông báo và đăng tin công khai trên phương tiện đại chúng. Nên việc xét xử vắng mặt là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

Bị cáo Dương Hoa Xô, vì lợi ích của cá nhân đã tiếp tay cho bị cáo Nhàn trúng thầu, gây thiệt hại cho nhà nước.

Bị cáo Trần Thị Bình Minh, vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng chức vụ quyền hạn chỉ đạo cấp dưới là bị cáo Phan Tất Thắng, lập tờ trình để ký quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án khi chưa tổ chức thẩm định; không thực hiện thủ tục cần thiết để xử lý sai phạm của chủ đầu tư. Từ đó, tạo điều kiện cho Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM và Công ty AIC nâng giá dự toán giai đoạn một, nâng giá gói thầu giai đoạn 2 và 3 gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 33 tỷ đồng.

Cũng theo HĐXX, các bị cáo trong vụ án đều có trình độ, nhận thức xã hội, học hàm, học vị cao nên có nhân thức đầy đủ về pháp luật, nhưng vì tư lợi cá nhân, vụ lợi nên đã thực hiện hành vi phạm tội.

Tuy nhiên, nhiều bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo, tự nguyện khắc phục hậu quả.

Vì phân tích trên, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn 12 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, 12 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hợp chung cho cả 2 tội là 24 năm tù. Tổng hợp hình phạt của bản án này và 2 bản án cũ, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù.

Bị cáo Trần Mạnh Hà 9 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, 10 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hợp hình phạt cho cả 2 tội là 19 năm tù. Tổng hợp với bản án cũ, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù.

Bị cáo Trần Đăng Tấn 9 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, 9 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hợp hình phạt cho cả 2 tội là 19 năm tù. Bị cáo Dương Hoa Xô 10 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Bị cáo Trần Thị Bình Minh 7 năm 6 tháng tù; bị cáo Phan Tất Thắng (cựu Phó trưởng phòng Kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư) 4 năm 6 tháng tù cùng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. 8 bị cáo còn lại cũng phải lãnh từ 3 năm 6 tháng đến 8 năm tù.

Về dân sự, buộc bị cáo Nhàn và Công ty AIC phải liên đới bồi thường cho Trung tâm Công nghệ sinh học hơn 82 tỷ đồng.

Buộc các công ty liên quan đến vụ án nộp lại cho Trung tâm Công nghệ sinh học hơn 10 tỷ đồng. Buộc các bị cáo nộp lại số tiền đã hưởng lợi, tiếp tục tạm giữ số tiền mà các bị cáo đã nộp để tịch thu ngân sách nhà nước.

Theo cáo trạng, quá trình tham gia dự thầu các gói thầu mua sắm trang thiết bị cho 12 phòng thí nghiệm thuộc dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị Trung tâm công nghệ sinh học TPHCM, Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Công ty AIC) với vai trò chủ mưu đã chỉ đạo thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu. Theo đó, Nhàn ‘‘đi đêm’’ rồi thống nhất với đại diện chủ đầu tư là ông Dương Hoa Xô (Giám đốc Trung tâm) tạo điều kiện để Công ty AIC thực hiện các gói thầu tại dự án và sẽ chi tiền cảm ơn cho ông Xô.

Nhàn cũng là người đồng ý cho Công ty Gene Việt, Công ty Việt Á liên danh thực hiện 3 gói thầu, chỉ đạo cấp dưới thông đồng, cấu kết với chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn… để tạo điều kiện cho Công ty AIC và các công ty do Công ty AIC chỉ định cho tham gia đấu thầu, trúng thầu. Nhàn đã thiết lập các công ty “quân xanh”, “quân đỏ” để Công ty AIC trúng 8 gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước gần 95 tỷ đồng.

Cáo trạng cũng xác định, để Công ty AIC trúng thầu còn có sự giúp sức với vai trò khác nhau của các bị cáo thuộc Công ty AIC và các công ty liên quan. Bên cạnh đó là hành vi của các bị cáo thuộc chủ đầu tư, làm trái quy định về quản lý nhà nước của các bị cáo thuộc cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện kế hoạch đấu thầu.

Tuyên án vụ sai phạm tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM
12/07/2024

Bị cáo Trần Thị Bình Minh bị HĐXX Tòa án Nhân dân TP.HCM tuyên phạt 7 năm 6 tháng tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ngày 12/7, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP.HCM tuyên án đối với 14 bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM.

Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (đang bị truy nã, xét xử vắng mặt; cựu Chủ tịch Công ty AIC) 24 năm tù về tội đưa hối lộ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp hình phạt ở 2 bản án trước, HĐXX tuyên buộc bị cáo Nhàn phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù (là mức cao nhất của tù có thời hạn).

Các bị cáo còn lại cũng bị xét xử vắng mặt do bỏ trốn, đang bị truy nã, HĐXX tuyên phạt: Trần Mạnh Hà (cựu Phó tổng giám đốc AIC) 19 năm tù, tổng hợp hình phạt ở các bản án trước, buộc bị cáo chấp hành chung 30 năm tù; bị cáo Trần Đăng Tấn (cựu Trưởng văn phòng đại diện AIC tại TP.HCM) 18 năm tù về tội đưa hối lộ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị cáo Đỗ Vân Trường (cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mopha thuộc hệ sinh thái AIC) 4 năm tù vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Đối với 3 bị cáo là cựu cán bộ tại TP.HCM nhận tiền từ Nhàn AIC, HĐXX tuyên phạt bị cáo Dương Hoa Xô (cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học) 15 năm tù về tội nhận hối lộ.

Bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM) 7 năm 6 tháng tù, bị cáo Phan Tất Thắng (Phó trưởng phòng Kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM) 4 năm 6 tháng tù cùng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

HĐXX cũng tuyên phạt 7 bị cáo còn lại vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng gồm: bị cáo Nguyễn Đăng Quân (cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học) 8 năm tù; Nguyễn Viết Thạch (cựu Trưởng ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình – Trung tâm Công nghệ sinh học) 5 năm tù; Nguyễn Trần Long (cựu chuyên viên) 4 năm tù; Trần Vinh Vũ (cựu Giám đốc Công ty Hồng Hà) 3 năm 6 tháng tù.

Bị cáo Nguyễn Minh (cựu Phó tổng giám đốc Công ty AISC) 4 năm tù; Bị cáo Hồ Tấn Mạnh (cựu Tổng giám đốc Công ty thẩm định giá SEAAC) 4 năm tù; Bị cáo Huỳnh Tấn Vĩnh (cựu Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn Nguyên Châu) 3 năm 6 tháng tù.

Về trách nhiệm dân sự, HĐXX buộc bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn và AIC phải liên đới bồi thường hơn 82 tỷ đồng cho Trung tâm công nghệ sinh học. Buộc các bị cáo nộp lại số tiền hưởng lợi bất chính để sung vào ngân sách nhà nước.

Trong phần tranh luận trước đó, các luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn cho rằng, không thể xác định bà đang bỏ trốn. Bởi bà Nhàn xuất cảnh ngày 19/6/2021 mà không bị áp dụng bất kỳ hạn chế nào như tạm hoãn xuất cảnh, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Luật sư cho rằng, không có căn cứ để khẳng định bà Nhàn biết được việc mình bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và cần thiết nhận định tình trạng của bà Nhàn là không biết rõ đang ở đâu, chứ không phải bỏ trốn. Trường hợp không xác định được bị can đang ở đâu thì buộc phải tạm đình chỉ vụ án đối với bị can mà không thể ra kết luận điều tra, hoặc truy tố ra trước tòa án.

Liên quan đến nội dung này, HĐXX nhận định, tại thời điểm khởi tố 4 bị cáo đã bỏ trốn đều không ở nơi cư trú, nơi làm việc và không đến làm việc theo thư triệu tập. Ngoài tống đạt quyết theo quy định, cơ quan điều tra, tòa án cũng đã thông báo cho các bị cáo ra trình diện, đầu thú nhưng không có kết quả. Đối với bị cáo Nhàn và bị cáo Hà không chỉ vụ án này, mà các vụ án trước đó đều vắng mặt.

HĐXX xét thấy, việc tạm đình chỉ các bị cáo khi lý do tạm đình chỉ không liên quan đến bị cáo khác. Trong vụ án này, bị cáo Nhàn có vai trò chủ mưu; bị cáo Hà, Tấn, Trường thực hiện hành vi phạm tội liên quan đến bị cáo khác. Nên việc truy tố, xét xử 4 bị cáo là phù hợp, nhằm giải quyết toàn diện vụ án.

HĐXX xác định, bị cáo Nhàn sử dụng nhân sự AIC để gian lận thông thầu. Bị cáo Hà, Tấn giúp sức và chỉ đạo nhân viên dưới quyền để thực hiện hành vi phạm tội. Thông qua lời khai của bị cáo Xô thể hiện bị cáo Hà, Tấn đã đưa 14,4 tỷ cho đồng bị cáo Xô. Lời khai này phù hợp lời khai trong hồ sơ, biên bản nhận dạng đồ vật và về cách thức vận chuyển, sử dụng tiền của bị cáo Nhàn.

Trong vụ án, một số bị cáo có tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần. Về tình tiết giảm nhẹ, trừ các 4 bị cáo bị truy nã, các bị cáo còn lại thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải và tích cực hợp tác cơ quan điều tra. Một số bị cáo nộp lại số tiền hưởng lợi bất chính, làm công ăn lương, gia đình có công với đất nước…

Xét xử nhóm bị cáo sai phạm tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM
10/07/2024

Ngày 10/7, Tòa án Nhân dân TP.HCM xét xử vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC), Trung tâm Công nghệ sinh học và Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án Nhân dân TP.HCM, các tội danh xét xử gồm: “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “đưa hối lộ”, “nhận hối lộ”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Trong 14 bị cáo liên quan đến vụ án, có 4 bị cáo đang bị truy nã gồm: bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch AIC), Trần Mạnh Hà (cựu Phó tổng giám đốc AIC); Trần Đăng Tấn (cựu Trưởng văn phòng đại diện AIC tại TP.HCM); Đỗ Vân Trường (cựu Tổng giám đốc Công ty CO Mopha, thuộc hệ sinh thái AIC).

Tòa án Nhân dân TP.HCM đã thông báo kêu gọi 4 bị cáo này ra đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng, đảm bảo quyền bào chữa, quyền tự bào chữa theo quy định. Trong trường hợp không ra trình diện hoặc đầu thú thì coi như các bị cáo từ bỏ quyền tự bào chữa và sẽ bị xét xử vắng mặt.

Các bị cáo đưa ra xét xử hôm nay gồm có: Dương Hoa Xô (cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM); Trần Thị Bình Minh (cựu Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM), Phan Tất Thắng (cựu Phó Trưởng phòng kinh tế ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM).

Theo cáo trạng, năm 2006, UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị 12 phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học (gọi tắt dự án).

Năm 2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt dự án, trong đó chi phí mua thiết bị hơn 425 tỷ đồng. Năm 2017, dự án được điều chỉnh, kinh phí mua thiết bị tăng lên hơn 468 tỷ đồng. Dự án chia làm 3 giai đoạn với 10 gói thầu, thực hiện kéo dài từ năm 2015 – 2019. Công ty AIC và các công ty được AIC chỉ định đã “thâu tóm” 6 gói thầu, và Công ty CP công nghệ cao Gene Việt liên doanh với AIC để trúng 2 gói thầu.

Cụ thể, sau khi tiếp cận được chủ đầu tư là ông Dương Hoa Xô, cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học, bị cáo Nhàn và bị cáo Xô thống nhất phía Trung tâm Công nghệ sinh học tạo điều kiện để AIC thực hiện các gói thầu tại dự án và phía bà Nhàn sẽ chi tiền cảm ơn ông Xô.

Qua đó, Trung tâm Công nghệ sinh học đồng ý cho Công ty Gene Việt, Công ty Việt Á (có 10% vốn góp của Công ty Gene Việt) liên danh cùng AIC thực hiện 3 gói thầu; chỉ đạo cấp dưới thông thầu tạo điều kiện cho AIC và các công ty do AIC chỉ định, tham gia đấu thầu, trúng thầu; thiết lập các công ty “quân xanh”, “quân đỏ” để AIC trúng 8 gói thầu, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 94 tỷ đồng.

Sau khi trúng thầu, bị cáo Nhàn chỉ đạo Trần Mạnh Hà, Trần Đăng Tấn đưa cho bị cáo Dương Hoa Xô tổng số tiền 14,4 tỷ đồng để cảm ơn. Sau khi nhận tiền, bị cáo Dương Hoa Xô đưa cho bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM) 1 tỷ đồng; Nguyễn Đăng Quân, cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học, 950 triệu đồng; Nguyễn Viết Thạch (cựu Trưởng ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc trung tâm) 1,1 tỷ đồng; còn lại 11,35 tỷ đồng bị cáo Xô sử dụng vào mục đích cá nhân.

Riêng bị cáo Trần Thị Bình Minh còn nhận 900 triệu đồng từ AIC đưa, vì vậy tổng số tiền bị cáo Minh hưởng lợi 1,9 tỷ đồng. Hiện bị cáo Dương Hoa Xô đã nộp lại toàn bộ 11,35 tỷ đồng nhận hối lộ.

Theo quyết định xét xử, bị cáo Xô bị truy tố về tội “nhận hối lộ”, 2 bị cáo Trần Thị Bình Minh, Phan Tất Thắng bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”;

Nhóm bị cáo còn lại là Nguyễn Đăng Quân, Nguyễn Viết Thạch, Nguyễn Trần Long (cựu chuyên viên Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc trung tâm), Trần Vinh Vũ – cựu Giám đốc Công ty Hồng Hà, Nguyễn Minh – cựu Phó tổng giám đốc Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP.HCM – AISC, Hồ Tấn Mạnh – cựu Tổng giám đốc Công ty thẩm định giá SEAAC, Huỳnh Tấn Vĩnh – cựu Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn Nguyên Châu – bị xét xử về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ngoài vụ án sai phạm tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, cuối năm 2022, bà Nhàn bị Tòa án Nhân dân Hà Nội phạt 30 năm tù, với vai trò là chủ mưu vụ án vi phạm quy định đấu thầu, đưa nhận hối lộ xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

Tháng 10/2023, bà Nhàn bị Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tuyên phạt 10 năm tù trong sai phạm cung cấp thiết bị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh.

Tháng 12/2023, bà Nhàn tiếp tục bị khởi tố về tội vi phạm quy định đấu thầu, trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT).

以受贿罪和违反招标规定造成严重后果的罪名,判处被告人阮氏成仁(通缉、缺席审判、AIC公司前董事长)24年有期徒刑。结合前两次判决中的刑罚,合计刑罚为 30 年监禁(有期徒刑的最高级别)。

2024.7.12 Ngày 12/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu tống đạt Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Diệp Ngọc Hiểu (sinh năm 1986, ở xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình) để điều tra, xử lý về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cơ quan Cảnh sát điều tra tống đạt quyết định và lệnh đối với Diệp Ngọc Hiểu.

Bạc Liêu: Bắt giam chủ hụi lừa đảo gần 02 tỷ đồng

Ngày 12/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu tống đạt Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Diệp Ngọc Hiểu (sinh năm 1986, ở xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình) để điều tra, xử lý về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo hồ sơ của cơ quan Công an, năm 2014, Diệp Ngọc Hiểu bắt đầu làm chủ hụi, mở nhiều dây hụi và có nhiều người dân ở địa phương tham gia. Thời gian đầu, Hiểu vẫn chung chi tiền hụi đầy đủ nên tạo được lòng tin của các hụi viên. Sau đó, do một số hụi viên hốt hụi nhưng không đóng tiền hụi chết, dẫn đến Hiểu mất cân đối tài chính không còn khả năng chi trả tiền hụi. Để có tiền lấp hụi, Hiểu liên tục mở ra nhiều dây hụi mới; lợi dụng việc hụi viên không yêu cầu cung cấp danh sách hụi, không tìm hiểu hụi viên tham gia chung dây hụi, hụi viên nào hốt hụi,… Hiểu đã mạo danh các hụi viên để hốt hụi. Đến tháng 9/2021, Hiểu không còn khả năng lấp hụi nên tuyên bố vỡ hụi; qua đó nợ tiền của 05 dây hụi tháng, 01 dây hụi mùa với tổng số tiền gần 02 tỷ đồng.

Hiện vụ án đang được cơ quan Công an tiếp tục điều tra, xử lý.

薄寮:逮捕诈骗近20亿越南盾的团伙老板

2024.7.10 Ngày 10/7/2024, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam 5 bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thu thập, trao đổi, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng và rửa tiền.

Bắt 5 đối tượng liên quan đến rửa tiền

Ngày 10/7/2024, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam 5 bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thu thập, trao đổi, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng và rửa tiền.

Các bị can gồm: Phạm Văn Nghĩa (45 tuổi) và Nguyễn Phú Yên (40 tuổi), cùng ngụ huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; Ngọc Tuấn Anh (27 tuổi) và Vương Thị Hoa (35 tuổi), cùng ngụ huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ và Ngô Xuân Phương, (28 tuổi) ngụ huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.

Kết quả điều tra xác định, do nắm bắt được nhu cầu nhiều người ở Campuchia cần các tài khoản ngân hàng ở Việt Nam để hoạt động lừa đảo, Nghĩa và Yên đã tìm, mua 64 tài khoản ngân hàng với giá từ 500.000 đến 3 triệu đồng/tài khoản từ 12 người dân. Sau đó, các đối tượng này đem bán các tài khoản cho những người có nhu cầu nhằm thu lợi bất chính.

Các đối tượng tại cơ quan công an

Từ các tài khoản mà Nghĩa và Yên đã bán, các đối tượng lừa đảo hàng ngày đem giao dịch để tiếp nhận, chiếm đoạt hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng từ các nạn nhân bị lừa chuyển tiền.

Số tiền lừa đảo trên được Tuấn Anh và Hoa chuyển đến nhóm của Phương để mua tiền điện tử USDT (Tether USD). Tính từ tháng 9/2022 đến 5/2023, Tuấn Anh và Hoa đã chuyển tổng số tiền trên 350 tỷ đồng để mua gần 15 triệu USDT từ nhóm của Phương; Phương chuyển số tiền này vào ví điện tử cho ông chủ của Tuấn Anh và Hoa.

Cơ quan An ninh điều tra Công an Tây Ninh đang tiếp tục mở rộng, điều tra và bắt giữ các đối tượng liên quan khác để xử lý theo quy định của pháp luật.

Phá băng nhóm lừa đảo, rửa tiền xuyên quốc gia với hơn 350 tỷ đồng

Chiều 10/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Tây Ninh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Văn Nghĩa (SN 1979), Nguyễn Phú Yên (SN 1984, cùng ngụ Tây Ninh), Ngọc Tuấn Anh (SN 1997), Vương Thị Hoa (SN 1989, cùng ngụ Phú Thọ) và Ngô Xuân Phương (SN 1996, ngụ Bắc Ninh) để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thu thập, trao đổi, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng và rửa tiền.

Tại cơ quan Công an, các đối tượng bước đầu khai nhận, do nắm bắt được nhu cầu các đối tượng ở Campuchia cần các tài khoản ngân hàng ở Việt Nam để hoạt động lừa đảo, Nghĩa và Yên đã mua 64 tài khoản ngân hàng với giá từ 500.000đ đến 3 triệu đồng/tài khoản của 12 người dân để bán cho chúng nhằm thu lợi bất chính.

Từ các tài khoản mà Nghĩa và Yên đã bán, các đối tượng lừa đảo ở Campuchia dùng để giao dịch chiếm đoạt tài sản từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng của các nạn nhân. Số tiền lừa đảo trên được Tuấn Anh và Hoa chuyển đến nhóm của Phương để mua tiền điện tử USDT (Tether USD).

Từ tháng 9/2022 đến 5/2023, Tuấn Anh và Hoa đã chuyển tổng số tiền hơn 350 tỷ đồng để mua 14.973.828 USDT từ nhóm của Phương. Tiếp đó, Phương chuyển số tiền này vào ví điện tử cho ông chủ của Tuấn Anh và Hoa.

破获超过3500亿越南盾的跨国诈骗和洗钱团伙
逮捕5名涉洗钱人员

2024.7.9 Vụ ‘tịnh thất bồng lai’: Khởi tố Lê Thanh Nhất Nguyên thêm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản1. Sau khi phục hồi điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại ‘tịnh thất bồng lai’, Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố Lê Thanh Nhất Nguyên.

Người của ‘tịnh thất Bồng lai’ bị khởi tố tội lừa đảo

LONG ANLê Thanh Nhất Nguyên, 33 tuổi, đang thụ án 4 năm tù, bị cáo buộc “giả chùa, giả sư, giả trẻ mồ côi” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 9/7, Nhất Nguyên (đang thụ án tại Trại tạm giam B34) bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An tống đạt quyết định khởi tố, lệnh tạm giam về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Theo cơ quan điều tra, Nhất Nguyên, Nhị Nguyên và ông Lê Tùng Vân là những người đã sống tại hộ bà Cao Thị Cúc, ngụ ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa. Gần 10 năm trước, bà Cúc đưa nhiều tượng Phật, đồ thờ cúng về nhà và biến nơi này thành cơ sở thờ tự bất hợp pháp, tự xưng là “tịnh thất Bồng Lai”, sau đó đổi tên thành “thiền am bên bờ vũ trụ”.

Hai năm trước, Cơ quan An ninh điều tra tiếp nhận đơn tố cáo của các bị hại về việc những người sinh sống tại “tịnh thất Bồng Lai” có hành vi giả chùa, giả sư, giả trẻ mồ côi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, vụ việc sau đó được tạm đình chỉ.

Đến đầu tháng 7, Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án, được VKS cùng cấp phê chuẩn. “Bước đầu có đủ chứng cứ xác định Lê Thanh Nhất Nguyên có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể thế nào chúng tôi sẽ thông tin sau”, lãnh đạo Cơ quan An ninh điều tra Công an Long An nói.

Hồi tháng 11/2022, TAND tỉnh Long An tuyên phạt ông Lê Tùng Vân 5 năm tù về tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân theo khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự. Nhất Nguyên cùng các bị cáo còn lại nhận mức án 3-4 năm.

Bản án xác định, từ năm 2019 đến 2021, ông Vân đã chỉ đạo Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên lập tài khoản Youtube5 Chú Tiểu – Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ và Nhất Nguyên – Hoàn Nguyên Official. Các bị cáo đã quay phim, dàn dựng, đăng nhiều video có nội dung ảnh hưởng không tốt đến dư luận, thông tin sai sự thật; xúc phạm danh dự uy tín tập thể, cá nhân, trực tiếp xâm phạm đến Công an huyện Đức Hòa, Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Long An…

Đến giữa tháng 4, ông Lê Tùng Vân tiếp tục bị khởi tố, cho tại ngoại để điều tra về hành vi Loạn luân thời điểm sống tại hộ bà Cao Thị Cúc.

Vụ án Tịnh thất Bồng Lai: Khởi tố Lê Thanh Nhất Nguyên về hành vi lừa đảo

Bị án Lê Thanh Nhất Nguyên đang chấp hành án phạt tù vừa bị Công an tỉnh Long An tống đạt quyết định khởi tố bị can về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai.

Ngày 9.7, Công an tỉnh Long An, cho biết tại Trại tạm giam B34 (thuộc Bộ Công an), Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Long An vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Lê Thanh Nhất Nguyên (34 tuổi, ngụ nơi tự xưng Tịnh thất Bồng Lai tức số 191A, ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, H.Đức Hòa, Long An) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện KSND tỉnh Long An phê chuẩn.

Trước đó, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An tiếp nhận đơn tố cáo của một số cá nhân tự nhận là người bị hại của nhóm người ngụ Tịnh thất Bồng Lai về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn lừa đảo của nhóm người ngụ Tịnh thất Bồng Lai là giả chùa, giả sư, giả nuôi trẻ mồ côi để lừa đảo chiếm đoạt tiền của của những người có lòng hảo tâm.

Tháng 11.2022, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại nơi từng tự xưng là Tịnh thất Bồng Lai hay Thiền am bên bờ vũ trụ do ông Lê Tùng Vân cầm đầu.

Ngày 2.7, cơ quan này đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án hình sự “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại nơi tự xưng Tịnh thất Bồng lai.

Sau quá trình xác minh, điều tra, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An khẳng định đã có đủ chứng cứ xác định Lê Thanh Nhất Nguyên có hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên về chi tiết của hành vi lừa đảo, Công an tỉnh Long An chưa công bố.

Bị án Lê Thanh Nhất Nguyên là 1 trong 26 đệ tử của ông Lê Tùng Vân tại nơi tự xưng Tịnh thất Bồng Lai. Tháng 11.2022, TAND tỉnh Long An tuyên bị cáo Lê Thanh Nhất Nguyên phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” với mức án 4 năm tù giam.

Cùng phạm tội với Nhất Nguyên còn có các bị cáo Lê Tùng Vân (92 tuổi, cầm đầu) mức án 5 năm tù giam, Cao Thị Cúc (63 tuổi) bị tuyên án 3 năm tù giam, Lê Thanh Nhị Nguyên (25 tuổi), bị tuyên 3 năm 6 tháng tù giam, Lê Thanh Hoàn Nguyên (33 tuổi) bị tuyên 4 năm tù giam và Lê Thanh Trùng Dương (28 tuổi).

Trước đó, ngày 19.4, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An tống đạt quyết khởi tố bị can Lê Tùng Vân để điều tra về hành vi “loạn luân”. Bị can được cho tại ngoại để phục vụ điều tra vì lý do sức khỏe. Sau đó, Công an tỉnh Long An cũng ra các thông báo truy tìm đối với một số người được xác định là con gái của ông Lê Tùng Vân và cùng ngụ Tịnh thất Bồng Lai.

Vụ án tại Tịnh thất Bồng Lai: Khởi tố Lê Thanh Nhất Nguyên về hành vi lừa đảo

Trước khi khởi tố Lê Thanh Nhất Nguyên, Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại nơi tự xưng “Tịnh thất Bồng Lai”, sau đó đổi tên thành “Thiền am bên bờ vũ trụ”.
Ngày 9-4, tại Trại tạm giam B34, Cục An ninh điều tra Bộ Công an và Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Lê Thanh Nhất Nguyên (SN 1991; ngụ ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai. Các quyết định và lệnh trên đã được VKSND tỉnh Long An phê chuẩn.

Trước đó, vào ngày 2-7, Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định phục hồi điều tra vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại nơi tự xưng “Tịnh thất Bồng Lai”, sau đó đổi tên thành “Thiền am bên bờ vũ trụ”.

Lý do là vì cơ quan an ninh điều tra tiếp nhận đơn tố cáo của các bị hại về việc những người sinh sống tại hộ bà Cao Thị Cúc (ngụ ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây) có hành vi giả chùa, giả sư, giả trẻ mồ côi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tiến hành điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An có đủ chứng cứ xác định đối tượng Lê Thanh Nhất Nguyên có hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trước đó, qua 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, tòa án đã tuyên phạt Lê Thanh Nhất Nguyên 4 năm tù về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Vụ việc đang được cơ quan an ninh điều tra tiếp tục điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Từ năm 2019 – 2021, các bị cáo tại “Tịnh thất Bồng Lai” đã dàn dựng, diễn xuất và đăng tải 5 clip và 1 bài viết trên mạng xã hội. Qua phân tích, giám định của cơ quan chức năng xác định nội dung của các clip và bài viết này thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc nhằm tuyên truyền, kích động, xúc phạm, bôi nhọ uy tín của Công an huyện Đức Hòa; xúc phạm uy tín Phật giáo, danh dự và nhân phẩm ông Trần Ngọc Thảo (pháp danh Thích Nhật Từ), gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

Tháng 7-2021, TAND huyện Đức Hòa tuyên án sơ thẩm đối với 6 bị cáo. Theo đó, bị cáo Lê Tùng Vân (SN 1932; ngụ ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây) bị phạt 5 năm tù; các bị cáo Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên và Lê Thanh Trùng Dương, mỗi người bị phạt 4 năm tù.

Bị cáo Lê Thanh Nhị Nguyên bị phạt 3 năm 6 tháng tù, bị cáo Cúc 3 năm tù. Sau đó, tất cả 6 bị cáo đã làm đơn kháng cáo. Tháng 11-2022, TAND tỉnh đã xét xử phúc thẩm và tuyên án y án bản án sơ thẩm.

Sau đó, qua nguồn tin tố giác có dấu hiệu tội phạm “loạn luân” đối với Lê Tùng Vân, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An tiến hành thụ lý điều tra và có đủ chứng cứ xác định Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột sống trong hộ bà Cao Thị Cúc.

Ngày 19-4-2024, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Tùng Vân về tội “loạn luân”.

“Tinh That Bong Lai”案:以财产挪用欺诈罪追加起诉 Le Thanh Nhat Nguyen

在恢复对发生在“Tinh That Bong Lai”的财产挪用诈骗案的调查后,安全调查局对 Le Thanh Nhat Nguyen 进行了起诉。

2024.7.9 Tòa yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ nguồn gốc và mục đích sử dụng số tiền mà các bị cáo đã chiếm đoạt ở vụ án lập hơn 10.000 nhóm Telegram để lừa đảo.

Vụ lập hơn 10.000 nhóm Telegram để lừa đảo: Tòa yêu cầu làm rõ đường đi của số tiền bị chiếm đoạt

Tòa yêu cầu điều tra bổ sung làm rõ nguồn gốc và mục đích sử dụng số tiền mà các bị cáo đã chiếm đoạt ở vụ án lập hơn 10.000 nhóm Telegram để lừa đảo.

Sáng 9-7, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đưa ra xét xử vụ án Nguyễn Hữu Đạt (25 tuổi, quê Bình Định, ngụ TP.HCM) cùng đồng phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng cách lập hơn 10.000 nhóm Telegram để lừa đảo. Các bị cáo còn bị xét xử về tội rửa tiền.

Phiên tòa này, HĐXX đã triệu tập nhiều bị hại ở Hà Nội, Nghệ An, Ninh Thuận… để làm rõ phương thức, thủ đoạn lừa đảo của nhóm các bị cáo.

Sau khi xem xét, HĐXX đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung nhiều vấn đề.

Tiền tỉ chiếm đoạt đã đi đâu?

Theo HĐXX, vấn đề quan trọng nhất của vụ án là hậu quả của vụ án chưa được khắc phục triệt để. Các bị cáo chiếm đoạt gần 35 tỉ đồng của gần 100 bị hại nhưng đến nay chỉ thu giữ được hơn 3 tỉ đồng tiền mặt.

Kết luận điều tra chưa làm rõ được các bị cáo đầu vụ đã sử dụng số tiền chiếm đoạt như thế nào. Ngoài ra, đây là vụ án có tổ chức nên các đồng phạm trong vụ án đều phải liên đới bồi thường trong trường hợp bản án tuyên về trách nhiệm dân sự. Do đó, HĐXX nhận thấy yêu cầu của bị hại tại phiên tòa là có căn cứ.

Các vấn đề mà HĐXX yêu cầu điều tra bổ sung gồm:

Thứ nhất làm rõ về nguồn gốc và mục đích sử dụng số tiền đã chiếm đoạt. Thứ hai là xác minh các tài khoản ngân hàng của các bị cáo còn lại có liên quan; tài khoản nào còn tiền thì cần phong tỏa để thu hồi, bồi thường tối đa cho các bị hại.

Cũng theo HĐXX, các bị hại ở xa, đi lại khó khăn nên phiên tòa sau không cần có mặt. HĐXX sẽ căn cứ vào kết luận điều tra về số tiền các bị hại bị chiếm đoạt để xử lý.

Về việc sử dụng số tiền chiếm đoạt, các bị cáo đều khai đã tiêu xài cá nhân hết. Đạt khai dùng tiền trả tiền lương cho nhóm bị cáo được thuê để giúp sức hoạt động, mua sắm máy móc phương tiện, chơi tiền điện tử Luna nhưng sau đó bị mất trắng… Hiện tài khoản ngân hàng của bị cáo không còn tiền.

Đầu tư thua nên nghĩ cách lừa lại người khác

Theo cáo trạng, khoảng đầu năm 2021, Đạt tham gia đầu tư kinh doanh các sàn nhị phân trên mạng xã hội Telegram nhưng đều bị lừa. Sau đó, Đạt làm việc giới thiệu nhà đầu tư vào giao dịch trên các sàn nhị phân để được hưởng hoa hồng. Nhận thấy nhu cầu tham gia đầu tư nhằm hưởng lợi nhanh chóng của các nhà đầu tư nên Đạt nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của họ.

Đạt sử dụng ứng dụng Telegram, đưa ra các thông tin giả để huy động vốn của nhà đầu tư vào các sàn giao dịch nhị phân quốc tế do Đạt lập ra. Để điều hành đường dây hoạt động phạm tội này, Đạt chia làm 4 nhóm, thuê nhiều địa điểm tại TP.HCM để đặt máy móc hoạt động. Đạt cũng chỉ đạo 8 đồng phạm mở 8 tài khoản ngân hàng khác nhau để nhà đầu tư chuyển tiền rồi chiếm đoạt.

Từ đầu năm 2021 đến cuối tháng 6-2022, Đạt cùng các đồng phạm đã tạo ra các thông tin và tài liệu giả… để chiếm đoạt số tiền 98 tỉ đồng của khoảng 376 nhà đầu tư trên cả nước. Nhóm tội phạm mua số lượng lớn SIM điện thoại, tạo lập hơn 10.000 nhóm Telegram thường và VIP quảng bá, mời gọi đầu tư với lãi suất từ 4%-10%. Nhóm này lấy ảnh người trung niên, sang trọng trên mạng để làm ảnh đại diện nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư; sau đó tìm kiếm nhà đầu tư có tiềm năng, lấy thông tin họ và đưa vào các nhóm Telegram đã lập.

Sau đó, Đạt cùng đồng phạm ở các nhóm sử dụng các tài khoản ảo để tương tác với 1 nhà đầu tư thật (tài khoản VIP từ 1-5 nhà đầu tư thật).

Từ đó các đối tượng ở từng nhóm sử dụng một số phần mềm hỗ trợ để tương tác, chạy quảng cáo, nhắn tin về việc mời chào tham gia đầu tư, cách chơi ở các sàn cho nhà đầu tư thấy.

Ngoài ra, nhóm lừa đảo còn làm giả ảnh chụp màn hình các tin nhắn về việc người chơi đầu tư thắng trước đó, hóa đơn giả chuyển tiền cho nhà đầu thu lời, các tin nhắn ngân hàng chuyển tiền cho nickname Telegram ảo làm giả bằng photoshop. Chúng gởi các thông tin giả này cho nhà đầu tư khiến họ tin tưởng và chuyển tiền thật để đầu tư theo cách thức nhóm Đạt hướng dẫn.

Khi nhận được tiền, Đạt chỉ đạo các đồng phạm chuyển lại một ít cho nhà đầu tư tiền lợi nhuận như cam kết. Số còn lại Đạt yêu cầu rút tiền mặt về đưa cho Đạt.

Khi có nhà đầu tư bị thua hết tiền thì nhóm Đạt dùng các thủ đoạn để lý giải; còn Đạt nhắn tin riêng để an ủi, động viên nhà đầu tư để họ tin tưởng việc mất tiền do ngoài ý muốn.

Về hành vi rửa tiền, CQĐT xác định sau khi chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, Đạt dùng chi trả lương cho các đồng phạm, mua sắm công cụ phương tiện phạm tội, thuê địa điểm hoạt động, tiêu xài cá nhân, mua đất, mở quán ăn.

Nỗi đau mất tiền tỉ

Các bị hại đều khai không biết vì sao tài khoản của mình được đưa vào nhóm Telegram đầu tư. Ban đầu họ đều không quan tâm đến những tin nhắn qua lại về việc đầu tư, trả tiền trên đó.

Sau đó, sau khi các đối tượng nhắn tin với họ, hỏi han, chia sẻ và gọi để mời tham gia với những mức lãi suất khủng gấp gần 10 lần lãi suất nếu gửi ngân hàng thì họ quyết định đầu tư.

Trong khoảng 3 ngày đầu, họ được chuyển tiền trả đúng hẹn. Nhiều người tin tưởng, bị cuốn vào rồi vay mượn người thân, bạn bè để đầu tư bởi tâm lý lo ngại “xuống tiền nhanh nếu không sẽ không kịp”…

Các bị hại đều thừa nhận họ không hiểu biết sâu về việc đầu tư. Do tham tiền lãi nên dù không biết các đối tượng đầu tư là ai, họ vẫn tin tưởng chuyển tiền qua các tài khoản ngân hàng mà nhóm này đưa ra.

Thời gian sau, khi phát hiện bị lừa, nhiều bị hại ngần ngại không đi tố cáo vì nhóm đối tượng vẫn gọi, nhắn an ủi, chia sẻ, động viên họ sẽ lấy lại được tiền nên họ hy vọng và ráng chờ. Chỉ khi công an thông báo về vụ án, các bị hại mới vỡ lẽ đã bị lừa mất tiền.

Nhiều bị hại chia sẻ gia đình lục đục tan vỡ; có người đã tính đến việc tự vẫn khi thiếu nợ vì lo sợ mất danh dự. Tại phiên tòa, các bị hại yêu cầu làm rõ việc sử dụng nguồn tiền chiếm đoạt, yêu cầu thu hồi để trả cho bị hại…

创建1万多个Telegram群组实施诈骗案:法院要求进行进一步调查,以澄清挪用资金路径

2024.6.26 Ngày 26-6, tin từ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết đã thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Cao Thùy Chinh (SN 1995; ngụ tổ dân phố 3, thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bắt “nữ quái” Cao Thùy Chinh lừa đảo hơn 74 tỉ đồng

(NLĐO)- Đưa ra thông tin giả có mối qua hệ với nhiều lãnh đạo sở, ngành tỉnh Thanh Hóa, “nữ quái” Cao Thùy Chinh đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 74 tỉ đồng của nhiều người dưới hình thức nhận tiền đặt cọc để đấu giá quyền sử dụng đất

Ngày 26-6, tin từ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết đã thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Cao Thùy Chinh (SN 1995; ngụ tổ dân phố 3, thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

“Nữ quái” Cao Thùy Chinh bị bắt để làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt 74 tỉ đồng của nhiều người.

Quá tin người, nhà đầu tư bị lừa đảo hơn 8,2 tỉ đồng

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, năm 2021, Cao Thùy Chinh tham gia môi giới, đầu tư, mua bán bất động sản, nhưng bị thua lỗ. Lo sợ gia đình và mọi người phát hiện, từ tháng 10-2021, Chinh bắt đầu đưa ra thông tin gian dối về việc có nhiều mối quan hệ với lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Thanh Hóa, có khả năng đấu giá quyền sử dụng đất tại các dự án và mua được nhiều lô đất với giá rẻ hơn thị trường để mọi người tin tưởng đưa tiền cho Chinh.

Sau đó, Chinh đã nhận tiền của nhiều người để tham gia đấu giá đất, nhằm mục đích tạo hình ảnh và uy tín trong lĩnh vực bất động sản nhưng thực chất là để thực hiện hành vi gian dối, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Từ tháng 10-2021 đến tháng 7-2022, Chinh đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt hơn 74 tỉ đồng của 17 cá nhân dưới hình thức nhận tiền đặt cọc để đấu giá quyền sử dụng đất tại nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Với những tài liệu chứng cứ thu thập được, ngày 4-5-2023, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Cao Thùy Chinh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên công an đã áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lãnh đối với Cao Thuỳ Chinh. Quá trình điều tra, Cao Thuỳ Chinh liên tục vi phạm nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lãnh.

Xét tính chất mức độ phạm tội của bị can là đặc biệt nghiêm trọng nên ngày 25-6, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra lệnh bắt bị can để tạm giam.

Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra, hoàn thiện hồ sơ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

‘Nổ’ quan hệ với nhiều lãnh đạo để lừa hơn 70 tỷ đồng của người dân

Cao Thùy Chinh “nổ” quen nhiều lãnh đạo, có khả năng đấu giá quyền sử dụng đất tại các dự án và mua được nhiều lô đất với giá rẻ hơn thị trường nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân.

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa bắt tạm giam Cao Thùy Chinh (SN 1995, trú tại Tổ dân phố 3, thị trấn Triệu Sơn, huyện Triệu Sơn) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Năm 2021, Chinh tham gia môi giới, đầu tư, mua bán bất động sản bị thua lỗ nên vay tiền của nhiều người để trả nợ.

Lo sợ gia đình và mọi người phát hiện, từ tháng 10/2021, Chinh đưa ra thông tin gian dối về việc có nhiều mối quan hệ với lãnh đạo các sở, ban ngành ở Thanh Hóa. Do đó, Chinh có khả năng đấu giá quyền sử dụng đất tại các dự án và mua được nhiều lô đất với giá rẻ hơn thị trường.

Chinh nhận tiền của nhiều người để tham gia đấu giá đất, nhằm mục đích tạo hình ảnh và uy tín trong lĩnh vực bất động sản nhưng thực chất là để thực hiện hành vi gian dối, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Từ tháng 10/2021 đến tháng 7/2022, Chinh lừa đảo chiếm đoạt hơn 74 tỷ đồng của 17 cá nhân dưới hình thức nhận tiền đặt cọc để đấu giá quyền sử dụng đất tại nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 4/5/2023, Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Cao Thùy Chinh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Do đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng nên cơ quan chức năng áp dụng biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh đối với Chinh.

Quá trình điều tra, Cao Thùy Chinh liên tục vi phạm nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Xét tính chất mức độ phạm tội của bị can là đặc biệt nghiêm trọng nên ngày 25/6, lực lượng chức năng đã bắt bị can để tạm giam.

清化省Cao Thuy Chinh(29岁)提供与清化省多位部门和分支机构领导人有关系的虚假信息,以收取押金的形式骗取多人740亿越南盾用于拍卖土地使用权。

6月26日,清化省警方通报,该单位警察调查局以欺诈性侵占财产罪对Cao Thuy Chinh(29岁,居住于清化省朝山县朝山镇)发出逮捕令。

2021年,Chinh参与经纪、投资以及亏本买卖房地产,因此向多人借钱偿还债务。

由于害怕家人和所有人发现,自2021年10月起,Chinh提供了虚假信息,称与清化省各部门和机构的领导有很多关系。因此,Chinh有能力拍卖项目中的土地使用权,并以比市场更便宜的价格购买许多土地。

评论

《“『Vietnam,Việt Nam,越南』 10 LỪA DẢO, lừa đảo trên không gian mạng, trốn truy nã, đường dây đánh bạc, khởi tố, vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng, XÉT XỬ SƠ THẨM, rửa tiền 2024.6.26-8.16”》 有 1 条评论

发表回复

您的邮箱地址不会被公开。 必填项已用 * 标注