『Vietnam,Việt Nam,越南』 10 LỪA DẢO, lừa đảo trên không gian mạng, trốn truy nã, đường dây đánh bạc, khởi tố, vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng, XÉT XỬ SƠ THẨM, rửa tiền, “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Trốn thuế”, “Cưỡng đoạt tài sản” 2024.8.22-9.12

2024.9.12 Công an TP HCM đang điều tra vụ án do Nguyễn Ngọc Tuấn (tên gọi khác Đô, Đô Chuột) thực hiện và đang tìm nạn nhân bị lừa đảo.

Công an TP HCM tìm nạn nhân của Đô Chuột
Công an TP HCM đang điều tra vụ án do Nguyễn Ngọc Tuấn (tên gọi khác Đô, Đô Chuột) thực hiện và đang tìm nạn nhân bị lừa đảo.

Ngày 12-9, Công an TP HCM cho biết đang điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra năm 2024 tại TP HCM. Vụ án do Nguyễn Ngọc Tuấn (tên gọi khác Đô, Đô Chuột, SN 1982; ngụ phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội) thực hiện.

Nguyễn Ngọc Tuấn

Điều tra ban đầu xác định, Tuấn đưa thông tin gian dối có mối quan hệ, quen biết nhiều lãnh đạo các cấp tại TP HCM, sau đó nhận tiền từ chủ doanh nghiệp, nhà hàng và hứa giúp đỡ không bị cơ quan chức năng tại TP HCM kiểm tra, xử lý.

Tuy nhiên, công an xác định Tuấn không thực hiện những điều như đã hứa rồi chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.

Để phục vụ công tác điều tra, Công an TP HCM phát thông báo đề nghị ai là nạn nhân đến Phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Công an TP HCM (số: 459 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1) gặp điều tra viên Nguyễn Chí Thanh; số điện thoại: 0918.209038 để cung cấp thông tin.

胡志明市警方寻找Do Chuot的受害者
胡志明市警方正在调查 Nguyen Ngoc Tuan(又名 Do, Do Chuot)犯下的案件,并正在寻找诈骗受害者。

9月12日,胡志明市警方表示,正在调查一起2024年发生在胡志明市的财产挪用诈骗案。该案由阮玉俊(又名Do, Do Chuot,1982年出生;居住在河内市巴亭区金马区)犯下。

初步调查确定,阮玉俊提供了与胡志明市许多各级领导人有关系和熟人的虚假信息,然后从企业和餐馆老板那里收受金钱,并承诺帮助避免被胡志明市当局起诉。

然而,警方认定阮玉俊没有履行他的承诺,然后挪用了受害者的钱。

为了配合调查,胡志明市警方发布通知,要求所有受害人前往胡志明市警察局刑事警察局(PC02)(地址:459 Tran Hung Dao,Cau Kho Ward,District 1)会见调查员 Nguyen Chi Thanh;提供信息电话:0918.209038。

2024.9.6 Ngày 6-9, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cơ quan chức năng đã bắt giữ Nguyễn Văn Tâm (39 tuổi, quê An Giang) để điều tra về hành vi mạo danh Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, người thân Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sau khi nghe một người giả giọng, mạo danh ông Nguyễn Văn Nên đã trình báo công an.
Làm việc với cơ quan chức năng, Nguyễn Văn Tâm bước đầu thừa nhận đã dùng nhiều sim không chính chủ và mạo danh lãnh đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo Bộ Công an, Giám đốc Công ty Xổ số kiến thiết một số tỉnh, thành phố để mượn tiền, kêu gọi đầu tư nhằm mục đích lừa đảo.
Sau khi các nạn nhân sập bẫy, chuyển tiền thì Tâm nhanh chóng rút tiền, đồng thời chặn số điện thoại, cắt đứt liên lạc. Với thủ đoạn này, Tâm đã từng lừa đảo được nhiều nạn nhân, chiếm đoạt số tiền lớn.
Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thêm, ai đã từng là nạn nhân của vụ lừa đảo từ đối tượng này đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh (số 459 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1) để trình báo, hỗ trợ điều tra.

Bắt tạm giam kẻ giả giọng Bí thư Thành ủy TPHCM để lừa đảo nhiều người

Công an TPHCM vừa bắt Nguyễn Văn Tâm (SN 1985, ngụ ấp An Thái, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, An Giang) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, Công an TPHCM tiếp nhận tin báo có đối tượng mạo danh Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên gọi điện thoại cho người thân của Bí thư để mượn tiền, kêu gọi góp vốn đầu tư.

Nguyễn Văn Tâm bị bắt để điều tra về hành vi lừa đảo nhiều người.

Đáng chú ý, người lừa đảo còn giả giọng nói giống như giọng của Bí thư Thành ủy khiến người thân lúc đầu phân vân nhưng họ nghi ngờ đây là thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại nên không nghe theo và báo công an.

Tiếp nhận tin báo, Ban Giám đốc Công an TPHCM đã giao Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05), Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an TPHCM khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác truy vết, nhưng bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, Công an đã xác định Tâm là thủ phạm.

Tâm khai dùng nhiều sim rác, mạo danh Bí thư Thành ủy TPHCM, lãnh đạo Bộ Công an, giám đốc công ty xổ số kiến thiết một số tỉnh, thành rồi gọi điện thoại cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người thân của các lãnh đạo này để mượn tiền, kêu gọi đầu tư…

Sau khi các nạn nhân sập bẫy, chuyển tiền thì Tâm rút ra chiếm đoạt, đồng thời chặn số điện thoại, cắt liên lạc. Bằng thủ đoạn này, Tâm lừa đảo được nhiều nạn nhân, chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Hiện vụ việc đang tiếp tục được cơ quan công an mở rộng điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Công an TPHCM khuyến cáo, các đối tượng lừa đảo luôn nghĩ ra các chiêu trò, thủ đoạn rất tinh vi để thực hiện hành vi, đề nghị người dân cảnh giác, không nghe, không làm theo. Khi nghi ngờ có hành vi lừa đảo thì báo ngay cho cơ quan công an để được tiếp nhận, xử lý, ngăn chặn.

Cơ quan điều tra cũng thông báo, ai là nạn nhân của Nguyễn Văn Tâm, nhanh chóng đến PC02 (số 459 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, Quận 1) hoặc liên hệ trực tiếp với Điều tra viên thụ lý vụ án là Trung tá Nguyễn Văn Nghĩa, SĐT 0937.456466 để trình báo, hỗ trợ điều tra.

9月6日,胡志明市警方表示,他们刚刚逮捕了阮文潭(Nguyen Van Tam,1985年出生,安江人),罪名是冒充胡志明市市委书记拨打诈骗电话。

胡志明市警方刚刚逮捕了 Nguyen Van Tam(1985 年出生,居住在安江省 Cho Moi 区 Hoa Binh 公社 An Thai 村),以调查财产挪用欺诈案。此前,胡志明市警方接到举报称,有人冒充胡志明市市委书记阮文年打电话给书记的亲属借钱,索要投资资金。

骗子还冒充市委书记的声音,起初让亲戚们一头雾水,但他们怀疑这是电话诈骗,所以没有听,并向警方报案。

谭宣称,他使用大量垃圾SIM卡,冒充胡志明市市委书记、公安部领导、多个省市某彩票公司负责人,并致电机关、单位、企业和这些领导人的亲戚借钱,呼吁投资……

受害人落入陷阱并转钱后,谭将其取出,拉黑电话号码,并断绝联系。谭利用这一伎俩诈骗了众多受害者并挪用了数十亿越南盾。

Bắt kẻ mạo danh Bí thư Thành ủy TPHCM để lừa đảo

Công an TPHCM xác định, đối tượng Nguyễn Văn Tâm đã mạo danh Bí thư Thành ủy TPHCM, lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo một số cơ quan đơn vị để gọi điện lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.

Ngày 6/9, Công an TPHCM cho biết, vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Tâm (39 tuổi, quê huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo thông tin ban đầu, mới đây Công an TP nhận được thông tin có đối tượng mạo danh ông Nguyễn Văn Nên – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM để gọi điện cho những người thân mượn tiền hay kêu gọi góp vốn đầu tư.

Đối tượng giả giọng của Bí thư Thành ủy để trao đổi. Người thân của ông Nguyễn Văn Nên đã nghi ngờ nên trình báo cơ quan công an.

Ngay khi tiếp nhận vụ việc, Ban giám đốc Công an TPHCM chỉ đạo Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05), Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) phối hợp với các đơn vị khác để khẩn trương điều tra. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an đã xác định đối tượng mạo danh nói trên là Nguyễn Văn Tâm nên tiến hành truy xét, bắt giữ.

Qua đấu tranh, đối tượng Tâm khai nhận, đã dùng sim điện thoại rác, rồi mạo danh Bí thư Thành ủy TPHCM, lãnh đạo Bộ Công an, Giám đốc Công ty Xổ số kiến thiết của một số tỉnh, thành và lãnh đạo của một số cơ quan đơn vị khác để gọi điện thoại cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người thân của họ để mượn tiền, kêu gọi đầu tư nhằm mục đích lừa đảo.

Có trường hợp sập bẫy, nạn nhân chuyển tiền thì đối tượng nhanh chóng chiếm đoạt, chặn mọi liên lạc.

Theo công an, đối tượng Tâm đã lừa đảo được một số người, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

Hiện Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đang mở rộng điều tra và đề nghị ai là nạn nhân của Nguyễn Văn Tâm thì sớm liên hệ trình báo, để phục vụ việc xử lý đối tượng.

Công an TP khuyến cáo người dân, hành vi lừa đảo công nghệ cao thông qua mạng xã hội, mạng viễn thông có diễn biến phức tạp, nhiều thủ đoạn tinh vi, do đó, người dân tuyệt đối không được tin, không nghe, không làm theo các đối tượng trên mạng, qua điện thoại.

Khi có nghi vấn, người dân nên trình báo cơ quan công an gần nhất để nhanh chóng xử lý, ngăn chặn các hành vi lừa đảo.

Bắt đối tượng mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy để lừa đảo

Đối tượng Nguyễn Văn Tâm đã mạo danh Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên gọi điện thoại cho người thân Bí thư mượn tiền, kêu gọi góp vốn đầu tư.

Đối tượng Nguyễn Văn Tâm. (Nguồn: Công an Nhân dân)

Ngày 6/9, Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Tâm (sinh năm 1985, ngụ ấp An Thái, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) có hành vi mạo danh lãnh đạo Bộ Công an, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bước đầu, đối tượng khai nhận đã lừa đảo nhiều nạn nhân, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.

Trước đó, Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận tin báo có đối tượng mạo danh Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên gọi điện thoại cho người thân Bí thư mượn tiền, kêu gọi góp vốn đầu tư.

Đáng chú ý, đối tượng lừa đảo còn giả giọng Bí thư Thành ủy khiến người thân lúc đầu phân vân. Tuy nhiên, với tinh thần cảnh giác cao độ, nghi ngờ đây là thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại nên người thân của Bí thư Thành ủy đã không nghe theo; đồng thời trình báo cơ quan công an.

Từ tin báo, Ban Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã giao Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05), Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an Thành phố khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ.

Tuy gặp nhiều khó khăn trong công tác truy vết nhưng với tinh thần quyết liệt đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm lừa đảo giấu mặt, các lực lượng phối hợp đã áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ sắc bén và chỉ trong thời gian ngắn đã bắt giữ được đối tượng mạo danh để lừa đảo là Nguyễn Văn Tâm.

Tại cơ quan điều tra, bước đầu đối tượng khai nhận, dùng nhiều số điện thoại thuê bao không chính chủ (sim rác) mạo danh Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo Bộ Công an, Giám đốc Công ty xổ số kiến thiết một số tỉnh, thành rồi gọi điện thoại cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người thân của họ để mượn tiền, kêu gọi đầu tư nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sau khi các nạn nhân sập bẫy, chuyển tiền thì đối tượng nhanh chóng rút ra chiếm đoạt, đồng thời chặn số điện thoại, cắt liên lạc.

Bằng thủ đoạn tinh vi trên, Nguyễn Văn Tâm đã lừa đảo được nhiều nạn nhân, chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Hiện, vụ việc đang tiếp tục được cơ quan công an mở rộng điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Cơ quan điều tra cũng thông báo ai là nạn nhân của đối tượng Nguyễn Văn Tâm nhanh chóng đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố hoặc liên hệ trực tiếp với điều tra viên để trình báo, hỗ trợ điều tra.

Theo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tội phạm lừa đảo qua điện thoại, trên không gian mạng đang diễn biến rất phức tạp với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi, xảo quyệt. Công an và các cơ quan chức năng đã liên tiếp cảnh báo đến người dân biết để phòng tránh, nhưng vẫn còn nhiều người thiếu cảnh giác và bị sập bẫy. Đặc biệt, thời gian gần đây, các đối tượng mạo danh lãnh đạo gọi điện thoại lừa đảo chiếm đoạt tài sản khiến nhiều người cả tin và bị lừa.

Các đối tượng lừa đảo luôn nghĩ ra các chiêu trò, thủ đoạn rất tinh vi để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nên người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không nghe, không làm theo các đối tượng trên mạng và qua điện thoại.

Khi nghi ngờ có hành vi lừa đảo, người dân báo ngay cho cơ quan công an để được tiếp nhận, xử lý, ngăn chặn kịp thời./.

2024.9.4 Sáng 4/9, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Loan (54 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) mức án 36 tháng tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.

Cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan là bị cáo duy nhất bị tuyên án tù giam

Bà Nguyễn Thị Loan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex, là người duy nhất trong số 11 bị cáo hầu tòa bị tuyên án tù, với cáo buộc sai phạm trong việc đấu giá đất ở Hà Nội.

Ngày 4.9, TAND TP.Hà Nội tuyên án vụ sai phạm về đấu giá đất liên quan đến bà Nguyễn Thị Loan, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn dược phẩm Vimedimex (Tập đoàn Vimedimex).

Trong số 11 người hầu tòa, bà Loan cùng 8 bị cáo khác (phần lớn là các cán bộ, nhân viên Tập đoàn Vimedimex và các công ty tham gia đấu giá) bị truy tố tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.

Riêng 2 bị cáo Bùi Thanh Huyền (cựu Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN-MT TP.Hà Nội) và Nguyễn Thị Cẩm Lê (cựu cán bộ Sở TN-MT TP.Hà Nội) bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Hội đồng xét xử quyết định tuyên phạt bà Nguyễn Thị Loan 36 tháng tù. Các bị cáo còn lại đều được hưởng án tù treo.

Vụ án này từng được đưa ra xét xử hồi tháng 4. Khi đó, đại diện viện kiểm sát đề nghị cho cả 11 bị cáo được hưởng án treo, nhưng bà Loan liên tục kêu oan, cho rằng có nhiều bút lục liên quan đến lời khai của mình bị cắt ghép. Tòa do đó quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung một số nội dung.

Tại bản án vừa được tuyên, hội đồng xét xử nhận định, hồ sơ vụ án cho thấy bị cáo Loan có nhiều lời khai tại nhiều thời điểm khác nhau. Tuy vậy, các bút lục thể hiện lời khai đều do bị cáo trực tiếp viết, có nội dung cam kết và ký nháy tại mỗi trang, một số biên bản còn có sự tham gia của luật sư… Do đó, việc bị cáo và luật sư cho rằng một số biên bản lời khai bị cắt ghép là không có cơ sở.

Vẫn theo hội đồng xét xử, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex từng có lời khai nhận tội, nội dung này cùng với lời khai của các bị cáo khác và các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ phù hợp với diễn biến vụ án.

Từ những căn cứ trên, hội đồng xét xử cho rằng bị cáo Loan bị truy tố đúng người, đúng tội; phạm tội với vai trò cao nhất.

Sai phạm đấu giá đất, gây thiệt hại trăm tỉ

Theo hồ sơ vụ án, tháng 2.2020, UBND TP.Hà Nội phê duyệt rồi giao cho UBND H.Đông Anh tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất, bao gồm hơn 49.000 m2 để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất phía đông nam, thuộc thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, H.Đông Anh.

Tiếp đó, UBND H.Đông Anh phê duyệt kế hoạch, giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án và đầu tư xây dựng H.Đông Anh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với hơn 16.000 m2 thuộc dự án nêu trên.

Quá trình triển khai, dù không có nhiệm vụ nhưng bị cáo Trần Công Tuyên vẫn nhờ người liên hệ với công ty thẩm định giá để xác định giá khởi điểm khu đất. Khi phía thẩm định giá xác định khu đất có giá trị khoảng 504 tỉ đồng, bị cáo yêu cầu “dìm” xuống khoảng 300 tỉ đồng.

Để đáp ứng chỉ đạo của ông Tuyên, công ty thẩm định giá lập khống phiếu khảo sát, chỉnh sửa hồ sơ, phát hành chứng thư thẩm định xác định khu đất có giá trị hơn 284 tỉ đồng, tương đương 17,6 triệu đồng/m2.

Do không phát hiện sai phạm, Sở TN-MT TP.Hà Nội chấp thuận chứng thư, trình Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể TP.Hà Nội. Hội đồng họp, chốt đơn giá là 18,2 triệu đồng/m2.

Bị cáo Nguyễn Thị Loan sau đó sử dụng 3 pháp nhân do mình nắm toàn quyền chi phối để nộp hồ sơ tham gia đấu giá, trong đó có Công ty CP đầu tư bất động sản Bắc Từ Liêm (gọi tắt là Công ty Bắc Từ Liêm).

Theo chỉ đạo của cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex, quá trình đấu giá, 3 công ty bỏ giá bằng nhau rồi đồng loạt không trả giá nữa, buộc phải bốc thăm lựa chọn người trúng đấu giá. Kết quả không nằm ngoài toan tính, Công ty Bắc Từ Liêm trúng đấu giá khu đất hơn 326 tỉ đồng, tương đương hơn 20,1 triệu đồng/m2.

Sau khi nhận bàn giao đất, bà Loan phê duyệt cho Công ty bất động sản Belleville Hà Nội bán 21/96 căn biệt thự và liền kề, thu về 311 tỉ đồng, tương đương 86,3 triệu đồng/m2.

Cơ quan tố tụng xác định giá trị thực tế của khu đất tại thời điểm phát hành chứng thư thẩm định giá là hơn 28,5 triệu đồng/m2, tương đương hơn 462 tỉ đồng. Do đó, ngân sách bị thiệt hại hơn 135 tỉ đồng.

Cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan lĩnh 3 năm tù

HĐXX đánh giá, hành vi phạm tội của Nguyễn Thị Loan (54 tuổi, cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) có vai trò cao hơn các bị cáo khác nên tuyên phạt 3 năm tù.

Sáng 4/9, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Loan (54 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) mức án 36 tháng tù về tội Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.

Ngoài ra, bị cáo Loan còn bị HĐXX tuyên phạt 40 triệu đồng.

Cùng tội danh trên, HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quang Hưng (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Thanh Trì, Phó Tổng Giám đốc Vimedimex) 18 tháng tù treo; Tạ Thị Vân (cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Bắc Từ Liêm) 15 tháng tù treo.

Đối với tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiệm trọng, HĐXX tuyên phạt bị cáo Bùi Thanh Huyền (nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) 36 tháng tù treo; Nguyễn Thị Cẩm Lê (cựu cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) 30 tháng tù treo.

Với các bị cáo còn lại là Nguyễn Thị Diệu Linh (cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn thẩm định giá và đầu tư Hà Nội – VVAI); Nguyễn Ngọc Thắng (cựu Phó Tổng Giám đốc VVAI); Nguyễn Đức Phương (cựu Thẩm định viên VVAI); Trần Công Tuyên (cựu Trưởng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng thuộc Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh); Vương Thị Thu Thủy (cựu chuyên viên Ban Quản lý dự án Đông Anh), HĐXX tuyên phạt từ 15 đến 24 tháng tù treo.

HĐXX đánh giá, hành vi của các bị cáo trong quá trình thẩm định, ban hành chứng thư thẩm định giá về việc bán đấu giá đất khu phía Nam thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh đã không khách quan mà làm theo chỉ đạo gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 135 tỷ đồng.

Đối với bị cáo Nguyễn Thị Loan, trong quá trình đấu giá khu đất phía Nam thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương đã bỏ giá các vòng đấu bằng tiền nhau, sau đấy trúng đấu giá, gây thiệt hại Nhà nước 135 tỷ đồng.

Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, gây mất trật tự trị an xã hội nên cần tuyên phạt mức án thích đáng.

Đối với bị cáo Nguyễn Thị Loan có vai trò cao hơn các bị cáo khác và tại phiên tòa không thừa nhận hành vi phạm tội nên cần cách ly ra khỏi xã hội một thời gian để răn đe chung.

Cáo trạng thể hiện, năm 2020, UBND Hà Nội ra quyết định giao 49.100m2 đất tại thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương) cho UBND huyện Đông Anh (Hà Nội) để thực hiện dự án.

Trong đó, 16.100m2 đất được đưa ra để đấu giá quyền sử dụng đất làm nhà ở.

Cáo buộc cho rằng cựu Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm Vimedimex Nguyễn Thị Loan sử dụng 3 pháp nhân (gồm Công ty Bắc Từ Liêm; Công ty Thanh Trì; Công ty Mỹ Đình), để chỉ đạo tham gia đấu giá hơn 16.000m2 đất thuộc dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn Cổ Dương.

Quá trình đấu giá, 3 pháp nhân này cùng nhau trả giá theo kịch bản đã lên từ trước, giúp Công ty Bắc Từ Liêm trúng đấu giá với mức giá hơn 326 tỷ đồng, tương đương hơn 20,1 triệu đồng/m2.

Cơ quan tố tụng xác định giá trị thực tế khu đất là hơn 28,5 triệu đồng/m2, tương đương hơn 462 tỷ đồng.

Hành vi thông đồng dìm giá đất của các bị cáo khiến ngân sách Nhà nước thiệt hại hơn 135 tỷ đồng.

土地拍卖违规,造成千亿损失

Vimedimex 集团前董事长 Nguyen Thi Loan 女士是出庭的 11 名被告中唯一被判入狱的人,罪名是河内土地拍卖违规行为。

9月4日,河内人民法院对涉及Vimedimex制药集团股份公司(Vimedimex Group)前董事会主席Nguyen Thi Loan女士土地拍卖违法行为作出判决。

在法庭上的 11 人中,Loan 女士和其他 8 名被告(主要是 Vimedimex 集团和参与拍卖的公司的管理人员和员工)因违反拍卖资产规定而被起诉。

特别是,两名被告裴清玄(河内自然资源和环境厅土地管理处前副厅长)和阮氏锦乐(河内自然资源和环境厅前官员)因不负责任造成严重后果被起诉。

陪审团决定判处 Nguyen Thi Loan 女士 36 个月监禁。其余被告人均被判处缓刑。

该案于4月开庭审理,当时检察院代表提出对11名被告全部判处缓刑,但被告女士不断抱怨,声称与该案相关的许多记录被删减。因此,法院决定退回卷宗,并要求对部分内容进行补充调查。

所有被告的处罚决定如下

Tuyên án cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan và đồng phạm

HĐXX cho rằng cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan không nhận tội nên cần cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian.

Ngày 4-9, HĐXX vụ án cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan sai phạm đấu giá đất tuyên án đối với các bị cáo.

HĐXX quyết định hình phạt đối với các bị cáo như sau:

Nhóm bị cáo tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản:

Nguyễn Thị Loan (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn dược phẩm Vimedimex): 36 tháng tù; phạt bị cáo 40 triệu đồng nộp Ngân sách Nhà nước.

Nguyễn Quang Hưng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Thanh Trì, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex): 18 tháng tù treo.

Tạ Thị Vân (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Bắc Từ Liêm): 15 tháng tù treo.

Nguyễn Xuân Đức (Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Mỹ Đình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex 2): 15 tháng tù treo.

Bị cáo Nguyễn Thị Diệu Linh (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn thẩm định giá và đầu tư Hà Nội – viết tắt là Công ty Vvai): 24 tháng tù treo.

Bị cáo Nguyễn Ngọc Thắng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Vvai): 15 tháng tù treo.

Bị cáo Nguyễn Đức Phương (Thẩm định viên Công ty Vvai): 15 tháng tù treo.

Bị cáo Trần Công Tuyên (Trưởng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng thuộc Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh, Hà Nội): 24 tháng tù treo.

Bị cáo Vương Thị Thu Thủy (chuyên viên Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh): 15 tháng tù treo.

Nhóm bị cáo phạm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng:

Bùi Thanh Huyền (nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) 36 tháng tù treo.

Bị cáo Nguyễn Thị Cẩm Lê (cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội): 30 tháng tù treo.

Theo nhận định của HĐXX, bị cáo Loan có nhiều lời khai ở nhiều thời điểm khác nhau. Việc các luật sư cho rằng, Biên bản ghi lời khai của bị cáo có sự cắt ghép là không có cơ sở.

Trong quá trình định giá đất đối với khu đất phía Đông Nam thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, Đông Anh, Hà Nội), các bị cáo đã không định giá đất khách quan, mà hạ giá trị khu đất để ban hành Chứng thư định giá đất không đúng với giá trị thực tế (gần 285 tỉ đồng, tương đương 17,6 triệu đồng/m2).

Việc này gây hậu quả làm sai lệnh giá khởi điểm đưa vào đấu giá, tạo điều kiện cho các công ty tham gia đấu giá (công ty của bị cáo Loan) thông đồng dìm giá và trúng đấu giá với giá trị thấp, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 135 tỉ đồng.

Theo HĐXX, hành vi của các bị cáo nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, gây thiệt hại cho Nhà nước… nên cần có bản án nghiêm khắc. Bị cáo Loan có vai trò cao hơn các bị cáo khác, bị cáo không nhận tội nên cần cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian.

HĐXX cũng cân nhắc đến việc các bị cáo trong vụ án đều lần đầu phạm tội, hậu quả vụ án đã được khắc phục nên áp dụng tình tiết giảm nhẹ phù hợp cho một số bị cáo.

Theo hồ sơ vụ án, các bị cáo Trần Công Tuyên, cựu Trưởng phòng và Vương Thị Thu Thủy, cựu cán bộ Phòng Kế hoạch tổng hợp đã yêu cầu các bị cáo là thẩm định viên hạ giá trị khu đất khu đất phía Đông Nam, thôn Cổ Dương (Đông Anh, Hà Nội).

Việc này tạo điều kiện cho các công ty đấu giá của bị cáo Nguyễn Thị Loan, cựu Chủ tịch Vimedimex trúng đấu giá với giá trị thấp, gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước với số tiền 135 tỉ đồng.

Cựu Chủ tịch Vimedimex dùng pháp nhân của 3 công ty tham gia đấu giá, thống nhất với các bị cáo khác bỏ giá các vòng với số tiền như nhau để được bốc thăm và công ty nào trúng đấu giá thì dự án vẫn thuộc của bị cáo Loan.

2024.8.31 Hôm nay (31/8), sau 10 ngày xét xử và nghị án, TAND TP Hà Nội tuyên bị cáo Zhang Min (người Trung Quốc) 12 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”; 3 năm tù về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Tổng hợp hình phạt chung, Min lĩnh 15 năm tù.
Cùng hai tội nêu trên, tòa phạt bị cáo Nguyễn Quang Vũ (SN 1987, ở quận Ba Đình, Hà Nội) tổng 14 năm tù; Bị cáo Nghiêm Đức Giang (37 tuổi, trú quận Cầu Giấy, Hà Nội) tổng 8 năm tù.
132 bị cáo còn lại, HĐXX đã cân nhắc, áp dụng đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, tuyên các bị cáo án tù treo bị cáo hoặc án bằng thời hạn tạm giam cho các tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; Cưỡng đoạt tài sản; Trốn thuế”.
Tòa đánh giá đây là vụ án có tổ chức, mỗi một bị cáo là một mắt xích, được phân công nhiệm vụ cụ thể, cấu kết chặt chẽ với cùng mục đích là thu lợi nhuận.
Bị cáo Li Zhao Qiang (36 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) là đối tượng cầm đầu, đang bỏ trốn; các bị cáo Zhang Min và Nguyễn Quang Vũ có vai trò giúp sức tích cực, đòi nợ khách hàng trả chậm bằng nhiều thủ đoạn tinh vi.
Trong đó, bị cáo Zhang Min phải chịu trách nhiệm cao nhất trong nhóm bị cáo phạm tội Cưỡng đoạt tài sản.

“Bà trùm” đường dây cho vay nặng lãi ghép ảnh nhạy cảm bị tuyên án 15 năm tù

Bị cáo Zhang Min (SN 1986, quốc tịch Trung Quốc) là trưởng bộ phận đòi nợ trong đường dây cho vay nặng lãi ghép ảnh “nhạy cảm” của con nợ. Chiều 31/8, bị cáo Zhang Min bị TAND TP Hà Nội tuyên mức án tổng cộng 15 năm tù giam.

Chiều 31/8, TAND TP Hà Nội đã tiến hành tuyên án với 135 bị cáo trong vụ án cho vay nặng lãi, đòi nợ bằng cách nhắn tin đe doạ, ghép ảnh “nhạy cảm” của nạn nhân tung lên mạng xã hội.

Tại phiên toà, HĐXX cho rằng, đây là vụ án có tổ chức, có hệ thống. Trong đó, mỗi một bị cáo là một mắt xích, được phân công nhiệm vụ cụ thể, có tổ chức chặt chẽ với cùng mục đích là thu lợi nhuận. Đây là vụ án đồng phạm có tổ chức với sự cầm đầu của Li Zhao Qiang (quốc tịch Trung Quốc, đang bị truy nã); các bị cáo Zhang Min và Nguyễn Quang Vũ có vai trò giúp sức quan trọng.

Cụ thể theo cáo trạng và diễn biến phiên toà, nhóm các bị cáo người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, thuê máy chủ đặt tại Hong Kong và tạo lập các app như “Cash Vn”, “Vaynhanhpro”… cho khách là người Việt Nam vay tiền.

Khi “con nợ” trót vay tiền của nhóm này thì sẽ vướng vào mức lãi suất cao ngất ngưởng: 1.570% đến 2.190%/năm. Khi khách vay đến hạn không trả, các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn xấu như: dùng các số điện thoại khác nhau để nhắn tin, gọi điện chửi bới, đe dọa hoặc cắt ghép ảnh “nhạy cảm” của khách vay và người thân trong danh bạ đăng lên các trang mạng xã hội để bôi nhọ, gây sức ép.

Quá trình cho vay nặng lãi, nhóm này đã cho tổng cộng 120.780 khách vay với số tiền hơn 1.607 tỷ đồng, thu lời bất chính 732 tỷ đồng.

HĐXX nhận định quá trình đòi nợ của các bị cáo rất tinh vi, sử dụng chế độ lương thưởng như đòn bảy để khích lệ nhân viên đòi nợ tích cực. Bị cáo Zhang Min (SN 1986, quốc tịch Trung Quốc, phụ trách bộ phận đòi nợ) phải chịu trách nhiệm cao nhất trong nhóm bị cáo phạm tội Cưỡng đoạt tài sản.

Về mức án, HĐXX tuyên bị cáo Zhang Min 12 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản; 3 năm tù về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; tổng hợp hình phạt là 15 năm tù. Bị cáo Nguyễn Quang Vũ 11 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản, 3 năm tù về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; tổng hợp hình phạt là 14 năm tù.

Bị cáo Nghiêm Đức Giang bị tuyên án 6 năm tù về tội cưỡng đoạt tài sản, 2 năm tù về tội cho vay lãi nặng, tổng hợp hình phạt 8 năm tù. Bị cáo Phạm Quang Yên nhận 5 năm tù về tội cưỡng đoạt, 2 năm tù về tội cho vay nặng lãi, tổng hợp hình phạt là 7 năm tù.

Những bị cáo có nhân thân xấu (có tiền án, tiền sự) đều áp dụng hình phạt tù không được hưởng án treo. Đồng thời, HĐXX đã cân nhắc, áp dụng đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ phù hợp cho từng bị cáo để tuyên phạt mức án tương xứng với hành vi phạm tội của từng bị cáo theo các tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”; “Cưỡng đoạt tài sản”; “Trốn thuế”.

Trong đó có bị cáo được hưởng án treo, có bị cáo được tuyên mức án bằng thời hạn tạm giam. Đồng thời, HĐXX buộc các bị cáo phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính.

嫁接敏感照片的高利贷团伙“老大”张敏(1986年出生,中国国籍)被判15年有期徒刑
被告人张敏(1986年出生,中国国籍)是一个高利贷团伙收债部门的负责人,该团伙拼贴债务人的“敏感”照片。 8月31日下午,被告人张敏被河内市人民法院判处有期徒刑共计15年。

8月31日下午,河内人民法院对高利贷、短信威胁追债、社交网络上发布受害人“敏感”照片等案件的135名被告人进行了宣判。

庭审中,陪审团表示,这是一起有组织、有系统的案件。特别是,每个被告都是一个环节,被分配特定的任务,紧密组织,具有相同的利润目的。这是一起以李兆强(中国籍,通缉)为首的有组织共犯案件;被告人张敏、阮光武发挥了重要的配角作用。

陪审团发现,被告的收债过程非常复杂,利用工资和奖金制度作为杠杆,鼓励收债人员积极主动。被告人张敏(1986年出生,中国国籍,收债部门负责人)在实施侵占财产罪的被告人群体中负有最高责任。

关于量刑,陪审团以侵占财产罪判处被告人张敏12年有期徒刑;因民事交易高息放贷被判处3年有期徒刑;总刑罚为 15 年监禁。被告人阮光武因侵占财产罪被判处有期徒刑十一年,因民事交易高息放贷罪被判处有期徒刑三年;总刑罚为14年监禁。

Bà trùm đường dây cho vay lãi nặng hơn 1.607 tỷ đồng lĩnh án

Ngoài kẻ cầm đầu Li Zhao Qiang đang bị truy nã, tòa sơ thẩm tuyên án đối với 135 bị cáo. Trong đó có nữ bị cáo Zhang Min (quốc tịch Trung Quốc).

Chiều 31/8, sau hơn 10 ngày xét xử và nghị án, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên bản án sơ thẩm đối với 135 bị cáo khác trong đường dây cho vay lãi nặng, thu lời bất chính hơn 732 tỷ đồng.

Hội đồng xét xử kết luận Li Zhao Qiang (SN 1988, quốc tịch Trung Quốc) với vai trò cầm đầu vụ án, song người này hiện không có mặt ở Việt Nam nên cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã.

Hai đồng phạm giúp sức cho Li Zhao Qiang gồm Zhang Min (SN 1986, quốc tịch Trung Quốc) bị phạt 15 năm tù, Nguyễn Quang Vũ (SN 1987, ở quận Ba Đình, Hà Nội) 14 năm tù về các tội Cưỡng đoạt tài sản và Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Với 133 bị cáo còn lại, tòa sơ thẩm cân nhắc, áp dụng đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ phù hợp cho từng người để tuyên phạt nhiều mức án tương xứng với hành vi phạm một trong các tội danh Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, Cưỡng đoạt tài sản, Trốn thuế. Tòa án cũng buộc các bị cáo phải nộp lại số tiền đã thu lợi bất chính.

Bản án nêu rõ, tại phiên tòa các bị cáo đều khai hành vi như cáo trạng quy kết, phù hợp với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử nhận thấy, đây là đường dây cho vay có tổ chức với mức lãi suất cao. Mỗi một bị cáo là một mắt xích, được phân công nhiệm vụ cụ thể, có tổ chức chặt chẽ với cùng mục đích là thu lợi nhuận.

Quá trình tranh tụng, các bị cáo đều thành khẩn khai báo, có nhân thân tốt. Một số người đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ.

Tháng 10/2017, Li Zhao Qiang nhập cảnh Việt Nam rồi tạo lập các phần mềm cho vay trực tuyến như Cash Vn, Vaynhanhpro… cho người Việt vay tiền với lãi suất cao (từ 43.000 – 60.000 đồng/triệu đồng/ngày, tương đương mức lãi suất từ 1.570 – 2.190%/năm).

Để vận hành phần mềm, các đối tượng đặt máy chủ ở Hồng Kông, thành lập Công ty TNHH Công nghệ Newstar Việt Nam và Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Ngôi sao Việt để điều hành hoạt động cho vay.

Tại Việt Nam, Li Zhao Qiang lập nhóm truy thu nợ do Zhang Min quản lý, làm việc tại Công ty Metag và Công ty CSKH DCS phụ trách đi đòi nợ. Các đối tượng thường sử dụng những số điện thoại khác nhau để nhắn tin, gọi điện chửi bới, đe dọa người vay tiền. Có trường hợp bị các đối tượng cắt ghép ảnh đăng lên mạng xã hội để bôi nhọ, gây sức ép.

Cũng theo tòa sơ thẩm, đây là vụ án có tổ chức, mang tính hệ thống, Li Zhao Qiang là người giao nhiệm vụ cho các bị cáo khác. Trong đó, ông trùm sử dụng chế độ lương thưởng như “đòn bẩy” để khích lệ nhân viên tham gia.

Với cách thức hoạt động như trên, từ năm 2019 đến tháng 5/2022, đường dây của Li Zhao Qiang, Zhang Min và đồng phạm đã tổ chức hoạt động cho vay lãi nặng đối với 120.780 khách hàng vay tổng cộng trên 1.607 tỷ đồng.

Với lãi suất cao trái quy định và hành vi đòi nợ thuê kiểu xã hội đen, các bị cáo đã thu lời bất chính tổng số tiền hơn 732 tỷ đồng.

超过16,070亿越盾高额贷款集团老板被判刑

除被通缉的头目李兆强外,一审法院对135名被告人判刑。

8月31日下午,经过10多天的审理和审议,河内人民法院对高利贷款团伙中的其他135名被告人,非法获利超过7320亿越盾,作出一审判决。

陪审团得出结论,李兆强(1988年出生,中国国籍)是该案的主犯,但此人目前不在越南,因此调查机构发出通缉令。

除出庭的135名被告外,侦查机关正在寻找头目李兆强。

帮助李兆强的两名同伙,包括张敏(1986年出生,中国国籍)被判处15年有期徒刑,阮光武(1987年出生,河内市巴亭县)被判处14年有期徒刑。

对于其余133名被告人,一审法院充分考虑并充分适用了各自适当的加重和减轻情节,对民事交易高息放贷罪、侵占财产罪、逃税罪判处了相称的多重刑罚。法院还强制被告返还违法所得。

判决书明确,庭审中,根据案卷证据材料,被告人均对起诉书指控的行为供认不讳。陪审团发现,这是一个有组织的高利率贷款额度。每个被告都是一个环节,被分配了特定的任务,为了相同的利润目的而紧密组织。

诉讼过程中,被告人均如实供述,有些人正在抚养 36 个月以下的孩子,因此可能存在情有可原的情况。

‘Cỗ máy’ cho vay qua app kinh doanh 1.600 tỷ đồng với lãi suất cắt cổ

Chiều nay, toà tuyên án với 135 người tham gia “cỗ máy” cho vay nặng lãi 3 năm ở Việt Nam với 120.000 khách hàng, tổng tiền hơn 1.600 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 730 tỷ đồng.

Ngày 31/8, sau 10 ngày xét xử và nghị án, TAND Hà Nội tuyên án với 135 bị cáo trong vụ án cho vay lãi nặng, liên quan ông trùm Li Zhao Qiang (đang bỏ trốn).

HĐXX đánh giá hành vi Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, Cưỡng đoạt tài sản và Trốn thuế của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, làm mất an ninh trật tự xã hội. Đây là hệ thống cho vay có tổ chức, lãi suất cao, mỗi một bị cáo là một mắt xích cùng mục đích là thu lợi nhuận.

Riêng “bà trùm” Zhang Min (Trương Mẫn), phụ trách bộ phận truy thu nhắc nợ và Nguyễn Quang Vũ, điều hành “thị trường Việt Nam”, có vai trò giúp sức quan trọng cần tuyên mức án nặng nhất.

Cụ thể, Trương Mẫn bị tuyên 15 năm tù cho 2 tội Cưỡng đoạt tài sản và Cho vay lãi nặng (VKS đề nghị 12-14 năm tù); Vũ 14 năm tù (VKS đề nghị 11-13 năm).

Nghiêm Đức Giang và Phạm Quang Yên, Trưởng các nhóm đòi nợ, bị phạt lần lượt 8 và 7 năm tù. Bị cáo Lưu Đơn Dương, cựu giám đốc YooPay Việt Nam, bị phạt 3 năm 9 tháng tù cho 2 tội Trốn thuế và Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Trưởng các bộ phận, các bị cáo đi đòi nợ trực tiếp và hơn 40 bị cáo là kế toán, nhân viên văn phòng… không biết, không liên quan việc cho vay và đòi nợ hoặc những bị cáo mới vào công ty, hiểu biết pháp luật hạn chế… được tòa cho hưởng 12-18 tháng tù treo hoặc bằng thời gian bị tạm giam.

Trong những ngày toà xét hỏi, các bị cáo đầu vụ như Mẫn, Vũ, Giang, Yên… đều khai làm việc theo chỉ đạo của Qiang, được trả lương 10-70 triệu đồng. Riêng với việc đòi nợ kiểu côn đồ, Mẫn và Vũ khai công ty chỉ cho phép nhân viên gọi điện với tần suất tăng dần với khách nợ lâu, không “khuyến khích” chửi bới lăng mạ, cắt ghép ảnh đồi trụy của khách vay và làm phiền người thân của họ.

Các “sếp” này khai thi thoảng đã nhắc nhở nhưng nhân viên vẫn đòi nợ kiểu phi pháp vì “ham hoa hồng”.

Lời khai này bị VKS bác, cho hay các bị cáo dưới quyền họ đều khai làm việc theo chỉ đạo cấp trên, bị áp doanh số đòi nợ và được thưởng nếu đòi thành công.

Bản án xác định năm 2017 Li Zhao Qiang, 29 tuổi, sang Việt Nam rủ hai đồng hương Zhang Min (Trương Mẫn) và Liu Dan Yang (Lưu Đơn Dương), móc nối với Nguyễn Quang Vũ cùng phát triển và quản lý hệ thống công ty cho vay lãi nặng qua app, lãi suất 43.000-60.000 đồng cho một triệu đồng trong một ngày, tương đương 1.570-2.190% một năm.

Vũ thay mặt chủ mưu Qiang phụ trách hoạt động cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê. Trương Mẫn phụ trách nhắc, truy thu, đòi nợ; còn Lưu Đơn Dương đảm nhận giải ngân và thu tiền của khách vay thông qua các công ty thanh toán trung gian.

Cả nhóm tuyển nhân viên ở Việt Nam phục vụ cho 3 mục đích chính: mời chào vay nợ, nhắc nợ và đòi nợ thuê.

VKS xác định tiền nguồn tiền cho vay qua các App đều của ông trùm Qiang. Do là thân cận của Qiang tại Việt Nam, bị cáo Vũ được giao mật khẩu đăng nhập và quản lý các App.

Để truy thu tiền của khách vay chậm trả, ông trùm Qiang chỉ đạo Trương Mẫn và “tay sai” Nghiêm Đức Giang và Phạm Quang Yên phân chia khách vay thành 5 nhóm theo 5 cấp độ thời gian quá hạn trả nợ, để có biện pháp đòi nợ tương ứng, từ gọi điện đòi, đến gọi cho người thân, chửi bới, lăng mạ, đe dọa, ghép ảnh mặt khách hàng với các hình ảnh phản cảm như khỏa thân, quan tài, làm tình, truy nã… dọa phát tán tại khu phố, nơi làm việc của người vay.

Nhân viên đòi nợ, theo cáo trạng, được hưởng lương 3,9 triệu đồng/tháng và hoa hồng 5-9% số tiền đòi được.

Từ năm 2019 đến tháng 4/2022, khi vụ việc bị phát giác, nhà chức trách xác định các bị cáo đã cho 120.780 người vay nặng lãi với tổng số tiền khoảng 1.600 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 730 tỷ đồng.

Li Zhao Qiang vẫn bị truy nã quốc tế, nhà chức trách cho hay sẽ tiếp tục xử lý khi bắt được.

8月31日,河内人民法院经过10天的审理和审议,对涉及大亨李兆强(在逃)的高息贷款案135名被告人作出宣判。

陪审团评估认为,被告人在民事交易中高息放贷、 征收财产、 逃税等行为构成社会危害,扰乱社会秩序和安全。这是一个有组织的高利率借贷系统,每个被告都是一个有着相同盈利目的的环节。

其中,负责追债部门的“老板”张敏和经营“越南市场”的阮光武具有重要配角,应判处最重的刑罚。

具体而言,张敏因侵占财产罪、高利贷罪2项罪被判处15年有期徒刑(检察院建议判处12年至14年有期徒刑);阮光武被判处14年有期徒刑(检察院建议11至13年)。

Tuyên án các bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng hơn 2.000%/năm

Theo nhận định của HĐXX, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, gây mất an ninh trật tự xã hội nên tuyên phạt các bị cáo mức án tương xứng với hành vi phạm tội.
Sau khoảng 10 ngày xét xử và nghị án, chiều 31/8, HĐXX TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết với 135 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng hơn 2.000%/năm và cưỡng đoạt tài sản.

Theo nhận định của HĐXX, tại tòa, các bị cáo khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng quy kết, lời khai các bị cáo phù hợp với tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, phù hợp với bị hại, người liên quan và phù hợp với lời khai của bị cáo khác trong vụ án.

Đây là vụ án có tổ chức, trong đó, mỗi bị cáo là một mắt xích, được phân công nhiệm vụ cụ thể do Li Zhao Qiang (SN 1988, quốc tịch Trung Quốc) cầm đầu. Hiện bị Qiang không có mặt ở Việt Nam nên Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã.

Dưới Qiang, bị cáo Zhang Min (SN 1986, quốc tịch Trung Quốc) có vai trò cao nhất trong nhóm các bị cáo bị truy tố, đưa ra xét xử về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Bị cáo Nguyễn Quang Vũ (SN 1987, ở Hà Nội) có vai trò thấp hơn Zhang Min nhưng cao hơn các bị cáo khác. Bởi Vũ được cấp quyền quản trị 2 app, quản lý điều hành về nhân sự.

Các bị cáo là trưởng các bộ phận chịu sự điều hành của bị cáo Vũ, đã có hành vi giúp sức Li. Các bị cáo là nhân viên kế toán, bộ phận nhắc nợ không hiểu rõ hành vi của mình là sai trái, vi phạm quy định nên cần xem xét, cho các bị cáo được hưởng sự khoan hồng của pháp luật…

Căn cứ vào vị trí, vai trò, tính chất, số lần và số tiền các bị cáo cưỡng đoạt, hưởng lợi, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Zhang Min 15 năm tù về 2 tội “Cưỡng đoạt tài sản” và “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”. Cùng bị tuyên về 2 tội danh trên, Tòa xử phạt bị cáo Nguyễn Quang Vũ 14 năm tù, Nghiêm Đức Giang 8 năm tù…

Các bị cáo còn lại bị tuyên mức án tương xứng với hành vi phạm tội của mình đến cao nhất 7 năm tù về các tội “Cưỡng đoạt tài sản”, “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” và “Trốn thuế”.

Theo nội dung bản án, tháng 10/2017, Li Zhao Qiang nhập cảnh vào Việt Nam, sau đó thuê máy chủ đặt tại Hồng Kông và tạo lập các app: “Cash Vn”, “Vaynhanhpro”… cho khách là người Việt Nam vay tiền với lãi suất từ 43.000 đồng – 60.000 đồng/1 triệu/1 ngày (tương đương mức lãi suất từ 1.570% – 2.190%/năm).

Để tổ chức hoạt động cho khách vay tiền, Qiang đã bàn bạc và thuê Nguyễn Quang Vũ cùng một số đối tượng đứng tên thành lập, quản lý, điều hành một số công ty. Đồng thời Qiang đưa Zhang Min và Liu Dan Yang (SN 1992) sang Việt Nam. Sau đó, nhóm người này tuyển dụng nhân viên làm việc tại các bộ phận mời chào (Telesale), thẩm định, nhắc và truy thu nợ.

Sau khi hoàn thiện, từ tháng 1/2019 đến 24/5/2022, các bị cáo đã thực hiện việc cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản, trốn thuế. Tài liệu điều tra thể hiện, Qiang nạp tiền vào các tài khoản ngân hàng của Cty Ngôi sao Việt để làm vốn cho vay qua các app “Cash VN”, “Vay nhanh Pro”, “Ovay”…

Sau đó, Qiang phân công Vũ thay mặt mình để điều hành mọi hoạt động cho vay tại Việt Nam. Ngoài ra, Qiang và Vũ còn giao cho những người khác phụ trách, quản lý, hướng dẫn và điều hành nhân viên tại các công ty trong hệ thống.

Cơ quan chức năng xác định các bị cáo trong vụ án đã cho 120.780 khách hàng vay hơn 1.607 tỷ đồng với lãi suất cao để thu lời bất chính hơn 732 tỷ đồng. Trong đó, app “Vay nhanh pro” thu lợi hơn 177 tỷ đồng; app “Cash VN” hơn 547 tỷ đồng, app “Ovy” hơn 7,5 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, cơ quan chức năng còn làm rõ một số bị cáo trong vụ án có hành vi đe dọa, cưỡng đoạt tổng số tiền hơn 218 triệu đồng của 31 bị hại; trốn thuế gần 140 triệu đồng.

经过约10天的审理和审议,8月31日下午,河内人民法院对年利率超过2000%的高额贷款圈135名被告人作出判决,并处没收财产。

陪审团认为,被告人在法庭上对起诉书指控的犯罪行为供认不讳,被告人的供述与案卷文件、证据相符,与受害人相关人员的证言一致。

Tuyên án 135 bị cáo trong “cỗ máy” cho vay lãi nặng 2.190%/năm

Sau 10 ngày xét xử, chiều 31/8, TAND TP Hà Nội đã tuyên án đối với 135 bị cáo trong vụ án cho vay lãi nặng xuyên quốc gia, với mức lãi suất lên tới 2.190%/năm, và đòi nợ kiểu xã hội đen.

Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án nhân dân TP Hà Nội đánh giá đây là vụ án có tổ chức, có hệ thống. Trong đó, mỗi một bị cáo là một mắt xích, được phân công nhiệm vụ cụ thể, có tổ chức chặt chẽ với cùng mục đích là thu lợi nhuận.

Đây là vụ án đồng phạm có tổ chức với sự cầm đầu của Li Zhao Qiang (36 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, đang bị truy nã). Các bị cáo Zhang Min (38 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) và Nguyễn Quang Vũ (37 tuổi, trú quận Ba Đình, Hà Nội) có vai trò giúp sức quan trọng.

HĐXX nhận định, quá trình đòi nợ những khách hàng trả chậm, các bị cáo đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi.

Trong đó, bị cáo Zhang Min phải chịu trách nhiệm cao nhất trong nhóm bị cáo phạm tội Cưỡng đoạt tài sản.

Do đó, HĐXX tuyên bị cáo Zhang Min 12 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản, 3 năm tù về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, tổng hợp hình phạt là 15 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Quang Vũ lĩnh án 11 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản, 3 năm tù về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, tổng hợp hình phạt là 14 năm tù.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Nghiêm Đức Giang (37 tuổi, trú quận Cầu Giấy, Hà Nội) 6 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản, 2 năm tù về tội Cho vay lãi nặng, tổng hợp hình phạt 8 năm tù.

Đối với 132 bị cáo còn lại, Hội đồng xét xử đã cân nhắc, áp dụng đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ phù hợp cho từng bị cáo để tuyên phạt mức án tương xứng theo các tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, Cưỡng đoạt tài sản, Trốn thuế.

Trong đó, có bị cáo được hưởng án treo, có bị cáo được tuyên mức án bằng thời hạn tạm giam.

Cáo buộc thể hiện, Li Zhao Qiang là đối tượng cầm đầu đường dây cho vay nặng lãi với mức lãi suất lên tới 2.190%/năm.

Cơ quan điều tra xác định, Li Zhao Qiang đã điều hành các công ty, cho vay qua các app tổng số 120.780 khách với số tiền hơn 1.607 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 732 tỷ đồng.

Dưới trướng Li Zhao Qiang là Zhang Min. Người này được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp, chỉ đạo bộ phận nhắc và truy nợ tại các công ty của Li Zhao Qiang.

Zhang Min sau đó giao cho Nghiêm Đức Giang (37 tuổi, trú quận Cầu Giấy, Hà Nội) phụ trách bộ phận truy thu đòi nợ.

Hàng ngày các nhóm trưởng như Giang phải gửi báo cáo bằng văn bản kết quả thu nợ để Zhang Min quản lý đôn đốc.

Trong đường dây này, Bùi Đức Hoàng được Nghiêm Đức Giang giao quản lý một nhóm nhân viên truy nợ.

Hàng ngày, Hoàng dùng máy tính được công ty giao để đăng nhập vào hệ thống dữ liệu khách hàng của công ty. Tại đây có đầy đủ thông tin của khách hàng, ngày đến hạn trả nợ…

Hoàng được Giang huấn luyện các chiêu thức đòi nợ. Theo đó, nếu khách hàng không chịu trả nợ, Hoàng sẽ cắt ghép hình ảnh rồi gửi cho khách để đe dọa.

Nếu khách vẫn không trả tiền sẽ gửi các hình ảnh đó cho người thân của khách hoặc đăng lên mạng xã hội nhằm ép buộc người nợ phải trả tiền.

Từ năm 2019 đến tháng 5/2022, Bùi Đức Hoàng đã giúp Li Zhao Qiang, Zhang Min và Nghiêm Đức Giang tổ chức hoạt động cho vay qua app CashVN với tổng số tiền gần 1.230 tỷ đồng, thu lợi bất chính gần 550 tỷ đồng.

Hà Nội: Phạt tù 135 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng
Sau 10 ngày xét xử, chiều 31/8, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 135 bị cáo trong đường dây cho vay nặng lãi do một nhóm người Trung Quốc cầm đầu.

Sau 10 ngày xét xử, chiều 31/8, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 135 bị cáo trong đường dây cho vay nặng lãi do một nhóm người Trung Quốc cầm đầu.

Trong đó, Tòa đã tuyên phạt bị cáo Zhang Min (quốc tịch Trung Quốc) 15 năm tù về hai tội “Cưỡng đoạt tài sản” và “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.”

Đồng phạm người Việt tích cực cho bị cáo Zhang Min trong vụ án này là Nguyễn Quang Vũ bị phạt 14 năm tù về cùng 2 tội danh nêu trên; 133 bị cáo còn lại bị Tòa tuyên phạt các mức án từ 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo đến 8 năm tù về các tội: Cưỡng đoạt tài sản, Trốn thuế và Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Theo cáo trạng, tháng 10/2017, Li Zhao Qiang nhập cảnh vào Việt Nam và đã gây dựng đường dây cho vay nặng lãi, đòi nợ kiểu xã hội đen hoạt động cực kỳ tinh vi, bài bản, được tổ chức chặt chẽ.

“Ông trùm” này được xác định là đối tượng chủ mưu, cầm đầu, tạo lập các app “Cash VN,” “Vaynhanhpro,” “Ovay” để cho khách là người Việt Nam vay tiền với lãi suất cao, từ 1.570-2.190%/năm.

Khi “con nợ” đến hạn không trả, Li Zhao Qiang chỉ đạo các đối tượng khác thực hiện các “chiêu” đòi nợ kiểu xã hội đen.

Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2021-2022, Li Zhao Qiang đã điều hành các công ty cho vay qua các app tổng số 120.780 khách với số tiền hơn 1.607 tỷ đồng, thu lợi bất chính khoảng hơn 732 tỷ đồng.

Li đã thuê Zhang Min và Nguyễn Quang Vũ cùng nhiều đối tượng khác thực hiện các công việc điều hành hoạt động đường dây cho vay lãi nặng này.

Có 31 “con nợ” đã trở thành người bị hại trong vụ án khi họ bị các nhân viên bộ phận truy nợ của Li Zhao Qiang thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản với tổng số tiền hơn 218 triệu đồng.

Hội đồng xét xử xác định hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, gây mất an ninh trật tự xã hội. Đây là hệ thống cho vay có tổ chức với mức lãi suất cao.

Trong đó, mỗi một bị cáo là một mắt xích, được phân công nhiệm vụ cụ thể, có tổ chức chặt chẽ với cùng mục đích là thu lợi nhuận.

Li Zhao Qiang là đối tượng cầm đầu, còn Zhang Min và Nguyễn Quang Vũ có vai trò giúp sức quan trọng.

Do Li Zhao Qiang hiện không có mặt ở Việt Nam nên Cơ quan điều tra đã ra Quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xem xét, xử lý sau./.

经过10天的审理,8月31日下午,河内人民法院对以中国人为首的高利贷团伙135名被告人作出宣判。

其中,法院以“没收财产罪”、“民事交易高利放贷罪”两项罪,判处被告人张敏(中国籍)有期徒刑15年。

本案被告人张敏的越南共犯阮光武,同样因上述两项罪被判处有期徒刑14年;其余133名被告人因侵占财产、逃税、民事交易高息贷款等罪名,被法院分别判处有期徒刑6个月至8年不等的有期徒刑,缓刑至8年不等。

2024.8.29 Ngày 29-8, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết một nhân viên một ngân hàng ở An Giang hướng dẫn khách cài ứng dụng để vay tiền, sau đó lừa đảo, chiếm đoạt hơn 1,2 tỉ đồng.

Bắt nữ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt hơn 1,2 tỉ đồng của khách vay

Ngày 29-8, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết một nhân viên một ngân hàng ở An Giang hướng dẫn khách cài ứng dụng để vay tiền, sau đó lừa đảo, chiếm đoạt hơn 1,2 tỉ đồng.

被捕的银行女职员从借款人处挪用超过12亿越南盾

8月29日,安江省警方侦查局称,安江省一名银行员工指导客户安装借款应用程序,然后诈骗并挪用超过12亿越南盾。

2024.8.29 Chiều 29-8, phiên tòa xét xử 135 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng qua App chuyển sang phần tranh luận. Đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên xử phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo.
Theo đó, đại diện Viện kiểm sát (VKS) đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Zhang Min, Nguyễn Quang Vũ từ 10-11 năm về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và từ 2-3 năm về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, tổng hợp hình phạt từ là 12-14 năm tù.

‘Tập đoàn’ cho vay lãi nặng, thu nợ bằng ảnh ‘khỏa thân’ bị đề nghị án tù nghiêm khắc

Chiều 29-8, phiên tòa xét xử 135 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng qua App chuyển sang phần tranh luận. Đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên xử phát biểu quan điểm luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo.

Theo đó, đại diện Viện kiểm sát (VKS) đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Zhang Min, Nguyễn Quang Vũ từ 10-11 năm về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và từ 2-3 năm về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, tổng hợp hình phạt từ là 12-14 năm tù.

Đại diện VKS đề nghị xử phạt bị cáo Nghiêm Đức Giang từ 4-6 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”, từ 2-3 năm tù về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, tổng hợp hình phạt là từ 6-9 năm tù. Tiếp đến, bị cáo Phạm Quang Yên bị đề nghị từ 4-5 năm tù về về tội “Cưỡng đoạt tài sản”, từ 2-3 năm tù về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, tổng hợp hình phạt là từ 6-8 năm tù.

Nhóm bị cáo giữ vai trò tổ trưởng trong đường dân cho vay lãi nặng qua app là Bùi Đức Hoàng, Nguyễn Xuân Nam, Lê Xuân Điệp cùng bị đề nghị từ 18-24 tháng tù về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” và từ 3 năm 6 tháng đến 4 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Nhóm bị cáo giữ vai trò là nhân viên truy thu hồi nợ bị đề nghị từ 3 – 3 năm 6 tháng tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và từ 12-15 tháng tù về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, tổng hợp hình phạt là từ 4-5 năm tù.

Cùng về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, bị cáo Trần Thị Hằng (tổ trưởng Telesales, thẩm định) bị đề nghị từ 24-30 tháng tù; Tổ trưởng tổ nhắc nợ Trần Thúy Vân bị đề nghị từ 18-24 tháng tù. Các bị cáo là nhân viên nhóm Telesales, thẩm định bị đề nghị từ 18-24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thử thách từ 36-48 tháng.

Những bị cáo có nhân thân xấu (có tiền án, tiền sự) đều áp dụng hình phạt tù không được hưởng án treo.

Theo đại diện VKS, hành vi phạm tội của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội. Các bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án này chủ yếu là do tư lợi bản thân, muốn kiếm tiền và kiếm được nhiều tiền.

Các bị cáo tham gia phạm tội có tổ chức hoạt động chuyên nghiệp. Dưới sự chỉ đạo của Li Zhao Qiang, các bị cáo đã thành lập công ty, song chỉ hoạt động cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản của khách vay để có tiền chi phí cho hoạt động của công ty và trả lương nhân viên…

Các bị cáo trong nhóm telesale (mời chào) với các thủ đoạn mời chào, câu khách vay tiền cho công ty … để những người bị hại có nhu cầu vay tiền nhanh chóng đồng ý vay, sau đó trở thành các con nợ với lãi suất cao, lãi suất “cắt cổ”, mức phí ép buộc, (lãi suất quá hạn ấn định, ép buộc)…

Các bị cáo trong nhóm nhắc nợ, truy thu nợ với các thủ đoạn gọi điện từ nhắc trả nợ, chửi bới, đe dọa, cắt ghép hình ảnh đồi trụy, bậy bạ làm người vay lo sợ phải trả tiền.

Các bị cáo trong nhóm thẩm định hồ sơ, thông qua đồng ý cho vay thủ tục đơn giản, không có thế chấp tài sản đã giúp sức tích cực giúp cho các bị cáo có các khách vay với lãi suất “cắt cổ” dẫn tới không thể trả nợ được.

Hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra nhiều hậu quả xấu. Các bị hại trở thành các “con nợ” không có khả năng thanh toán, bản thân bị bêu xấu, mất danh dự nhân phẩm; nhiều bị hại có người thân là bố mẹ, anh chị em, bạn bè người thân bị yêu cầu thanh toán trả nợ tiền đã ảnh hưởng rất lớn đến an ninh tài chính, an ninh tiền tệ, gây bất ổn xã hội.

Theo VKS, vụ án có yếu tố nước ngoài, do các đối tượng nước ngoài điều hành đã chuyển số lượng lớn tiền ra nước ngoài, làm mất trật tự trị an xã hội nghiêm trọng; gây bức xúc, hoang mang trong quần chúng nhân dân.

Do vậy, cần áp dụng mức hình phạt thật nghiêm khắc, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội và hậu quả mà bị cáo gây ra, mới có tác dụng giáo dục bị cáo và đáp ứng yêu cầu phòng ngừa chung cho xã hội.

Trước đó, theo cáo buộc, đối tượng Li Zhao Qiang (quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh Việt Nam, thuê máy chủ đặt tại Hong Kong và tạo lập các app như “Cash Vn”, “Vaynhanhpro”… cho khách là người Việt Nam vay tiền.

Nhóm này lấy lãi suất cao ngất ngưởng 43.000 đồng – 60.000 đồng/1 triệu đồng/ngày (tương đương mức lãi suất từ 1.570% – 2.190%/năm) trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, thành trên cả nước.

Khi “con nợ” đến hạn không trả, Li Zhao Qiang chỉ đạo các đối tượng khác thực hiện các chiêu đòi nợ là dùng các số điện thoại khác nhau để nhắn tin, gọi điện chửi bới, đe dọa hoặc cắt ghép ảnh của khách vay và người thân trong danh bạ đăng lên các trang mạng xã hội để bôi nhọ, gây sức ép.

CQĐT xác định “trùm” Li Zhao Qiang đã điều hành các công ty, cho vay qua các App tổng số 120.780 khách với số tiền hơn 1.607 tỷ đồng, thu lợi bất chính 732 tỷ đồng.

Bà trùm vụ cho vay lãi nặng 2.190%/năm bị đề nghị 12-14 năm tù

Zhang Min được đưa sang Việt Nam để điều hành đường dây cho vay lãi nặng qua app xuyên quốc gia là người bị đề nghị mức án cao nhất trong số 135 bị cáo.

Chiều 29.8, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Hà Nội đề nghị tòa án cùng cấp tuyên các mức án với 135 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng qua app, xuyên quốc gia, lãi suất tới 2.190%/năm.

Theo đó, Viện KSND Hà Nội đề nghị tòa tuyên phạt Zhang Min (quốc tịch Trung Quốc) 12-14 năm tội “Cưỡng đoạt tài sản; Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”; Nguyễn Quang Vũ 11-13 năm cùng 2 tội;

133 bị cáo còn lại bị đề nghị từ 6 tháng tù treo đến 8 năm tù về các tội: “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự; Cưỡng đoạt tài sản; Trốn thuế”.

Viện KSND Hà Nội đánh giá, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, phạm tội có tổ chức. Các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội chủ yếu là do tư lợi bản thân, mục đích là kiếm được nhiều tiền.

Đây là vụ án có yếu tố nước ngoài. Các bị cáo người Việt Nam đã giúp sức để nhóm người Trung Quốc vận chuyển lượng tiền lớn ra nước ngoài, làm mất trật tự, trị an xã hội; gây bức xúc, hoang mang trong nhân dân.

Hành vi cưỡng đoạt tài sản của các bị cáo đã xâm phạm đến tài sản, quyền nhân thân của người khác. Hành vi cho vay lãi nặng xâm phạm đến chính sách quản lý tài chính của Nhà nước. Còn hành vi trốn thuế gây thiệt hại ngân sách của Nhà nước, gây bất ổn an toàn trật tự xã hội.

Viện KSND Hà Nội cho rằng căn cứ vào hồ sơ, tài liệu, dữ liệu điện tử để xác định hành vi phạm tội của các bị cáo.

Theo đó, tháng 10.2017, Li Zhao Qiang (36 tuổi, chủ mưu, đang bỏ trốn) nhập cảnh vào Việt Nam, thuê máy chủ đặt tại Hong Kong (Trung Quốc) và tạo lập các app như “Cash VN”, “Vay nhanh Pro”… cho khách là người Việt Nam vay tiền, lấy lãi suất từ 43.000 – 60.000 đồng/triệu/ngày (tương đương mức lãi suất từ 1.570 – 2.190%/năm) trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, thành trên cả nước.

Li thuê Vũ cùng nhiều đối tượng đứng tên thành lập, quản lý, điều hành một số công ty. Li cũng đưa Zhang Min, Liu Dan Yang sang Việt Nam, tuyển dụng nhân viên làm tại các bộ phận mời chào (Telesale), thẩm định, nhắc và truy thu nợ.

Mô hình hoạt động của nhóm này bao gồm “Công ty tổng” là Công ty TNHH Công nghệ Newstar Việt Nam, Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Ngôi Sao Việt – công ty trực tiếp giao dịch tiền cho vay qua các công ty trung gian thanh toán điện tử, trong đó chủ yếu là Công ty TNHH Công nghệ thông tin YooPay Việt Nam.

Li nạp tiền vào các tài khoản ngân hàng của Công ty Ngôi Sao Việt để làm vốn cho vay qua app “Cash VN”, “Vay nhanh Pro”, “Ovay”… và để Vũ điều hành.

Mỗi nhân viên mới đều sẽ được cung cấp 1 máy tính cố định, có cài đặt phần mềm X-Lite để gọi đến khách hàng miễn phí và file hướng dẫn trả lời điện thoại cụ thể cho từng tình huống xảy ra.

Công ty yêu cầu họ phải học thuộc các kịch bản này. Nếu khách đồng ý vay thì phải tải app và đăng ký tạo tài khoản, cung cấp các thông tin nhân thân, địa chỉ. Nếu khách không trả nợ, trả nợ chậm sẽ bị chúng gọi điện chửi bới, lăng mạ, đe dọa, ghép ảnh khỏa thân… khủng bố.

Cáo buộc thể hiện, các đối tượng thực hiện cho 120.780 khách hàng vay hơn 1.607 tỉ đồng lãi suất cao để thu lời bất chính hơn 732 tỉ đồng. Trong đó, app “Vay nhanh Pro” thu lợi hơn 177 tỉ đồng; app “Cash VN” hơn 547 tỉ đồng, app “Ovay” hơn 7,5 tỉ đồng.

高息放贷、用“裸照”追债的李兆强“团伙”建议重判入狱

8月29日下午,App高利贷团伙135名被告人的庭审进入辩论阶段。庭审中行使检察权的检察院代表发表了意见,并对被告人提出量刑建议。

据此,检察院(检察院)代表请求陪审团以“挪用财产罪”判处被告人张敏、阮光武有期徒刑10年至11年,以“利用高息贷款罪”判处2年至3年有期徒刑。总刑罚为12-14年监禁。

2024.8.28 Hai kẻ lừa bán đá thiên thạch 100 triệu USD lĩnh án
Ngày 22/8, tại UBND xã Phú Lâm, huyện Tân Phú (Đồng Nai), Tòa án nhân dân huyện Tân Phú đã đưa vụ án hình sự ra xét xử lưu động và tuyên phạt các bị cáo: Nguyễn Văn Sáu (49 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa) 9 năm, 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 3 năm tù về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (tổng hợp hình phạt là 12 năm 6 tháng).

Những phi vụ lừa đảo khó tin nhưng có thật
28/08/2024

Tin vào cục đá có chức năng “hủy diệt kim loại”, “làm đông cứng thủy ngân trong nhiệt kế” khi đặt cạnh bên hay “viên đá nặng mấy ký có thể nổi lềnh bềnh trên mặt nước”…, một số đại gia đã đổ xô đi tìm rồi chi ra hàng tỷ đồng để mua với mong muốn đổi đời vì nó có giá trị được đồn thổi lên đến hàng triệu đôla. Sự mê muội, kém hiểu biết và nhẹ dạ cả tin đã khiến không ít người rơi vào cảnh khốn đốn.

Thủ đoạn tinh vi

Những ngày cuối tháng 8/2024, người dân hiếu kỳ quan tâm đến vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được TAND huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) đưa ra xét xử đối với các bị cáo: Nguyễn Văn Sáu (49 tuổi, quê Thanh Hóa) bị xử phạt 9 năm 6 tháng tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 3 năm tù về tội “sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” (tổng hợp hình phạt là 12 năm 6 tháng tù); Nguyễn Văn Hưng (57 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) 7 năm 6 tháng tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, Hưng và Sáu quen biết nhau ngoài xã hội. Trong quá trình làm ăn chung, cả hai nắm được thông tin hiện có nhiều người đang tìm mua đá thiên thạch (đây là loại đá có những tính năng đặc biệt như: làm bể gương tráng thủy tinh, đông cứng thủy ngân trong nhiệt kế y tế, đá có kích thước nhỏ nhưng trọng lượng lớn, nổi lơ lửng trong nước). Nghe vậy, lập tức Sáu và Hưng dựng lên câu chuyện về hòn đá quý rồi đi kể cho nhiều người rằng mình đang sở hữu hòn đá thiên thạch, cần tìm khách hàng có nhu cầu thật sự.

Tưởng câu chuyện chỉ nói cho vui, nào ngờ vào giữa tháng 11/2023, thông qua giới thiệu của người quen, ông T.Đ.H (50 tuổi) từ TP.Nam Định (tỉnh Nam Định) mua vé bay vào tận miền Nam gặp Hưng và Sáu để mua đá thiên thạch về đầu tư. Cụ thể, sáng 01/12/2023, ông H. gặp Sáu và Hưng tại một quán cà phê sang trọng ở thị trấn Tân Phú (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) để thỏa thuận, bàn chuyện mua bán hòn đá thiên với giá 100 triệu USD.

Sau buổi ra mắt làm ăn buôn bán lớn, hai bên thống nhất đặt cọc trước 300 triệu đồng. Để tạo lòng tin, Sáu và Hưng dẫn ông H. đến một nơi trong Khu công nghiệp huyện Tân Phú rồi mang ra một cục nhựa hình bầu dục (giả là đá thiên thạch) để làm thử nghiệm xem các tính năng của đá hiệu nghiệm và siêu nhiên như thế nào. Trong quá trình làm thử nghiệm, Sáu là người thực hiện còn Hưng làm nhiệm vụ hỗ trợ che chắn tầm nhìn của ông H. để không bị phát hiện việc gian dối trong quá trình “biểu diễn”.

Sau buổi kiểm chứng, tưởng là đá thiên thạch thật nên ông H. đồng ý đặt cọc 300 triệu đồng rồi ra về, hẹn sẽ làm những thủ tục tiếp theo trong những ngày sắp tới. Nhưng ngay sáng hôm sau, Sáu tiếp tục yêu cầu ông H. thanh toán thêm 150 triệu đồng. Đã phóng lao thì phải đi tới cùng, ông H. chấp nhận đưa trước 450 triệu đồng với hy vọng sẽ làm chủ hòn thiên thạch. Trở về Nam Định, ông H. khấp khởi mừng thầm và chờ ngày sở hữu cục đá có một không hai trên đời.

Thế nhưng ông không ngờ kể từ ngày hôm đó, số điện thoại của Sáu và Hưng đều không liên lạc được. Đem câu chuyện kinh doanh vừa rồi kể cho người thân nghe, ông H. mới biết mình bị lừa một cú quá nặng, đành ngậm đắng nuốt cay tìm đến Công an huyện Tân Phú trình báo với hy vọng tìm lại “cố nhân” để đòi tiền. Sau đó, Sáu và Hưng bị Công an huyện Tân Phú bắt giữ, truy tố trước tòa án để tuyên truyền, giáo dục chung trong xã hội.

Hòn đá có giá… 306 tỷ đồng

Trong lúc các lực lượng đang tập trung ra quân thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm trên địa bàn thì bất ngờ ngày 26/12/2023, tại trụ sở Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai, xuất hiện một cặp vợ chồng trong bộ dạng thất thểu đến trình báo về việc vừa rơi vào “chiếc bẫy lừa” của một nhóm tội phạm có tổ chức hết sức tinh vi. Bọn chúng đã dựng lên phi vụ mua bán hòn đá quý có giá lên đến 306 tỷ đồng. Khi đã cầm tiền trong tay, lập tức chúng “cao chạy xa bay”.

Bị hại là vợ chồng ông P.T.N (SN 1975, ngụ huyện Ba Vì, TP.Hà Nội). Tại cơ quan Công an, ông N. ngậm ngùi tóm tắt lại sự việc hết sức bi hài. Theo đó, họ bị một nhóm đối tượng lừa bán viên đá quý có khả năng “hủy diệt kim loại”. Sau khi đã giao số tiền lớn thì đối tượng bỏ trốn, để lại chiếc két sắt có chứa “báu vật” trong ôtô. Ông N. cho biết, có khoảng 5 người sử dụng các loại giấy tờ, căn cước công dân và làm hợp đồng chuyển giao cục đá có tính năng “hủy diệt sắt” rồi chiếm đoạt của vợ chồng ông 2,1 tỷ đồng. Vừa nói ông vừa chỉ tay về hướng chiếc ôtô đang chở “báu vật”.

Sau khi nhận tin báo, nhận thấy thủ đoạn của nhóm lừa đảo này không mới nhưng có phần tinh vi hơn nhưng vẫn khiến nạn nhân “sập bẫy”, Phòng Cảnh sát hình sự đã báo cáo Ban giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đề xuất xác lập chuyên án, huy động lực lượng vào cuộc truy xét. Tuy nhiên, quá trình điều tra ban đầu gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân do thủ đoạn lừa đảo của nhóm đối tượng này có sự chuẩn bị công phu, nhiều người tham gia ở các vai trò khác nhau để dựng lên vở kịch hoàn hảo.

Trong các giấy tờ của các đối tượng để lại và bản hợp đồng do bị hại cung cấp cho thấy đều làm giả, duy nhất chỉ có hình ảnh trên căn cước công dân, còn lại các thông tin ghi trong đó đều không có thật đã khiến cho cuộc điều tra gặp nhiều vất vả. Những nơi mà nạn nhân đưa lực lượng chức năng đến kiểm tra thì xác định đều do kẻ lừa đảo thuê ở chỉ trong vài ngày, người cho thuê không nắm được thông tin giá trị nào nên Công an xác định đối tượng không để lại tung tích, dấu vết gì.

Nhận định nếu băng nhóm này không bị bắt thì sớm muộn gì chúng sẽ tiếp tục “giăng bẫy” nhiều người khác nên ngay sau khi chuyên án vừa xác lập, hàng chục trinh sát chia ra nhiều hướng khắp các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ để truy tìm, nhận dạng khuôn mặt của đối tượng để lại trên căn cước công dân giả. Quá trình theo dõi, trinh sát đã đưa vào diện tình nghi khoảng 20 người, sau đó sàng lọc dần còn 5 đối tượng. Trong đó, nổi lên kẻ nghi vấn giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu là Nguyễn Quốc Hải (tên thật là Võ Quang Trực, SN 1966, ngụ Phường 3, quận Gò Vấp, TPHCM).

Qua công tác điều tra xác minh, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đến ngày 28/12/2023, Phòng Cảnh sát hình sự đã tiến hành bắt giữ Võ Quang Trực khi đối tượng đang lẩn trốn tại nhà riêng ở phường Tam Phước, TP.Biên Hòa. Khám xét khẩn cấp nơi ở của Trực, Công an thu giữ một số công cụ gây án và các tài liệu, vật chứng có liên quan.

Quá trình mở rộng vụ án, sau đó Ban chuyên án lần lượt bắt thêm 4 đối tượng đều là các “diễn viên” trong vụ án, gồm: Nguyễn Thị Hiệp (tên giả là Kim Sa Ni, SN 1940, ngụ khu phố An Hòa, phường Hóa An, TP.Biên Hòa; đóng vai mẹ ruột của Trực), Trịnh Thị Chi (SN 1979, ngụ khu phố Thiên Bình, phường Tam Phước; con gái của Hiệp), Nguyễn Thị Tuyết Lan (SN 1974, ngụ phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) và Nguyễn Công Hậu (SN 2000, con ruột của Tuyết Lan).

Kết quả điều tra xác định, qua mối quan hệ xã hội, ngày 01/11/2023, ông N. được Tuyết Lan đưa đến nhà của Nguyễn Quốc Hải ở khu phố Tân An (phường Tân Vĩnh Hiệp, TP.Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) để tận mắt chứng kiến tính năng của cục đá “hủy hoại kim loại”. Khi vào nhà Hải, ông N. và Lan trực tiếp soạn lễ vật là đồ cúng ra đưa cho Hải. Lúc này cũng có sự hiện diện của bà Kim Sa Ni (đóng vai mẹ ruột của Hải) và cô Ba (em gái của Hải) cùng soạn đồ cúng lên bàn thờ. Sau đó, Hải đốt nhang và đưa cho ông N. và Lan để làm lễ. Trước đó, ông N. còn đặt lên bàn thờ 1,5 triệu đồng làm lễ cúng.

Hai kẻ lừa bán đá thiên thạch 100 triệu USD lĩnh án
22/08/2024

Hưng và Sáu đã ra giá bán đá thiên thạch giả cho ông H số tiền lên đến 100 triệu USD. Tuy nhiên, ông H mới đặt cọc được 450 triệu đồng thì phát hiện bị lừa.

Ngày 22/8, tại UBND xã Phú Lâm, huyện Tân Phú (Đồng Nai), Tòa án nhân dân huyện Tân Phú đã đưa vụ án hình sự ra xét xử lưu động và tuyên phạt các bị cáo: Nguyễn Văn Sáu (49 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa) 9 năm, 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 3 năm tù về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (tổng hợp hình phạt là 12 năm 6 tháng).

Ngoài ra, tòa còn tuyên phạt Nguyễn Văn Hưng (57 tuổi, ngụ huyện Tân Phú) 7 năm, 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo bản án của TAND huyện Tân Phú xác định, Hưng và Sáu quen biết nhau từ trước. Cả hai nắm bắt thông tin nhiều người tìm mua đá thiên thạch (đá này có tác dụng làm bể gương tráng thủy, đông cứng thủy ngân trong nhiệt kế y tế…) nên cùng nhau đi rêu rao là có mặt hàng này, ai có nhu cầu có thể liên hệ.

Vào tháng 11/2023, thông qua giới thiệu của người quen nên ông T.Đ.H (50 tuổi, ngụ tỉnh Nam Định) đã đến gặp Hưng và Sáu để mua đá thiên thạch.

Sáng 1/12/2023, ông H gặp Sáu và Hưng tại quán cà phê thuộc thị trấn Tân Phú (huyện Tân Phú) và thỏa thuận mua bán đá thiên thạch với giá 100 triệu USD. Hai bên thống nhất đặt cọc trước số tiền 300 triệu đồng.

Để tạo lòng tin, Sáu và Hưng đã dẫn ông H đến khu vực vỉa hè trong Khu công nghiệp huyện Tân Phú rồi sử dụng cục nhựa hình bầu dục (giả là đá thiên thạch) để làm thử nghiệm các tính năng của đá thiên thạch.

Sau khi được kiểm tra, nghĩ là đá thiên thạch thật nên ông H đồng ý đặt cọc 300 triệu đồng và số tiền này Hưng cùng Sáu đã chia đều để tiêu xài.

Đến ngày 2/12/2023, Sáu tiếp tục yêu cầu ông H thanh toán thêm 150 triệu đồng, khi nhận được tiền từ ông H, Sáu đã chặn liên lạc. Biết bị lừa, ông H đã làm đơn tố cáo đến Công an huyện Tân Phú.

Theo hội đồng xét xử, đây là vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản có sự cấu kết của đồng phạm phức tạp. Sáu và Hưng đều có nhân thân xấu và phạm tội thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, do đó cần áp dụng hình phạt tù nghiêm.

Lừa bán thiên thạch với giá 100 triệu USD
22/08/2024

TAND H.Tân Phú (Đồng Nai) xét xử 2 bị cáo tung tin, lừa bán thiên thạch với giá 100 triệu USD.

Ngày 22.8, TAND H.Tân Phú (Đồng Nai) mở phiên tòa lưu động, xét xử vụ lừa bán thiên thạch. Hai bị cáo là Nguyễn Văn Sáu (49 tuổi, ngụ Thanh Hóa) và Nguyễn Văn Hưng (57 tuổi, ngụ xã Núi Tượng, H.Tân Phú).

Theo cáo trạng, thấy nhiều người có nhu cầu tìm kiếm mua thiên thạch, Sáu và Hưng đã nảy sinh ý định bán thiên thạch giả để lừa đảo.

Vào tháng 11.2023, thông qua các mối quan hệ, 2 bị cáo kết nối với ông T.Đ.H (50 tuổi, ngụ Nam Định) là người đang tìm mua thiên thạch.

Ngày 1.12.2023, ông T.Đ.H gặp Sáu và Hưng tại một quán cà phê ở TT.Tân Phú (H.Tân Phú) để nói chuyện rồi thỏa thuận mua bán thiên thạch với giá… 100 triệu USD. Ông T.Đ.H đồng ý sẽ đặt cọc trước 300 triệu đồng.

Sau khi thống nhất, hai bên quyết định xem “hàng”. Hai bị cáo đưa ông T.Đ.H. vào khu vực trong KCN H.Tân Phú rồi mang thiên thạch giả ra cho khách hàng xem và vờ thử nghiệm các tính năng của thiên thạch. Để ông T.Đ.H. không phát hiện ra là hàng giả, Sáu và Hưng đã lên “kịch bản” và phối hợp qua mặt ông H.

Kiểm tra xong và tin tưởng là hàng thật, ông T.Đ.H đồng ý đặt cọc 300 triệu đồng. Qua ngày hôm sau (2.12.2023), Sáu yêu cầu ông T.Đ.H thanh toán thêm 150 triệu đồng. Lần này, sau khi nhận được tiền Sáu đã chặn liên lạc với ông T.Đ.H.

Biết mình bị lừa, ông T.Đ.H. đã làm đơn tố cáo đến Công an H.Tân Phú. Vào cuộc điều tra, Công an H.Tân Phú bắt giữ Sáu và Hưng.

Sau một buổi xét xử TAND H.Tân Phú đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Sáu 9 năm 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 3 năm tù về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (tổng hợp hình phạt là 12 năm 6 tháng); Nguyễn Văn Hưng 7 năm, 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

令人难以置信但真实的骗局

相信石头具有“破坏金属”的功能,“将温度计中的水银放在旁边会冻结”或“重达数公斤的石头可以浮在水面上”……,许多富人纷纷涌入找到它并花费数十亿盾购买它,希望改变他们的生活,因为据传它的价值高达数百万美元。无知、缺乏理解和轻信使许多人陷入痛苦之中。

两名出售1亿元陨石的骗子被判刑

2024年8月的最后几天,好奇的人们对同奈省新富县人民法院审理的被告人:Nguyen Van Sau(49岁,清化省人)因“诈骗财产”罪被判处9年零6个月监禁;因“使用伪造的机关或组织印章或文件”罪被判处3年有期徒刑(合并处罚为12年零6个月监禁); Nguyen Van Hung(57岁,同奈省居民)因“诈骗财产”罪被判处7年6个月有期徒刑。

2024.8.27 Theo số liệu của Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tại Việt Nam, trong năm 2023 ghi nhận được hơn 17.400 phản ánh về lừa đảo trên không gian mạng (scam). Trong số này, hơn 90% là lừa đảo liên quan đến chiếm lợi tài chính và ước tính thiệt hại từ 8.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng.

Hãy là ‘người thông thái’, tránh sập bẫy lừa đảo trên mạng xã hội

Theo số liệu của Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tại Việt Nam, trong năm 2023 ghi nhận được hơn 17.400 phản ánh về lừa đảo trên không gian mạng (scam). Trong số này, hơn 90% là lừa đảo liên quan đến chiếm lợi tài chính và ước tính thiệt hại từ 8.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng.

Nguy hiểm hơn, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang được tội phạm mạng (hacker) sử dụng để tạo ra ngày càng nhiều phương thức tấn công, lừa đảo tinh vi. Vì vậy, mỗi người tham gia mạng xã hội hãy là “người thông thái” với đủ thông tin, kiến thức để nhận diện các hình thức lừa đảo trực tuyến và tỉnh táo để không trở thành nạn nhân của lừa đảo.

Hacker sử dụng AI tạo ra nhiều hình thức lừa đảo mới

Ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ: Tội phạm mạng sử dụng AI để tạo ra các loại phần mềm độc hại để rò quét, phát hiện các lỗ hổng bảo mật tồn tại trên hệ thống. Mã độc được AI thiết kế có khả năng vượt qua các phương pháp bảo vệ của để tấn công vào hệ thống thông tin. Bên cạnh đó, tin tặc còn tạo ra nhiều cuộc tấn công giả mạo với mục tiêu tung hỏa mù, ngụy tạo thông tin giả hoặc phát tán thông tin thất thiệt trên mạng xã hội làm tổn hại về danh dự, kinh tế với cá nhân và tổ chức. Dưới sự trợ giúp của AI, thời gian qua, chỉ vài ngày, trên không gian mạng lại xuất hiện phương thức lừa đảo trực tuyến kiểu mới.

Chuyên gia bảo mật phân tích, nhiều trường hợp, hacker tấn công các trang web bán hàng trực tuyến, để đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng. Các đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ giấu số điện thoại hoặc hiển thị số điện thoại giống như của các cơ quan chức năng, nhà mạng, ngân hàng… khi đưa ra các yêu cầu lừa đảo. Nhiều kịch bản, thủ đoạn được kẻ xấu thiết kế để lừa gạt người dùng gửi thông tin cá nhân hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiền đến tài khoản chỉ định.

Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo cho vay tiền online với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, đầu tư tài chính thu lãi cao; cơ hội việc làm online thu nhập tốt, tham gia cuộc thi nhận giải thưởng lớn, thử vận may được giải thưởng hấp dẫn… Những chiêu trò này chủ yếu đánh vào nhu cầu, sự tò mò, hiếu kỳ và cả sự hám lợi của người dùng mạng xã hội. Bằng cách tạo nhiều tài khoản mạng xã hội, thiết lập các hội nhóm hoặc gia nhập các cộng đồng trên các nền tảng Facebook, Zalo, Telegram… đối tượng lừa để quảng bá về các hoạt động sinh lời, tìm kiếm nạn nhân để lừa gạt.

Để đánh cắp mật khẩu, thông tin cá nhân, kẻ xấu thường đề nghị nhập mã xác thực tài khoản ngân hàng, ứng dụng định danh điện tử (VNeID), ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VSSID)… trên các đường link lạ. Khi có được thông tin: Họ tên, số điện thoại, ảnh chụp CMND/CCCD, ảnh chụp chân dung… các đối tượng sẽ thực hiện các chiêu thức lừa đảo khác, mục đích cuối cùng là lấy được tiền từ nạn nhân.

Theo ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Công ty Cổ phần An toàn Thông tin CyRadar: Lừa đảo trực tuyến được kết hợp từ 2 yếu tố. Thứ nhất là các kịch bản xây dựng đánh vào lòng tham, sự nhẹ dạ và thứ hai là sử dụng công nghệ. Để thực hiện lừa đảo được nhiều người, kẻ xấu xây dựng các trang web, hoặc các trang fanpage mạo danh… đồng thời, thực hiện lừa đảo qua các kênh: Nhắn tin, chat, tin nhắn sms hoặc gọi điện.

Ông Nguyễn Quang Huy, Giám đốc Nền tảng định danh và xác thực điện tử VNPT (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) chia sẻ: Trong quá trình triển khai giải pháp bảo mật cho nhiều đơn vị, chúng tôi đã đúc kết được nhiều hình thức tội phạm sửu dụng để giả mạo khuôn mặt. Từ hình thức giả mạo đơn giản như là in giấy 2D, in màu che nửa mặt cho đến hình thức giả mạo phức tạp hơn như là dùng manocanh, mặt nạ silicon, mặt nạ in 3D và phun màu 3D theo bản vẽ/thiết kế/đồ họa khuôn mặt. Ngoài ra, tội phạm sử dụng công nghệ deepfake được ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML)… dựa trên dữ liệu để phân tích khuôn mặt và giọng nói để tái tạo hình ảnh động giả dạng khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ của một người.

Nâng cao nhận thức, cảnh giác trước các dấu hiệu lừa đảo

Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang, Phó Cục trưởng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, trong năm 2023, lừa đảo trực tuyến khiến người dân thiệt hại 8.000 – 10.000 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi năm 2022. Các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều biện pháp, nhưng tội phạm công nghệ cao đang diễn biến ngày càng phức tạp, móc nối các nhóm trong và ngoài nước, tổ chức những kịch bản chuyên nghiệp khiến nhiều người mắc bẫy. Để ngăn chặn các hành vi lừa đảo trên không gian mạng, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách để ban hành luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, tiếp tục phối hợp để ngăn chặn sim rác, tài khoản ảo. Đồng thời, sẽ tăng cường làm việc với các nền tảng xuyên biên giới như: Google, Facebook… để ngăn hoạt động lừa đảo trên các nền tảng xã hội phổ biến.

Ông Nguyễn Phú Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia – NCSC (thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định, mạng xã hội là mảnh đất màu mỡ cho các tội phạm mạng thực hiện hành vi lừa đảo. Chỉ cần một phút chủ quan, lơ là và thiếu kiến thức, người dân có thể sập bẫy lừa đảo. Do đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về lừa đảo trực tuyến là một trong những ưu tiên hàng đầu của Cục An toàn thông tin. Khi mỗi người dân, mỗi đối tượng yếu thế biết được cách nhận diện và cảnh giác hơn với các thủ đoạn lừa đảo, câu chuyện lừa đảo trực tuyến được giảm thiểu phần nào trong thời gian tới.

Mới đây, Trung tâm NCSC đã phối hợp với Hãng công nghệ toàn cầu Meta triển khai chiến dịch “Nhận diện lừa đảo” nhằm tập trung tuyên truyền, cảnh báo về 6 trong số 24 hình thức lừa đảo trực tuyến đã được Cục An toàn thông tin xác định là “nóng” tại Việt Nam. Mục tiêu là trang bị cho mọi công dân khả năng tự định vị các bẫy lừa đảo, nâng cao kỹ năng tự bảo vệ mình trên không gian mạng.

Cụ thể, với hình thức lừa đảo đầu tư, kẻ lừa đảo mạo danh chuyên gia tài chính, chào mời các giao dịch siêu lợi nhuận và lừa đảo người khác bằng cách thông tin rằng số tiền đầu tư của người dùng có thể tăng gấp 2 lần. Khi nhận thông tin mời chào, nhà đầu tư phải tìm hiểu về công ty, giấy phép hoạt động, cơ quan, đơn vị, tổ chức chủ quan. Đặc biệt, không gửi tiền hoặc dữ liệu cá nhân qua tin nhắn trò chuyện tới những cá nhân mời chào đầu tư tài chính online.

Trong các vụ lừa đảo liên quan đến việc làm, kẻ xấu chào mời những công việc hấp dẫn rồi yêu cầu nạn nhân chuyển tiền đặt cọc để nhận công việc, nộp phí hồ sơ… Người dùng cần tìm hiểu kỹ về công ty tuyển dụng, xác minh địa chỉ, số điện thoại, giấy phép hoạt động… trước khi gửi thông tin cá nhân, tài chính và tuyệt đối không gửi tiền đóng phí trước vào tài khoản cá nhân được cung cấp.

Dấu hiệu nhận biết lừa đảo tài chính là các thông tin về “cơ hội đầu tư có hạn” được nhấn mạnh, nhắc đi nhắc lại. Mọi người cần cảnh giác với bất kỳ ai đưa ra những khoản lợi nhuận tài chính tốt đến mức khó tin. Mọi người cần tìm hiểu, kiểm tra các thông tin về bên chào mời và không vội vàng chuyền khoản đầu tư để tránh rủi ro mất tiên.

Với hình thức lừa đảo cho vay, kẻ xấu sẽ đóng giả là bên cho vay hợp pháp, hứa hẹn cung cấp các khoản vay dễ dàng. Để nhận được tiền với lãi suất ưu đãi (thậm chí là 0%) người vay cần cung cấp nhiều thông tin cá nhân và chuyển phí hồ sơ. Dù đang cần tiền, nhưng mọi người cần bình tĩnh, tìm hiểu và xác minh độ tin cậy của bên cho vay, không đóng phí trả trước đối với bất kỳ khoản vay nào.

Trên mạng xã hội, kẻ lừa đảo liên quan đến việc trúng thưởng các cuộc thi, xổ số, nhận quà may mắn… thường giả mạo kết quả trúng giải. Để nhận được giải thưởng giá trị, hấp dẫn, người trúng giải được yêu cầu chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân. Những người tham lợi sẽ là nạn nhân khi chấp nhận cung cấp thông tin hoặc chuyển tiền để được nhận thưởng.

Với các vụ lừa đảo liên quan đến mạo danh người khác (công an, cán bộ thuế, đại diện cơ quan chức năng… hoặc người quen nhờ chuyển tiền đến tài khoản lạ…), kẻ lừa đảo thường nhắn tin, gọi điện, tìm mọi cách để có được lòng tin của nạn nhân hoặc tiến hành đe dọa, thúc giục nạn nhận chuyển tiền để trục lợi. Ngoài việc cẩn trọng xác minh thông tin người yêu cầu chuyển khoản, tài khoản nhận tiền… mọi người không gửi tiền vào các tài khoản không rõ danh tính bởi việc thu hồi tiền đã chuyển là vô cùng phức tạp.

Với sự đa dạng, biển đổi khó lường của các hình thức lừa đảo trực tuyến, người dùng mạng xã hội cần thông thái, chủ động cập nhật thông tin liên quan trên các kênh thông tin chính thống. Không chỉ bảo vệ thông tin, tài chính của bản thân trên mạng xã hội, người tham gia mạng xã hội còn cần tích cực tuyên truyền, nâng cao cảnh giác cho những người xung quanh trước các tình huống lừa đảo trực tuyến.

做一个“聪明人”,避免陷入社交网络诈骗陷阱

根据越南信息通信部信息安全司的数据,2023年,越南共记录了超过17,400起网络欺诈(诈骗)报告。其中,90%以上是与经济利益相关的诈骗,预计损失从8万亿越南盾到10万亿越南盾不等。

更危险的是,网络犯罪分子(黑客)正在利用人工智能(AI)技术来创造越来越复杂的攻击和欺诈方法。因此,每个参与社交网络的人都应该是一个“智者”,拥有足够的信息和知识来识别网络欺诈的形式并保持警惕,以免成为欺诈的受害者。

2024.8.26 Sáng 26/8, phiên tòa sơ thẩm xét xử 135 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng, đòi nợ kiểu xã hội đen do đối tượng người Trung Quốc cầm đầu đã bước sang ngày làm việc thứ tư, tiếp tục với phần xét hỏi của đại diện Viện kiểm sát.
Các Kiểm sát viên đã sử dụng lời khai của các đồng phạm để chứng minh hành vi phạm của bị cáo Nguyễn Quang Vũ và Zhang Min; đồng thời, tiến hành thẩm vấn những bị cáo liên quan theo từng nhóm hành vi để làm rõ hành vi phạm tội của 2 bị cáo nêu trên.

Viện kiểm sát làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo

Các Kiểm sát viên đã sử dụng lời khai của các đồng phạm để chứng minh hành vi phạm của bị cáo Nguyễn Quang Vũ và Zhang Min; đồng thời, tiến hành thẩm vấn những bị cáo liên quan theo từng nhóm hành vi để làm rõ hành vi phạm tội của 2 bị cáo nêu trên.

Sáng 26/8, phiên tòa sơ thẩm xét xử 135 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng, đòi nợ kiểu xã hội đen do đối tượng người Trung Quốc cầm đầu đã bước sang ngày làm việc thứ tư, tiếp tục với phần xét hỏi của đại diện Viện kiểm sát.

Trước đó, trả lời các câu hỏi của HĐXX, bị cáo Nguyễn Quang Vũ (SN 1987, trú tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) được “ông trùm” Li Zhao Qiang ủy quyền làm Phó Giám đốc Công ty Newstar và Công ty Ngôi Sao giám sát các bộ phận, điều hành hoạt động cho vay và truy thu nợ tại Việt Nam và bị cáo Zhang Min (SN 1986, trú tại TP Bắc Kinh, Trung Quốc) được “ông trùm” Li Zhao Qiang giao nhiệm vụ phụ trách, quản lý, trực tiếp chỉ đạo Bộ phận nhắc và truy thu nợ tại Công ty TNHH phát triển tầm nhìn METAG và Công ty TNHH dịch vụ CSKH DCS đổi lời khai, không thừa nhận hành vi phạm tội và cho rằng, mọi hoạt động cho vay và truy thu nợ do các đồng phạm tự thực hiện, không biết việc cắt ghép hình ảnh phản cảm để đe dọa, “khủng bố”, lăng mạ, chửi bới các khách hàng chưa thanh toán khoản vay quá hạn.

Tại phiên tòa sáng nay (26/8), các Kiểm sát viên đại diện VKSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa đã sử dụng lời khai của các đồng phạm là bị cáo Phạm Quang Yên, Nghiêm Đức Giang, Bùi Đức Hoàng, Bùi Thị Nhu Hoa, Trần Thị Hằng… để chứng minh hành vi phạm của bị cáo Nguyễn Quang Vũ và Zhang Min.

Theo lời khai của các bị cáo nêu trên, hàng tuần, các bị cáo đều có các cuộc họp để báo cáo về tình hình công việc cho vay, công việc thu nợ, công việc cắt ghép hình ảnh phản cảm để gửi cho khách hàng nợ quá hạn mà chưa thanh toán cũng như việc gọi điện đe dọa phát tán những hình ảnh này, đe dọa, lăng mạ, chửi bới những khách hàng chây ỳ, không chịu trả nợ…; các hoạt động thu chi đều có báo cáo; việc cắt ghép hình ảnh phản cảm của khách hàng được phổ biến trong công ty.

Đồng thời, Kiểm sát viên đã tiến hành thẩm vấn những bị cáo liên quan theo từng nhóm hành vi để từ đó xác định rõ hành vi vi phạm của 2 bị cáo Vũ và Zhang Min tại phiên tòa.

Trước những chứng cứ, lời khai của các bị cáo đồng phạm đã được Kiểm sát viên thẩm vấn tại phiên tòa và sự giải thích các quy định của pháp luật Việt Nam về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” và “Cưỡng đoạt tài sản”, 2 bị cáo Zhang Min và Nguyễn Quang Vũ đã cúi đầu nhận tội, đồng thời xác nhận việc truy tố của Viện kiểm sát là đúng người đúng tội, đúng pháp luật.

Trong vụ án này, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội xác định, đối tượng chủ mưu, cầm đầu là Li Zhao Qiang, hiện không có mặt tại Việt Nam nên đã ra quyết định truy nã và phối hợp với Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an để thực hiện các thủ tục truy nã quốc tế.

Theo cáo trạng, năm 2018, Li Zhao Qiang (SN 1988, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam, móc nối với Nguyễn Quang Vũ (SN 1987, trú tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) và một số đối tượng khác, tổ chức đường dây sử dụng công nghệ cao hoạt động cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê và trốn thuế trên lãnh thổ Việt Nam.

Để tổ chức hoạt động cho khách vay tiền, Li Zhao Qiang đã bàn bạc và thuê Nguyễn Quang Vũ cùng một số đối tượng để đứng tên thành lập, quản lý, điều hành một số Công ty để phục vụ cho hoạt động phạm tội.

Năm 2019, Zhang Min được Li Zhao Qiang thuê và phụ trách bộ phận truy thu nợ của các khách vay tiền qua các app điện thoại có tên “Vaynhanhpro” và “Cash Vn”, nhưng thời gian này Zhang Min ở Trung Quốc, được hưởng lương là 10.000 nhân dân tệ (tương đương với 35 triệu đồng).

Từ tháng 4/2021 đến khi bị bắt (25/5/2022), Zhang Min được Li Zhao Qiang phân công sang Việt Nam để quản lý trực tiếp Bộ phận truy thu đòi nợ của 2 app nêu trên, hoạt động tại Công ty TNHH phát triển tầm nhìn METAG và Công TNHH dịch vụ CSKH DCS, với mức lương làm việc tại Việt Nam là 20.000 nhân dân tệ/tháng (tương đương khoảng 70 triệu đồng). Quá trình làm việc, Zhang Min biết việc Li Zhao Qiang cho khách vay tiền qua app điện thoại có tên “Vaynhanhpro” và “Cash Vn” với lãi suất rất cao.

Tại Công ty METAG (đóng tại số 144, phố Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội) có 58 nhân viên, Zhang Min giao cho Nghiêm Đức Giang phụ trách Bộ phận truy thu đòi nợ, Nguyễn Thị Thu giúp việc phiên dịch cho Zhang Min; Tại Công ty DCS (ở TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) có khoản 50 nhân viên, Zhang Min giao cho Phạm Quang Yên phụ trách Bộ phận truy thu đòi nợ của công ty này.

Quá trình quản lý, Zhang Min được Công ty của Li Zhao Qiang cung cấp qua ứng dụng Wechat các đường link để đăng nhập tài khoản và mật khẩu trên trình duyệt web. Sau đó, Zhang Min cung cấp các đường link đó cho các nhóm trưởng (Giang, Yên) để cung cấp cho nhân viên truy thu đòi nợ.

Hàng ngày, các nhóm trưởng trên gửi báo cáo bằng văn bản kết quả thu nợ cho Zhang Min dưới hình thức gửi file qua wechat để Zhang Min quản lý, đôn đốc. Khách vay nợ được chia thành 5 cấp độ khác nhau, nhóm truy thu đòi nợ sẽ gọi điện cho khách hàng để nhắc trả nợ đúng hạn. Nếu không trả nợ đúng hạn thì nhóm đối tượng do Zhang Min quản lý và chỉ đạo sẽ gọi điện tăng dần số lần nhắc nợ, gọi điện cho người thân, quen của khách. Trong trường hợp, khách tiếp tục không trả, nhóm của Zhang Min sẽ gọi điện đe dọa, chửi bới khách, hoặc cắt ghép ảnh của khách vay và người thân trong danh bạ với hình ảnh trong trang web đồi trụy, mua bán dâm, thông báo truy nã… đăng lên các trang mạng xã hội để bôi nhọ, gây sức ép buộc khách vay phải trả tiền.

Quá trình điều tra đã xác định trong khoảng thời gian từ tháng 4/2021 đến ngày 24/5/2022, Zhang Min đã tổ chức và chỉ đạo nhóm nhân viên truy thu nợ làm việc tại Công ty METAG và Công ty DCS, cho vay tiền qua app “Cashvn”, “Vaynhanh” với tổng số tiền hơn 1.106 tỉ đồng, thu lợi bất chính hơn 523,2 tỉ đồng.

Bằng thủ đoạn truy thu nợ trên, Zhang Min cùng các đồng phạm là nhân viên Bộ phận truy thu nợ đã đe dọa cưỡng đoạt tổng số hơn 218,5 triệu đồng của 31 bị hại.

Còn đối với bị cáo Ngô Quang Vũ được “ông trùm” Li Zhao Qiang giao cho làm Phó giám đốc phụ trách Công ty Newstar và Công ty Ngôi Sao Việt, có nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động cho vay và truy thu nợ của Công ty Newstar. Vũ được cấp tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống app “Cash Vn” qua web: http://Plat.cash.com.vn; và app “Vaynhanhpro” qua web: https://vaynhanhpro.vn để vào điều hành và quản lý các app, với mức lương 50 triệu đồng/tháng.

Quá trình điều tra đã xác định, trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến ngày 24/5/2022, Nguyễn Quang Vũ đã giúp sức cho Li Zhao Qiang tổ chức hoạt động cho vay qua 3 app “Cash VN”, “Vaynhanhpro”, “Ovay” với tổng số tiền khoảng hơn 1.607 tỉ đồng, thu lợi bất chính khoảng hơn 732,8 tỉ đồng.

Cáo trạng còn xác định, đối với hành vi Cưỡng đoạt tài sản, Nguyễn Quang Vũ là đối tượng thay mặt Li Zhao Qiang quản lý, chịu trách nhiệm và điều hành mọi hoạt động cho vay và truy thu nợ của Công ty Newsatr tại Việt Nam nên phải trách nhiệm chung đối với toàn bộ hoạt động của các Công ty.

Vũ có tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống app “Cash VN”, “Vaynhanhpro”, qua đó Vũ cung cấp danh sách khách vay nợ cần truy thu … Vũ biết và khuyến khích để nhân viên Công ty thực hiên hành vi Cưỡng đoạt tài sản. Do vậy, đủ căn cứ xác định Nguyễn Quang Vũ phạm tội Cưỡng đoạt tài sản với vai trò chủ mưu, với tổng số tiền cưỡng đoạt hơn 218,5 triệu đồng của 31 bị hại mà các bị cáo là nhân viên bộ phận truy thu nợ gây ra.

Nhân viên nhóm cho vay lãi nặng 2.190% “tự học chửi khách trên mạng”

Nghiêm Đức Giang, phụ trách bộ phận truy thu nợ trong đường dây cho vay qua app lãi suất lên đến 2.190% khai, việc nhân viên cắt ghép hình ảnh khách hàng để đòi nợ là học trên mạng Internet.

Ngày 26/8, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi 135 bị cáo trong vụ án cho vay lãi nặng xuyên quốc gia với mức lãi suất lên tới 2.190%/năm và đòi nợ kiểu xã hội đen.

Tại tòa, bị cáo Nghiêm Đức Giang (37 tuổi, trú quận Cầu Giấy, Hà Nội) – phụ trách bộ phận truy thu nợ trong đường dây cho vay lãi nặng khai, việc truy thu nợ đối với các khách hàng trả chậm được chia làm 4 cấp (cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4).

Trong đó, từ cấp 1 đến cấp 2 là gọi điện cho khách hàng nhắc nhở trả nợ đúng hạn, công ty có kịch bản để hướng dẫn cho nhân viên.

Việc đòi nợ từ cấp 3 đến cấp 4 (gọi điện chửi bới, cắt ghép hình ảnh khách hàng) là do nhân viên tự học trên mạng Internet và học hỏi nhau, công ty không hướng dẫn việc này.

Đức Giang khẳng định, bị cáo Zhang Min (38 tuổi, quốc tịch Trung Quốc – quản lý bộ phận truy nợ) biết rõ việc các nhân viên cấp dưới cắt ghép hình ảnh của khách hàng trả chậm để đòi tiền.

Sau phần trả lời của Nghiêm Đức Giang, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội xét hỏi bị cáo Zhang Min để làm rõ việc truy thu nợ đối với các khách hàng trả chậm.

VKS cho biết, trong quá trình điều tra, các bị cáo thuộc nhóm đòi nợ theo kiểu “giang hồ” xuất trình kịch bản đòi nợ có 4 cấp độ. Kịch bản này do Zhang Min phát và yêu cầu nhóm này làm theo.

Sau đó, Zhang Min khai sang Việt Nam năm 2021, khi đó hệ thống các công ty cho vay và đòi nợ của Li Zhao Qiang (36 tuổi, quốc tịch Trung Quốc – người cầm đầu) đã vận hành được một thời gian, bị cáo chỉ tiếp tục quản lý.

Nhân viên trước làm việc thế nào, sau này vẫn tiếp tục làm như thế. Trong các cuộc họp, nếu có nghe báo cáo đòi nợ kiểu “giang hồ”, Zhang Min luôn nhắc nhở, nghiêm cấm và yêu cầu xử phạt nhân viên có hành vi đó.

Zhang Min trình bày, nhân viên truy thu nợ của công ty có chế độ lương cứng 3,9 triệu đồng và hoa hồng 5-10% số tiền đòi được. Zhang Min cho rằng nhân viên đòi nợ kiểu phi pháp là do ham tiền hoa hồng, bất chấp thủ đoạn.

Tại phiên tòa hôm nay, Zhang Min tiếp tục khẳng định không yêu cầu, không biết nhân viên đòi nợ theo kiểu “giang hồ” như chửi bới, cắt ghép ảnh của khách.

“Bị cáo không chỉ đạo nhân viên làm việc trái pháp luật. Nếu khách hàng trả chậm, bị cáo chỉ nhắc nhở nhân viên tăng tần suất gọi điện để đòi nợ”, Zhang Min trình bày.

Sau phần lời khai của Zhang Min, đại diện VKS giải thích, bị cáo là người quản lý, nhân viên dưới quyền làm việc trái pháp luật, bị cáo biết việc này nên bị cáo là đồng phạm.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đồng phạm là cùng thực hiện một tội phạm, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bị cáo Nguyễn Quang Vũ (37 tuổi, trú quận Ba Đình, Hà Nội) – người thay mặt ông trùm Li Zhao Qiang quản lý mọi hoạt động chung tại Việt Nam – khai thông qua 2 số hotline công ty có nhận được phản hồi của khách vay về việc bị nhân viên thu nợ của công ty đe dọa, chửi bới.

Sau khi nhận được những thông tin trên, Vũ thông báo cho Zhang Min để làm rõ xem nhân viên nào làm việc này để chấn chỉnh, xử phạt.

Vũ nghĩ rằng việc nhân viên gọi điện chửi bới khách hàng, cắt ghép ảnh để đòi nợ là hành động nhỏ lẻ của nhân viên. Bị cáo không nghĩ rằng việc làm này lại phổ biến như vậy.

Theo cáo trạng, Li Zhao Qiang là đối tượng cầm đầu đường dây cho vay nặng lãi với mức lãi suất lên tới 2.190%/năm.

Cơ quan điều tra xác định, Li Zhao Qiang đã điều hành các công ty, cho vay qua các app tổng số 120.780 khách với số tiền hơn 1.607 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 732 tỷ đồng.

Dưới trướng Li Zhao Qiang là Zhang Min. Người này được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp, chỉ đạo bộ phận nhắc và truy nợ tại các công ty của Li Zhao Qiang.

Zhang Min sau đó giao cho Nghiêm Đức Giang phụ trách bộ phận truy thu đòi nợ.

Hàng ngày các nhóm trưởng như Giang phải gửi báo cáo bằng văn bản kết quả thu nợ để Zhang Min quản lý đôn đốc.

Trong đường dây này, Bùi Đức Hoàng được Nghiêm Đức Giang giao quản lý một nhóm nhân viên truy nợ.

Hàng ngày, Hoàng dùng máy tính được công ty giao để đăng nhập vào hệ thống dữ liệu khách hàng của công ty. Tại đây có đầy đủ thông tin của khách hàng, ngày đến hạn trả nợ…

Hoàng được Giang huấn luyện các chiêu thức đòi nợ. Theo đó, nếu khách hàng không chịu trả nợ, Hoàng sẽ cắt ghép hình ảnh rồi gửi cho khách để đe dọa.

Nếu khách vẫn không trả tiền sẽ gửi các hình ảnh đó cho người thân của khách hoặc đăng lên mạng xã hội nhằm ép buộc người nợ phải trả tiền.

Từ năm 2019 đến tháng 5/2022, Bùi Đức Hoàng đã giúp Li Zhao Qiang, Zhang Min và Nghiêm Đức Giang tổ chức hoạt động cho vay qua app CashVN với tổng số tiền gần 1.230 tỷ đồng, thu lợi bất chính gần 550 tỷ đồng.

8月26日上午,以中国籍人为首的团伙式高利贷讨债团伙135名被告人的一审进入第四个工作日,按照检察院代表的要求继续审理。

此前,在回答陪审团提问时,被告人阮光武(1987年出生,河内市巴亭区玉庆区)被“大亨”李兆强授权担任新星公司和星公司主管部门的副主任,管理在越南的借贷和追债活动,被告人张敏(1986年出生,38岁,中国籍,收债部经理)是“老板”,李兆强指派负责、管理和直接指挥位于越南的催债和催收部门。 2人不承认罪行,所有借贷及追债活动均由同伙自行进行,不知道切割及组装令人反感的图像,以及威胁、恐吓、侮辱、咒骂未还贷款的客户。

检察官利用同案犯的证言证明被告人阮光武、张敏的违法行为;同时,根据每组行为讯问相关被告人,查清上述两名被告人的犯罪行为。

在今天上午(8月26日)的庭审中,代表河内市人民检察院行使起诉权和监督权的检察官在庭审中使用了同案犯、被告人范光彦、严德江、裴德黄、裴氏如花、陈氏恒……证明被告人阮光武、张敏的违法行为。

根据上述被告的证言,被告每周都会召开会议,报告贷款工作、收债工作以及切割和组装攻击性图像以发送给客户的逾期债务的工作情况。并打电话威胁传播这些图片,威胁、侮辱、咒骂那些懒惰、不肯还债的顾客……;报告所有收入和支出活动;冒犯顾客的图片拼贴在公司里很常见。

2024.8.22 Sáng 22/8, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên xét xử sơ thẩm 135 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng do một nhóm người Trung Quốc cầm đầu. Các bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội truy tố về các tội: “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Trốn thuế” và “Cưỡng đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, tháng 10/2017, Li Zhao Qiang (SN 1988, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam, gây dựng đường dây cho vay nặng lãi, đòi nợ kiểu xã hội đen hoạt động cực kỳ tinh vi, bài bản, được tổ chức chặt chẽ. “Ông trùm” này được xác định là đối tượng chủ mưu, cầm đầu, tạo lập các app “Cash VN”, “Vaynhanhpro”, “Ovay” để cho khách là người Việt Nam vay tiền với lãi suất cao, từ 1.570 – 2.190%/năm. Khi “con nợ” đến hạn không trả, Li Zhao Qiang chỉ đạo các đối tượng khác thực hiện các “chiêu” đòi nợ kiểu xã hội đen.

Xét xử 135 bị cáo trong đường dây cho vay qua app, lãi “khủng” 2.190%/năm

Sáng 22/8, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên xét xử sơ thẩm 135 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng do một nhóm người Trung Quốc cầm đầu. Các bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội truy tố về các tội: “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Trốn thuế” và “Cưỡng đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, tháng 10/2017, Li Zhao Qiang (SN 1988, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam, gây dựng đường dây cho vay nặng lãi, đòi nợ kiểu xã hội đen hoạt động cực kỳ tinh vi, bài bản, được tổ chức chặt chẽ. “Ông trùm” này được xác định là đối tượng chủ mưu, cầm đầu, tạo lập các app “Cash VN”, “Vaynhanhpro”, “Ovay” để cho khách là người Việt Nam vay tiền với lãi suất cao, từ 1.570 – 2.190%/năm. Khi “con nợ” đến hạn không trả, Li Zhao Qiang chỉ đạo các đối tượng khác thực hiện các “chiêu” đòi nợ kiểu xã hội đen.

Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2021 – 2022, Li Zhao Qiang đã điều hành các công ty cho vay qua các app tổng số 120.780 khách với số tiền hơn 1.607 tỷ đồng, thu lợi bất chính khoảng hơn 732 tỷ đồng. Có 31 “con nợ” đã trở thành người bị hại trong vụ án khi họ bị các nhân viên bộ phận truy nợ của Li Zhao Qiang thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản với tổng số tiền hơn 218 triệu đồng.

Cụ thể, để tổ chức hoạt động cho khách vay tiền, Li Zhao Qiang đã bàn bạc và thuê Nguyễn Quang Vũ (SN 1987, ở quận Ba Đình) cùng nhiều đối tượng đứng tên thành lập, quản lý, điều hành một số công ty. Li Zhao Qiang cũng đưa một số đối tượng người Trung Quốc như: Zhang Min (SN 1986), Liu Dan Yang (SN 1992) sang Việt Nam, tuyển dụng nhân viên làm việc tại các bộ phận mời chào (Telesale), thẩm định, nhắc và truy thu nợ.

Trong trường hợp khách vay chậm trả tiền, nhóm đối tượng làm việc tại Công ty Metag và Công ty chăm sóc khách hàng DCS do Zhang Min quản lý, phụ trách sẽ truy thu nợ bằng hình thức sử dụng các số điện thoại khác nhau để nhắn tin, gọi điện chửi bới, đe dọa hoặc cắt ghép ảnh của khách vay và người thân trong danh bạ đăng lên các trang mạng xã hội để bôi nhọ, gây sức ép.

Mô hình hoạt động của nhóm này bao gồm “Công ty tổng” là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Newstar Việt Nam và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ thương mại Ngôi sao Việt để điều hành mọi hoạt động các công ty chi nhánh, trả lương cho nhân viên, phụ trách việc thẩm định toàn bộ hồ sơ vay của khách hàng. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ thương mại Ngôi sao Việt là công ty trực tiếp giao dịch tiền cho vay qua các công ty trung gian thanh toán điện tử; trong đó chủ yếu là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ thông tin YooPay Việt Nam. Công ty này không được cấp phép hoạt động thanh toán trung gian tại Việt Nam mà được Li Zhao Qiang thành lập, đầu tư tiền rồi thuê đối tượng người Trung Quốc phụ trách kỹ thuật lập trình hệ thống thanh toán điện tử, trong đó có hệ thống giải pháp “chi hộ” và “thu hộ”.

Tại Việt Nam, Nguyễn Quang Vũ làm Phó Giám đốc phụ trách, bên dưới là các trưởng bộ phận phụ trách từng mảng riêng biệt như: Phan Đức Diễn (làm ở bộ phận điều hành), Trần Thị Hằng (phụ trách bộ phận thẩm định khách vay)… Các công ty chi nhánh gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển tầm nhìn Metag, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ chăm sóc khách hàng DCS, hoạt động chính là để nhắc, truy thu nợ, sử dụng các khoản thu nợ để duy trì hoạt động, trả lương cho nhân viên.

Với mô hình, cơ cấu tổ chức trên, từ tháng 01/2019 đến ngày 24/5/2022, các bị cáo đã thực hiện việc cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản, trốn thuế, thu lời hơn 732 tỷ đồng.

Li Zhao Qiang nạp tiền vào các tài khoản ngân hàng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ thương mại Ngôi sao Việt để làm vốn cho vay qua các app “Cash VN”, “Vay nhanh Pro”, “Ovay”… và để Vũ điều hành. Vũ giao cho Trần Thị Hằng phụ trách, quản lý, hướng dẫn điều hành 28 nhân viên chuyên mời chào khách vay. Mỗi nhân viên mới đều sẽ được cung cấp 1 máy tính cố định, có cài đặt phần mềm X-Lite để gọi đến khách hàng miễn phí và file hướng dẫn trả lời điện thoại cụ thể cho từng tình huống xảy ra. Công ty yêu cầu họ phải học thuộc các kịch bản này. Nếu khách đồng ý vay thì phải tải app và đăng ký tạo tài khoản, cung cấp các thông tin nhân thân, địa chỉ… Bộ phận thẩm định xác thực lại thông tin và duyệt khoản vay.

Viện Kiểm sát xác định, đường dây này thực hiện cho 120.780 khách hàng vay hơn 1.607 tỷ đồng lãi suất cao để thu lời bất chính hơn 732 tỷ đồng. Trong đó, app “Vay nhanh pro” thu lợi hơn 177 tỷ đồng; app “Cash VN” hơn 547 tỷ đồng; app “Ovy” hơn 7,5 tỷ đồng.

Đến nay, cơ quan tố tụng đã xác định được 67 khách vay tiền trong tổng số khách hàng nói trên. Các bị cáo Vũ Thị Hồng Nhung, Vũ Văn Vấn, Nguyễn Đức Mạnh… đe dọa, cưỡng đoạt tổng số tiền hơn 218 triệu đồng của 31 bị hại.

Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định Li Zhao Qiang là đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Tuy nhiên, do Li Zhao Qiang không có mặt tại Việt Nam nên Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định truy nã và phối hợp với Bộ Công an làm thủ tục truy nã quốc tế, khi bắt được sẽ xử lý sau. Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 10 ngày.

Xét xử 135 bị cáo trong đường dây cho vay lãi nặng và ghép ảnh khỏa thân để đòi nợ

Ngày 22/8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 135 bị cáo trong vụ án: “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Trốn thuế” và “Cưỡng đoạt tài sản” do nhóm người Trung Quốc cầm đầu.

Hành vi phạm tội của nhóm người Trung Quốc thể hiện qua việc, thuê máy chủ tại Hồng Kông, lập hàng loạt app cho người Việt Nam vay tiền với lãi suất hơn 2.190% một năm, sau đó đòi nợ bằng cách ghép ảnh khỏa thân, ảnh quan tài, ảnh truy nã…., qua đó hưởng lợi bất hợp pháp 732 tỷ đồng.

Ngoài 135 bị cáo hầu tòa, Hội đồng xét xử còn triệu tập nhiều bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nhưng rất nhiều người vắng mặt.

Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, tháng 10/2017, Li Zhao Qiang (SN 1988, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam và tạo lập các app: “Cash Vn”, “Vaynhanhpro”…, máy chủ đặt tại Hồng Kông. Các app này cho khách là người Việt Nam vay tiền với lãi suất cao, từ 43.000 đồng đến 60.000 đồng trên một triệu đồng một ngày (tương đương mức lãi suất từ 1.570% đến 2.190% một năm). Đường dây của Li Zhao Qiang hoạt động chủ yếu trên địa bàn TP Hà Nội, tuy nhiên cũng mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước.

Để tổ chức hoạt động cho khách vay tiền, Li Zhao Qiang bàn bạc và thuê Nguyễn Quang Vũ (SN 1987, ở quận Ba Đình, Hà Nội) cùng nhiều đối tượng khác đứng tên thành lập, quản lý, điều hành một số công ty.

Li Zhao Qiang cũng đưa Zhang Min (SN 1986, quốc tịch Trung Quốc), Liu Dan Yang (SN 1992, quốc tịch Trung Quốc) sang Việt Nam, đồng thời tuyển dụng nhân viên làm việc tại các bộ phận mời chào (Telesale), thẩm định, nhắc và truy thu nợ.

Trong trường hợp khách vay chậm trả tiền thì nhóm đối tượng làm việc tại Công ty Metag và Công ty CSKH DCS do Zhang Min quản lý sẽ truy thu nợ bằng hình thức, sử dụng các số điện thoại khác nhau để nhắn tin, gọi điện chửi bới, đe dọa hoặc cắt ghép ảnh của khách vay và người thân trong danh bạ đăng lên các trang mạng xã hội để bôi nhọ nhằm gây sức ép để người vay phải trả tiền.

Toàn bộ hoạt động của đường dây phạm tội này được điều hành bởi hai “Tổng” là Công ty TNHH Công nghệ Newstar Việt Nam và Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Ngôi Sao Việt. Hai công ty “Tổng” trên điều hành mọi hoạt động các công ty chi nhánh, trả lương cho nhân viên, phụ trách việc thẩm định toàn bộ hồ sơ vay của khách hàng.

Trong đó, Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Ngôi Sao Việt trực tiếp giao dịch tiền cho vay qua các công ty trung gian thanh toán điện tử, chủ yếu là Công ty TNHH Công nghệ thông tin YooPay Việt Nam. Công ty này không được cấp phép hoạt động thanh toán trung gian tại Việt Nam, nhưng do Li Zhao Qiang thành lập, đầu tư tiền rồi thuê đối tượng người Trung Quốc phụ trách kỹ thuật lập trình hệ thống thanh toán điện tử, trong đó có hệ thống giải pháp “Chi hộ” và “Thu hộ”- là giải ngân và thu tiền của khách vay.

Tại Việt Nam, Nguyễn Quang Vũ (ở Hà Nội) làm Phó Giám đốc phụ trách, cấp dưới là các trưởng bộ phận phụ trách từng mảng riêng biệt như Phan Đức Diễn (ở Hà Nội) làm ở bộ phận điều hành, Trần Thị Hằng (ở Hà Nội) phụ trách bộ phận thẩm định khách vay…

Các công ty chi nhánh của hai công ty “Tổng”ở Việt Nam gồm: Công ty Phát triển tầm nhìn Metag và Công ty Dịch vụ chăm sóc khách hàng DCS, hoạt động chính là để nhắc, truy thu nợ, sử dụng các khoản thu nợ để duy trì hoạt động, trả lương cho nhân viên.

Với mô hình hoạt động trên, từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2022, các bị cáo đã thực hiện việc cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản, trốn thuế, thu lợi bất hợp pháp tổng số tiền hơn 732 tỷ đồng.

Quá trình điều hành đường dây phạm tội này, Li Zhao Qiang nạp tiền vào các tài khoản ngân hàng của Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Ngôi Sao Việt để làm vốn cho vay qua các app “Cash VN”, “Vay nhanh Pro”… và để Nguyễn Quang Vũ điều hành.

Sau đó, Nguyễn Quang Vũ giao cho cấp dưới là Trần Thị Hằng phụ trách, quản lý, hướng dẫn điều hành 28 nhân viên chuyên mời chào khách vay.

Mỗi nhân viên mới đều sẽ được cung cấp một máy tính cố định, có cài đặt phần mềm X-Lite để gọi đến khách hàng miễn phí và file hướng dẫn trả lời điện thoại cho từng tình huống xảy ra. Nhân viên của Nguyễn Quang Vũ phải học thuộc kịch bản trong file này.

Trường hợp khách đồng ý vay, nhân viên yêu cầu tải app và đăng ký tạo tài khoản, cung cấp các thông tin nhân thân, địa chỉ… Bộ phận thẩm định xác thực lại thông tin và duyệt khoản vay.

Để thu hồi tiền vay, các bị cáo chia nợ theo từng nhóm để áp dụng phương pháp đòi. Với nhóm M1 (quá hạn từ 4 đến 9 ngày), các bị cáo sẽ gọi điện chửi bới, lăng mạ, đe dọa….

Nhóm M2 (quá hạn từ 10 đến 17 ngày), các bị cáo sẽ đăng ảnh của khách hàng vào các tài khoản Facebook của khách hàng hoặc ghép ảnh khách hàng khỏa thân, quan tài, làm tình, truy nã….

Nhóm M3 (quá hạn từ 18 đến 25 ngày), các bị cáo đăng ảnh cắt ghép lên các trang mạng xã hội, khu vực quanh nhà, trực tiếp đến nhà riêng để đe dọa…

Cáo trạng xác định, đường dây phạm tội này đã cho 120.780 khách hàng vay tổng số tiền hơn 1.607 tỷ đồng lãi suất cao, qua đó thu lời bất chính hơn 732 tỷ đồng. Trong đó, app “Vay nhanh pro” thu lợi hơn 177 tỷ đồng; app “Cash VN” thu lợi hơn 547 tỷ đồng, app “Ovy”thu lợi hơn 7,5 tỷ đồng.

Trong vụ án này, Li Zhao Qiang được xác định là đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Nhưng Li Zhao Qiang không có mặt tại Việt Nam nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định truy nã trong nước, đồng thời phối hợp làm thủ tục truy nã quốc tế đối với Li Zhao Qiang, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Theo kế hoạch, phiên tòa diễn ra trong 10 ngày.

Xét xử 135 bị cáo trong đường dây cho vay nặng lãi do đối tượng người Trung Quốc cầm đầu

Sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, Li Zhao Qiang (SN 1988, quốc tịch Trung Quốc) đã dần gây dựng đường dây cho vay nặng lãi, đòi nợ kiểu xã hội đen hoạt động cực kỳ tinh vi, bài bản, được tổ chức một cách chặt chẽ.

Sáng nay (22/8), TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 135 bị cáo vụ án trong đường dây cho vay lãi nặng do nhóm người Trung Quốc cầm đầu. Các bị cáo bị truy tố về các tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”; “Trốn thuế”; “Cưỡng đoạt tài sản”.

Phiên tòa được diễn ra dưới sự điều hành của thẩm phán Nguyễn Thanh Nhã – chủ tọa phiên tòa. VKSND TP Hà Nội phân công 3 Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa. Dự kiến, phiên tòa sẽ được diễn ra trong 10 ngày.

Theo cáo trạng, tháng 10/2017, Li Zhao Qiang (SN 1988, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam, thuê máy chủ đặt tại Hồng Kông và tạo lập các app như “Cash Vn”, “Vaynhanhpro”… cho khách là người Việt Nam vay tiền, lấy lãi suất cao từ 43.000 đồng – 60.000 đồng/1 triệu/1 ngày (tương đương mức lãi suất từ 1.570% – 2.190%/năm) trên địa bàn TP Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trên cả nước.

Để tổ chức hoạt động cho khách vay tiền, Li Zhao Qiang đã bàn bạc và thuê Nguyễn Quang Vũ (SN 1987, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) cùng nhiều đối tượng đứng tên thành lập, quản lý, điều hành một số công ty. Nguyễn Quang Vũ được giao làm Phó Giám đốc phụ trách, bên dưới là các trưởng bộ phận phụ trách từng mảng riêng biệt như: Phan Đức Diễn làm ở bộ phận điều hành, Trần Thị Hằng phụ trách bộ phận thẩm định khách vay…

Cùng với đó, Li Zhao Qiang cũng đưa Zhang Min (SN 1986), Liu Dan Yang (SN 1992) sang Việt Nam, tuyển dụng nhân viên làm việc tại các bộ phận mời chào (Telesale), thẩm định, nhắc và truy thu nợ. Mô hình hoạt động của nhóm này bao gồm “Công ty tổng” là Công ty TNHH Công nghệ Newstar Việt Nam và Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Ngôi sao Việt, để điều hành mọi hoạt động của các công ty chi nhánh, trả lương cho nhân viên, phụ trách việc thẩm định toàn bộ hồ sơ vay của khách hàng.

Theo đó, Công ty Ngôi sao Việt là công ty trực tiếp giao dịch tiền cho vay qua các công ty trung gian thanh toán điện tử, trong đó chủ yếu là Công ty TNHH Công nghệ thông tin YooPay Việt Nam. Đây là công ty không được cấp phép hoạt động thanh toán trung gian tại Việt Nam mà được Li Zhao Qiang thành lập, đầu tư tiền rồi thuê đối tượng người Trung Quốc phụ trách kỹ thuật, lập trình hệ thống thanh toán điện tử, trong đó có hệ thống giải pháp “Chi hộ” và “Thu hộ”, thực hiện các hoạt động cho vay và thu tiền.

Ngoài ra, các công ty chi nhánh gồm: Công ty TNHH Phát triển tầm nhìn Metag, Công ty TNHH Dịch vụ CSKH DCS do Zhang Min được giao quản lý, có nhiệm vụ nhắc nhở, truy thu nợ, sử dụng các khoản thu nợ để duy trì hoạt động, trả lương cho nhân viên.

Quá trình điều tra xác định, để thực hiện hành vi phạm tội, Li Zhao Qiang nạp tiền vào các tài khoản ngân hàng của Công ty Ngôi sao Việt để làm vốn cho vay qua các app “Cash VN”, “Vay nhanh Pro”, “Ovay”… và để Vũ điều hành. Vũ giao cho Trần Thị Hằng phụ trách, quản lý, hướng dẫn điều hành 28 nhân viên chuyên mời chào khách vay. Khi có khách đồng ý vay, các nhân viên này hướng dẫn tải app và đăng ký tạo tài khoản, cung cấp các thông tin nhân thân, địa chỉ… Sau đó, bộ phận thẩm định xác thực lại thông tin và duyệt khoản vay. Nếu khách vay chậm trả tiền thì nhóm đối tượng làm việc tại 2 công ty do Zhang Min điều hành sẽ sử dụng các biện pháp thu nợ bằng cách dùng các số điện thoại khác nhau để nhắn tin, gọi điện chửi bới, đe dọa hoặc cắt ghép ảnh của khách vay và người thân trong danh bạ, đăng lên các trang mạng xã hội để bôi nhọ, gây sức ép.

Viện kiểm sát xác định, từ tháng 1/2019 đến ngày 24/5/2022, đường dây này đã thực hiện cho 120.780 khách hàng vay hơn 1.607 tỉ đồng với lãi suất cao để thu lời bất chính hơn 732 tỉ đồng. Trong số này, app “Vay nhanh pro” thu lợi hơn 177 tỉ đồng; app “Cash VN” hơn 547 tỉ đồng, app “Ovy” hơn 7,5 tỉ đồng.

Đối tượng chủ mưu, cầm đầu vụ án này là Li Zhao Qiang được xác định không có mặt tại Việt Nam, do đó, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra quyết định truy nã và phối hợp với Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an để thực hiện các thủ tục truy nã quốc tế.

Trong phiên tòa sáng nay, sau phần thủ tục, HĐXX đã tiến hành kiểm tra căn cước của các bị cáo. Trong số 135 bị cáo có 28 bị cáo bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam; 107 bị cáo được tại ngoại. Quá trình kiểm tra căn cước, một số bị cáo được tại ngoại có đơn xin xét xử vắng mặt có lý do, 2 bị cáo vắng mặt;

Đến 11h45’, HĐXX đã kết thúc phần kiểm tra căn cước đối với các bị cáo và kiểm tra sự có mặt của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo giấy triệu tập của Tòa nhưng đa phần là vắng mặt; nhiều luật sư cũng vắng mặt.

Đại diện VKSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa nêu quan điểm, vụ án này đã từng bị hoãn xét xử một lần, về việc các bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt, do lời khai của các bị cáo đã có đầy đủ trong hồ sơ vụ án, sự vắng mặt của các bị cáo này không làm ảnh hưởng đến quá trình xét xử nên đề nghị HĐXX tiếp tục xét xử; Về việc 2 bị cáo và một số luật sư vắng mặt tại phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát nêu quan điểm, vụ án này xét xử trong nhiều ngày, quá trình xét xử khi nào cần thiết đề nghị HĐXX triệu tập đến tòa. Do vậy, đại diện Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc.

Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tiếp tục xét xử đối với các bị cáo. Do thời gian làm việc của buổi sáng đã hết, HĐXX tuyên bố kết thúc thời gian làm việc buổi sáng. 14h chiều cùng ngày, HĐXX tiếp tục làm việc.

8月22日上午,河内市人民法院对以中国人为首的高利贷团伙135名被告人进行一审开庭审理。河内市人民检察院以“在民间交易中高利放贷”、“逃税”、“强行扣押财产”等罪名对被告提起公诉。

起诉书称,2017年10月,李兆强(1988年出生,中国国籍)进入越南,建立了一个极其复杂、有组织的、黑帮式的高利贷和追债网络

根据河内市人民检察院起诉书,2017年10月,李兆强(1988年出生,中国国籍)进入越南并创建应用程序:“Cash Vn”、“Vaynhanhpro”……,服务器位于香港。这些应用程序让越南客户以高利率借钱,每天每百万越南盾 43,000 越南盾至 60,000 越南盾(相当于每年 1,570% 至 2,190% 的利率)。李兆强主要在河内市运营,但也扩展到全国许多其他省市。

检察机关认定,该团伙向120,780名客户高利贷超过16,070亿越盾,非法获利7,320亿越盾以上。其中,“Quick Loan Pro”应用程序收入超过1770亿越南盾;应用程序“现金越南盾”超过 5,470 亿越南盾;应用程序“Ovy”超过 75 亿越南盾。

检察机关认定李兆强为该案的主谋和领导者。但由于李兆强不在越南,河内市警方侦查机关发布逮捕决定,并配合公安部开展国际逮捕程序,逮捕后将予以处理。预计审判将在10天内进行。


评论

《“『Vietnam,Việt Nam,越南』 10 LỪA DẢO, lừa đảo trên không gian mạng, trốn truy nã, đường dây đánh bạc, khởi tố, vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng, XÉT XỬ SƠ THẨM, rửa tiền, “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Trốn thuế”, “Cưỡng đoạt tài sản” 2024.8.22-9.12”》 有 1 条评论

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。 必填项已用 * 标注